Tiểu luận Cấu tạo kiến trúc với đề tài "Giải pháp kiến trúc nâng cao giá trị sử dụng của cộng đồng tại công viên di tích lịch sử Gồ Đống Đa"
Tiểu luận Cấu tạo kiến trúc với đề tài "Giải pháp kiến trúc nâng cao giá trị sử dụng của cộng đồng tại công viên di tích lịch sử Gồ Đống Đa" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cấu tạo kiến trúc
Trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36625228
GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI CÔNG VIÊN DI TÍCH LỊCH SỬ GÒ ĐỐNG ĐA MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẨU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Ý nghĩa của đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Mục đích nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số công viên văn hóa – di tích lịch sử trên thế giới 3
1.1.1. Công viên di sản Chiến trường Ga Bristoe ở Prince William County, Virginia ở Mỹ 3
1.1.2. Hệ thống công viên lịch sử tại Nga: Nga là câu chuyện của tôi (Россия — моя история) 3
1.1.3. Công viên di tích lịch sử Yoshinogari tại Nhật Bản 4
1.2. Một số công viên di tích ở Việt Nam 5
1.2.1. Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ 5
1.2.2. Khu di tích Bạch Đằng Giang 7
1.2.3. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo 7
1.2.4. Quảng trường 26/3 tại Hà Giang 8
1.3. Bài học kinh nghiệm từ những thành công của các công viên lịch sử 9 lOMoARcPSD| 36625228
1.4. Thực trạng không gian kiến trúc công viên gò Đống Đa 11
1.4.1. Quy hoạch tổng thể công viên di tích lịch sử gò Đống Đa 11
1.4.2. Thực trạng về tổ chức không gian sử dụng 15
1.4.3. Thực trạng về bố trí, cung cấp thông tin 21
1.4.4. Thực trạng về tổ chức bố trí cảnh quan 24
1.4.5. Thực trạng về các không gian xung quanh công viên di tích 27
1.5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 28
1.4.1. Các nghiên cứu liên quan 28
1.4.2. Nội dung các nghiên cứu 28
1.6. Các vấn đề cần tập trung nghiên cứu 29
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC 30 2.1. Cơ sở pháp lý 30 2.2. Cơ sở lý thuyết 31
2.2.1. Khái niệm chung về không gian công cộng 31
2.2.2. Khái niệm chung về Di tích lịch sử 32
2.2.3. Khái niệm chung về công viên 33
2.3. Cơ sở khoa học công nghệ mới 36 2.4. Cơ sở thực tiễn 37
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 37
2.3.2. Quỹ đất và dân số của quận Đống Đa 40
2.3.3. Điều kiện văn hóa xã hội. 43
2.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội 49
2.3.5. Nhu cầu cải tạo, chỉnh trang của cộng đồng người sử dụng công viên di tích gò Đống Đa. 50
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử gò Đống Đa. 51
2.5. Xây dựng bảng điều tra xã hội học 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 lOMoARcPSD| 36625228
3.1. Kết quả điều tra xã hội học 56 3.1.1
Kết quả điều tra xã hội học về thói quen sử dụng công viên di tích lịch sử Gò Đống Đa 56 3.1.2
Kết quả điều tra xã hội học về khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ của
công viên di tích lịch sử gò Đống Đa 58 3.1.3
Kết quả điều tra xã hội học về những nhu cầu, nguyện vọng của cư dân qua
quá trình sử dụng công viên di tích lịch sử gò Đống Đa 59
3.2. Xây dựng nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc tại công viên di tích lịch sử gò Đống Đa 61
3.3. Đề xuất các giải pháp chung 63
3.4. Xác định các hoạt động phục vụ cộng đồng trong công viên. 63
3.5. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc: 65
3.5.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể. 65
3.5.2. Giải pháp sử dụng các modul với cấu trúc linh hoạt để bổ sung các chức năng hoạt động 66
3.5.3. Giải pháp cải tạo lại các tường rào để cải thiện không gian cảnh quan và nâng
cao tính giáo dục trong cộng đồng 79
3.5.1. Giải pháp tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu khu vực sân lễ hội của công viên Gò Đống Đa 85 C.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 89 1. Kết luận 89 2. Kiến nghị 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 lOMoARcPSD| 36625228 Danh mục hình ảnh Số hiệu Tên hình Nguồn sưu tầm
Công viên Di sản chiến trường Ga Bristoe ở Michael Kleen Hình 1.1
Prince William County, Virginia )
Vị trí các bảo tàng thuộc hệ thống công viên lịch https://myhistorypa Hình 1.2.
sử“ Nga là câu chuyện của tôi” rk.ru/?city=party http://kyushutravel
Công viên di tích lịch sử Yoshinogari Yoshino, Hình 1.3 guide.webmium.co tỉnh Saga m/saga Xuân Tiến Hình 1.4 Đồi A1 /TTXVN
Tượng Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo tại TIẾNTHẮNG Hình 1.5
"Khu di tích Bạch Đằng Giang" /baotuoitre.vn Hình 1.6
Mô hình thực dân Pháp tra tấn bô đội ta ̣ Nguyên Xuân Thảo
Tượng bác Hồ và nhân dân tình Hà Giang tại https://mapio.net/pi Hình 1.7 quảng trường 26/3 c/p-63189708/
Phân khu chức năng công viên di tích lịch sử gò Hình 1.8 Nhóm tác giả Đống Đa
Sơ đồ thể hiện mức độ tiếp cận và kết nối của
Hình 1.9 các không gian xung quanh với công viên gò nt Đống Đa
Cổng tiếp cận di tích gò Đống Đa từ trục đường Hình 1.10a nt Tây Sơn
Cổng tiếp cận di tích gò Đống Đa từ Đặng Tiến Hình 1.10b nt Đông
Các hoạt động sử dụng và những vấn đề tồn nt lOMoARcPSD| 36625228 Hình 1.11 nt đọng tại khu di tích Đình Tú, Hình 1.12 Gò Đống Đa baotanglichsu.vn Hình 1.13
Không gian trên gò Đống Đa tương đối trống trải Google Maps streetview Hình 1.14
Khoảng sân trong khuôn viên gò Đống Đa Nhóm tác giả Hình 1.15 Lối vào khu triển lãm nt lOMoARcPSD| 36625228 nt lOMoARcPSD| 36625228
viên lịch sử gò Đống Đa Hình 3.3
Module và tỉ lệ modle so với cơ thể con người nt
Module áp dụng có dạng khung thép kết hợp ván Hình 3.4:
nt gỗ, hộp gỗ tái sử dụng Hình 3.5.a Module không gian giao lưu nt Hình 3.5.b
Module không gian làm việc nt Hình 3.5.c Module ghế công cộng nt Hình 3.5.d Module không gian cây xanh nt Hình 3.5.e Module không gian vui chơi nt Hình 3.6
Mặt bằng bố trí các module theo chức năng nt
Ví dụ về tổ chức module thành các Ki-ot bán Hình 3.7 nt hàng
Một số ví dụ tổ hợp khác module tạo thành Hình 3.8 nt không gian chức năng Hình 3.9
Mặt đứng khán đài tạm thời nt
Sắp xếp module thành những giá treo tranh, pano Hình 3.10 nt quảng bá lễ hội
Sơ đồ vị trí lắp đặt và phối cảnh khán đài trong Hình 3.11 nt ngày lễ
Ví dụ cho mô hình sân khấu tạm thời phục vụ Hình 3.12 nt
cho các sự kiện văn hóa
Mẫu mô hình nghệ thuật phục vụ cho việc trưng Hình 3.13 nt bày, triển lãm Hình 3.14
Mẫu kio bán hàng và bản đồ các vị trí lắp đặt kiot nt Hình 3.15 Khối cơ sở nt Hình 3.16
Cấu tạo cơ bản của một block nt
Mô hình mô phỏng module được xây dựng theo Hình 3.17.a nt nt lOMoARcPSD| 36625228 dạng tuyến
Mô hình mô phỏng module được xây dựng theo Hình 3.17.b nt dạng tập trung
Hình 3.17.c Module sử dụng để chặn đường khi có yêu cầu nt lOMoARcPSD| 36625228 Hình 3.18
Hình ảnh thực tế cho giải pháp Parklet nt
Ví dụ minh họa các biển báo gắn lên lốp xe ô tô Hình 3.19 nt sơn màu Hinh 3.20
Ví dụ sử dụng lốp xe để trang trí nt Hình 3.21
Giải pháp trang trí kết hợp giáo dục truyền thông nt
Phối cảnh trang trí tường rào đối diện trường Hình 3.22 nt THCS Quang Trung
Phối cảnh minh họa trang trí tường rào trường Hình 3.23 nt THCS Quang Trung Hình 3.24
Khu vực đề xuất áp dụng giải pháp nt Hình 3.25
Phối cảnh hệ thống phun nước ban ngày nt Hình 3.26
Phối cảnh hệ thống phun nước ban đêm nt
Danh mục biểu đồ : Số hiệu Tên biểu đồ Nguồn sưu tầm Biểu đồ 2.1
Biểu đồ lượng nhiệt và mưa TB năm tại Hà nội @Hoang42006 2019
Biểu đồ 3.1.a Độ tuổi nhóm dân cư kháo sát được Nhóm tác giả
Biểu đồ 3.1.b Thời gian và tần suất đến công viên của nhóm dân nt cư khảo sát được
Biểu đồ 3.1.c Hoạt động thường nhât tại công viên di tích lịch nt sử gò Đống
Đa của nhóm cư dân tham gia khảo sát
Biểu đồ 3.2 tỉ lệ đánh giá về chất lượng cây xanh và nhu cầu nt lắp đặt hàng rào sắt
Biểu đồ 3.3 Đánh giá và nhu cầu bổ sung hướng tiếp cận công nt viên của nhóm dân cư tham gia khảo sát
Biểu đồ 3.4.a nhu cầu cho dịch vụ kinh doanh và hoạt động sinh nt hoạt cộng đồng Biểu đồ 3.4.b
mong muốn bổ sung không gian hoạt động thể nt chất của cụm dân cư
Biểu đồ 3.4.c nhu cầu tổ chức hoạt động học thuật – triển lãm nt của cụm dân cư Downloaded by Jin Dian (dianjin008@gmail.com) lOMoARcPSD| 36625228 Danh mục bảng Số hiệu Tên bảng Nguồn sưu tầm Bảng 2.1
Hiện trạng sử dụng đất tại quận Đống Đa năm 2019 Chi cục thống kê quận
Đống Đa Bảng 2.2 Diện tích, dân số có đến 31 – 12 - 2019 phân theo nt đơn vị hành chính Bảng 3.2
Đánh giá chất lượng dịch vụ của công viên di tich Nhóm nghiên cứu lịch sử gò Đống Đa Bảng 3.3
Các tổ hợp sắp xếp modul có thể áp dụng trong di nt tích gò Đống Đa lOMoARcPSD| 36625228
Danh mục viết tắt:
KGCC: Không gian công cộng. TDTT: thể dục thể thao.
NCKH : nghiên cứu khoa học. CTCC : công trình công cộng. lOMoARcPSD| 36625228 lOMoARcPSD| 36625228 A. PHẦN MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công viên di tích Gò Đống Đa là một gò đất nằm bên đường phố Tây Sơn,
phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là nơi ghi dấu lại chiến
thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 của nghĩa quân Tây sơn do vua Quang Trung
chỉ huy. Di tích có vai trò như một bằng chứng đanh thép cho trận đánh lịch sử, là lời
ngợi ca vị vua Quang Trung lỗi lạc, là minh chứng cho quá khứ lịch sử hào hùng để
thế hệ sau nhớ đến, là những bài học kinh nghiệm sương máu từ thực tế, và cũng là
không gian cảnh quan của đô thị, thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên khu công viên di tích lịch sử gò Đống Đa hiện nay đang gặp vấn đề
lớn như chưa có sự phân chia rõ ràng về không gian, kiến trúc, về cách xử lí không
gian và quản lý dẫn đến chưa phát huy hiệu quả sử dụng trong cộng đồng. Ngoài việc
phục vụ Lễ hội gò Đống Đa vào mồng 5 tháng Giêng, công viên gò Đống Đa thường
xuyên bị đóng kín bởi các bức tường ngăn cách với khu dân cư xung quanh dẫn đến
lượng khách tham quan và sử dụng ít nhiều bị hạn chế. Trong khi các khu dân cư liền
kề với công viên lại thiếu các không gian sinh hoạt chung, cũng như không gian sáng
tạo cho người sử dụng.
Bởi vậy, cần có nghiên cứu khoa học để có giải pháp tổ chức lại không gian kiến
trúc để phát huy giá trị công viên di tích lịch sử gò Đống Đa một cách hợp lý nhất,
đáp ứng như cầu sử dụng của dân cư xung quanh.
2. Ý nghĩa của đề tài -
Phát huy giá trị lịch sử của không gian công viên di tích lịch sử gò Đống Đa -
Góp phần khai thác không gian công viên di tích lịch sử gò Đống Đa phục
vụ các nhu cầu sinh hoạt của dân cư xung quanh. -
Bổ sung các hoạt động thiết yếu cho dân cư. -
Cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan cho công viên di tích lịch sử
gò Đống Đa, đóng góp vào không gian chung của đô thị.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Không gian kiến trúc trong công viên di tích lịch sử gò Đống Đa cùng với các khu vực xung quanh.
4. Mục đích nghiên cứu lOMoARcPSD| 36625228
- Xác định nhu cầu về không gian công cộng của cộng đồng xung quanh
côngviên Gò di tích Đống Đa.
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian trong công viên di tích gò Đống Đa.
- Nâng cao giá trị sử dụng của công viên di tích với cộng đồng xung quanh.
- Phát huy vai trò tham gia của cộng đồng tại di tích lịch sử gò Đống Đa.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực công viên di tích lịch sử gò Đống Đa và những khu
vực lân cận bao gồm địa bàn quận Đống Đa.
6. Phương pháp nghiên cứu -
Tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo: Phương pháp sử dụng để tổ
hợp nội dung cho các cơ sở pháp lý, cơ sở lý thuyết. Phương pháp tham khảo các tư
liệu, các bài học kinh nghiệm trong ngoài nước, góp phần hoàn thiện giải pháp. -
Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp giúp hiểu rõ nhu cầu
nguyện vọng của dối tượng phục vụ về chất lượng cơ sở hạ tầng hiện có cũng như về
tổ chức kiến trúc cảnh quan trong tương lai của khu di tích. -
Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này sử dụng để phục vụ cho
nội dung cơ sở thực tiễn, giúp cho việc đánh giá hiện trạng một cách trực quan, chính xác nhất. -
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp tham khảo ý kiến từ những
chuyên gia có chuyên môn cao nhằm đưa ra các giải pháp thực tiễn, hiệu quả nhất -
Phương pháp phân tích quy nạp: Phương pháp phân tích những dữ liệu
hiện có, tổng hợp để cho ra kết luận cuối cùng là giải pháp cho vấn đề đã đề cập trước đó. B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Một số công viên văn hóa – di tích lịch sử trên thế giới
1.1.1. Công viên di sản Chiến trường Ga Bristoe ở Prince William County, Virginia ở Mỹ
Công viên di tích lịch tích Chiến trường Ga Bristoe ở Prince William County,
Virginia là nơi trận Bristoe Station diễn ra vào ngày 14 tháng 10 năm 1863 giữa lực
lượng Liên minh do Thiếu tướng Gouverneur K. Warren chỉ huy và lực lượng Liên lOMoARcPSD| 36625228
minh do Trung tướng A. P. Hill dẫn đầu trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Công viên Di
sản Chiến trường là kết quả của sự dung hòa giữa phát triển và bảo tồn lịch sử. 2,7
dặm đường mòn qua rừng, đất ngập nước, và những ngọn đồi lộng gió nơi quân đội
hành quân, cắm trại, và chiến đấu hơn 150 năm về trước. Không có tượng đài ở đây,
chỉ có những dấu hiệu giải thích kể về câu chuyện của trận chiến.
Đối với công viên di tích này, bảng biểu, tượng đài là thừa thãi. Bản thân những
dấu tích lịch sử vốn đã là “người kể chuyện” đáng tin cậy nhất. Không chỉ vậy, khu
công viên di tích này được đánh giá cao bởi cảnh quan lối mòn đẹp, thích hợp cho việc dã ngoại, nghỉ ngơi.
Hình 1.1. Công viên Di sản chiến trường Ga Bristoe ở Prince William County,
Virginia (Nguồn : Michael Kleen)
1.1.2. Hệ thống công viên lịch sử tại Nga: Nga là câu chuyện của tôi
(Россия — моя история)
“Nga là câu chuyện của tôi” (Россия — моя история) là một hệ thống công
viên lịch sử đa phương tiện cho phép khách tham quan có một cái nhìn toàn diện về
toàn bộ lịch sử Nga từ thời cổ đại đến hiện đại. Công viên độc đáo ở chỗ câu chuyện
lịch sử được tại hiện toàn cảnh với công nghệ hiện đại. Triển lãm bao gồm hàng trăm
thiết bị đa phương tiện, rạp chiếu phim, bản đồ đa phương tiện, phương tiện truyền
thông 3D tương tác với nhau nhằm tái hiện lại các sự kiện lịch sử tạo thành hàng trăm
mét "băng phát trực tiếp lịch sử ". Dự án đặc trưng bởi nhiều giải pháp: từ trò chơi lịch
sử, màn hình cảm ứng, nhiều máy chiếu đến mô hình 3D.
Từ thành công lớn của hệ thống công viên lịch sử: Nga là câu truyện của tôi, có
thể thấy, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sử dụng công nghệ kĩ thuật lOMoARcPSD| 36625228
số, các thiết bị đa phương tiện, rạp chiếu phim, phương tiện truyền thông, 3D kết hợp
với các hoạt động nghe, nhìn, trải nghiệm, chơi game, v.v đã đem lại hiệu quả cao
trong việc tái hiện câu chuyện lịch sử một cách sinh động nhất.
Hình 1.2. Vị trí các bảo tàng thuộc hệ thống công viên lịch sử
” Nga là câu chuyện của tôi” (Nguồn
https://myhistorypark.ru/? city=party)
1.1.3. Công viên di tích lịch sử Yoshinogari tại Nhật Bản
Di tích Yoshinori (吉野ヶ里) nằm trên những ngọn đồi Yoshinori ở Yoshino,
tỉnh Saga, Yoshinorichi và thành phố Kamazaki. Đây là di tích được chỉ định là di tích
lịch sử đặc biệt của đất nước Nhật Bản.
