-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thư tư vấn pháp lý - Biểu mẫu văn bản
Kính thưa ông, Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông đã quan tâm đến dịch vụ của công ty chúng tôi. Đối với yêu cầu của ông, sau khi nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi xin được gửi ông thư tư vấn được đính kèm bên dưới để giải thích rõ hơn về các vấn đề chúng tôi đã tư vấn sơ bộ cho ông ở mail trước. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn bản 29 tài liệu
Biểu mẫu - Văn bản 130 tài liệu
Thư tư vấn pháp lý - Biểu mẫu văn bản
Kính thưa ông, Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông đã quan tâm đến dịch vụ của công ty chúng tôi. Đối với yêu cầu của ông, sau khi nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi xin được gửi ông thư tư vấn được đính kèm bên dưới để giải thích rõ hơn về các vấn đề chúng tôi đã tư vấn sơ bộ cho ông ở mail trước. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn bản 29 tài liệu
Trường: Biểu mẫu - Văn bản 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Biểu mẫu - Văn bản
Preview text:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ABC ● Địa chỉ
: 1/10 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh ● Điện thoại : 0972132524 ● Email
: bichquylawyer@icloud.com Số: …/03-2023-TV
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2023
Kính gửi: ÔNG LƯU MINH SANG
Địa chỉ: Số 69, đường X, phường Y, quận Z, thành phố H Kính thưa ông,
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông đã quan tâm đến dịch vụ của công ty chúng tôi.
Đối với yêu cầu của ông, sau khi nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi xin được gửi ông thư tư vấn
được đính kèm bên dưới để giải thích rõ hơn về các vấn đề chúng tôi đã tư vấn sơ bộ cho ông ở mail trước.
Trong trường hợp có thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm, đừng ngại liên lạc với chúng tôi để chúng
tôi có thể giải đáp thắc mắc kịp thời. Trân trọng.
Đại diện Văn phòng luật sư ABC Luật sư Tran Van A 1 THƯ TƯ VẤN I. YÊU CẦU TƯ VẤN
Trước khi đi vào những ý kiến tư vấn về vấn đề mà ông yêu cầu, chúng tôi cần chắc chắn
chúng tôi hiểu chính xác những thông tin ông đã cung cấp. Vui lòng liên hệ lại với chúng
tôi nếu có bất kỳ sai sót nào hoặc có thêm thông tin bổ sung vụ việc.
Ông Lưu Minh Sang, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, làm nghề kinh doanh tự do. Ông sở
hữu hợp pháp một khối tài sản lớn được định giá 200,000,000,000 VNĐ (Hai trăm tỷ
đồng chẵn chẳn). Ông muốn thành lập 05 công ty trách nhiệm hữu hạn để phát triển khối
tài sản này lên, với mong muốn nắm toàn quyền đối với những công ty này. Những công
ty của ông sẽ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh ăn uống, du lịch và kinh
doanh sản phẩm thời trang.
Cùng với đó, ông cũng sở hữu công ty TNHH một thành viên LMS với số vốn điều lệ là
20,000,000,000 VNĐ (Hai mười tỷ đồng chẵn). Sau 1 năm hoạt động, ông muốn giảm
vốn điều lệ vì muốn rút 50% vốn khỏi công ty.
Với những thông tin trên, ông muốn được biết:
1. Việc thành lập 05 công ty như trên có hợp pháp hay không.
2. Việc giảm vốn điều lệ của công ty nói trên có được pháp luật cho phép hay không. II. TÀI LIỆU 1.
Tài liệu khách hàng cung cấp -
Giấy tờ tùy thân, bao gồm: CMND, Hộ khẩu; -
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH MTV LMS; 2. Tài liệu pháp lý -
Luật Doanh nghiệp 2005; 2014. -
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. -
Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; -
Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn về đăng ký kinh doanh. III. Ý KIẾN TƯ VẤN 2
Ở thời điểm hiện tại, Luật Doanh nghiệp 2015 vẫn chưa có hiệu lực, do đó, chúng tôi xin
được tư vấn cho ông với những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Cụ thể như sau: 1.
Về vấn đề thành lập Công ty TNHH 1.1.
Điều kiện thành lập công ty -
Chiếu theo Khoản 1, 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005: Quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, theo quy định trên, ông là một người kinh doanh tự do, tức là không thuộc
những trường hợp không được quyền thành lập công ty theo điều luật kể trên.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP có quy định về danh mục những ngành, nghề bị cấm kinh doanh:
a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên
dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân
đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và
trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới
giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo; 3
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục
nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của
chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;
i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;
k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân;
l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc
chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.
Mặt hàng ông dự định kinh doanh bao gồm: kinh doanh ăn uống, du lịch và kinh doanh
sản phẩm thời trang cũng không thuộc danh mục những ngành, nghề bị cấm kinh doanh.
Như vậy, với khối tài sản dùng làm vốn thành lập công ty mà ông sở hữu một cách hợp
pháp, với ngành nghề mà ông đang làm cũng như ngành, nghề mà ông dự định kinh
doanh thì việc ông thành lập công ty hoàn toàn hợp pháp. 1.2. Loại hình công ty
Về loại hình công ty, ông hoàn toàn đủ điều kiện để thành lập công ty TNHH (bao gồm
cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH nhiều thành viên) theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về nguyên tắc, pháp luật doanh nghiệp không hạn chế về số doanh nghiệp tối đa mà mỗi
cá nhân được thành lập. Chỉ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về quyền thành lập công ty
cũng như mặt hàng kinh doanh ở Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 7 Nghị định
102/2010/NĐ-CP mà chúng tôi đã nêu ở trên, ông có thể thành lập bao nhiêu công ty tùy
vào khả năng tài chính của mình (Riêng trường hợp thành lập Doanh nghiệp tư nhân có
một số khác biệt. Tuy nhiên, ông có mong muốn thành lập cả 5 công ty đều là công ty
TNHH nên chúng tôi xin phép được không đề cập đến Doanh nghiệp tư nhân ở đây).
Vậy, việc ông thành lập 05 công ty TNHH là hợp pháp.
Pháp luật Việt Nam cũng không cấm các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề
cùng lúc, do đó, ông có thể lựa chọn một trong hai phương án: 4 -
Thành lập 5 doanh nghiệp và cả 5 doanh nghiệp cùng kinh doanh những ngành, nghề mà ông mong muốn; -
Thành lập 5 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiêp kinh doanh một ngành, nghề riêng biệt. 2.
Về vấn đề giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH:
Theo Khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2005 về vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ của
Công ty TNHH một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được
giảm vốn điều lệ.
Vậy, với điều luật nêu trên, ông không được giảm vốn điều lệ của công ty với bất cứ lý da nào.
Nếu do những lý do khách quan bất khả kháng, buộc ông phải rút 50% số vốn hiện tại
của công ty, dẫn đến giảm vốn điều lệ, phương án duy nhất ông có thể thực hiện là
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. IV. KẾT LUẬN
Với những phân tích ở trên, chúng tôi xin tóm gọn tất cả thông tin để ông được rõ như sau:
Về vấn đề thành lập công ty:
Việc thành lập 05 công ty TNHH mà ông mong muốn là hoàn toàn hợp pháp, bởi ông đã
đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định để có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập công ty.
Khi đã đủ điều kiện, ông có thể thành lập công ty dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào
với một số quy định cụ thể cho từng loại hình. Với mong muốn thành lập công ty TNHH,
ông có thể chọn thành lập Công ty TNHH một thành viên, vì ở loại hình doanh nghiệp
này, chủ sở hữu có toàn quyền trong việc điều hành hoạt động cũng như với doanh thu,
lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, ông có thể chọn loại hình công ty TNHH nhiều thành
viên với mức độ chịu trách nhiệm với công ty ít hơn, khi có rủi ro phát sinh, việc chịu
thiệt hại cũng nhẹ nhàng hơn.
Về vấn đề giảm vốn điều lệ:
Theo quy định của pháp luật, với loại hình công ty TNHH một thành viên, ông không
được phép giảm vốn điều lệ. Do đó, nếu có nhu cầu rút vốn và giảm vốn điều lệ, ông
buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. 5
Trên đây là ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà ông yêu cầu. Nếu có bất kỳ thắc
mắc nào về thủ tục thành lập công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc bất kỳ vấn
đề nào có liên quan, xin vui lòng liên hệ lại để được tư vấn rõ hơn.
Một lần nữa, xin cảm ơn ông đã sử dụng dịch vụ của Văn phòng chúng tôi. Trân trọng. Nơi nhận:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CBCC - Như trên; Trưởng Văn phòng - Lưu văn phòng. (Đã ký)
Luật sư Trần Dũng Quế Dân 6