Thành tựu văn minh của nền văn hóa Trung quốc | Lịch sử văn minh thế giới

Thành TƯU VĂN MINH Trung QUỐC quốc | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

I. Chữ viết:
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết.
- Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này
khắc trên mai rùa và xương thú - chủ yếu là xương quạt của bò, được phát hiện lần đầu
tiên vào năm 1899 tại di chỉ Ân Khư và được gọi là văn tự giáp cốt.
+ Nó rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa.
+ Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài tới trên 100 chữ.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương
pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
+ Chúng ta đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú, có khoảng 4500 chữ trong đó đã đọc
được 1/3(khoảng 1700 chữ).
- Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản.
+ Chữ viết tiêu biểu thời kì này là chữ - loại chữ được khắc trên chuông làm bằng kim văn
đồng xanh, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh)
~ Do việc nhân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy vua Chu thường ra
lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.
~ Nó cũng rất giống chữ Giáp Cốt, nhưng đẹp hơn và ghi chép cũng tiện hơn, không bắt
buộc phải vẽ theo y như hình tượng của sự vật. Có những chữ Kim đơn giản hơn chữ Giáp
Cốt, có những chữ lại nhiều nét hơn, nhưng nói chung là thường gọn hơn.
~ Theo một số tài liệu ghi lại, số lượng chữ Kim có khoảng 3722 chữ trong đó có thể đọc
được khoảng 2420 chữ. Nội dung ghi lại cũng không giống nhau: ca ngợi công lao và
thành tựu của tổ tiên; ghi lại những sự kiện lịch sử trọng đại phản ánh xã hội đương thời.
- Đến thời Tần, Tần Thủy Hoàng giao Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ
chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ
triện. Đây là cơ sở chữ Hán sau này.
+ Loại chữ viết dùng vào đầu thời Tần gọi là Đại Triện. Đại Triện tương tự chung đỉnh văn
nhưng hoàn chỉnh hơn.Về sau Đại Triện lại phát triển thành Tiểu Triện, hoàn thiện hơn
một bước so với chữ Đại Triện, dạng chữ đơn giản hơn. Từ đó Tiểu Triện trở thành một
thể chữ tiêu chuẩn.
+ Kết cấu dạng chữ chỉnh thể, nét bút được viết ra thành từng nét và được sắp xếp khéo
léo.
- Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế (73-49 TCN), lại
xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là . chữ lệ
+ Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ lệ thì biến những nét cầu kỳ thành ngang bằng sổ
thẳng vuông vức ngay ngắn. Chữ Lệ đã phá vỡ đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ,trở
thành một thể chữ vừa đẹp vừa tiện với những nét bút có trật tự cố định.
+ Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó
là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ tức là chữ Hán ngày nay.chân
- Cuối thời kỳ nhà Hán, chữ Lệ được thay thế sang chữ Khải. Chữ Khải bao gồm 2 loại:
chữ Thảo và chữ Hành.
+ Chữ Thảo là một dạng của chữ Khải, viết liền nét và nhanh. Chữ Thảo được hình thành
từ thời Hán và sử dụng đến thời Đường.
+ Chữ hành cũng là một dạng của chữ Khải, viết rất nhanh. Về cơ bản giống với chữ Thảo.
Chữ Hành xuất hiện vào cuối thời Đông Hán.
=> Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho
đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam,Triều
Tiên,Nhật Bản…Toàn thế giới có ít nhất 1.2 tỷ người sử dụng nó. Trong quá trình sử dụng
chữ Hán vẫn còn tồn tại những vấn đề khó đọc, khó viết, khó nhớ. Vì thế người ta đã giản
hoá từ chữ Phồn thể sang Giản thể, giản hoá chữ Hán vẫn là nhiệm vụ trọng yếu của cải
cách chữ Hán. Trước mắt chữ Hán đã đưa vào máy tính một cách thành công biểu thị triển
vọng rộng mở của chữ Hán. Có thể tin rằng chữ Hán sẽ tiếp tục tồn tại, tiếp tục tạo ra
những cống hiến lớn cho văn minh nhân loại.
II. Văn học:
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu
Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho
gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau
những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy
Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của
tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung
Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu
nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh.
1. Thời cổ đại: Trung Quốc có 2 tác phẩm nổi tiếng là Kinh Thi và Sở Từ.
a. Kinh Thi:
- Là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung
Quốc.
- Được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời
Xuân Thu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai viên quan phụ trách về
âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc, tập hợp thành một
tác phẩm gọi là Thi. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao gọi
là Kinh Thi.
- Gồm có 305 bài được chia làm 3 phần:
+ Phong: là dân ca của các nước tên gọi là Quốc phong – có giá trị tư tưởng và nghệ
thuật cao nhất. Nội dung là nhằm mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang
của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân.
Ví dụ: bài “Chặt gỗ đàn”. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những
bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã nhớ nhung hoặc bâng
khuâng mong đợi giữa trai gái, vợ chồng,
+ Nhã : gồm hai phần là Tiểu Nhã – là những bài thơ do tầng lớp quý tộc
nhỏ sáng tác và Đại Nhã – là những bài thơ do tầng lớp quý tộc lớn sáng tác.
+ Tụng : bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng dùng để hát khi
cúng tế ở miếu đường.
- Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có
giá trị về văn học mà còn là tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc
đương thời. Ngoài ra tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo
dục tư tưởng của nó. Về sau Tần Thủy Hoàng chủ trương pháp trị đã ra lệnh đốt Kinh Thi,
Kinh Thi hiện nay còn gọi là Mao Thi ( do họ Mao đứng ra chép lại ).
b. Sở Từ:
- Là những bài dân ca của nước Sở và những sáng tác của Khuất Nguyên - nhà thơ, nhà
yêu nước sống ở nước Sở vào khoảng thế kỷ IV - III TCN.
- Đây là tập thơ khá dài gồm 5 chương:
+ Cửu ca: những bài ca tế thần và những anh hùng lịch sử đã bỏ mình vì nước.
+ Chiêu hồn: những bài thơ Khuất Nguyên miêu tả thế giới địa ngục.
+ Thiên vấn: viết dưới dạng hỏi đáp về thiên văn, địa lí, lịch sử, thánh nhân, đạo đức.
+ Cửu chương: chín bài thơ phản ánh tâm tình bi phẫn của Khuất Nguyên trên đường đi
đày.
+ Ly tao: chương hay nhất, thể hiện tình cảm sâu kín, tình yêu quê hương đất nước của
Khuất Nguyên.
2. Thời trung đại: Trung Quốc có kho tàng văn học rất phong phú với nhiều thể loại: thơ,
phú, từ, kịch, tiểu thuyết.
a. Thơ Đường:
- Thời kì huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907) gồm
trên 2.000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
- Thời Đường chia làm 4 thời kỳ: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-
766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904).
- Gồm 3 thể thơ:
+ Từ: là một loại thơ đặc biệt kết hợp chặt chẽ với âm nhạc.
+ Cổ phong: là thể thơ tương đôi tự do, không bị giới hạn về số chữ trong
câu, số câu trong bài, về cách gieo vần, về niêm, luật, đối.
+ Đường luật: gồm 3 dạng chính là bát cú, tuyệt cú và bài luật.
- Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch(Tiên thơ),
Đỗ Phủ(Thánh thơ) thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị(Thi tiên) thuộc thời Trung
Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.
=> Thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời,
đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau.
Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam.
b. Tiểu thuyết Minh – Thanh:
- Tiểu thuyết là hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh – Thanh, dựa vào
những câu chuyện về sự tích lịch sử, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương, hồi.
- Những tác phẩm nổi tiếng:
+Truyện “Thủy Hử” của Thi Nại Am: kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân
Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Qua tác phẩm, tác giả không những
thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà còn hết sức ca ngợi
tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông dân.
