-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Bảo tàng chứng tích chiến tranh - lưu giữ và truyền cảm hứng từ lịch sử | Đại học Văn Lang
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Đó là quá trình xây dựng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc suốt hàng trăm năm. Vì vậy, lịch sử là quá khứ hào hùng, được tái hiện, lưu giữ đến ngày nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Lịch sử đảng (LSD_222) 44 tài liệu
Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Tiểu luận Bảo tàng chứng tích chiến tranh - lưu giữ và truyền cảm hứng từ lịch sử | Đại học Văn Lang
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Đó là quá trình xây dựng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc suốt hàng trăm năm. Vì vậy, lịch sử là quá khứ hào hùng, được tái hiện, lưu giữ đến ngày nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Lịch sử đảng (LSD_222) 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ~~~~o~~0~~o~~~~
TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ: BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH -
LƯU GIỮ VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG TỪ LỊCH SỬ
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Bá Lộc
Mã học phần: 223_71POLC10052_24 Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Thành viên nhóm
1. Nguyễn Ngọc Qúi ( Leader) 7. Trương Trần Tấn Phát 2. Nguyễn Quốc Duy 8. Nguyễn Thị Thu Thảo
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh 9. Phùng Minh Thư 4. Nguyễn Thanh Anh Huy 10. Nguyễn Thanh Trúc 5. Lê Thị Minh Lý 11. Đinh Viết Vĩnh Kỳ 6. Nguyễn Trang Bích Ngân 12. Hồ Ngọc Bảo Vy
TP.HCM, tháng 07 năm 2023 MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHỦ ĐỀ VÀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH
CHIẾN TRANH..........................................................................................................2
1. Tổng quan về đề tài và lý do chọn bảo tàng chứng tích chiến tranh...............2
2. Giới thiệu bảo tảng Chứng tích Chiến tranh:....................................................2
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN
TRANH........................................................................................................................5
1. Xuất hiện và lịch sử phát triển của bảo tàng chứng tích chiến tranh.............5
2. Bảo tàng chứng tích chiến tranh trong việc truyền tải thông điệp lịch sử......5
III. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO TÀNG
TRONG LƯU GIỮ LỊCH SỬ....................................................................................5
1. Bảo quản, trưng bày di sản lịch sử qua hiện vật và tài liệu chứng tích..........6
2. Vai trò và tầm quan trọng.................................................................................10
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH CHO CỘNG
ĐỒNG.........................................................................................................................12
V. KẾT LUẬN...........................................................................................................13
VI. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM..................................................................14 Trang | 2
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHỦ ĐỀ VÀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
1. Tổng quan về đề tài và lý do chọn bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có
lịch sử hình thành và phát triển khác
nhau. Đó là quá trình xây dựng, đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc suốt hàng trăm
năm. Vì vậy, lịch sử là quá khứ hào
hùng, được tái hiện, lưu giữ đến
ngày nay. Lịch sử là nguồn gốc, cội
nguồn không thể đánh mất mà phải
lưu giữ đến ngàn đời sau. Lịch sử
phải được đem vào nền giáo dục, tái
hiện qua nhiều hình thức khác nhau
như truyền miệng, lưu giữ qua các tài liệu.
Hình ảnh minh chứng hoạt động nhóm
Đặc biệt, việc xây dựng các hệ thống bảo tàng đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn lịch sử dân
tộc, tái hiện sinh động những sự kiện, móc son quan trọng của lịch sử. Bảo tàng còn góp phần vào
quá trình nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, bảo quản di sản văn hóa, tài liệu khoa học,
thông tin, giải trí và thưởng thức. Chính bởi những lẽ đó mà việc xây dựng hệ thống bảo tàng đang
được chú trọng rất cao, mang ý nghĩa to lớn. Tuyên truyền và giáo dục là một trong những công tác
quan trọng của bảo tàng. Lênin từng khẳng định: “Bảo tàng phải thực hiện chức năng của nhà nước
là giáo dục”. Luật Di sản văn hóa cũng khẳng định nhiệm vụ, chức năng giáo dục của bảo tàng là
hết sức quan trọng: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.
Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “ bảo tảng Chứng tích Chiến tranh – Lưu giữ và truyền cảm
hứng từ lịch sử”.
