-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Các đơn vị từ vựng trong dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Tây Nguyên
Từ vựng - là một từ vựng vô tận của ngôn ngữ được sử dụng bởi những người trong bài phát biểu hàng ngày của họ. Lời nói là một sự phản ánh của tâm trí con người, và như một hệ quả, ngôn ngữ - là đúc những suy nghĩ của chúng tôi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Truyền thông và giáo dục sức khỏe 1 tài liệu
Đại học Tây Nguyên 34 tài liệu
Tiểu luận Các đơn vị từ vựng trong dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Tây Nguyên
Từ vựng - là một từ vựng vô tận của ngôn ngữ được sử dụng bởi những người trong bài phát biểu hàng ngày của họ. Lời nói là một sự phản ánh của tâm trí con người, và như một hệ quả, ngôn ngữ - là đúc những suy nghĩ của chúng tôi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Truyền thông và giáo dục sức khỏe 1 tài liệu
Trường: Đại học Tây Nguyên 34 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tây Nguyên
Preview text:
ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM TIỂU LUẬN
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài: CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TRONG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Sinh viên: Lê Thị Thùy Linh MSSV: 19702192
Lớp: Ngôn ngữ Anh K19A
Lớp học phần: Nhu cầu hè 2021
Giảng viên: Trương Thông Tuần
Đăk Lăk, ngày 18 tháng 09 năm 2021 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................3
1. Lý do chọn đề tài:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................3
2. Mục tiêu nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..................3
3. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......................3
B. NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............4
I. Khái quát về từ vựng và từ vựng học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................4
1. Từ vựng là gì?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......................4
2. Định nghĩa từ vựng học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .................4
3. Nhiệm vụ của từ vựng học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...4
II. Từ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...5
1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............5
2. Cấu tạo từ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........6
III. Ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........9
1. Khái niệm ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....9
2. Đặc trưng cơ bản của thành ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......................9
3. Một số đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ (cố định). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......10
4. Phân loại ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................10
IV. Hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...................11
1. Các lớp từ về phạm vi sử dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................11
2. Các lớp từ về nguồn gốc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................12
3. Các lớp từ theo phong cách sử dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ............................12
C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .......14
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .........14 2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:
Từ vựng - là một từ vựng vô tận của ngôn ngữ được sử dụng bởi những người trong
bài phát biểu hàng ngày của họ. Lời nói là một sự phản ánh của tâm trí con người, và như
một hệ quả, ngôn ngữ - là đúc những suy nghĩ của chúng tôi. Đó là, trong những lời của
Viện sĩ Stepanova G. V., từ điển ngôn ngữ cho thấy những gì mọi người nghĩ. Từ vựng -
là một hình thức của nhà nước có ý thức của con người, thể hiện triết lý của nó và quan
điểm triết học về mọi thứ. Thông qua ngôn ngữ được sinh ra ý tưởng - sự biểu hiện vô
hình của ý thức con người. Đó là từ vựng định nghĩa nó theo hình thức suy nghĩ hay cảm
xúc, đó là, tái tạo và thể hiện một cái gì đó thông qua các giá trị từ vựng cụ thể.
Theo ý kiến của em, em nghĩ rằng kiến thức của một người về từ vựng và khả năng sử
dụng từ vựng phù hợp với tình huống, ngữ cảnh để giải thích vào tạo ra các câu phù hợp
mà ở đó chúng được sử dụng để biểu hiện năng lực ngôn ngữ của người đó. Từ vựng
chính là “nguồn căn gốc rễ” của mọi vấn đề. Muốn giao tiếp mạch lạc và nắm bắt được
những thông tin cần thiết với đối phương thì từ vựng chính là điều bạn cần phải nắm
chắc. Lý do chọn đề tài “Các đơn vị từ vựng trong dẫn luận ngôn ngữ” để tìm các cấu tạo,
biến thể và đặc trưng trong từ và ngữ. Giải thích được khái niệm từ, nhận diện được từ,
phân biệt được từ với các đơn vị từ vựng khác; phân tích được từ trên bình diện cấu tạo.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi những sơ sót. Em rất mong được sự nhận xét,
đánh giá, đóng góp ý kiếm của thầy để bài tập này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận này được thực hiện trước hết nhằm tìm hiểu về các thành phần của từ vựng
đã được học được trên lớp cũng như tìm hiểu thêm trên các sách, tài liệu. Tuy nhiên, mục
đích chính của tiểu luận này là khám phá mối liên hệ giữa từ và ngữ trong việc sử dụng từ
vựng hằng ngày, các định nghĩa, phương thức cấu tạo, các lớp từ và phạm vi sử dụng.
