Thời gian : năm 939 - năm 967 : Sau khi Ngô Quyền đánh đổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên triều Ngô | Câu hỏi tự luận Luật Hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Thời gian : năm 939 - năm 967 : Sau khi Ngô Quyền đánh đổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên triều Ngô | Câu hỏi tự luận Luật Hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 14 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 1 Triều đại nhà Ngô
Thời gian: năm 939 – năm 967
Sau khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên
triều Ngô. Sau 28 năm trị vì, nhà Ngô bị tan rã dưới thời Ngô Xương Xí. Lúc này nước
ta bị chia cắt thành 12 sứ quân.
Triều đại nhà Đinh
Thời gian: năm 968 – năm 980
Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn được 12 sứ quân đã thống nhất đất nước và tạo nên nhà
Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt, đóng kinh tại Hoa Lư.
Sau khi vua Đinh và con trai trưởng bị ám hại năm 979 thì Đinh Toàn lên thay nhưng
vì còn nhỏ tuổi nên gần như quyền lực nằm hết trong tay tướng quân Lê Hoàn.
Triều đại Tiền Lê – Một trong số 10 triều đại phong kiến Việt Nam nổi bật
Thời gian: năm 980 – năm 1010
Trước tình hình nhà Tống lăm le xâm lược nên Thái hậu Dương Vân Nga đã hỗ trợ Lê
Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê để lãnh đạo quân đội chống giặt ngoại xâm.
Sau 30 năm tồn tại triều Tiền Lê được trao cho vua Lê Ngoại Triều – người mang
nhiều tiếng xấu trong sử sách (độc ác, bạo tàn, dâm đãng,..) thì vì quá ăn chơi tráng
tán nên ông bệnh nặng và mất. Kết thúc triều Tiền Lê.
Triều đại thời nhà Lý
Thời gian: năm 1010 – năm 1225
Thời nhà Lý tồn tại lâu dài hơn 200 năm lịch sử, có nhiều thành tựu đáng chú ý trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như Nho giáo, quân đội, nghệ thuật công trình kiến trúc,..
Trong triều đại này Phật giáo rất phát triển và được các vua Lý sùng bái. Đây cũng là
triều đại duy nhất trong lịch sử có nữ hoàng lên ngôi trị vì – Lý Chiêu Hoàng trước khi
nhường ngôi cho nhà Trần.
Triều đại nhà Trần
Thời gian: năm 1225 – năm 1400
Trong 10 triều đại phong kiến Việt Nam thì thời nhà Trần là giai đoạn hùng mạnh
nhất của lực lượng quân đội. Chúng ta đã chiến thắng nhiều lần xâm phạm của các
giặc Nguyên, Mông Cổ nhờ đội binh tinh nhuệ và nhiều tướng tài dẫn dắt. Nổi tiếng
nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Triều đại nhà Hồ – Triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam
Thời gian: năm 1400 – năm 1407
Chỉ tồn tại trong 7 năm, triều nhà Hồ trong danh sách 10 triều đại phong kiến Việt
Nam nổi bật được biết là triều đại ngắn nhất.
Cuối thời nhà Trần dưới thời vua Trần Nghệ Tông thì Hồ Qúy Ly rất được vua trọng
dụng. Dần về sau binh quyền lớn mạnh và lúc vua Trần Nghệ Tông mất thì ông bức
vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và tuất ngôi vua, tự phong đế.
Nhà Hồ từ đó được lập nên. Tuy nhiên khi quân Minh vào xâm lược năm 1407 thì triều Hồ cũng chấm dứt.
Triều đại thời Hậu Lê – Triều đại dài nhất nước ta
Thời gian: năm 1428 – năm 1788
Đây là triều đại dài nhất trong lịch sử nước ta với 355 năm trị vì. Dưới thời Hậu Lê thì
nước ta đã có nhiều phát triển từ quân sự, kinh tế, lãnh thổ. Nước ta đạt được nhiều sự thịnh vượng nhất.