+ “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung. Tiểu thuyết bắt nguồn từ câu
chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu
truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị
phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
+ “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết viết về chuyện nhà sư Huyền Trang
và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở
dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích.
+ “Nho Lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử. Là một tiểu thuyết trào phúng viết về
chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương
thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.
+ “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần. Tiểu thuyết viết về câu chuyện hưng suy
của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đội thiếu niên,
nhưng qua đó, tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn
suy tàn.
=> Tất cả các tiểu thuyết Minh-Thanh đều được cải biên thành những bộ phim kinh điển
được các thế hệ Việt Nam yêu thích và đón nhận.
III. Sử học:
Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất
sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú.
- Theo truyền thuyết: từ thời Hoàng Đế, Trung Quốc đã có những sử quan tên là Đại Náo,
Thương Hiệt. Nhưng đó là điều không đáng tin. Đến đời Thương, trong các minh văn bằng
chữ giáp cốt có chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá. Có thể coi đó là mầm mống của
sử học.
- Thời Tây Chu: trong cung đình thường xuyên có những viên quan chuyên phụ trách việc
chép sử. Đến đầu thời Đông Chu, những nước chư hầu có nền văn hóa phát triển tương đối
cao như Tấn, Sở, Lỗ... cũng đặt chức quan chép sử. Trong số các sách lịch sử của các
nước, tốt nhất là quyển sử biên niên của nước Lỗ. Trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ,
Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu, đó là quyển sử do tư nhân biên soạn sớm
nhất ở Trung Quốc.
+ Tác phẩm này ghi chép các sự kiện lịch sử từ năm 722 đến năm 481 TCN. Sách Xuân
Thu viết rất cô đọng ngắn gọn, toàn bộ sách chỉ có 18.000 chữ nhưng đã ghi chép các sự
kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư hầu. Hơn nữa, xuất phát từ
quan điểm chính trị của mình, Khổng Tử đã sửa chữa một số sự thật lịch sử, ví dụ vua
nước Sở tự xưng là “vương”, Khổng Tử đã hạ xuống gọi là “tử”. Chính vì vậy, sách Xuân
Thu tuy là tác phẩm sử học nhưng đến thời Hán được coi là một tác phẩm trong Ngũ kinh
của nhà Nho.
+ Ngoài sách Xuân Thu, các tác phẩm khác như Thượng Thư (kinh Thi), Chu Lễ... cũng là
những tài liệu lịch sử rất quý báu để nghiên cứu tình hình chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi
lúc bấy giờ. Đến thời Chiến Quốc, các sách như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Lã
thị Xuân Thu đều là những tác phẩm sử học rất có giá trị.
- Đến thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập mà người
đặt nền móng đầu tiên là Tư Mã Thiên. Với tác phẩm Sử ký, bộ thông sử đầu tiên của
Trung Quốc, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử gần 3.000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời
Hán Vũ Đế. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 12 bản kỷ, 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt
truyện. Bản Kỷ là sự tích các vua; Biểu là bảng tổng kết về niên đại; Thư là lịch sử các chế
độ, các ngành riêng biệt như lễ, nhạc, kinh tế; Thế gia là lịch sử các chư hầu và những
người có danh vọng; Liệt truyện chủ yếu truyện các nhân vật lịch sử khác. Qua 5 phần đó,
Tư Mã Thiên đã ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa,
ngoại giao... của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đó. Do vậy, Sử ký là một tác phẩm
lớn rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng.
- Bắt đầu từ đời Đường cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là “Sử quán” được
thành lập. Từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Đến thời
Minh,Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, về sau thêm vào Tân Nguyên Sử và Thanh
sử cảo thành 26 bộ sử. Ngoài 26 bộ sử nói trên còn có rất nhiều tác phẩm sử học viết theo
các thể loại khác như Sử thông của Lưu Tri Cơ, Thông điển của Đỗ Hữu đời Đường, Tư trị
thông giám của Tư Mã Quang đời Tống…
- Bên cạnh những bộ sử ấy, thành tựu lớn nhất trong công tác biên soạn thời Minh – Thanh
là đã hoàn thành được mấy bộ sách hết sức đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cố kim đồ thư
tập thành và Tứ khố toàn thư.
+ Vĩnh lạc đại điển: do vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức biên soạn bao
gồm các nội dung: chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, v.v... Đó là một công
trình tập thể của hơn 2.000 người làm việc trong 5 năm. Bộ sách gồm 11.095 tập, là bộ
Bách khoa toàn thư rất lớn của Trung Quốc.
+ Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Khang Hy đời Thanh bao gồm các nội dung
chính trị, kinh tế, đạo đức, văn học, khoa học... được chia thành 10.000 chương. Đây là bộ
Bách khoa toàn thư lớn thứ 2 sau Vĩnh lạc đại điển.
+ Tứ Khố toàn thư biên soạn dưới thời Càn Long đời Thanh gồm có 4 phần: Kinh (sách
kinh điển của Nho gia), Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến Quốc), Tập (văn, thơ,
từ, khúc) chia thành 36.000 tập.
-> Những bộ sách trên là những di sản văn hóa vô cùng quý báu của Trung Quốc có giá trị
lịch sử rất lớn. Tuy nhiên trong khi tổ chức biên soạn Tứ khố toàn thư, vua Thanh đã ra
lệnh bỏ đi nhiều tác phẩm bị coi là không có lợi cho nhà Thanh, đồng thời những tác phẩm
được chọn vào cũng bị cắt xén và sửa chữa. Việc đó làm cho giá trị của bộ sách này bị hạn
chế một phần.
IV. Khoa học tự nhiên:
1. Toán học:
- Bắt đầu từ thời nhà Thương 1600 TCN 1046 TCN ( ), toán học Trung Quốc sớm nhất
còn tồn tại bao gồm các số được khắc trên mai rùa. Các số này sử dụng hệ cơ số 10, vì vậy
số 123 được viết (từ trên xuống dưới) bằng một ký hiệu cho số 1 rồi đến một ký hiệu hàng
trăm, sau đó là ký hiệu cho số 2 rồi đến ký hiệu hàng chục, sau đó là số 3. Đây là hệ cơ số
tiến bộ nhất trên thế giới vào thời điểm đó.
- Ở Trung Quốc 212 TCN Tần Thủy Hoàng, vào , vua đã ra lệnh đốt tất cả sách trong nước.
- Từ triều Tây Chu (từ 1046), công trình toán học cổ nhất còn tồn tại sau cuộc đốt sách là
Kinh Dịch, trong đó sử dụng 64 quẻ 6 hào cho mục đích triết học hay tâm linh. Các hào là
các bộ hình vẽ gồm các đường gạch đậm liền hoặc đứt nét, đại diện cho dương và âm.
- Đến thời Tây Hán, Trung Quốc xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đề là Chủ bễ toán
kinh.Nội dung của sách này nói về phép lịch, thiên văn, hình học,(tam giác,tứ giác,ngũ
giác), số học(phân số, số thường)...đặc biệt đây là các tác phẩm toán học của Trung Quốc
sớm nhất nói về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago.
- Thời Đông Hán lại xuất hiện một tác phẩm quan trọng hơn gọi là Cửu chương toán
thuật.Tác phẩm này chia thành 9 chương, trong đó chứa đựng các nội dung như 4 phép
tính, phương pháp khai căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc 1, số âm, số dương, cách tính
diện tích các hình, thể tích các hình khối,diện tích xung quanh và thể tích hình cầu,quan hệ
giữa 3 cạnh của tam giác vuông.
- Đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi
tiếng nhất.Lưu Huy đã chú giải sách ,ông còn tìm được số pi bằng Cửu chương toán thuật
tỉ số 3,1415962 và 3,1415967.