Với nhu cầu hoc tiếng Anh hiện nay ở Việt Nam và nhu cầu học tiếng Việt trên thế giới,
bài tiểu luận sẽ nghiên cứu sâu giúp việc học tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: phân tích thành tố nghĩa, so sánh, đối chiếu, phân tích, thủ pháp thống kê. 3 B. NỘI DUNG
I. Khái quát về từ vựng và từ vựng học 1. Từ vựng là gì?
Theo nghĩa gốc Hán, “vựng” có nghĩa là “sưu tập, tập hợp”. Do vậy, “từ vựng” có
nghĩa là “sưu tập, tập hợp các từ”.
Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm “từ vựng” rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm các
“từ” mà còn bao gồm các “ngữ” (các cụm từ sẵn có), lập thành kho từ ngữ của một ngôn
ngữ với các đơn vị tương đương với từ gồm: thành ngữ và quán ngữ.
- Ví dụ thành ngữ: ba cọc ba đồng, nước đổ lá khoai, nồi nào vung nấy,…
- Ví dụ quán ngữ: rõ ràng là, đùng một cái, nói tóm lại, kết cục là,…
Trong các đơn vị từ vựng, “từ” là đơn vị cơ bản. “Ngữ” không phải là đơn vị từ vựng
cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên. Muốn có các “ngữ” trước hết phải có các “từ”. Từ là
đơn vị từ vựng chủ yếu của từ vựng.
Khái niệm: Tập hợp các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ là từ vựng của ngôn ngữ đó.
2. Định nghĩa từ vựng học
Từ vựng học là phân ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng của ngôn ngữ.
Từ vựng học lại chia thành Từ vựng học lịch sử và Từ vựng học đồng đại, còn gọi là từ vựng học miêu tả.
Từ vựng học lịch sử Việt nghiên cứu nguồn gốc và sự biến đổi các từ trong dòng thời gian.
Từ vựng học miêu tả có nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng của môn ngôn ngữ trong một
trạng thái, chủ yếu là trạng thái hiện đại, tạm thời không tính đến sự biến đổi trong lịch sử.
3. Nhiệm vụ của từ vựng học
Nghiên cứu cấu tạo từ: là bộ môn nghiên cứu cấu tạo của từ để xác định các cách thức
tạo từ mới của các ngôn ngữ.
Nghiên cứu ý nghĩa của từ: là bộ môn nghiên cứu về nghĩa của các đơn vị từ vựng, sự
biến đổi và các phương thức biến đổi ý nghĩa của các đơn vị từ vựng, các mối quan hệ về
nghĩa giữa các đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ.
Nghiên cứu từ nguyên học: là bộ môn nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử phát triển
của các đơn vị từ vựng.
Nghiên cứu từ điển học: là bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu những nguyên tắc biên
soạn, và biên soạn các loại từ điển.
Nghiên cứu danh học: là bộ môn nghiên cứu về các tên riêng trong ngôn ngữ. 4 II. Từ
1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng
Từ là khái niệm rất khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận,
một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của bản ngữ. Có hơn 300 định nghĩa về từ
nhưng không có định nghĩa nào làm mọi người thoả mãn và phản ánh bao quát được bản
chất của từ trong mọi ngôn ngữ.
Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang chức năng định danh (các thán từ, trợ từ,…)
Có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ là dấu hiệu những cảm xúc nào đó (thán từ)
Có từ liên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế (thực từ)
Có từ chỉ biểu thị những quan hệ ngôn ngữ mà thôi (các hư từ)
Có từ có kết cấu nội bộ (từ ghép)
Có từ không có kết cấu nội bộ (từ đơn)
Có từ tồn tại trong nhiều dạng hình thức khác nhau (từ trong các ngôn ngữ biến hình),
có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức ngữ pháp (từ trong các ngôn ngữ không biến hình)
Để có cơ sở nghiên cứu từ, có tính chấp nhập hơn là lí giải, ta có thể dựa vào định
nghĩa như sau: Từ là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa độc lập, có thể giữ một chức năng
ngữ pháp nhất định và có thể quy về một loại từ nhất định.
