-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thuyết minh Biện pháp thi công | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thuyết minh Biện pháp thi công | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu gồm 39 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kỹ thuật thi công (HN01) 3 tài liệu
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 69 tài liệu
Thuyết minh Biện pháp thi công | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thuyết minh Biện pháp thi công | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu gồm 39 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ thuật thi công (HN01) 3 tài liệu
Trường: Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 69 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
Tên gói thầu : Xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội
cảnh sát giao thông –trật tự cơ động công an huyện Phú Lương.
Chủ đầu tư: Công an tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm xây dựng: Thị trấn Đu - huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên
Nguồn vốn: Kinh phí an toàn giao thông Bộ Công an cấp cho công an tỉnh Thái Nguyên năm 2017.
II. GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU
Nội dung chủ yếu của gói thầu Xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà
làm việc đội cảnh sát giao thông –trật tự cơ động công an huyện Phú Lương. * Quy mô xây dựng:
- Phá dỡ nhà cấp IV diện tích 173m2 đang được bố trí sử dụng làm bếp ăn Công an
huyện, hiện trạng như sau: Tường dày 220mm, cao 3,3m, mái lợp ngói trên hệ xà gồ gỗ, vì
kèo thép. Nền lát gạch Ceramic kích thước 400 x 400mm, trần tôn khung thép hộp mạ kẽm.
- Thi công mở rộng nhà làm việc 02 tầng kết cấu khung, tổng diện tích sàn 715m2
trên hệ móng đơn bê tông cốt thép kích thước 1,8 x 2m. Kiến trúc và kết cấu các tầng cụ thể như sau:
+ Mặt bằng tầng 1 gồm: Hành lang trước nhà, 03 phòng làm việc diện tích 160m2,
01 phòng kho diện tích 35m2, 02 buồng WC và cầu thang bộ bê tông cốt thép lên tầng 2.
Tường tầng 1 dày 220mm, cao 3,6m.
+ Sàn tầng 2 bê tông cốt thép toàn khối Mác 200, đá 1x2mm, dày 100mm. Mặt
bằng gồm: Hành lang, 01 phòng họp diện tích 128m2 , 02 buồng WC và khu cầu thang bộ.
Hành lang tầng 2 nối liền bậc xây gạch, láng VXM Mác 75 dày 2cm trên bản trượt bê tông
cốt thép xuống sân Trụ sở Công an huyện. Hành lang trước, sau và đầu hồi nhà (phía giáp
nhà thường trực) nối liền nhau.
+ Mái lợp tôn liên doanh dày 0,4mm trên hệ xà gồ thép hộp mạ kẽm kích thước
80x40x1,2mm và tường thu hồi. Nước trên mái chảy thu hồi vào sê nô xung quanh và thoát
xuống qua đường ống nhựa PVC Ø110.
- Nền lát gạch Granite kích thước 400 x 400mm
- Sơn tường trong và ngoài nhà sử dụng Sơn Dulux.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Nguồn điện lấy từ nguồn điện của Công an huyện. Thiết bị điện trong các phòng
gồm quạt trần, đèn huỳnh quang chiếu sáng… có thi công đường ống chờ điều hoà.
- Nước sử dụng được cấp từ nguồn nước của Công an huyện vào 02 téc 2m3 đặt
trên sàn mái, đường nước thoát được thiết kế đi vào rãnh thoát nước bao quanh nhà hiện có.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công CHƯƠNG II
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG
I.CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG
Gói thầu: Xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát
giao thông –trật tự cơ động công an huyện Phú Lương " là công trình nằm trong khuôn
viên của trụ sở công an huyện Phú Lương, hiện tại có 03 dãy nhà làm việc đang sử dụng,
nên điều kiện thi công chật hẹp. Quá trình thi công công trình phải đảm bảo an toàn vệ sinh
lao động, phòng chống cháy nổ, chống ồn và vệ sinh chung của khu vực. Do vậy để đảm
bảo chất lượng và tiến độ công trình, chúng tôi đã lập biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết
cùng các yêu cầu kĩ thuật kèm theo trong thuyết minh biện pháp thi công.
Nhà thầu chúng tôi là đơn vị có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi
công công trình dân dụng với đội ngũ cán bộ kĩ sư, kĩ thuật giàu kinh nghiệm, công nhân
lành nghề. Hệ thống máy móc phục vụ thi công đồng bộ tiên tiến hiện đại. Nhà thầu chúng
tôi tự tin khẳng định có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công gói thầu này.
II.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG
II.1.Quản lý chung của Công ty
Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ
của Công ty. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải
được Công ty phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình
thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công
trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công & cùng với Ban chỉ huy công trường
giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư & Tư vấn thiết kế.
