Tiểu luận bộ môn An ninh quốc phòng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Tiểu luận bộ môn An ninh quốc phòng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục an ninh quốc phòng(GDANQP34)
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
BỘ MÔN QUỐC PHÒNG AN NINH
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG- AN
NINH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Thành viên
Trần Đoàn Ngọc Trâm MSSV 201411015 Lý Tấn Tài MSSV 201302084 Trần Lê Hà Vỹ MSSV 201302028 Ngô Quốc Huy MSSV 201409006 Võ Ngọc Bảo MSSV 201409083 Huỳnh Quốc Tuấn MSSV 181401237 Trần Bảo Kim Ngọc MSSV 201802039
GV : TRẦN TRỌNG THỦY
Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 7 năm 2023 1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................4 I.
KHÁI NIỆM – VAI TRÒ – VỊ TRÍ.........................................................................................................5
Khái niệm:.......................................................................................................................................5
Vi trí:...............................................................................................................................................5
Vai trò:............................................................................................................................................5 II.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH...............................................................................................................6
Giai đoạn 1945 – 1954:...................................................................................................................6
Giai đoạn 1954 – 1968....................................................................................................................7
Giai đoạn 1969 – 1975....................................................................................................................7
Giai đoạn từ năm 1976 đến nay:....................................................................................................8
III. THÀNH TỰU - KẾT QUẢ..................................................................................................................9
Các thành tựu y tế VN đạt được trong 2020-2022.........................................................................9
Thành quả ( kết quả )....................................................................................................................11
IV. THỰC TRẠNG VÀ HẠN CHẾ...........................................................................................................12
1. Dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn :.........................................................................12
2. Nhiều dịch bệnh phức tạp, mới nổi nguy hiểm.........................................................................13
3. Hệ thống thể chế còn nhiều bất cập.........................................................................................13
4. Năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và dự phòng còn hạn chế.......................................13
5. Chất lượng khám chữa bệnh chưa được như mong muốn :.....................................................13
6. Cơ sở vật chất còn nhiều điều chưa đảm bảo yêu cầu.............................................................14
7. Vẫn xảy ra tỉnh trạng thiếu thuốc, vật tư y tế...........................................................................14
8. Quản lý đào tạo chất lượng và nhân lực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và hội nhập
quốc tế.........................................................................................................................................14
9. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng như
phòng bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu.....................................................................................14 V.
NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP.................................................................................................................14
Nhiệm vụ:.....................................................................................................................................14
Giải pháp:.....................................................................................................................................16 2 3 LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trực tiếp là
Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và chỉ huy
Tổng cục Hậu cần; được nhân dân thương yêu đùm bọc, được
các ngành, các đơn vị tận tình giúp đỡ; được sự chi viện, hỗ trợ,
chỉ đạo nghiệp vụ có hiệu quả của Bộ Y tế; cùng với sự giúp đỡ
về kinh nghiệm và vật chất của quân y các nước, Ngành Quân y
Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng trưởng thành,
lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện tốt nhiệm vụ chm sóc, bảo vệ
sức khỏe bộ đội, cứu chữa thương binh, bệnh binh (TBBB) và
tham gia chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong suốt
chặng đường dựng nước, giữ nước vĩ đại của Đảng ta và của dân tộc ta. 4 NỘI DUNG I.
KHÁI NIỆM – VAI TRÒ – VỊ TRÍ Khái niệm:
Bộ y tế là cơ quan của Chính Phủ, có trọng trách thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về mặt y tế để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
trong lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền;
sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực
phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. Vi trí:
Ngành Y tế đã xây dựng được 71 đơn vị dự bị động viên trên toàn
quốc, gồm các loại hình: Bệnh viện khu vực, Bệnh viện dã chiến, Đội
Điều trị với hơn 4.000 quân nhân dự bị. V ai trò:
1. Tăng cường quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,
công chức ngành về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
2. Chủ động về nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn ngành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Xây dựng chiến lược phát triển y tế gắn với bảo hiểm quốc phòng, an ninh. 5
4. Chú trọng xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh, đáp
ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng.