Mặc dù các cuộc khai quật và nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành, nhưng
phần lớn công viên đã được tỉ mỉ xây dựng lại sao cho giống với khu vực định cư thời
kỳ Yayoi (Thời đại đồ sắt) nhất có thể. Các công trình phục chế của công viên rất ấn
tượng, bao gồm một loạt các nhà sàn, nhà kho, lễ đường, lăng mộ và tháp canh.
Khu vực này cũng có một phòng triển lãm trưng bày các khía cạnh khác nhau
của văn hóa Yayoi như quần áo, công cụ sản xuất, đồ gốm và canh tác. Có mô tả chi
tiết bằng tiếng Anh. Đây cũng là nơi tôt chức các buổi hội thảo dành cho cả cá nhân và
nhóm trình bày về các kỹ thuật cổ xưa bao gồm cách tạo ra lửa, làm sáo đất và đồ trang sức bằng đá. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.3. Công viên di tích lịch sử Yoshinogari Yoshino, tỉnh Saga
(Nguồn: http://kyushutravelguide.webmium.com/saga )
Khuôn viên công viên có không gian rộng rãi dành cho các buổi dã ngoại, sân
chơi và thậm chí là sân gôn thu nhỏ, khiến công viên trở thành một nơi tuyệt vời để
dành cả ngày. Trong công viên cũng có các nhà hàng và cửa hàng quà lưu niệm, phục
vụ cho những nhu cầu của du khách.
1.2. Một số công viên di tích ở Việt Nam
1.2.1. Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ
Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử
nằm tại tỉnh Điện Biên ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến
dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa
vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa bao gồm đồi A1, C1,
C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay
Mường Thanh (nay là sân bay Điện Biên Phủ) và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, ở trung
tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng
vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vào cuối
năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng
bày. Tính đến thời điểm đó, bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức
tranh theo từng chủ đề sau:Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
- Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ
- Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ lOMoARcPSD| 36625228
- Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ
- Điện Biên Phủ ngày nay
Hình 1.4. Đồi A1 (Nguồn Xuân Tiến/TTXVN)
Tháng 10 năm 2012, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ (Tên đầy đủ: Bảo tàng
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) được khởi công xây dựng để chào mừng kỷ niệm
60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2014), thay cho Bảo tàng Điện Biên Phủ. Bảo
tàng rộng hơn 7000 m², trưng bày gần 1000 hiện vật và hình ảnh, được chia làm 4 nội dung:
- Chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ và tác
động của chiến dịch Điện Biên Phủ đối với thế giới - Phòng tôn vinh.
1.2.2. Khu di tích Bạch Đằng Giang
Khu di tích Bạch Đằng Giang nằm ở xã Thủy Nguyên, giáp tỉnh Quảng Ninh của
thành phố Hải Phòng. Hiện nay khu di tích Bạch Đằng Giang là một quần thể kiến
trúc rộng lớn, mang nhiều yếu tố tâm linh lẫn nghệ thuật. Công trình được xây dựng
vào năm 2008 và chính thức hoạt động đưa vào sử dụng vào năm 2011. Có thể coi
Bạch Đằng Giang là một công viên rộng lớn, khang trang giúp du khách có nhiều trải
nghiệm, tìm hiểu khám phá các giá trị lịch sử chống ngoại xâm của các triều đại xưa. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.5. Tượng Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo tại "Khu di tích Bạch
Đằng Giang" (Nguồn Thuỷ Nguyên baotuoitre.vn)
Khu di tích Bạch Đằng Giang là một địa danh lịch sử đặc biệt nằm trên thế đất
tựa sơn, phía trước có thiên nhiên hùng vĩ là sông, biển, đồi núi, đồng bằng. Nơi đây,
từ thế kỷ XX đến thế kỷ XIII diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng
trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và
tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán,
Đại Tống, Nguyên Mông đều thất bại trong mưa đồ xâm chiếm.
Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây
dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang
lịch sử. Quần thể di tích gồm có nhiều khu và mỗi đền đài đều là một câu chuyện
riêng, tạo nên tổng thể một câu chuyện xuyên suốt cả khu di tích.
1.2.3. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo tọa lạc trên mảnh đất Côn Đảo nằm giữa biển Đông. Nơi đây
được dùng để giam giữ những tù nhân gây nên mối đe dọa cho thực dân Pháp ở Viêṭ
Nam như tù phạm chính trị hay tử tù. Chúng lựa chọn Côn Đảo làm nơi xây dựng ngục
tù bởi l攃̀ nơi đây cách xa đất liền, ít phương tiên lưu thông và quan trọng là ̣ người tù
không thể trốn thoát. Trong hơn 100 năm trời, đã có đến 20.000 chiến sĩ yêu nước của
ta bị giam cầm, tra tấn và hi sinh tại tơi này.
Đến đây, du khách s攃̀ thực sự như được sống lại trong thời kỳ đen tối của đất
nước, bởi nhà tù Côn Đảo tái hiên lại tất cả những hình ảnh thực dân Pháp tra tấn bộ
̣ đôi ta thời đó mộ t cách chân thực nhất.̣ lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.6. Mô hình thực dân Pháp tra t Ān bô đội ta (̣Nguồn: Nguyên Xuân Thảo)
Đó là hình ảnh những người tù bị xiềng chân, hình ảnh người tù làm khổ sai hay
chịu hành hạ dã man, tàn nhẫn. Du khách đến tham quan nhà tù Côn Đảo s攃̀ có hướng
dẫn viên. Họ s攃̀ vừa được chứng kiến, vừa được nghe kể về những câu chuyên hay
những cộ t mốc lịch sử gắn liền với mỗi phòng giam, mỗi khám giam và ̣ với cả khu di
tích nhà tù Côn Đảo này.
1.2.4. Quảng trường 26/3 tại Hà Giang
Ngày 27 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện, phát biểu trước
hơn 16.000 cán bộ, công nhân viên, nhân dân tỉnh Hà Giang. Bác đã khen ngợi và vinh
danh những đóng góp của Hà Giang vào con đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội tại
Việt Nam, từ đó nơi đây được coi là một di tích lịch sử của tỉnh Hà Giang. Ngày 2
tháng 9 năm 2005, cụm tượng đài “Bác Hồ và nhân dân tỉnh Hà Giang” được khánh
thành và đặt trang trọng tại quảng trường 26/3 được nhiều người chào đón và lOMoARcPSD| 36625228
khen ngợi và trở thành biểu tượng của tỉnh Hà Giang.
Hình 1.7. Tượng bác Hồ và nhân dân tình Hà Giang tại quảng trường 26/3
(Nguồn: https://mapio.net/pic/p-63189708/)
Quảng trường 26/3 là một trong những biểu tượng của người dân Hà Giang, nơi
đây có diện tích lên đến gần 3.000m2 với nhiều hạng mục công trình phục vụ đời sống
vật chất cũng như tinh thần của người dân Thành phố Hà Giang. Năm 2015, quảng
trường 26/3 đã được trùng tu, sửa sang và xây mới một số hạng mục công trình quan
trọng trong đó có tượng đài Bác Hồ về thăm Hà Giang là một trong những bức tượng
đài về Bác Hồ đẹp nhất cả nước. Từ đó trở đi quảng trường 26/3 trở thành một trong
những địa chỉ quen mặt của người dân Hà Giang mỗi khi có sự kiện gì đó tầm cỡ như
đại nhạc hội của Honda, hội chợ xúc tiến thương mại Hà Giang mà đích thân Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc về tham dự và chỉ đạo. Đối diện quảng trường 26/3 là dòng
sông Lô huyền thoại của miền Đông Bắc, nơi có cảnh đẹp và bầu không khí trong
lành. Xung quanh quảng trường 26/3 cũng có rất nhiều hàng quán, đủ để cho mọi
người nghỉ chân có thể thư giãn ngắm cảnh và trải nghiệm ẩm thực của mảnh đất Hà Giang.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ những thành công của các công viên lịch sử
Hệ thống công viên lịch sử: “Nga là câu truyện của tôi”, có thể thấy, trong thời
đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số, các thiết bị đa
phương tiện, rạp chiếu phim, phương tiện truyền thông, 3D kết hợp với các hoạt động lOMoARcPSD| 36625228
nghe, nhìn, trải nghiệm, chơi game, v.v đã đem lại hiệu quả cao. Các hoạt động này
gợi trí tò mò, hứng thú cho du khách bởi tính mới mẻ, lạ lẫm với công chúng.
Tuy nhiên, loại hình công viên lịch sử là một dạng công trình công cộng, yêu cầu
phải phục vụ cho mọi đối tượng. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả với du khách là
lớp thế hệ trẻ hay những yêu thích những trải nghiệm mới song một bộ phận du khách
yêu thích tính truyền thống, mong muốn lưu trữ nguyên vẹn các giá trị cổ xưa đặc biệt
là với các di tích lịch sử mang hơi hướng thời đại phong kiến như gò Đống Đa. Với
trường hợp đó, đôi khi những biển báo chú thích để du khách tự cảm nhận, tự tìm hiểu lại phù hợp hơn.
Một phương pháp khác cũng đạt hiệu quả cao để kết nối di tích cùng với câu
truyện lịch sử của nó tới quần chúng là tái hiện những câu truyện lịch sử bằng các mô
hình, các “bảo tàng sống” biến chúng trở nên thân thiện, gần gũi với du khách. Ở
những mô hình công viên, di tích lịch sử như công viên lịch sử Yoshinogari hay như
di tích nhà tù Côn Đảo với các các công trình phục chế, mô hình mô phỏng lại “ người
thật việc thật” cùng với dẫn dắt, thuyết minh hùng hồn về câu truyện đằng sau đã khiến
những câu truyện lịch sử trở nên hữu hình. Du khách được khơi gợi hứng thú khi được
tương tác với những gì mình nhịn thấy được, sờ được, hiểu được, trải nghiệm qua.
Ở Việt Nam, hình thức tổ chức không gian lịch sử bám theo mốc thời gian lịch
sử cũng khá phổ biến. Như di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ với chủ đề trưng
bày theo tiến trình cuộc chiến hay như di tích Bạch Đằng Giang với cách đền thờ nằm
liền kề nhau theo trình tự thời đại các vị vĩ nhân gắn liền với địa danh xuất hiện. Lối
tổ chức không gian phổ biến quen thuộc tưởng chừng nhàm chán, vô vị. Song nếu xét
theo góc độ tâm lí thường thấy, một không gian quen thuộc s攃̀ đem lại cảm giác dễ
chịu, thoải mái hơn bởi tính gần gũi.
Không chỉ vậy, yếu cảnh quan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch. Có thể thấy, các quần thể Bạch Đằng Giang hay chiến trường Điện Biên
Phủ đều có phong cảnh vô cùng rộng rãi, thoáng mát. Công viên di sản Chiến trường
Ga Bristoe cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy chỉ có những bảng chỉ dẫn, công
viên vẫn đón lượng khách ổn định đến bởi con đường mòn với cảnh quan xung quanh
thơ mộng, thích hợp cho việc đi dạo, thư giãn. lOMoARcPSD| 36625228
1.4. Thực trạng không gian kiến trúc công viên gò Đống Đa
1.4.1. Quy hoạch tổng thể công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
a. Hiện trạng phân khu chức năng.
Hình 1.8. Hiện trạng phân khu chức năng công viên di tích lịch sử gò Đống lOMoARcPSD| 36625228 Đa
Qua quá trình khảo sát đặc điểm kiến trúc và hoạt động của dân cư tại công viên
di tích lịch sử gò Đống Đa, nhóm đã xác định được phân khu chức năng của gò Đống
Đa cùng những KGCC, CTCC xung quanh.
Như vậy, về mặt pháp lý, ta có thể chia khu di tích làm hai khu vực chính: -
Khu vực 1: Khu vực không được phép xâm phạm hay tác động hay các
tác động bị hạn chế ở mức tối đa gồm: •
Khu gò đồi: Đây là khu vực di tích lịch sử Quốc gia, đang được Nhà
nướcbảo tồn. Mọi hành vi xâm phạm, tác động, gây ảnh hưởng xấu đến khu vực này
đều là vi phạm pháp luật. •
Khu đền thờ và tượng vua Quang Trung: Hai khu vực này tuy không
nằmtrong diện bảo tồn nhưng lại là cơ sở hạ tầng mới xây dựng với chi phí đầu tư
không hề nhỏ. Để tránh sự lãng phí về mặt ngân sách, tiền của của xã hội khi tiến hành
thiết kế ta vẫn phải chọn các giải pháp tránh tác động quá nhiều. -
Khu vực 2: Khu vực không bảo tồn. Khu vực này bao gồm khoảng sân,
vườn hoa, v.v ta có thể tác động vào không gian kiến trúc, bổ trợ cho khu di tích miễn
là không phá vỡ cảnh quan xung quanh.
Không gian bị chia cắt bởi hai khu vực không được phép xâm phạm là khu gò
đồi và khu vực đèn thờ. Khu vực này còn mang ý nghĩa tâm linh cao nên mọi hoạt
động diễn ra trong khuôn viên đều ảnh hưởng lớn đến hai khu vực trên, vì vậy ta cần
cân nhắc kĩ lưỡng các hoạt động cũng như giải pháp kiến trúc trước khi đặt chúng vào trong không gian này.
* Hướng tiếp cận công trình Điểm Mạnh
Công viên Gò Đống Đa là một di tích lịch sử cấp quốc gia nằm trong khu vực
nội đô, tiếp giáp với hai tuyến phố đông đúc là Đặng Tiến Đông và Tây Sơn. Hệ thống
giao thông vận tải công cộng phát triển, chủ yếu là xe buýt với nhiều tuyến xe đi qua. Cơ hội
Trong thời kì Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, lượng người di chuyển
đến khu vực nội đô cũng ngày một tăng. Việc có thể dễ dàng được tiếp cận từ trục
đường chính Tây Sơn đã tạo ra nhiều cơ hội để nơi đây phát triển. Nếu khai thác có lOMoARcPSD| 36625228
hiệu quả hướng tiếp cận này, gò Đống Đa s攃̀ có thêm nhiều lượt khách ghé thăm đồng
thời du lịch, kinh tế ... cũng theo đó mà phát triển Điểm yếu:
Hướng tiếp cận từ đường Tây Sơn, trục đường chính với lưu lượng giao thông
lớn, bị đóng cửa quanh năm. Muốn tiếp cận khu di tích, khách tham quan phải đi thêm
200 m đến đường Đặng Tiến Đông, một tuyến đường hẹp hơn và mật độ lưu thông
cũng thấp hơn rất nhiều so với trục chính Tây Sơn.
Biển tên trên cổng đặt ở vị trí khuất lấp, tối tăm. Màu sơn chữ vàng trên khung
nền đỏ qua năm tháng đã bị sờn khiến tấm rất khó quan sát. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.9. Sơ đồ thể hiện mức độ tiếp cận và kết nối của các không gian xung quanh
với công viên gò Đống Đa
Cổng tiếp cận từ phía Đặng Tiến Đông không chỉ gây khó khăn cho việc tiếp cận.
Hướng nhìn từ đây cũng có vấn đề khi hướng nhìn vào không bao quát được những
đối tượng quan trọng trong khu di tích như ngôi chùa, tượng Quang Trung hay kể cả gò Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.10a. Cổng tiếp cận di tích gò
Hình 1.10b. Cổng tiếp cận di tích
Đống Đa từ trục đường Tây Sơn
gò Đống Đa từ Đặng Tiến Đông Thách thức:
Hướng tiếp cận từ Tây Sơn bị đóng là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu để ngăn
tác động xấu của con người đến khu di tích. Các vấn đề như tệ nạn xã hội, ý thức bảo
vệ tài sản chung, bảo vệ di tích và không gian công cộng của nhân dân trong khu vực
này còn chưa cao. Muốn mở hướng tiếp cận từ khu vực này, ta phải có giải pháp cụ
thể và hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Một thách thức lớn trong thời điểm hiện tại
mà ta khó lòng giải quyết chính là tình trạng dịch bệnh Covid – 19 kéo dài và diễn
biến ngày một phức tạp. Để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, người dân phải đeo khẩu
trang và tiến hành giãn cách xã hội, tránh tụ tập những nơi đông người. Vì l攃̀ đó
những điểm không gian sinh hoạt cộng đồng giảm mạnh về lượt khách tham quan, du lịch.
1.4.2. Thực trạng về tổ chức không gian sử dụng lOMoARcPSD| 36625228 a. Gò Đống Đa
Gò Đống Đa là một khu gò đồi rộng với hệ thống các cây cổ thụ lâu năm. Khu
gò đồi vừa mang giá trị về mặt lịch sử, vừa có giá trị về cảnh quan, môi trường. Qua
quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy những vấn đề sau:
* Hiện trạng sử dụng không gian
Hiện tại các hoạt động hàng ngày của công viên gò Đống Đa còn khá đơn điệu.
Hầu hết cư dân đến đây để thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như tản bộ, tập thể dục
nhịp điệu, hóng mát hay chơi cờ. Tuy có khuôn viên rộng lớn mà yên lặng thích hợp
cho việc học tập và làm việc song hầu như không thấy việc người dân tới đây để làm
điều đó. Các hoạt động diễn ra với tần suất thấp. Không chỉ vậy giữa các nhóm hoạt
động cùng tính chất như hoạt động thể chất thể dục thể thao hay nghỉ ngơi thư giãn lại
không có sự kết nối. Các nhóm hoạt động nhỏ lẻ, riêng r攃̀ nhau và thưa thớt.
* Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công cộng
Công viên di tích lịch sử gò Đống Đa hầu như không có các không gian dịch vụ.
Các không gian bổ trợ cho lễ hội Đống Đa cũng không có. Tuy nhiên, ở công viên di
tích lại tồn tại dịch vụ trông giữ xe. Nếu xét dưới góc độ kinh tế, đây là một quết định
mang tính giải pháp tạm thời để Ban quản lý có thêm nguồn thu, đồng thời bổ sung
không gian gửi xe cho một số người dân ở xung quanh. Nhưng xét về khía cạnh cảnh
quan và kiến trúc, khu vực này lại tồn tại nhiều vấn đề.
