Thảo luận Hiến pháp 2013 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

2. Quyền, nghĩa vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp 2013Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân là sự kế thừa tinh hoa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiếnpháp năm 1946, đồng thời, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm củaĐảng và nhà nước ta về quyền con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu hỏi: Quyền, nghĩa vụ bản của Công dân trong Hiến pháp 2013. Liên
hệ bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
Trả lời:
1. Giới thiệu tổng quan:
- Hiến pháp 2013 bản hiến pháp đang hiệu lực của nước Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm
2014.
- Hiến pháp hiện hành năm 2013 gồm lời mở đầu và 11 chương.
2. Quyền, nghĩa vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân là sự kế thừa tinh hoa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến
pháp năm 1946, đồng thời, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của
Đảng nhà nước ta về quyền con người, coi con người chủ thể, động lực
quan trọng của sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhằm hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2.1. Quyền của công dân trong Hiến pháp 2013
2.1.1. Quyền chính trị, dân sự
1) Công dân quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2) Công dân quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân được pháp
luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không quyết định của Tòa
án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Mọi người có quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm
y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên thể
người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
3) Công dân quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, mật
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luâ bt bảo đảm an toàn.
Mọi người quyền mật thư tín, điện thoại, điện tín các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
4) Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
5) Công dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. ây
những quyền dân sự đồng thời cũng quyền chính trị của công dân. Nhà nước
ta tôn trọng quyền tự do dân chủ của mọi công dân vì sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người. Ngày nay khi mà thông tin
đã trở thành một yếu tố cùng quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội thì quyền được thông tin trở thành một quyền quan trọng và không
thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân.
6) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện
các quyền này do luật định.
7) Công dân quyền tham gia quản nhà nước hội. Nhà nước tạo
điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nướchội; công khai, minh bạch
trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của
công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ
hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước. Được thể hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau: Quyền bầu cử, ứng cử vào các quan quyền lực nhà
nước; đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, hội, giáo dục v.v.
của đất nước; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tham gia
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
8) Công dân quyền khiếu nại, tố cáo với quan, tổ chức, nhân
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức,nhân.
quan, tổ chức, nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị thiệt hại quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần phục hồi
danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố
cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
2.1.2. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội
1) Công dân quyền được làm việc một trong những quyền quan trọng
nhất của công dân trong lĩnh vực các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo Hiến
pháp năm 1992, lao động quyền nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên theo Hiến
pháp năm 2013 lao động quyền chứ không phải nghĩa vụ. Mặt khác, Hiến
pháp năm 2013 còn quy định nghiêm cấm cưỡng bức lao động sử dụng nhân
công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nhà nước hội kế hoạch tạo ngày
càng nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, chế độ
bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ
nghỉ ngơi chế độ bảo hiểm hội đối với viên chức nhà nước những người
làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối
với người lao động.
2) Công dân có có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm. nhân công dân Việt Nam hay không, theo quy định của
Hiến pháp cũng có quyền tự do kinh doanh.
3) Công dân có quyền được học tập. Khác với quyền làm việc, học tập vừa là
quyền vừa nghĩa vụ của công dân. Ngay cả khi nước nhà mới giành được độc
lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí. Các Hiến pháp
của nước ta trong lịch sử bao giờ cũng ghi nhận quyền học tập, coi nó là một trong
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 15 Hiến pháp năm 1946, Điều
33 Hiến pháp năm 1959, Điều 60 Hiến pháp năm 1980, Điều 59 Hiến pháp năm
1992.
4) Công dânquyền nơi hợp pháp. Mọi người quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ của người khác nếu không được
người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ do luật định. Trong điều kiện hiện nay khi
dân số nước ta ngày càng tăng, còn diện tích đất ở không thể tăng được, Nhà nước
ta không thể đảm bảo quyền xây dựng nhà ở cho mọi công dân nhu cầu về nhà
ở, vì vậy Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho công dân quyền có nơi ở hợp pháp.
Theo Hiến pháp5) Công dân quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
năm 2013, mọi người quyền được hưởng chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,
bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế nghĩa vụ thực hiện các quy
định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. So với Hiến pháp năm 1992 đây cũng
bước tiến bộ mới theo Hiến pháp năm 2013, quyền này không chỉ dành cho
công dân Việt Nam quyền dành cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam.