II.2.Tổ chức thi công ngoài hiện trường:
a. Sơ đồ tổ chức hiện trường Ban chỉ huy công trường Hành chính Giám sát kỹ thuật Quản lý kỹ thuật Lĩnh vực khác 90 Tổ thi Tổ thi Tổ thi Tổ thi công công công công phá ván cốt cốt dỡ khuôn thép thép...
b. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
Ban chỉ huy công trường
Các thành viên ban điều hành: là chỉ huy trưởng công trường, các phó chỉ huy công
trường, ban điều hành sản xuất có chức năng và quyền hạn sau:
- Có trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ công trình về mọi mặt đối với chủ đầu
tư kỹ sư tư vấn ; trực tiếp đối ngoại với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đến hoạt động của công trình
- Thay mặt Nhà thầu có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình, có quyền điều động xe máy, máy móc thiết bị vật tư, nhân lực phục vụ cho công trình
Các bộ phận quản lý của Ban chỉ huy công trường - Hành chính:
Bao gồm Kế toàn công trường, bảo vệ hiện trường, y tá, đời sống, chế độ chinh sách
bảo hiểm, tài chính, tiền lương
- Giám sát hiện trường:
Gồm các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát hiện trường, thi công cùng với
người lao động là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông thường xuyên. Giám sát về
chất lượng, kỹ thuật thực hiện đúng yêu cầu của quản lý kỹ thuật trong thi công.
- Quản lý kỹ thuật:
Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người quản lý chung công trường, chịu
trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công công trình. Được giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng người trong nhóm (tổ kỹ thuật phục trách; thí nghiệm hiện trường, thường xuyên
bám sát hiện trường lấy mẫu thí nghiệm và báo cáo kết quả với người quản lý kỹ thuật - Lĩnh vực khác:
Quản lý, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công, điều hành xe máy, quản lý vật tư, quản
lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh…
Các đội thi công
- Dưới các bộ phận nghiệp vụ trên công trường là các đội sản xuất. Các tổ đội sản
xuất được bố trí theo ngành nghề chuyên môn và theo kế hoạch sản xuất của công trường
để đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
- Các đội sản xuất bao gồm các công nhân chuyên ngành có tay nghề cao đảm nhận
trực tiếp việc sản xuất, thi công các hạng mục công trình dưới sự chỉ đạo của các bộ phận
nghiệp vụ trên công trường, cán bộ kỹ thuật A, chỉ huy công trường và chịu trách nhiệm về
các công việc do mình đảm nhiệm.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
II.3. Bố trí tổng mặt bằng thi công:
Bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ
thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy
định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh,
đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.
Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị
máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, các kho xi măng, cốt
thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ
thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên (Xem bố trí trên tổng mặt bằng xây dựng).
Vị trí đặt máy móc thiết bị: Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn
vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ ràng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.
Bãi để cát đá, sỏi, gạch: Vị trí các bãi cát, đá, sỏi là cơ động trong quá trình thi công
nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.
Bãi gia công cốp pha, cốt thép: Cốp pha được dùng là cốp pha thép kết hợp cốp pha
gỗ. Các bãi này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sach sẽ, thoát
nước. Tại các bãi này cốp pha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Cốp pha thép được kiểm
tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép
được làm lán che mưa hoặc có bạt che khi trời mưa.
Kho: Dùng để chứa xi măng, sắt thép, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu
đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà
khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Nhà ban chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc
chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Được bố trí xung quanh công trường ở các khu
đất trống, các nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ
nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức
năng sở tại để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục
vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp
mềm bọc cao su có kích thước 3x16+1x10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như
máy trộn bê tông, thăng tải ....là loại cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x10+1x6. Hệ
thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn
sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 01 máy phát điện dự phòng 50kVA phục vụ cho thi công khi mất điện.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực
công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
Nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ
quản để xin cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước gần công trường , đầu họng
nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng. Nước từ nguồn cấp được
dẫn đến chứa tại các bể chứa tạm trên công trường.Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt
có sẵn tại công trường không đủ để phục vụ thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây
dựng bể lọc nước, dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về
nước thi công theo qui phạm.
Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và
nước dư trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu
về ga và thoát vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải
trong sinh hoạt và thi công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo
vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường.
III. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
III.1. Vật liệu đưa đến công trình
Các vật tư đưa vào công trình phải có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn mác và trong thời
hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế và TCVN.
Trước khi đưa vào công trình phải trình mẫu cho cán bộ Tư vấn giám sát, cán bộ
chủ đầu tư để xét duyệt.
a.Yêu cầu về vật liệu:
Yêu cầu chung: Vật liệu sử dụng phải đảm bảo chủng loại và chất lượng, đúng với
yêu cầu của thiết kế và các quy định hiện hành. Trước khi sử dụng vật tư vào công trình
Nhà thầu phải thông qua mẫu, chủng loại vật tư, thiết bị với Chủ đầu tư. Vật tư phải có
nguồn gốc xuất xứ, lý lịch rõ ràng. Nhà thầu có kế hoạch và tiến độ cung ứng vật tư hợp lý,
đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn do phải chờ vật liệu. Các yêu cầu cụ thể về vật liệu như sau: Xi măng:
- Xi măng sử dụng phù hợp với yêu cầu của điều 5.2 trong TCVN 2682-1999.
- Xi măng chuyển đến công trình phải bảo quản tốt để chống bị ngấm nước, bị ẩm do khí hậu.
- Xi măng xếp trong kho phải có nền cao 30cm so với mặt đất, xếp không cao quá
19 bao. Phải thông thoáng và chống ẩm ướt.
- Xi măng trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng.
Cát đổ bê tông:
- Phù hợp với các điều khoản của TCVN 4453-1995 và TCVN 1770-86.
- Hàm lượng bùn, bùn sét trong cát tinh tính theo % không vượt quá 3%.