Xét vị trí của khu để xe: Khu để xe nằm ở hướng chính của khu di tích. Tuy
diện tích không quá lớn nhưng gây cản trở một hướng tiếp cận đẹp, thường thấy ở các
không gian tâm linh. Khu để xe cũng gây mất thẩm mĩ cho công viên di tích khi vừa
chắn hướng nhìn đẹp vào khu đền và tượng vua Quang Trung vừa gây phản cảm vì
khu để xe không có bất kì hình thức kiến trúc nào đặc biệt hay liên quan tới khu di
tích mà chỉ đơn giản phơi ra trước mắt khách tham quan, người sử dụng sự đối lập
giữa sự truyền thống của khu di tích tương phản gay gắt vớt các phương tiện giao
thông hiện đại tạo nên sự cộc lệch không đáng có. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.11.Các hoạt động sử dụng và những v Ān đề tồn đọng tại khu di tích
*Hiện trạng bảo vệ và sử dụng khu gò đồi
Không một biển chỉ dẫn, chỉ có một tấm bia nặng 8 tấn trích dẫn lời hịch của vua
Quang Trung. Khu gò được bao quanh bởi hệ thống cây xanh lâu đời, không khác gì
một gò đất tự nhiên thường thấy. PGS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội
Di sản Văn hóa Việt Nam kể, đầu tháng 11 năm 2019 ông tới gò khảo sát để thấy rõ
bất cập này: “Tôi gặp đoàn khách từ Bình Định ra, lúc đầu họ hăm hở leo lên đỉnh gò,
sau vài phút xuống ngay vì trên đó không có gì, và không hiểu gì”, ông nói. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.12.Gò Đống Đa ( nguồn:Đình Tú, baotanglichsu.vn)
Hình 1.13. Không gian trên gò Đống Đa tương đối trống trải ( Nguồn:
Google Maps streetview)
Yếu tố duy nhất, theo quan điểm của một khách du lịch thông thường, có giá trị
như tín hiệu lịch sử là Trung Liệt Miếu và tấm bia đá. So với câu chuyện lịch sử “cuộc
hành quân thần tốc cùng chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung”, những gì khu
gò đang thể hiện chưa đúng với tinh thần câu chuyện đồ sộ này. lOMoARcPSD| 36625228
b. Khoảng sân tổ chức lễ hội. Điểm Mạnh:
Khoảng sân trước đền được lát đá sạch s攃̀, rộng rãi đủ sức chứa cho một lượng
lớn khách du lịch đến đây tham gia lễ hội cũng như tạo không gian đủ thoáng đạt để
người dân đến đây sinh hoạt cộng đồng có được cảm giác thoái mái Cơ hội:
Khu dân cư đông đúc, chật hẹp và ngột ngạt của quận Đống Đa rất cần một
khoảng xanh đô thị để giải tỏa. Với khoảng sân to rộng, thoáng đãng, ta có thể đáp
ứng như cầu đó của người dân bằng việc biến nó trở thành một không gian sinh hoạt
chung với nhiều hoạt động cộng đồng như nghỉ ngơi, học tập làm việc, vui chơi hay
các hoạt động thể chất TDTT… Điểm yếu:
Khoảng sân quá lớn, lại không có các bồn cây bóng mát bố trí xung quanh nên
vào những ngày hè, khu vực này thường xuyên bị hấp nóng.
Sân tuy rộng nhưng chỉ để chứa lượng người đến tham dự lễ hội hàng năm, ngoài
ra thì không mang bất kì chức năng nào khác. Sân cũng không có bất cứ cấu trúc hay
ngoại thất nào phục vụ cho lễ hội. Khoảng sân đang thiếu trầm trọng các không gian
dịch vụ hay các không gian bổ trợ dịch vụ khiến khu công viên trở nên nhàm chán,
không thực hiện được chức năng của một công viên. Thách thức:
Để tổ chức không gian sinh hoạt chung trong khoảng sân lễ hội, ta phải giải quyết
hai vấn đề chính: Thứ nhất, khoảng sân là nơi diễn ra lễ hội hàng năm. Đây là một lễ
hội có quy mô lớn, yêu cầu một không gian đủ rộng cho các hoạt động lễ hội cũng
như khách thập phương đến tham gia. Nếu các giải pháp kiến trúc quá cồng kềnh, lấn
chiếm không gian và khó di dời, chúng s攃̀ gây phản tác dụng, gây gián đoạn cho lễ
hội. Thứ hai, Việt Nam vẫn là một nước coi trọng các vấn đề về tâm linh là tôn giáo,
với những khu vực địa điểm như di tích gò Đống Đa, các hoạt động thể chất mạnh,
gây nhiều tiếng ồn bị hạn chế tối đa để đảm bảo sự tôn nghiêm cho khu vực. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.14. Khoảng sân trong khuôn viên gò Đống Đa (Nguồn: Nhóm tác giả) c. Khu triển lãm : Điểm mạnh
Khu Triển lãm được lắp đặt ngay dưới khu đền thờ Quang Trung giúp tiết kiệm
phần lớn diện tích cho khu di tích vốn có diện tích khiêm tốn (khoảng 2.000m2). Được
đặt ở vị trí ít ánh sáng như vậy, các hiện vật được bảo quản tốt hơn khi không phải
chịu sự tác động của ánh sáng mặt trời. Điểm yếu:
Khu triển lãm đặt ở vị trí dưới khu đền như vậy là thiếu hợp lí. Thứ nhất đây là
vị trí khuất lấp đối với người tham quan. Không chỉ vậy hình thức trang trí, không
gian trưng bày cũng kém sáng tạo. Không thu hút được khách du lịch đến thăm quan. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 1.15: Lối vào khu triển lãm (nguồn: Nhóm tác giả)
Thiếu sức hút, khu triển lãm vắng khách và thường xuyên phải khóa cửa. Điều
này dẫn đến việc khu triển lãm chỉ là không gian chết để cất giữ cổ vật. Thứ hai, diện
tích khu đền không lớn lắm, việc đặt khu triển lãm dưới khu đền làm không gian triển
lãm cũng như số lượng hiện vật trang trí bị hạn chế.
d. Đền thờ Quang Trung
Hình 1.16. đền thờ vua Quang Trung ( Nguồn: Nhóm tác giả) Hiện trạng:
Đền thờ Quang Trung là không gian tâm linh mới được xây dựng nhằm biến khu
di tích trở thành một điểm du lịch tâm linh đồng thời góp phần tưởng nhớ vị anh hùng
áo vải, cờ đào. Song chính công trình này lại trở thành nguyên nhân gây hạn chế các
hoạt động công cộng cũng như lượng người đến tham gia các hoạt động cộng đồng. lOMoARcPSD| 36625228
1.4.3. Thực trạng về bố trí, cung cấp thông tin *Về
thông tin lịch sử:
Khu di tích sử dụng hình thức treo bảng biểu, chỉ dẫn chủ yếu. Đây là phương
pháp truyền thống, thường thấy không chỉ ở riêng khu di tích gò Đống Đa mà còn ở
nhiều di tích văn hóa – lịch sử khác trong nước. Điểm mạnh:
Hình thức treo biển chỉ dẫn là một hình thức thông tin giá rẻ. Thông tin được
truyền đạt một cách cô đọng súc tích, dễ hiểu. Cách thông tin này cũng tiện lợi cho
khách du lịch. Họ có thể nắm bắt được thông tin nhanh nhất mà không cần đến hướng dẫn viên du lịch. Điểm yếu:
Cách tiếp cận đem đến cho người xem thông tin một cách ngắn gọn, khách quan,
song phương pháp này qua thực tiễn đã lộ ra nhiều khuyết điểm.
• Thứ nhất: Việc đọc, xem hiện vật đơn thuần khiến thông tin bị lướt qua một
cách chóng vánh, khó để lại ấn tượng cho người tiếp thu. Những thông tin này
có thể bị lãng quên một cách nhanh chóng.
• Thứ hai: Khi khu vực treo bảng biểu có lượng lớn người, người xem trước buộc
phải đọc nhanh để những người xếp hàng sau có thể sớm tiếp cận thông tin dẫn
đến việc ghi nhớ thông tin bị hạn chế. Có những đối tượng với chiều cao hạn
chế như trẻ nhỏ lại càng khó tiếp cận thông tin.
Ngoài ra: Thông tin lịch sử được khắc chìm trên tấm phù điêu đá kèm theo một
tấm bản đồ tóm tắt lại diễn biến trận chiến Ngọc Hồi Đống Đa. Có thế thấy, lượng
thông tin được in lên quá ít và thiếu hấp dẫn. Không những thế, bản đồ minh họa cho
thông tin cũng vô cùng sơ sài. Bản đồ còn sử dụng những màu sắc không ăn nhập với
nhau, khiến thông tin khắc lên không nổi bật, khó quan sát. lOMoARcPSD| 36625228
Hình1.16.a: Thông tin trên phù điêu
Hình1.16.b: Bản đồ trận đánh trên phù điêu
( Nguồn: nhóm tác giả )
( Nguồn: nhóm tác giả ) Cơ hội:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cách mạng công nghệ 4.0) mở đầu
cho kỷ nguyên công nghệ kĩ thuật số cũng như những thập kỉ gần đây được đẩy lên
một cấp độ hoàn toàn mới thông qua Iot (Internet vạn vật), truy cập dữ liệu thời gian
thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Kỹ thuật công nghệ cao cho
phép nhiều hình thức cung cấp thông tin mới mẻ đầy trực quan ra đời, đem lại hứng
thú cho khách tham quan khi được trải nghiệm. Việt Nam lại nằm những nước đi đầu
về Iot trên thế giới. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ cao đã và đang đang được tiến
hành nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc như dự án 3d hóa Hoàng Thành Thăng Long. Thách thức:
Khi đổi hình thức thông tin truyền thống sang hình thức thông tin mới hay chỉ
đơn giản là bổ sung thêm các hình thức thông tin khác nếu không được xử lí tốt s攃̀
gây ra sự thiếu đồng bộ về mặt nội dung. Thông tin trong các hình thức khác nhau s攃̀
riêng r攃̀, thiếu sự mạch lạc, tương tác. Một số s攃̀ trở nên lạc lõng và thừa thãi .
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ 4.0, song Việt Nam chưa có nhiều
công trình được hoàn thành. Các nghiên cứu về lĩnh vực này hiện vẫn đang trong giai
đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Hơn nữa chúng cũng chưa dành được sự chú ý từ
phía các nhà đầu tư. Việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể dẫn đến sự bỡ
ngỡ khi áp dụng để giải quyết các vấn đề và hiệu suất sử dụng cũng không cao.
*Về những hiện vật trong khu trưng bày:
Những hiện vật được trưng bày trong khu trưng bày được sắp xếp theo lối mòn
truyền thống nên lỗi thời, kém hấp dẫn. Bảo tàng kém các tư liệu về Quang Trung. lOMoARcPSD| 36625228
Các hiện vật hầu hết chỉ xoay quanh trận Ngọc Hồi- Đống Đa nên cũng kém phần đa
dạng. Theo Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, TS Nguyễn Văn Cường, việc thiếu
vắng bảo tàng chuyên sâu về Quang Trung ngay tại gò là một sự thiếu sót lớn. Cũng
theo nhiều nhà khoa học, gò Đống Đa xứng đáng có bảo tàng về Quang Trung hơn bất cứ chỗ nào.
Sa bàn trận Ngọc Hồi – Đống Đa tóm tắt trận chiến gắn liền với khu di tích lại
khá sơ xài. Thế trận chỉ tái hiện được trang bị, quy mô trận đánh nhưng lại thiếu mất
yếu tố quan trọng nhất của trận đánh. Sa bàn cần tái hiện rõ yếu tố thần tốc hành quân
của đội quân Tây Sơn-mô hình hai người khiêng một người nằm mới có thể hành quân
thần tốc ra Thăng Long. Những thế trận rồng lửa trong đại thắng 1789 cũng cần làm
rõ, để học sinh trải nghiệm lịch sử và du khách thấy hấp dẫn.
Hình 1.17: Sa bàn trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa (nguồn TOAN TOAN )
Một thách thức lớn trong việc truyền đạt thông tin đó là độ phù hợp thông tin với
lứa tuổi. Thông tin lịch sử tại gò Đống Đa liên quan tới chiến tranh: một đề tài bạo
lực. Đây không phải đề tài tốt dành cho trẻ em – đối tượng có nhu cầu tiếp thu kiến
thức lịch sử cao. Vì vậy ta phải cân nhắc nhắc kĩ yếu tố lịch sử để khai thác.
1.4.4. Thực trạng về tổ chức bố trí cảnh quan a. Phù điêu: Hiện trạng:
Hai bức phù điêu đá lớn màu xanh ghi được đặt giữa khu vực đền thờ và tượng
vua Quang Trung. Hai tâm phù điêu là giải pháp của lần cải tạo năm 2015 thế chỗ lOMoARcPSD| 36625228
những tấm phù điêu cũ bằng xi măng vốn đã xuống cấp sau thời gian dài sử dụng. Với
chất liệu đá tối màu vừa thể hiện sự trang trọng linh thiêng, vừa giúp cho việc bảo
dưỡng hai tấm phù điêu trở nên dễ dàng hơn.
Tấm phù điêu đóng vai trò thuật lại câu chuyện lịch sử đồng thời tạo cảnh quan
cho tượng Quang Trung song lại vô tính che mất đền thờ đằng sau. Hơn nữa, hai tấm
này nay sát sau bức tượng khiến một phần nội dung bị khuất. Người xem muốn nhìn
thấy nội dung ấy phải đi vòng ra sau tương hoặc tìm góc quan sát thích hợp.
Hiện nay những tấm phù điêu cũ không được sử dụng bị chất đống trong khuôn
viên gây mất thẩm mĩ và thiếu tôn trọng các giá trị văn hóa lịch sử. Khi tiến hành quan
sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu như các chi tiết trên những tấm phù điêu này chưa
bị hư hại. Các tấm phù điêu chỉ bị rêu mốc và bụi bẩn theo thời gian. Nếu có biện pháp
vệ sinh và bố trí thích hợp, ta có thể tái sử dụng những tấm phù điêu này.
Ở Gò Đống Đa, phía Đông Bắc khu gò là những bức tường gạch cao tới 2.5m
được sơn màu vàng nhằm ngăn cách khu dân cư đông đúc với khu di tích. Phía Tây
Nam là những hàng rào song sắt cao 2m có tính thẩm mĩ cao. Điểm mạnh:
Đối với những di tích lịch sử, những khu vực có tính chất tâm linh, những bức
tường, hàng rào đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ nhằm hạn chế các tác động xấu
từ bên ngoài xâm nhập. Đặc biệt đối với những không gian mang tính chất tâm linh.
Hình 1.18.a.: Các t Ām phù điêu thay mới Hình 1.18.b: Các t Ām phù điêu cũ bị vứt
( Nguồn: Nhóm tác giả ) đi
( Nguồn: nhóm tác giả )
Hàng rào, tường bao. lOMoARcPSD| 36625228
Những bức tường cao khiến cho không gian bên trong tách biệt so với bên ngoài, mang
đến cảm giác uy nghiêm, thanh tịnh.
Hình 19.1.a: Hàng rào phía Tây Nam
Hình19.1.b: Tường bao phía Đông Bắc
di tích ( Nguồn: nhóm tác giả )
di tích ( Nguồn:nhóm tác giả) Điểm yếu :
Ngược lại những bức tường cũng làm hạn chế hướng tiếp cận cũng như lượng
người tiếp cận vào khu di tích. Sự khác biệt về hình thức của tường phía Đông Bắc và
Tây Nam mà không có dụng ý nghệ thuật nào làm không gian giảm mĩ quan.
Hình1.20.a: Các bức tường dưới sự tác
Hình1.20.b. : Bên dưới một số góc khoảng
động của khí hậu trở nên rêu mốc
tường trở thành khu vực tập kết rác
Những bức tường ở phía Đông Bắc khu di tích có diện tích bản khá lớn, lại tương
đối trơn, sáng màu. Trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, Tường dễ bị rêu mốc, mất
vệ sinh và thiếu thẩm mĩ. Những bức tường trống, đơn điệu kém thu hút sự chú ý, bảo
vệ của cư dân xung quanh. Bên dưới những bức tường này thường có sự tàn phá của
con người, trở thành nơi tập kết phế liệu, rác thải. Cơ hội: lOMoARcPSD| 36625228
Khu vực tường bao phía đông bắc giáp với công viên Trần Quang Diệu và hai
trường học phía sau. Con đường dẫn tới ba không gian công cộng ấy tương đối ít xe
cộ qua lại. Nếu có thể mở hướng tiếp cận hay tạo sự liên kết giữa các không gian trên
một cách hợp lí, ta có thể tạo dựng được một không gian vừa lành mạnh, bổ ích cho
học sinh hai trường vui chơi và học tập, vừa tạo dựng được không gian sinh hoạt cho
cộng đồng dân cư xung quanh.
Hình 1.21.: Con đường giáp tường phía Đông Bắc Thách thức:
Khi tiến hành mở nút giao thông, thêm các hướng tiếp cận vào công viên di tích
từ khu dân cư, ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh. Nếu không có biện pháp
bảo vệ thay thế, trộm cắp hay những động vật như chó mèo từ khu dân cư có thể đi
vào khu công viên phá hoại. Tệ hơn nữa, khu di tích còn có nguy cơ cho các tệ nạn xã
hội lợi dụng. Thói quen xấu như đỗ xe không đúng nơi quy định hay xả rác bừa bãi đã
hình thành từ lâu của người dân trong khu vực cũng là vấn đề cần phải giải quyết.
Không chỉ vậy, con đường dẫn tới hai ngôi trường tuy ít xe cộ nhưng các loại phương
tiện giao thông lại có sự đa dạng. Làn đường còn đủ to nên không lạ khi thấy xe máy
phóng nhanh trên đoạn đường này. Muốn tạo con đường kết nối các khu vực này,
trước tiên ta cần tạo ra một con đường an toàn, chỉ dành cho người đi bộ.
1.4.5. Thực trạng về các không gian xung quanh công viên di tích Cơ Hội: lOMoARcPSD| 36625228
Khu vực xung quanh có nhiều không gian công cộng có giá trị lịch sử liên quan
như Hồ Vuông, công viên Trần Quang Diệu. Không chỉ vậy, di tích có vị trí gần với
trường tiểu học, THCS, dễ dàng tạo sự liên kết yếu tố lịch sử văn hoá chặt ch攃̀ hơn
với dân cư địa phương đặc biệt là đối tượng trẻ em (số lượng học sinh sinh viên lớn)
Không gian xanh và không gian cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, sinh viên.
Khuôn viên cây xanh của khu gò như một giải pháp môi trường cho khu vực có
mật độ dân cư thuộc hàng cao nhất Thủ đô, thu hút dân cư địa phương đến sử dụng. Điểm Yếu:
Về cảnh quan môi trường: Lối vào cổng chính bị xe ô tô đỗ bịt kín, một số phần
đất xung quanh khu công viên đã được cho thuê để kinh doanh. Mặc dù xung quanh
có các công trình công cộng có nét tương đồng như công viên Trần Quang Diệu hay
Hồ Vuông, công viên di tích lịch sử lại không hề tương tác hay liên kết thành một thể
thống nhất với các không gian này về cả mặt địa lí hay loại hình công trình.
