-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cái chung, riêng, đơn nhất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tiểu luận cái chung, riêng, đơn nhất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lênin (HVHK) 33 tài liệu
Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Tiểu luận cái chung, riêng, đơn nhất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tiểu luận cái chung, riêng, đơn nhất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (HVHK) 33 tài liệu
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hàng Không Việt Nam
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHAI THÁC HÀNG KHÔNG ----------
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài:
CÁI CHUNG, CÁI RIÊNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp : 23ĐHKL01 – 23ĐHKL02
Giảng viên hướng dẫn : Cô Vũ Thị Mai Oanh
TP. HỒ CHÍ MINH - 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 STT Họ và tên Lớp Mã sinh viên Ghi chú 1 Hà Gia Bảo 23ĐHKL01 2331710006 2 Dương Trung Đông 23ĐHKL01 2331710039 3 Huỳnh Nhật Huy 23ĐHKL01 2331710057 4 Nguyễn Hải Nam 23ĐHKL02 2331710157 5 Nguyễn Võ Hồng Phúc 23ĐHKL01 2331710014 6 Nguyễn Võ Minh Quang 23ĐHKL01 2331710011 7 Nguyễn Thế Quốc 23ĐHKL02 2331710108 8 Nguyễn Minh Sự 23ĐHKL01 2331710018 Nhóm trưởng
A. TRIẾT HỌC LÀ GÌ? -
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí,
vai trò của con người trong thế giới ấy; những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn
tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. -
Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất,
những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận.
B. PHẠM TRÙ CỦA TRIẾT HỌC -
Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất
của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau. -
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm
cả tự nhiên, xã hội và tư duy. -
Phạm trù triết học có 02 tính chất: + Tính
biện chứng: Được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát
triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im.
Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau. + Tính
khách quan: Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên
nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do hiện thực khách
quan mà phạm trù phản ánh quy định. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù
khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là
phản ánh chủ quan của phạm trù.
C. KHÁI NIỆM - PHẠM TRÙ CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG - CÁI ĐƠN NHẤT -
“Cái riêng” dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ nhất định, có
những thuộc tính riêng biệt
→ Ví dụ: một ngôi nhà, mỗi con người, một hiện tượng ô nhiễm môi trường… -
“Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,… lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại
→ Ví dụ: Các loại bưởi có đặc điểm chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. -
“Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,… chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.
→ Ví dụ: Bombel (Ba Lan) – chú ngựa nhỏ nhất thế giới, có chiều dài 56,7 cm.
● MỘT VÍ DỤ KHÁC VỀ CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG
Cho một sự vật hiện tượng A và sự vật hiện tượng B, thì mỗi sự vật hiện tượng chính là
một cái riêng – nên ta có được cái riêng A và cái riêng B, những tính chất, đặc điểm mà cả
A và B đều có thì đc gọi là cái chung, còn những cái gì chỉ có ở A không có ở B hay bất kì
sự vật hiện tượng nào khác thì đc gọi là cái đơn nhất A và tương tự đối với B. -
VD: Xét 3 con sông – sông Nin, sông Amazon, sông Hồng, thì đầu tiên ta có được 3
cái riêng đó là – sông Nin, sông Mê Kông, sông Hồng, 3 con sông này đều mang
chung những đặc điểm như – đều có dòng nước, thường xuyên chảy, đều xuất hiện
hiện tượng thuỷ triều,… - đó chính là cái chung của 3 con sông. Còn cái đơn nhất của
3 con sông thể hiện lần lượt như: sông Nin là con sông dài nhất thế giới – 6639km,
sông Amazon được Guiness công nhận là con sông có lòng sông với lưu lượng nước
chảy lớn nhất thế giới – 340000 cm3/giây, còn sông Hồng là con sông thuộc hệ thống
sông bù đắp nhiều phù sa nhất ở Việt Nam – 1,5kg phù sa trên 1 m3 nước.
Qua đó thì ta dễ dàng thấy được cái riêng, cái chung, cái đơn nhất được thể hiện rất
rõ ràng thông qua từng sự vật.
D. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG – CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG & CÁI ĐƠN NHẤT -
Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh - đối lập nhau
giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. -
Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái
riêng. Có 2 luận giải:
+ Theo luận giải thứ nhất (khá phổ biến): Cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn
tại dưới dạng các khái niệm chung.
+ Theo luận giải thứ hai: Cái chung mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một khối
không đổi, bao trùm tất cả, tự trùng với mình hoặc dưới dạng các nhóm đối tượng… -
Mặt khác, các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại trong hiện thực khách
quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Và cái chung chỉ tồn tại trong tư
duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy
cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy danh giải quyết khác nhau
vấn đề hình thức tồn tại của nó. -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng
đó trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.
→ Theo đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn
nhất đều tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Mối quan hệ đó được thể hiện qua các đặc điểm sau:
1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng: -
Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà chỉ tồn tại trong cái riêng. Vì
cái chung là một mặt, một thuộc tính của cái riêng, không có cái chung tồn tại bên
ngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn nhất.
→ Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Ở đây, cùi,
múi, tép (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung: -
Điều này có nghĩa cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa là
cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển
hóa, cái riêng của loại này có liên hệ với những cái riêng của loại khác. -
Bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương
tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết
sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình. -
Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ
qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những
mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó. -
Bất cứ cái riêng nào cũng không tồn tại mãi mãi. Mỗi cái riêng sau khi xuất hiện đều
tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi biến thành một cái riêng khác. Cái
riêng khác này lại biến thành cái riêng khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô tận. Kết
quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái riêng” đều có liên hệ với nhau. -
Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính dáng gì
đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.
→ Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài
mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của
các quy luật sinh học và quy luật xã hội.
3. Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung: -
Do cái chung được rút ra từ cái riêng, nên rõ ràng nó là một bộ phận của cái riêng. -
Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự vật khác, bất
cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ cái riêng đó
mới có. Tức là, bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng những cái đơn nhất.
→ Ví dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước khác
trên thế giới là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn,… còn có những đặc điểm
riêng là chịu ảnh hưởng của làng, xã, các tập quán văn hóa lâu đời,… mỗi vùng miền
lại khác nhau rất phong phú. Cái chung sâu sắc hơn vì người nông dân dù ở đâu cũng
rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
4. Cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại: -
Sự chuyển hóa cái đơn nhất biến thành cái chung và cái chung biến thành cái đơn nhất
sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất
định của một thể thống nhất. -
Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một
lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái
mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay
thế cái cũ và trở thành cái chung. Ngược lại, cái cũ ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là
cái chung, cái cũ biến dần thành cái đơn nhất.
→ Ví dụ: Quá trình phát triển của sinh vật, xuất hiện những biến dị ở một hoặc ít cá
thể riêng biệt, biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp
thì đặc tính được bảo tồn và duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá
thể. Ngược lại những đặc tính không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
E. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁI CHUNG, CÁI RIÊNG, CÁI ĐƠN NHẤT -
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết học Mác-
Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào
thực tiễn và tư duy, cụ thể là: -
Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái
riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. -
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm
ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu
biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù
quáng. Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và
không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được cá biệt hoá,
thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải
thay đổi hình thức, phải cá biệt hoá cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp. -
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất”
có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn
nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái
đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành
“cái đơn nhất”. Nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái
đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác, không nên sử
dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp
đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó. -
Trong Bút ký Triết học, Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước
khi giải quyết vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi
những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải
những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách
của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất đi hẳn tính nguyên tắc."