- Hàm lượng muối <=1% theo khối lượng.
- Hàm lượng mica <=1% theo khối lượng. Đá các loại:
- Phù hợp với các điều khoản của TCVN 4453-95 và TCVN 1771-87.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Đối với các kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn
khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 chiều dài nhỏ nhất của kết cấu công trình. Nước thi công:
Nước dùng để trộn bê tông từ các nguồn nước sinh hoạt trong thành phố nhưng
phải lấy mẫu thí nghiệm phân tích và phù hợp với tiêu chuẩn của quy định nước cho bê
tông và vữa theo tiêu chuẩn TCVN 4506-87- Theo TCVN 4453-95 và TCVN 5724-93 ,
nước dùng để trộn bêtông, vữa và bảo dưỡng bêtông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
TCVN 4506-87. Không được dùng nước thải công nghiệp, nước cống, nước bẩn ở ao hồ có
nhiều bùn, nước có dầu mỡ. Cốt thép:
- Dùng trong kết cấu bê tông phải đảm bảo yêu cầu về chủng loại cường độ, đồng
thời phù hợp với quy định của TCVN 6285:1997
- Chủng loại thép dùng trong kết cấu bê tông đáp ứng được các yêu cầu của tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 1651:1985 thép cốt bê tông và có các yêu cầu kĩ thuật.
+ Thép cốt đường kính <10mm nhóm AI có Ra =2300kG/cm2.
+ Thép cốt đường kính >10mm nhóm AII có Ra =2800kG/cm2.
- Phải có giấy chứng nhận chất lượng của chủng loại thép, nhà máy sản xuất.
- Các thép được sản xuất theo tiêu chuẩn của nước khác (kể cả thép được sản xuất
trong các công ty liên doanh) phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn tương ứng
(đối với các loại cốt thép không đúng theo TCVN thì cần căn cứ các chỉ tiêu cơ học để quy
đổi về cốt thép tương đương) và phải cho biết các chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
+ Thành phần hoá học và phương pháp chế tạo đáp ứng với yêu cầu của thép dùng trong xây dựng;
+ Các chỉ tiêu về cường độ: giới hạn chảy, giới hạn bền và hệ số biến động của các giới hạn đó;
+ Mô đun đàn hồi, độ giãn dài cực hạn, độ dẻo; + Khả năng hàn được; Bê tông:
- Các loại vật liệu để sản xuất vữa bê tông đã được thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu
cơ lý. Cấp phối cho 1 mẻ trộn bê tông được cân đong bằng hệ thống cân đong tự động của máy trộn.
- Bê tông không được để xảy ra phân tầng và được đổ liên tục cho tới khi hoàn
thành 1 cấu kiện. Phải có đủ bê tông trước khi đổ vào 1 cấu kiện để đảm bảo quá trình đổ
bê tông liên tục. Trong quá trình đổ bê tông không được làm sai lệch vị trí cốt thép và
chiều dày lớp đổ bê tông. Vữa bê tông sau khi trộn không để lâu quá 90 phút và không
được để ngắt quãng đổ sau 60 phút. Gạch chỉ:
- Dùng gạch không nung, gạch đảm bảo không cong vênh, vỡ nứt và phải đều kích
thước 6.5 x 10.5 x22cm. Yêu cầu có chứng chỉ về các mẫu thí nghiệm về cường độ, độ thấm nước...
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Yêu cầu (Cường độ nén đạt 7,5N/mm2, Cường độ uốn đạt 7,5N/mm2, Độ hút nước đạt 5%). Sơn:
- Vật liệu sơn trước khi đưa vào sử dụng các thùng chứa phải còn nguyên đai
nguyên kiện, nguyên nhãn hiệu của nhà sản xuất, màu sắc theo thoả thuận cuối cùng của Chủ đầu tư.
- Dùng sơn chất lượng cao, sơn lót chống kiềm, sơn màu 2 nước phủ. Màu sắc bền
mặt ngoài phẳng bóng có đặc tính dễ chùi rửa độ phủ cao chống ẩm tốt màu sắc đều, không
có chì và các chất khoáng phụ gia, chống ố bẩn và khả năng chịu được độ ẩm và chịu chùi
rửa tối đa cùng các tính năng che lấp khe nứt nhỏ, hương thơm dễ chịu, độ phủ cao và ít rơi vãi dùng dung môi nước.
Vật tư, thiết bị điện.
- Các loại đường dây và thiết bị điện phải được giám sát của Chủ đầu tư xác nhận
đúng chủng loại, đồng bộ, đầy đủ các phụ kiện trước khi lắp đặt.
- Cáp điện sẽ được đóng bao bì theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo, được niêm phong,
dán nhãn đầy đủ và còn nguyên kiện trước khi vận chuyển đến công trường. Cáp phải được
trình duyệt về hãng sản xuất và được thử nghiệm theo tiêu chuẩn áp dụng và theo yêu cầu.