Hình1.22: Tình trạng l Ān chiếm vỉa hè bán hàng rong và đỗ xe trái phép bên ngoài
Công viên di tích lịch sử gò Đống Đa (nguồn: nhóm tác giả)
Trong khi công viên di tích gò Đống Đa mang không khí của một khu vực tâm
linh thì công viên Trần Quang Diệu lại đơn thuần chỉ là công viên giải trí dù mang tên
vị tướng Trần Quang Diệu – một trong những vị tướng lĩnh có công lớn, đóng góp
trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Khu vực hồ vuông tương đối nhỏ, lại bị dân cư xung quanh chiếm dụng khoảng
đất phía Đông Bắc nơi tiếp cận với mặt đường Đặng Tiến Đông, làm gián đoạn sự
thống nhất giữa các khu di tích. Thách thức:
Khi tiến hành cải tạo lại khu di tích, cần dẹp bỏ hết những tồn tại tiêu cực vốn
có, cần bố trí không gian để giải quyết vấn để gửi xe trong khu vực, bố trí khu vực bán
hàng với giá cho thuê rẻ, phù hợp cho người bán hàng rong. Các khu vực này vừa phải
đảm bảo những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định để người sử dụng hài lòng về khu vực
mới. Vừa phải đảm bảo về mặt cảnh quan đô thị cũng như cảnh quan cho công viên
di tích lịch sử gò Đống Đa.
1.5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
1.4.1. Các nghiên cứu liên quan -
Đỗ Hậu- Giải pháp tổ chức cây xanh trong công viên, vườn hoa đô thị
HàNội- UBND- thành phố Hà Nội – đề tài khoa học cấp thành phố. -
Hàn Tất Ngạn (1992), khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình thành
vàphát triển đô thị Việt Nam, luận án phó tiến sĩ Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. -
Đề tài NCKH Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc
cảnhquan các vườn hoa công cộng khu vực nội đô lịch sử Hà Nội có sự tham gia của
cộng đồng của PGS.TS Lê Quân, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
1.4.2.Nội dung các nghiên cứu
Các nghiên cứu đã tổng hợp các lý thuyết chung nhất về kiến trúc cảnh quan về
tổ chức cảnh quan gắn với sự phát triển của đô thị đồng thời cũng đánh giá tình trạng
tổ chức cảnh quan không gian xanh ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, cập
nhật những xu hướng thiết kế cảnh quan nổi bật trên thế giới cũng như định hướng tổ
chức không gian cây xanh trong đô thị Việt Nam trong tương lai.
Công viên di tích lịch sử gò Đống Đa cũng nằm trong hệ thống không gian xanh
trong khu vực nội đô Hà Nội. Những tài liệu nghiên cứu khoa học nói trên ít nhiều có
giá trị tham khảo trong việc định hướng giải pháp cho đề tài nghiên cứu khoa học tài lOMoARcPSD| 36625228
giải pháp kiến trúc nâng cao giá trị sử dụng cộng đồng tại công viên di tích lịch sử gò Đống Đa.
1.6. Các vấn đề cần tập trung nghiên cứu
Thông qua quá trình khảo sát, đánh giá thực tế công viên di tích lịch sử gò Đống
Đa, đề tài xác định những vấn đề cần giải quyết: -
Đánh giá thực trạng công viên di tích gò Đống Đa trong quá trình sử
dụngcủa cư dân xung quang và xác định nhu cầu về không gian công cộng của cộng đồng xung quanh. -
Học tập kinh nghiệm tổ chức không gian công viên di tích trong nước
cũngnhư các nước trên thế giới, áp dụng bài học về quy hoạch, tổ chức không gian,
những thành tựu khoa học mới, lối tổ chức không gian mới, phù hợp với xu thế thế
giới cũng như nhu cầu cư dân. -
Rút ra bài học từ quá trình quản lí, quy hoạch của gò Đống Đa để thấy
rằng: quá trình cải tạo di tích gò Đống Đa đang có vấn đề như thiếu tính toán về những
vấn đề xã hội như không kết nối được với dân cư xung quanh hay lối tổ chức không
gian lỗi thời, lạc hậu, thiếu thống nhất làm giảm hiệu quả về mặt thẩm mĩ cũng như
sử dụng… khiến công viên di tích lâm vào cảnh “364 ngày hương khói lạnh”. -
Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc trong công viên di tích gòĐống Đa nhằm:
• Nâng cao giá trị sử dụng của công viên di tích với cộng đồng xung quanh.
• Phát huy vai trò tham gia của cộng đồng tại công viên di tích gò Đống Đa.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở pháp lý -
Căn cứ vào quyết định 313/VH-VP ngày 28/04/1963 của Bộ Văn hóa
thông tin về việc công nhận di tích quốc gia gò Đống Đa, Hà Nội -
Căn cứ Luật Di sản Văn hoá ngày 29/6/2010; Luật sửa đổi , bổ sung một
số điều Luật Di sản ngày 18/6/2009; -
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014 và các văn bản liên quan; -
Luật quy hoạch đo thị số 30/2009/QH12; lOMoARcPSD| 36625228 -
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản Văn hoá; -
Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc ban
hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú
trên địa bàn thành phố Hà Nội; -
Quyết định 34/2020/QĐ-UBND ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ
thuật duy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội; -
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của chính phủ về quản lí
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; -
Quyết định 48/2016/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo
vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội; -
Quyết định 70/2014/QĐ-UBND Về Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố Hà Nội; -
Quyết định 11/2019/QĐ-UBND Ban hành Quy chế xét, công nhận công
trình chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước; -
Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND Về việc thông qua quy hoạch phát triển
du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; -
TCVN4008:1985. Tiêu chuẩn khí hậu dung trong xây dựng; -
TCXDVN276: 2003. Công trình công cộng – nguyên tắc cơ bản để thiết kế; -
Các tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngàng khác
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khái niệm chung về không gian công cộng
a. Khái niệm không gian công cộng
Khi nhắc đến khái niệm KGCC, Bản thân KGCC là một khái niệm phức tạp, đa
chiều và không có một định nghĩa chung, phổ quát toàn cầu về nó.
Trong hệ thống quy hoạch chính thống của Việt Nam khái niệm KGCC chưa
được đề cập cũng không có sự khẳng định và trình bày rõ ràng về nguyên lý quy hoạch
cho loại hình không gian này. Nhưng có thể được hiểu theo cách nhìn phương Tây, lOMoARcPSD| 36625228
KGCC là không gian do Nhà nước thiết lập mà ở đó tất cả mọi người đều có quyền
tiếp cận bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế và quyền này được bảo vệ bởi hiến
pháp và pháp luật. Đó là những không gian thực sự là của chung, của tất cả mọi người.
b. Phân loại không gian công cộng
*Phân loại sở hữu
- KGCC thuộc sở hữu nhà nước (PS): thường được mở cửa cho mọi đối tượng.
Vì vậy, thường không giới hạn đối tượng sử dụng và không thu phí như: Đường, vỉa
hè, quảng trường công cộng, công viên, vườn hoa, bãi biển…
- KGCC thuộc sở hữu tư nhân (POPS): Có thể thu phí cho những ai muốn sử
dụng. KGCC này trong phạm vi của chủ sở hữu gồm: quảng trường trước công trình,
không gian mở bên trong cụm hay nhóm công trình.
*Theo mức độ sử dụng
- KGCC: nơi mở của cho mọi đối tượng, mọi người dễ dàng tiếp cận và sử dụng
trong mọi thời điểm mà không bị hạn chế bởi các điều kiện văn hóa – xã hội hay điều kiện kinh tế.
- KG bán công cộng: là nơi cho phép mọi người sử dụng nhưng giới hạn về đối
tượng: không gian và thời gian sử dụng *Theo tinh chính quy
- KGCC chính quy được tổ chức hợp pháp: là những KGCC được quy hoạch, phê
duyệt và được các cơ quan quản lí thực hiện.
- KGCC phi chính quy và hình thành tự phát: là các không gian trống, chưa được
hoạch định thành KGCC. Những KGCC này tồn tại song song với không gian chính
quy và phát triển nhanh chóng. * Theo chức năng -
KGCC là nơi tụ họp – quảng trường -
KGCC là nơi nghỉ ngơi, thư giãn - công viên -
KGCC là nơi vui chơi, giải trí hàng ngày- sân chơi, vườn hoa khu ở.
c. Các lợi ích của không gian công cộng
* Lợi ích chính trị - xã hội lOMoARcPSD| 36625228
Các KGCC thường có diện tích từ lớn đến rất lớn. Với đặc điểm là không gian
mà đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh
tế, KGCC trở thành nơi mọi người tập trung tổ chức các sự kiện chính trị, xã hội như
các buổi meeting, tọa đàm v.v
* Lợi ích kinh tế - xã hội
Nó thể hiện nền tảng của hệ thống dịch vụ nuôi dưỡng sự vận động của toàn
thành phố; về văn hóa, nó là nền tảng cho các hoạt động của cộng đồng giúp gia tăng
sự gắn kết giữa người với người và tạo ra nét đặc trưng của thành phố KGCC quyết
định chất lượng sống đô thị, là thước đo thành phố sống tốt. 2.2.2. Khái niệm chung về Di tích lịch sử
a. Khái niệm di tích lịch sử
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc loại hình di sản văn hóa vật
thể. Đây là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và phải đảm bảo các tiêu chí sau: -
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu
củaquốc gia hoặc của địa phương. -
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùngdân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. -
Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; Công trình kiến trúc, nghệ thuật,
quầnthể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho
một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
b. Phân loại di tích lịch sử
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân thành 04 loại sau: -
Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân). -
Di tích kiến trúc nghệ thuật: công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến
trúcđô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến
trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. lOMoARcPSD| 36625228 -
Di tích khảo cổ: những các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người
cònlưu lại trong lòng đất được khảo cổ học nghiên cứu -
Danh lam thắng cảnh: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợpgiữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu,
là khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất
về các giai đoạn phát triển của trái đất.
c. Các lợi ích của di lích lịch sử
* Lợi ích kinh tế của di tích lịch sử.
Di tích lịch sử cũng là một điểm du dịch thu hút khách thập phương đến tham
quan. Do vậy, di tích cũng có thể tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp đối với những khu di
tích từ những hoạt động như bán vé vào hay các phí dịch vụ khác như thuê hướng dẫn
viên, người thuyết minh v.v..; cũng có thể chỉ tạo ra các gía trị kinh tế một cách gián
tiếp như thu hút khách du lịch giúp cho các ngành dịch vụ khác ở địa phương có điều
kiện phát triển ở các di tích không tính phí tham quan.
* Lợi ích thông tin của di tích lịch sử.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Nó chứa thông tin về giai đoạn nó được hình thành
và đưa vào sử dụng. Nói cách khác, di tích lịch sử là những bằng chứng cụ thể, tin cậy
nhất cho một giai đoạn lịch sử, có giá trị cao về mặt nghiên cứu, học thuật cũng như
lí luận về các vấn đề xã hội khác.
2.2.3. Khái niệm chung về công viên *Khái niệm:
Công viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng, một
nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ. Bảo đảm người ở
các lứa tuổi có thể tìm được không gian trong đó cho mình, tính yên tĩnh, thư giãn của
cá nhân. Mọi người đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dục
dưỡng sinh trong công viên bình thường, không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu
không tham gia các dịch vụ giải trí có thu tiền. Thường các công viên được làm theo
các đặc thù, loại này thường nhỏ hơn trong tổ hợp công viên như: công viên nước,
công viên cây xanh, công viên văn hóa. Công viên là một phần không thể thiếu trong lOMoARcPSD| 36625228
các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc
vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.
Một công viên chủ yếu dành cho trẻ em s攃̀ phải có các sân chơi. Công viên dành
cho người lớn phải có đường đi bộ và các cảnh quan trang trí. Công viên văn hóa thì
giành phần lớn diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa.
Công viên bảo tồn tự nhiên s攃̀ hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào cấu trúc cảnh quan.
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc thù sinh hoạt, quy mô và tính chất của mỗi
công viên mà có thể phân chia thành các khu vực khác nhau. Nhưng nhìn chung, cảnh
quan công viên phải đảm bảo môi trường, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui
chơi hoặc giải trí, văn hóa, nghệ thuật. Một công viên đầy đủ chức năng s攃̀ bao gồm các khu vực sau
- Không gian cảnh quan công viên.
- Giao thông trong thiết kế công viên
- Khu vui chơi, tập luyện - Khu nghỉ tĩnh - Khu phục vụ
* Phân loại công viên
Người ta sử dụng nhiều phân loại công viên, thường thấy nhất là 2 cách sau:
- Phân loại công viên theo loại: Các công viên này được phân loại theo loại hình
mà công viên trưng bày, phục vụ cho người xem: • Bảo tàng ngoài trời
• Công viên địa chất Công viên giải trí • Công viên khảo cổ …
- Phân loại công viên theo địa lí: : Các công viên này có thể không nằm trong
quốc gia lấy chủ đề nhưng được xây dựng theo phong cách kiến trúc, cảnh quan đặc
trưng của quốc gia chủ đề :
• Phân loại công viên theo quốc gia lOMoARcPSD| 36625228
• Phân loại công viên theo lục địa Phân loại công viên theo thành phố
c. Những lợi ích mà công viên đem lại
* Lợi ích của cảnh quan công viên với xã hội
Nếu nhưng rừng được xem là lá phổi xanh của trái đất thì công viên được coi là
lá phổi xanh của thành phố, giúp cải thiện chất lượng không khí, tạo môi trường trong
lành, ngăn chặn bệnh tật từ đó nâng cao sức khỏe của cư dân, tăng hiệu quả học tập
và làm việc. Công viên là nơi nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời trong các thành thị, giúp
mọi người tương tác với nhau nhiều hơn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, thiên nhiên. * Lợi ích kinh tế
Công viên đẹp s攃̀ là một trong những điểm du lịch của thành phố thu hút khách
du lịch đến sử dụng các dịch vụ tại đây. Tại nhiều đất nước công viên còn được đưa
vào danh sách các điểm tham quan chính. Đồng thời nó cũng làm tăng giá trị của các
dự án nhà ở, văn phòng xung quanh.
* Lợi ích cộng đồng
Tại các công viên thường tích hợp các hình thức giải trí vui chơi giải trí, đặc biệt
là công viên giải trí, công viên văn hóa do vậy giúp dân cư thành phố cải thiện chất
lượng cuộc sống, giảm thiểu tình trạng stress.
Công viên cũng là địa điểm thuận lợi tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật.
* Mục đích sử dụng của cảnh quan công viên
Công viên được chia thành một số loại với mục ích sử dụng khác nhau như:
công viên văn hóa, công viên giải trí, công viên bảo tồn…Tùy vào mục đích sử dụng
mà thiết kế cảnh quan cần đảm bảo đáp ứng được giá trị cốt lõi của nó.
Đối với các công viên thông thường để tạo ra một không gian xanh, nơi thư giãn
của dân cư không thể thiếu cây canh, hồ nước, đường đi, sân chơi, cảnh quan trang trí. -
Công viên giải trí thường là các không gian vui chơi với đa dạng hình
thứcgiải trí. Thường các công viên này s攃̀ có thu phí vào cửa để tận hưởng các dịch vụ lOMoARcPSD| 36625228 -
Công viên văn hóa đòi hỏi những hạng mục dành cho các hoạt động văn
hóa,sự kiện, thể thao, hội trợ… -
Công viên bảo tồn mục đích là duy trì các hình thái tự nhiên, bảo tồn các
loàiđộng, thực vật quý hiếm. Nơi đây s攃̀ hạn chế tối đa sự có mặt và can thiệp của
con người vào các tài nguyên vốn có trong cảnh quan.
Với mỗi một mục đích sử dụng, các công viên s攃̀ có những hạng mục, đối tượng
sử dụng, sự bố trí…khác nhau.
2.3. Cơ sở khoa học công nghệ mới
Công nghệ 3D Hologram là công cụ hiện thức hóa nhiều ý tưởng trang trí, triển
lãm bằng ánh sáng. Hiện nay trên thế giới có 10 công nghệ in 3D Hologram hàng đầu
được sử dụng phổ biến. Trong đó công nghệ Laser Plasma Hologram là công nghệ có
nhiều ưu việt để áp dụng. Công trình ánh sáng này cần hài hòa nhuần nhuyễn với
không gian cảnh quan hiện hữu, lấy truyền thống lịch sử, văn hóa làm nền tảng.
Với những quan điểm và phân tích ở trên cho thấy hình tượng nghệ thuật, hình
thức biểu đạt cấu thành phương án chọn có tính thẩm mĩ, khoa học và có tính biểu
tượng cao khi kết hợp hài hòa, sáng tạo các yếu tố Truyền thống và Hiện đại, đại diện
cho Thủ đô nghìn năm văn hiến đang phát triển ngày càng mạnh m攃̀.
Các phương án thiết kế ánh sáng mang tính khả thi và có dấu ấn lịch sử, văn hóa,
xã hội riêng biệt của không gian lịch sử, văn hóa Việt Nam, đồng thời ngôn ngữ tạo
hình độc đáo của phương án cũng tạo được ấn tượng và dễ ghi lại dấu ấn trong lòng công chúng thưởng lãm.
Ví dụ: Phương án cột mốc số 0 – của Hà Nội ứng dụng công nghệ 3D Hologram
Tác phẩm “ Cổng Ánh Sáng” của nhóm tác giả trường Đại Học Kiến Trúc
Hà Nội – Phạm Trung Hiếu, Phạm Thái Bình, Vũ Bình Minh, Phạm Huy Đông, Nguyễn Đăng Hải. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.1: Hình chiếu phối cảnh cột mốc Km số 0
2.4. Cơ sở thực tiễn 2.3.1.
Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Quận Đống Đa là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Quận hiện
có 21 phường và Di tích Quốc gia Đặc biệt Gò Đống Đa nằm tại phường Quang Trung. lOMoARcPSD| 36625228
Quận có diện tích 9,95 km2, dân số 379,4 nhìn người và có mật độ dân số cao nhất
trong các quận là 38.131 người/km2 (theo niên giám thống kê Hà Nội 2019).
Phía bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng
Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành. Phía đông giáp quận
Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng. Phía
Nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn
Trãi và sông Tô Lịch. Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch. b. Địa hình
Công viên văn hoá Gò Đống Đa ngoài di tích Gò Đống Đa cao hẳn, còn lại các
không gian xung quanh có địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm này thuận tiện
cho giao thông tiếp cận và bố trí tổ chức các hoạt động. Thực tế sự hình thành của gò
là thiên tạo hay nhân tạo vẫn còn là một sự tranh luận của các nhà sử học. c. Giao thông
Công viên văn hoá Gò Đống Đa nằm trong khu vực nội đô, hệ thống giao thông
vận tải đô thị cơ bản gồm đường đô thị và đường liên tỉnh.