6) Công dân quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Theo Hiến
pháp năm 2013, công dân nữ nam quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, hội gia đình. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt
đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam có việc làm
như nhau thì hưởng lương ngang nhau.
7) Công dân quyền được bảo hộ về hôn nhân gia đình. Nam, nữ
quyền kết hôn, li hôn. Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trẻ
em được Nhà nước, gia đình hội bảo vệ, chăm sóc giáo dục; được tham
gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
8) Ngoài ra, công dân có quyền khác như:
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội
- Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn
ngữ giao tiếp
- Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn
hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa
- Quyền được sống trong môi trường trong lành...v.v
Công dân Việt Nam được hưởng tất cả các quyền khác thuộc phạm vi quyền
con người được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, trong các công
ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đã
kí kết hoặc gia nhập và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
2.2. Nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây:
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- Công dân có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia góp phần xây dựng
quốc phòng toàn dân;
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật;
- Công dân tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn hội
và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Công dân tham gia bảo vệ môi trường;
- Công dân có nghĩa vụ học tập và lao động phục vụ cho Tổ Quốc;
- Công dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước…v.v
Từ đó thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của
nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, hội sẽ
phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.
3. Liên hệ bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
Để thực hiện tốt quyền nghĩa vụ của công dân cần khẳng định mình
công dân tốt và lao động tốt, thực hiện tốt quyền của mình nghiêm chỉnh, trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước.
Thứ nhất, phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân Việt Nam
- Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, biết điều chỉnh hành vi phù
hợp với chuẩn mực đạo đức hội; xác định quyền hạn, trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của người công dân.
Ví dụ: Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, qui định của địa phương,
cơ quan, trường học.
- Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị đạo
đức nền tảng.
dụ: Tham gia các hoạt động quyên góp, từ thiện, hỗ trợ các địa phương
gặp thiên tai, học các mảnh đời còn khó khăn, nghèo khổ; Tham gia các hoạt động
hiến máu nhân đạo
- trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh nơi làm việc văn minh để
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Tích cực tham gia hoạt động và chung tay chống tệ nạn xã hội,...v.v
- Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa nhân,
trục lợi bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- động học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực lòng
đam để thể làm việc tốt nhất, đạo đức nghề nghiệp thích ứng với sự
phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ hai, biết phấn đấu học tập nâng cao năng lực rèn luyện phẩm
chất cá nhân.
Sinh viên chúng em cần học tập và rèn luyện không ngừng, để giúp cho cộng
đồng ngày một nâng cao kiến thức của bản thân, thể hiện kinh nghiệm và năng
lực của mình. Phấn đấu học tập, nâng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất gồm có 3
nội dung chủ yếu:
- Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị (Ví dụ: Tham gia, học tập các
lớp chính trị rèn luyện phẩm chất chính trị)
- Tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe (Ví dụ: lỗi sống
lành mạnh; Tập thể dục thường xuyên;… )
- Tu dưỡng, rèn luyện về văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp
(Ví dụ: sinh viên, học sinh chăm chỉ học tậphọc tốt chuyên ngành của mình đã
chọn để nâng cao năng lực bản thân.)
Thứ ba, nâng cao tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu hòa bình, tôn trọng
chủ quyền quốc gia. dụ: Lên tiếng hành động bảo vệ những hành động
xâm phạm đến chủ quyền đất nước: Bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,...
