-
Thông tin
-
Quiz
tiểu luận đề tài : tìm hiểu thực trạng, kết quả thực hiện, thuận lợi-khó khăn, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm y tế môn Kinh tế công cộng | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong hệ thống an sinh xã hội, BHYT là trụ cột chính, ngày càngkhẳng định vị trí, vai trò quan trọng, một công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm mục đích chăm lo, bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Kinh tế công cộng (HVNN) 2 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
tiểu luận đề tài : tìm hiểu thực trạng, kết quả thực hiện, thuận lợi-khó khăn, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm y tế môn Kinh tế công cộng | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong hệ thống an sinh xã hội, BHYT là trụ cột chính, ngày càngkhẳng định vị trí, vai trò quan trọng, một công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm mục đích chăm lo, bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Kinh tế công cộng (HVNN) 2 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48599919
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PTNT -------****------- TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ
THỰC HIỆN, THUẬN LỢI-KHÓ KHĂN, CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ
Môn học : Kinh Tế Công Cộng
Giảng : Lê Phương Nam viên Nhóm : 07 Kỳ học : I Năm học : 2023-2024 lOMoAR cPSD| 48599919 ST Họ và Tên MSV SĐT % Tham gia T 1 Hoàng Thị 677812 03364873 95 Thảo 72 2 Phan Hà Thu 677862 03870372 100 Thảo 04 3 Vũ Phương 6668295 07663179 100 Thảo 57 4 Nguyễn Thị 677794 03530063 100 Thắm 06 5 Lê Thị Thủy 674064 08687805 100 00 6 Vì Thành Tín 674071 08890205 25 14 7 Cao Thị Thu 677884 03552382 100 Trang 20 8 Lâm Thu 677873 0 Trang 9 Lê Thị Trang 677859 03374672 100 78 10 Nguyễn Thùy 677860 08966390 95 Trang 92
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM lOMoAR cPSD| 48599919 lOMoAR cPSD| 48599919 MỤC LỤC
PHẦN I, MỞ ĐẦU............................................................1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề......................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................2
PHẦN II, NỘI DUNG CHÍNH.............................................3
2.1 Kết quả thực hiện của vấn đề bảo hiểm y tế.........3
2.2 Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện bảo hiểm y tế 10
2.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả..........................12
PHẦN III, KẾT LUẬN......................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................14
TRẢ LỜI CÂU HỎI.......................................................15 lOMoAR cPSD| 48599919 PHẦN I, MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Trong hệ thống an sinh xã hội, BHYT là trụ cột chính, ngày càng khẳng định vị trí,
vai trò quan trọng, một công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm mục đích chăm lo,
bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội.
BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng
được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Từ khi triển khai thực hiện, diện bao
phủ BHYT ngày càng được mở rộng, người dân được chăm sóc sức khỏe bằng
các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, người dân các tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS được tham gia BHYT từ nguồn NSNN, được
tiếp cận với các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở.
Vai trò của BHYT là rất to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân và doanh nghiệp chưa nhận thức
được tầm quan trọng của BHYT dẫn đến tình trạng ý thức tham gia chưa đầy đủ
và thiếu tính chủ động a, Khái niệm
Ra đời từ cuối thế kỷ XIX, BHYT là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp
đỡ mọi người khi gặp rủi ro về sức khỏe để trang bị phần nào chi phí khám chữa
bệnh giúp ổn định đời sống góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHYT là một trong
9 nội dung của BHXH được quy định trong Công ước 102 ngày 28 /6/1952 của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH.
Khái niệm BHYT, theo Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995, “là loại
bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá
nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”. 1 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày
14/11/2008: BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các
đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014: BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc
được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, BHYT là hình thức huy động nguồn lực tài chính của cộng đồng, dưới
sự tổ chức và bảo hộ của Nhà nước, thực hiện nguyên lý chia sẻ rủi ro, lấy tài
chính từ đóng góp của số đông người khỏe mạnh, bù đắp, trợ giúp thanh toán
viện phí cho số ít người tham gia không may rủi ro đau ốm, đi khám chữa bệnh.
BHYT vừa mang bản chất xã hội vì đó là loại hình bảo hiểm vì mục tiêu an sinh
xã hội, thể hiện sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự tương hỗ mang 10 tính
cộng đồng. Song BHYT cũng mang yếu tố kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế – y tế.