Đường đô thị bao gồm phương tiện giao thông cá nhân (chiếm tỉ trọng lớn nhất,
xe máy, xe ô tô, xe đạp,..), hệ thống giao thông vận tải công cộng (xe buýt,…,đang
khai thác), hệ thống đường sắt đô thị (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao,… tất cả đều
đang tiến hành xây dựng) -
Công viên nằm ngay cạnh ngã ba đường Tây Sơn giao với phố Đặng Tiến
Đông. Trục đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng
là một trong các trục đường giao thông chính của Thành phố. -
Hệ thống Giao thông vận tải Công cộng – Xe buýt là chính, đi qua công
viên có 10 tuyến xe buýt có lộ trình đi qua Công viên Văn hoá Gò Đống Đa, trong đó
có 6 tuyến có điểm dừng xuống xung quanh ngã ba Tây Sơn – phố Đặng Tiến Đông. -
Hệ thống Đường sắt Đô thị – tuyến Cát Linh – Hà Đông, nhà ga Thái Hà
thuộc tuyến đường sắt nằm cách Gò Đống Đa khoảng 600m đến 700m. Cách ngã tư
Hoàng Cầu – Đặng Tiến Đông khoảng 100m chiều về Yên Lãng. -
Đường liên tỉnh gồm 2 loại tuyến chính là tuyến Quốc lộ – Cao tốc và
tuyến Đường sắt Bắc Nam. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.2: Bản đồ giao thông quận Đống Đa
- Quốc lộ 6 (AH13), đi theo Trục đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng
- Tây Sơn - Nguyễn Trãi ra đến Quốc lộ 6, có thể đi qua tuyến CT20 – đường vành đai 3 Hà Nội và DT70. d. Khí hậu -
Công viên Văn hoá Gò Đống Đa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí
hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh
và ít mưa về mùa đông; ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối. -
Từ tháng 5 đến tháng 8, số giờ nắng tập trung cao nhất vào khoảng thời
gian này, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10,
trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. -
Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm của vùng là 122,8 kcal/cm2 với khoảng
1230 h nắng và nhiệt độ không khí trung bình hằng năm vào khoảng 25,3°C. -
Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (cao điểm tháng 7 đến tháng 9)
chiếm tới 75% lượng mưa cả năm. Đây là hạn chế đối với công viên, nó có thể gây
cản trở hoạt động của người dùng. -
Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 1.042mm. -
Độ ẩm không khí trung bình năm là 80 - 82%. lOMoARcPSD| 36625228 -
Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông Nam thổi vào mùa
nóng từ tháng 4 đến tháng 9 và gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
thường kéo theo không khí lạnh.
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ lượng nhiệt và mưa trung bình năm tại Hà nội lOMoARcPSD| 36625228 Đất nông nghiệp khác - -
Đất phi nông nghiệp 994.7 100.0 Đ Āt ở 436.2 43.9 Đất ở đô thị 436.2 43.9 Đất ở nông thôn 0.0 Đ Āt chuyên dùng 500.3 50.3
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 152.6 15.3 Đất quốc phòng, an ninh 18.1 1.8
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 72.3 7.3
Đất có mục đích công cộng
257.2 25.9 Đ Āt tôn giáo, tín ngưỡng 10.5 1.1
Đ Āt nghĩa trang, nghĩa địa 0.8 0.1
Đ Āt sông suối và mặt nước chuyên dùng 10.7 1.1 Đ Āt phi nông nghiệp khác
( đ Āt có mặt nước chuyên dùng khác) 36.2 3.6
Đất chưa sử dụng - -
Đất bằng chưa sử dụng - -
Đất đồi núi chưa sử dụng - -
Núi đá không có rừng cây - -
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đ Āt tại quận Đống Đa năm 2019 (Nguồn: Chi
cục thống kê quận Đống Đa)
b. Dân số quận Đống Đa
Năm 2019, toàn quận Đống Đa có 379,4 nghìn dân, một trong các đơn vị đông
dân nhất trong Thành phố Hà Nội. Có mật dộ dân số rất cao, gấp khoảng 15.8 lần so
với mật độ dân số trung bình toàn thành phố (2.410 người/km2). Cộng với việc thiếu
cây xanh trầm trọng trong đô thị thì công viên cây xanh có vai trò quan trọng với cộng đồng xung quanh.
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÓ ĐẾN 31-12-2019
PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Diện tích Dân số Mật độ dân số km 2 Người N
( gười/km 2 ) TỔNG SỐ 9.92 372,164 37,505 1 Cát Linh 0.37 11,169 30,268 lOMoARcPSD| 36625228
Bảng 2.2: Diện tích, dân số có đến 31 – 12 - 2019 phân theo đơn vị hành chính
(Nguồn: Chi cục thống kê quận Đống Đa)
2.3.3. Điều kiện văn hóa xã hội.
a. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu 1789
Sử sách ghi lại, năm 1788, trong bối cảnh bị đe doạ bởi các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu
Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn
có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu, song vì chưa có cớ gì nên chưa khởi binh. lOMoARcPSD| 36625228
Được sự cầu cứu của vua nước Nam, vua Càn Long đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng
Quảng Tôn Sĩ Nghị dấy binh sang xâm lược nước ta lấy cớ là giúp vua nước Nam dẹp loạn.
Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm 4 mũi ồ ạt tiến vào thành
Thăng Long. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Ngô Văn Sở và
Ngô Thì Nhậm phải tạm rút về phòng tuyến Tam Điệp, chờ đợi thời cơ phản công.
Ngày 17/12/1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long
và đọc sắc chỉ của vua Càn Long phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc
vương. Do không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ quân dân nước Việt, Tôn Sĩ Nghị
đã ngạo mạn tuyên bố đến ngày xuân mùng 6 Tết s攃̀ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn.
Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 âm lịch), người anh
hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vương, lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại
quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân
(15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem
xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết s攃̀ quét sạch quân Thanh,
vào ăn Tết ở Thăng Long. Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc
Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng
Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích
thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam
Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường
lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các
tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật
Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn
lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo
sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong
khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân
Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn.
Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5,
Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn
công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các
tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin
đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông
Nhị Hà, sợ quân Tây Sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân sĩ bị rơi
xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị ngh攃̀n dòng chảy. Trên đường tháo chạy,
Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi
tả. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây
Sơn đuổi theo và rao lên rằng s攃̀ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và
Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho
suốt vài chục dặm không có người. Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 5 ngày,
quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.
Trưa 30/1/1789 tức ngày mùng 5 Tết, đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành
Thăng Long ăn mừng thắng lợi sớm hơn dự định hai ngày. Nhân dân kinh thành đã
dâng lên nhà vua những cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng.
b. Khu di tích gắn liền với Đại thắng Xuân Kỷ Dậu 1789
Chỉ trong năm ngày đêm đầu tiên của mùa xuân năm Kỷ Dậu, quân dân nước
Việt đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh gọn g攃̀, nhanh chóng. Trong lịch
sử giữ nước, dân tộc ta đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đã từng đánh bại nhiều
kẻ thù xâm lược, nhưng chưa từng có một trận chiến oai hùng trong một thời gian
ngắn như thế. Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu - 1789 vì thế đã đi vào lịch sử dân tộc
và lòng người Việt như một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu một sức
sống phi thường, ý chí kiên cường trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại; đánh tan giấc
mộng xâm lăng và bành trướng của những thế lực phương Bắc.
Khác với những cuộc kháng chiến trước đây, kháng chiến chống Thanh cuối thế
kỷ XVIII của đoàn quân Nguyễn Huệ là “cuộc chiến tranh nhân dân phát triển từ
phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn chống phong kiến thối nát và giặc ngoại
xâm”. Và trong cuộc kháng chiến thần thánh này, “ngọn cờ cứu nước đã trở thành
ngọn cờ đại nghĩa dân tộc. Mọi tầng lớp yêu nước đã thật sự đoàn kết lại dưới ngọn lOMoARcPSD| 36625228
cờ đó, đóng góp xương máu, công sức làm nên chiến thắng lẫy lừng”. Trong đội quân
tiến vào giải phóng Thăng Long năm đó có nông dân, có sĩ phu, quan lại và có cả hàng
ngũ lãnh đạo cao cấp của những triều đại trước vốn ý thức “trung quân” cuối cùng
cũng đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước tham gia kháng chiến.
Chiến thắng xuân Kỷ Dậu 1789 là một chiến công vĩ đại vào loại bậc nhất trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng ấy trong mùa xuân của đất trời
hòa quyện bản lĩnh và tư thế bất khuất của nhân dân Việt, chiến thắng để khẳng định
văn hóa truyền thống, chủ quyền của dân tộc.
“Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 là một chiến
công vĩ đại và hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Hơn
hai trăm năm qua, chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa và tên tuổi sự nghiệp Quang Trung
vĩ đại đã trở thành tấm gương ngời sáng, tiêu biểu cho trí tuệ nghệ thuật quân sự Việt
Nam, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của
dân tộc ta” – trích Chỉ thị số 16 ngày 28/1/1989 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Ý nghĩa của Lễ hội gò Đống Đa với cộng đồng với nhân dân cả nước
Lễ hội gò Đống Đa là lễ hội đầu xuân nhưng hội Gò Đống Đa lại có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả
một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung
- người Anh hùng "áo vải, cờ đào" trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống
Đa, bày tỏ lòng tri ân với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào
về chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
d. Những địa điểm có giá trị văn hóa lịch sử ở quận Đống Đa
Quận Đống Đa là một trong những khu vực của thành phố Hà Nội có số di tích
nhiều mang giá trị cao, nhiều đền chùa có niên đại lâu đời. Trên địa bàn quận hiện có
76 di tích lịch sử - văn hoá, 17 lễ hội truyền thống hàng năm thu hút lượng khách đến
tham quan du lịch. Đống Đa là vùng đất mang giá trị lịch sử văn hoá lâu đời của Kinh thành Thăng Long xưa.
* Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt: * Chùa Bộc: lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.3: Chùa Bộc (Nguồn: http://www.vietnam-tourism.com) Trong
trận Đống Đa, chùa bị thiêu trụi (1789), năm 1792 được trùng tu lại trên nền cũ, làm
nơi quy y cho vong hồn quân Thanh và được đổi tên là chùa Thiên Phúc. Tuy nhiên,
nhân dân vẫn quen gọi là Chùa Bộc để chỉ xác giặc bị phơi ra khắp nơi (Bộc có nghĩa
"phơi bày", ngôi chùa được xây dựng ngay nơi chiến địa mà quân thù chết phơi thây).
Chùa có liên hệ mật thiết với chiến thắng Kỷ Dậu (1789) của quân Tây Sơn.
Ngay phía trước chùa Bộc vẫn còn một cái hồ, được gọi là hồ Tắm Tượng, nơi đội
hình voi của nghĩa quân Tây Sơn tắm sau khi hạ được đồn Khương Thượng. Sau lưng
chùa có di tích Loa sơn, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống sau khi thất trận đã thắt cổ tự
tử. Trong chùa còn có Thanh miếu - tức miếu thờ Sầm Nghi Đống cũng như quân lính
nhà Thanh đã chết trong chiến trận. * Chùa Đồng Quang: lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.4: Chùa Đồng Quang (Nguồn: Chùa Đồng Quang | Mytour.vn)
Theo tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 9 (1856) hiện còn cho biết chùa Đồng Quang
vốn là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Tây Sơn trong trận Đống Đa lịch sử vào
năm 1789. Là nơi thờ đức Vua Quang Trung - vị lãnh tụ kiệt xuất của nghĩa quân Tây
Sơn và thờ những vong linh quân Thanh tử trận năm 1789. Ngoài ra, tại đây còn thờ
một số công thần triều Nguyễn. Hàng năm, vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán, cùng
với lễ hội gò Đống Đa, chùa Đồng Quang lại mở hội cúng cháo thí xá tội vong nhân
cầu siêu cho những linh hồn binh sĩ quân Thanh tử trận năm xưa sớm được trở về Bắc
quốc. Nghi lễ này đã thể hiện tinh thần nhân văn và đạo đức truyền thống của dân tộc
ta trong cách ứng xử đối với những kẻ xâm lược bại trận.
* Công viên Trần Quang Diệu
Công viên đặt tên theo tướng Trần Quang Diệu là một trong Tây Sơn thất hổ của
nhà Tây Sơn. Ông là Công thần dưới thời Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông nằm
trong đạo quân trung tâm do đích thân vua Quang Trung chỉ huy, trận chiến có ý nghĩa
quyết định trong chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 cùng với Đô đốc Đặng Tiến Đông. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.5: Công viên Trần Quang Diệu (nguồn: nhóm tác giả) * Trung Liệt miếu
Hình 2.6: Trung liệt miếu
(Nguồn: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5104084558)
Trên Gò Đống Đa ngày nay còn dấu tích một ngôi miếu thờ, tam quan đề ba chữ
Trung liệt miếu - thờ những người anh hùng trung liệt. Nhiều anh hùng hy sinh oanh
liệt vì Hà Nội đã được tưởng niệm ở đây: Cha con Tổng đốc Nguyễn Tri Phương,
Tổng đốc Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng, Đoàn Thọ, Nguyễn Cao… ( năm 1946,
bài vị của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) mới chính thức được đưa vào thờ ở Trung
Liệt miếu (theo báo Thể thao và Văn hoá – Thông tấn xã Việt Nam -
Thông tin chưa kiểm chứng.)
* Lễ hội Gò Đống Đa lOMoARcPSD| 36625228
Hình 2.7: Múa rồng trong lễ hội gò Đống Đa (Nguồn : XUÂN TIẾN)
Lễ hội gò Đống Đa (hay còn gọi là Giỗ trận Đống Đa) được tổ chức vào mùng 5
tết Nguyên Đán hàng năm, là lễ hội lớn của Thủ đô Hà Nội, thu hút đông đảo quần
chúng nhân dân nhằm tri ân, tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ - vị
thiên tài quân sự lỗi lạc đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 20 vạn quân xâm
lược Mãn Thanh vào ngày mùng 5 Kỷ Dậu (1789). Đây là lễ hội tái hiện chiến công
oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn với những màn biểu diễn võ thuật hoành tráng, biểu
dương tinh thần yêu nước, tinh thần thượng võ và ý thức tự tôn dân tộc của nhân dân
ta trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước.
2.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội
Hà Nội nói chung hay khu vực Quận Đống Đa nói riêng là địa chỉ có chỉ số cổ
kính cao với nhiều di tích lịch sử lâu đời, là nơi có du lịch phát triển với các dịch vụ
du lịch hay các dịch vụ đi kèm. Với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, mức thu
nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội nói riêng và quận Đống Đa nói chung
là rất cao so với cả nước. Các hoạt động kinh tế chủ yếu chủ địa phương là buôn bán
tiểu thương nhỏ lẻ hay kinh doanh các của hàng nhỏ lẻ
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, thu nhập bình quân ước đạt 130 triệu
đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.
2.3.5. Nhu cầu cải tạo, chỉnh trang của cộng đồng người sử dụng công viên di tích gò Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Quận Đống Đa nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung là khu vực đông đúc, tập
trung tinh hoa văn hóa, chính trị và kinh tế của cả nước. Với tốc độ đô thị hóa và dân
số đô thị tăng nhanh thì nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao của người
dân cần được nâng cao. Hệ thống không gian cây xanh đóng vai trò rất quan trọng
trong việc cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân, tạo cảnh quan,
không gian đô thị. Ngoài ý nghĩa lịch sử, công viên di tích gò Đống Đa còn đóng vai
trò như giải pháp cải thiện môi trường, cảnh quan đô thị, giảm bụi, giảm tiếng ồn và
là nơi nghỉ ngơi lý tưởng trong điều kiện tốc độ đô thị hóa cao như ngày nay. Tuy
nhiên hiện trạng công viên di tích chưa đáp ứng được nhu cầu và tính thẩm mỹ, chưa
hài hòa với cảnh quan xung quanh cũng như chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người
sử dụng. Vì vậy ngoài nhiệm vụ hàng năm quản lý, duy trì tốt tính nguyên vẹn của di
tích lịch sử, thì việc đầu tư nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang lại công viên di tích lịch sử
gò Đống Đa, trong giai đoạn này là cần thiết, nhằm nâng cao nâng cao giá trị sử dụng
cộng đồng dân cư khu vực quận Đống Đa thủ đô Hà Nội.
Việc cải tạo, chỉnh trang khuôn viên di tích lịch sử s攃̀ góp phần thay đổi lại bộ
mặt cảnh quan không gian kiến trúc khu vực, tạo sự xâu chuỗi gắn kết với hệ sinh thái
cây xanh với khu dân cư đông đúc, tạo dựng lại hệ thống cây xanh cảnh quan, đem lại
thiên nhiên gần với cuộc sống của dân cư trong đô thị hiện đại.
- Chống tái lấn chiếm các tụ điểm mất an ninh trật tự trong khu vực, trả lại
cảnhquan văn minh cho đô thị.
- Gây dựng lại không gian cây xanh, tiểu cảnh, chiếu sáng, mặt nước... để tạo
sựhòa nhập với thiên nhiên, mang lại môi trường sống có chất lượng, đúng nghĩa
không gian văn hóa lành mạnh cho cư dân đô thị.
- Lưu giữ không gian văn hóa với các giá trị lịch sử, những bài học kinh
nghiệm;khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; mài giũa lòng yêu quê hương, yêu
tổ quốc trong lòng dân tộc Việt Nam
- Nâng cao ý thức cộng đồng của người dân bảo vệ cảnh quan môi trường cũngnhư
giá trị lịch sử qua các hoạt động giáo dục tuyên truyền vận động toàn xã hội.
- Tạo dựng không gian cảnh quan môi trường văn hóa lành mạnh, thu hút đôngđảo
các tầng lớp dân cư giao lưu văn hóa cộng đồng với các phong trào xã hội như thể dục lOMoARcPSD| 36625228
thể thao, dưỡng sinh; đem đến tư tưởng thoải mái khi được trở nên gần gũi với thiên nhiên.
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình tổ chức và quản lý khu di tích
lịch sử gò Đống Đa.
a. Vai trò của cộng đồng trong quá trình tổ chức và quản lý khu công viên di
tích lịch sử gò Đống Đa.
