



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: THỰC HÀNH KHUNG GẦM Ô TÔ
KHOA: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ ĐỀ BÀI
THỰC HÀNH CHUẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỘP SỐ CƠ KHÍ TRÊN Ô TÔ TOYOTA
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Tân
Sinh viên thực hiện – MSSV: Võ Minh Khoa - 207OT66070 Lớp: K26OT11 Khóa: 2020 – 2024 LHP: 223_DOT0390 HT KHUNG GẦM Ô TÔ LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình học tập và thực hành Học Phần thực hành hệ thống khung gầm ô tô tại xưởng
Khoa Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trong suốt 10 buổi học là một khoản thời gian quan trọng và
vô cùng quý báo với em. Có những kiến thức dù cơ bản hay phức tạp nó cũng là những
kiến thức rất quan trọng. Quan trọng về học tập, về công việc sau này của chính bản thân
em. Em hiểu thêm, hiểu rõ về cách thức hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng hay sửa chữa và
quy trình tháo lắp hệ thống khung gầm ô tô một cách tốt nhất dù chưa được sự hoàn thiện.
Được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô Khoa Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, bạn bè và các anh
chị cùng khoa đã giúp em hoàn thiện hơn trong suốt quá trình học tập thực hành tại xưởng.
nhờ những kiến thức đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc về sau và quan trọng hơn là
Tiểu Luận về Thực hành chẩn đoán kỹ thuật hộp số cơ khí trên ô tô Toyota.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô, ban cán sự khoa Trường Đại học Văn
Lang và đặt biệt hơn là sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tân trong suốt quá
trình học tập tại xưởng. Từ những buổi học nhỏ, sự hướng dẫn từ cơ bản đến chuyên sâu
các hệ thống có trong khung gầm ô tô đã giúp em có một cái nhìn bao quát hơn về hệ thống
khung gầm ô tô. Hiểu thêm về cách thức hoạt động, nguyên lý và nhiều thứ quan trong
khác đã giúp em rất nhiều. Dù thời gian có ích, kiến thức thì rất rộng lớn nhưng em rất cảm
kích sự tận tình hướng dẫn và những điều tuyệt vời đã mang lại cho em
Do tính chất quan trọng và bảo mật của một mẫu Tiểu Luận cuối kỳ nên em đã đi đến
phân tích một cách chi tiết và còn những sai sót mong nhận sự thông cảm. Những chi tiết
trên nằm sát với những gì đã học và được trình bài một cách chi tiết.
Sau đây là phần trình bài chi tiết tiểu luận kết thúc môn mong thầy cô nhận xét, đánh
giá để em có cái nhìn tốt hơn và đạt được kết quả cao trong phần trình bài báo cáo thực tập này. 2 HT KHUNG GẦM Ô TÔ LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập Học Phần thực hành khung gầm ô tô tại xưởng cơ khí Ô tô
Trường Đại học Văn lang dưới sự phụ trách của thầy Nguyễn Thanh Tân. Trong suốt thời
gian 10 buổi tại xưởng với nhiều kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hệ thống khung
gầm ô tô. Được sự hướng dẫn tận tình em đã hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý, kiểm tra sữa
chữa và quá trình tháo lắp các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ đó quá trình tiếp cận
được trở nên nhanh chống, thuận tiện hơn cho quá trình học tập cũng sự công việc về sau.
Thời gian học tập học phần thực hành khung gầm tại Trường Đại học Văn Lang em xin
chân thành cảm ơn vì được sự tận tình truyền đạt kiến thức và sự giúp đỡ từ các giảng viên
khoa công nghệ kỹ thuật ô tô và sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tân trong
từng buổi thực hành khung gầm tại xưởng. Trong từng buổi học dù thời gian là rất ngắn để
có thể giảng dạy hết những nội dung về các bộ phận thuộc hệ thống khung gầm ô tô nhưng
những gì thầy mang đến hết sức chuyên sâu dễ dàng có thể tiếp nhận. Được sự chỉ dẫn tận
tình qua từng buổi học, từng nội dung và bài giảng.
Với lòng biết ơn xâu sắc em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tân đã tận tình góp ý
trong quá suốt trình thực hành, chỉ ra những lỗi sai một cách tận tình để em có thể kịp thời
khắc phục và sữa chữa, đặt ra những câu hỏi trong suốt quá trình học nhầm giải đáp mọi
kiến thức. Nhờ có sự hướng dẫn của thầy em đã không còn hoặc ít đi những lỗi sai và hoàn
thiện hơn về kiến thức và quá trình thực hành đạt được hiệu quả.