Định nghĩa trên hàm chứa hai vấn đề cơ bản:
Vấn đề khả năng tách biệt của từ: khả năng tách biệt khỏi những từ bên cạnh để có thể
phân biệt được với những bộ phận tạo thành từ. Tính hoàn chỉnh trong nội bộ của từ là
cần thiết cho nó, với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt với cụm từ.
Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ: tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa là bắt buộc
với mỗi từ, là cơ sở của tính hoàn chỉnh và tách biệt về hình thức nhưng tự thân chúng chưa đầy đủ.
Ví dụ: “Máy bay lên thẳng”, “Wreck of a ship” là những cụm từ biểu thị những đối
tượng riêng của tư duy, có tính hoàn chỉnh và tách biệt về ý nghĩa.
Do vậy, trong định nghĩa và xác định từ, người ta phải bổ sung thêm những đặc trưng
về hình thức như: đặc trưng ngữ âm (vị trí trọng âm,…), đặc trưng về ngữ pháp (khả năng
biến đổi hình thái, khả năng kết hợp,…) Những đặc trưng hình thức nếu trên lại không
giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau và thậm chí cũng khác nhau trong nội bộ ngôn
ngữ. Chẳng hạn, giữa các phạm trù từ vựng – ngữ pháp như thực từ và hư từ thì hư từ ít
độc lập hơn thực từ về mặt ngữ âm cũng như về mặt ý nghĩa, trong tiếng Nga thực từ có
trọng âm, nhưng giới từ đơn tiết không có trọng âm. Trong tiếng Việt, các hư từ không
dùng độc lập là luôn đi kèm theo các từ thực. 5 2. Cấu tạo từ 2.1 Từ tố (hình vị)
Từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Nếu phân tích từ thành những
từ nhỏ hơn ta thu được các hình vị.
Từ được cấu tạo nhờ các từ tố (hình vị). Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc
một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Từ tố (hình vị) là đơn
vị nhỏ nhất có ý nghĩa của ngôn ngữ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: từ “boxes” có 2 hình vị: một hình vị từ vựng và một hình vị ngữ pháp.
Anh dũng, hi sinh, chiến đấu: từ có hai hình vị
Hợp tác xã, hợp lý hoá, tăng năng suất: từ có ba hình vị
Teacher: teach (dạy) + er (người”
Từ tố được chia làm hai loại chính: chính tố và phụ tố, ngoài ra còn có bán phụ tố. Chính tố:
- Là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, mang ý nghĩa cụ thể có liên hệ logic với đối tượng,
ý nghĩa hoàn toàn độc lập (tự nghĩa).
Ví dụ: Like (thích) – dislike (không thích) -dis là chính tố
Dependent (phụ thuộc) – independent (độc lập) -in là chính tố Phụ tố:
- Là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, mang ý nghĩa trừu
tượng có liên hệ logic với ngữ pháp, ý nghĩa không độc lập, nó chỉ được rõ ràng khi nằm trong kết cấu của từ.
Ví dụ: play (chơi) – player (người chơi) -er là phụ tố
Kind (tử tế) – kindness (sự tử tế) -ness là phụ tố
2.1.1. Phụ tố cấu tạo từ
Tiền tố : là phụ tố đặt trước chính tố.
Ví dụ: tiền tố -un trong các từ unemployment (thất nghiệp), unfair (bất công),…
Hậu tố : là phụ tố đặt sau chính tố.
Ví dụ: hậu tố -tion trong các từ distribution (sự phân bố), preparation (sự chuẩn bị)
Trung tố: là phụ tố nằm chen vào giữa chính tố.
Ví dụ: trung tố -s trong sportscar, spokesman,. .
Liên tố: là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết các chính tố trong từ phức.
Ví dụ: liên tố -o- trong parovoz (đầu máy hơi nước) của tiếng Nga, hay speedometer
(đồng hồ tốc độ của tiếng Anh).
Bán phụ tố: là những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại
được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ.