- Thời Đường, Trung Quốc cũng có nhiều nhà toán học có tên tuổi như nhà sư Nhất Hạnh
đã nêu ra công thức phương trình bậc 2,Vương Hiếu Thông soạn sách , Tập cổ toán kinh
dùng phương trình bậc 3 để giải quyết nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống, Nguyên,Minh,Thanh lại càng có nhiều nhà toán học, trong số đó Giả Hiến
Thẩm Quát đời Tống có thể coi là những người tiêu biểu.Giả Hiến đã tìm được phương
pháp giải các phương trình bậc cao, Thẩm Quát đã nêu ra những ý kiến về cấp số cách tính
độ dài của cũng và dây cung khi đã biết đường kính của vòng tròn và chiều cao của dây
cung.Đặc biệt thời kỳ Tống,Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra cái bàn tính rất
thuận lợi cho việc tính toán.
- Ngoài ra, các công trình toán học của nhà thiên văn học, nhà phát minh Trương Hành
(Zhang Heng, ) đã có công thức cho số , khác so với tính toán của Lưu Huy. 78 139- pi
Trương Hành sử dụng công thức của ông cho số pi để tính V theo thể tích hình cầu đường
kính D. Người Trung Quốc cũng sử dụng biểu đồ tổ hợp phức còn gọi là 'hình vuông thần
kỳ 1238 1398', được mô tả trong các thời kì cổ đại và được hoàn chỉnh bởi (Dương Huy - ).
Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi) (thế kỷ 5) vào thời Nam Bắc Triều đã tính được giá trị của số
π chính xác tới bảy chữ số thập phân, trở thành kết quả chính xác nhất của số π trong gần
1000 năm.
Thậm chí sau khi toán học châu Âu bắt đầu nở rộ trong , toán học châu thời kì Phục hưng
Âu và Trung Quốc khác nhau về truyền thống, với sự sụt giảm của toán học Trung Quốc,
cho tới khi các nhà truyền đạo mang các ý tưởng toán học tới và đi giữa Thiên Chúa giáo
hai nền văn hóa từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18.
2. Thiên văn học và phép làm lịch:
a. Thiên văn học:
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã biết quan sát
thiên văn. Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực
và nguyệt thực. Đó là những tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này. Trong sách Xuân thu
cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng minh được 33 lần
hoàn toàn chính xác. Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN "sao Bột nhập vào Bắc đẩu".
Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới. Chu kì của sao chổi
này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi Halây đã đi qua Trung Quốc 31 lần.
- Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư thì chép ngày Ất Mùi, tháng 3 năm 28 TCN, "Mặt
Trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt hiện ra giữa Mặt Trời". Đó cũng là tài
liệu sớm nhất ghi chép về điểm đen trong Mặt Trời.
- Nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc là Trương Hành (78-139). Œng đã biết
ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, lần đầu tiên giải thích đúng đắn rằng nguyệt
thực là do Mặt Trăng nấp sau bóng của Trái Đất. Tác phẩm thiên văn học của ông nhan đề
là "Linh hiến", trong đó ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn học lúc bấy giờ. Œng
còn chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi là "địa động nghi" có thể đo một cách chính
xác phương hướng của động đất.
b. Lịch pháp:
Trung Quốc sớm có lịch nhờ những hiểu biết thiên văn từ rất sớm.
- Theo truyền thuyết, thời Hoàng Đế đã có lịch chia một năm thành 12 tháng.
- Đời Thương, người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt Trăng xung
quanh Trái Đất với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để đặt ra lịch. Lịch này
chia 1 năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, lúc đầu cứ 3 năm
thêm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm thêm 2 tháng nhuận, sau đến giữa thời Xuân Thu thì cứ 19
năm thêm 7 tháng nhuận. Lịch đời Thương lấy tháng 12 âm lịch làm tháng đầu năm, lịch
đời Chu lấy tháng 11 âm lịch làm tháng đầu năm.
- Đến thời Hán Vũ Đế, lịch Trung Quốc được cải cách gọi là lịch Thái sơ, lấy tháng giêng
âm lịch làm tháng đầu năm, về cơ bản loại lịch này được dùng cho đến ngày nay.
- Từ thời Xuân Thu người Trung Quốc đã biết chia 1 năm làm 4 mùa, 8 tiết là lập xuân,
xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí. Trên cơ sở ấy, lịch Thái sơ
chia 1 năm thành 24 tiết, trong đó có 12 trung khí và 12 tiết khí. Thường thì mỗi tháng có
1 trung khí, tháng nào không có trung khí thì thành tháng nhuận.
- Người Trung Quốc xưa chia 1 đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa chi để đặt tên giờ, mỗi
giờ chia thành 8 khắc.
Người Trung Quốc dùng cái cọc gọi là “khuê” để đo bóng mặt trời, để xác định ngày hạ
chí, đông chí. Để đo thời gian, người Trung Quốc dùng “nhật quỹ”: là một cái đĩa tròn trên
mặt có khắc 12 giờ và 96 khắc, đặt nghiêng song song với bề mặt của đường xích đạo, ở
giữa có một cái kim cắm theo hướng bắc nam, khi mặt trời di chuyển thì bóng của kim
cũng di chuyển trên mặt đĩa có khắc giờ.
- Đến đời Chu, Trung Quốc đã phát minh ra “lậu hồ” (bình có lỗ rò) để đo thời gian.
- Đến đầu thế kỷ XVII, đồng hồ của phương Tây truyền vào Trung Quốc, từ đó loại đồng
hồ nước mới không dùng nữa.
- Năm 1276, một nhà nghiên cứu thiên văn học là Quách Thủ Kính đã chế tạo được một
chiếc đồng hồ cơ giới báo giờ bằng tiếng chuông, đặt ở điện Đại Minh trong Hoàng thành.
Đồng hồ báo chuông của Quách Thủ Kính ra đời sớm hơn đồng hồ báo chuông của châu
Âu gần 400 năm.
=> Những dụng cụ đo thời gian nói trên chủ yếu được dùng ở nơi cung phủ, còn phần lớn
dân chúng Trung Quốc xưa tính giờ theo lối cổ truyền như căn cứ vào bóng nắng, độ di
chuyển lên cao xuống thấp của Mặt Trời, Mặt Trăng, tiếng gà gáy…
c. Y dược học:
Y dược có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay
không những ở Trung Quốc mà cả thế giới. Một số tác phẩm y học cổ: Hoàng đế nội kinh
(thời Chiến Quốc), Thương hàn tạp bệnh luận (thời Đông Hán).
- Từ thời Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là
Hoàng đế nội kinh, trong đó đã nêu ra những vấn đề sinh lí, bệnh lí và nguyên tắc chữa
như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống phát sinh” của bệnh.
- Đến cuối thời Đông Hán, kết hợp những thành tựu y học đời trước với những kinh
nghiệm của mình, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận” gồm 2
phần: “Thương hàn luận” và “Kim quỹ ngọc hành kinh”, cả phần này nội dung tương tự
như nhau, chủ yếu nói về cách chữa bệnh thương hàn. Đến thời Bắc Tống, qua hiệu đính,
sách này tách thành hai tác phẩm.
- Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước, sống vào thời Chiến
quốc. Œng vốn tên là Trần Việt Nhân, biết chữa nhiều loại bệnh, đi nhiều nơi để hành nghề
y.
- Từ đời Hán về sau ở Trung Quốc càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất
là Hoa Đà(?-208), ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và
châm cứu song có sở trường nhất là khoa ngoại. Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp
dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ xong khâu lại, dùng cao dán lên
chỗ mổ, bốn năm ngày sau là khỏi, trong vòng một tháng thì bình thường trở lại. Hoa Đà
chủ trương muốn không có bệnh tật thì phải luyện tập thân thể để huyết mạch được lưu
thông, giống như cánh cửa sở dĩ không mục là vì luôn chuyển động. Chính ông đã soạn ra
một bài thể dục gọi là “ngũ cầm hí”, trong đó bắt chước các động tác của 5 loài động vật là
hổ, hươu, gấu, vượn và chim.