Trong triều đại phong kiến Hậu Lê trải qua 26 đời vua. Trong đó thời Lê sơ là 10 vị vua
và thời nhà Lê Trung Hưng là 16 vị vua.
Triều đại thời nhà Mạc
Thời gian: năm 1527 – năm 1593
Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Cung Hoàng tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại
này đánh đấu sự chia cắt thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều của nước ta. Trong
đó triều Mạc nằm ở Bắc triều.
Sau 66 năm tồn tại, đến thời vua Mạc Toàn chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê –
Trịnh thất bại. Chấm dứt triều đại nhà Mạc.
Triều đại thời Tây Sơn
Thời gian: năm 1788 – năm 1802
Anh em nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong. Đến
khi Nguyễn Phúc Ánh hòng muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã 2 lần cấu kết giặc Xiêm và
giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta.
Lúc này buộc Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung hoàng đế để
đem quân lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược. Năm 1792, vua Quang Trung đột
ngột qua đời, triều đình lục đục.
Nguyễn Ánh cầu viện Cảnh Thịnh để tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước.
Triều đại nhà Nguyễn – Triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến
Thời gian: năm 1802 – năm 1945
Thời nhà Nguyễn được biết đến là triều đại cuối cùng của nước ta, chấm dứt quá trình
quốc gia phong kiến. Đây cũng là triều đại có phần lãnh thổ rộng lớn nhất
Triều đại phong kiến phát triển nhất: Hậu Lê
Trong thời kỳ cầm quyền của Vua Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt quật khởi
mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể Iãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến
với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man.
Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Vua Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở Câ^ u 2:
Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII).
- Giữa TK XVIII CĐPK suy yếu, khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn-Bình Định. Từ một cuộc khởi nghĩa
nhanh chóng thành PT lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Từ 1786 đến 1788 PT Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh - Lê, thống nhất đất nước.
- Giải phóng dân nhân khỏi chế độ phong kiến thối nát thời Trịnh-Lê
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta
- Làm huỷ diệt âm mưu xâm lược của các nước khác đối với nước ta
- Nền khinh tế phát triển trở lại, nhân dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất Câu 3 + 4: Thành Thời Lý Thời Trần tựu Kinh
- Nông nghiệp:Nhà nước
- Nông nghiệp: Khai tế
quan tâm đến sản xuất, trị
hoang mở rộng diện tích thủy, khuyến khích khai
trồng trọt, đắp đê được hoang. củng cố.
- Thủ công nghiệp: có bước - Thủ công nghiệp:nhiều
phát triển mới, nhất là ngành nghề, trong nhân
ngành ươm tơ, dệt lụa.
dân rất phổ biến và phát
- Thương nghiệp: buôn bán, triển. trao đổi trong nước và
- Thương nghiệp: chợ
ngoài nước được mở mang. ngày càng nhiều, trao đổi buôn bán trong và ngoài
nước được đẩy mạnh. Văn phong phú, đa dạng. hóa
- Đạo Phật phát triển mạnh - Đạo Phật phát triển cực nhất. thịnh
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Giáo - Năm 1070, xây dựng Văn
- Quốc tử giám mở rộng dục Miếu. đào tạo. - Năm 1075, mở khoa thi
- Có trường công, trường đầu tiên. tư.
- Đã bắt đầu quan tâm đến - Các kì thi được tổ chức
giáo dục, khoa cử song chế ngày càng nhiều, có quy
độ thi cử chưa có nền nếp, củ và nề nếp. quy củ.
Khoa - Kiến trúc, điêu khắc: Các - đạt được những thành
học - công trình có quy mô tương tựu đáng kể. kĩ
thuật đối lớn, độc đáo. - Nhiều công trình kiến
trúc mới, có giá trị ra đời
- Trình độ điêu khắc tinh vi, như: tháp Phổ Minh (Nam thanh thoát. Phong cách Định), thành Tây Đô
nghệ thuật đa dạng, độc (Thanh Hóa),… đáo và linh hoạt.
- Phổ biến điêu khắc các
hình, tượng hổ, sư tử, trâu,
chó và các quan hầu bằng
đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
Công cuộc bảo vệ đất nước thời lý: kháng chiến chống Tống
Chủ động tiến công địch để phòng vệ, đẩy địch vào thế bị động.
- Thực hiện phòng vệ tích cực để tấn công.
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
làm cho địch hoang mang, lo sợ
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương
lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất
Công cuộc bảo vệ đát nước thời Trần:
Cuộc kháng chiến thứ nhất: kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)
Cuộc kháng chiến thứ hai: kháng chiến chống quân Nguyên (1285)
Cuộc kháng chiến thứ ba: kháng chiến chống quân Nguyên (1287 -1288) Câu 5 a.
Thời kj Pháp thuộc (9-1858 ÷ 3-1945)
- 1858 ngày 1-9, mở đầu cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân khi hạm
đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
* Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam kj.
- 1859 ngày 17-2 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định.
- 1861 ngày 10-12 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm
Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
- 1861 ÷ 1864 Khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định.
- 1862 ngày 5-6 Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông
lục tỉnh là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp.
- 1864 ÷ 1865 Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Quyền, Thiên hộ Dương, Hồ Huân Nghiệp.
- 1866 ngày 16-9 Khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng - Đoàn Trực chống triều đình Tự Đức (nhà Nguyễn).
- 1867 ÷ 1874 Pháp tiếp tục xâm lấn ba tỉnh miền Tây Nam kj, tiến tới chiếm đóng toàn bộ Nam kj.
- 1867 ngày 20-6 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam kj là lãnh địa của Pháp.
- 1868 Khởi nghĩa chống Pháp của Thủ khoa Huân, Phan Công Tôn.
- 1872 Khởi nghĩa chống Pháp của 18 thôn vườn trầu và ở 3 tỉnh miền Tây Nam kj.
- 1873 ÷ 1874 Pháp đánh Bắc kj lần thứ nhất.
ngày 20-11 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất.
- 1874 tháng 2 Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống triều đình Huế
thỏa hiệp với giặc Pháp.
- Khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh.
- ngày 15-3 Triều đình Huế ký Hiệp ước với Pháp, chấp nhận chủ quyền của
Pháp đối với tỉnh Bình Thuận trở vào (toàn bộ Nam kj) để Pháp rút khỏi Bắc kj.
- ngày 31-8 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn.
- 1882 ÷ 1883 Pháp đánh Bắc kj lần thứ hai, hoàn thành xâm lược Bắc kj.
- ngày 25-4 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.
- 1883 ngày 12-3 Pháp đánh chiếm khu mỏ than Hòn Gai.
- 2O-8 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế.
- ngày 25-8 Triều đình ký Hiệp ước với Pháp tại Huế thừa nhận Bắc kj là thuộc
địa của Pháp và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung kj.
- 1883 ÷ 1887 Khởi nghĩa chống Pháp của Tạ Hiện ở Bắc Kj.
- 1884 ngày 6-6 Triều đình ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ
của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại.
- 1885 ngày 5-7 Sự biến kinh thành Huế.
* Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn tấn công Pháp ở đồn Mang Cá.
- ngày 13-7 Vua Hàm Nghi rời kinh thành Huế và hạ Chiếu cần Vương phát
động phong trào chống Pháp.
- 1885 ÷ 1898 Phong trào Cần Vương.
- Miền Trung: có các cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết,
Phan Đình Phùng, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Xuân Ôn,
Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn, Đinh Công Tráng,...
- Miền Bắc: có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Ngô Quang Bích, Đốc Ngữ,...
- 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đi lưu đầy.
- 1892 Chiến thắng Yên Lãng (Hòa Bình) của nghĩa quân Đốc Ngữ.
- 1895 Chiến thắng Vụ Quang của nghĩa quân Phan Đình Phùng.
- 1885 ÷ 1913 Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám.
- 1894 Chiến thắng Hữu Nhuế (tức Hồ Chuối) của nghĩa quân Yên Thế.
- 1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương và đặt chế độ toàn quyền Đông Dương.
- 1890 Ngày sinh Nguyễn Sinh Cung, tức Nguyễn Tất Thành, về sau là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- 1904 Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội.
- 1904 ÷ 1909 Phong trào Đông Du.
1905 Phan Bội Châu sang Nhật hoạt động, thúc đẩy phong trào Đông Du.
- 1907 ÷ 1908 Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
- Từ tháng 3-12 Trường Đông Kinh nghĩa thục của Lương Văn Can mở tại Hà Nội.
- Mở đầu phong trào chống thuế ở Trung kj năm 1908, ngày 11-5-- - 1908 (kéo dài tới tháng 8-19O8).
- 1908 Vụ Hà thành đầu độc.
- 1909 Bãi công của 200 công nhân viên chức hãng Liên hiệp thương mại
Đông Dương (L.U.C.I) ở Hà Nội.
- 1911 Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- 1912 Phan Bội Châu, Cường Để thành lập Việt Nam Quang Phục hội.
- 1914 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
- 1916 phá khám lớn Sài Gòn của Thiên Địa hội.
Khởi nghĩa của vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Nam Trung kj.
- 1917 Khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.
- 1919 Tôn Đức Thắng tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen ủng hộ nước Nga Xô Viết.
- Nguyễn Ái Quốc gửi "yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam" tới Hội nghị Véc Xây.
- 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam
đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa tại Pháp.
- 1922 Báo La paria (Người Cùng Khổ) ra số đầu tiên.
- 1923 Thành lập Tâm Tâm xã tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- 1924 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản.
Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Méc-lanh) tại Sa Diện (Quảng Châu).
- 1925 Xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
và thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.
- Báo Thanh Niên ra số đầu tiên.
- Thành lập Hội Phục Việt.
- Bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn do Công hội Đỏ lãnh đạo).
- Tòa án thực dân xét xử Phan Bội Châu, (Phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu nổ ra).
- 1926 Phan Châu Trinh qua đời.
- 1927 Xuất bản tác phẩm Đường Cách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
- 1928 Thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ngày 14-7.
- 1929 Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tháng 3.
- Cuộc bãi công của công nhân hãng A-via (Hà Nội) do chi bộ cộng sản lãnh đạo, ngày 18-5.
- Thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kj, ngày 28-7.
- 1929 ÷ 1930 Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Bắc kj, ngày 17-6.
- Thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Trung kj, tháng 11.
- 1930 Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn, ngày 1-1.
- Hội nghị hợp nhất các Đảng của người cộng sản Việt Nam, thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2.
- Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24-2.
- Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, tháng 2.
- 195O-1931 Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh
đạo, từ 12-9-1930 đến 6-1951.
- Cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), ngày 14-1O.
Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, ngày 26-5-1951.
- Phong trào đấu tranh của công nhân xe lửa Đà Nẵng - Nha Trang, tháng 3- 1952.
- Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở ngoài nước và đại
biểu trong nước họp tại Ma Cao (TQ), ngày 14-6-1954.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao, ngày 27-5-1955.
- Phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương của Đảng Cộng sản Đông Dương, 1936 ÷ 1939
- Phong trào Đông dương Đại hội, tháng 8-1956.
- Chính quyền Pháp ở Đông Dương hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt
xuyên Đông Dương, ngày 1-1O-1956.
- Toàn vùng mỏ than Hòn Gai bãi công, ngày 23-11-1956.
- Phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân việc "đón Gô-đa", tháng 1-1957.
- Cuộc mít tinh của 25.000 người kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động tại Hà Nội, ngày 1-5-1958.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngày 1-9-1959.
- Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc, ngày 3-1O-1959.
- Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam năm 1940
- Phát xít Nhật đưa quân vào Đông Dương, ngày 22-9-194O.
- Khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 27-9-194O.
- Khởi nghĩa Nam Kj, ngày 23-11-194O.
- Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương ( ở Nghệ An), ngày 13-11-1941.
- Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng, ngày 8- 2-1941.
- Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 1O-5-1941.
- Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Cứu quốc vong, ngày 15-5- 1941.
- Thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 19-5-1941.
- Pháp Nhật ký Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, ngày 29-7-1941.
- Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến, tháng 7-1942.
- Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc, 1942÷1943.
- Đại hội Việt minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề
khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 15-11-1942.
- Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề
cương Văn hóa Việt Nam, ngày 25-2-1945.
- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa, ngày 7-5-1944.
- Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30-6-1944.
- Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Quân đội nhân dân
Việt Nam), ngày 22-12-1944.
* 9-5-1945 : Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kì Pháp thuộc kết thúc. b.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách
mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát
triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Câu 6:
Việt Nam thời kj 1945-1975
- Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 25 triệu).N
- 11-5-1945: Đế quốc Việt Nam ra đời, vua Bảo Đại bổ nhiệm Trần Trọng Kim
làm Nội các Tổng trưởng thành lập chính phủ đầu tiên của Việt Nam.
- 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công.
- 2-9-1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- 25-9-1945: Quân Pháp quay trở lại miền Nam. Ngày Nam Bộ Kháng chiến.
- 6/1/1946 Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội.
- 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ về Việt Nam được kí kết tại Hà Nội.
- 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp tạm ước tại Pari.
- 19-12-1946: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
- 7/1O -19/12/1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
- 8-5-1949: Pháp thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam.
- 16/9 -22/10/1950 Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
- 5/5 -7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 1954
- 8-5-1954: Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tại vĩ tuyến 17.
- 10/10/1954 Ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.
- 16/5/1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng.
- 22/5/1955 Pháp rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
- 26-1O-1955: Việt Nam Cộng hòa thành lập. Ngô Đình Diệm làm tổng thống.
- 1959 -1960 Phong trào Đồng Khởi.
- 2O-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.
- 1/1961 Trung ương cục miền Nam thành lập.
- 15/2/1961 Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
- 1-11-1963: Đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.
- 2-8 và 4-8-1964: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
- 5-8-1964: Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu ném bom miền Bắc.
- 8-5-1965: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam
với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt
Nam đã lên tới gần 200.000.
- 5-9-1967: Nền Đệ nhị cộng hòa tại Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống.
- 5O-1-1968: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn.
- 27-1-1973: Hiệp định Paris được kí kết. Quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam.
- 17 đến 19-1-1974: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
- 1O-5-1975: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Buôn Mê
Thuột, bắt đầu cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975.
- 5O-4-1975: Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc. Việt Nam thống nhất. Câu 7:
Nguyên nhân đổi mới đất nước năm 1986 a. Chủ quan:
– Sau 1O năm thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1976-1985), cách mạng XHCN ở
nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít
khó khăn, khiến đất nước Iâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết về kinh tế- xã hội.
– Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “Sai Iầm nghiêm trọng và kéo dài về
chủ trương, chính sách, sai Iầm về chỉ đạo chiến Iược sách Iược và tổ chức thực hiện”.
- Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà
nước ta phải tiến hành đổi mới. b. Khách quan:
– Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác
động của cách mạng KHKT.
– Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác.
Những cơ hội và thách thức của việt nam trong quá trình toàn cầu hóa Quan điểm, nội dung:
Nhận thức được nhiệm vụ và sự cần thiết của công cuộc đổi mới và phát
triển đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã
khởi xướng Công cuộc đổi mới. Theo đó, Đảng ta đã đề ra các nội dung,
nhiệm vụ cần đạt được để đổi mới và phát triển nước Việt Nam, đưa Việt
Nam trở thành một nước “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, từng bước đi lên
thời kj quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung chính gồm có:
Về kinh tế, đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh nền kinh tế
Việt Nam theo cơ chế thị trường, định hướng lên xã hội chủ nghĩa và chịu
sự quản lý của Nhà nước;
Về chính trị – xã hội, đẩy mạnh vai trò của cả O5 nhánh quyền lực: lập pháp,
tư pháp và hành pháp; trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp được chú
trọng; hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa, đáp
ứng được yêu cầu của nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, xây dựng nhà
nước “của dân, do dân, vì dân”;
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và lộ trình chi tiết của công cuộc đổi mới 1986, nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn:
Một là, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Hai là, tăng cường được sức mạnh tổng hợp, từng bước phát triển đời sống nhân dân và khẳng
định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ba là, khẳng định được sự đúng đắn trong đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;
làm vững lòng dân, đoàn kết cùng phát triển đất nước về mọi mặt.
Bốn là, hội nhập quốc tế, nắm bắt mọi thời cơ để phát triển, đồng thời khắc phục được các hạn chế và tồn tại hiện có.
Năm là, giúp Việt Nam trở thành một đối tác ưu tú, đang không ngừng đổi mới và phát triển để bắt
kịp nhịp độ phát triển của các quốc gia phát triển trên toàn thế giới.
Những cơ hội phát triển
- Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết
nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước,
nâng cao vị thế quốc gia. Chẳng hạn, tham gia các FTA giúp Việt Nam mở
rộng thị trường xuất - nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế… Việc tham gia các sáng kiến hợp tác khu vực, toàn
cầu như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê Công - Lan Thương (MLC),
Vành đai và Con đường (BRI), Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
(JETP)… giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi phát triển và kết nối các tuyến
hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối phó với thách thức biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có cơ hội tăng cường quan
hệ với các nước lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, trong ASEAN; tham gia xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực...
- Tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa một cách tích cực, chủ động
cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ
Việt Nam ra thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên,
công viên địa chất, công viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới cả vật thể lẫn
phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt
Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo các sản phẩm văn hóa,
nghệ thuật, khoa học... Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý
các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện
tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Nói cách
khác, ta có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức
cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.
- Cơ hội tiến nhanh, bắt kịp nhờ tận dụng động lực phát triển từ CMCN 4.0,
và lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia để đạt mục tiêu phát
triển đất nước đến năm 2045 đã được Đảng ta xác định là: Trở thành nước
phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch
chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Thực
hiện thành công kế hoạch nêu trên giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào
toàn cầu hóa 4.0, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trong các chuỗi sản xuất,
chuỗi giá trị toàn cầu, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong
khu vực và thế giới. Các FTA, sáng kiến hợp tác khu vực và toàn cầu mà Việt
Nam tham gia, như: CPTPP, EVFTA, Kết nối ASEAN đến 2025 (MPAC)… sẽ tạo
ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu
hàng hóa sang các thị trường lớn, bao gồm: Nhật Bản, Australia, New
Zealand, Canada… Đồng thời, FTA giúp thu hút mạnh mẽ FDI và tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường của các nước đối tác.
Ngoài ra, sức ép độc lập, tự chủ và sức ép cạnh tranh trong bối cảnh mới
cũng buộc Việt Nam phải tăng tốc hơn trong số hóa nền kinh tế, phát triển
công nghệ 5G, 6G; công nghiệp bán dẫn…
- Việc tích cực, chủ động tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập quốc
tế, nhất là tham gia các FTA thế hệ mới còn tạo ra cơ hội quan trọng để Việt
Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình phát triển. Các FTA
nói riêng, tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nói chung, buộc Việt Nam
phải điều chỉnh những luật lệ hiện tại để chúng hiệu quả hơn, minh bạch
hơn và tiến bộ hơn, phù hợp hơn với các “sân chơi” chung của khu vực, toàn
cầu. Những thay đổi nêu trên cũng sẽ tác động sâu sắc và buộc doanh
nghiệp, người dân cũng như toàn nền kinh tế phải vận động, thay đổi, thích
ứng theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn
Một số thách thức
- Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, xu hướng tách rời giữa hai nền kinh tế đang dần
hình thành. Các biểu hiện cụ thể như việc Trung Quốc đã triển khai Chiến
lược tuần hoàn kép, trong đó coi trọng hơn thị trường trong nước; thúc đẩy
các sáng kiến đối trọng với Mỹ trên toàn cầu như: BRI, An ninh toàn cầu,
Phát triển toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ đã và đang nỗ lực hình thành các tổ
chức, liên minh mang tính loại trừ, ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về công
nghệ… Xu hướng cạnh tranh nước lớn và các động thái như trên tác động
sâu sắc đến toàn cầu hóa, khu vực hóa trong những thập kỷ tới. Điều này
đặt ra thách thức “chọn bên” ngày càng lớn đối với Việt Nam cũng như các
quốc gia khác trong tiến trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Nguy cơ phân hóa nội bộ và suy giảm vai trò của ASEAN tác động tiêu cực
đến Việt Nam. Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ASEAN không ngừng lớn
mạnh và được xem như trung tâm của hợp tác khu vực. Tuy nhiên, toàn cầu
hóa, khu vực hóa trong bối cảnh mâu thuẫn Mỹ - Trung ngày càng nghiêm
trọng và Đông Nam Á là một địa bàn cạnh tranh chiến lược của hai cường
quốc này, nội bộ ASEAN có nguy cơ phân hóa thành hai nhóm nước “thân
Trung Quốc” hoặc “thân Mỹ”. Một số diễn đàn của ASEAN có nguy cơ trở
thành “sàn đấu” của Mỹ, Nhật Bản, Australia với Trung Quốc, Nga; vai trò
“trung tâm” của ASEAN bị suy giảm nghiêm trọng và nội bộ bị phân hóa.
Trong những năm qua, ASEAN luôn là điểm tựa quan trọng của Việt Nam
trong đối ngoại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông và giải quyết
các tranh chấp, bất đồng khác. Bởi vậy, một khi ASEAN suy yếu và đánh mất
vai trò trung tâm của hợp tác khu vực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.
- Thách thức về độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong tiến
trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế
(với 17 FTA đã ký kết và đang đàm phán), hội nhập mạnh mẽ. Toàn cầu hóa,
khu vực hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, đưa Việt Nam vào top
20 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2021, song đang và sẽ đặt
ra những thách thức lớn về độc lập, tự chủ. Những năm tới, khi quy mô nền
kinh tế gia tăng, nền kinh tế mở hơn khi các FTA có hiệu lực đầy đủ, Việt
Nam sẽ kết nối và phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới, nhất là Mỹ,
Trung Quốc. Các tác động tiêu cực từ bên ngoài gồm khủng hoảng kinh tế;
giá dầu, lạm phát cao; dịch chuyển dòng vốn đầu tư… đối với kinh tế Việt
Nam cũng sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Trong các thách thức độc lập, tự chủ
những năm tới, thách thức tự chủ về công nghệ đặc biệt nghiêm trọng với
Việt Nam và đây cũng là thách thức chung của các nước đang phát triển.
- Gia tăng các thách thức về văn hóa. Toàn cầu hóa, khu vực hóa những thập
kỷ tới diễn ra trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, các
phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá
văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội nhưng cũng
làm xói mòn các giá trị xã hội. Truyền thông có thể phát huy “sức mạnh
mềm”, nhưng cũng có thể dùng để hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc
gia; phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã hội... Với Việt Nam, các
thách thức về đấu tranh quan điểm trên mặt trận truyền thông; thách thức
bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng sẽ gia tăng.
- Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và các thách thức phát triển khi
tiến trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa của Việt Nam diễn
ra trong bối cảnh quốc tế được dự báo không thuận lợi. Như đã phân tích ở
trên, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ là một trong hai
động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa, khu vực hóa và trong những năm tới,
quốc gia nào nắm lợi thế về công nghệ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cạnh
tranh phát triển. Việt Nam hiện là nước đang phát triển có trình độ công
nghệ vào loại thấp so với khu vực và toàn cầu, nếu không có bước phát triển
đột phá về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số, thì sẽ tụt hậu xa hơn so
với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong những thập kỷ tới.