Ví dụ: từ “viên”, “sĩ”, “giả” có tính chất của các bán phụ tố
uỷ viên, thành viên, nhân viên, giáo viên,… 6
thi sĩ, bác sĩ, y sĩ, nhạc sĩ, chiến sĩ,…
kí giả, độc giả, thính giả, tác giả, học giả,…
2.2. Phương thức cấu tạo từ
2.2.1. Dùng một hình vị tạo thành một từ
Phương thức này thực chất là cấp cho một hình vị tư cách đầy đủ của một từ, vì thếm
cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức hoá hình vị.
Ví dụ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt
in, on, of, with, and,… của tiếng Anh.
2.2.2. Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo từ a. Phương thức phụ gia
Phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra từ mới,
từ được tạo ra gọi là từ phát sinh.
Ví dụ: milk – milky, home - homeless (vô gia cư), kind – kindness (lòng tốt),…
b. Phương thức ghép
Phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với
nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép. Đây là phương thức được sử
dụng phổ biến trong các ngôn ngữ.
Ví dụ: black + board => blackboard (bảng đen)
Class + room => classroom (phòng học)
Mua bán, thiệt hơn, trao đổi,…
Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố có thể chia ra từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:
Từ ghép đẳng lập là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đửng với nhau về nghĩa
Ví dụ: “ăn ở”, “nhà cửa”, “bố mẹ”,…trong tiếng Việt
“bookcase”, “newspaper”,… trong tiếng Anh
Từ ghép chính phụ là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành
tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biêt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính.
Ví dụ: “tàu hoả”, “đường sắt”, “sân bay”, “nông sản”,… c. Phương thức láy
Phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận của từ gốc để tạo ra từ mới – từ láy. Từ
láy có hai loại là từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
Ví dụ: từ láy hoàn toàn: đen đen, so so,…
Từ láy bộ phận: sành sạch, vành vạch,… 7
3. Từ vị và các biến thể của từ:
Trên cơ sở sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói, ở cấp độ từ, có sự phân biệt từ vị và các
biến thể của từ vị. Từ vị là một đơn vị trừu tượng của hệ thống từ vựng. Nó là sự khái
quát hoá những dạng thức cụ thể của một từ nào đó trong thực tế giao tiếp thuộc một giai
đoạn nhất định của ngôn ngữ.
Từ vị là đơn vị thuộc phạm trù ngôn ngữ thường được thể hiện trong các mục từ của
các từ điển. Do là đơn vị ngôn ngữ, từ vị luôn luôn được tái dụng trong nói năng, viết
lách dưới dạng thức của các biến thể.
Các biến thể từ vị: Trong thực tế hành ngôn, có thể thấy những biến thể của từ sau đây:
3.1. Biến thể hình thái học:
Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ hay còn gọi là từ hình.
Ví dụ: boy (số ít) => boys (số nhiều) => boy’s (sở hữu cách số ít) => boys’ (sở hữu cách số nhiều)
3.2. Biến thể ngữ âm:
Đó là những biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ chứ không phải là hình thái
ngữ pháp của nó. Ý nghĩa từ vựng cơ bản không thay đổi. Đó là các biến thể phát âm của
một từ như: cách phát âm địa phương, trại âm, tách từ, rút gọn,…
Ví dụ: trời – giời, trăng – giăng, sờ - rờ lời lẽ - nhời nhẽ
hai mươi ba – hăm ba, hai ba
Often - oft là 2 biến thể của một từ có nghĩa thường thường Going to - gonna
3.3. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa:
Mỗi từ có nhiều ý nghĩa khác nhau, mỗi lần sử dụng chỉ một trong những ý nghĩa của
nó được hiện thực hoá. Mỗi ý nghĩa được thực hiện hoá như vậy là một biến thể từ vựng – ngữ nghĩa.
Ví dụ: chẳng hạn từ “chết” trong tiếng Việt có ý nghĩa khác nhau trong các trường hợp sử dụng như:
Ông ấy mới chết năm ngoái
Làm thế thì chết dân
Đồng hồ chết rồi Mực chết 8 III. Ngữ 1. Khái niệm ngữ
Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ
Ngữ có nhiều đặc điểm giống với từ:
Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ
Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở đề cấu tạo các từ mới
Về mặt ngữ nghĩa, chúng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền
với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.