Sự tham gia của cộng đồng và quá trình tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử gò
Đống Đa là hết sức quan trọng, bởi l攃̀: -
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả các
quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. -
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh của người dân bởi
khi làm việc cùng nhau s攃̀ mang tính tự tin và khả năng của họ s攃̀ để giải
quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng. -
Sự tham gia cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả tốt hơn
cho dự án vì người dân biết rõ họ cần cái gì, những gì họ có đủ khả năng và
họ có thể dùng nguồn lực riêng của họ cho các hoạt động của cộng đồng. -
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo sự cam kết của người dân với
dự án và đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án.
Sự tham gia của cộng đồng có thể ở nhiều mức độ khác nhau: -
Cộng đồng kiểm soát quá trình quy hoạch. -
Các nhóm dân cư trong cộng đồng được giao quyền tham gia đóng
gớp vào các dự án quy hoạch. -
Sự phối hợp chặt ch攃̀ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng
trong quá trình quy hoạch. -
Chính quyền xem xét đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng dân cư. -
Chính quyền trao đổi bàn bạc với cộng đồng dân cư. -
Chính quyền thông báo cho dân biết các thông tin cơ bản của đồ án quy hoạch. -
Chính quyền ra quyết định và thông báo quyết định trước khi thực hiện. -
Chính quyền vận động cộng đồng dân cư thực hiện quy hoạch. lOMoARcPSD| 36625228
b. Tính khả thi và hiệu quả đạt được các dự án có sự tham gia của cộng đồng
Khi thực hiện các dự án nói chung và tổ chức không gian công cộng tại khu di
tích lịch sử gò Đống Đa nói riêng, nhu cầu và quyền lợi chung của tập thể luôn đòi hỏi
luôn phải có sự hài hòa. Do vậy, ta phải liên tục thu thập thông tin nghiên cứu thử
nghiệm xây dựng những giả thuyết và dự báo các nhu cầu hoạt động của người dân
nhằm đáp ứng các mục tiêu, đồng thời vừa phải đáp ứng những vấn đề cụ thể thiết
thực, phù hợp với nguyện vọng của quần chúng.
Một dự án tốt phải thể hiện được mong muốn của người dân hay nói cách khác
là dự án đó đáp ứng được những yêu cầu mà người dân cho là cấp thiết. Chính vì vậy
cách tốt nhất để có được dự án thành công là đảm bảo sự tham gia trực tiếp của người
dân trong quá trình tổ chức. Vì vậy muốn dự án mang tính khả thi thì phải quan tâm
tới bối cảnh xã hội trong đó cần chú trọng vai trò tham gia của cộng đồng .
c. Các bước tham gia cộng đồng dân cư trong quá trình tổ chức không gian công cộng
Các bước tham gia trong quá trình tổ chức không gian công cộng được thực hiện
theo một trình tự tương đối cố định tuy nhiên trình tự này cũng có thể được thay đổi
khi có các yếu tố khác phát sinh. Trình tự đó gồm:
- Xác định nhiệm vụ thiết kế
- Xác định các mục tiêu của đồ án - Đánh giá hiện trạng
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện đồ án - Lựa chọn phương án
- Đánh giá những giải pháp thực hiện
- Tham gia quyết định lựa chọn phương án và giải pháp
- Quản lý đầu tư xây dựng
- Quản lý khai thác sử dụng
2.5. Xây dựng bảng điều tra xã hội học
Để tiến hành điều tra, tìm hiểu những yếu tố khách quan như quan điểm, thói
quen sinh hoạt thực tế của nhóm người tham gia sinh hoạt trong khu vực, nhóm thiết
kế đã nghiên cứu và đưa ra loại hình thăm dò và ghi lại ý kiến người sử dụng. Nhóm
thiết kế đưa ra các phiếu điều tra thăm dò, với các câu hỏi được thiết lập để thăm hỏi lOMoARcPSD| 36625228
ý kiến của người sử dụng về các hạng mục chức năng, các chức năng phục vụ và các
mong muốn của những người sử dụng về công viên gò Đống Đa trong đợt nghiên cứu
đầu tiên. Số lượng phiếu phát ra ngày thường là 40 phiếu và 60 phiếu cho ngày cuối
tuần. Số lượng phiếu thu vào là 26 cho ngày thường và 71 cho ngày cuối tuần.
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 1.
Họ và tên: …………………………………… nam nữ 2.
Địa chỉ …………………………………………………………………. 3.
Độ tuổi: Dưới 18 tuổi 18 tuổi đến 60 tuổi Trên 60 tuổi
II. VỊ TRÍ VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÔNG VIÊN HIỆN TẠI
2.1. Khoảng cách từ nhà riêng/ nơi làm việc đến công viên ?... Phút đi bộ/ đi xe
2.2. Bạn có hay đến công viên không ?
thường xuyên thỉnh thoảng
ít khi đến chưa bao giờ
2.3. Bạn thường đến công viên vào những khung giờ nào ? 5 6 7 8 9 10 11 h 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 h h h h h h h h h h h h h h h h h h
2.4. Vào thời gian đó, bạn thường hoạt động gì khi đến công viên ? thể dục thể thao thư giãn đưa trẻ em đến chơi học tập – làm việc gặp gỡ bạn bè
Ý kiến khác: .....................................................................................
2.5. Hoạt động mà bạn yêu thích nhất ở công viên là gì ?
Ý kiến:..........................................................................................................
2.6. Hoạt động gì trong công viên mà bạn thấy không phù hợp ?
Ý kiến:..........................................................................................................
2.7. Bạn muốn bổ sung hoạt động nào ở công viên ? Kinh doanh – Dịch vụ Thể chất Văn hoá lOMoARcPSD| 36625228
Ý kiến khác:..........................................................................................................
2.8. Mức độ hài lòng của bạn về không gian sinh hoạt cộng đồng trong công viên? Rất hài lòng Tồi tệ Tốt Rất tồi tệ
2.9. Ý kiến của bạn về các rào sắt trên vỉa hè xung quanh công viên Trần QuangDiệu? Cần thiết và hợp lý
Cần thiết nhưng theo hình thức khác Không cần thiết
2.10. Ý kiến của bạn về cây xanh trong công viên ? Đủ bóng mát Không đủ bóng mát
2.11. Ý kiến của bạn về chất lượng vệ sinh môi trường trong công viên ? Rất hài lòng Tồi tệ Tốt Rất tồi tệ
III. NHU CẦU BỔ SUNG CÁC KHÔNG GIAN VÀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
3.1. Bạn cảm thấy khả năng tiếp cận công viên của bản thân như thế nào ? dễ dàng khó khăn
3.2. Bạn muốn bổ sung thêm lối tiếp cận công viên không ? có không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.3. Bạn muốn thay đổi hàng rào sắt để tạo không gian thoáng cho công viên không? có không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.4. Nếu được phép, bạn muốn bổ sung không gian nào cho công viên ?
Ý kiến: .....................................................................................
3.5. Bạn có muốn có hoạt động kinh doanh dịch vụ trong công viên không có Không
3.6. Bạn muốn tần suất tổ chức sinh hoạt cộng đồng trong công viên như thế nào ? Hàng tuần / 2 tuần hàng quý hàng tháng
3.7. Bạn muốn bổ sung không gian hoạt động thể chất cho trẻ em không ? Có Không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.8. Bạn muốn bổ sung không gian hoạt động thể chất cho người già không ? lOMoARcPSD| 36625228 Có Không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.9. Bạn muốn kết nối công viên Gò Đống Đa với công viên Trần Quang Diệu không? Có Không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.10. Bạn muốn tổ chức hoạt động học thuật tại công viên không ? Có Không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.11. Bạn muốn tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày về chủ đề về nhà Tây Sơnkhông ? Có Không
Ý kiến khác:..........................................................................................................
3.12. Bạn muốn có dịch vụ ăn uống xung quanh công viên Trần Quang Diệu không ? có Không
IV. Những kiến nghị khác
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra xã hội học
3.1.1 Kết quả điều tra xã hội học về thói quen sử dụng công viên di tích lịch sử Gò Đống Đa
a. Về độ tuổi nhóm đối tượng tham gia khảo sát
< 18 tu iổ 18 - 60 tu iổ > 60 tu iổ lOMoARcPSD| 36625228
Biểu đồ 3.1.a: Độ tuổi nhóm dân cư
nhất bởi đây là đối tượng chính mà kháo sát được
lịch sử hướng tới. Ngoài hai nhóm
Nhận xét: Trong 87/100 cư dân
tuổi trên, nhóm có độ tuổi > 60 tuổi tham gia khảo sát ta có:
tuổi tuy chiếm tỉ trọng không nhiều
Đối tượng dân cư trong khu vực có
(12%) song để có thể xây dựng khu
độ tuổi từ 18 – 60 tuổi chiếm tới
di tích gắn kết khu di tích với dân cư
65%. Đây là đối tượng mà nhóm
xung quanh, nhóm nghiên cứu cũng
nghiên cứu quan tâm. Đối tượng <18
cân nhắc thêm vào một số nội dung
tuổi chiếm khoảng 23% song lại là
nhỏ, phụ trợ cho công viên di tích
nhóm cần được chú trọng phục vụ
nhằm phục vụ nhóm tuổi này.
b. Về thói quen sử dụng dụng công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
Thông qua câu trả lời cho 6 câu hỏi đầu của mục 2 phiếu khảo sát, ta nắm được
thói quen sử dụng của dân cư khu vực quận Đống Đa.
* Thời gian và tần suất đến công viên của nhóm dân cư tham gia khảo sát.
Qua khảo sát điều tra xã hội học nhóm thu được được bảng số liệu sau: 60 50 40 30 20 10 0 6 h 9 h 12 h 15 h 18 h 21 h
Biểu đồ 3.1.b: Thời gian và tần su Āt đến công viên của
nhóm dân cư khảo sát được
Nhận xét: Có thể thấy khoảng thời gian 6 - 9 giờ và 15 – 18 giờ là những khoảng
thời gian mà nhóm dân cư thường xuyên đến công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
nhất. Đây là khoảng thời gian sáng sớm và sau khi tan tầm. Lúc này dân cư có thời
gian rảnh, họ đến công viên di tích để tận hưởng không khí trong lành, không gian
yên tĩnh cũng như hoạt động thể dục thể thao, dưỡng sinh nhằm nâng cao sức khỏe.
Điều kiện tự nhiên, xã hội trong khoảng thời gian này đóng vai trò chủ đạo trong việc
thiết kế các dịch vụ hỗ trợ sử dụng không gian cho dân cư. lOMoARcPSD| 36625228
* Các hoạt động của cư dân trong công viên di tích gò Đống Đa. Series 1 40 35 30 25 20 15 10 5 0 th
d c th thaoể ụ ể đ a tr đếnế ch iư ẻ ơ h c t p- làm vi cọ ậ ệ g p g ặ ỡ th giãnư Series 1
Biểu đồ 3.1.c: Hoạt động thường nhât tại công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
của nhóm cư dân tham gia khảo sát
Nhận xét: Từ bảng số liệu, có thể thấy, dân cư chủ yếu đến đây để gặp gỡ, giao
lưu bởi nơi đây có khuôn viên rộng, dễ nhận biết. Hoạt động thể dục thể thao tuy trong
bảng số liệu có phần cao nhưng theo đánh giá của những người tham gia khảo sát, do
tính tâm linh của khu vực, hoạt động thể chất diễn ra ở đây rất hạn chế.
Họ chỉ đến để tập dưỡng sinh hay chạy bộ. Phần lớn trong số họ cũng cho rằng không
nên phát triển quá nhiều hoạt động thể dục thể thao trong khuôn viên di tích để giữ
tính tôn nghiêm cho khu vực.
Những gia đình thường xuyên cho trẻ em cho rằng công viên di tích lịch sử gò
Đống Đa tuy có không gian rộng rãi cho trẻ thỏa sức nô đùa song lại thiếu những trang
thiết bị giúp người trông trẻ vừa để mắt con em mình, vừa có thể làm việc cá nhân,
tránh nhàm chán. So với khu công viên di tích lịch sử gò Đống Đa, công viên Trần
Quang Diệu lại lí tưởng hơn nhiều. Tuy khuôn viên không lớn bằng nhưng lại có đầy
đủ thiết bị thể dục thể thao cũng như thiết bị vui chơi cho trẻ. lOMoARcPSD| 36625228
Qua khảo sát dân cư, với chỉ 2/87 phiếu chọn di tích làm nơi học tập – nghiên
cứu, có thể thấy chức năng chính của khu di tích gần như không được sử dụng. Khi
được hỏi: “tại sao bạn không chọn khu di tích lịch sử gò Đống Đa làm nơi học, tất cả
những người tham gia khảo sát đều cho rằng khu di tích lịch sử thiếu những thiết bị
hỗ trợ việc học tập. Không chỉ vậy những thông tin trong khu di tích đều rất hời hợt,
đã từng xuất hiện qua các giáo khoa phổ thông.
3.1.2 Kết quả điều tra xã hội học về khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ của
công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
Nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả khảo sát về mức độ hài lòng về chất
lượng và khả năng cung cấp dịch vụ công viên di tích qua các câu hỏi 7, 8, 9, 10 và
11 của mục 2 trong phiếu khảo sát. Cụ thể: Bóng mát cây xanh Hàng rào sắt
cầnầ thiếtế và h p lí
cầnầ thiếtế nhng
theo hình thc khác
Đ bóng mát Không đ bón g mát
Không cầnầ thiếtế
Biểu đồ 3.2: tỉ lệ đánh giá về ch Āt lượng cây xanh và nhu cầu lắp đặt hàng rào s ắt Stt Dịch vụ cung cấp
Tỉ lệ đánh gía chất lượng dịch vụ
Rất hài Tốt Tệ Rất tồi lòng tệ 1
Không gian sinh hoạt cộng đồng 8% 32% 36% 24% 2
Vệ sinh môi trường trong công viên 21% 52% 25% 2%
Bảng 3.2: Đánh giá ch Āt lượng dịch vụ của công viên di tich lịch sử gò Đống Đa
Nhận xét: Về chất lượng bóng mát tại khu di tích, tuy đa số những người được
phỏng vấn cho rằng công viên di tích đã đủ bóng mát nhưng có đến 43% số người cho
rằng gò Đống Đa vẫn chưa đủ mát. Họ phản ánh rằng vào những ngày hè oi bức,
khoảng sân sau hấp thụ lượng lớn ánh sáng mặt trời do thiếu sự che chắn đã phả lại
hơi nóng vô cùng khó chịu. Họ mong muốn có một giải pháp để khoảng sân bớt oi lOMoARcPSD| 36625228
bức mà vẫn không ảnh hưởng đến không gian rộng lớn cho các hoạt động tâm linh cũng như lễ hội.
Công viên di tích cũng được đánh giá tương đối sạch s攃̀. Trong đó,73% số người
dân được hỏi cho rằng chất lượng vệ sinh rất tốt và tốt; 27% số người còn lại chưa hài
lòng về chất lượng vệ sinh cảnh quan: họ cho rằng việc đặt các đạo cụ cho lễ hội gò
Đống Đa cùng những tấm phù điêu cũ ở tại gò gây mất thẩm mĩ, cần phải được xem
xét lại công tác bảo quản những trang thiết bị này.
3.1.3 Kết quả điều tra xã hội học về những nhu cầu, nguyện vọng của cư dân qua
quá trình sử dụng công viên di tích lịch sử gò Đống Đa
a. Khi được hỏi về hướng tiếp cận khu di tích Khả năng tiếp cận
có muốn bổ sung lối tiếp cận vào di tichs không
Dế ễdàng Khó khăn có không
Biểu đồ 3.3: Đánh giá và nhu cầu bổ sung hướng tiếp cận công viên của nhóm dân
cư tham gia khảo sát
c. Khi được hỏi về nhu cầu dịch vụ kinh doanh và hoạt động sinh hoạt cộng đồng
trong khu di tích lịch sử lOMoARcPSD| 36625228 Muônế hot đn
g kinh doanh trong công viến Tầnầ xuầtế c si t nh hot cng đônầg mong không ? ch muônế
hàng tuầnầ/2 hàng c khôn tu h ầ à nầ ng quý ó g tháng
Biểu đồ 3.4.a: Nhu cầu cho dịch vụ kinh doanh và hoạt động sinh hoạt cộng đồng
d. Khi được hỏi về mong muốn bổ sung không gian hoạt động thể chất.
không gian hoạt động thể chất cho trẻ em không gian hoạt động thể chất cho người cao tuổi có không có khôn g
Biểu đồ 3.4.b: Mong muốn bổ sung không gian hoạt động thể ch Āt của cụm dân cư
e. Khi được hỏi về nhu cầu tổ chức hoạt động học thuật – triển lãm hoạt động học thuật triển lãm lịch sử có không có không
Biểu đồ 3.4.b: Nhu cầu tổ chức hoạt động học thuật – triển lãm của cụm dân cư
Kết quả điều tra khảo sát của đề tài cho thấy đa số ý kiến của người dân thể hiện
nhu cầu mong muốn cải tạo chỉnh trang công viên di tích gò Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Đa số người dân được hỏi đều không muốn dựng hàng rào ngăn cách khu di tích
với khu dân cư (82%) vì nhiều lý do: giữ lại không gian thoáng mát dễ dàng tiếp cận
công viên, tạo cảm giác hòa hợp với tự nhiên. Còn lại một phần nhỏ người dân thì đưa
ra những ý kiến cũng hết sức hợp lý trong việc xây dựng hàng rào như: hạn chế động
vật nhảy vào phá hoại, ngăn cách các phương tiện giao thông cơ giới đi vào gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Khi được hỏi về các nhu cầu phát sinh, người dân được phỏng vấn tỏ ra mong
muốn các nhà đầu tư cải thiện hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hào hứng nếu công
viên có tích hợp những quán nước có kết nối wifi.
90% người dân tham gia khảo sát mong muốn khu di tích lịch sử gò Đống Đa có
thêm các không gian sáng tạo để học tập và làm việc. Và 98% số người dân tham gia
khảo sát mong muốn khu di tích trưng bày các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến nhà
Tây Sơn như một điểm đến check – in. Cộng đòng cũng đề xuất tăng thêm tiểu cảnh,
đài phun nước hay làm đa dạng các loài cây cảnh
Trang thiết bị hỗ trợ TDTT và thiết bị vui chơi cũng là hạng mục được rất nhiều
người dân ủng hộ bộ việc duy trì và phát triển thêm số lượng trang thiết bị mới cũng
là một trong những nguyện vọng của người dân trong khu vực.
