Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản chủ nghĩa | Tài liệu tóm tắt ôn tập học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tích luỹ để tái sản xuất mở rộng là yêu cầu chung của mọi nền sản xuất. Trước C.Mác, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu vấn đề tích luỹ, nhưng không chỉ rõ được thực chất của quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa, quy luật chung của tích luỹ và hậu quả của quá trình tích luỹ tư bản với giai cấp vô sản trong xã hội tư bản. C.Mác nghiên cứu quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa dựa trên nền tảng lý luận giá trị thặng dư, nên đã khắc phục được những hạn chế của các nhà kinh tế học Tư sản cổ điển. Ngày nay nghiên cứu TLTB và các quy luật chung của nó có thể vận dụng vào xem xét vào thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta: tích lũy vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước; quan tâm đến đời sống người lao động... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HCMIU)
Trường: Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tích luỹ để tái sản xuất mở rộng là yêu cầu chung của mọi nền sản xuất.
Trước C.Mác, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu vấn đề tích luỹ,
nhưng không chỉ rõ được thực chất của quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa, quy
luật chung của tích luỹ và hậu quả của quá trình tích luỹ tư bản với giai cấp vô
sản trong xã hội tư bản.
C.Mác nghiên cứu quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa dựa trên nền tảng lý
luận giá trị thặng dư, nên đã khắc phục được những hạn chế của các nhà kinh tế học Tư sản cổ điển.
Ngày nay nghiên cứu TLTB và các quy luật chung của nó có thể vận dụng
vào xem xét vào thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta: tích lũy vốn cho quá trình
CNH, HĐH đất nước; quan tâm đến đời sống người lao động... NỘI DUNG 1
I. TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ
TÍCH LŨY TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Thực chất của tích lũy tư bản a) Khái niệm
- Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ
thêmđể mở rộng sản xuất, nhằm tăng quy mô và trình độ bóc lột của tư bản
đối với công nhân làm thuê.
- Ví dụ: Một nhà tư bản có tổng tư bản ứng trước là: 1000$.
+ Phân chia c/v = 4/1, tức là có 800$ để mua tư liệu sản xuất và 200$ để mua sức lao động.
+ Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì hàng năm nhà tư bản thu được 200$ giá trị thặng dư.
=> Do vậy năm thứ nhất sẽ là: 800c + 200v + 200m.
Trong 200m nhà tư bản không sử dụng hết cho sinh hoạt cá nhân mà dùng
100m làm tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất gọi là tích luỹ tư bản. Nếu cấu
tạo hữu cơ không đổi thì 100m tích luỹ được chia thành: 80m mua tư liệu sản xuất
và 20m để mua sức lao động. m’ không đổi, mọi hoạt động khác diễn ra bình
thường thì quy mô và kết quả năm thứ hai sẽ là:
Năm thứ hai: 880c + 220v + 220m.
Cứ như vậy, quy mô sản xuất sẽ không ngừng tăng lên, giá trị thặng dư
cũng không ngừng chuyển hoá thành tư bản, tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
được diễn ra liên tục. b) Thực chất
ĐVĐ: Thực chất tích luỹ tư bản là gì?
Thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư, hay nói cách
khác tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.
Tập trung luận giải một số vấn đề sau:
+ ĐVĐ: Tư bản hóa giá trịn thặng dư là gì? +
ĐVĐ: Tái sản xuất?
+ Các kiểu tái sản xuất
+ Nội dung của quá trình tái sản xuất
2. Các nhân tố ảnh hưởng quy mô tích luỹ tư bản chủ nghĩa
Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, do đó khối lượng
giá trị thặng dư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tích lũy tư bản. -
Nếu khối lượng giá trị thặng dư cố định thì quy mô tích luỹ tư bản
phụthuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ
tiêu dùng của nhà tư bản. 2 -
Nếu tỷ lệ phân chia giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng không thay
đổi thìquy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư tăng hay
giảm. Khối lượng giá trị thặng dư tăng hay giảm phụ thuộc vào 4 nhân tố sau: a)
Trình độ bóc lột giá trị thặng dư -
Nhìn vào công thức tính khối lượng giá trị thặng dư: M = m’.V, ta thấy:
M (khối lượng giá trị thặng dư) tăng hay giảm phụ thuộc vào m’ (phản ánh
trình độ bóc lột) vì V không đổi.
Khi trình độ bóc lột giá trị thặng dư tăng thì khối lượng giá trị thặng dư
tăng tương ứng, do dó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hoá, tức là làm
tăng quy mô tích luỹ tư bản.