2. Đặc trưng cơ bản của thành ngữ 2.1. Tính cố định
Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu tố khác được đo bằng khả
năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp.
Tính cố định của kết hợp có thể thay đổi từ 1 đến 0. Tính cố định bằng 1(tức là 100%)
nếu yếu tố dự đoán không được gặp ở ngoài kết hợp đó.
Ví dụ: dưa hấu (đối với hấu), dai nhách (đối với nhách),…
Tính cố định kết hợp bằng 0, nếu các yếu tố không được gặp trong kết hợp đó, chẳng
hạn các kết hợp vô lí: tóc và đi, cùng nhưng, lá sàn,… 2.2. Tính thành ngữ
Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một các gì mới,
khác với tổng sổ ý nghĩa của những bộ phận tạo thành.
Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy nhất, tức khả
năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tạo đồng thời một hoặc một số từ nào đó.
Ví dụ: mẹ tròn con vuông,…
Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách dịch duy nhất chỉ có được cách dịch đó khi nó
xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại.
Ví dụ: phải thực hiện kỉ luật sắt,…
Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được gặp ở ngoài tố
hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác.
Ví dụ: cò lửa, ba chìm bảy nổi, ba cọc mười đồng,… 9
3. Một số đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ (cố định)
Ngữ cố định có cấu trúc ngữ nghĩa có thể tương đương với ngữ nghĩa của một cụm từ/tổ hợp từ tự do.
Ví dụ: múa rìu qua mắt thợ = khoe tài tầm thương trước những người bậc thầy,…
Ngữ cố định đồng nghĩa hoặc không đồng nghĩa với một số từ đã có sẵn trong từ vựng.
Ví dụ: chạy long tóc gáy = chạy hồn xiêu phách lạc, hồn vía lên mây = hốt hoảng,…
Ngữ cố định có tính biểu tượng.
Ví dụ: thẳng như kẻ chì, đi guốc trong bụng,…
Ngữ cố định có tính dân tộc.
Ví dụ: hiền như bụt, lên voi xuống chó,…
Ngữ cố định có tính hình tượng (tạo ấn tượng) và tính cụ thể (được sử dụng trong một tình huống rõ ràng).
Ví dụ: chuột chạy cùng sào, lúng túng như gà mắc tóc,…
Ngữ cố định có tính biểu thái. 4. Phân loại ngữ
Tuỳ theo đặc điểm của từng ngôn ngữ cụ thể mà người ta chia ra các kiểu ngữ khác
nhau tronh ngôn ngữ. Ở tiếng Việt, người ta phân biệt các loại ngữ như: thành ngữ, quán ngữ cố định. 4.1. Ngữ cố định
Ngữ cố định là một loại đơn vị từ vựng được hình thành do sự ghép lại của vài từ, có
đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định, tồn tại với một đơn vị mang tính sẵn có như từ.
Ví dụ: anh hùng rơm, nuôi ong tay áo, vắt chanh bỏ vỏ,… 4.2. Thành ngữ
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học – Nhà xuất bản Đà Nẵng (1977):
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể
giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”
Ví dụ: tiếng Việt: há miệng mắc quai, vắt chanh bỏ vỏ, mặt hoa da phấn, dã tràng xe cát,…
tiếng Anh: One good turn deserves another (ở hiền gặp lành); A miss is a
good as a mile (sai một li đi một dặm); a fish out of water (lạ nước lạ cái),… 4.3. Quán ngữ
Là cách nói quen thuộc (cấu tạo có tính ổn định của ngữ cố định) dùng để đưa đẩy, rào đón, liên kết. 10
Ví dụ: Nói tóm lại; nói cách khác; trước hết; sau đó; mặt khác thì;…
I think (tôi nghĩ); In my opinion (theo ý kiến của tôi); Besides (bên cạnh đó). . Một số ngữ khác:
Ngữ trung gian (quán ngữ): rõ ràng là, ai cũng biết rằng,…
Ngữ cố định (thành ngữ): chuột chạy cùng sào,…
Ngữ gốc Hán: điệu hổ li sơn, dương đông kích tây,…
Ngữ thuần Việt: lời nói gió bay, lợn lành thành lợn què,…
Ngữ danh từ: bạn nối khố,…
Ngữ động từ: chết không nhắm mắt,…
Ngữ tính từ: dai như đỉa,…
IV. Hệ thống từ vựng của ngôn ngữ
1. Các lớp từ về phạm vi sử dụng
1.1. Từ toàn dân:
Là những từ dùng chung cho tất cả thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ,
không hạn chế cho một địa phương hay một tầng lớp xã hội nào. Đây là lớp từ vựng cơ
bản, là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ.