3.2. Xây dựng nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc tại công viên di
a. Sơ đồ hình thành các nguyên tắc tổ chức không gian NHU CẦẦU T TH C TIÊ ỄN CÁC C S KHOA H C THAM GIA ĐÓNG GÓP C A C NG ĐỒẦNG
tích lịch sử gò Đống Đa
b. Các nguyên tắc tổ chức lOMoARcPSD| 36625228
Nguyên tắc số 1: Không gian mở nhưng không xâm phạm di tích.
Về cơ bản, mục đích cho việc phát huy giá trị sử dụng là để biến không gian di
tích phải là một không gian được sử dụng hiệu quả, cũng là câu chuyện của việc bảo
tồn. Tuy nhiên mục đích bảo tồn vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Việc gây biến đổi
di tích cũng là trái qui định của pháp luật. Những không gian, thành phần kiến trúc
được thêm vào, hay bỏ đi chỉ là yếu tố phụ trợ không ảnh hưởng đến không gian di
tích. Những yếu tố kiến trúc quá phô trương, nhấn chìm giá trị lịch sử dù không xâm
phạm đến di tích cũng khiến việc tu bổ trở nên phản cảm.
Nguyên tắc số 2: Phát huy truyền thống ý nghĩa văn hoá lịch sử.
Không gian tác dộng là một di tích lịch sử của một địa phương, của một quốc
gia. Di tích lịch sử của một quốc gia đại diện cho quốc gia, cho dân tộc đó, chứa đựng
ý nghĩa về mặt văn hóa lịch sử. Cho nên việc tổ chức lại không gian phải tuân theo
đúng truyền thống văn hóa nước nhà thậm chí phải tôn trọng giai đoạn lịch sử ấy.
Không được lai tạp, pha tạp với những văn hóa khác không liên quan.
Nguyên tắc số 3: Phát huy giá trị sử dụng/sinh hoạt trong công đồng
Dựa vào mặt bằng và cảnh quan quy hoạch chung của khu vực, thêm vào chức
năng mới hoặc điều chỉnh lại phân khu chức năng công viên tạo ra một tổng thể hài
hoà với bối cảnh. Không gian văn hoá lịch sử s攃̀ sống cùng với không gian kiến trúc
mới. Di tích lịch sử vẫn được bảo tồn và cảnh quan được tôn trọng cùng với kiến trúc
mới phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội đương đại.
Khôi phụ/ nâng cấp/ tạo ra không gian đa năng là hướng đi phù hợp để thích ứng
với nhu cầu hiện tại và tương lai.
Nguyên tắc số 4: Linh hoạt các giải pháp, cơ động khi cần thiết.
Sử dụng các cấu trúc linh hoạt và có thể tháo lắp, thay đổi về kích thước và số
lượng theo chương trình và ngân sách, thích ứng với hình học của từng góc nhìn và
mang lại các hoạt động mới. Đáp ứng phần lớn các đề xuất của người dùng, các môđun
s攃̀ chứa nhiều mục đích sử dụng khác nhau, chẳng hạn như: ghế ngồi, thư viện, chiếu
phim, che chắn, sân chơi cho trẻ, triển lãm, trưng bày,... Nội thất: cũng giống như các
mô-đun, đồ nội thất được đề xuất được cấu hình trong các đơn vị di động và với các lOMoARcPSD| 36625228
khả năng kết hợp khác nhau, do đó cho phép chiếm dụng không gian công cộng trong
công viên một cách tự do.
3.3. Đề xuất các giải pháp chung
Từ các cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp tổng thể cho vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị, hiệu quả sử dụng của công viên di tích lịch sử Gò Đống Đa gồm:
- Tăng cường công tác, biện pháp truyền thông, thông tin trong không gian
khu di tích và khu lân cận.
- Tạo không gian tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Tạo dựng không gian tăng cường hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho người dân cộng đồng dân cư.
- Kết nối công viên gò Đống Đa với các không gian xung quanh.
- Giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề ở Công viên di tích lịch sử Gò Đống Đa
là đưa ra chiến lược chung và các nội dung cần được thực hiện. Các nội dung
này được coi là cơ sở cho những phương án cụ thể.
Giải pháp tổng thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực là một
phương án cụ thể. Từ thực trạng của công viên và tình hình xung quanh cũng như
trong cả nước và hơn nữa ta cần phải thực hiện các phương án cụ thể như sau:
- Tổ chức quy hoạch lại không gian bên trong công viên di tích lịch sử Gò
Đống Đa và khu lân cận.
- Cải tạo hạ tầng kĩ thuật : Giao thông, vỉa hè, xử lý rác thải, môi trường.
- Xây dựng hệ thống dịch vụ, du lịch.
- Xây dựng không gian vui chơi, hoạt động cho người dân cộng đồng.
3.4. Xác định các hoạt động phục vụ cộng đồng trong công viên.
Các hoạt động hàng ngày hiện tại của công viên gò Đống Đa còn khá đơn điệu,
thưa thớt, cần bổ sung các dịch vụ thiết thực phụ vụ cho nhu cầu/ yêu cầu sinh hoạt
hàng ngày của người dân.
Các hoạt động dự kiến bổ sung dựa trên mức độ được phép bổ sung của không
gian công viên di tích lịch sử gò Đống Đa. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.1: Sơ đồ các hoạt động dự kiến trong công viên trong tương lai
*Đề xuất nội dung các công việc cần tiến hành:
Công việc 1: Tổ hợp lại giao thông, mở các nút giao thông kết nối cộng đồng
Công việc 2: Xây dựng, quy hoạch các kiot bán hàng lOMoARcPSD| 36625228
Công việc 3: Tạo dựng không gian xanh, nghỉ, vui chơi kết hợp
Công việc 4: Xử lý những vấn đề ảnh hưởng đến cảnh quan công viên và di tích
Công việc 5: Đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng không gian công
viên gò Đống Đa (tái sử dụng những tấm phù điêu cũ )
3.5. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc:
3.5.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể.
Hình 3.2: Sơ đồ tổng mặt bằng đề xu Āt mở rộng của công viên lịch sử gò Đống Đa lOMoARcPSD| 36625228
Để đạt được hiệu quả khai thác giá trị của các di tích lịch sử, nhóm nghiên cứu
đề xuất mở rộng không gian công viên gò Đống Đa bằng cách kết nối với những không
gian lân cận như công viên Trần Quang Diệu, hồ Vuông và Không gian kiến trúc phía
sau hồ cũ (nay được sử dụng làm Học Viện Chính Trị Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí
Minh) đồng thời mở các hướng tiếp cận từ các điểm giao nút giao thông, tạo sự kết
nốt với các khu vực dân cư lân cận
3.5.2. Giải pháp sử dụng các modul với cấu trúc linh hoạt để bổ sung các
chức năng hoạt động
a. Sử dụng cấu trúc modul kích thước phù hợp dễ dàng tháo lắp, linh hoạt cấu
trúc để sử dụng vào những chức năng khác nhau
* Giới thiệu Modul
Công Viên gò Đống Đa là một công viên xanh của khu vực quận Đống Đa, có
thể giúp con người có thể vui chơi và mang lại một bầu không khí trong lành giúp con
người thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Không gian công viên là nơi diễn ra
các sinh hoạt cộng đồng, giải trí của người dân để đáp ứng cho nhu cầu giao tiếp xã
hội. Đây cũng là nơi để tập thể dục thể thao và thư giãn nhằm tái tạo sức lao động của
người dân. Tuy nhiên hoạt động của công viên vẫn còn đơn điệu, hiệu quả sử dụng
chưa cao, ý tưởng đưa ra nhằm tạo nên một công viên có nhiều không gian vui chơi,
phục vụ đa dạng mục đích sử dụng của người dân và đối tượng.
Ý tưởng sử dụng cấu trúc modul gồm những thanh thép dễ dàng tháo lắp, linh
hoạt cấu trúc để tạo dựng những cấu trúc với những công năng khác nhau lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.3: Module và tỉ lệ modle so với cơ thể con người
Modul đề xuất là những thanh thép 50cm và 100cm và mối nối, vật liệu sử
dụng chủ yếu là thanh thép rỗng, có thể dùng thép tái chế, nhẹ và rẻ có thể tháo rời hoặc ghép vào nhau.
Từ cấu trúc trên, nhân rộng với số lượng lớn, cấu thành những cấu trúc có khả
năng đáp ứng nhiều nhu cầu hoạt động thể chất, vui chơi, nghỉ ngơi … Bên cạnh
những cấu trúc được lắp đặt với mục đích được định trước là những cấu trúc tự do,
người dùng có thể tự do sắp đặt, tạo nên không gian cho riêng mình.
b. Sử dụng module phục vụ sinh hoạt cộng đồng vào ngày thường
Như đã xác định ở trên, các module được tổ hợp để phục vụ cho các hoạt động
sinh hoạt cộng đồng chủ yếu trong công viên di tích lịch sử gò Đống Đa. Các hoạt
động đó bao gồm: Học tập, nghiên cứu, Thể dục thể thao và vui chơi.
Như vậy, tổ hợp các module s攃̀ hướng đến việc tạo không gian thư giãn cho
việc nghỉ ngơi sau luyện tập, tạo không gian thích hợp để làm việc, nghiên cứu hay
tạo sân chơi sáng tạo, thân thiện cho trẻ nhỏ.
Hinh 3.4: Module áp dụng có dạng khung thép kết hợp ván gỗ, hộp gỗ tái sử dụng
Các modul cần có sự đa dạng về hình dạng để người có thể lựa chọn loại hình
phù hợp nhất với bản thân vừa để cảnh quan công viên thêm sinh động. Dưới đây là
một số mẫu module mà nhóm nghiên cứu đưa ra:
Bảng 3.3: Các tổ hợp sắp xếp modul có thể áp dụng trong di tích gò Đống Đa lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.5.a: Module không gian giao lưu Không gian tĩnh cho thư
giãn, nghỉ ngơi, cung cấp
chỗ nằm và bóng mát, … Kí hiệu: lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.5.b: Module không gian làm việc Không gian có bàn, cho
nhu cầu làm việc, gặp gỡ, tụ họp, trao đổi, giao tiếp.... Kí hiệu:
Hình 3.5.c: Module ghế công cộng
Thay thế cho những chiếc
ghế đá cứng nhắc, chỉ có
thể ngồi, không tạo dựng
được nhiều hoạt động do sự thiếu linh hoạt. Kí hiệu:
Hình 3.5.d: Module không gian cây xanh
Không gian trồng cây, một trong những trò chơi thú
vị giúp trẻ nhỏ có thể học
được những kĩ năng bổ ích. Kí hiệu: lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.5.e: Module không gian vui chơi
Không gian vui chơi cho trẻ,
nơi chúng có thể leo trèo,
chạy nhảy, nô đùa vận động, v攃̀ tranh… Kí hiệu:
Việc bố trí sắp xếp các Modul trên trong không gian Công viên di tích gò Đống
Đa được dựa trên các nguyên tắc sau:
- Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
- Đủ không gian diện tích cần thiết để hoạt động
- Không gây ảnh hưởng đến các không gian trang nghiêm khác.
- Không cản trở giao thông và các hoạt động xã hội hiện có khác.
- Ít gây tác động đến môi trường cảnh quan
- Dễ dàng di chuyển khi cần thiết
Từ các nguyên tắc trên, đề xuất các vị trí dự kiến bố trí các Modul theo bản đồ
trong hình 3.6. Các hoạt động chức năng được đánh ký hiệu mầu sắc tương ứng trong bảng 3.3. lOMoARcPSD| 36625228 lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.6: Mặt bằng bố trí các module theo chức năng Ngoài ra có
thể xếp các module thành các Ki-ot bán hàng, khắc phục tình trạng
hàng rong tràn lan, mất trật tự và cảnh quan, lấn chiếm không gian
đi bộ, quản lý dịch vụ buôn bán tốt hơn, tạo công ăn việc làm cho
người dân, tạo thêm thu nhập cho khu vực và đáp ứng nhu cầu của khách tham quan.
Hình 3.7:Ví dụ về tổ chức module thành các Ki-ot bán hàng
Hình 3.8: Một số ví dụ tổ hợp khác module tạo thành không gian chức năng lOMoARcPSD| 36625228
* Sử dụng Module vào dịp lễ hội Gò Đống Đa hoặc các sự kiện văn hóa khác
Để giải quyết cho bài toán vừa bảo quản các trang thiết bị trong và sau sau lễ hội,
vừa giải quyết vấn đề phục vụ khả năng quan sát cho người đến xem hội, với khả năng
tháo lắp linh hoạt của Module, có thể tái tổ hợp các module thành các cấu trúc khác
nhau. Khi có hoạt động Lễ Hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa vào ngày
mồng 5 tháng Giêng, các module được tận dụng kết hợp tạo thành khán đài tạm thời,
đảm bảo khả năng quan sát cho khách tham dự hay những giá treo pano đăng tải thông
tin về lễ hội. Các khán đài này sau khi được sử dụng có thể xếp lại theo các hình dạng
khác để sử dụng tiếp hoặc dễ dàng bảo quản mà không tốn diện tích cũng như gây mất thẩm mĩ. `
Hình 3.9: Mặt đứng khán đài tạm thời
Hình 3.10: Sắp xếp module thành những giá treo tranh, pano quảng bá lễ hội
Mặt bằng sử dụng Modul để bố trí khán đài:
Downloaded by Jin Dian (dianjin008@gmail.com) 74 lOMoAR cPSD| 36625228
Hình 3.11 : Sơ đồ vị trí lắp đặt và phối cảnh khán đài trong ngày lễ
Để tăng lượng khách đến tham quan di tích. Khu di tích có thể tổ chức các sự
kiện văn hóa –lịch sử . Khi ấy ta có thể biến đổi các module trở thành các sân khấu
lưu động, tổ chức những sự kiện thường niên, tăng cường hoạt động văn hóa, nghệ
thuật giải trí, giáo dục, tăng tính truyền thông, phát huy giá trị văn hóa và lịch sử
Hình 3.12: Ví dụ cho mô hình sân kh Āu tạm thời phục vụ cho các sự kiện văn hóa
Các module có tính tạo hình cao, có thể dễ dàng tạo dựng những không gian
Triển lãm ngoài trời, học thuật lưu động, tổ chức theo những sự kiện nổi bật, tăng sự
thu hút của công viên, nâng cao truyền thông, giáo dục, phát huy giá trị lịch sử văn hóa
Hình 3.13: Mẫu mô hình nghệ thuật phục vụ cho việc trưng bày, triển lãm lOMoARcPSD| 36625228
Ngoài ra để tạo điều kiện cho nhóm dân cư phát triển kinh tế vừa hạn chế tình
trạng bán hàng rong tràn lan gây mất trất tự, lấn chiến lòng đường, các modul trên
hoàn toàn có thể cấu trúc thành các kiot bán hàng, được cho thuê giá rẻ là một điều
cần thiết và phù hợp với mức sống của người dân nơi đây. lOMoARcPSD| 36625228 lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.14: Mẫu kio bán hàng và bản đồ các vị trí lắp đặt kiot
b. Giải pháp sử dụng các Module Parklet ngăn phương tiện giao thông cơ giới
Trong khu vực nghiên cứu và khu vực nhóm nghiên cứu đề xuất mở rộng, đã lắp
đặt barie ôm sát lấy vỉa hè để ngăn các phương tiện giao thông chiếm dụng vỉa hè và
tạo không gian riêng cho người đi bộ, giống một số tuyến phố trong nội thành Hà Nội,
nhưng việc lắp đặt barie chỉ giải quyết phần ngọn, giải pháp tạm thời, còn lâu dài
không hiệu quả, không tốt cho cảnh quan đô thị trong tương lai. Lắp barie là để sửa
một cái sai của người đi đường, chứ phải làm sao để người đi bộ trên vỉa hè thoải mái
nhất, chứ không l攃̀ cứ chăm chăm nhìn xuống đất để tránh barie.
Trong khuôn viên Công viên Lịch sử Gò Đống Đa, không gian văn hoá lịch sử
không thể bị bó buộc bởi các hàng rào tứ phía, nó vô hình chung tạo ra bức tường
ngăn cách cộng đồng dân cư xung quanh tiếp cận nó từ không gian công cộng vào bên
trong không gian văn hoá lịch sử, làm mất đi sự gắn kết của không gian đó với cồng đồng dân cư.
Giải pháp đề xuất dỡ bỏ barie sắt đang được xử dụng trong khu vực nghiên cứu
và khu vực nhóm nghiên cứu đề xuất mở rộng thay đổi hình thức hàng rào sắt của
công viên Gò Đống Đa bằng các vật cản theo thiết kế dạng module, dễ dàng lắp đặt
và thay đổi hình dạng để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu. Giải pháp nhằm tạo không
gian mở với khu vực xung quanh, cải thiện cảnh quan đô thị của khu vực tốt hơn,
nhưng vẫn đảm bảo ngăn phương tiện giao thông cơ giới, tạo sự an toàn cho người đi
bộ, bảo vệ không gian di tích lịch sử để phù hợp hơn với xã hội đương thời, biến không
gian công cộng này trở nên hấp dẫn người sử dụng hơn. * Mục đích
Tạo ra các vật cản ngăn phương tiện giao thông cơ giới nhưng cần thỏa mãn các mục đích sau: - Làm chỗ ngồi nghỉ.
- Làm chỗ có thể đặt được vật dụng lên trên hoặc bên trong chúng.
- Có độ cao phù hợp để ko cản tầm nhìn của con người từ ngoài vào trong và ngược lại,
- Phù hợp cho tất cả đối tượng có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng (đặc biệt
và trẻ em và người khuyết tật)
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường lOMoARcPSD| 36625228 * Cấu tạo:
Mỗi module được thiết kế với 2 khối lập phương cơ sở, có kích thước ba chiều là
500mm x 500mm x 500mm, một khối đặc và một khối rỗng để có thể đặt được vật
dụng lên trên hoặc bên trong chúng. Sau đó ghép 4 khối cơ sở trên trở thành block
hình hộp chữ nhật có kích thước 500mm x 2000mm x 500mm 1 thảm cỏ, 1 ghế ngồi
nghỉ và 1 cây xanh có diện tích bằng 1 chỗ đậu xe.
Parklet chính là một trong những cách đưa người dân quay trở lại với đường phố,
không gian đi bộ dành cho họ và như là 1 công viên thu nhỏ với đầy đủ chức năng,
thúc đẩy cuộc sống cộng đồng trên phố, khuyến khích sự tương tác và thu hút mọi
người tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Một parklet cung cấp một nơi để ngồi
nghỉ, có thể ngủ 1 giấc ngắn, nói chuyện, nhảy, ăn uống, đọc sách, là nơi để quan sát
ngắm đường phố và thậm chí có thể để xe đạp. Nó cung cấp cơ hội để đổi mới hình
thức và chức năng của các KGCC và xây dựng sự hợp tác giữa chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp, các nhà thiết kế và người dân.