- Nhà y dược học nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân ( 1518-1593). Œng xuất thân từ một
gia đình nhiều đời làm thầy thuốc. Ngoài việc chữa bệnh, ông bỏ rất nhiều công sức để
nghiên cứu các cây thuốc, do đó đã soạn được một bộ sách nhan đề là “ bản thảo cương
mục”. Trong tác phẩm này, ông đã ghi chép 1892 loại cây thuốc, đã phân loại, đặt tên, giới
thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì vậy, sách này không chỉ là một
tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.
- Châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc. Châm cứu hình thành một bộ
phận Trung y “cao cấp” cho giới thượng lưu. Châm cứu rất phổ biến trong triều đình thời
Đường và là môn học chính thức trong Thái Y viện thời Tống. Dược phẩm và thức ăn trị
liệu: mọi thứ từ thực phẩm và cây cỏ thông thường cho đến côn trùng và các chất bài tiết
của người hay súc vật đã được phối hợp và điều chế thành vô số các dược phương dưới
các hình thức cao-đơn-hoàn-tán để trị bệnh cho con người. (Một số chất ở dạng tươi hoặc
khô, giã hay băm. Một số chất ở dạng tễ và bào chế với rượu hay giấm, một số khác được
sắc trong siêu. Thực phẩm cũng được phân loại thành ngũ vị: cay, đắng, chua, mặn, ngọt.
Chúng có chức năng trị liệu, ví dụ như ăn đắng có nhiều tính âm nên đối trị với bệnh nhiệt,
giúp hạ sốt, thanh nhiệt,... Thức ăn cay có nhiều tính dương giúp kích thích khí huyết, gia
tăng thân nhiệt,... )Nói chung, y dược đòi hỏi sự quân bình và tiết độ.
V. Bốn phát minh lớn về Kỹ thuật:
Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kỹ thuật in,
thuốc súng và kim chỉ nam.
1. Kỹ thuật làm giấy:
- Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế
kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn
xấu, mặt không phẳng , khó viết nên chỉ dùng để gói.
- Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, rẻ
rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất
lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó
=> nhân dân gọi giấy của ông là “giấy Thái hầu”
Từ đó kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ Bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách khỏi
chất keo, phân tán thành xơ.
+ Bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ
+ Bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho hồ kết
thành những tấm mỏng ươn ướt nước
+ Bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.
- Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được truyền đi hầu
khắp các nước trên thế giới. Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu
dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrus ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu…đều
bị giấy thay thế. Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ
viết của nhân loại.
2. Kỹ thuật in:
– Từ giữa thế kỷ VII kỹ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có
một người dân tên Tất Thắng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế
được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định:
chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được,
đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
– Từ khi ra đời kỹ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trên thế giới.
Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở
cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
3. Thuốc súng:
- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia. Khi luyện đan
(tạo ra thuốc trường sinh bất lão), nguyên liệu được sử dụng là lưu huỳnh, diêm tiêu và
than gỗ, nhưng quá trình luyện thường hay gây ra những vụ nổ, cháy nhà, bỏng tay, bỏng
mặt…nên các thầy thuốc thường dùng hoả dược để “trị ghẻ lở, sát trùng, chống phong
thấp, ôn dịch”, các nhà luyện đan đã ghi lại kinh nghiệm đó để người pha chế chú ý đề
phòng.
- Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng được dùng làm vũ khí chiến tranh, nhưng lúc đầu chủ yếu
người ta chỉ lợi dụng tính năng dễ bén lửa của thuốc súng để tăng hiệu lực hỏa công trong
chiến tranh để đốt doanh trại của địch như hoả tiễn, hoả pháo (hoả tiễn là đầu mũi tên có
buộc một bọc hoả dược, châm ngòi, dùng cung nỏ bắn, còn hỏa pháo là lấy hoả dược gói
thành bao, châm ngòi, lấy máy ném đá bắn).
- Việc chế tạo thuốc súng phát triển mạnh vào thời Tống. Trong chiến tranh Tống – Kim
thời Nam Tống, quân Tống có dùng loại “chấn thiên lôi”, khi hoả dược nổ, tiếng to như
sấm, sức nóng tỏa ra hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn, không còn dấu vết, giáp sắt
cũng thủng, tính năng bộc phá của hoả dược đã tương đối lớn.
- Năm 1132: phát minh ra hỏa thương làm bằng ống tre to, hai người vác, lúc dùng, nạp
hoả dược vào, lâm chiến thì đốt ngòi, ngọn lửa phun ra thiêu cháy địch.
- Đầu thế kỷ XIV, đời Nguyên đã có “đồng hỏa súng” (súng bằng đồng): bắn đạn đá, nạp
hoả dược vào thân súng, cuối súng có ngòi, châm ngòi thì bắn đạn đá ra.
- Đến thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu thông qua người Ả Rập(người
Mông Cổ trong quá trình tấn công Trung Quốc đã học tập được cách làm thuốc súng của
người Trung Quốc, sau đó họ chinh phục Tây Á, truyền kỹ thuật làm thuốc súng cho người
Ả rập, người Ả Rập Lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua Tây Ban Nha).
4. Kim chỉ nam (la bàn):
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm, phát minh ra một
dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”: làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài thành hình cái thìa
để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Nhược điểm:
sắt có từ thiên nhiên khó mài, gia công phức tạp, dễ mất từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn,
chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên không được dùng phổ
biến. Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ tiên của kim chỉ nam.
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ
dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng kim đó để làm “la
bàn”. Lúc đầu la bàn còn thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên
bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng đất, đến cuối thời Bắc
Tống thì được sử dụng trong việc đi biển. Trước kia, người đi biển nhìn vào mặt trời, mặt
trăng và các vì sao mà định phương hướng. Gặp ngày mưa gió âm u, không thấy mặt trời,
mặt trăng và các vì sao thì thường hay bị lạc đường, va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi
cát nổi. Lúc đầu, kim chỉ nam được dùng để bổ trợ cùng với việc xem thiên văn cho người
đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt trời, lúc âm u xem kim chỉ nam”. Từ Nam Tống trở
về sau, kim chỉ nam trở thành nghi khí chỉ hướng chủ yếu của ngành hàng hải, việc xem
thiên văn trở thành bổ trợ.
=>Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải.
Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở một kỷ
nguyên mới cho hàng hải nhân loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành hàng hải Trung
Quốc phát triển rất cao, đầu đời Minh, Trịnh Hòa đi thuyền xuống Tây Dương đều gắn liền
với việc ứng dụng kim chỉ nam.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang châu Âu, người châu Âu cải
tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ XVI, la bàn
khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước.
=> Ý nghĩa:
Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ
của một nền văn minh cho toàn nhân loại.
Đối với thế giới sự ra đời của kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã
nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh
phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển
VI. Tư tưởng và tôn giáo:
1. Âm dương - bát quái - ngũ hành:
- Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ thời
cổ đại nhằm giải thích vạn vật. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng trong vũ trụ có 2 yếu tố
cơ bản là Âm và Dương. Dương có các tính chất như: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt
động, rắn rỏi... Âm thì có các tính chất: giống tối, bóng tối, lạnh, thụ động, mềm mỏng....
Am và Dương tác động với nhau tạo nên mọi sự vật trong vũ trụ. Mọi tại dị trong thiên
nhiên sở dĩ xảy ra là do sự không điều hòa của hai lực lượng ấy. Âm dương được gọi là
lưỡng nghi.
