Tiểu luận cuối kì | Giao tiếp liên văn hóa | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận cuối kì trong khóa học "Giao tiếp liên văn hóa" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu sinh viên nghiên cứu và phân tích sâu về các khía cạnh của giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau. Sinh viên sẽ khám phá những thách thức và cơ hội trong việc giao tiếp với các nền văn hóa đa dạng, từ đó phát triển khả năng tương tác hiệu quả trong môi trường quốc tế. Mục tiêu của tiểu luận là giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa và cách thức áp dụng kiến thức này vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự hòa hợp và hợp tác toàn cầu.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA HÀN QUỐC HỌC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ
ĐỀ TÀI: ĐỐI SÁNH VĂN HOÁ GIAO TIẾP
CANADA – HÀN QUỐC – VIỆT NAM
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Lân
SV thực hiện: Nhóm 20, Lớp Hàn 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487147 STT Họ và tên MSSV Lớp Email Điện thoại 1
Hồ Thị Bảo 2256200109 Hàn 3 2256200109@hcmussh.edu.vn 0359612420 Quyên 2 Đào An
2256200134 Hàn 3 2256200134@hcmussh.edu.vn 0384101578 Thuyên 3
Ngô Thị Mỹ 2256200160 Hàn 3 2256200160@hcmussh.edu.vn 0358365913 Vân 4
Đặng Hoàng 2256200173 Hàn 3 2256200173@hcmussh.edu.vn 0365840697 Yến 1 lOMoAR cPSD| 41487147 LỜI CẢM ƠN
Học phần Giao tiếp và giao tiếp liên văn hoá là bộ môn đang được giảng dạy
và học tập phổ biến do tính thực tế của nó. Vì vậy, những kinh nghiệm từ quá
trình nghiên cứu các vấn đề thuộc bộ môn này sẽ là bài học quý báu tiếp thêm
hành trang cho chúng em tự tin hơn trong quá trình giao tiếp và đặc biệt là giao tiếp liên văn hoá.
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn
Thanh Lân, giảng viên giảng dạy học phần Giao tiếp và Giao tiếp liên văn hoá vì
thầy đã hướng dẫn một cách rất tận tình giúp chúng em có thể tiếp thu được những
kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể hoàn thành bài tiểu luận trên. Sự tâm huyết
của thầy đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài tiểu luận này. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, vì kiến thức của chúng em còn hạn chế nên
những sai sót là không thể tránh khỏi khi trình bày và phân tích vấn đề. Vậy nên
mong nhận được những đánh giá và góp ý của thầy để nghiên cứu mà chúng em
thực hiện có thể hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến thầy Nguyễn Thanh Lân. Kính mong thầy có nhiều sức khỏe để tiếp tục sự
nghiệp cao quý của mình. LỜI CAM KẾT
Bài tiểu luận về đề tài “Đối sánh văn hóa giao tiếp Canada – Hàn Quốc – Việt
Nam” thuộc bộ môn Giao tiếp và giao tiếp liên văn hoá là kết quả của quá trình
học tập, tiếp thu kiến thức trực tiếp tại lớp và cả những tìm tòi, nghiên cứu thêm
của nhóm chúng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thanh Lân. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này đều trung thực và chưa được công bố
dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu hay nhận xét, đánh giá phục
vụ cho việc phân tích được chúng tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đã được
nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo có trích dẫn đầy đủ. Nếu phát hiện có bất kỳ
sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2023 1 lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC 2 lOMoAR cPSD| 41487147 PHẦN DẪN NHẬP 1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia có nhu cầu phát triển về
mọi mặt từ chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá và xã hội... Một trong những cách
thức giúp đất nước có thể phát triển hiệu quả là tăng cường giao lưu với nước
ngoài. Ngày càng có nhiều nước phát triển ở phương Tây sang tìm kiếm các đối
tác tiềm năng ở Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đặc biệt
hơn là từ sau sự khủng hoảng kinh tế thế giới do đại dịch Covid - 19 gây ra, Việt
Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế khi đạt mức tăng
trưởng kinh tế vượt trội hơn so với nhiều quốc gia khác. Việt Nam đã biến khó
khăn thành cơ hội để chứng minh tiềm lực quốc gia và thu hút sự quan tâm từ
nhiều nơi trên thế giới. Trong thời đại hội nhập quốc tế, giao tiếp liên văn hoá là
một hoạt động tất yếu phải diễn ra và chìa khoá để mở ra cánh cửa thành công
trong quá trình giao tiếp đó là sự thấu hiểu văn hoá của nhau. Khi đã có sự chuẩn
bị về kiến thức và tiếp thu được văn hoá của đối phương, ta có thể tránh được các
tình huống giao tiếp vô cùng xấu hổ hay thậm chí là dẫn đến xung đột không mong muốn.
Hơn nữa, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Hàn Quốc học, chúng tôi
là những công dân Việt Nam theo học chuyên ngành nghiên cứu về đất nước Hàn
Quốc thì sẽ không tránh khỏi việc phải giao lưu văn hoá giữa các nước. Trong
tương lai, khi bước chân ra xã hội để làm việc, chúng tôi không chỉ gặp gỡ những
đối tác có quan hệ hay muốn hợp tác với Việt Nam mà còn có cả các đối tác của
Hàn Quốc - một đất nước được cho là có nền kinh tế phát triển một cách năng động hiện nay.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn ra ba quốc gia có nền kinh tế
phát triển, đại diện cho cả phương Đông và phương Tây là Hàn Quốc, Canada và
Việt Nam để đối sánh rồi tìm ra điểm giống và khác nhau trong văn hoá hay văn
hoá giao tiếp nói riêng của ba nước theo 6 chiều kích giá trị văn hoá của Hofstede.
Ba nước này có sự khác biệt khá lớn trong các chỉ số văn hoá giao tiếp. Vì thế, đây
là đối tượng khá phù hợp để tiến hành nghiên cứu nhằm nhấn mạnh đến điểm khác
biệt trong văn hoá và văn hoá giao tiếp để mọi người có thể lưu ý và rút ra bài học
cho chính mình khi áp dụng vào các tình huống giao tiếp liên văn hoá.
Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu về "Đối sánh
văn hoá giao tiếp Canada - Hàn Quốc - Việt Nam" để phân tích và từ đó tìm ra giải
pháp phù hợp nhất cho vấn đề hội nhập văn hoá nói trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như là văn hoá giao tiếp của ba quốc gia
đại diện cho hai nền văn hóa Đông - Tây là Canada, Hàn Quốc và Việt Nam. Phân 3 lOMoAR cPSD| 41487147
biệt được điểm khác biệt và tương đồng giữa ba nền văn hóa Canada, Hàn Quốc
và Việt Nam; từ đó có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao
tiếp liên văn hoá. Đề xuất được các biện pháp thúc đẩy và tối ưu hóa quá trình hội
nhập văn hóa; từ đó tạo ra môi trường giao tiếp, ứng xử thuận lợi cho việc giao
lưu văn hóa và tôn trọng đa dạng văn hóa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, Canada là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam tại thị trường
châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Canada
trong khối ASEAN (Tạp chí Tài chính, 2020). Bên cạnh đó, Hàn Quốc dẫn đầu về
số vốn FDI vào Việt Nam hiện nay (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2023).
Gần đây nhất, năm 2017 Canada đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước ta
và năm 2022, Hàn Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Có
thể nói, văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền
vững kinh tế - xã hội. Hàn Quốc và Canada có những nền văn hóa khác nhau ảnh
hưởng đến hợp tác song phương Việt - Hàn, Việt - Canada. Sự khác biệt về tín
ngưỡng, chuẩn mực và tập quán thể hiện rõ ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam phải
làm quen với các nền văn hóa từ trước để có thể giao tiếp, hợp tác tốt với các đối
tác là người Hàn hay Canada. Về vấn đề hội nhập văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc,
đã có khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy
nhiên, về phía hội nhập văn hóa Canada, thì trong nước chưa thực sự có nhiều
nghiên cứu sâu trong khi ở nước ngoài lại có khá nhiều công trình nghiên cứu, đặc
biệt là trong lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trong nước
Tạ Thị Lan Khanh (2019), “Hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa -
Bài học từ Hàn Quốc”
Nghiên cứu tập trung phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầu hóa
đến chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc thành công;
qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược
toàn cầu hóa thông qua công nghiệp văn hóa. Tác giả đề cập đến việc Hàn Quốc
sử dụng yếu tố Hàn lưu (Hallyu) như một sản phẩm chiến lược đưa văn hóa Hàn
Quốc đến thế giới (chính sách Segyehwa). “Hallyu chính là phương tiện ngoại
giao và là sản phẩm chính thương hiệu quốc gia (tài sản vô hình)”. Hallyu còn
mang lại giá trị thị trường và giá trị kinh tế to lớn cho Hàn Quốc. Chỉ riêng một bộ
phim Hậu duệ Mặt trời đã mang lại doanh thu gần 6 nghìn tỷ VND (chưa kể lợi
nhuận từ quảng cáo) và giúp tập đoàn ô tô Hyundai mở rộng thêm 10% thị trường
tại Trung Quốc (VOV, 2016). Áp dụng vào Việt Nam, tác giả đưa ra các bài học
kinh nghiệm như chú trọng lấy văn hóa làm tiền đề cho chiến lược phát triển công
nghiệp văn hóa hướng tới xuất khẩu, định hướng dư luận xã hội thông qua những
hình ảnh từ sản phẩm văn hóa mang lại. 4 lOMoAR cPSD| 41487147
TS. Hồ Quế Hậu (2020), “Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội
nhập kinh tế quốc tế”.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, dữ liệu thứ cấp từ
các nghiên cứu trước nhằm tìm hiểu thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay. Qua nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp vừa và lớn đã có sự học hỏi,
tiếp thu những kiến thức kinh doanh và dần áp dụng vào mô hình doanh nghiệp
của mình. Nhờ vào quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, đã hình thành nên
một đội ngũ doanh nhân Việt Nam năng động sáng tạo, vừa có năng lực, trình độ
vừa có phẩm chất đạo đức. Song tác giả cũng đưa ra những điểm còn hạn chế ở
doanh nghiệp Việt Nam như đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam còn non
trẻ; thường quan tâm đến lợi ích trước mắt thay vì có định hướng dài hạn; chưa
thực sự xây dựng quy định rõ ràng tại nơi làm việc; nhiều doanh nghiệp còn giữ tư
tưởng bảo thủ trong quản lý so với các quốc gia khác, ảnh hưởng đến tính năng
động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những hạn chế, tác giả đã
đưa ra nguyên nhân lý giải cho những hạn chế đó, đồng thời đề xuất những giải
pháp cần thiết giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Các nghiên cứu nước ngoài
Choong Y. Lee và cộng sự (2012), “Korean Culture And Its Influence on
Business Practice in South Korea”
Nghiên cứu của Choong Y. Lee và cộng sự (2012) đã tìm hiểu về tác động
mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc trong môi trường làm việc và cách thức tổ chức,
quản lý doanh nghiệp dựa vào kết quả đối sánh văn hóa Hàn Quốc và Mỹ trên cơ
sở lý thuyết theo sáu chiều kích văn hóa của Hofstede nhằm hiểu rõ hơn về văn
hóa doanh nghiệp Hàn Quốc để tránh gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn không
đáng có, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng trong kinh doanh nếu phạm phải
những cấm kỵ của quốc gia họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong kinh doanh, người
Hàn Quốc rất coi trọng sự hòa hợp, nói giảm nói tránh nhằm giữ mối quan hệ hài
hòa, họ có xu hướng theo Chủ nghĩa cộng đồng (Collectivism), đề cao sự đồng
thuận trong các quyết định về những thương vụ hợp tác với các doanh nghiệp
khác. Lee và cộng sự cũng nhấn mạnh đến sự phân cấp rõ rệt giữa cấp trên và cấp
dưới trong các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ngoài các kiến thức, kĩ năng cần có để
phục vụ cho công việc, các doanh nghiệp Hàn rất chú trọng đến thái độ tôn trọng và lòng trung thành.
Adel Ismail Al-Alawi (2016), “Cross-cultural Differences in Managing
Businesses: Applying Hofstede Cultural Analysis in Germany, Canada, South Korea and Morocco”
Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mô hình
kinh doanh (Adel Ismail Al-Alawi, 2016), mục đích của nghiên cứu này là cung
cấp các thông tin về các nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động của các 5 lOMoAR cPSD| 41487147
doanh nghiệp để hỗ trợ cho các nhà chiến lược trong quá trình ra quyết định liên
quan đến việc mở rộng kinh doanh sang các quốc gia khác. Phương pháp nghiên
cứu được sử dụng là phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, sử dụng khung phân
tích văn hóa của Hofstede áp dụng cho bốn quốc gia bao gồm: Đức, Canada, Hàn
Quốc và Morocco. Trong khi điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp
Canada là sự giao tiếp trực tiếp và hiệu quả, sự bình đẳng giữa người sử dụng lao
động/quản lý và nhân viên thì mọi khía cạnh của Hàn Quốc đều xoay quanh các
nguyên tắc của truyền thống Nho giáo. Thời thế đã thay đổi nhưng các nguyên tắc
Nho giáo vẫn tiếp tục hình thành các nền tảng quan trong trong các thông lệ kinh
doanh tiêu chuẩn ở xứ sở kim chi. Những lập luận này cũng khá tương đồng với
Choong Y. Lee và cộng sự (2012). Tuy nhiên, một hạn chế khá đáng tiếc đó là
mặc dù Al - Alawi (2016) đã lập luận rất logic về ảnh hưởng của văn hóa đến kinh
doanh của mỗi quốc gia nhưng chưa thực sự đưa ra giải pháp để né tránh hay hạn
chế các xung đột trong quá trình hợp tác kinh doanh.
Peng Sun (2022), “A Review of the Business Culture Differences between Canada and China”
Công trình của Peng Sun (2022) chủ yếu nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa
doanh nghiệp giữa Canada và Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều có những nét
tương đồng trong văn hóa kinh doanh như việc bàn công việc kinh doanh, hợp tác
trên bàn ăn và chú trọng sự đúng giờ. Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Nho giáo, vì thế các triết lý của Nho gia có tác động nhiều đến việc quản lý doanh
nghiệp ở Trung Quốc. Giống như người Hàn, người Trung Quốc cũng coi sự hòa
hợp là gốc rễ của các mối quan hệ. Đối với người Canada, bình đẳng, đa dạng và
công bằng là những giá trị tiêu biểu trong môi trường kinh doanh (Peng Sun,
2022). Văn hóa kinh doanh của Canada còn chịu ảnh hưởng toàn diện bởi các yếu
tố văn hóa của Hoa Kỳ, Anh và Pháp nên chủ nghĩa nhân văn (humanism) đón
nhận tinh thần đổi mới là đặc điểm cơ bản của văn hóa Canada.
Bằng việc sử dụng khung phân tích văn hóa của G. Hofstede, nghiên cứu của
Adel Ismail Al - Alawi (2016) đã chỉ ra được những điểm khác biệt văn hóa giữa
các quốc gia nhằm hạn chế xảy ra các xung đột trong quá trình hợp tác kinh
doanh. Cùng với đó là kết quả nghiên cứu của Choong Y. Lee cùng cộng sự
(2012) và Tạ Thị Lan Khanh (2019) cho thấy Hàn Quốc đã tận dụng và phát triển
thành công nền công nghiệp văn hóa, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng văn hóa tác động mạnh mẽ đến các
hoạt động trong đời sống xã hội cũng như trong môi trường kinh doanh, sự khác
biệt về văn hóa là một trở ngại to lớn trong quá trình giao lưu và hợp tác. Đây là
một thách thức đối với Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia trên thế giới nói
chung. Với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế như hiện nay đòi hỏi các chủ thể
kinh tế phải chủ động, tích cực tìm hiểu thêm các nền văn hóa nhằm tạo cơ hội cho 6 lOMoAR cPSD| 41487147
sự phát triển các mục tiêu dài hạn, tạo dựng được các mối quan hệ song phương tốt đẹp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa và văn hoá giao tiếp của các quốc gia
Canada, Hàn Quốc và Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Văn hoá và văn hoá giao tiếp của Canada, Hàn Quốc và
Việt Nam dựa trên sáu khía cạnh văn hóa theo khung nghiên cứu của giáo sư Geert Hofstede.
Phạm vi không gian: Canada, Hàn Quốc, Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về văn hoá và văn hoá giao tiếp của Canada,
Hàn Quốc và Việt Nam từ những năm 1980 đến nay.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong gần ba
tháng (từ ngày 07/09/2023 - 29/11/2023).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, bài tiểu luận giúp bổ sung và đóng góp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về
văn hóa giao tiếp Canada - Hàn Quốc - Việt Nam có liên quan sau này.
Thứ hai, tìm hiểu sâu về đặc trưng văn hóa giao tiếp của ba nước Canada, Hàn Quốc
và Việt Nam dựa trên sáu chiều kích văn hóa của Hofstede.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn, rút ra được các kinh nghiệm nhận thức - tổ
chức - ứng xử trong văn hóa giao tiếp với người Canada, người Hàn Quốc và người Việt
Nam. Thể hiện sự tôn trọng của mình với đối tượng giao tiếp, xóa nhòa khoảng cách giữa
các nền văn hóa khác nhau, giúp ta giao tiếp thành công hơn và mang lại hiệu quả công việc.
Tránh được những bất đồng và những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Giải thích được các
giá trị truyền thống văn hóa ba nước Canada - Hàn Quốc - Việt nam để ta hiểu hơn và dễ
dàng chấp nhận sự khác biệt, cởi mở hơn trong giao tiếp và giao tiếp liên văn hóa.
Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận giúp đóng góp nguồn tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu sau này.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, hệ thống hóa tài liệu 7 lOMoAR cPSD| 41487147
- Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến các định nghĩa, đặc trưng, chức năng,
… của văn hóa, giao tiếp, văn hóa giao tiếp và giao tiếp liên văn hóa.
- Tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm tổng quan về ba quốc gia
Canada, Hàn Quốc, Việt Nam và tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây ở
trong và ngoài nước có liên quan quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phân tích chi tiết các tài liệu thu thập được để xác định rõ các nội dung cần
cần thiết, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận.
Phương pháp này giúp cho nhóm có cơ sở lý thuyết về các khái niệm, chức
năng, các đặc trưng văn hóa để có thể đối sánh các nền văn hóa một cách có hệ thống.
6.2. Phương pháp so sánh
- So sánh tương đồng và khác biệt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
giữa ba quốc gia: Canada - Hàn Quốc - Việt Nam
- Đối sánh văn hóa giao tiếp Canada - Hàn Quốc - Việt Nam theo sáu chiều
kích giá trị của G. Hofstede.
Việc sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ hơn các đặc trưng văn hóa của
ba quốc gia và đưa ra những lí do hình thành nên các đặc trưng văn hóa đó.
7. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần dẫn nhập, tiểu luận được chia làm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tương đồng và khác biệt trong văn hóa Canada - Hàn Quốc - Việt Nam
Chương 3: Văn hóa giao tiếp theo các chiều kích giá trị của G. Hofstede 8 lOMoAR cPSD| 41487147
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Văn hóa
1.1.1. Định nghĩa
Về nghĩa từ nguyên của “văn hóa” thì trong tiếng Trung, “văn hóa” là sự kết
hợp giữa “văn” (sự đẹp đẽ do hiểu biết mang lại) và “hóa” (biến đổi). Vì vậy, “văn
hóa” có thể hiểu là “biến đổi để tốt lên mỗi ngày”. Còn trong tiếng Anh thì “văn
hoá” là “culture” với nghĩa đen là trồng trọt và nghĩa phái sinh là trồng người
(giáo dục, bồi dưỡng con người trên nhiều phương diện).
Văn hóa được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học như Xã hội học,
Nhân học, Văn hóa học, Triết học,...
Theo J. H. Fichter (1957): “Văn hóa là hình thái toàn diện của những thiết
chế mà con người cùng có chung trong xã hội. Hình thái này liên quan đến môi
trường, khuôn mẫu hoặc hệ thống”.
Theo E. B. Taylor (1871): “Văn hóa là tổng thể các phức hợp bao gồm các
hiểu biết, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ một năng lực
(khả năng thực hiện) và thói quen nào khác mà con người thu nhận được với tư
cách là thành viên của xã hội.”
Theo J. J. Macionis (2018: 88-89): “Văn hóa là tổng hòa những lối sống của
một dân tộc. Văn hóa bao gồm những gì con người tư duy, cách thức con người
hành động và những gì con người sở hữu (ngôn ngữ, trang phục, màu da,...).
Chính văn hóa vừa kết nối con người với quá khứ và dẫn dắt con người vào tương lai.”
Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người và như vậy văn hóa
bao gồm cả hai khía cạnh là phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá
trị,... và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,...
Để hiểu được văn hóa, cả hai khía cạnh tư tưởng và vật chất đều phải được
xem xét. Văn hóa phi vật chất chính là các ý tưởng, quan niệm tạo ra bởi các thành
viên trong xã hội. Ngược lại, văn hóa vật chất là những vật thể mang tính vật chất
được các thành viên trong xã hội tạo ra.
Theo GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm định nghĩa dưới góc độ Văn hoá học thì
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.” (Trần Ngọc Thêm, 1999) 9 lOMoAR cPSD| 41487147
Và với Hofstede thì “Văn hoá là sự lập trình tư duy có tính tập thể, phân biệt
những thành viên của nhóm/cộng đồng này với những thành viên của nhóm/cộng
đồng khác.” (“Culture is to the collective programming of the mind that
distinguishes the members of one group or category of people from others”) [Geert Hofstede, 2011: 3].
1.1.2. Đặc trưng - Chức năng của văn hoá
Văn hoá có bốn đặc trưng gồm tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.
Tính hệ thống: Tính hệ thống ở đây khác với tập hợp, nó có thể giúp ta phát
hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc cùng một nền
văn hoá và phát hiện ra các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của
các hiện tượng, sự kiện đó. (Trần Ngọc Thêm, 1999)
Tính giá trị: Tính giá trị của văn hóa thể hiện trong những tác động mà nó
mang lại cho đời sống của con người. GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm đã phân loại
những giá trị này thành các nhóm như sau: “theo mục đích có thể chia thành giá trị
vật chất và giá trị tính thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị
đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời.”
Tính nhân sinh: Các giá trị văn hóa, các nền văn hóa hay văn minh đều do
lao động của con người gây dựng, sáng tạo nên trong suốt quá trình hình thành và
phát triển của lịch sử loài người. Văn hóa do con người tạo ra và tác động gây ra
sự biến đổi của chúng. Những tác động này có thể mang tính vật chất như việc
luyện quặng, đẽo gỗ,... hoặc tinh thần như việc đặt tên, tạo ra truyền thuyết cho
các cảnh quan thiên nhiên,...
Tính lịch sử: Văn hóa luôn tồn tại, đồng hành cùng loài người kể từ khi
được tạo ra. Điều này cho thấy văn hoá không phải là một sản phẩm nhất thời mà
có giá trị được điều chỉnh và tích lũy theo thời gian qua nhiều thế hệ.
Các chức năng của văn hoá gồm có chức năng tổ chức xã hội, chức năng
điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp, chức năng giáo dục và đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
Mỗi đặc trưng của văn hóa cho phép chúng thực hiện được các chức năng
tương ứng. Tính hệ thống giúp văn hoá thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
Nhờ tính hệ thống của văn hóa, con người có thể dễ dàng thích nghi và tương tác
với môi trường thông qua các giá trị mà nó mang lại, từ đó xã hội có thể được duy
trì ổn định. Do mang tính giá trị nên văn hoá có thể thực hiện chức năng điều
chỉnh xã hội. Các giá trị văn hóa có thể là thước đo hay chuẩn mực của con người
giúp chúng ta có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với môi trường
xung quanh. Nhờ có tính nhân sinh mà văn hoá thực hiện được chức năng giao 10 lOMoAR cPSD| 41487147
tiếp. Tính nhân sinh làm cho văn hoá trở thành một sợi dây gắn kết mọi người lại
với nhau, từ đó chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và tương tác với các thành viên
trong môi trường xã hội của mình. Tính lịch sử cho phép văn hoá thực hiện chức
năng giáo dục và đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Văn hóa vốn đã được hình thành
từ xa xưa trong xã hội loài người. Chúng được con người di truyền cho nhau theo
từng thế hệ. Như vậy các nền văn hóa có cơ hội được duy trì và phát huy giá trị của mình.
1.1.3. Cấu trúc của văn hoá
Văn hoá là một hệ thống gồm bốn thành tố (tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ có hai vi hệ nhỏ hơn.
Văn hoá nhận thức: vũ trụ và con người trong mối quan hệ với vũ trụ, môi trường mình…
Văn hoá tổ chức cộng đồng: tổ chức đời sống tập thể (nông thôn, quốc gia,
đô thị,...) và tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng, đạo đức, giao tiếp,...)
Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: tận dụng (tận dụng giá trị văn hóa
nước khác làm giàu văn hóa nước mình,...) và ứng phó (quân sự, chính trị, ngoại giao,...)
Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội: tận dụng (ăn uống, khai thác
khoáng sản,...) và ứng phó (thiên tai, đắp đê trị thủy,...) 1.2. Giao tiếp
1.2.1. Định nghĩa
Định nghĩa 1: Giao tiếp có thể hiểu là một quá trình, trong đó con người chia
sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối
quan hệ trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định.
Định nghĩa 2: Giao tiếp còn là một chuỗi các hoạt động trao đổi thông tin có
mục đích qua các thông điệp giữa ít nhất 2 chủ thể giao tiếp.
Thông điệp được biểu hiện ở 2 dạng là Ngôn từ (Verbal) và Phi ngôn từ (Nonverbal):
- Giao tiếp Ngôn từ: Là quá trình giao tiếp mà trong đó sử dụng ngôn từ
làm phương thức biểu đạt suy nghĩ, truyền tải hoặc tiếp nhận nội dung thông điệp
được cá nhân diễn đạt thành lời nói (bài diễn thuyết, câu nói,...) hoặc văn bản (bài
báo cáo, bức thư, tin nhắn,...)
+ Người đưa thông điệp: nói hoặc viết
+ Người nhận thông điệp: nghe hoặc đọc 11 lOMoAR cPSD| 41487147
- Giao tiếp Phi ngôn từ: Là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà
chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những
thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ
cười, giọng điệu, dáng đứng,...
Theo nghiên cứu cho thấy, quá trình giao tiếp gồm 3 yếu tố chính là ngôn từ,
cường độ giọng nói và phi ngôn từ. Trong đó, ngôn từ góp phần nhỏ nhất với 7%
tác động đến người nghe, 38% là cường điệu giọng nói và phi ngôn từ trở nên
quan trọng nhất khi chiếm tới 55% (A. Mehrabian, 1972).
1.2.2. Đặc điểm - Chức năng của giao tiếp
Đặc điểm của giao tiếp: - Mang tính nhận thức - Trao đổi thông tin
- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.
- Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội
- Sự kế thừa chọn lọc
- Tính chủ thể trong quá trình giao tiếp
- Sự lan truyền, lây lan các cảm xúc, tâm trạng
Chức năng của giao tiếp:
- Giao tiếp trong cuộc sống nói chung:
+ Giao tiếp là một hoạt động mang tính bản chất của vạn vật, trong đó có
loài người, nhằm phục vụ mục đích sinh tồn
+ Giao tiếp giúp thể hiện mình và biết người
+ Giao tiếp quyết định các "vấn đề" của cuộc sống nảy sinh và được giải quyết
+ Giao tiếp giúp hoàn thiện nhân cách
+ Giao tiếp giúp tạo nên cộng đồng
+ Giao tiếp giúp tạo nên văn hóa
- Giao tiếp đối với công sở hành chính nhà nước:
+ Định hướng: Giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích mà tổ chức
cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó 12 lOMoAR cPSD| 41487147
+ Hợp nhất: Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị hay nhóm là một tập hợp gồm
nhiều yếu tố và kiểu người khác nhau với xuất phát điểm, quan điểm, cách thức và tham vọng khác nhau
+ Duy trì: Mỗi tổ chức đều có một số hoặc một hệ thống các giá trị mà nó
duy trì hoặc muốn khuếch trương, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì các giá trị đó
+ Động viên, khuyến khích: Giao tiếp trong quá trình thực thi không đơn
thuần và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ, nó còn
liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống
+ Đổi mới: Giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng, sáng kiến được hình
thành, chia sẻ, thách thức và trải nghiệm
Do vậy, giao tiếp là điều kiện đảm bảo các giá trị, thủ tục và mục tiêu của tổ
chức được hiện thực hóa nhằm đạt được mục tiêu hành động và đổi mới.
- Giao tiếp đối với các nhà quản lý công:
+ Đối với các nhà quản lý, giao tiếp cũng là một nhu cầu như đối với bất
cứ ai bình thường trên đời
+ Giao tiếp còn là một nội dung cơ bản mà các nhà quản lý chịu trách
nhiệm thiết kế, tổ chức và "nghiệm thu"
+ Giao tiếp là một cơ hội quan trọng để các nhà quản lý gây ảnh hưởng và
thể hiện sự nổi trội của mình so với các cán bộ, công chức hay các nhà quản lý khác
Đặc biệt, chức năng của giao tiếp phi ngôn từ giúp cho thông điệp được
truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm
xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp. (Ví dụ: Dù người nói
có dùng lời lẽ thế nào đi nữa để nói về cảm xúc của họ thì qua những hành động,
cử chỉ, sự biểu hiện trên nét mặt, và cả ánh mắt của họ, ta cũng có thể nhận biết
được cảm xúc thật của đối phương)
Cần có sự phối hợp giữa ngôn từ và phi ngôn từ trong giao tiếp. Ngôn từ và
Phi ngôn từ là 2 phương tiện vô cùng cần thiết và hiệu quả trong việc giao tiếp.
Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể vẫn chiếm ưu thế hơn trong việc truyền đạt thông tin.
Để giao tiếp thành công, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa ngôn từ và phi ngôn
từ để có thể diễn đạt thông tin một cách chính xác, hấp dẫn và tinh tế hơn. (Ví dụ:
Một lời nói sẽ trở nên hấp dẫn và thu hút người nghe khi chúng được phát ra kèm
với giọng điệu thể hiện cảm xúc của người nói. Hơn nữa, trong những tình huống
tế nhị, việc dùng ngôn ngữ cơ thể luôn phát huy hiệu quả hơn so với việc trực tiếp dùng lời nói.) 13 lOMoAR cPSD| 41487147
1.3.Văn hóa giao tiếp
1.3.1. Định nghĩa
"Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ
giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái
độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau ...), là tổ hợp của các
thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…” (Nguyễn Văn Hiệp, 2020).
1.3.2. Cấu trúc của văn hoá giao tiếp
- Văn hóa nhận thức: Là cách chủ thể giao tiếp nhận định về mục đích giao
tiếp theo hệ giá trị của họ, nhận biết vị thế của chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp...
- Văn hóa tổ chức: Là cách thức tổ chức giao tiếp - thường được nhấn mạnh
trong các giao tiếp quan trọng như đàm phán, các sự kiện lớn, các sự kiện mang tính lễ nghi...
- Văn hóa ứng xử: Là chiến lược, phong cách, hành vi, ngôn ngữ...trong giao tiếp
1.4. Giao tiếp liên văn hóa
1.4.1. Định nghĩa
"Giao tiếp liên văn hoá là một quá trình hoạt động nhận thức, hành vi, xúc cảm
có quan hệ về mặt văn hoá bao gồm việc thu và gửi các thông điệp ngôn từ và phi
ngôn ngữ giữa các cá nhân từ các phông văn hoá khác nhau trong một ngữ cảnh
giao tiếp liên nhân, nhóm, tổ chức hay công cộng” (S. Ishii, 2006)
1.4.2. Cấu trúc của giao tiếp liên văn hoá
- Văn hóa nhận thức trong giao tiếp: nhận thức vị thế của mình so với đối tượng giao tiếp.
- Văn hóa tổ chức giao tiếp: thường trong các giao tiếp quan trọng như đàm phán, hội nghị...
- Văn hóa ứng xử trong giao tiếp: hành vi, thái độ, cách thức xử sự với các
tình huống xảy ra khi giao tiếp
Cấu trúc "Nhận thức - Tổ chức - Ứng xử" đóng vai trò quan trọng trong Văn
hoá Giao tiếp nói chung, đặc biệt là Giao tiếp Liên văn hoá. Cấu trúc này như một
mắc xích có liên kết chặt chẽ về quá trình giao tiếp với 2 giai đoạn là tiếp nhận
thông tin và phản hồi thông tin. 14 lOMoAR cPSD| 41487147
Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua quá
trình suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan. Trong giao tiếp liên văn hoá giữa 2 hay
nhiều nền văn hoá khác nhau, người ta thường khó có thể hiểu được đối phương
khi văn hoá giữa các quốc gia có sự khác biệt và điều này có thể dẫn đến tình trạng
sốc văn hoá hay gây ra các mâu thuẫn khác. Vì thế, chúng ta cần phải chuẩn bị
trước những hiểu biết nhất định như cách suy nghĩ và hành động, tập tục, ngôn
ngữ cơ thể,...của đối phương để có thể dễ dàng tiếp thu văn hoá và trở nên hoà hợp
hơn với đối tượng giao tiếp.
Tổ chức là cách chúng ta sắp xếp các thông tin đã có được qua quá trình
nhận thức trước đó. Tổ chức là bước đầu để đưa ra cách ứng xử của chúng ta sau
này. Vì thế, để giao tiếp hiệu quả thì thông tin phải được tổ chức một cách có hệ
thống, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Ứng xử là cách chúng ta đưa ra thái độ hay hành vi đối với vấn đề hoặc đối
tượng giao tiếp. Ứng xử một cách phù hợp, đúng mực, tinh tế và linh hoạt giúp ta
có thể để lại ấn tượng với đối phương. Cuộc giao tiếp trở nên thành công và tránh
được các xung đột không mong muốn do rào cản văn hoá gây ra.
Việc vận dụng một cách đúng đắn cấu trúc "Nhận thức - Tổ chức - Ứng xử"
trong Văn hoá Giao tiếp nói chung, đặc biệt là Giao tiếp Liên văn hoá thể hiện sự
tôn trọng của mình đối với đối tượng giao tiếp, xoá nhoà khoảng cách giữa các
nền văn hoá giúp ta giao tiếp thành công hơn và mang lại hiệu quả cho công việc,
tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.