2. Giới thiệu bảo tảng Chứng tích Chiến tranh:
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum) là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28
đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống
Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh có tổng diện tích hơn 3.000 mét vuông, là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu
trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả
của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng
tuyên truyền về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh Trang | 3
xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng
lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã
được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên.
Trong 48 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài
nước. Hiện nay với khoảng 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công
chúng trong và ngoài nước.
Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001).
Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằm hiện đại hóa toàn
diện hoạt động. Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xây dựng. Hiện nay đang xây dựng nội
dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâm lược của Pháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh.
Hình ảnh bảo tàng chứng tích chiến tranh TP.HCM
Bảo tàng chứng tích chiến tranh như là bức tranh phác hoạ lại phần nào nổi đau thương, mất mác
mà dân tộc ta phải gánh chịu minh chứng cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam ta trong
chiến tranh và sự phát triển trong thời đại mới.
Ngay từ khi vào cổng, chúng ta có thể thấy được đó là hình ảnh của các vũ khí, phương tiện của
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Trang | 4
Hình ảnh những cỗ máy chiến đấu to lớn, rất tân tiến ở thời điểm đó: xe tăng, máy bay chiến đấu,
xe bọc thép, bom đạn được quân đội Mĩ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chỉ
từng đó thôi cũng khiến mỗi người chúng ta cảm nhận được sự ác liệt của cuộc chiến tranh.
Bên cạnh những cố máy chiến đấu thì bên ngoài sảnh bảo tàng có một điểm dừng chân vô xùng nổi
bật đó là “Chuồng cọp” – Một kiểu giam giữ được sử dụng tại nhà tù Côn Đảo. Với một chiến lồng
sắt nhỏ, không gian vô cùng chật hẹp chỉ 5m2 mà nhốt rất nhiều những người cách mạng yêu nước
ở đó để tra tấn họ bằng những hình phạt đau đớn, tàn bạo nhằm phá vỡ ý chí và sức mạnh của
những người yêu nước. Chúng kiến và trải qua những nơi kinh khủng như vậy thật sự cho thấy sự
kiên cường và quyết tâm không ngừng của những con người Việt Nam yêu nước.
Khu vực bên trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm có 3 tầng với 1 tầng trệt và 2 tầng lầu và
mỗi tầng có chủ đề và những hiện vật riêng. -
Khu tầng trệt gồm Phòng đa năng, Phòng thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến. -
Tầng 1 gồm Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Tội
ác chiến tranh xâm lược, phòng chiếu phim, phòng họp. -
Tầng 2 gồm những sự thật lịch sử, Hồi niệm (Bộ sưu tập ảnh của các phóng viên chiến
trường đã chết trong chiến tranh Đông Dương), Chất độc da cam trong chiến tranh Việt
Nam, Bồ câu trắng (phòng giáo dục thiếu nhi), Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình.
Về thời gian hoạt động, bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày Lễ, Tết). Thời
gian mở của từ 7 giờ 30 phút đến 18 giờ hàng ngày. Giá vào cổng tham quan bảo tàng là 40.000
đồng/người/lượt, và có những chế độ miễn hoặc giảm đối với các đối tượng là trẻ em, sinh viên,
người già, người có công với cách mạng,…
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
1. Xuất hiện và lịch sử phát triển của bảo tàng chứng tích chiến tranh
Bước vào lịch sử, vị trí hiện tại của Bảo tàng trước đây là nơi đặt chùa Khải Tường. Theo ghi chép
trong triều cũ của vua Minh Mạng thuộc triều đại Triều Nguyễn, đây chính là nơi sinh của Hoàng
Tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng), con trai của vua Gia Long. Khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã
cho xây dựng một ngôi chùa lớn tại địa điểm này và đặt tên là Khải Tường, với ý nghĩa "cảm tạ vua
nước Thủy Tố" và cầu mong cho sự thịnh vượng của triều đại.