- Bát quái là 8 quẻ: CÀN, KHŒN, CHẤN, TỐN, KHẢM, LY, CẤN, ĐOÀI. Các quẻ
trong bát quái được dùng những vạch liền (dương ) và các vạch đứt (âm) sắp xếp với nhau
thành từng bộ ba để biểu thị. Bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành thế giới:
+ Càn: Trời
+ Khôn: Đất
+ Chấn: Sấm
+ Tốn: Gió
+ Khảm: Nước
+ Ly: Lửa
+ Cấn: Núi
| 1/18

Preview text:

I. Chữ viết:
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết.
- Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này
khắc trên mai rùa và xương thú - chủ yếu là xương quạt của bò, được phát hiện lần đầu
tiên vào năm 1899 tại di chỉ Ân Khư và được gọi là văn tự giáp cốt.
+ Nó rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa.
+ Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài tới trên 100 chữ.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương
pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
+ Chúng ta đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú, có khoảng 4500 chữ trong đó đã đọc
được 1/3(khoảng 1700 chữ).
- Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản.
+ Chữ viết tiêu biểu thời kì này là chữ kim văn - loại chữ được khắc trên chuông làm bằng
đồng xanh, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh)
~ Do việc nhân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy vua Chu thường ra
lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.
~ Nó cũng rất giống chữ Giáp Cốt, nhưng đẹp hơn và ghi chép cũng tiện hơn, không bắt
buộc phải vẽ theo y như hình tượng của sự vật. Có những chữ Kim đơn giản hơn chữ Giáp
Cốt, có những chữ lại nhiều nét hơn, nhưng nói chung là thường gọn hơn.
~ Theo một số tài liệu ghi lại, số lượng chữ Kim có khoảng 3722 chữ trong đó có thể đọc
được khoảng 2420 chữ. Nội dung ghi lại cũng không giống nhau: ca ngợi công lao và
thành tựu của tổ tiên; ghi lại những sự kiện lịch sử trọng đại phản ánh xã hội đương thời.
- Đến thời Tần, Tần Thủy Hoàng giao Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ
chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ
triện
. Đây là cơ sở chữ Hán sau này.
+ Loại chữ viết dùng vào đầu thời Tần gọi là Đại Triện. Đại Triện tương tự chung đỉnh văn
nhưng hoàn chỉnh hơn.Về sau Đại Triện lại phát triển thành Tiểu Triện, hoàn thiện hơn
một bước so với chữ Đại Triện, dạng chữ đơn giản hơn. Từ đó Tiểu Triện trở thành một thể chữ tiêu chuẩn.
+ Kết cấu dạng chữ chỉnh thể, nét bút được viết ra thành từng nét và được sắp xếp khéo léo.
- Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế (73-49 TCN), lại
xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là . chữ lệ +
Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ lệ thì biến những nét cầu kỳ thành ngang bằng sổ
thẳng vuông vức ngay ngắn. Chữ Lệ đã phá vỡ đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ,trở
thành một thể chữ vừa đẹp vừa tiện với những nét bút có trật tự cố định. +
Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó
là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay.
- Cuối thời kỳ nhà Hán, chữ Lệ được thay thế sang chữ Khải. Chữ Khải bao gồm 2 loại: chữ Thảo và chữ Hành.
+ Chữ Thảo là một dạng của chữ Khải, viết liền nét và nhanh. Chữ Thảo được hình thành
từ thời Hán và sử dụng đến thời Đường.
+ Chữ hành cũng là một dạng của chữ Khải, viết rất nhanh. Về cơ bản giống với chữ Thảo.
Chữ Hành xuất hiện vào cuối thời Đông Hán.
=> Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho
đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam,Triều
Tiên,Nhật Bản…Toàn thế giới có ít nhất 1.2 tỷ người sử dụng nó. Trong quá trình sử dụng
chữ Hán vẫn còn tồn tại những vấn đề khó đọc, khó viết, khó nhớ. Vì thế người ta đã giản
hoá từ chữ Phồn thể sang Giản thể, giản hoá chữ Hán vẫn là nhiệm vụ trọng yếu của cải
cách chữ Hán. Trước mắt chữ Hán đã đưa vào máy tính một cách thành công biểu thị triển
vọng rộng mở của chữ Hán. Có thể tin rằng chữ Hán sẽ tiếp tục tồn tại, tiếp tục tạo ra
những cống hiến lớn cho văn minh nhân loại. II. Văn học:
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu
Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho
gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau
những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy
Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của
tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung
Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu
nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh. 1.
Thời cổ đại: Trung Quốc có 2 tác phẩm nổi tiếng là Kinh Thi và Sở Từ. a. Kinh Thi:
- Là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc.
- Được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai viên quan phụ trách về
âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc, tập hợp thành một
tác phẩm gọi là Thi. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao gọi là Kinh Thi.
- Gồm có 305 bài được chia làm 3 phần: +
Phong: là dân ca của các nước tên gọi là Quốc phong – có giá trị tư tưởng và nghệ
thuật cao nhất. Nội dung là nhằm mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang
của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân.
Ví dụ: bài “Chặt gỗ đàn”. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những
bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã nhớ nhung hoặc bâng
khuâng mong đợi giữa trai gái, vợ chồng, +
Nhã : gồm hai phần là Tiểu Nhã – là những bài thơ do tầng lớp quý tộc
nhỏ sáng tác và Đại Nhã – là những bài thơ do tầng lớp quý tộc lớn sáng tác. +
Tụng : bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng dùng để hát khi
cúng tế ở miếu đường.
- Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có
giá trị về văn học mà còn là tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc
đương thời. Ngoài ra tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo
dục tư tưởng của nó. Về sau Tần Thủy Hoàng chủ trương pháp trị đã ra lệnh đốt Kinh Thi,
Kinh Thi hiện nay còn gọi là Mao Thi ( do họ Mao đứng ra chép lại ). b. Sở Từ: -
Là những bài dân ca của nước Sở và những sáng tác của Khuất Nguyên - nhà thơ, nhà
yêu nước sống ở nước Sở vào khoảng thế kỷ IV - III TCN. -
Đây là tập thơ khá dài gồm 5 chương: +
Cửu ca: những bài ca tế thần và những anh hùng lịch sử đã bỏ mình vì nước. +
Chiêu hồn: những bài thơ Khuất Nguyên miêu tả thế giới địa ngục. +
Thiên vấn: viết dưới dạng hỏi đáp về thiên văn, địa lí, lịch sử, thánh nhân, đạo đức. +
Cửu chương: chín bài thơ phản ánh tâm tình bi phẫn của Khuất Nguyên trên đường đi đày. +
Ly tao: chương hay nhất, thể hiện tình cảm sâu kín, tình yêu quê hương đất nước của Khuất Nguyên.
2. Thời trung đại: Trung Quốc có kho tàng văn học rất phong phú với nhiều thể loại: thơ,
phú, từ, kịch, tiểu thuyết. a. Thơ Đường:
- Thời kì huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907) gồm
trên 2.000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
- Thời Đường chia làm 4 thời kỳ: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-
766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904). - Gồm 3 thể thơ:
+ Từ: là một loại thơ đặc biệt kết hợp chặt chẽ với âm nhạc.
+ Cổ phong: là thể thơ tương đôi tự do, không bị giới hạn về số chữ trong
câu, số câu trong bài, về cách gieo vần, về niêm, luật, đối.
+ Đường luật: gồm 3 dạng chính là bát cú, tuyệt cú và bài luật.
- Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch(Tiên thơ),
Đỗ Phủ(Thánh thơ) thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị(Thi tiên) thuộc thời Trung
Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.
=> Thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời,
đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau.
Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam. b.
Tiểu thuyết Minh – Thanh:
- Tiểu thuyết là hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh – Thanh, dựa vào
những câu chuyện về sự tích lịch sử, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương, hồi.
- Những tác phẩm nổi tiếng:
+Truyện “Thủy Hử” của Thi Nại Am: kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân
Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Qua tác phẩm, tác giả không những
thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà còn hết sức ca ngợi
tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông dân.