Các module sắp xếp dọc theo các hàng rào sắt, thay thế chúng để tạo ra độ mở trong việc tiếp cận.
Hình 3.15: Khối cơ sở
Hình 3.16: C Āu tạo cơ bản của một block lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.17.a: Mô hình mô phỏng module được xây dựng theo dạng tuyến
Hình 3.17.b: Mô hình mô phỏng module được xây dựng theo dạng tập trung lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.17.c: Module sử dụng để chặn đường khi có yêu cầu
Module xây dựng theo hai kiểu dạng tuyến và dạng tập trung. Chúng được kê
dọc theo vỉa hè phố Đặng Tiến Đông nhằm loại bỏ hàng rào sắt của công viên Gò
Đống Đa trước đó đi, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho các đối tượng sử dụng – cồng đồng dân cư xung quanh. lOMoARcPSD| 36625228
Trong ngày tổ chức lễ hội sự kiện, đặc biệt là Lễ hội Kỷ niệm Chiến thắng Ngọc
Hồi Đống Đa, có lượng người tham gia đông, giải pháp đề xuất module Parklet sử
dụng để chặn hai đầu tuyến đường Đặng Tiến Đông s攃̀ tạo ra không gian đi bộ an
toàn hay quảng trường bổ sung cho lễ hội được tổ chức bên trong Công viên Gò Đống Đa.
Hình 3.18: Ví dụ minh họa hình ảnh thực tế của giải pháp Module Parklet
3.5.3. Giải pháp cải tạo lại các tường rào để cải thiện không gian cảnh quan
và nâng cao tính giáo dục trong cộng đồng a. Lý do hình thành và mục đích của giải pháp
Thực trạng phù điêu cũ: lOMoARcPSD| 36625228
Giải pháp tái sử dụng
và phát huy giá trị VH-LS: - Gắn phù điêu cũ - Bị lãng quên
lên tường rào để trân - Mất diện tích để
trọng giá trị lịch sử - Giáo dục truyền
Giá trị VH-LS bị coi nhẹ thông - Cải thiện cảnh quan- Sử dụng bồn cây ngăn tái lắn chiếm
Bối cảnh địa điểm tường - Bị rào kín bằng
rào đối diện trường học: xích - Dễ bị lấn chiếm
- Không có giá trị sử dụng
b. Giải pháp trang trí các mảng tường xung quanh trường PTCS Quang Trung
Như đã đề cập ở hiện trạng, khu vực giữa công viên gò Đống Đa và công viên
Trần Quang Diệu có những đoạn vỉa hè, tường rào hiện chưa được quan tâm khai thác
sử dụng, những mảng tường chỉ sơn màu đơn thuần, nhàm chán. Vỉa hè bị quây bởi
hàng rào với xích sắt dẫn đến cản trở học sinh đi lại, vui chơi.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị dỡ bỏ các rào cản này đồng thời sử dụng các lốp xe
ô tô cũ sơn các màu sặc sỡ, tươi sáng phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi nhỏ, gắn
các hệ thống biển báo giao thông lên trên sau đó treo lên tường trường học gần đó theo các bố cục sinh động.
Hình 3.19: Ví dụ minh họa các biển báo gắn lên lốp xe ô tô sơn màu
Dưới mặt vỉa hè, các lốp xe s攃̀ được chồng lên nhau thành các chậu chây, ghế
ngồi, xích đu v.v.. để trang trí và tạo cảnh quan. lOMoARcPSD| 36625228
Hinh 3.20: Ví dụ sử dụng lốp xe để trang trí
Giải pháp này ngoài trang trí các mảng tường rào vô cảm, còn giúp phổ cập luật
giao thông cho học sinh khi ra đây vui chơi sau giờ học.
Hình 3.21: Giải pháp trang trí kết hợp giáo dục luật giao thông và sử dụng tái chế lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.22: Phối cảnh minh họa trang trí tường rào trường THCS Quang Trung
Vỉa hè khu vực này trước đây bị chiếm dụng để vật liệu xây dựng, làm bãi đỗ xe.
Việc trang trí lại con đường bằng lốp xe giúp tuyên truyền an toàn giao thông và
khuyến khích sử dụng rác thải để tái chế, đồng thời khi khu vực này làm chỗ vui chơi
sau giờ học s攃̀ không còn tình trạng lấn chiếm không gian công cộng, góp phần cải
thiện cảnh quan của khu vực.
c. Giải pháp tái sử dụng các phù điêu di tích cũ trong việc giáo dục truyền thống
và phát huy giá trị văn hóa lịch sử
Năm 2015, công viên gò Đống Đa được đầu tư cải tạo lại. Trong đó các phù điêu
cũ miêu tả chiến dịch lịch sử thần tốc của vua Quang Trung tiến quân ra Thăng Long
đánh tan 20 vạn quân Thanh chỉ bằng vật liệu xi măng. Sau khi được thay bằng các
phù điêu chạm khắc bằng đá xanh Thanh Hóa, các phù điêu cũ bị lãng quên, bỏ rơi và
xếp vào một góc cuối công viên. Các phù điêu xi măng này không thể đập bỏ và di
dời nhưng cũng không có phương án sử dụng hợp lý khiến các tác phẩm nghệ thuật
ban đầu bị biến thành phế thải, không được giữ vị thế mà nó đã đảm nhận từ trước,
đồng thời gây mất cảnh quan và chiếm diện tích để trong công viên.
Nhóm nghiên cứu đề xuất tái sử dụng các tấm phù điêu xi măng này một lần nữa
bằng cách dựng trên mảng tường đối diện với cổng trường THCS Quang Trung. lOMoARcPSD| 36625228 Việc này giúp:
- Trang trí cảnh quan, giáo dục học sinh
- Giải phóng diện tích hiện tại phải dành ra để xếp các tấm phù điêu xi măng-
Tái sử dụng phát huy giá trị văn hóa lịch sử.
- Giải quyết bài toán ứng xử với các tấm phù điêu xi măng cũ.
Ngoài ra vỉa hè đoạn tường giao này rất hẹp, chỉ rộng khoảng 1m, cũng không
có tác dụng giao thông vì bị chặn 2 đầu dẫn đến bị chiếm dụng làm chỗ bán hàng rong,
gây mất mỹ quan. Để khắc phục chính quyền rào ngăn lại bằng các trụ và xích sắt gây
bó hẹp không gian và lãng phí diện tích bên trong.
Giải pháp đề xuất dỡ bỏ các hàng rào ngăn cách này và thay bằng các dải cây
xanh. Để tạo sinh động cũng như tuyên truyền mục đích sử dụng vật liệu tái chế đồng
thời ngăn không cho những người bán hàng rong tái lấn chiếm, phương án sử dụng
các bồn cây bằng vỏ lốp xếp thành dãy.
Hình 3.23a: Phối cảnh trang trí tường rào đối diện trường THCS Quang Trung
từ đường Trần Quang Diệu vào lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.23b: Phối cảnh trang trí tường rào đối diện trường THCS Quang Trung
từ hướng đường nội bộ của dân cư, dọc công viên Gò Đống Đa
Hình 3.23c: Phối cảnh mặt đứng phù điêu cũ được gắn trang trí lên tường rào lOMoARcPSD| 36625228
3.5.1. Giải pháp tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu khu vực sân lễ hội của
công viên Gò Đống Đa
Trong khu vực nghiên cứu, sự phân bố cây xanh không đồng đều dẫn đến khu
sân gạch, tượng đài, phù điêu, đền thờ Hoàng đế Quang Trung hấp thu một lượng nhiệt
bức xạ mặt trời lớn. Trong suốt ban ngày, đặc biệt là khi bầu trời không có mây, các
bề mặt sân được nung nóng bởi bức xạ mặt trời, tình hình tệ hơn khi vào những ngày
hè cộng với tình hình biến đổi khí hậu khiến lượng bức xạ ngày càng tăng lên. Điều
này khiến cho khu vực sân lễ hội của công viên Gò Đống Đa bức xạ nhiệt ngược trở
lại khiến môi trường vi khí hậu xung quanh càng trở nên nóng bức hơn mức bình
thường. Hiệu ứng ban đêm của việc bức xạ ngược trở lại môi trường lượng nhiệt đã
hấp thụ từ ban ngày có thể đặc biệt có hại trong các đợt nắng nóng, làm mất đi sự dịu
mát của cư dân xung quanh vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng
không gian công cộng và sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. .
Hình 3.24: Khu vực đề xu Āt áp dụng giải pháp lOMoARcPSD| 36625228
Bên cạnh đó, khu vực sân lễ hội của công viên còn tồn tại vấn đề thiếu nội dung
thị giác, không có sự thu hút bằng các yếu tố vật lý, sân lễ hội chỉ tổ chức lễ hội một
ngày trong ngày, những ngày còn lại sân lễ hội chỉ chỉ còn là sân gạch đơn thuần,
buồn tẻ. Không có gì thu hút cộng đồng dân cư xung quanh đến sử dụng.
Nội dung thị giác là một yếu tố quan trọng được sử dụng tốt trong việc tăng chất
lượng không gian công cộng. Nâng cao nội dung bằng cách cung cấp cho người sử
dụng tầm nhìn và thêm một thứ nào đó để chúng lọt vào tầm nhìn của người sử dụng
nhằm cho không gian đấy có thể làm người sử dụng có thể nán lại sử dụng không gian
lâu hơn và tăng khả năng giao tiếp trong không gian.
Các yếu tố vật lý như ánh sáng, gió nước, độ ẩm, lượng cây xanh…. có tác động
nhiều đến không gian công cộng. Đây là những yếu tố có tác động đến thị giác và cảm
nhận của mỗi người sử dùng không gian công cộng, không gian sử dụng được các yếu
tố trên tác động một cách hợp lý thì số lượng người tham gia trong không gian công
cộng trong cộng đồng dân cư tăng lên, kéo theo chất lượng không gian công cộng cũng từ đó tăng lên.
Giải pháp đưa ra nhằm hạn chế lượng nhiệt bức xạ mà sân lễ hội hấp thụ, cải
thiện môi trường vi khí hậu của khu vực này, nâng cao chất lượng không gian công
cộng. Đồng thời cải tạo, bổ sung các nội dung mới để thu hút cộng đồng dân cư xung
quanh đến tham gia sử dụng, từ đó đa năng hoá không gian sân lễ hội của công viên
Gò Đống Đa. Tuy nhiên giải pháp đưa ra cũng cần phải đảm bảo không gian cho việc
tổ chức lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa hằng năm, do đây là lễ hội
quan trọng với nhân dân Thủ đô nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung.
* Giải pháp đề xuất cần phải đáp ứng yêu cầu:
- Sử dụng các yếu tố vật lý như ánh sánh và mặt nước để tăng sự thu hút người sử dụng cho không gian.
- Tăng cường làm mát cho các bề mặt, giảm thiểu nhận nhiệt mặt trời.
- Bổ sung nội dung thị giác.
- Sử dụng nghệ thuật công cộng hơn để thu hút ánh nhìn.
- Do tính chất của không gian văn hoá lịch sử này, nên phải đảm bảo cảnh
quan và không gian cho tổ chức lễ hội.
* Giải pháp sử dụng đài phun nước âm nền (Floor Fountain) lOMoARcPSD| 36625228
Đài phun nước âm nền được thiết kế để dấu hệ thống ống nước bên dưới mặt
sân, giúp an toàn cho người đi lại bên trên vì chúng bằng phẳng. Các đài phun nước
này được biết đến rộng rãi với tên gọi đài phun nước khô (Dry Deck fountain). Khu
vực đài phun nước khi không hoạt động thì có thể được sử dụng cho các sự kiện khác.
Đài phun nước vừa đóng vai trò như giải pháp cho vấn đề đảo nhiệt đô thị, vừa là
không gian nghệ thuật công cộng trong không gian đô thị.
Hình 3.25: Phối cảnh hệ thống phun nước ban ngày
Vào ban đêm, đài sử dụng các tia nước được lập trình với đèn RGB không
thấm nước được tích hợp bên trong, tái hiện các hình ảnh hoàng đế Quang Trung
cưỡi ngựa đầy oai vũ được dựng bằng công nghệ 3D Hologram, tạo nên một không
gian trình chiếu nghệ thuật của nước và ánh sáng… Bên cạnh đó, áp lực nước phun
ra được điều chỉnh ở mức thích hợp sao cho an toàn với trẻ em. Lượng nước sau khi
được sử dụng được thu hồi trực tiếp thông qua bể lọc và lại được tái sử dụng. lOMoARcPSD| 36625228
Hình 3.26: Phối cảnh hệ thống phun nước ban đêm
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ lOMoARcPSD| 36625228 1. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng của di tích lịch sử gò Đống Đa, trong
đó đã phân tích cụ thể về các thực trạng tích lịch sử gò Đống Đa.
Các nội dung đánh giá thực trạng bao gồm các hoạt động phục vụ trong công
viên, quy hoạch tổng thể, tổ chức không gian sử dụng, bố trí cung cấp thông tin cũng
như cảnh quan xung quanh khu vực gò Đống Đa.
Đề tài cũng đã tổng hợp các cơ sở sở pháp lý, cơ sở lý thuyết, đánh giá nhu cầu
tổ chức cảnh quan, đánh giá nhu cầu cải tạo, chỉnh chu lại không gian của cộng đồng
người sử dụng công viên di tích lịch sử gò Đống Đa; phân tích cơ sở thực tiễn và các
yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiến trúc cảnh quan của công viên di tích và bài học
kinh nghiệm trong nước cũng như quốc tế trước bài toán bảo tồn và cải tạo khu di tích
để giá trị sử dụng của cộng đồng đạt hiệu quả tối đa.
Đề tài cũng xây dựng các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc đề xuất các giải pháp
tổ chức không gian trong khu công viên di tích lịch sử gò Đống Đa đồng thời đề xuất
các giải pháp quy hoạch tổng thể như mở các hướng tiếp cận, thiết kế cảnh quan sử
dụng vật liệu tái chế bảo vệ môi trường, áp dụng các modul vào triển khai các không
gian sinh hoạt cộng đồng.
Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường vi khí hậu, tạo cảnh
quan cũng như ứng dụng các công nghệ mới nhằm thu hút và nâng cao giá trị sử dụng
cộng đồng tại công viên di tích lịch sử gò Đống Đa. 2. Kiến nghị
Đề tài giải pháp kiến trúc nâng cao giá trị sử dụng cộng đồng tại công viên di
tích lịch sử gò Đống Đa là một đề tài có yếu tố xã hội, trong đó các yếu tố về thiết kế
được dựa trên các quan điểm gắn với sự tham gia của Nhà quản lý – chuyên gia cộng
đồng trong tổ chức kiến trúc cảnh quan công viên di tích lịch sử gò Đống Đa. Vì vậy
rất cần có sự tham gia của các nhà quản lý cùng với các cơ chế chính sách quản lý phù
hợp, thúc đẩy sự tham gia cộng đồng với các mức độ khác nhau trong các giai đoạn
s攃̀ là nội dung quan trọng gắn với sự thành công của mô hình này.
Đối với các nhà tư vấn, chuyên gia, sự tham gia tích cực gắn với các bước tham
vấn cộng đồng, cùng cộng đồng thiết kế và chia sẻ các ý tưởng s攃̀ tạo nên cho các
thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan di tích lịch sử có được tính hữu dụng cao, lOMoARcPSD| 36625228
cũng như đáp ứng được các nhu cầu của các đối tượng cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. lOMoARcPSD| 36625228
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo :
1. Đỗ Hậu- Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia cuả cộng đồng- NXB Xâydựng.
2. Đỗ Hậu- Xã hội học đô thị- NSB Xây Dựng.
3. Hàn Tất Ngạn (1992), Khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình thành và phát
triển đô thị Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công viên công tại HàNội.
5. Lương Thu Thảo- Nghiên cứu định hướng cho thiết kế cải tạo tổng thể công
viênThống Nhất dựa trên đống góp cộng đồng.
6. Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 1980), Bố cục vườn công viên, Luận án phó Tiến sĩKiến
trúc, bộ môn Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- khoa Kiến trúc trường đại học Xây Dựng Hà Nội.
7. Bùi Quang Vinh (2008), Quản lý quy hoạch xây dựng công viên tuổi trẻ thành
phốHòa Bình với sự tham gia của cộng đồng, Luận văn thạc sĩ Quản lí đô thị, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. Ủy ban nhân dân TP Hà Nội – Quy hoạch hệ chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đếnnăm 2030 tầm nhìn đến 2050 – năm 2011
9. HealthBrigde- the Asia Foundation- Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý
vườnhoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đo Hà Nội 10.
Public Space and Hanoian Youth: Access to public parks and the use
andpreferences of young parks users.
11.Phạm Thị Thanh Huyền – V攃̀ bản đồ công viên và vườn hoa ở Hà Nội thay đổi
giữa 2000 và 2010, tiếp cận không gian và chất lượng.
12. Đề tài NCKH Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh
quan các vườn hoa công cộng khu vực nội đô lịch sử Hà Nội có sự tham gia của cộng
đồng của PGS.TS Lê Quân, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
13.Tạp chí kiến trúc số 4 - 2019, Chuyên đề “Di sản văn hóa và Bản sắc kiến trúc địa phương”.
14. Cùng một số trang web internet khác.
Tài liệu nước ngoài:
14. Alan Tate (2015), Great city Park- secon edition, Routledge New York. lOMoARcPSD| 36625228
15. Anna Chiesura (2004), The role of Urban Park for the sustainable, Landscapeand Urban Planning.
16. Anna Forsyth, Laura Musacchio, Frank Fitzgerald (2005), Designing small
parks– A manual addressing social and ecological concerns, John Wiley & Sons, Ins, Hoboken, Neww Jersey.
17. Gorokhov V.A, Lunts L.B(1985),Parks of the Worrld, Strojisdas
18.James D Mertes, James R. Hall, Park, Recreation, Open space and greenway
Guildlines, A project of the National Recreation and Park Association and the
Amerrican Academy for Park and Recreation Administration.
19. Kristie Daniel(2011), Adding Parks to already build – up cities, Hội thảo quốc
tếQuản lý và phát triển không gian công cộng trong đô thị.
20. Stephanie Geertman, Nguyễn Phương Kim Liên, Trần Kiều Thanh Hà (2011)
“Eleven principles for creating and maintaining great public spaces as inspiration
for Vietnamese public space policy”. Hội thảo quốc tế quản lý và phát triển không
gian công cộng trong độ thị.
21. Một số hình ảnh trên các trang web Internet.