ĐVĐ: Biện pháp để tăng m'?
- Biện pháp: trong thực tế nhà tư bản có thể nâng cao trình độ bóc lột giá
trị thặng dư bằng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và bằng cách cắt xén
tiền lương của người công nhân.
b) Năng suất lao động xã hội -
Tăng năng suất lao động làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống. Điều
nàymột mặt làm cho giá trị sức lao động giảm xuống, là điều kiện để nâng cao
trình độ bóc lột giá trị thặng dư. -
Mặt khác, với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho
tíchluỹ có thể mua được lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều
hơn, điều đó sẽ làm tăng quy mô tích luỹ.
c) Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ĐVĐ:
Thế nào là TBSD, TBTD? -
Tư bản sử dụng là toàn bộ giá trị các tư liệu sản xuất mà quy mô
hiệnvật của nó tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá. -
Tư bản tiêu dùng là bộ phận giá trị của những tư liệu lao động đã
haomòn dần trong quá trình sản xuất và được chuyển từng phần vào sản phẩm
mới, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Kỹ thuật càng hiện đại, chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
ngày càng lớn, sự “phục vụ không công” của tư liệu lao động càng tăng lên.
d) Quy mô của tư bản ứng trước
- Nhìn vào công thức tính khối lượng giá trị thặng dư: M = m’.V, ta thấy:
- Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư
dokhối lượng tư bản khả biến quyết định. 3
Như vậy quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng
lớn thì khối lượng giá trị thặng dư thu được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng
thêm quy mô của tích luỹ tư bản.
II. QUY LUẬT CHUNG CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng a) Tích tụ tư bản -
Khái niệm: tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt
bằngcách tư bản hoá giá trị thặng dư. -
Ví dụ: Tư bản A có 1000$ cộng thêm 100$ giá trị thặng dư tư bản
hoá,thành một tư bản lớn hơn là 1100$. -
Tích tụ tư bản là một tất yếu. Bởi vì:
+ Một mặt là do yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
phải mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
+ Mặt khác do sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình
tái sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản. - Tích
tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ. b) Tập trung tư bản -
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng
cáchhợp nhất nhiều nhà tư bản cá biệt sẵn có thành một tư bản cá biệt mới lớn hơn. -
Ví dụ: Tư bản A có 1000$, tư bản B có 2000$, hai tư bản này hợp
nhấtthành tư bản cá biệt mới AB có quy mô là: 3000$. - Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa của tập trung tư bản là do quy luật giá trị thặng dư chi phối.
+ Nguyên nhân trực tiếp là do cạnh tranh dẫn đến kết quả hoặc thôn tính
hoặc thoả hiệp với nhau nhằm mở rộng quy mô sản xuất; điều đó cũng đồng nghĩa
với việc mở rộng quy mô bóc lột lao động làm thuê. -
Phương thức chủ yếu của tập trung tư bản là cạnh tranh và tín dụng tưbản chủ nghĩa.
+ Cạnh tranh làm phá sản một số nhà tư bản, tư bản của họ bị tư bản thắng
trong cạnh tranh thôn tính. Đó là con đường tập trung bằng cưỡng bức.
Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy các nhà tư bản riêng lẻ liên kết, hợp nhất với
nhau. Con đường tập trung này có vẻ hoà bình, tự nguyện nhưng sự thật vẫn là
tập trung mang tính chất cưỡng bức gián tiếp. 4
+ Tín dụng tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng thúc đẩy tập trung tư
bản, nó làm tăng ưu thế của tư bản lớn giúp cho tư bản lớn dễ đánh bại đối thủ trong cạnh tranh.
c) So sánh và mối quan hệ giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản - So sánh:
+ ĐVĐ: Giống nhau ở những điểm nào?
Tích tụ và tập trung tư bản có sự giống nhau là đều làm tăng quy mô tư bản
cá biệt, do đó mà tăng cường sự thống trị và bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê. + Khác nhau:
ĐVĐ: Hãy so sánh sự khác nhau trên các tiêu chí sau đây? Tiêu chí Tích tụ tư bản Tập trung tư bản
Nguồn gốc Giá trị thặng dư tích lũy lại
Tư bản có sẵn trong xã hội
Bản chất Phản ánh mối quan hệ giữa giai Phản ánh mối quan hệ trong cấp vô sản
và giai cấp tư sản nội bộ giai cấp tư sản Giới hạn
Khối lượng giá trị thặng dư thu Tổng tư bản xã hội được Vai trò
Tăng quy mô tư bản cá biệt và
Tăng quy mô tư bản cá biệt,
tăng quy mô tư bản xã hội
quy mô tư bản xã hội không đổi - Mối quan hệ
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau.
+ Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh tư bản cá biệt, do đó
cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung tư bản mạnh hơn.
+ Tập trung tư bản lại tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường bóc
lột giá trị thặng dư và thúc đẩy tích tụ tư bản.
Như vậy, tích lũy tư bản làm cho tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng,
đó là một quy luật của tích lũy tư bản.
Xét về mặt kinh tế, tích tụ và tập trung tư bản có ý nghĩa rất quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế thông qua xây dựng các công trình công nghiệp lớn đòi hỏi
nhiều vốn; áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Quá trình sản xuất bao giờ cũng bao gồm 2 yếu tố là TLSX và SLĐ 5
Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư bản tồn tại dưới dạng hiện vật
và giá trị. Nghiên cứu cấu tạo hữu cơ của tư bản, C.Mác đi từ nghiên cứu cấu tạo
kĩ thuật và cấu tạo giá trị.
a) Cấu tạo kỹ thuật của tư bản -
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và
sứclao động cần thiết được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Do đó cấu tạo kỹ thuật nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, phản ánh trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và có tính tất yếu về mặt
kỹ thuật mà ý thức chủ quan của con người không thể vượt qua được tính tất yếu của kỹ thuật.
Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản người ta thường dùng những chỉ tiêu
là số năng lượng hay số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất. -
Ví dụ: 100 KW điện/1 công nhân, 5 máy dệt/1 công nhân.b) Cấu tạo giá trị của tư bản -
Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư liệu
sảnxuất và giá trị sức lao động cần thiết để tiến hành sản xuất.
Nói cách khác cấu tạo giá trị của tư bản chỉ quan hệ tỷ lệ giữa lượng giá trị
tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất. -
Ví dụ: Một nhà tư bản có 1200$, trong đó giá trị tư liệu sản xuất
là1000$; giá trị sức lao động là 200$ thì cấu tạo giá trị của tư bản là: c 1000 5 v 200 1
+ Cấu tạo giá trị của tư bản phản ánh mặt xã hội của sản xuất, phản ánh
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ bóc lột của tư bản với công nhân làm thuê.
+ Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ phụ thuộc lẫn nhau;
trong đó sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi cấu tạo giá trị của tư
bản. Để diễn đạt mối quan hệ giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản,
C.Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
c) Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật
quyết định và phản ánh sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật của tư bản. c Ký hiệu là : ......... v
C. Mác đã chỉ rõ: "kết cấu hữu cơ của tư bản là kết cấu giá trị của tư bản
trong chừng mực mà kết cấu giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư 6
bản và phản ánh những sự thay đổi của kết cấu kỹ thuật này". (C. Mác và Ph.
Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, H - 1994, tr. 828).
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản phản ánh mối quan hệ biện chứng, sự tác động
qua lại phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Do vậy, phạm trù
cấu tạo hữu cơ của tư bản là phạm trù phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản
ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị - phản ánh cấu tạo kỹ thuật của tư bản cũng
tăng lên. Điều đó có nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng. Sự tăng
lên trong cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện: tư bản bất biến tăng lên tuyệt đối
và tương đối; tư bản khả biến có thể tăng lên tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối.
Như vậy, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình cấu tạo hữu cơ của tư bản
tăng lên. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là một trong những nguyên nhân dẫn
đến nạn thất nghiệp trong xã hội tư bản.
d) Thất nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
ĐVĐ: Đồng chí hiểu thất nghiệp là gì? -
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thường xuyên có một bộ
phậnngười lao động không có việc làm.
C.Mác gọi những người đó là đội quân hậu bị của công nghiệp, hoặc nhân
khẩu thừa tương đối trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Gọi là nạn nhân khẩu thừa tương đối vì thừa ở đây là thừa so với nhu cầu
tích luỹ tư bản, chứ không phải thừa so với khả năng và nhu cầu của nền sản xuất xã hội. -
Nguyên nhân sinh ra nạn nhân khẩu thừa tương đối dưới chủ nghĩa
tưbản là do quá trình tích luỹ tư bản.
Quá trình tích luỹ tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, tư bản
bất biến tăng lên một cách tuyệt đối và tương đối; tư bản khả biến có thể tăng
tuyệt đối nhưng lại giảm xuống tương đối. Vì thế một bộ phận công nhân không
thể tìm kiếm được việc làm.