Cáp nhiều lõi phải được đánh dấu bằng màu để phân biệt các pha khác nhau, trung tính và nối đất.
b. Yêu cầu về thiết bị:
- Nhà thầu có kế hoạch sử dụng thiết bị, phương tiện máy móc và bố trí lực lượng
lao động hợp lý và đồng bộ, đảm bảo dây chuyền sản suất và tiến độ chào thầu.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị thi công khác (nếu có), các cơ quan
liên quan và Chính quyền địa phương tại địa bàn để công trình thi công thuận lợi, an toàn
và đảm bảo an ninh trật tự ,vệ sinh môi trường cho các khu vực liên quan khi thi công công trình.
c. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt;
- Tuân thủ theo Hồ sơ thiết kế và biện pháp thi công được chủ đầu tư phê duyệt, thông qua
- Công tác nghiệm thu và chuyển bước: Theo quy trình quy phạm, Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình; Nghị
định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định
số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
d. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn;
Tất cả các thiết bị, vật tư sau khi lắp đặt hoàn chỉnh đều được nghiệm thu vận hành
thử theo đúng quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ
về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
III.2. Các qui phạm kỹ thuật áp dụng
Khi thi công công trình này, Nhà thầu cam kết sẽ tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế,
các quy phạm và tiêu chuẩn Việt Nam đang có hiệu lực thi hành.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
Các Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
Bảng 1: Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng Quy chuẩn, tiêu Loại công tác chuẩn TCVN 4091: 1985
Nghiệm thu các công trình xây dựng. TCVN 4252: 1988
Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXD 309: 2004
Công tác trắc địa trong công trình XD - Yêu cầu chung. TCVN 4447:2012
Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCXDVN 286: 2003 Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCXDVN 269: 2002 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục. TCXD 79: 1980
Thi công và nghiệm thu công tác nền móng. TCVN 4459:1987
Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng. TCVN2682: 1999
Xi măng Pooclăng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4030: 2003
Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn. TCVN 4314: 2003
Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 3121: 2003
Vữa xây dựng - Phương pháp thử. TCVN 1770:1986
Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 1771: 1987
Đá dăm, sỏi vµ sỏi dăm - Yêu cầu kỹ thuật. TCXD 302: 2004
Nước trộn bê tông vµ vữa - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 5308: 1991
Quy phạm an toàn trong xây dựng. TCVN 4088: 1985
Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVNXD 356:2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4452: 1987
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCXDVN 313: 2004 Kết cấu bê tông và BTCT - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm. TCVN 4453: 1995
Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCXDVN 327: 2004 Kết cấu BT và BTCT - Yêu cầu bảo vệ chống an mòn trong môi trường biển
TCXDVN 296: 2004 Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn. TCVN 5641: 1991
Bể chứa bằng bê tông cốt thép - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 5718: 1993
Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng - Yêu cầu KT chống thấm nước. TCVN 6285: 1997
Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn. TCXD 234: 1999 Nối cốt thép có gờ.
TCXDVN 305: 2004 Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu (thay thÕ môc 6.8 cña TCVN 4453-1995).
TCVNXD 390:2007 Kết cấu Bê tông và BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVNXD 391:2007 Bê tông nặng - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên
TCVNXD 267:2002 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu TCVN 7296: 2003
Hàn - Dung sai chung cho kết cấu hàn - Kích thước dài và kích thước góc - Hình dạng và vị trí. TCXD 170: 1989
Kết cấu thép, gia công, lắp đặt và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật.
TCXDVN 330: 2004 Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
TCXDVN 334: 2005 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. TCVN 4519: 1988
Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - Quy phạm nghiệm thu và thi công. TCVN 7447 -4-41
Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 4-41: Bảo vÖ an toàn. Bảo vệ chống điện giật TCVN 7447 -4-43
Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 4-43: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống quá dòng. TCVN 7447 -4-44
Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà. Phần 4-44: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống
nhiễu điện áp và nhiễu điện từ. TCVN 7447-5-51
Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 5-51: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Quy tắc chung. TCXDVN 76: 1979
Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành hệ thống cung cấp nước. TCVN 4756: 1989
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. TCXD 201: 1997
Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo. TCXD 202: 1997
Nhà cao tầng - Thi công phần thân. TCVN 6883: 2001
Gạch gốm ốp lát, Gạch granit - Yêu cầu kỹ thuật. TCXD 149: 1986
Bảo vệ công trình xây dựng khỏi bị an mòn TCXD 159: 1986
Trát đá trang trí - Thi công và nghiệm thu. TCXD 192: 1996
Cửa gỗ, Cửa đi, Cửa sổ - Yêu cầu kỹ thuật. TCXD 237: 1999
Cửa kim loại - Cửa đi, cửa sổ - Yêu cầu kỹ thuật. TCXD 46: 1984
Chống sét cho các công trình xây dựng - Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. TCXDVN 46: 2007
Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống.
TCXDVN 303: 2004 Công tác hoàn thiện trong XD - Thi công và nghiệm thu Phần I Công tác láng và lát trong xây dựng
TCXDVN 303: 2006 Công tác hoàn thiện trong XD - Thi công và nghiệm thu, Phần II Công tác trát
trong xây dựng, Phần III Công tác ốp trong xây dựng.
III.3. Qui trình thực hiện, kiểm tra từng công việc
Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai
sót, nhà thầu đề ra Qui trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:
- Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển
khai thi công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót,
bất hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy
công trường Công ty để giải quyết.
- Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển
khai chi tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng sử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu
tư và Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết. Các loại vật tư đưa vào thi
công cũng phải trình duyệt.
- Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển
khai thi công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật
bên A, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế.
- Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ.
Nội dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
cốp pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu
cho bê tông, nước thi công, các chhi tiết chôn sẵn.
- Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ
đầu tư, Tư vấn giám sát.
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
IV.1. Công tác trắc địa công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây
dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng
đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện
và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công.
Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 309-2004
Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của
khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy. Lập hệ tọa độ giả
định XOY(thể hiện trên bản vẽ biện pháp thi công BPTC-01), từ hệ tọa độ này xác định
các điểm giới hạn của các hạng mục công trình.
Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt
bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết
kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong
phạm vi đất theo thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc
đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh
hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng
trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.
Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công
trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc, báo cáo thường xuyên theo từng giai đoạn thi công
công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.
IV.2. Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng
a.Công tác đào đất hố móng:
- Sử dụng nhân công thủ công đào móng đến cao độ thiết kế. Đất đào 1 phần được
vận chuyển ra khỏi công trường đổ về bãi thải một phần để lại xung quanh hố móng và các
khu đất chưa thi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.
- Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở và có bố trí rãnh thu nước
- Quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.
b.Công tác lấp đất hố móng:
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng
đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công.
- Thi công lấp đất hố móng bằng thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt
bằng máy đầm cóc đến độ chặt thiết kế.
- Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20-30cm, đầm chặt
bằng máy đầm cóc đến độ chặt, kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.
IV.3. Biện pháp, yêu cầu cho công tác thi công xây móng
1. Công tác móng, định vị.
- Đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, sau khi nghiệm thu công tác đào
móng kè, cán bộ trắc đạc tiến hành định vị tim kè và cao độ móng kè. Công tác định vị
phải đảm bảo độ chính xác theo hồ sơ thiết kế.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với đá xây
- Đá dùng để xây, lát trong công trình phải cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị nứt
rạn, không bị hà, chống được tác động của không khí và nước. Khi gõ bằng búa, đá phát ra
tiếng kêu trong; Phải loại bỏ đá phát ra tiếng kêu đục hoặc đá có vỉa canxi mềm. Đá dùng
để xây, lát phải sạch, đất và tạp chất dính trên mặt đá phải rửa sạch bằng nước để tăng sự
dính bám của vữa với mặt đá.
- Đá hộc dùng với vữa xây phải có kích thước tối thiểu: dày 10cm, dài 25cm, chiều
rộng tối thiểu bằng hai lần chiều dày. Mặt đá không được lồi lõm quá 3cm; Đá dùng để xây
mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30cm, diện tích mặt phô ra phải ít nhất bằng 300cm2,
mặt đá lồi lõm không quá 3cm. Đá hộc để lát phải có chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều
dày thiết kế của lớp đá lát.
- Trước khi đưa vào thi công, đá cần được kiểm tra về hình dạng, kích thước và chất
lượng và các chỉ tiêu cơ lý.
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây
Các yêu cầu kỹ thuật đối với vữa và hỗn hợp vữa:
- Đạt Mác thiết kế qui định với thành phần đã được tính toán;
- Có độ dính kết tốt với đá xây, đá lát;
- Có độ lưu động, độ phân tầng, khả năng giữ nước và thời gian đông kết thỏa mãn: Khi trời nắng STT Tên chỉ tiêu Khi trời lạnh nóng 1
Độ lưu động, tính bằng cm:
- Xây đá hộc không dùng chấn động, lát đá: 6 - 7 4 - 5
- Xây đá hộc có dùng chấn động: 2 - 3 1 - 2
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Xây đá đồ, đá kiểu không dùng chấn động: 10 - 12 7 - 9 2
Độ phân tầng đối với hỗn hợp vữa dẻo, tính 30
bằng cm3, không lớn hơn: 3
Khả năng giữ nước, tính bằng %, không nhỏ 63 4 hơn: 25
Thời gian bắt đầu đông kết kể từ sau khi
trộn, tính bằng phút, không sớm hơn:
Yêu cầu việc chế tạo vữa:
- Trước khi trộn vữa phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu, thiết bị trộn và các dụng cụ cân
đong vật liệu. Phải kiểm tra máy trộn và dụng cụ cân đong, nếu cần thì sửa chữa và hiệu
chỉnh để máy trộn hoạt động bình thường và dụng cụ cân đong chính xác. Trộn mẻ vữa
theo đúng thành phần đã xác định.
- Khi trộn vữa bằng máy trộn, phải theo trình tự sau: Đầu tiên cho nước vào máy
trộn, sau đó đổ cát, ximăng. Chỉ dừng máy trộn sau khi thấy hỗn hợp vữa đồng mầu (đồng
nhất), nhưng thời gian trộn không nhỏ hơn 2 phút.
- Các thí nghiệm hỗn hợp vữa phải được tiến hành ngay sau khi trộn để có sự điều
chỉnh cần thiết thành phần vữa.
Yêu cầu đối với việc vận chuyển và sử dụng vữa:
- Máy trộn, dụng cụ trộn và chuyên chở vữa sau khi dùng xong, phải được cọ rửa
sạch sẽ ngay, không để vữa bám dính và đông cứng;
- Sau khi trộn vữa xong, vữa được đổ trên sàn lát tôn hoặc nền ximăng, hoặc lát
gạch để vữa không bị lẫn đất bẩn, giảm chất lượng. Phải dùng hết hỗn hợp vữa ximăng
trước khi ximăng bắt đầu đông kết. Nếu vữa bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại.
