-
Thông tin
-
Quiz
Thực trạng và xu thế ứng dụng của thương mại điện tử | Học viện Hành chính Quốc gia
Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, Một số xu thế ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thực trạng và xu thế ứng dụng của thương mại điện tử | Học viện Hành chính Quốc gia
Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, Một số xu thế ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876
Chương 3. Thực trạng và xu thế ứng dụng của thương mại điện tử
3.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
3.1.1. Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới
Bắt đầu từ năm 2000 đến nay, số lượng người sử dụng internet trên thế giới liên lục
tăng nhanh.Tính đến cuối năm 2006 , con số này đã vượt mốc 1 tỷ người trong đó hầu
hết thuộc khu vực Châu Á và Châu Âu. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người sử dụng
internet lớn nhất thế giới với 185 triệu người, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Trung Quốc.
Về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn đến năm 2015, Châu Á có tốc độ tăng trưởng
cao nhất trung bình ở mức 48.2%.
3.1.2. Tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới
- Từ khi ra đời vào năm 1994 đến nay thương mại điện tử liên tục lan rộng và
pháttriển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu trong đó tại các nước phát triển chiếm 90% tổng
giá trị giao dịch. Đặc biệt tại Bắc Mỹ và Châu Âu con số đó lên tới 80%
- Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là
tạikhu vực Châu Á.Trong đó Mỹ là nước có trình độ thương mại phát triển nhất trên thế giới
- Hiện này hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ
lệthương mại điện tử của toàn cầu. Chỉ trong vòng bảy năm từ 1999-2006 doanh
số bán lẻ trực tuyến của nước này tăng gần 10 lần lOMoARcPSD|50730876
- Tính đến năm 2020, đã có hơn hai tỷ người đã và đang mua hàng hóa hoặc sử
dụng các dịch vụ trực tuyến trên toàn thế giới. Doanh số bán lẻ điện tử đã vượt
qua 4,2 nghìn tỷ đô la Mỹ
- Đặc biệt trong năm 2019-2020 trước tác động mạnh mẽ của đại dịch covid xu
hướng mua sắm trên các sàn thương mại trực tuyến ngày càng được biết đến.
Theo báo cáo của UNCTAD được công bố vào ngày 3 tháng 5 thì tổng tỷ trọng
bán lẻ trực tuyến đã tăng từ 16% lên 19% vào năm 2020
Có thể nói thương mại điện tử đang dần trở thành một mắt xích quan trọng
của các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, cùng với xu thế toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0
3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
3.2.1 Tình hình về cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam
3.2.1.1 Cơ sở hạ tầng về công nghệ
- Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân, với tỷ lệ dân
thành thị là 37.7%. Trong đó, có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet
(chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau
• Đối với hạ tầng viễn thông băng rộng:
+ Mạng băng rộng di động phát triển, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt
99,8%. Số thuê bao băng rộng di động/100 dân: 90%.
+Cáp quang phủ khắp cả nước đến 100% xã
+ 06 tuyến cáp quang biển, 3 tuyến cáp quang đất liền kết nối với các nước
trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
• Đối với hạ tầng điện toán đám mây. Hiện nay, tại Việt Nam có 03 nhóm nhà
cung cấp hạ tầng điện toán đám mây, bao gồm: các doanh nghiệp nước ngoài
(Google, Microsoft …); các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn với sự
đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC, FPT) và một nhóm các doanh nghiệp
nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ lOMoARcPSD|50730876
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng về nhân lực
- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử cho biết mới chỉ có 30% nhân lực trong
ngành thương mại điện tử được đào tạo chính quy; 55% nhân lực đến từ các
ngành đào tạo gần, như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin và 15%
đến từ các ngành nghề khác
- Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đến nay đã có 36
trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60
trường đào tạo học phần về lĩnh vực này. Tại Hà Nội, nhiều trường đại học đã
triển khai đào tạo ngành thương mại điện tử, như Thương mại, Thủy lợi, Kinh tế
quốc dân, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông…
3.2.1.3. Cơ sở hạ tầng về kinh tế
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đà tăng trưởng
của TMĐT đạt trên 20% trong năm 2021 với quy mô trên 16 tỷ USD. Trong đó nổi bật
nhất là 4 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Kết quả khảo sát tính đến tháng
5/2022 cho thấy Shopee đang là sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất thị trường Việt
Nam chiếm 72% thị phần , đứng thứ 2 là Lazada với thị phần 20,9%
3.2.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
-Thương mại điện tử đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây
kể từ khi Internet được triển khai vào năm 1997. Tuy nhiên, ứng dụng thương
mại điện tử mới chỉ thực sự phổ biến từ khoảng đầu năm 2018 trở về sau và thực
sự bùng nổ trong giai đoạn 2020-2021
-Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của
TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có
tăng trưởng TMĐT 2 con số lOMoARcPSD|50730876
- Tại nước ta thương mại điện tử đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực •
Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp đã triển khai các phần
mềm thương mại điện tử vào trong quản trị doanh nghiệp
• Trong lĩnh vực mua bán trực tuyến. Theo nghiên cứu của Cục thương
mại điện tử và công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, tính đến cuối năm
2007 số lượng sàn thương mại điện tử B2B tại nước ta là 40 sàn, B2C là 100 sàn lOMoARcPSD|50730876
• Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, nước ta đã
triển khai được hoạt động ngân hàng điện tử, chứng khoán điện
tử. Người tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện
tử thông qua mạng internet (internet banking) hay qua mạng di động (SMSbanking).
• Trong lĩnh vực vận tải hành khách, các công ty vận tải hành
khách, đặcbiệt là vận tải đường sắt và hàng không, đã triển khai hoạt
động bán vé trực tuyến
3.3 Một số xu thế ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai
Social Commerce (Thương Mại xã hội): Sử dụng các MXH như facebook,
Zalo, Instagram, tiktok làm phương tiện để quảng bá, bán sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp
Conversational Commerce (Thương mại đối thoại): là sàn TMĐT trên nền
tảng di động có khả năng trao đổi giữa người bán và người mua
Mobile Commerce (Thương mại di động): Xu hướng sử dụng các thiết bị
cầm tay không dây như smartphonr & table để thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Omnichannel ( Bán hàng đa kênh): Mô hình tiếp cận đa kênh (MXH, sàn
TMĐT, web) để tạo trải nghiệm mua sắm bất kể khách hàng đang ở đâu,bất kể thời gian
MGM/KOL/KOC: trong đó MGM: khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến
khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp, KOL: Doanh
nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng trên MXH để thúc
đẩy bán hàng. KOC: tương tự như KOL nhưng xuất phát là khách hành cũ
Short Video Commerce ( Video thương mại): Nhờ sự bùng nổ của MXH
đặc biệt là các loại hình story video ngắn mà Short Video Commerce trở nên phổ biến lOMoARcPSD|50730876
AI (trợ lý ảo): nắm bắt thông tin tra cứu các chính sách, sản phẩm 1 cách
nhanh chóng, kịp thời, đồng thời tư vấn và đăng ký được ngay các
chương trình khuyến mại cho khách hàng trên cùng giao diện của hệ
thống, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng và chăm sóc khách hàng Tài liệu tham khảo:
http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ICT401/Giao%20trinh/03- ICT401-Bai%201-v1.0..pdf?
fbclid=IwAR0iKmqWAheOyQDUbBsM4G5eb3ZfFydYXp8IvE5yO5csM8 8CO_bOXtUO9TI
https://forbes.vn/quy-mo-thi-truong-e-commerce-viet-nam-dat-39-ti-usd- vao-nam-2025