Ngoài ra tích luỹ tư bản còn làm nảy sinh những nguyên nhân khác khiến
cho nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng đó là:
+ Do việc nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo dài ngày lao động và
tăng cường độ lao động nên nhà tư bản có thể chiếm đoạt được nhiều hơn thời
gian lao động thặng dư của từng công nhân. Do đó nhu cầu về hàng hoá sức lao
động tăng chậm hơn và nạn thất nghiệp càng thêm trầm trọng.
+ Quá trình tích luỹ tư bản làm cho những người sản xuất hàng hoá nhỏ phá
sản ngày càng nhiều, nhất là ở thời kỳ máy móc đại công nghiệp. Điều đó làm cho
số lượng những người vô sản tăng thêm và quy mô nạn thất nghiệp cũng tăng thêm. 7
+ Sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều hơn sẽ gây ra hậu
quả trực tiếp là số công nhân đang làm việc bị thừa ra bổ sung vào hàng ngũ đội quân thất nghiệp.
=> Ngày nay, nạn thất nghiệp đang diễn ra trầm trọng ở các nước tư bản,
không chỉ đối với những lao động phổ thông, mà cả với những công nhân có trình
độ kỹ thuật cao như kỹ sư, bác sỹ...
- Các hình thức nhân khầu thừa
+ Nhân khẩu thừa lưu động: Là số lao động bị sa thải ở xí nghiệp này nhưng
lại tìm được việc ở xí nghiệp khác; nói chung số này chỉ mất việc từng lúc.
+ Nhân khẩu thừa tiềm tàng: Là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp, đó là
những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc
làm trong công nghiệp, đời sống có nhiều khó khăn.
+ Nhân khẩu thừa ngưng trệ: Là những người hầu như thường xuyên thất
nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt, sống
dưới mức nghèo khổ, tạo thành tầng lớp dưới đáy xã hội.
Tóm lại, nạn thất nghiệp là sản phẩm của tích luỹ tư bản, là bạn đồng hành
và là căn bệnh thâm niên của xã hội tư bản. Nó biểu hiện mâu thuẫn của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa; nó gây ra những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội cho giai
cấp công nhân làm thuê. Nạn thất nghiệp dẫn đến bần cùng hóa giai cấp vô sản.
3. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản a) Nội dung quy luật
ĐVĐ: Bần cùng hóa giai cấp vô sản là gì? -
Là xu hướng biến đổi theo chiều hướng xấu đi những điều kiện sống
củagiai cấp vô sản và những người lao động trong các nước tư bản. -
Nội dung quy luật: Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến hai kết quả
tráingược nhau: Tích lũy sự giàu có về phía giai cấp tư sản, tích lũy sự nghèo khổ,
bần cùng về phía giai cấp vô sản.
+ Tốc độ và quy mô tích lũy càng tăng thì giai cấp tư sản càng giàu có,
ngược lại giai cấp vô sản càng bị nghèo khổ và thất nghiệp nhiều hơn (nghèo khó
ở đây là so với cống hiến đóng góp của họ trong nền kinh tế nhất định như trả
lương không tương xứng).
+ Đây không phải là hai quá trình khác nhau mà là hai mặt của quá trình
tích luỹ tư bản. Hai mặt này làm điều kiện, tiền đề cho nhau: giai cấp tư sản càng
giàu có lại càng có điều kiện để tăng cường bóc lột giai cấp công nhân làm thuê,
do đó lại càng giàu có.
=> Giai cấp công nhân càng nghèo khổ lại càng bị bóc lột nặng nề, càng
phải chấp nhận sự bóc lột với mọi điều kiện, kể cả bán sức lao động với giá rẻ mạt. 8
b) Hậu quả kinh tế xã hội của tích luỹ tư bản
Quá trình tích luỹ tư bản dẫn đến hậu quả kinh tế xã hội là sự bần cùng hoá
giai cấp vô sản. Bần cùng hoá giai cấp vô sản biểu hiện dưới hai hình thức là bần
cùng hóa tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối.
- Bần cùng hoá tương đối: là biểu hiện ở tốc độ tăng thu nhập của giai cấp
tư sản ngày càng lớn hơn so với giai cấp vô sản trong tổng thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên.
Như vậy, bần cùng hoá tương đối giai cấp vô sản không phụ thuộc vào thu
nhập và mức sống của giai cấp công nhân mà phụ thuộc vào sự chênh lệch về mức
tăng thu nhập giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ví dụ: Năm 2010
Tổng thu nhập quốc dân là 1000 tỷ $.
Giai cấp tư sản: 600 tỷ $, chiếm 60%.
Giai cấp vô sản: 400 tỷ $, chiếm 40%. Năm 2017
Tổng thu nhập quốc dân là 2000 tỷ $.
