-
Thông tin
-
Quiz
Thông tin về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn | Học viện Hành chính Quốc gia
Thông tin khái quát Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN Tên tiếng Anh: VINH HOAN CORPORATION Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1400112623 Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000 Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: +84 67 89 1166 Fax: +84 67 89 1672 Website: www.vinhhoan.com Mã cổ phiếu: VHC Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn | Học viện Hành chính Quốc gia
Thông tin khái quát Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN Tên tiếng Anh: VINH HOAN CORPORATION Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1400112623 Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000 Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: +84 67 89 1166 Fax: +84 67 89 1672 Website: www.vinhhoan.com Mã cổ phiếu: VHC Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50713028
THÔNG TIN TỔNG QUAN: lOMoARcPSD|50713028
Thông tin khái quát Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
Tên tiếng Anh: VINH HOAN CORPORATION
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1400112623
Vốn điều lệ: 1.833.769.560.000
Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: +84 67 89 1166 Fax: +84 67 89 1672 Website: www.vinhhoan.com Mã cổ phiếu: VHC lOMoARcPSD|50713028
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028
Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP Vĩnh Hoàn năm 2021
Vĩnh Hoàn được thành lập năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp thuộc đồng bằng sông Cửu
Long, chuyên nuôi trồng và chế biến các sản phẩm cá tra đông lạnh. Để đạt được vị thế
dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu trên thị trường hiện nay, Vĩnh
Hoàn đã trải qua hành trình hơn 20 năm hình thành và phát triển với nhiều mốc son đáng nhớ:
1997: Bà Trương Thị Lệ Khanh sáng lập Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn.
1998: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.
1999- 2008: Ba xí nghiệp chế biến thủy sản của Vĩnh Hoàn lần lượt đi vào hoạt động.
2015: Nhà máy Collagen và Gelatin đi vào hoạt động và nhanh chóng đạt các tiêu chuẩn
ISO 9001, ISO 14001, GMP-WHO và Halal. lOMoARcPSD|50713028
2019: Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn được thành lập.
2020: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen được hoàn thành và đưa vào hoạt động.
2020: Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua mua cổ phần của Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Sa Giang, chiếm 49,89% vốn điều lệ.
2020: Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua việc thành lập Công ty Vinh Technology tại Singapore
2.1 VỀ CÁC SẢN PHẨM TỪ CÁ TRA CỦA CÔNG TY CP VĨNH HOÀN lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028
Sản phẩm thủy sản của Công ty CP Vĩnh Hoàn rất đa dạng và phong phú. Như các
sản phẩm: Fillet từ cá, dầu cá tinh luyện, sản phẩm giá trị gia tăng, phụ phẩm, gạo,
Collagen và Gelantin. Đối với sản phẩm về gạo còn có bánh phồng, hủ tiếu, bánh gạo, bánh hỏi,… lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028
3. BỐI CẢNH NGÀNH THỦY SẢN:
3.1 Bối cảnh ngành thủy sản thế giới
Nhu cầu thủy sản toàn cầu phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19, tăng thêm 13 tỷ USD
thương mại vào năm 2021, do nhu cầu ngày càng tăng đối với thủy sản giá trị cao
ở Mỹ, EU và Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm thủy sản và thủy
sản đã định vị thủy sản là loại protein động vật được giao dịch nhiều nhất, với giá
trị thương mại ước tính là 164 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ CAGR là 2,44%
(2011-2021). Vào năm 2021, quy mô thương mại thủy sản gấp khoảng 3,6 lần quy
mô thương mại thịt bò (loại protein động vật được giao dịch nhiều thứ hai), gấp
năm lần quy mô thương mại thịt lợn toàn cầu và gấp tám lần quy mô buôn bán gia
cầm, cho thấy tầm quan trọng của thương mại đối với ngành thủy sản .
Các nước đang phát triển đóng một vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản,
chiếm 7 trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu. Các nước phát triển ngày càng phụ
thuộc vào các nước đang phát triển để nhập khẩu các loài có giá trị cao, đặc biệt là
tôm từ Ấn Độ và Ecuador và cá hồi từ Chile. Một cái nhìn chi tiết hơn về các luồng
thương mại cụ thể cho thấy thương mại từ Na Uy sang EU-27 + Vương quốc Anh
vẫn giữ vị trí hàng đầu, trị giá hơn 8,7 tỷ USD và chủ yếu bao gồm cá hồi nuôi. Ở
vị trí thứ hai, chúng tôi nhận thấy thương mại từ Canada sang Mỹ, trị giá 5 tỷ USD
và chủ yếu là các loài giáp xác (trừ tôm), trị giá 3,34 tỷ USD. Và với giá trị thủy
sản hơn 3,3 tỷ USD vào năm 2021, thương mại từ Ấn Độ sang Mỹ đứng ở vị trí thứ
ba, thúc đẩy bởi nhu cầu đối với tôm thẻ chân trắng nuôi, chiếm 80% xuất khẩu
thủy sản của Ấn Độ sang Mỹ. lOMoARcPSD|50713028
3.2 Bối cảnh ngành thủy sản trong nước: lOMoARcPSD|50713028 lOMoARcPSD|50713028
3.2.1 Nuôi trồng thủy sản:
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) thông tin, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả
nước năm 2021 ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020.
Trong đó, riêng sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng cùng kỳ năm 2020.
Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, dịch Covid-19 có thể tiếp tục diễn biến
phức tạp trong năm 2022, tác động trực tiếp đến hoạt động logistics và ảnh
hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Thủy sản. Trong
các tháng 1, 2 và 3 của năm 2022 có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến.
Theo đó, ngành Thủy sản cần tích cực tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch
Covid-19 để phát triển sản xuất. Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức sản
xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi tháng 12-2021 và các tháng
đầu năm 2022. Đặc biệt, Bộ chỉ đạo các địa phương tiếp tục làm tốt việc thả nuôi
nhằm bảo đảm nguyên liệu chế biến thủy sản trong năm 2022. 3.2.2 Tiêu thụ:
Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng từ những làn sóng Covid-19, tổng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 8,88 tỷ USD, tăng trưởng 5,7% so với
năm trước đó, riêng quý IV/2021 tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020. Bước
sang năm 2022, sức nóng của xuất khẩu thủy sản không hạ nhiệt, thậm chí còn
bứt phá trong nửa đầu năm và xác lập mốc kỷ lục về doanh số và tăng trưởng so
với nửa đầu các năm trước.
Các mặt hàng hải sản khác, dù gặp khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng
trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, đem lại doanh thu trên 2 tỷ USD. Việt Nam đã khẳng
định được năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, là nước xuất khẩu thủy sản lớn
thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và NaUy. 3.2.3 So sánh Công ty CP Vĩnh Hoàn và
các đối thủ cạnh tranh:
So sánh Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) với Công ty CP Nam Việt (ANV) và
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) lOMoARcPSD|50713028
Dựa vào biểu đồ trên: Đường màu xanh là thể hiện doanh thu của Công ty CP Vĩnh
Hoàn (VHC), đường màu cam thể hiện doanh thu của Công ty CP Nam Việt (ANV),
và cuối cùng màu xám thể hiện doanh thu của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI).
Kết thúc năm 2021, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 9.060 tỷ đồng tăng trưởng
29% so với năm 2020. Trong cơ cấu doanh thu của Vĩnh Hoàn ghi nhận sự vượt
trội của các sản phẩm thành phẩm.
Tính chung cả năm 2021, doanh thu thuần của Nam Việt không có nhiều thay đổi
so với năm ngoái, đạt 3.504 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế và sau thuế cùng giảm
37% về lần lượt 150,9 tỷ đồng và 127,9 tỷ đồng. Đáng chú ý khi khoảng cách doanh
thu giữa Nam Việt và Vĩnh Hoàn đang ngày một xa.
Trong khi đó Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) kết thúc năm 2021
ghi nhận sự sụt giảm doanh thu 10,22% so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do
ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và chi phí vận chuyển tăng cao. Khoảng cách về
doanh thu của IDI chúng ta có thể thấy có sự tiệm cận với Vĩnh Hoàn. Tiếp theo là
so sánh Vĩnh Hoàn và hai công ty đối thủ cạnh tranh dựa trên tiêu chí gồm: Quy mô
nhân sự, Vốn điều lệ, Hệ thống nhà máy; Công ty thành viên; Sản lượng xuất khẩu của các công ty.