Những công đoạn thực hành được hướng dẫn một cách cụ thể và học hỏi từ những bạn
cùng lớp đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập. Tạo điều kiện tốt nhất cho em vận
dụng vào thực hành một cách chính xác để tiến đến hoàn chỉnh bản thân và thực hiện bài
Tiểu Luận về Thực hành chẩn đoán kỹ thuật hộp số cơ khí trên ô tô Toyota.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bở ngỡ chưa
thực sự hoàn hảo khi bước vào thực hiện bài báo cáo nên phần báo cáo sẽ có những sai sót.
Kính mong sự góp ý và giúp đỡ từ Thầy Cô Khoa Công nghệ Kỹ thuật Ô tô để em có thể
hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 HT KHUNG GẦM Ô TÔ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên:
....................................................................................................................
MSSV:........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Lớp:..........................................................................................................................................
Khoa: ......................................................................................................................................... . Mã học phần:
..............................................................................................................................
Họ và tên người hướng dẫn khóa học:
.......................................................................................
Sinh viên đã hoàn thành báo cáo thực tập đúng quy định đề ra.
- Nội dung báo cáo thực tập gồm 4 chương:........................................................................ Chương 1:
................................................................................................................................... Chương 2:
................................................................................................................................... Chương 3:
................................................................................................................................... Chương 4:
................................................................................................................................... Nhận xét, Đánh giá:
.................................................................................................................... 4 HT KHUNG GẦM Ô TÔ
1.Đánh giá quá trình thực tập: ............................................................................................
2.Thực hiện báo cáo thực tập:..............................................................................................
3.Đánh giá chung:................................................................................................................
4.Kết quả thực tập:...............................................................................................................
Điểm đánh giá về báo cáo thực tập: ...........................................................................................
Điểm: ...................................Bằng chử:..................................................... 5 HT KHUNG GẦM Ô TÔ MỤC LỤC 6 HT khung gầm ô tô MỞ ĐẦU
Hộp số cơ khí gồm những vấn đề quan trong khi tiến hành đi đến tìm hiểu:
- Lịch sử ra đời của hộp số cơ khí khi đi đến tìm hiểu
- Sự cần thiết hộp số cơ khí mang lại cho sự phát triển của ô tô.
- Những chức năng mang lại, yêu cầu về hộp số cơ khí, phân loại hộp số cơ khí và ưu
nhược điểm mà hộp số cơ khí mang lại.
- Tìm hiểu về cấu tạo của từng loại hộp số cơ khí.
- Nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí và từng loại hộp số cơ khí có trên ô tô.
- Sự phát triển của hộp số cơ khí và những cải tiến xuyên suốt của hộp số cơ khí từ trước đến nay.
- Tìm hiểu về đặt tính kỹ thuật-thông số kỹ thuật của hộp số cơ khí từng loại trên ô tô.
- Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng và phương pháp chuẩn đoán
kỹ thuật-bảo dưỡng và đi đến sửa chữa hộp số cơ khí.
- Phát hiện lỗi trên hộp số cơ khí
- Quy trình tháo lắp hộp số cơ khí.
- Cách thức vệ sinh hộp số.
- Đề xuất lập quy trình tháo lắp sửa chữa.
- Quy trình bảo dưỡng hộp số cơ khí
- Quy trình cơ cấu cụm, chi tiết và khối hộp số cơ khí.
Chuẩn đoán kỹ thuật trên hộp số cơ khí ô tô là một việc cực kỳ quan trong để biết được
những hư hỏng và đi đến tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa một cách nhanh chống và hiệu quả nhất.
Hộp số cơ khí nói chung được chuẩn đoán là có những hư hỏng thường gặp như sau:
- Xe chạy không đạt đúng tốc độ, xe báo lỗi. 1 HT khung gầm ô tô
- Xe không thể vào số. - Động cơ có mùi lạ.
- Hộp số có tiếng ồn lớn.
- Hộp số cơ khí xảy ra hiện tượng trượt số. - Ly hợp kéo rê.
- Đèn kiểm tra động cơ báo. - Mày mòn hoặc rung lắc.
- Phản ứng chậm khi vào số
- Không xuống lên số được - Ăn khớp giật.
Hộp số cơ khí được tiến hành chuẩn đoán kỹ thuật với những hư hỏng có thể xảy ra như sau:
- Điều kiện xe lưu thông trên đường kiểm tra sự rung giật và trượt khi sang số.