+ “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung. Tiểu thuyết bắt nguồn từ câu
chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu
truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị
phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
+ “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết viết về chuyện nhà sư Huyền Trang
và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở
dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích.
+ “Nho Lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử. Là một tiểu thuyết trào phúng viết về
chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương
thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.
+ “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần. Tiểu thuyết viết về câu chuyện hưng suy
của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đội thiếu niên,
nhưng qua đó, tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn.
=> Tất cả các tiểu thuyết Minh-Thanh đều được cải biên thành những bộ phim kinh điển
được các thế hệ Việt Nam yêu thích và đón nhận. III. Sử học:
Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất
sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú.
- Theo truyền thuyết: từ thời Hoàng Đế, Trung Quốc đã có những sử quan tên là Đại Náo,
Thương Hiệt. Nhưng đó là điều không đáng tin. Đến đời Thương, trong các minh văn bằng
chữ giáp cốt có chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá. Có thể coi đó là mầm mống của sử học.
- Thời Tây Chu: trong cung đình thường xuyên có những viên quan chuyên phụ trách việc
chép sử. Đến đầu thời Đông Chu, những nước chư hầu có nền văn hóa phát triển tương đối
cao như Tấn, Sở, Lỗ... cũng đặt chức quan chép sử. Trong số các sách lịch sử của các
nước, tốt nhất là quyển sử biên niên của nước Lỗ. Trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ,
Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu, đó là quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc.
+ Tác phẩm này ghi chép các sự kiện lịch sử từ năm 722 đến năm 481 TCN. Sách Xuân
Thu viết rất cô đọng ngắn gọn, toàn bộ sách chỉ có 18.000 chữ nhưng đã ghi chép các sự
kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư hầu. Hơn nữa, xuất phát từ
quan điểm chính trị của mình, Khổng Tử đã sửa chữa một số sự thật lịch sử, ví dụ vua
nước Sở tự xưng là “vương”, Khổng Tử đã hạ xuống gọi là “tử”. Chính vì vậy, sách Xuân
Thu tuy là tác phẩm sử học nhưng đến thời Hán được coi là một tác phẩm trong Ngũ kinh của nhà Nho.
+ Ngoài sách Xuân Thu, các tác phẩm khác như Thượng Thư (kinh Thi), Chu Lễ... cũng là
những tài liệu lịch sử rất quý báu để nghiên cứu tình hình chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi
lúc bấy giờ. Đến thời Chiến Quốc, các sách như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Lã
thị Xuân Thu đều là những tác phẩm sử học rất có giá trị.
- Đến thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập mà người
đặt nền móng đầu tiên là Tư Mã Thiên. Với tác phẩm Sử ký, bộ thông sử đầu tiên của
Trung Quốc, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử gần 3.000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời
Hán Vũ Đế. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 12 bản kỷ, 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt
truyện. Bản Kỷ là sự tích các vua; Biểu là bảng tổng kết về niên đại; Thư là lịch sử các chế
độ, các ngành riêng biệt như lễ, nhạc, kinh tế; Thế gia là lịch sử các chư hầu và những
người có danh vọng; Liệt truyện chủ yếu truyện các nhân vật lịch sử khác. Qua 5 phần đó,
Tư Mã Thiên đã ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa,
ngoại giao... của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đó. Do vậy, Sử ký là một tác phẩm
lớn rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng.
- Bắt đầu từ đời Đường cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là “Sử quán” được
thành lập. Từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Đến thời
Minh,Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, về sau thêm vào Tân Nguyên Sử và Thanh
sử cảo thành 26 bộ sử. Ngoài 26 bộ sử nói trên còn có rất nhiều tác phẩm sử học viết theo
các thể loại khác như Sử thông của Lưu Tri Cơ, Thông điển của Đỗ Hữu đời Đường, Tư trị
thông giám của Tư Mã Quang đời Tống…
- Bên cạnh những bộ sử ấy, thành tựu lớn nhất trong công tác biên soạn thời Minh – Thanh
là đã hoàn thành được mấy bộ sách hết sức đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cố kim đồ thư
tập thành và Tứ khố toàn thư.
+ Vĩnh lạc đại điển: do vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức biên soạn bao
gồm các nội dung: chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, v.v... Đó là một công
trình tập thể của hơn 2.000 người làm việc trong 5 năm. Bộ sách gồm 11.095 tập, là bộ
Bách khoa toàn thư rất lớn của Trung Quốc.
+ Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Khang Hy đời Thanh bao gồm các nội dung
chính trị, kinh tế, đạo đức, văn học, khoa học... được chia thành 10.000 chương. Đây là bộ
Bách khoa toàn thư lớn thứ 2 sau Vĩnh lạc đại điển.
+ Tứ Khố toàn thư biên soạn dưới thời Càn Long đời Thanh gồm có 4 phần: Kinh (sách
kinh điển của Nho gia), Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến Quốc), Tập (văn, thơ,
từ, khúc) chia thành 36.000 tập.
-> Những bộ sách trên là những di sản văn hóa vô cùng quý báu của Trung Quốc có giá trị
lịch sử rất lớn. Tuy nhiên trong khi tổ chức biên soạn Tứ khố toàn thư, vua Thanh đã ra
lệnh bỏ đi nhiều tác phẩm bị coi là không có lợi cho nhà Thanh, đồng thời những tác phẩm
được chọn vào cũng bị cắt xén và sửa chữa. Việc đó làm cho giá trị của bộ sách này bị hạn chế một phần. IV. Khoa học tự nhiên: 1. Toán học:
- Bắt đầu từ thời nhà Thương (1600 TCN 1046 —
TCN), toán học Trung Quốc sớm nhất
còn tồn tại bao gồm các số được khắc trên mai rùa. Các số này sử dụng hệ cơ số 10, vì vậy
số 123 được viết (từ trên xuống dưới) bằng một ký hiệu cho số 1 rồi đến một ký hiệu hàng
trăm, sau đó là ký hiệu cho số 2 rồi đến ký hiệu hàng chục, sau đó là số 3. Đây là hệ cơ số
tiến bộ nhất trên thế giới vào thời điểm đó.
- Ở Trung Quốc, vào 212 TCN, vua Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả sách trong nước.
- Từ triều Tây Chu (từ 1046), công trình toán học cổ nhất còn tồn tại sau cuộc đốt sách là
Kinh Dịch, trong đó sử dụng 64 quẻ 6 hào cho mục đích triết học hay tâm linh. Các hào là
các bộ hình vẽ gồm các đường gạch đậm liền hoặc đứt nét, đại diện cho dương và âm.
- Đến thời Tây Hán, Trung Quốc xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đề là Chủ bễ toán
kinh
.Nội dung của sách này nói về phép lịch, thiên văn, hình học,(tam giác,tứ giác,ngũ
giác), số học(phân số, số thường)...đặc biệt đây là các tác phẩm toán học của Trung Quốc
sớm nhất nói về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago.
- Thời Đông Hán lại xuất hiện một tác phẩm quan trọng hơn gọi là Cửu chương toán
thuật.
Tác phẩm này chia thành 9 chương, trong đó chứa đựng các nội dung như 4 phép
tính, phương pháp khai căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc 1, số âm, số dương, cách tính
diện tích các hình, thể tích các hình khối,diện tích xung quanh và thể tích hình cầu,quan hệ
giữa 3 cạnh của tam giác vuông.
- Đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi
tiếng nhất.Lưu Huy đã chú giải sách Cửu chương toán thuật,ông còn tìm được số pi bằng
tỉ số 3,1415962 và 3,1415967.