Thứ tư, nâng cao cảnh giác trước những thế lực thù địch, phản động có
phát ngôn không chính xác về đất nước. Ví dụ: Báo cáo và lên án những bài viết
phản động trên các trang mạng xã hội
Thứ năm, luôn tự giác, tự chủ trong mọi điều kiện phát triển bản thân,
học tập làm việc trong môi trường lành mạnh, nâng cao, rèn luyện phẩm
chất năng lực. dụ: Sống, học tập làm việc theo quy định của pháp Luật
Việt Nam. Tuân thủ Luật An Toàn Giao Thông đường bộ; Không sử dụng, tàng trữ,
buôn bán chất cấm;...Lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, quan tâm những hành động đối với những vấn đề lớn
của đất nước: Bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phòng chống tội
phạm,...v.v
Thứ bảy, thực hiện quyền của mình một cách nghiêm túc trên tiêu chí
tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền của người khác. dụ: Tự do ngôn luận
không có nghĩa là có quyền xúc phạm, áp đặt, gây tổn thương người khác hoặc nói
những thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận
Thứ tám, tuyên truyền cho mọi người cùng nâng cao rèn luyện, nhận
thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Ví dụ: Bằng cách tham gia vào các tổ chức đoàn thể, công tác xã hội của địa
phương, nhà trường nhằm vận động Nhân dân tuân thủ, thực hiện những quy định
của Hiến pháp pháp luật. Hưởng ứng tháng An toàn giao thông Quốc gia
(Tháng 9 hàng năm).
| 1/8

Preview text:

Câu hỏi: Quyền, nghĩa vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp 2013. Liên
hệ bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân Trả lời:
1. Giới thiệu tổng quan:
- Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp đang có hiệu lực của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.
- Hiến pháp hiện hành năm 2013 gồm lời mở đầu và 11 chương.
2. Quyền, nghĩa vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân là sự kế thừa tinh hoa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến
pháp năm 1946, đồng thời, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của
Đảng và nhà nước ta về quyền con người, coi con người là chủ thể, là động lực
quan trọng của sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhằm hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2.1. Quyền của công dân trong Hiến pháp 2013
2.1.1. Quyền chính trị, dân sự
1) Công dân có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân được pháp
luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa
án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Mọi người có quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm
y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể
người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
3) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luâ b t bảo đảm an toàn.
Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
4) Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
5) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. ây
là những quyền dân sự đồng thời cũng là quyền chính trị của công dân. Nhà nước
ta tôn trọng quyền tự do dân chủ của mọi công dân vì sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người. Ngày nay khi mà thông tin
đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội thì quyền được thông tin trở thành một quyền quan trọng và không
thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân.
6) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện
các quyền này do luật định.
7) Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước tạo
điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch
trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của
công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã
hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước. Được thể hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau: Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước; đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục v.v.
của đất nước; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tham gia
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
8) Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố
cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. 2.1.2.
Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội
1) Công dân có quyền được làm việc là một trong những quyền quan trọng
nhất của công dân trong lĩnh vực các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo Hiến
pháp năm 1992, lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên theo Hiến
pháp năm 2013 lao động là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Mặt khác, Hiến
pháp năm 2013 còn quy định nghiêm cấm cưỡng bức lao động và sử dụng nhân
công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày
càng nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, chế độ
bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ
nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người
làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
2) Công dân có có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm. Cá nhân dù là công dân Việt Nam hay không, theo quy định của
Hiến pháp cũng có quyền tự do kinh doanh.
3) Công dân có quyền được học tập. Khác với quyền làm việc, học tập vừa là
quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Ngay cả khi nước nhà mới giành được độc
lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí. Các Hiến pháp
của nước ta trong lịch sử bao giờ cũng ghi nhận quyền học tập, coi nó là một trong
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 15 Hiến pháp năm 1946, Điều
33 Hiến pháp năm 1959, Điều 60 Hiến pháp năm 1980, Điều 59 Hiến pháp năm 1992.
4) Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được
người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định. Trong điều kiện hiện nay khi
dân số nước ta ngày càng tăng, còn diện tích đất ở không thể tăng được, Nhà nước
ta không thể đảm bảo quyền xây dựng nhà ở cho mọi công dân có nhu cầu về nhà
ở, vì vậy Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho công dân quyền có nơi ở hợp pháp.
5) Công dân có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Theo Hiến pháp
năm 2013, mọi người có quyền được hưởng chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,
bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy
định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. So với Hiến pháp năm 1992 đây cũng
là bước tiến bộ mới vì theo Hiến pháp năm 2013, quyền này không chỉ dành cho
công dân Việt Nam mà là quyền dành cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
6) Công dân có quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Theo Hiến
pháp năm 2013, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt
đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam có việc làm
như nhau thì hưởng lương ngang nhau.