- Kiểm tra tiếng kêu và những rung động bất thường.
- Kiểm tra hoạt động xuống số cưỡng bức trên xe.
- Kiểm tra thao tác lên số.
- Kiểm tra việc phanh bằng động cơ.
- Kiểm tra rằng hộp số không lên số.
- Kiểm tra đổ xe ở góc nghiên.
- Kiểm tra tốc độ dừng.
- Thử thời gian thử khi chuyển số. - Thử áp suất chuẩn.
- Thử chuyển số bằng tay.
Bài tiểu luận là kết quả của quá trình học học phần thực hành khung gầm ô tô. Từ đó đi 2 HT khung gầm ô tô
đến phân tích chi tiết hộp số cơ khí nói chung với từng loại khác nhau và hộp số cơ khí trên
dòng xe toyota một cách chi tiết, bao quát và hoàn chỉnh nhất.
Bài tiểu luận đi đến tìm hiểu phân tích những vấn đề có trên hộp số cơ khí từ đó đi đến
phân tích chuyên sâu về hộp số cơ khí trên dòng xe toyota về cấu tạo, nguyên lý hoạt động
hộp số và quy trình kiểm tra tháo lắp một cách chi tiết về hộp số cơ khi. Bài tiểu luận này
giúp bạn hiểu hơn về hợp số cơ khí nói chung và hộp số cơ khí toyota nói riêng.
Những nội dung được trình bài trong bài tiểu luận hoàn toàn từ chính quá trình học tập,
tìm hiểu mà có. Một số nội dung còn những thiếu sót nhất định mong nhận được sự nhận xét
tận tình từ mọi người. 3 HT khung gầm ô tô 4 HT khung gầm ô tô
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỘP SỐ CƠ KHÍ
1.1 Khái quát hộp cơ khí
Hình 1.1: Hộp số cơ khí ô tô
Hộp số cơ khí là bộ phận truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động. Hộp số dùng để
thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe, đồng thời thay đổi tốc độ
chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
1.2 Lịch sử ra đời
Năm 1904, hộp số cơ khí sang số trượt của Panhard-Levassor đã được hiện thực hóa bởi
hầu hết các nhà sản xuất ôtô. Dù tồn tại dưới dạng này hay dạng khác thì chúng vẫn còn
được sử dụng cho đến thời gian gần đây.
Hiển nhiên, đã có những cải tiến, thay đổi quan trọng nhất là hệ thống đồng bộ hóa cho
phép quá trình ăn khớp giữa cách bánh răng diễn ra một cách trôi chảy, không phát sinh va
đập. Hộp số trang bị bộ đồng tốc được Cadillac sử dụng lần đầu tiên vào năm 1928. Sau khi
được Porsche phát triển, phát minh này đã trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.
Khoảng thời gian kể từ khi hộp số sàn xuất hiện cho đến thời điểm phát minh ra bộ đồng
tốc, có một sự cố gắng khác cũng nhằm đơn giản quá trình sang số. Đó chính là hộp số có
cấu tạo từ bộ truyền bánh răng hành tinh, xuất hiện lần đầu tiên trên mẫu Ford Model T 1908. 5 HT khung gầm ô tô
1.3 Chức năng hộp số cơ khí
Thay đổi tỉ số truyền động giữa động cơ và bánh xe chủ động, để thay đổi vận tốc và
mômen của bánh xe cho phù hợp với tải trọng của động cơ.
Thay đổi chiều của mômen ở bánh xe chủ động để xe có thể chạy tiến hoặc lùi.
Cắt dòng truyền lực lâu dài giữa động cơ và hệ thống truyền lực trong trường hợp xe
chạy khởi động không tải.
Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng.
1.4 Yêu cầu hộp số cơ khí
Hộp số phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tỷ số truyền cần thiết để có tốc độ chuyển động thích hợp, lực kéo cần thiết trên các
bánh xe chủ động và đảm bảo tính kinh tế của ôtô.
Phải có hiệu suất truyền lực cao, làm việc ổn định, sang số nhẹ nhàng.
Không sinh ra lực va đập ở các bánh răng.