Trong thời kỳ thực dân Pháp, ngôi chùa đã bị chiếm làm đồn đại úy Barbé chỉ huy. Sau đó, nơi này
đã trải qua nhiều vai trò khác nhau như bệnh viện sản phụ khoa, văn phòng luật sư, biệt thự,... Cho Trang | 5
đến năm 1975, khi đất nước giành lại độc lập khỏi ách đô hộ của Mỹ (30/04/1975), Bảo tàng Chứng
tích chiến tranh mới được thành lập nhằm ghi lại những hành động anh hùng của nhân dân Việt
Nam và đồng thời lên án những tội ác của thực dân và đế quốc. Ban đầu, công trình mang tên "Nhà
trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy" và chính thức mở cửa đón khách vào ngày 4/9/1975. Sau đó, tên gọi
được thay đổi thành "Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược" vào năm 1990, và từ năm 1995
đến nay, bảo tàng mang tên "Bảo tàng Chứng tích chiến tranh".
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cũng là thành viên của Hệ thống Bảo tàng Hòa bình thế giới và
Hội đồng Bảo tàng thế giới. Nhiệm vụ của bảo tàng là nghiên cứu, thu thập, bảo quản và trưng bày
tài liệu và hiện vật về tội ác và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Qua đó, bảo tàng kêu gọi chống lại chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tinh
thần đoàn kết nhân dân các quốc gia trên thế giới.
Với sự phát triển và thành công trong hoạt động của mình, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã nhận
được sự tín nhiệm và công nhận từ Nhà nước. Năm 1995, bảo tàng được vinh danh bằng Huân
chương Lao động hạng 3 và năm 2001, được trao Huân chương Lao động hạng 2. Từ năm 2002,
bảo tàng bắt đầu tiến hành công trình xây dựng mới nhằm hiện đại hóa toàn diện hoạt động. Vào
ngày 30/4/2010, công trình xây dựng hoàn thành. Hiện nay, bảo tàng đang tiến hành xây dựng nội
dung trưng bày mới, mở rộng để bao gồm cả thời kỳ xâm lược của Pháp và Nhật Bản cũng như thời kỳ sau chiến tranh.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã trở thành một địa điểm văn hóa du lịch hấp dẫn với sức thu hút
cao. Mỗi năm, có khoảng 1 triệ lượt khách tham quan đến đây. Nơi đây không chỉ thu hút sự quan
tâm của công chúng trong nước mà còn được công nhận và đánh giá cao bởi khách du lịch quốc tế.
Với vai trò quan trọng và những thành tựu đáng kể, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã góp phần
quan trọng trong việc bảo tồn, khám phá và truyền bá lịch sử, tôn vinh những nỗ lực chiến đấu của
nhân dân Việt Nam, cũng như thúc đẩy ý thức về hòa bình và đoàn kết giữa các quốc gia trên thế giới.
2. Bảo tàng chứng tích chiến tranh trong việc truyền tải thông điệp lịch sử.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp lịch sử.
Nó không chỉ là nơi góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mà còn mang
đến sự hiểu biết sâu sắc về hậu quả và đau đớn của chiến tranh. Các triển lãm và trưng bày tại bảo
tàng giúp khách tham quan nhìn nhận và suy ngẫm về tầm quan trọng của hòa bình, khuyến khích ý
thức chống chiến tranh và góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh như là một cuốn sách lịch sử sống động, kể lại những thời kỳ đau
thương và gian khổ của anh hùng dân tộc, đồng thời tôn vinh những người lính dũng cảm đã hy sinh
trong cuộc chiến. Nó cũng giúp thế hệ trẻ hôm nay học tập và hiểu sâu hơn về truyền thống cách
mạng hào hùng của dân tộc ta.
Chúng ta, những người dân Việt Nam, sống trong bình yên và tự do, hãy luôn ghi nhớ và trân trọng
nền hòa bình hiện tại cũng như biết ơn công sức lớn lao của các thế hệ trước đó. Những điều mà
chúng ta đang có ngày hôm nay được đánh đổi bằng xương máu của bao anh hùng dân tộc đã đứng
lên chống lại sự thống trị của thực dân để truyền lại cho chúng ta những khoảnh khắc bình yên này. Trang | 6
Hãy luôn ghi nhớ và biết ơn đối với tất cả những thế hệ cha anh đã hy sinh, và cùng với tình cảm
biết ơn đó, chúng ta, những thế hệ trẻ, chính là tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực,
phấn đấu và góp phần xây dựng đất nước để đứng bên cạnh các cường quốc khác trên thế giới.
III. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO TÀNG TRONG LƯU GIỮ LỊCH SỬ
1. Bảo quản, trưng bày di sản lịch sử qua hiện vật và tài liệu chứng tích.
Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh,
hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã
gây ra đối với Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn
1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 9 chuyên đề trưng bày. Bảo tàng hiện
có 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn ngày và triển lãm lưu động, tổ chức
đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng với các nhân chứng chiến tranh. Với gần 1 triệu khách
tham quan hàng năm, Bảo tàng đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa - du lịch có sức thu
hút đối với công chúng Việt Nam và Quốc tế.
Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh
thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Trích trong bảng tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 nước Mỹ đã nói rằng là “ Tất cả mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Nhưng thực tế khi mà tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam thì chính những người lính
Mỹ họ đã đi ngược lại với những gì mà trong bảng tuyên ngôn của họ công bố.
Hình ảnh Trích Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 Trang | 7
Có nhiều loại súng ống, lựu đạn và các công cụ chiến tranh mà quân đội Mỹ đã sử dụng để áp đặt
và xâm lược đất nước Việt Nam, gây ra những tội ác và đau khổ cho dân tộc. Theo thống kê, tổng
trọng lượng bom mìn mà Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam là một con số khổng lồ lên đến 14.300.000
tấn. Trong các bảo tàng, ta có thể thấy những hiện vật còn sót lại như xe tăng đa dạng, máy bay
chiến đấu, máy bay ném bom, xe bọc thép, xe ủi đất, súng đại liên, tiểu liên, súng phóng lựu đạn và các loại pháo khác.
Hình ảnh các loại đầu đạn, súng, bom được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Chiếc máy chém sắc lạnh gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm. “Chuồng cọp”, “địa ngục
trần gian” được phục chế theo mô hình ở nhà tù Côn Đảo được tái hiện chân thực, phản ánh đầy đủ
sự dã man, tàn ác tra tấn các chiến sỹ cộng sản của bọn tàn ác. Mỹ ngụy áp dụng những biện pháp
tra tấn chiến sỹ cộng sản hết sức tàn độc. Mỗi ngăn chuồng cọp dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét và cao 3
mét. Mùa nóng nhốt từ 5 tới 14 người, ngược lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân
bị còng vào cột sắt. Ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trong không gian nhỏ bé và ngột ngạt đó. Rắc
vôi bột cho người tù ngạt thở, cưa chân, đóng đinh vào đầu, khoét óc, giỏ nước làm buốt óc, thông
màng nhĩ, luộc người vào chảo dầu, nước sôi làm chóc da, lột xương, cho uống nước xà phòng, đá
vào bụng, mạn sườn để người tù nôn ra máu,… Bị đầy đọa trong chuồng cọp, sức khỏe của họ suy
sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật rồi hàng loạt bức
hình dội bom, tàn phá khắp các miền quê được tái hiện, gây cảm giác đau lòng, buồn bã cho người xem. Trang | 8
Hình ảnh chuồng cọp và máy chém
Bom dội tàn phá khắp các miền quê từ Nam ra Bắc, giết chết biết bao nhiêu là người già, trẻ em vô
tội, có những trận bom dội hủy diệt cả những ngôi trường nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc
quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng gào thét trên đường quê mịt mù khói sung với vết
phỏng bom napal của Mỹ tứa máu trộn đất, phủ khắp toàn thân.
Hình ảnh ‘Em bé Napalm’ trong chiến tranh
Những tấm ảnh hiện lên rõ nét như chứng minh cho tội ác lịch sử của quân Mỹ. Kia là hình ảnh xác người
chồng chất trên bờ ruộng nhắc nhở ta không bao giờ quên cái ngày mà quân Mỹ tàn sát 504 người dân vô tội
ở làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng giết phụ nữ, mổ bụng trẻ em sơ sinh và không bỏ qua cả người già. Trang | 9 Hình
ảnh những nạn nhân trong cuộc thảm xác
Trong những hình ảnh trong bảo tàng, có một bức hình đặc biệt khiến lòng người xúc động đến nghẹn ngào.
Đó là hình ảnh hai anh em, cùng che chở lẫn nhau trước nòng súng Mỹ. Một cảnh tượng đau thương nhưng
cũng đầy hy vọng. Ngắm bức ảnh, ta không thể không cảm nhận được tình cảm sâu đậm của tình anh em.