Không để vữa ngoài nắng để tránh mất nước; Khi mưa, phải che đậy cẩn thận.
4. Yêu cầu kỹ thuật xây đá
- Hàng đầu tiên và những hàng đá chuẩn, những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp
móng, cần chọn viên đá lớn, phẳng đáy để xây, những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong
khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gẫy.
- Khi xây phải đặt đá hộc thành từng hàng rào cao 0,3m, Trong mỗi hàng đá xây
đều phải có hàng đá câu chặt, tạo hệ giằng theo các yêu cầu dưới đây:
+ Mỗi mét vuông trên bề mặt đứng của móng phải có ít nhất một hòn đá câu dài 0,40m.
- Khi xây đoạn giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu
móng với nhau. Không xây theo kiểu dựng nghiêng trong các khối xây. Phải kèm đệm chặt
các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây. không được đặt
đá tiếp xúc với nhau mà không đệm vữa. Khi xây đá hộc không thành hàng (đá hộc thô),
ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những quy định sau đây:
+ Chiều dầy các mạch vữa không lớn hơn 20mm và phải đều nhau; các mạch xây
ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không phải những mạch chéo
kéo dài, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ thập, mạch vữa lồi lõm.
+ Đá lớn nhỏ phải phân phối đều trong khối xây, không chèn đá vụn vào các mạch vữa ngoài mặt khối.
- Khi xây đá đẽo, chiều dầy mạch không lớn hơn 15mm, mặt ngoài phải phẳng nhẵn
ở các góc phải xây kiểu trồng cũi lợn bằng các viên đá dài, rộng ít nhất là 0,30m, khi đặt
phải chú ý cho thớ dọc viên đá tương đối thẳng góc với phơng chịu lực.
- Mạch vữa đứng cần được nhồi chặt vữa. Mạch xây phải theo đúng sơ đồ thiết kế.
Bề mặt tường phô ra ngoài yêu cầu phải phẳng, nhẵn.
- Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên
trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp, phải trải vữa trên bề mặt hàng này.
- Trong mùa hè, mùa khô, mùa gió tây, khi ngừng tạm thời thì phải tới nước cho
khối xây đá hộc luôn luôn ẩm. Trước khi tiếp tục thi công, trên bề mặt của hàng đá hộc
phải dọn sạch rác bẩn và tưới nước.
- Không được xây đá to hoặc đá nhỏ tập trung vào một chỗ theo chiều dài của
tường; Nếu tường dầy thì xây đá to phía ngoài và đá nhỏ trong lõi. Đá lớn cần giành để xây
phần chân tường và góc tường;
- Cần xây với độ cao đồng đều trong kết cấu xây để nền lún đều, nếu phải chia kết
cấu thành từng đoạn, thì chỗ ngắt đoạn phải xây dật cấp;
- Trường hợp khối đá xây nằm cạnh khối bêtông hoặc nằm giữa hai khối có khớp
nối chống lún, thì tại chỗ tiếp giáp với khối bêtông phải xây bằng đá đẽo hoặc đổ bêtông;
- Những viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dầy tương đương nhau. Mạch
đứng của lớp đá xây trên phải so le với mạch đứng lớp đá xây dưới ít nhất 8cm. Trong mỗi
lớp đá phải xây hai hàng đá ở mặt ngoài tường trước, sau đó xây các hàng đá ở giữa. Các
hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng. Không
được đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không đệm vữa. Phải đổ vữa trước, đặt đá sau,
không được làm ngược lại;
- Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mặt to xuống dưới. Phải ướm trước hòn đá; nếu cần,
sửa lại viên đá bằng búa để hòn đá nằm khít ở vị trí với mạch vữa không dầy quá 3cm. Sau
khi đã ướm thử và sửa lại hòn đá, nhấc nó lên, rải vữa, rồi đặt đá vào, dùng tay lay, lấy búa
gỗ nện vào hòn đá để vữa phùi ra ngoài mặt, sau đó dùng thanh sắt tròn = 10mm.Thọc kỹ
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
vào mạch đứng để nén chặt vữa, đồng thời chèn thêm đá dăm vào mạch vữa để mạch thật
no vữa. Không dùng đá dăm để kê đá hộc ở mặt ngoài.
- Không được làm tác động lực hoặc đi lại trên mặt khối xây khi mạch vữa chưa
đông cứng. Chỉ đắp đất sau tường chắn đất và cho tường chịu tải trọng thiết kế khi vữa đã
đạt cường độ thiết kế;
5. Công tác bảo dưỡng khối xây đá
- Sau khi xây và sau khi trát mạch hoặc trát mặt phải bảo dưỡng tốt khối xây: che
đậy khi trời nắng để tránh vữa mất nước nhanh, co ngót nhiều và phát sinh nứt nẻ. Khi vữa
bắt đầu đông cứng, tưới ẩm liên tục trong 4 - 6 ngày, định kỳ sau 2 - 3 giờ trong ngày; Ban
đêm nếu trời nóng cũng phải tưới 1 - 2 lần.