7) Công dân có quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình. Nam, nữ có
quyền kết hôn, li hôn. Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trẻ
em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham
gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
8) Ngoài ra, công dân có quyền khác như:
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội
- Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp
- Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn
hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa
- Quyền được sống trong môi trường trong lành...v.v
Công dân Việt Nam được hưởng tất cả các quyền khác thuộc phạm vi quyền
con người được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, trong các công
ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đã
kí kết hoặc gia nhập và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
2.2. Nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây:
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- Công dân có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia góp phần xây dựng quốc phòng toàn dân;
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật;
- Công dân tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Công dân tham gia bảo vệ môi trường;
- Công dân có nghĩa vụ học tập và lao động phục vụ cho Tổ Quốc;
- Công dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước…v.v
Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của
nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ
phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.
3. Liên hệ bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân cần khẳng định mình là
công dân tốt và lao động tốt, thực hiện tốt quyền của mình và nghiêm chỉnh, trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước.
Thứ nhất, phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân Việt Nam
- Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, biết điều chỉnh hành vi phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện
nghĩa vụ của người công dân.
Ví dụ: Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, qui định của địa phương,
cơ quan, trường học.
- Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị đạo đức nền tảng.
Ví dụ: Tham gia các hoạt động quyên góp, từ thiện, hỗ trợ các địa phương
gặp thiên tai, học các mảnh đời còn khó khăn, nghèo khổ; Tham gia các hoạt động
hiến máu nhân đạo
- Có trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh và nơi làm việc văn minh để
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Tích cực tham gia hoạt động và chung tay chống tệ nạn xã hội,...v.v
- Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa cá nhân,
trục lợi bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng
đam mê để có thể làm việc tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với sự
phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ hai, biết phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân.
Sinh viên chúng em cần học tập và rèn luyện không ngừng, để giúp cho cộng
đồng và ngày một nâng cao kiến thức của bản thân, thể hiện kinh nghiệm và năng
lực của mình. Phấn đấu học tập, nâng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất gồm có 3 nội dung chủ yếu:
- Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị (Ví dụ: Tham gia, học tập các
lớp chính trị rèn luyện phẩm chất chính trị)
- Tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe (Ví dụ: Có lỗi sống
lành mạnh; Tập thể dục thường xuyên;… )
- Tu dưỡng, rèn luyện về văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp
(Ví dụ: sinh viên, học sinh chăm chỉ học tập và học tốt chuyên ngành của mình đã
chọn để nâng cao năng lực bản thân.)
Thứ ba, nâng cao tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu hòa bình, tôn trọng
chủ quyền quốc gia. Ví dụ: Lên tiếng và có hành động bảo vệ những hành động
xâm phạm đến chủ quyền đất nước: Bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,...
Thứ tư, nâng cao cảnh giác trước những thế lực thù địch, phản động có
phát ngôn không chính xác về đất nước. Ví dụ: Báo cáo và lên án những bài viết
phản động trên các trang mạng xã hội
Thứ năm, luôn tự giác, tự chủ trong mọi điều kiện phát triển bản thân,
học tập và làm việc trong môi trường lành mạnh, nâng cao, rèn luyện phẩm
chất và năng lực. Ví dụ: Sống, học tập và làm việc theo quy định của pháp Luật
Việt Nam. Tuân thủ Luật An Toàn Giao Thông đường bộ; Không sử dụng, tàng trữ,
buôn bán chất cấm;...Lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, quan tâm và có những hành động đối với những vấn đề lớn
của đất nước: Bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phòng chống tội phạm,...v.v
Thứ bảy, thực hiện quyền của mình một cách nghiêm túc trên tiêu chí
tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền của người khác. Ví dụ: Tự do ngôn luận
không có nghĩa là có quyền xúc phạm, áp đặt, gây tổn thương người khác hoặc nói
những thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận
Thứ tám, tuyên truyền cho mọi người cùng nâng cao rèn luyện, nhận
thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Ví dụ: Bằng cách tham gia vào các tổ chức đoàn thể, công tác xã hội của địa
phương, nhà trường nhằm vận động Nhân dân tuân thủ, thực hiện những quy định
của Hiến pháp và pháp luật. Hưởng ứng tháng An toàn giao thông Quốc gia (Tháng 9 hàng năm).