Anh anh hùng, tuổi đời chưa đầy mười, nằm che lên đứa em bé nhỏ, dùng cơ thể nhỏ bé để bảo vệ người em
khỏi những hiểm nguy khi quân Mỹ tiến vào làng. Đó là hình ảnh của sự hy sinh và lòng dũng cảm trước sự
bạo lực vô tội. Bức ảnh này đã lan truyền khắp thế giới, gây tiếng vang lớn và làm chấn động lòng người. Nó
truyền đi một thông điệp sâu sắc về sự bất công và tàn ác của chiến tranh. Những người tham quan, khi nhìn
thấy hình ảnh này, không thể giữ nổi nước mắt và lòng xúc động. Chúng ta nhìn thấy trong đó hình ảnh của
niềm tin và tình yêu thương trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng của sự
chống đối, sự kiên cường và sự đoàn kết của dân tộc. Nó đã thắp lên ngọn lửa hy vọng trong lòng những
người yêu hòa bình và tôn trọng nhân quyền trên khắp thế giới. Đó là một bài học về lòng nhân ái và sự can
đảm mà chúng ta không bao giờ được quên.
Từ năm 1961, chúng đã sử dụng nhiều loại chất độc hóa học: chất khai quang, chất diệt cỏ một số
chất chứa chất độc màu da cam dioxin. Hậu quả của chất độc màu da cam để lại khiến con tim
chúng ta tràn đầy nỗi đau và sự xót xa. Không chỉ là một mất mát vật chất, mà còn là sự mất mát vô
hình về sức khỏe, cuộc sống và hy vọng. Những người bị ảnh hưởng bởi chất độc này phải chịu
đựng nỗi đau và khó khăn không thể diễn tả thành lời. Họ phải đối mặt với những căn bệnh nặng
nề, khuyết tật và khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Màu da cam đã cướp đi sự trong sáng
của nhiều đứa trẻ, làm mất đi nụ cười và niềm vui trong cuộc sống của họ. Nhìn thấy những đứa trẻ
mang trong mình vết thương vĩnh viễn từ chất độc màu da cam làm lòng chúng ta đau xót, thấm
đẫm nỗi bi thương và sự bất công. Đối với những người sống sót, hậu quả về tâm lý và tinh thần
cũng không kém phần nặng nề. Họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và sự cô đơn do ngoại hình
bị biến dạng. Những cảm xúc như tự ti, buồn bã và tuyệt vọng thường xuyên ám ảnh cuộc sống của họ. Trang | 10
Hình ảnh của những nạn nhân chất độc màu da cam
Nhìn vào hậu quả của chất độc màu da cam, chúng ta không thể không cảm thấy sự phẫn nộ và
thương tiếc. Đó là một bi kịch đen tối đã để lại vết thương sâu sắc trong lịch sử và tâm hồn của dân
tộc Việt Nam. Chúng ta hy vọng rằng những nỗ lực hỗ trợ và chăm sóc cho những nạn nhân màu da
cam sẽ được gia tăng, và một ngày nào đó, hậu quả đau lòng này sẽ được xóa bỏ hoàn toàn.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh hiện lên như một gương trưng bày những chứng tích tàn khốc,
những hình ảnh ám ảnh, chống lại tội ác của bọn xâm lược thực dân. Nó là lời tố cáo vững chắc, tạo
nên dấu ấn vĩnh cửu của sự chống đối và chiến thắng, để lấy lại độc lập cho dân tộc ta. Trước mắt
ta, những hiện vật, những hình ảnh tồn tại, không thể nào phủ nhận tội ác của kẻ thù. Chúng như
những bằng chứng thép, vẻ ngoài lạnh lùng, nhưng đầy tuyệt vọng và nỗi đau của những người dân
vô tội. Chúng nói lên sự đấu tranh dữ dội, lòng gan dạ, sự hy sinh không ngại, để giành lại tự do và
độc lập cho quê hương. Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày, mà còn là một cầu nối tinh thần. Nó
truyền tải thông điệp về ý chí chiến đấu, về sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh, và tạo ra sự đồng
lòng trong việc bảo vệ độc lập và tự do của Tổ quốc. Nó gợi mở ý thức phản đối chiến tranh xâm
lược, gìn giữ hòa bình, và khơi dậy tinh thần đoàn kết và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên khắp
thế giới. Ngắm nhìn những hiện vật này, lòng tôi không khỏi xao xuyến. Sự tức giận, sự thương
tâm, và sự kiêu hãnh đồng thời trỗi dậy. Chúng thức tỉnh tâm hồn, gợi lên một ý chí kiên cường và
một quyết tâm vững vàng để không bao giờ lặp lại những bi kịch tàn khốc như vậy. Hãy lan truyền
câu chuyện này, để mọi người cùng nhìn thấy sự tàn bạo của chiến tranh và hiểu rằng hòa bình và
đoàn kết là giá trị quý giá nhất mà chúng ta phải bảo vệ.