- Đối với mặt vữa trát có thể phun chất bảo dưỡng lên mặt vữa sau khi trát ngăn cản
sự bay hơi của nước trong vữa thay cho việc tưới nước.
- Khi đang xây, khi mới xây xong hoặc trát xong, vữa chưa kịp đóng rắn mà gặp trời
mưa, cần che đậy kỹ khối xây để giữ cho mạch xây, vữa trát không bị nước mưa phá hoại.
- Trong thời gian bảo dưỡng và khi vữa chưa đủ cứng, không được đi lại trên khối
xây, phải bắc cầu công tác, tránh gây rung động và va chạm mạnh vào khối xây. Khi tháo
giàn dáo, cầu công tác và cốppha, thanh chống đỡ vòm không được rung động mạnh để
tránh long mạch, giảm sự ổn định và khả năng chống thấm của khối xây.
6. Công tác kiểm tra và nghiệm thu a. Kiểm tra
- Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng khối xây đá ở ngoài thực tế gồm các nội dung sau:
+ Cách bố trí, sắp xếp các viên đá, mạch vữa, xử lý các chỗ xây gián đoạn v.v...;
+ Chất lượng móc mạch và trát mạch, trát ngoài (nếu có);
+ Kích thước, hình dạng khối xây, lát đá (đối chiếu với bản thiết kế);
+ Độ đặc chắc của mạch vữa trong khối đá xây bằng cách: đục thử ở một số vị trí để quan sát.
+ Nếu nghi ngờ cường độ vữa, có thể kiểm tra bằng búa kiểu quả lắc nhãn hiệu
PT/P/PM của Thuỵ Sĩ lên mạch xây hoặc ép mẫu vữa lấy từ mạch ra, cách làm như sau:
Lấy hai miếng vữa có hai mặt tương đối phẳng hình vuông ở mạch nằm ngang ở khối xây
có chiều dầy bằng chiều dầy mạch vữa, cạnh của mỗi miếng lớn hơn chiều dầy của nó; Gắn
hai miếng với nhau bằng thạch cao tạo thành một khối gần như hình hộp, rồi trát lên hai
mặt trên và dưới của khối đó một lớp thạch cao mỏng (dầy 1 - 2mm); Để sau một ngày
đêm, thí nghiệm ép mẫu có được cường độ mẫu vữa. Phải chuẩn bị và thí nghiệm năm mẫu
như vậy rồi tính giá trị trung bình của chúng.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
+ Nếu mạch vữa không no, không đặc chắc, cường độ vữa không đạt yêu cầu thì
phải dỡ bỏ khối đá xây để làm lại cho đến khi kiểm tra đạt yêu cầu.
- Phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời sửa chữa sai sót, tránh thi công hư hỏng
mới phát hiện, phải phá đi làm lại. Lập biên bản, ghi rõ các sai sót phát hiện được; Qui
định thời gian sửa chữa sai sót và sau khi sửa chữa phải kiểm tra lại và đánh giá lại chất
lượng; Kiểm tra việc bảo dưỡng, thời hạn tháo dỡ ván khuôn đà giáo (đối với vòm), thời
hạn cho khối xây chịu lực.
- Phải kiểm tra, nghiệm thu kết cấu và bộ phận công trình xây đá sẽ bị che khuất
trước khi thi công bộ phận công trình làm sau. b. Nghiệm thu
- Công tác nghiệm thu phải tiến hành nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ
và lập biên bản đầy đủ, rõ ràng. Khi khối xây đá không đạt yêu cầu kỹ thuật, sẽ đề ra yêu
cầu xử lý và quyết định ngày nghiệm thu lại. Chỉ sau khi nghiệm thu xong và sửa chữa đầy
đủ những thiếu sót, thì khối xây mới bàn giao cho cơ quan quản lý khai thác.
- Kích thước khối xây, lát đá phải đảm bảo các sai số cho phép qui định: STT Các hạng mục Sai số cho phép, mm 1
Độ lệch so với phương thẳng đứng trên 1 m chiều cao của: ±3
- Khe van, khe phai, bộ phận lắp máy móc: ±5 - Tường, mố, trụ pin: ±15
Nhưng cả trong hai trường hợp này độ lệch trên toàn bộ 2
chiều cao không vượt quá:
Khoảng cách giữa tim công trình và ±25 - Mép móng: ±3 - Khe van, khe phai: ±5 3 - Tường, mố, trụ pin:
Đối với khe van, khe phai: +3
- Khoảng cách giữa hai mép song song với nhau không
được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, có thể lớn hơn,
nhưng trên toàn bộ chiều cao không được lớn hơn: +3
- Trên bình đồ, độ lệch về phía thượng, hạ lưu giữa hai 4
khe van, hoặc khe phai đối diện nhau trong cùng một cửa cống: +10
Đối với cao độ đỉnh: +20
- Đáy cống, sân trước, sân sau, bể tiêu năng, tường tiêu 5 năng:
- Tường cánh gà, tường đầu, mố, trụ pin: +30 – 0 +20 – 0
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công Đối với chiều dầy: +20 – 0
- Xây móng bằng đá hộc: +15 – 0
- Xây tường bằng đá hộc: +15 – 0
- Xây cột bằng đá hộc: +10 – 0 6
- Xây móng bằng đá đẽo, đá kiểu:
- Xây tường bằng đá đẽo, đá kiểu:
- Xây cột bằng đá đẽo, đá kiểu: +20
Độ gồ ghề trên mặt khối xây đá không trát được kiểm +15
tra bằng cách áp một thước dài 2m vào mặt khối đá xây: +15
- Xây móng bằng đá hộc: +5
- Xây tường bằng đá hộc: +5
- Xây cột bằng đá hộc: +5 7
- Xây móng bằng đá đẽo, đá kiểu: +20 8
- Xây tường bằng đá đẽo, đá kiểu: +2
- Xây cột bằng đá đẽo, đá kiểu:
IV.4. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.
- Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài
ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.
a.Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha:
- Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ
tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm
bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
b. Lắp đặt ván khuôn móng cột.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn .
- Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ
vuông góc với nhau để gia cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .
c. Ván khuôn cột.
- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn.
Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.
- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .
- Chú ý: phải để cửa sổ để đổ BT, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông. Cách lắp ghép:
- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .
- Ghim khung cố định chân cột bằng đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên
kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.
- Dùng máy trắc đạc hoặc quả dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.
d. Ván khuôn dầm
- Ván khuôn dầm bao gồm 2 VK thành và 1 VK đáy. Cách lắp dựng như sau : + Xác định tim dầm .
+ Rải ván lót để đặt chân cột .
+ Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một
số cột dọc theo tim dầm .
+ Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng .
+ Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép
trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .
+ Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .
e. Ván khuôn sàn
- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ,
dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.
- Theo chu vi sàn có ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm
và dầm đỡ ván khuôn dầm.
Nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:
- Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.
- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
f. Công tác tháo dỡ ván khuôn:
- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết
cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công
sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp
pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.
- Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường
độ bê tông đủ mác thiết kế.
- Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:
+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ BT
+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột
chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Đối với VK đà giáo chịu lực của kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có
các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày)
với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm
có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
IV.5. Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép.
a . Các yêu cầu của kỹ thuật.
- Cốt thép sử dụng trong công trình phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật qui định
trong tiêu chuẩn về cốt thép. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá của Nhà sản xuất
được kèm theo khi cung cấp vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Cốt thép được gia công tại xưởng cốt thép tại công trường, thép được vận chuyển
tới công trường theo tiến độ thi công cụ thể.
- Không được sử dụng trên một công trình nhiều loại thép có hình dạng và kích
thước hình học như nhau, nhưng tính năng có lý khác nhau.
- Cốt thép trước lúc gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương
Thuyết minh biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công
+ Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
+ Các thanh bị bẹp, giảm tiết diện do làm sạch hoặc nguyên nhân khác không được
vượt quá giới hạn 2% đường kính. Nếu quá giới hạn thì loại thép đó dược sử dụng theo tiết diện thực tế.
+ Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
- Trình kỹ thuật Chủ đầu tư về mẫu mã, chủng loại và các chứng chỉ kỹ thuật về thép đưa về công trường.
- Cốt thép được xếp trên giá gỗ, được bảo vệ không han gỉ, hư hỏng hoặc bẩn.
Những thanh có đường kính và cường độ thép khác nhau được để tách rời nhau.
b. Cắt và uốn cốt thép.
- Cốt thép được gia công cắt uốn bằng phương pháp nguội, dùng máy cắt và máy
uốn. Tất cả việc uốn thép đều phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995.
- Trước khi cắt thanh, các bộ kỹ thuật lập sơ đồ cắt thanh, sơ đồ mối nối theo đúng
quy phạm, kích thước thanh theo đúng thiết kế.
- Nắn thẳng và đánh sạch mặt cốt thép trước khi cắt thanh
- Trước khi uốn thép, cần làm vật gá trên bàn uốn hoặc đánh dấu điểm uốn trên thanh
thép để đảm bảo uốn chính xác.
- Độ sai lệch của cốt thép không được vượt quá các trị số qui định trong bảng sau: TT Các loại sai số
Trị số sai lệch cho phép 1
Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu a) Mỗi mét dài 5mm b) Toàn bộ chiều dài 20mm 2
Sai lệch về vị trí điểm uốn 30mm 3
Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu BT khối lớn +d
a) Khi chiều dài nhỏ hơn 10m + (d+0,2d)
b) Khi chiều dài lớn hơn 10m 3o 4
Sai lệch về góc uốn của thép +a 5
Sai lệch về kích thước móc uốn +a Trong đó:
d: đường kính cốt thép (mm)
a: Chiều dày lớp bảo vệ (mm)
- Tất cả các thanh cốt thép trơn phải uốn móc cong ở hai đầu, trừ khi trong các bản vẽ có quy định khác.
- Các móc sẽ được uốn lại hơn 1800, với đường kính bên trong từ 6-8 lần đường
kính của thanh, phần cuối cùng của đoạn cong này là đoạn thẳng có chiều dài tối thiểu gấp
4 lần đường kính của thanh nhưng không ít hơn 6,5cm.
- Cốt thép sau khi gia công, bó từng thành phần bó theo các chủng loại riêng, xếp
trên sàn cao chống rỉ và có đánh số để phân biệt. c. Nối cốt thép. Nối buộc cốt thép
Gói thầu xây lắp công trình: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc đội cảnh sát giao thông –
trật tự cơ động công an huyện Phú Lương