Phải có kết cấu gọn bền chắc, dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng hoặc kiểm tra và sửa chữa khi có hư hỏng. 1.5 Phân loại:
Hộp số cơ khí trên ô tô thường có hai loại là: Hộp số cơ khí 2 trục Hộp số cơ khí 3 trục 6 HT khung gầm ô tô
Hình 1.2: Mô tả hộp số cơ khí 2 và 3 trục
1.5.1 Ưu nhược điểm hộp số 2 trục Ưu điểm:
Có khả năng trích công suất ra ngoài để dẫn động các thiết bị phụ;
Điều khiển sang số đơn giản, nhẹ nhàng;
Hiệu suất truyền động cao;
Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc bảo dưỡng. Nhược điểm:
Việc điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động. Bên
cạnh đó, những “tay lái yếu” có thể cảm thấy căng thẳng khi vừa phải tập trung quan sát
đường đi, vừa phải thực hiện khá nhiều thao tác của hộp số sàn.
Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường
xuyên thực hiện các thao tác với hộp số, đặc biệt là “rà côn” để giữ cho xe không tắt máy khi đường đông. 7 HT khung gầm ô tô
1.5.2 Ưu nhược điểm hộp số cơ khí 3 trục Ưu điểm:
- Thường tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác.
- Việc bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn.
- Giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.
- Việc phải sử dụng nhiều thao tác để điều khiển côn, số hợp lý giúp người lái tập trung hơn.
- Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp.
- Quá trình vận hành mượt mà và chính xác do người lái không cảm nhận được quá trình
sang số thông thường (vòng tua lên cao rồi giảm xuống) như ở các loại hộp số khác. Nhược điểm:
Việc điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động. Bên
cạnh đó, những “tay lái yếu” có thể cảm thấy căng thẳng khi vừa phải tập trung quan sát
đường đi, vừa phải thực hiện khá nhiều thao tác của hộp số sàn.
Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường
xuyên thực hiện các thao tác với hộp số, đặc biệt là “rà côn” để giữ cho xe không tắt máy khi đường đông.
1.6 Cấu tạo chung hộp số cơ khí
- Hộp cơ khí có cấp gồm các bộ phận sau:
Vỏ ly hợp được lắp với động cơ. Vỏ hộp số.
Trục thứ cấp có các bánh răng thứ cấp. Bộ đồng tốc. Trục sơ cấp. 8 HT khung gầm ô tô
Trục trung gian và các bánh răng trung gian. Cần gài số.
Hình 1.3: Cấu tạo hợp số cơ khí Vỏ hộp số:
Vỏ hộp số bao phủ bên ngoài hộp số, thường làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm. Có
nhiệm vụ đỡ các chi tiết bên trong như ổ đỡ và các trục, ngoài ra còn chứa dầu bôi trơn để
bôi trơn các chi tiết bên trong. Hình 1.4: Vỏ hộp số
Các trục của hộp số: 9 HT khung gầm ô tô
Hình 1.5: Các trục của hộp số
Trục sơ cấp: Trên trục sơ cấp có một bánh răng liền trục và răng nhỏ ăn khớp với ống
trượt của bộ đồng tốc. Phần trước có rãnh then hoa ráp vào moayơ đĩa ly hợp. Truyền
chuyển động quay từ đĩa ma sát của ly hợp đến trục trung gian. Trục sơ cấp hay còn được
gọi là trục ly hợp dùng để truyền chuyển động quay từ đĩa ly hợp tới bánh răng của trục trung gian. Hình 1.6: Trục sơ cấp
Trục trung gian: Có nhiệm vụ giữ cho các bánh răng trung gian luôn ăn khớp với bánh
răng trên trục sơ cấp và trục thứ cấp. Các bánh răng của trục trung gian thường được chế tạo
thành một khối hoặc chế tạo rời, lắp với trục bằng then. Trục trung gian luôn quay cùng
chiều với trục sơ cấp của hộp số. 10 HT khung gầm ô tô Hình 1.7: Trục trung gian
Trục thứ cấp: Trục thứ cấp có nhiệm vụ đỡ các bánh răng và đồng tốc, các bánh răng quay
tự do chỉ có bộ đồng tốc bị khóa vào trục, dẫn động trục truyền chính và làm quay bánh xe. Hình 1.8: Trục thứ cấp
Trục số lùi: Trục số lùi là một trục ngắn, được lắp bên dưới và bên cạnh trục trung gian.
Trên trục số lùi gồm có một hoặc hai bánh răng, quay trơn với trục và có thể di chuyển trên trục để gài số lùi. Hình 1.9: Trục số lùi 11 HT khung gầm ô tô Bánh răng:
Việc sử dụng các loại bánh răng để đáp ứng về nhu cấu tốc độ và moment xoắn. Trong
hộp số ta thường sử dụng hai loại bánh răng: Bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng trụ răng
nghiêng. Bánh răng thẳng dùng trong bánh răng gài số lùi, vì nó ít làm việc và dùng cho việc
cài số. Các bánh răng còn lại đều dùng bánh răng trụ răng nghiêng.