2. Vai trò và tầm quan trọng
Gợi lên tinh thần yêu nước: hình ảnh chiến sĩ hi sinh trong chiến tranh, hình ảnh những người
chiến sĩ hoặc người dân chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam phải mang trong người các
loại bệnh tật, dị tật bẩm sinh và cả ung thư. Những tư liệu ở bảo tàng chứng tích chiến tranh giúp
cảm nhận được một cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Những gì
được nghe, được học trong sách vở thật sự là chưa thể đủ so với tham quan những hiện vật, những
hình ảnh chân thật tại bảo tàng. Thông qua đó giúp người trẻ cảm thấy khâm phục và tự hào những
người chiến sĩ Việt Nam đã hết lòng vì dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà
chịu nhục, chịu khổ, chịu bị hành hạ chứ nhất quyết không bán nước. Tội ác của thực dân gây ra Trang | 11
cho đất nước ta là vô cùng lớn, không một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh
kinh hoàng trong lịch sử.
Ý thức về giữ gìn hòa bình, phát triển đất nước mà cha ông đã dựng xây: Hòa bình, tự do và
hạnh phúc đang có đều là sự đánh đổi quá lớn của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội, cùng với lòng
biết ơn đó những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nổ lực, phấn đấu góp sức lực
nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”. Đồng
thời thấy được nguy hiểm và tác hại mà chiến tranh gieo rắc; cần giữ gìn sự hòa bình, hữu nghị giữa
các quốc gia để con người có thể sống trong hòa bình mãi mãi.
Tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu và học tập: đối với thế hệ trẻ và công chúng, nó mang
đến những bài học quan trọng về chiến tranh, hòa bình và lòng yêu nước. Bằng cách hiểu rõ hơn
về những hiểm nguy và hậu quả của chiến tranh, chúng ta có thể truyền cảm hứng và khuyến
khích những hành động vì hòa bình và xây dựng cộng đồng. Ngoài ra, bảo tàng cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra một nền tảng cho sự đối thoại và hòa giải giữa các quốc gia và
cộng đồng. Nó tạo cơ hội để các bên tham gia nghiên cứu, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về
chiến tranh và hòa bình. Nhờ đó, sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia được thúc đẩy, góp
phần xây dựng một thế giới hòa bình và ổn định.
Đóng góp vào sự phát triển kinh tế du lịch: Di sản lịch sử và các bảo tàng, triển lãm được tạo ra
từ hiện vật và tài liệu chứng tích có thể là điểm đến du lịch và thu hút du khách. Điều này có thể
góp phần vào phát triển kinh tế của một vùng, tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy ngành du lịch. Để
phát huy tốt vai trò của cộng đồng đối với bảo tàng, để khoảng cách giữa bảo tàng với cộng đồng
được thu hẹp lại và bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn chỉ khi bảo tàng xây dựng được chiến lược
dài hạn và một sự đầu tư đồng bộ, gắn kết chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, trong toàn xã hội. Như vậy,
việc bảo tồn di sản văn hoá có sự tham gia của cộng đồng, dựa vào cộng đồng và vì cộng đồng sẽ
giúp bảo tàng vượt qua được những thách thức để thay đổi nhận thức, mở rộng quan điểm, tạo ra
tầm nhìn mới và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của cộng đồng về việc duy trì bản sắc của chính họ.
Gắn kết cộng đồng vào hoạt động của bảo tàng không chỉ tạo sức hút với công chúng mà còn tăng
vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị truyền thống của địa phương.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH CHO CỘNG ĐỒNG
Sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh em tận hưởng sự học hỏi, bảo tàng chứng tích
chiến tranh cung cấp cơ hội để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về lịch sử, cuộc chiến, và những người lính
đã hy sinh trong cuộc chiến. Cảm giác học hỏi và khám phá có thể là một trải nghiệm rất đáng giá.