Giai cấp tư sản: 1400 tỷ $, chiếm 70%.
Giai cấp vô sản: 600 tỷ $, chiếm 30%.
- Bần cùng hóa tuỵêt đối: là biểu hiện ở mức sống của giai cấp công nhân
ngày càng giảm so với nhu cầu ngày càng phát triển của họ và so với mức sống
chung của toàn xã hội ngày càng tăng lên... Ví dụ:
Năm 2010 nhu cầu tái sản xuất sức lao động là 1000$, tiền lương nhà tư
bản trả công nhân là 800$, mức thoả mãn nhu cầu là 80%.
Năm 2015 nhu cầu là 1500$, tiền lương được trả là 1000$, mức thoả mãn nhu cầu là 66%.
Như vậy, thu nhập tăng lên (từ 800$ lên 1000$) nhưng mức độ thoả mãn so
với trước đây lại giảm (từ 80% xuống 66%). Lưu ý:
+ Khi xem xét mức sống của giai cấp công nhân, cần tính đến toàn bộ các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời phải xét toàn bộ giai cấp công nhân gồm cả:
. Công nhân có việc làm và không có việc làm
. Công nhân kỹ thuật và công nhân lao động phổ thông 9
. Công nhân ở các nước tư bản phát triển và công nhân ở các nước đang
hoặc chậm phát triển; xem xét cả điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt, thời
gian lao động và cường độ lao động...
+ Mặt khác, không được đồng nhất bần cùng hóa tuyệt đối với mức sống
ngày càng kém đi, hôm nay kém hơn hôm qua, năm nay kém hơn năm ngoái. Cần
phải thấy rằng, đó là mức độ thỏa mãn nhu cầu sống ngày một giảm đi do sự tiến
bộ của xã hội tăng nhanh trong khi đó tiền lương không tăng kịp.
Định hướng tư tưởng:
Từ phân tích trên có thể khẳng định rằng lý luận bần cùng hoá của C.Mác
vẫn giữ nguyên giá trị, cho dù đời sống của công nhân hiện nay đã khác xa so với
trước. Bần cùng hoá giai cấp vô sản là một quy luật có tính xu hướng, tùy thuộc
vào kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân; nó biến đổi theo lịch sử của văn
minh, trình độ phát triển của xã hội tư bản.
Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân bị đe dọa bởi
nạn thất nghiệp, không ổn định của nghề nghiệp, sự hao tổn về thần kinh, những
biến tướng mới của việc tăng cường độ lao động. Bần cùng hoá tuyệt đối giai cấp
vô sản đang là một thực tế ở các nước tư bản phát triển hiện nay.
c) Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản -
Quá trình tích luỹ tư bản đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nền sản
xuấttư bản chủ nghĩa; là quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất ngày càng cao.
+ Do tăng cường bóc lột giá trị thặng dư mà tư bản tích luỹ ngày càng tăng,
quy mô tư bản ngày càng mở rộng. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đã
chiến thắng sản xuất nhỏ, lạc hậu về mặt tổ chức, kỹ thuật. Nền sản xuất lớn tư
bản chủ nghĩa có sự phân công hợp lý, sử dụng máy móc hiện đại.
+ Cùng với sự tích tụ và tập trung tư bản, sản xuất ngày càng được tập trung
nhanh, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, phân công lao động càng mở rộng, thị trường
phát triển thành thị trường thế giới. Quốc tế hoá đời sống kinh tế như một tất yếu
dẫn tới tích luỹ tư bản và đẩy nhanh việc xã hội hoá sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất. -
Quá trình tích luỹ tư bản làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản phát triển gay gắt. Qui định xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản tất yếu
phải được thay thế bằng xã hội mới tiến bộ hơn.
+ Chính quá trình phát triển đó là quá trình phát triển các mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản. Vì nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư thu được
trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê. Đó là cơ sở kinh tế xã hội khiến các mâu
thuẫn nội tại trong lòng chủ nghĩa tư bản phát triển gay gắt. Đặc biệt là mâu thuẫn
cơ bản của chủ nghĩa tư bản - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. 10
+ Sự phát triển của mâu thuẫn này sẽ tất yếu dẫn đến sự thay thế chủ nghĩa
tư bản bằng một xã hội mới tiến bộ hơn. Đó là xu hướng lịch sử của tích luỹ tư
bản - xu hướng tạo ra những điều kiện vật chất và tiền đề xã hội cho sự phủ định
đối với chủ nghĩa tư bản. 11