- Thời Đường, Trung Quốc cũng có nhiều nhà toán học có tên tuổi như nhà sư Nhất Hạnh
đã nêu ra công thức phương trình bậc 2,Vương Hiếu Thông soạn sách Tập cổ toán kinh,
dùng phương trình bậc 3 để giải quyết nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống, Nguyên,Minh,Thanh lại càng có nhiều nhà toán học, trong số đó Giả Hiến
Thẩm Quát đời Tống có thể coi là những người tiêu biểu.Giả Hiến đã tìm được phương
pháp giải các phương trình bậc cao, Thẩm Quát đã nêu ra những ý kiến về cấp số cách tính
độ dài của cũng và dây cung khi đã biết đường kính của vòng tròn và chiều cao của dây
cung.Đặc biệt thời kỳ Tống,Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra cái bàn tính rất
thuận lợi cho việc tính toán.
- Ngoài ra, các công trình toán học của nhà thiên văn học, nhà phát minh Trương Hành (Zhang Heng, 78-
) đã có công thức cho số 139
pi, khác so với tính toán của Lưu Huy.
Trương Hành sử dụng công thức của ông cho số pi để tính thể tích hình cầu V theo đường
kính D. Người Trung Quốc cũng sử dụng biểu đồ tổ hợp phức còn gọi là 'hình vuông thần
kỳ', được mô tả trong các thời kì cổ đại và được hoàn chỉnh bởi Dương Huy (1238-1398).
Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi) (thế kỷ 5) vào thời Nam Bắc Triều đã tính được giá trị của số
π chính xác tới bảy chữ số thập phân, trở thành kết quả chính xác nhất của số π trong gần 1000 năm.
Thậm chí sau khi toán học châu Âu bắt đầu nở rộ trong thời kì Phục hưng, toán học châu
Âu và Trung Quốc khác nhau về truyền thống, với sự sụt giảm của toán học Trung Quốc,
cho tới khi các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo mang các ý tưởng toán học tới và đi giữa
hai nền văn hóa từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18. 2.
Thiên văn học và phép làm lịch: a. Thiên văn học: -
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã biết quan sát
thiên văn. Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực
và nguyệt thực. Đó là những tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này. Trong sách Xuân thu
cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng minh được 33 lần
hoàn toàn chính xác. Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN "sao Bột nhập vào Bắc đẩu".
Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới. Chu kì của sao chổi
này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi Halây đã đi qua Trung Quốc 31 lần. -
Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư thì chép ngày Ất Mùi, tháng 3 năm 28 TCN, "Mặt
Trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt hiện ra giữa Mặt Trời". Đó cũng là tài
liệu sớm nhất ghi chép về điểm đen trong Mặt Trời. -
Nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc là Trương Hành (78-139). Œng đã biết
ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, lần đầu tiên giải thích đúng đắn rằng nguyệt
thực là do Mặt Trăng nấp sau bóng của Trái Đất. Tác phẩm thiên văn học của ông nhan đề
là "Linh hiến", trong đó ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn học lúc bấy giờ. Œng
còn chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi là "địa động nghi" có thể đo một cách chính
xác phương hướng của động đất. b. Lịch pháp:
Trung Quốc sớm có lịch nhờ những hiểu biết thiên văn từ rất sớm.
- Theo truyền thuyết, thời Hoàng Đế đã có lịch chia một năm thành 12 tháng.
- Đời Thương, người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt Trăng xung
quanh Trái Đất với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để đặt ra lịch. Lịch này
chia 1 năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, lúc đầu cứ 3 năm
thêm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm thêm 2 tháng nhuận, sau đến giữa thời Xuân Thu thì cứ 19
năm thêm 7 tháng nhuận. Lịch đời Thương lấy tháng 12 âm lịch làm tháng đầu năm, lịch
đời Chu lấy tháng 11 âm lịch làm tháng đầu năm.
- Đến thời Hán Vũ Đế, lịch Trung Quốc được cải cách gọi là lịch Thái sơ, lấy tháng giêng
âm lịch làm tháng đầu năm, về cơ bản loại lịch này được dùng cho đến ngày nay.
- Từ thời Xuân Thu người Trung Quốc đã biết chia 1 năm làm 4 mùa, 8 tiết là lập xuân,
xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí. Trên cơ sở ấy, lịch Thái sơ
chia 1 năm thành 24 tiết, trong đó có 12 trung khí và 12 tiết khí. Thường thì mỗi tháng có
1 trung khí, tháng nào không có trung khí thì thành tháng nhuận.
- Người Trung Quốc xưa chia 1 đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa chi để đặt tên giờ, mỗi giờ chia thành 8 khắc.
Người Trung Quốc dùng cái cọc gọi là “khuê” để đo bóng mặt trời, để xác định ngày hạ
chí, đông chí. Để đo thời gian, người Trung Quốc dùng “nhật quỹ”: là một cái đĩa tròn trên
mặt có khắc 12 giờ và 96 khắc, đặt nghiêng song song với bề mặt của đường xích đạo, ở
giữa có một cái kim cắm theo hướng bắc nam, khi mặt trời di chuyển thì bóng của kim
cũng di chuyển trên mặt đĩa có khắc giờ.
- Đến đời Chu, Trung Quốc đã phát minh ra “lậu hồ” (bình có lỗ rò) để đo thời gian.
- Đến đầu thế kỷ XVII, đồng hồ của phương Tây truyền vào Trung Quốc, từ đó loại đồng
hồ nước mới không dùng nữa.
- Năm 1276, một nhà nghiên cứu thiên văn học là Quách Thủ Kính đã chế tạo được một
chiếc đồng hồ cơ giới báo giờ bằng tiếng chuông, đặt ở điện Đại Minh trong Hoàng thành.
Đồng hồ báo chuông của Quách Thủ Kính ra đời sớm hơn đồng hồ báo chuông của châu Âu gần 400 năm.
=> Những dụng cụ đo thời gian nói trên chủ yếu được dùng ở nơi cung phủ, còn phần lớn
dân chúng Trung Quốc xưa tính giờ theo lối cổ truyền như căn cứ vào bóng nắng, độ di
chuyển lên cao xuống thấp của Mặt Trời, Mặt Trăng, tiếng gà gáy… c. Y dược học:
Y dược có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay
không những ở Trung Quốc mà cả thế giới. Một số tác phẩm y học cổ: Hoàng đế nội kinh
(thời Chiến Quốc), Thương hàn tạp bệnh luận (thời Đông Hán).
- Từ thời Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là
Hoàng đế nội kinh, trong đó đã nêu ra những vấn đề sinh lí, bệnh lí và nguyên tắc chữa
như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống phát sinh” của bệnh.
- Đến cuối thời Đông Hán, kết hợp những thành tựu y học đời trước với những kinh
nghiệm của mình, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận” gồm 2
phần: “Thương hàn luận” và “Kim quỹ ngọc hành kinh”, cả phần này nội dung tương tự
như nhau, chủ yếu nói về cách chữa bệnh thương hàn. Đến thời Bắc Tống, qua hiệu đính,
sách này tách thành hai tác phẩm.
- Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước, sống vào thời Chiến
quốc. Œng vốn tên là Trần Việt Nhân, biết chữa nhiều loại bệnh, đi nhiều nơi để hành nghề y.
- Từ đời Hán về sau ở Trung Quốc càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất
là Hoa Đà(?-208), ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và
châm cứu song có sở trường nhất là khoa ngoại. Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp
dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ xong khâu lại, dùng cao dán lên
chỗ mổ, bốn năm ngày sau là khỏi, trong vòng một tháng thì bình thường trở lại. Hoa Đà
chủ trương muốn không có bệnh tật thì phải luyện tập thân thể để huyết mạch được lưu
thông, giống như cánh cửa sở dĩ không mục là vì luôn chuyển động. Chính ông đã soạn ra
một bài thể dục gọi là “ngũ cầm hí”, trong đó bắt chước các động tác của 5 loài động vật là
hổ, hươu, gấu, vượn và chim.
- Nhà y dược học nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân ( 1518-1593). Œng xuất thân từ một
gia đình nhiều đời làm thầy thuốc. Ngoài việc chữa bệnh, ông bỏ rất nhiều công sức để
nghiên cứu các cây thuốc, do đó đã soạn được một bộ sách nhan đề là “ bản thảo cương
mục”. Trong tác phẩm này, ông đã ghi chép 1892 loại cây thuốc, đã phân loại, đặt tên, giới
thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì vậy, sách này không chỉ là một
tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.
- Châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc. Châm cứu hình thành một bộ
phận Trung y “cao cấp” cho giới thượng lưu. Châm cứu rất phổ biến trong triều đình thời
Đường và là môn học chính thức trong Thái Y viện thời Tống. Dược phẩm và thức ăn trị
liệu: mọi thứ từ thực phẩm và cây cỏ thông thường cho đến côn trùng và các chất bài tiết
của người hay súc vật đã được phối hợp và điều chế thành vô số các dược phương dưới
các hình thức cao-đơn-hoàn-tán để trị bệnh cho con người. (Một số chất ở dạng tươi hoặc
khô, giã hay băm. Một số chất ở dạng tễ và bào chế với rượu hay giấm, một số khác được
sắc trong siêu. Thực phẩm cũng được phân loại thành ngũ vị: cay, đắng, chua, mặn, ngọt.
Chúng có chức năng trị liệu, ví dụ như ăn đắng có nhiều tính âm nên đối trị với bệnh nhiệt,
giúp hạ sốt, thanh nhiệt,... Thức ăn cay có nhiều tính dương giúp kích thích khí huyết, gia
tăng thân nhiệt,... )Nói chung, y dược đòi hỏi sự quân bình và tiết độ.
V. Bốn phát minh lớn về Kỹ thuật:
Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kỹ thuật in,
thuốc súng và kim chỉ nam. 1.
Kỹ thuật làm giấy: -
Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế
kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn
xấu, mặt không phẳng , khó viết nên chỉ dùng để gói. -
Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, rẻ
rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất
lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó
=> nhân dân gọi giấy của ông là “giấy Thái hầu”
Từ đó kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ Bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách khỏi
chất keo, phân tán thành xơ.
+ Bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ
+ Bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho hồ kết
thành những tấm mỏng ươn ướt nước
+ Bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.
- Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được truyền đi hầu
khắp các nước trên thế giới. Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu
dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrus ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu…đều
bị giấy thay thế. Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết của nhân loại. 2. Kỹ thuật in:
– Từ giữa thế kỷ VII kỹ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có
một người dân tên Tất Thắng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế
được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định:
chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được,
đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
– Từ khi ra đời kỹ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trên thế giới.
Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở
cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. 3. Thuốc súng:
- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia. Khi luyện đan
(tạo ra thuốc trường sinh bất lão), nguyên liệu được sử dụng là lưu huỳnh, diêm tiêu và
than gỗ, nhưng quá trình luyện thường hay gây ra những vụ nổ, cháy nhà, bỏng tay, bỏng
mặt…nên các thầy thuốc thường dùng hoả dược để “trị ghẻ lở, sát trùng, chống phong
thấp, ôn dịch”, các nhà luyện đan đã ghi lại kinh nghiệm đó để người pha chế chú ý đề phòng.
- Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng được dùng làm vũ khí chiến tranh, nhưng lúc đầu chủ yếu
người ta chỉ lợi dụng tính năng dễ bén lửa của thuốc súng để tăng hiệu lực hỏa công trong
chiến tranh để đốt doanh trại của địch như hoả tiễn, hoả pháo (hoả tiễn là đầu mũi tên có
buộc một bọc hoả dược, châm ngòi, dùng cung nỏ bắn, còn hỏa pháo là lấy hoả dược gói
thành bao, châm ngòi, lấy máy ném đá bắn).
- Việc chế tạo thuốc súng phát triển mạnh vào thời Tống. Trong chiến tranh Tống – Kim
thời Nam Tống, quân Tống có dùng loại “chấn thiên lôi”, khi hoả dược nổ, tiếng to như
sấm, sức nóng tỏa ra hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn, không còn dấu vết, giáp sắt
cũng thủng, tính năng bộc phá của hoả dược đã tương đối lớn.
- Năm 1132: phát minh ra hỏa thương làm bằng ống tre to, hai người vác, lúc dùng, nạp
hoả dược vào, lâm chiến thì đốt ngòi, ngọn lửa phun ra thiêu cháy địch.
- Đầu thế kỷ XIV, đời Nguyên đã có “đồng hỏa súng” (súng bằng đồng): bắn đạn đá, nạp
hoả dược vào thân súng, cuối súng có ngòi, châm ngòi thì bắn đạn đá ra.
- Đến thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu thông qua người Ả Rập(người
Mông Cổ trong quá trình tấn công Trung Quốc đã học tập được cách làm thuốc súng của
người Trung Quốc, sau đó họ chinh phục Tây Á, truyền kỹ thuật làm thuốc súng cho người
Ả rập, người Ả Rập Lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua Tây Ban Nha).
4. Kim chỉ nam (la bàn):
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm, phát minh ra một
dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”: làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài thành hình cái thìa
để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Nhược điểm:
sắt có từ thiên nhiên khó mài, gia công phức tạp, dễ mất từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn,
chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên không được dùng phổ
biến. Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ tiên của kim chỉ nam.
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ
dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng kim đó để làm “la
bàn”. Lúc đầu la bàn còn thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên
bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng đất, đến cuối thời Bắc
Tống thì được sử dụng trong việc đi biển. Trước kia, người đi biển nhìn vào mặt trời, mặt
trăng và các vì sao mà định phương hướng. Gặp ngày mưa gió âm u, không thấy mặt trời,
mặt trăng và các vì sao thì thường hay bị lạc đường, va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi
cát nổi. Lúc đầu, kim chỉ nam được dùng để bổ trợ cùng với việc xem thiên văn cho người
đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt trời, lúc âm u xem kim chỉ nam”. Từ Nam Tống trở
về sau, kim chỉ nam trở thành nghi khí chỉ hướng chủ yếu của ngành hàng hải, việc xem
thiên văn trở thành bổ trợ.
=>Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải.
Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở một kỷ
nguyên mới cho hàng hải nhân loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành hàng hải Trung
Quốc phát triển rất cao, đầu đời Minh, Trịnh Hòa đi thuyền xuống Tây Dương đều gắn liền
với việc ứng dụng kim chỉ nam.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang châu Âu, người châu Âu cải
tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ XVI, la bàn
khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước. => Ý nghĩa:
Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ
của một nền văn minh cho toàn nhân loại.
Đối với thế giới sự ra đời của kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã
nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh
phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển
VI. Tư tưởng và tôn giáo: 1.
Âm dương - bát quái - ngũ hành: -
Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ thời
cổ đại nhằm giải thích vạn vật. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng trong vũ trụ có 2 yếu tố
cơ bản là Âm và Dương. Dương có các tính chất như: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt
động, rắn rỏi... Âm thì có các tính chất: giống tối, bóng tối, lạnh, thụ động, mềm mỏng....
Am và Dương tác động với nhau tạo nên mọi sự vật trong vũ trụ. Mọi tại dị trong thiên
nhiên sở dĩ xảy ra là do sự không điều hòa của hai lực lượng ấy. Âm dương được gọi là lưỡng nghi. -
Bát quái là 8 quẻ: CÀN, KHŒN, CHẤN, TỐN, KHẢM, LY, CẤN, ĐOÀI. Các quẻ
trong bát quái được dùng những vạch liền (dương ) và các vạch đứt (âm) sắp xếp với nhau
thành từng bộ ba để biểu thị. Bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành thế giới: + Càn: Trời + Khôn: Đất + Chấn: Sấm + Tốn: Gió + Khảm: Nước + Ly: Lửa + Cấn: Núi