Bánh răng của hộp số được làm từ thép chất lượng cao, chúng được tôi cẩn thận để tạo
độ nhẵn, bề mặt các răng cứng, nhưng bên trong rất dẻo. Chúng được gia công nhiệt bề mặt.
Các răng, các vùng nguy hiểm được gia công trên máy chính xác. Hình 1.10: Bánh răng Bộ đồng tốc:
Hai bánh răng đang quay, muốn gài vào nhau được êm dịu, không va đập, hư hỏng thì
phải làm cho chúng quay cùng tốc độ (đồng tốc) trước khi gài vào khớp. Hộp số ôtô hiện đại
được trang bị cơ cấu đồng tốc các bánh răng trước khi gài răng, gọi là bộ đồng tốc.
Nhiệm vụ này được thực hiện bởi một cơ cấu gọi là bộ đồng tốc được làm cùng với
khớp gài số trên hộp số của ô tô. Hầu hết các ô tô hiện đại đều được trang bị hộp số kiểu
đồng tốc. Được gọi là đồng tốc vì khi chuyển số hai bánh răng làm việc tiến lại gần nhau để
làm đồng bộ tốc độ quay của chúng nhờ ma sát.
Bộ đồng tốc dùng ở những tay số cao: số 2, 3, 4, 5 (có tỷ số truyền nhỏ) và những tay số
có tốc độ góc của các cặp bánh răng chênh lệch nhau lớn.
Cấu tạo của bộ đồng tốc có nhiều loại nhưng cơ bản gồm: moayơ (ruột đồng tốc) lắp
then hoa với trục thứ cấp, vòng ngoài ăn khớp răng trong của ống trượt (vỏ đồng tốc). 12 HT khung gầm ô tô
Hình 1.11: Cấu tạo bộ đồng tốc
Trên ống trượt có rãnh lắp càng gài số và ống trượt di chuyển theo chiều dọc để gài số.
Moayơ có ba rãnh rộng lắp ba miếng khoá, trên các miếng khoá có gờ được lò xo đẩy ra tiếp
xúc với ống trượt, giữ ống trượt ở vị trí trung gian.
Hai vòng đồng tốc (vòng ma sát) làm bằng thau, bên trong vòng đồng tốc có mặt côn
tiếp xúc với mặt côn trên bánh răng, bên ngoài có răng ăn khớp với răng trong của ống trượt,
trên vòng đồng tốc có ba rãnh, ăn khớp với ba miếng khoá.
Cơ cấu dẫn động điều khiển gài số:
Có hai kiểu gài (sang) số: Điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp.
- Điều khiển trực tiếp:
Loại này cần gài số lắp trực tiếp với hộp số. Thường được sử dụng trên xe có cầu sau chủ
động vì có ưu điểm: Chuyển số nhanh, chuyển số êm và dễ sử lý.
Hình 1.12: Cơ cấu gài số kiểu trực tiếp 13 HT khung gầm ô tô
Điều khiển gián tiếp:
Loại này hộp số tách rời khỏi cần số. Cần số được lắp riêng thường được lắp trên sàn xe
hoặc trên trục tay lái. Cần số được nối với cơ cấu gài số trên hộp số bằng các khớp quay và
thanh nối. Loại này có ưu điểm rung động và có tiếng ồn từ động cơ lên cần gài số được ngăn chặn.
Hình 1.13: Cơ cấu gài số kiểu gián tiếp
Cơ cấu định vị và khoá số:
Cơ cấu định vị thanh trượt(khoá riêng): Cơ cấu này giúp cho thanh trượt ở một vi trí
nhất định khi ở vị trí trung gian hoặc gài bất kỳ một số nào đó. Trên thanh trượt có rãnh ứng
với các số dùng chung thanh trượt và một rãnh số không, trên vỏ hộp số có lỗ, lắp lò xo và viên bi khoá.
Khi ta muốn gài bất cứ số nào trên thanh trượt như từ rãnh B sang rãnh C ta tác dụng
vào tay số, làm thanh trượt di chuyển sang phải, lò xo bị nén, viên bi đi lên và trượt trên
thanh trượt, dưới tác dụng của lò xo đẩy viên bi lọt xuống rãnh C. Nếu không có cơ cấu này
hoặc cơ cấu này bị hư hỏng như: viên bi bị mòn hoặc lò xo bị gãy, sẽ gây ra hiện tượng tự
trả về vị trí trung gian. 14