Bên cạnh đó còn cảm thất kính trọng và tôn trọng những người đi hy sinh trong chiến tranh và
những hậu quả của nó , em cảm thấy tiếc nuối và buồn bã với những tác động và hậu quả của chiến
tranh vì những hình ảnh và hiện vật trong bảo tàng nhắc nhở về những mất mát và đau khổ trong
chiến tranh. Qua đó khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh em nhận ra được sự quý giá của
hòa bình mà ông cha ta đã nằm xuống để dành lấy. Cuối cùng là sự cảm kích và biết ơn, với người
được sinh ra trong thời bình người có thể tránh xa được những hậu quả trong chiến tranh em rất biết
ơn sự hy sinh của ông cha mình và trân quý những gì mà mình có. Trang | 12 Ý nghĩa
Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 48 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đầy tự
hào cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ. Đối với thế
giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai dẳng.Tội
ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh, nhưng tàng chứng hãi hùng,
khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết
chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà tôi có thể nói với chính bản thân mình về cuộc sống
của mình hiện tại, tôi hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế
hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc
sống.Và chúng ta có vẻ như đang dần quên đi để có được bình yên như ngày hôm nay dân tộc
chúng ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu, biết bao sự
hy sinh quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao
khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau.
Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên và tự do, nhưng hãy
luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được
đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho
chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với biết bao
nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn đó chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của
nước nhà cần không ngừng nổ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để
đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”.
Giáo dục giới trẻ về sự hoà bình ngày nay là một mục tiêu quan trọng để xây dựng một thế hệ trẻ
hiểu và đồng lòng với giá trị của hoà bình, và đóng góp vào việc duy trì và phát triển đất nước. Giáo
dục giới trẻ về giá trị và đạo đức về những giá trị tôn trọng, lòng khoan dung , công bằng , đoàn kết
và sự hợp tác. Khuyến khích giới trẻ đối xử với nhau với cộng đồng xung quanh một cách bình
đẳng và đồng lòng. Tạo ra cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội có mục tiêu xây dựng
và duy trì hoà bình. Điều này có thể là qua việc tham gia các câu lạc bộ học sinh, tổ chức thiện
nguyện, hoặc các dự án xã hội khác. Qua việc trực tiếp tham gia, trẻ sẽ học được giá trị của hoà
bình và cách góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.Quan trọng nhất, giáo dục giới trẻ
về sự hoà bình cần được xây dựng trên một nền tảng đúng đắn về nhân quyền, công lý và tôn trọng
đối tác. Điều này sẽ giúp xây dựng một thế hệ trẻ có ý thức và khả năng đóng góp tích cực vào việc
duy trì và phát triển sự hoà bình của đất nước.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh có vai trò quan trọng đối với xã hội và đất nước, mang đến
nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bảo tàng không chỉ giúp ghi nhớ lịch sử, truyền tải những chi tiết về cuộc
chiến tranh. Qua bảo tàng, chúng ta có thể hiểu và học hỏi về những sự kiện quan trọng, cũng
như những khó khăn và mất mát mà quốc gia đã trải qua trong quá khứ. Không những vậy, bảo
tàng chứng tích chiến tranh còn tôn vinh và ghi nhận sự hy sinh của anh hùng và liệt sĩ trong
chiến tranh. Đó là nơi để tưởng nhớ, tôn kính và đền đáp công lao của những người đã hy sinh Trang | 13
tính mạng để bảo vệ đất nước. Nhờ đó, chúng ta có thể duy trì truyền thống biết ơn và sự tôn
trọng đối với những người đã cống hiến cho tổ quốc.
Cuối cùng, bảo tàng chứng tích chiến tranh có thể tạo niềm tin và sự đoàn kết trong cộng đồng.