5. Phát huy sức mạnh tổng hợp quân- dân y chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, phòng chống dịch bệnh bảo vệ môi trường.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Giai đoạn 1945 – 1954: -
Thiếu vũ khí, đạn dược, trang bị, thiếu lương thực, thuốc men, nhưng nghiêm trọng
hơn là thiếu cán bộ, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm về mọi mặt.
Trong khi cả nước chỉ có hơn 100 bác sĩ, có tỉnh chỉ có 1 y sĩ. -
Ngày 16/4/1946, Bộ Quốc Phòng ban hành Nghị định số 12/NĐ quy định
nhiệm vụ và tổ chức Cục Quân y và các Cục trong Bộ Quốc phòng. Hội nghị
quân y VI đề ra khẩu hiệu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trong 20 ngày cuối
tháng 6 và đầu tháng 7/1949, Cục Quân y triệu tập hội nghị y tá đại đội, đề cập 6
đến một số vấn đề cơ bản, như: “Người quân y phải nêu cao tinh thần vì bộ đội,
vì người binh nhì, vì nhân dân”.
Giai đoạn 1954 – 1968
- Từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1964, Ngành Quân y tập trung xây dựng theo
hướng chính quy, hiện đại, sau đó phát triển nhanh chóng trong lực lượng vũ
trang ba thứ quân của cuộc chiến tranh cách mạng, cùng toàn dân đánh bại
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
- Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn, Ngành Quân y đã
thực hiện một bước đổi mới trang bị kỹ thuật, xây dựng được một số trung tâm
khoa học kỹ thuật, góp phần chỉ đạo khoa học kỹ thuật quân y trong toàn quân.
Giai đoạn 1969 – 1975
- Ngành Quân y đã tham gia bảo vệ sức khỏe bộ đội, cứu chữa TBBB trên miền
Bắc, tạo nguồn tiếp tế quân y chi viện cho chiến trường miền Nam; tiếp tục mở
rộng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân y, tăng cường công tác tổng kết
nghiên cứu y học quân sự phục vụ chiến trường.
- Các Hội nghị dược chính toàn quân (1969), Hội nghị quân y chiến trường
(1971) đã tổng kết được những bài học quý báu về công tác bảo đảm quân y trong giai đoạn này.
- Trong chiến tranh ác liệt, nhiều kíp mổ đã phải phẫu thuật liên tục 18 - 20 giờ 1
ngày để cứu sống tính mạng thương binh. 7
- Mặc dù tỉ lệ thương vong của cán bộ, nhân viên quân y chiếm tới 10% tổng số
thương vong chung, nhưng vẫn xây dựng được một mạng lưới cứu chữa hoàn
chỉnh, rộng khắp ở phía trước, chuyên khoa sâu ở phía sau, làm giảm tỉ lệ tử vong hỏa tuyến.
Giai đoạn từ năm 1976 đến na y:
- Từ năm 1976, nhất là trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phòng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của toàn Ngành
Quân y từng bước được đầu tư nâng cấp với các phương tiện hiện đại .
- Năm 1987, lần đầu tiên ở nước ta Ngành Quân y nghiên cứu
thành công việc việc chiết xuất Artemisinine từ cây thanh hao
hoa vàng điều trị sốt rét kháng thuốc 8
III. THÀNH TỰU - KẾT QUẢ
Các thành tựu y tế VN đạt được trong 2020-2022 Thành tựu 2020
1. Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên phân lập được
virus corona chủng mới. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt
Nam đã chủ động sản xuất được máy thở, sinh phẩm chẩn
đoán và bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19.
2. Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, ngành Y tế chủ động
phòng chống, các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là dịch
bạch hầu ở khu vực Tây Nguyên, bệnh Whitmore ở miền
Trung, bệnh sốt mò ở một số tỉnh miền Bắc, không để “dịch
chồng dịch”. Dịch bệnh HIV/AIDS tiếp tục được kiểm soát,
năm 2020 là năm thứ 12 liên tiếp giảm cả 3 tiêu chí: số
người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS
và tử vong liên quan đến AIDS.
3. Kỳ tích nổi bật là cuộc phẫu thuật tách dính ca song sinh
Trúc Nhi - Diệu Nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh.
Hơn 1 năm chuẩn bị, gần 100 y bác sĩ căng thẳng 12 tiếng
trong phòng mổ. Hạnh phúc vỡ òa khi ca phẫu thuật thành
công, mang lại đời sống mới cho 2 bé gái, đánh dấu bước
tiến mới vượt bậc của ngành y.
4. Ca ghép hai cẳng tay đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á và
Việt Nam đã được bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực
hiện thành công cho một thanh niên dù không cùng nhóm
máu với người cho chết não. Bệnh nhân đã hồi phục chỉ sau 2 tháng. 9
5. Lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với
thành công của 2 ca ghép ruột từ người cho sống đầu tiên do
Bệnh viện Quân y 103 và Học viện Quân y thực hiện sau 3
năm chuẩn bị. Ruột là tạng khó ghép nhất.
6. Trong chấn thương chỉnh hình, đội ngũ thầy thuốc Việt Nam
đã mạnh dạn sáng tạo vật liệu khớp nhân tạo để thực hiện
thay cùng lúc 8 khớp trên đôi bàn tay co quắp của bệnh
nhân viêm khớp dạng thấp rồi tạo hình, phục hồi chức năng gấp duỗi ngón tay.
7. Hiện việc tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax phòng COVID-
19 giai đoạn 1 đang được Học viện Quân y thực hiện, dự kiến
sẽ kết thúc vào cuối tháng 2/2021 sau đó sẽ tiến hành tiếp
các giai đoạn tiếp theo. Nếu kết quả tốt có thể sẽ xem xét
cấp phép sử dụng vào cuối năm 2021. Ngoài vaccine
Nanocovax, còn 2 công ty trong nước cũng đang sản xuất
vaccine, dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3/2021. Thành tựu 2021
1. Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành Y tế với các chương
trình như hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông
minh (hồ sơ sức khỏe điện tử, theo d‚i, cảnh báo dịch bệnh,
ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe...), hệ thống
khám bệnh, chữa bệnh thông minh (khám chữa bệnh trực
tuyến, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng
dụng trí tuệ nhân tạo...), hệ thống quản trị y tế thông minh
(quản lý, điều hành điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4,
thống kê y tế điện tử, cơ sở dữ liệu y tế quốc gia)...
2. Ứng dụng Dr.Home điều trị hậu Covid-19 (Bệnh viện Phục hồi
chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp)
3. Mô hình "Bệnh viện chị" hỗ trợ "Bệnh viện em" (Bệnh viện nhân dân Gia Định)
4. Mô hình "Tổ y tế từ xa" (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
5. Mô hình chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng (ĐH Y dược TP.HCM)
6. Mô hình tư vấn F0 từ xa qua tổng đài 1022 (Hội Y học TP.HCM),
7. Mở rộng cơ sở thu dung điều trị hiệu quả Covid-19 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới), 10
8. Phối hợp liên viện và ECMO cứu sống mẹ con sản phụ mắc
Covid-19 nguy kịch (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM),
9. Thực hiện da kề da và cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh ở sản phụ
mắc Covid-19 (Bệnh viện Từ Dũ),
10. Mô hình chạy thận nhân tạo tại các trung tâm cách ly Covid-19
(Bệnh viện Lê Văn Thịnh),
11. Trung tâm H.O.P.E - Chăm sóc trẻ sơ sinh của thai phụ mắc
Covid-19 nguy kịch (Bệnh viện Hùng Vương). Thành tựu 2022
1. ACOCU - mô hình chăm sóc bệnh nhân hen, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính tại cộng đồng (Liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm
sàng, Hội Y học Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Nơi hội tụ tấm lòng nhân ái (Bệnh viện Nhân Ái).
3. Cấp cứu trầm cảm - một giải pháp khẩn cấp cứu người (Trung tâm
cấp cứu 115, Bệnh viện Tâm thần).
4. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng
đồng (Trung tâm y tế quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh).
5. Câu lạc bộ Hy vọng - đồng hành cùng trẻ em mồ côi cha mẹ do
Covid-19 (Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức).
6. Đưa công nghệ AI chẩn đoán X-quang phổi về phục vụ công tác
chăm sóc sức khỏe người dân xã đảo Thạnh An (Trần Đặng Minh Trí -
Trần Đặng Đình Áng, Annalise.AI).
7. Trả lại giọng nói và nụ cười cho 10.000 trẻ sứt môi chẻ vòm (Bệnh viện Nhi đồng 1)
8. Phát hiện chùm ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam (HCDC,
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, OUCRU).
9. Phát hiện sớm dịch bệnh mới nổi bằng công nghệ giải trình tự
gene (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, OUCRU).
10. Tăng cường hiệu quả điều trị tại trạm y tế qua hội chẩn từ xa
(Phòng nghiệp vụ Y và Phòng công nghệ thông tin thuộc Sở Y tế).
Thành quả ( kết quả )
Việt Nam được đánh giá ngày càng cao trên bản đồ y tế thế giới. Có
nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành có trình độ, tay nghề cao, có uy
tín tầm khu vực và quốc tế. Nhiều lĩnh vực y tế chuyên sâu, mũi nhọn 11
của Việt Nam được thế giới đánh giá cao (phẫu thuật nội soi tuyến
giáp, ghép tạng, can thiệp tim mạch, bấm huyệt, châm cứu…),
ngành y tế đã vượt 3 chỉ tiêu kinh tế – xã hội Quốc hội giao, đạt 3
thành tựu nổi bật, đồng thời yêu cầu ngành tập trung thực hiện hiệu
quả 11 nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới với tinh thần đặt tính
mạng, sức khỏe nhân dân lên trên hết, trước hết, phát triển ngành y
tế tổng thể, toàn diện.
Có các giải pháp y tế công cộng, bảo vệ sức khỏe, giải quyết các yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua các chính sách liên ngành, bao
gồm việc nâng cao hiểu biết của người dân về sức khỏe. Nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, lấy người dân làm
trung tâm, bao phủ toàn bộ các khu vực địa lý, đặc biệt quan tâm tới
các nhóm dân cư yếu thế, theo d‚i sức khỏe đến từng người dân.
Thực hiện các chương trình y tế dự phòng có hiệu quả, chẩn đoán
sớm và giải quyết bệnh tật tại gia đình và cộng đồng. Nâng cao hiệu
suất của hệ thống y tế: sắp xếp bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả từ
Trung ương đến địa phương. Lựa chọn thuốc, dịch vụ, vật tư y tế đáp
ứng yêu cầu điều trị với mức chi phí phù hợp với khả năng của ngân
sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả cùng chi trả
của người dân. Áp dụng phương thức chi trả nhằm khuyến khích sử
dụng nguồn tài chính có hiệu quả. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y
tế, mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập, hình thành mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp
công ích. Tăng cường bảo vệ tài chính cho người dân trong khám
chữa bệnh: Tiếp tục thực hiện BHYT toàn dân, mở rộng phạm vi chi
trả của quỹ BHYT cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự
phòng cho cá nhân; hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, người cao
tuổi chưa có chế độ hưu trí, các đối tượng chính sách trong khám, chữa bệnh”. 12
Ngành y tế Việt Nam ngày càng được quốc tế đánh giá cao, đặc biệt
là các chính sách y tế dành cho người nghèo và cận nghèo được triển
khai hiệu quả. Mạng lưới y tế xã, thôn bản là mô hình được nhiều
nước học tập. Những nỗ lực, cống hiến, hy sinh đó đã mang lại thành
quả chống dịch quan trọng, góp phần để đất nước vừa thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa phục hồi và
phát triển khá toàn diện trong năm 2022.
Hai mươi sáu công trình vừa được công nhận là thành tựu y, dược nổi
bật thuộc 11 lĩnh vực: ghép tạng, can thiệp tim mạch/ung bướu, nội
soi phẫu thuật, can thiệp chấn thương/chỉnh hình, ứng dụng tế bào
gốc, hỗ trợ sinh sản, nhãn khoa, y học cổ truyền, sản xuất
vaccine/sinh phẩm y tế, dược và chuyển giao công nghệ.
Về chuyển giao công nghệ, đã đưa trình độ khoa học và công nghệ y,
dược nước ta gần theo kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế
giới, trong đó có một số kỹ thuật ngang hàng với các nước tiên tiến.
Ngày càng nhiều sản phẩm khoa học được ứng dụng thực tế, giảm
giá thành điều trị, thuốc và thiết bị sản xuất trong nước có giá thành
thấp hơn so với nước ngoài hoặc giá nhập khẩu; giảm chi phí nhờ sản
phẩm sản xuất trong nước…
IV. THỰC TRẠNG VÀ HẠN CHẾ
1. Dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn :
Việt Nam của chúng ta hiện nay đứng trước không ít khó khăn và
thách thức. Trên thế giới, các quốc gia đều nhận định dịch Covid-19
chưa thể kiểm soát được hoàn toàn và vẫn xuất hiện những biến
chủng mới, có nguy cơ diễn biến phức tạp và khó khăn hơn. 13
2. Nhiều dịch bệnh phức tạp, mới nổi nguy hiểm
Cùng với dịch Covid-19, xuất hiện các dịch như sốt xuất huyết, nguy
cơ xâm nhập các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ,
viêm gan cấp… mà chưa r‚ nguyên nhân.
Cùng với đó là hệ thống y tế còn tồn tại hạn chế chưa giải quyết
được quyết liệt ở giai đoạn trước và đã nảy sinh thêm những khó
khăn vướng mắc, đặc biệt là sau Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
3. Hệ thống thể chế còn nhiều bất cập
Hệ thống thể chế liên quan đến lĩnh vực y tế cơ bản đã hoàn thiện
nhưng vẫn còn những bất cập nhất định và đặc biệt là những bất cập
liên quan đến mua sắm, đấu thầu, liên doanh liên kết, sử dụng tài sản công.
Và có nhiều nội dung ngành y tế cũng chưa thể hiện hết được quan
điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 20, 21 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
4. Năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và dự phòng còn hạn chế
Năng lực hệ thống y tế của chúng ta, nhất là hệ thống y tế cơ sở và y
tế dự phòng cũng còn nhiều hạn chế. Khi dịch Covid-19 còn diễn biến
phức tạp và khó dự đoán, xuất hiện các dịch bệnh mới nổi, đặc biệt
là tỉ lệ tiêm chủng của chúng ta ở một số địa phương, một số khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn cũng chưa đảm bảo theo quy định.
Tình trạng quảng cáo về tác dụng của thực phẩm chức năng chưa
đúng với quy định trên môi trường mạng còn diễn biến phức tạp. 14
5. Chất lượng khám chữa bệnh chưa được như mong muốn :
Chất lượng công tác điều hành phục vụ người bệnh tại một số cơ sở
vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người bệnh, tình trạng
quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là với các bệnh viện
tuyến cuối, các bệnh viện tuyến Trung ương.
Đáng chú ý nữa là các dịch vụ y tế của chúng ta ở các tuyến dưới
chưa được nâng lên, trong khi thói quen và tâm lý của người bệnh lúc
nào cũng muốn được điều trị tuyến cao hơn. Từ đó gây tình trạng
quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Cùng với đó là tình trạng chênh
lệch chỉ số sức khỏe như tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng
ở các vùng… chưa được cải thiện r‚ rệt và chúng ta cũng chưa phát
huy được hết lợi thế của lĩnh vực y học cổ truyền của nước ta.
Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế của chúng ta để phục vụ
nhu cầu khám chữa bệnh thì hiện nay việc sản xuất trong nước của
chúng ta mới dừng ở mức trang thiết bị thông dụng và hàm lượng công nghệ còn thấp.
Việc kiểm định trang thiết bị còn chưa được chú trọng đúng mức. Hệ
thống xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải ở các cơ ở
tuyến tỉnh do đầu tư từ lâu nên hiện nay đã quá tải, xuống cấp nên
kết quả xử lý nước thải đầu ra của chúng ta cũng chưa đảm bảo được yêu cầu. 15
6. Cơ sở vật chất còn nhiều điều chưa đảm bảo yêu cầu
Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế của chúng ta để phục vụ
nhu cầu khám chữa bệnh thì hiện nay việc sản xuất trong nước của
chúng ta mới dừng ở mức trang thiết bị thông dụng và hàm lượng công nghệ còn thấp.
Việc kiểm định trang thiết bị còn chưa được chú trọng đúng mức. Hệ
thống xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải ở các cơ ở
tuyến tỉnh do đầu tư từ lâu nên hiện nay đã quá tải, xuống cấp nên
kết quả xử lý nước thải đầu ra của chúng ta cũng chưa đảm bảo được yêu cầu.
7. Vẫn xảy ra tỉnh trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế ở một số cơ sở y tế
trên toàn quốc chưa được khắc phục một cách triệt để. Rồi số lượng
hồ sơ đăng ký cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cũng như trang thiết
bị còn tồn đọng lớn và chưa được giải quyết một cách triệt để.
Bộ Y tế đang phải đề nghị với Quốc hội để có giải pháp giải quyết
trước mắt cũng như định hướng lâu dài để giải quyết nội dung này.
8. Quản lý đào tạo chất lượng và nhân lực y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế và hội nhập quốc tế.
Cùng với đó là tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế,
chuyển từ hệ thống y tế công lập sang y tế ngoài công lập, đặc biệt
là những cán bộ y tế có tay nghề cao, có kinh nghiệm. Đây cũng là
một khó khăn, thách thức đối với ngành y tế. 16
9. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ngân sách nhà nước chi cho y tế, bảo hiểm y tế có tăng nhưng tổng
chi bình quân cho đầu người vẫn còn thấp. Đặc biệt chúng tôi thống
kê thì tỉ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho công tác khám chữa bệnh
vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 43% tổng chi y tế.
Đầu tư bền vững cho các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước
hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn. Do vậy, đối tượng
tham gia bảo hiểm y tế này vẫn chưa bền vững và phương thức chi
trả cho công tác khám, chữa bệnh tiến tới tính đúng, tính đủ và để
hoàn thiện gói dịch vụ y tế cơ sở cũng chậm được điều chỉnh và chưa đầy đủ.
Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công để đảm bảo cho hoàn
thiện cơ sở vật chất y tế, phục vụ cho chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân cũng còn hạn chế.
V. NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP Nhiệm vụ:
- Để bảo đảm y tế cho quốc phòng, góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng
nền quốc phòng toàn dân. Trong phát triển quy hoạch Ngành Y tế luôn gắn với
nhiệm vụ sẵn sàng bảo đảm cho quốc phòng tại các địa phương; Quan tâm tới
việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ huy quân sự Bộ và các đơn vị trực thuộc 17
làm tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng đơn vị triển khai công tác quốc phòng ở
cơ quan, đơn vị mình. Trong đó quan tâm tới việc xây dựng lực lượng tự vệ cơ
quan đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; Với mục tiêu chiến lược“Phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn Ngành Y tế, cả quân y và dân y vào việc phục vụ sức
khoẻ Nhân dân và lực lượng vũ trang trong thời bình; chuẩn bị sẵn sàng và đối
phó có hiệu quả khi có chiến tranh và các tình huống cần thiết khác”, Bộ Y tế đã
triển khai công tác kết hợp quân dân y xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực
lượng huy động Ngành Y tế đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, sẵn sàng động
viên theo chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngành Y tế và các địa phương.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thiếu tướng Vũ Quốc Hùng, Phó
Cục trưởng Cục Quân lực đã trao Bằng khen cho 01 tập thể và 03 cá nhân
thuộc Bộ Y tế đã thành tích xuất sắc thực hiện công tác xây dựng nền quốc
phòng toàn dân giai đoạn 2009-2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt các nội dung của Luật Quốc
phòng…các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng quân
sự, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân
viên chức trong mỗi đơn vị đối với công tác xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh.
2. Phối hợp với Bộ quốc phòng,
các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu,
xây dựng và ban hành văn bản chỉ
đạo về công tác quốc phòng; đặc biệt
bảo đảm y tế trong các trạng thái quốc phòng. 18
3. Tổ chức rà soát, kiện toàn Ban chỉ huy quân sự; xây dựng
quy chế hoạt động của Ban chỉ huy quân sự các cấp. Phối hợp với cơ
quan quân sự địa phương xây dựng, huấn luyện tốt các đơn vị tự vệ
trong Ngành Y tế bảo đảm các đơn vị luôn bảo đảm sẵn sàng trong mọi tình huống;
4. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Quốc phòng, đẩy mạnh các
hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ của các đơn vị, trong đó có
lực lượng y tế cơ động sẵn sàng tham gia khắc phục hậu quả thiên
tai lũ lụt, phòng chống dịch bệnh...
5. Thực hiện tốt công tác kết hợp quân dân y trong xây dựng
các đơn vị dự bị động viên, lực lượng huy động Ngành Y tế, sẵn sàng
bảo đảm y tế cho khu vực phòng thủ tỉnh thành phố và đáp ứng cho
các tình huống đột xuất khác.
6. Duy trì, đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng an ninh,
đặc biệt là trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp Ngành Y. Thực hiện tốt công tác đào tạo sĩ quan dự bị quân y,
quân dược theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Giải pháp:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về y tế, bao
gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y,
pháp y tâm thần; y dược cổ
truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an
toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản
lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng.
1. Tăng cường quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,
công chức Ngành về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình
mới. Những năm gần đây, Bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà 19
nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng, nhất là
Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn Ngành thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng. Những năm qua, Ban Chỉ
huy Quân sự của Bộ đã tham mưu
giúp Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ
chủ động xây dựng chương trình hành
động, ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng
dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh.
3. Xây dựng chiến lược phát triển y tế gắn với bảo đảm quốc phòng,
an ninh. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về tiến hành đồng
thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, Bộ Y tế chỉ đạo xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển Ngành gắn với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát
triển y tế cả ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn đều
kết hợp với bảo đảm quốc
phòng và an ninh, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của từng địa phương, vùng, miền và nằm trong
tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội chung của cả nước.
4. Chú trọng xây dựng lực
lượng dự bị động viên vững
mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ quốc phòng. Nhận
thức r‚ tầm quan trọng của công tác này, Bộ Y tế chủ động triển khai
xây dựng kế hoạch động viên, bao gồm cả con người và phương tiện,
trang bị y tế, đảm bảo số lượng, chất lượng và sẵn sàng động viên
theo chỉ tiêu được giao.
5. Phát huy sức mạnh tổng hợp quân - dân y chăm sóc sức khỏe nhân
dân, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Do biến đổi khí hậu
toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, phức tạp, gây tổn thất
lớn về người và tài sản của nhân dân. 20 LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên, học sinh, lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước, trước hết chúng ta phải nắm vững đường lối,
quan điểm của Đảng nói chung, đường lối, quan điểm trong chiến lược
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói riêng, qua đó xác định r‚ nghĩ ụ
a v và trách nhiệm của mình. Từ đó tích cực phấn
đấu học tập, rèn luyện, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao
trình độ mọi mặt, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 21