Ví dụ: nắng, mưa, sông, núi, ruộng, vườn, cha, mẹ,…
1.2. Thuật ngữ:
Là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định chặt
chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học.
Ví dụ: trong hoá học có: chất, đơn chất, hợp chất, chất vô cơ, chất hữu cơ,…
1.3. Từ ngữ địa phương:
Là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của một ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ
biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó.
Ví dụ: má – mẹ - mạ; mắc cỡ - xấu hổ; gấy – gái; thằn lằn – thạch sùng,…
1.4. Từ nghề nghiệp:
Là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi
những người cùng làm một nghề nào đó.
Ví dụ: nghề thợ mộc có: bào cóc, bào xoa, mộng vuông, bức bàn,…
nghề hát tuồng có: đào, kép, lão, mụ, đào võ, đào lẳng, đào yêu, lão trắng,
lão đỏ, mụ ác, mụ lành,… 11
1.5. Tiếng lóng:
Từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự
vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật nội bộ.
Ví dụ: dân phi công có tiếng lóng: lính phòng không (trai chưa vợ); lái F (vợ trẻ, chưa con)…
thanh niên có tiếng lóng: chuối (sến, hâm); khoai (khó nhằn); cò quay (xoay
sở việc gì đó một cách tinh quái)…
2. Các lớp từ về nguồn gốc
2.1. Từ bản ngữ:
Là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như dạng thức hình thái hoàn toàn
nằm trong cấu trúc đương thời của bản ngữ mặc dù xét về phương diện lịch đại đó có thể
là những từ có nguồn gốc ngoại lai.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt hiện đại, những từ mượn từ tiếng Hán cổ, những từ
Hán Việt đã Việt hóa về ngữ âm và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn Âu
nhưng có dạng ngữ âm trùng với âm tiết: xăng, bì, lốp, thần, ngọc, … Những từ
Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ thuần Việt khác: ông, bà,
tài, đức, thọ, học, thanh, hiểm, hiểm nguy, sự vật,… được coi là từ bản ngữ (hay gọi là từ thuần) 2.2 Từ ngoại lai:
Là những từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác.
Trong tiếng Việt có hai loại là từ ngữ gốc Hán và từ ngữ gốc Ấn – Âu.
Hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của ngôn ngữ khác vào bản ngữ không diễn ra một
cách đơn giản mà các từ ngoại lai phải chịu sự biến đổi theo quy luật của ngôn ngữ
tiếp nhận. Quá trình đồng hóa các từ ngoại lai diễn ra trên cả ba mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa và ngữ pháp. Khi đã tồn tại với tư cách là một thành viên của bản ngữ, từ
ngoại lai phải chịu sự biến đổi theo quy luật riêng của bản ngữ.
Ví dụ: từ gốc Hán: trà, mã, trọng, khinh, cận,…
Từ gốc Ấn – Âu: boost – bốt; café – cà phê; gare – ga,…
3. Các lớp từ theo phong cách sử dụng
3.1. Lớp từ khẩu ngữ:
Là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nói. Thường dùng các từ ngữ
có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường điệu sự đánh giá của người nói,
lôi cuốn sự chú ý của người nghe, dùng các thành ngữm quán ngữ để đưa đẩy, rào đón
hoặc diễn đạt cho sinh động. 12
Ví dụ: học với chả hành, với với con, con gái con đứa, sướng như tiên, ôi giời ơi,…
3.2. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết:
Là những từ chủ yếu dùng trong các sách vở, báo chí,… hiểu sâu xa, đó là những
từ được chọn lọc, trau dồi, gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt. Mang tính khái quát, trừu
tượng hoặc gợi cảm, hình tượng, gắn liền với nội dung của một số phong cách chức năng cụ thể.
Ví dụ: phong cách khoa học: đạo hàm, ẩn số,…
phong cách hành chính: biên bản, công văn, nghị định, thông tư,…
phong cách chính luận: vô sản, suy thoái, vũ trang,…
3.3. Lớp từ trung hoà về phong cách:
Là những từ không mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ hoặc lớp từ
thuộc phong cách viết. Không có dấu hiệu riêng như các từ ngữ thuộc hai lớp từ trên, có
thể dùng như nhua trong tất cả các phong cách, chức năng như nhau.
Ví dụ: đau buồn, lặng lẽ, giảm giá, đi dạo,… 13 C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết các đơn vị từ vựng, ngôn ngữ nói chung và từ vựng
nói riêng chắc chắn sẽ không bao giờ biến mất, điều duy nhất có thể xảy ra đó chính là
càng ngày chúng ta sẽ làm giàu hệ thống từ vựng cho mình. Việc nghiên cứu các đơn vị
từ vựng giúp con người, đặc biệt là sinh viên ngành ngoại ngữ và giáo dục như chúng em
có suy nghĩ rõ ràng, bày tỏ một cách chính xác về các thành phần trong từ vựng cả trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Kiến thức từ vựng là trọng tâm của năng lực giao tiếp và việc
tiếp thu ngôn ngữ và thiếu kiến thức về từ vựng là một trở ngại cho việc học. Những nội
dung, đặc điểm của từ và ngữ trong ngôn ngữ đã cho thấy rõ sự quan trọng và thống nhất
trong các thành phần của từ vựng. Nắm vững các khái niệm, đưa ra các ví dụ liên quan
tới từng bộ phận trong thành phần cấu tạo là cần thiết và sẽ được vận dụng nhiều trong
quá trình học ngôn ngữ và phát triển tư duy trong ngôn ngữ học. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học , Nxb Giáo dục, 1996,2003,2006
2. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG- HN, Hà Nội,1981.
3. Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐH QG, Hà Nội, 2009
4. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng, Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học , Nxb ĐHSP Hà Nội, 2007.
5. Cowie A.P., Mackin R., Caig I.R, Oxford dictionary of English idioms, OUP, 1994
6. Từ vựng Tiếng Việt – Wikipedia.vn 14
Document Outline
- A. MỞ ĐẦU
- 1. Lý do chọn đề tài:
- 2. Mục tiêu nghiên cứu
- 3. Phương pháp nghiên cứu
- B. NỘI DUNG
- I. Khái quát về từ vựng và từ vựng học
- 1. Từ vựng là gì?
- 2. Định nghĩa từ vựng học
- 3. Nhiệm vụ của từ vựng học
- II. Từ
- 1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng
- 2. Cấu tạo từ
- 2.1 Từ tố (hình vị)
- 2.1.1. Phụ tố cấu tạo từ
- 2.2. Phương thức cấu tạo từ
- 2.2.1. Dùng một hình vị tạo thành một từ
- 2.2.2. Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo từ
- 3. Từ vị và các biến thể của từ:
- 3.1. Biến thể hình thái học:
- 3.2. Biến thể ngữ âm:
- 3.3. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa:
- 2.1 Từ tố (hình vị)
- III. Ngữ
- 1. Khái niệm ngữ
- 2. Đặc trưng cơ bản của thành ngữ
- 2.1. Tính cố định
- 2.2. Tính thành ngữ
- 3. Một số đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ (cố định)
- 4. Phân loại ngữ
- 4.1. Ngữ cố định
- 4.2. Thành ngữ
- 4.3. Quán ngữ
- IV. Hệ thống từ vựng của ngôn ngữ
- 1. Các lớp từ về phạm vi sử dụng
- 1.1. Từ toàn dân:
- 1.2. Thuật ngữ:
- 1.3. Từ ngữ địa phương:
- 1.4. Từ nghề nghiệp:
- 1.5. Tiếng lóng:
- 2. Các lớp từ về nguồn gốc
- 2.1. Từ bản ngữ:
- 2.2 Từ ngoại lai:
- 3. Các lớp từ theo phong cách sử dụng
- 3.1. Lớp từ khẩu ngữ:
- 3.2. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết:
- 3.3. Lớp từ trung hoà về phong cách:
- 1. Các lớp từ về phạm vi sử dụng
- I. Khái quát về từ vựng và từ vựng học
- C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI
- TÀI LIỆU THAM KHẢO