Nó thể hiện sự kiên cường, lòng tự hào và tình yêu đất nước. Qua việc tôn vinh những giá trị
này, bảo tàng góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết và vững mạnh. Với những ý nghĩa này, bảo
tàng chứng tích chiến tranh đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ lịch sử, tôn vinh anh
hùng, truyền cảm hứng, đối thoại và hòa giải, cũng như tạo niềm tin và sự đoàn kết trong xã hội và đất nước. V. KẾT LUẬN
Trong các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị cao nhất, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam. Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà chúng tôi có
thể nói với chính bản thân mình về cuộc sống của mình hiện tại, chúng tôi hay đúng hơn là phần lớn
những người dân Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống
bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống. Chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại
nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh
gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong
thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm
dài trường kỳ kháng chiến, chúng ta, những lớp trẻ tương lai, những người có nhiều khát vọng và ý
chí, có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong
các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết
thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà
chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa
bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập!
Truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam là nguyên tắc đạo đức và chính trị, là
tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại, ý chí bảo vệ những lợi
ích của dân tộc. Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho nhân dân, cho tuổi
trẻ, trong đó có tuổi trẻ học đường, hiển nhiên không phải là nhiệm vụ, mà là nhiệm vụ chung của
mọi Bảo tàng có hiện vật ở nước ta hiện nay. Thông qua hệ thống trưng bày với hàng ngàn tư liệu,
hiện vật gốc Bảo tàng đã và đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong công tác giáo
dục truyền thống yêu nước và cách mạng, trở thành trường học lịch sử cách mạng cho mọi thế hệ.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã giúp chúng tôi, những sinh viên đang ngồi trong giảng đường,
thấy rõ hơn những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân dân Việt Nam,
và nhắc nhở tôi phải ra sức học tập tốt, cố gắng phấn đấu hơn nữa để đền đáp công ơn của những
người đã ngả xuống vì đất nước Việt Nam thân yêu. Chỉ bằng vài trang viết thì không thể nào diễn
tả hết những cảm xúc và sự thật của cuộc chiến tranh, chúng tôi nghĩ nếu là người Việt Nam hay bất
kì ai đặt chân lên đất nước Việt Nam đều nên một lần ghé thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, để
có thể thấy được một phần của nỗi đau đã hằn lên thân xác con người Việt Nam nói riêng và tội ác
của chiến tranh nói chung. Mỗi chúng ta phải nhìn vào đó mà ý thức sự hủy diệt, tàn ác của chiến
tranh, từ đó chung tay góp sức để giữ gìn hòa bình cho đất nước mình và hướng tới hòa bình toàn thế giới. Trang | 14
VI. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM Đóng CHÚ THÍCH STT HỌ LÓT TÊN MSSV Chức vụ góp LẦN 1 LẦN 2 Dealine lần 1 1 Nguyễn Quốc Duy 2173401151280 80% x x không làm Nguyễn Thị xin vào trể (có 2 Hồng Hạnh 2173401150029 100% mặt) x Nguyễn Thanh 3 Anh Huy 2173401151247 100% x x 4 Đinh Viết Vĩnh Kỳ 2173401151521 100% x x Vào trể x( có 5 Lê Thị Minh Lý 2173401150119 100% mặt) x Nguyễn Trang 6 Bích Ngân 2173401151255 100% x x 22h30 vào (k 7
Trương Trần Tấn Phát 207QT45665 90% xin trước) x Vắng họp lần 1 8 Nguyễn Ngọc Qúi 2173401151071 LEADER 100% x x 9
Nguyễn Thị Thu Thảo 2173201080118 100% x x 10 Phùng Minh Thư 2173401151285 100% x x Vắng họp lần 2 11 Nguyễn Thanh Trúc 2173201080630 90% x ( đi bảo tàng) vào trể x (có 12 Hồ Ngọc Bảo Vy 2173401150256 100% mặt) x Trang | 15
Document Outline
- 1. Tổng quan về đề tài và lý do chọn bảo tàng chứng tích chiến tranh.
- 2. Giới thiệu bảo tảng Chứng tích Chiến tranh:
- 1. Xuất hiện và lịch sử phát triển của bảo tàng chứng tích chiến tranh
- 2. Bảo tàng chứng tích chiến tranh trong việc truyền tải thông điệp lịch sử.
- III. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO TÀNG TRONG LƯU GIỮ LỊCH SỬ
- 1. Bảo quản, trưng bày di sản lịch sử qua hiện vật và tài liệu chứng tích.
- 2. Vai trò và tầm quan trọng
- VI. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM