Thành tựu về triết học và pháp luật Hy Lạp | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thành tựu về triết học và pháp luật Hy Lạp | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
Thành tựu về triết học và pháp luật Hy Lạp Triết học
Triết học (Philosophy - Philosophia bắt nguồn từ chữ Hi Lạp philos - yêu và sophia –
sự thông thái, tri thức) là một trong những thành tựu văn minh lớn của người Hi Lạp,
là cội nguồn của triết học phương Tây. Triết học Hi Lạp ra đời trong một xã hội có nền
kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, chế độ chiếm nô phát triển cao, trên nền tảng của
những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Nét nổi bật của triết học chính là sự
hình thành, phát triển, đấu tranh của hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. -
Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ VI TCN Talét
(Thales)- người sáng lập trường phái, cho rằng nước là cơ sở đầu
tiên của vạn vật, vận động sinh ra mọi sự vật, hiện tượng.,
Hêraclit (Heracleitus)- cho rằng lửa là nguồn gốc vạn vật. Ông là một
trong những người sáng lập ra phép biện chứng cổ đại, với câu nói nổi tiếng lOMoAR cPSD| 40367505
« Không thể tắm hai lần trên một dòng sông
Anaximen (585 – 525 TCN) cho rằng không khí sinh ra vạn vật, là nguồn gốc của sự sống
Từ thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN
Kế thừa và phát triển lên tầm cao mới những quan điểm duy vật đầu tiên, trong điều
kiện xã hội mới. Aten trở thành trung tâm của nền triết học phương Tây cổ đại. Với các
nhà triết học tiêu biểu như Anaxago, Êmpeđốc hay Đêmôcrit -
Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Từ
thế kỉ VII đến thế kỉ VI TCN:
Trường phái duy tâm đầu tiên - Trường phái Pytago (Pythagore): Phái này tuyệt đối hóa các
con số, con số không chỉ là những biểu thức đơn giản mà còn thể hiện bản chất của sự vật. Thành tựu
của họ chủ yếu ở lĩnh vực toán học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc.
(Ví dụ : số lẻ là hữu hạn, biểu thị điều tốt ; số chẵn là vô hạn, biểu thị điều xấu).
Từ thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN:
Xôcrát (469 – 399 TCN) cho rằng triết học có tác dụng giáo dục đạo đức cho con người, quan
tâm đến lí luận nhận thức. Phương pháp nhận thức chân lí của ông là tranh luận. Ông phân biệt con
người thành 2 loại : có thể và không thể nhận thức chân lí.
Platông (427 – 347 TCN) Ông sáng lập trường phái Academi, nghiên cứu toán học, xây dựng
phép biện chứng độc đáo trên cơ sở toán học. Tư tưởng triết học của ông có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của chủ nghĩa duy tâm ở phương Tây.
Arixtốt (384 – 322 TCN ): nhà triết học vĩ đại nhất của Hy lạp cổ đại
Ông dung hòa triết học duy vật và duy tâm, thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, cho rằng
tự nhiên phát triển được là do sự kích thích đầu tiên của lí trí thế giới. Sáng tạo ra phép quy nạp trong
nhận thức, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học và logic học. Về chính trị, ông nêu ra 3 mô
hình nhà nước : nhà nước quân chủ, nhà nước quý tộc, nhà nước dân chủ.
Quan điểm triết học và thành tựu khoa học của ông ảnh hưởng sâu rộng tới các khuynh hướng
triết học trung cổ và cận đại (nhà thờ Thiên chúa giáo dùng một số quan điểm của ông để
giải thích thế giới, coi đó là chân lí, ai chống lại sẽ bị trừng phạt) lOMoAR cPSD| 40367505
Triết học thời kỳ Hi Lạp hóa – 3 thế kỷ trước công nguyên :
Thời kỳ phát triển cuối cùng của triết học Hi Lạp cổ đại, với hai trường phái Êpiquya và Stôisit * Trường phái Êpiquya:
Trường phái do Êpiquya (341 – 270 TCN) sáng lập. Ông kế thừa và phát triển thuyết nguyên
tử của Đêmôcrit, cho rằng sự chệch hướng của các nguyên tử gây ra sự va chạm không ngừng của các
nguyên tử, sinh ra kết hợp mới, tạo chất mới. Ông cho rằng con người có thể nhận thức thế giới bằng
cảm giác, và cảm giác hoàn toàn đáng tin cậy
* Trường phái Stoisit (khắc kỷ):
Trường phái này do Dênôn (Zénon, khoảng 335 – 264 TCN) sáng lập, vừa có yếu tố duy vật,
vừa có yếu tố duy tâm. Trường phái này coi đức hạnh là điều cần có lớn nhất của con người, chủ trương
con người phải thanh đạm, kiên cường và bình thản trước nguy nan, chống lại xu hướng hưởng lạc của phái Êpiquya ```
Luật pháp và tổ chức nhà nước:
Hy Lạp cổ đại bao gồm rất nhiều thành bang trong đó bang tiêu biểu là Aten. lOMoAR cPSD| 40367505 (thành bang Aten- Hy Lạp)
Điều đáng chú ý là việc ban hành pháp luật thường là kết quả của sự đấu tranh của quần chúng và gắn
liền với những cải cách về chính trị hiến pháp. Bộ luật Đracông- là bộ luật cổ nhất của Hy Lạp, với
những hình phạt rất khắc nghiệt Ví dụ: có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. ( nơi xử tử )
Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của: Xôlông và Clisren lOMoAR cPSD| 40367505
Xôlong (solon)- với pháp lệnh về dụng đất(trả lại cho nông dân ruộng đất, đồng thời quy định
mức chiếm hữu dụng đất tối đa), pháp lệnh về nô lệ vì nợ (trả lại tự do cho nô lệ vì nợ), pháp lệnh về
việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp (phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp
và mỗi đẳng cấp thì có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau), Pháp lệnh về việc thành lập “hội đồng 400
người” và tòa án nhân dân, pháp lệnh về việc thừa nhận quyền chuyển nhượng tài sản, về việc cấm
xuất khẩu nông phẩm nhưng khuyến khích xuất khẩu rượu nho và dầu Oliu
Clisren- với những pháp lệnh chia lại khu vực hành chính (xóa bỏ 4 bộ lạc cũ lập thành 10 bộ
lạc mới, nhằm triệt để xóa bỏ tàn tích của chế độ thị tộc), pháp lệnh thành lập hội đồng 500 người và
hội đồng 10 tướng lĩnh, pháp lệnh trục suất qua việc bỏ phiếu bằng vỏ sò, pháp lệnh về việc mở rộng
số công dân và dân tự do.
Luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được
hưởng, còn nô lệ thì không
( phân chia đẳng cấp )
Chữ nâu thêm slide
Chữ đen trình bày thêm