Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học Ngữ Văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học
1. Dàn ý thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học 1. Mở đầu:
- Nêu vấn đề cần bàn luận: xây dựng văn hóa đọc. 2. Nội dung chính:
- Nêu ý nghĩa của vấn đề được bàn luận.
- Những ý kiến khác nhau về vấn đề đó.Ư
- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau như vậy.
- Nêu ý kiến của người viết.
(Lưu ý: cần có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục). 3. Kết thúc:
- Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những điểm nào?
2. Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học
Vấn đề "xây dựng văn hóa đọc trong trường học" sẽ là chủ đề thảo luận trong buổi
học ngày hôm nay. Mời mọi người suy nghĩ, lắng nghe và đưa ra ý kiến của bản thân mình.
Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm quan trọng nhằm thúc đẩy quá
trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở môi trường sư phạm. Đồng thời, giúp học
sinh tự khám phá chính mình và hướng đến những giá trị cao cả, nhân văn, góp
phần bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng văn hóa đọc
trong trường học một cách có hiệu quả lại là câu hỏi đáng phải bàn luận và lưu tâm
trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều người cho rằng không thể xây dựng được văn hóa đọc trong trường học bởi
cơ sở vật chất không thể đáp ứng được nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên.
Theo tôi, để xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, chúng ta cần xây dựng hệ
thống thư viện chất lượng tích hợp với những thành tựu công nghệ nhằm quản lí có
hiệu quả các đầu mục sách. Đồng thời, các hạng mục sách cũng cần phải đa dạng,
phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng. Ngoài ra, để nâng cao kĩ năng đọc sách, nhà
trường có thể mở các lớp hướng dẫn, bồi dưỡng kĩ năng đọc, nâng cao nhận thức
của học sinh trong việc đọc, sử dụng và bảo quản sách. Có như vậy, chúng ta mới
có thể xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường một cách có chất lượng và hệ thống.
(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)
Qua quá trình lắng nghe, tôi xin đưa ra bản tổng hợp ý kiến như sau: Để nâng cao
văn hóa đọc trong nhà trường, cần thường xuyên nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; tạo
không gian yên tĩnh cho quá trình đọc của học sinh, giáo viên; thư viện cần cập nhật,
đổi mới các loại sách theo từng chủ đề để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn;
tuyên truyền văn hóa đọc dưới các dạng hình ảnh, video.