BHYT là cần thiết với tất cả mọi người, đó là công cụ đảm bảo quyền ASXH cơ
bản của con người, là sự san sẻ rủi ro của mọi người trong cộng đồng, tạo ra sự
công bằng trong khám chữa bệnh, làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản
lý y tế, góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cho gia đình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận về vấn đề BHYT
Đánh giá thực trạng tổ chức khai thác, phát triển nâng cao độ bao phủ BHYT.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng vấn đề BHYT hiện nay. 2
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
PHẦN II, NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Kết quả thực hiện của vấn đề bảo hiểm y tế a, Mở rộng phạm vi
bao phủ và đối tượng tham gia BHYT.
Sau 06 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo của Chính phủ và những nỗ lực
của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố và sự phối kết hợp của
các Bộ, ban, ngành liên quan, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 71,3% dân số năm
2014 lên ước 89 ,3% dân số năm 2019
Hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện
chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Trong năm 2022, có:
13 /63 tỉnh hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHYT tự nguyện;
57 /63 tỉnh hỗ trợ thêm từ 10-30% mức đóng BHYT cho người tham gia thuộc hộ cận nghèo;
27/63 tỉnh hỗ trợ người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm
nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT hộ gia đình với nhiều mức khác nhau (3%, 10%, 15%, 20%70 %);
24/63 tỉnh hỗ trợ người thuộc hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT với nhiều mức khác nhau;
28/63 tỉnh hỗ trợ thêm cho đối tượng học sinh sinh viên tham gia BHYT theo
nhiều mức (3%, 5%, 10%-30%);
19/63 tỉnh hỗ trợ người tham gia BHYT hộ gia đình với mức từ 20-30 %. 3 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Có thể khẳng định, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách BHXH,
BHYT đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Số người tham gia BHYT
tăng từ 5,6 triệu người năm 1993 lên 90,8 triệu người vào năm 2020 (gấp 16,2
lần), đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. b,
Tổ chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT
• Hợp đồng khám chữa bệnh và kết quả KCB BHYT
Cơ sở KCB BHYT tuyến trung ương: 44, tuyến tỉnh: 564 cơ sở, tuyến huyện: 1.634,
y tế cơ quan, đơn vị (tương đương tuyến xã):187 cơ sở. Các cơ sở này đều thực
hiện phương thức thanh toán theo phí dịch vụ. 4
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Bảng: Số cơ sở kí hợp đồng KCB BHYT
Theo thống kê, số lần khám, chữa bệnh của người có thẻ BHYT tăng dần theo
các năm: năm 2015 có khoảng 130 triệu lượt, tần suất khám chữa bệnh bình
quân là 1,95 lượt/người/năm; năm 2017, có 168,889 triệu lượt ,tỷ lệ khám bệnh,
chữa bệnh tại tuyến huyện khoảng 70,6% và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã
khoảng 0,9%; Năm 2018, có 176 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT. Năm 2019, có
184.5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT.
• Tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT
Theo kết quả khảo sát năm 2018 tại các bệnh viện trên toàn quốc cho thấy, so
với thời điểm trước khi triển khai đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2013, có tới
5078 khoa lâm sàng, cận lâm sàng được cải tạo, nâng cấp và xây mới (so với tăng
1.839 khoa lâm sàng, cận lâm sàng được cải tạo, nâng cấp và xây mới năm 2015).
Tổng số giường bệnh đến năm 2018 đạt 252.717 giường bệnh, tương ứng 26,3
giường bệnh trên 1 vạn dân, tăng 29.524 giường so với số liệu báo cáo năm 2014. • Quyền lợi BHYT 5 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Nhìn chung, quyền lợi về KCB BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở
rộng. Danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực
chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người
có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.
Việc quản lý cung ứng và sử dụng các dịch vụ y tế như thuốc, vật tư y tế, dịch vụ
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn trong
KCB và quy định về quản lý, mua sắm đảm bảo dịch vụ cung ứng cho bệnh nhân
là đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, sử dụng quỹ BHYT hợp lý, hiệu quả.
• Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh: Người dân ngày càng thuận
lợi trong khám chữa bệnh do số cơ sở KCB ký hợp đồng với cơ quan BHYT tăng
hằng năm cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách thủ tục hành
chính nhằm nâng cao chất lượng KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Cải cách thủ tục hành chính trong cung cấp dịch vụ BHYT: Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, BHXH các địa phương đã chủ động và tích cực trong cải cách hành chính
trong các dịch vụ liên quan đến BHYT như ứng dụng công nghệ thông tin trong
khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý BHYT, kết quả giải quyết thanh toán trực
tiếp chi phí KCB, cấp, đổi thẻ BHYT, phản hồi thông tin và cung cấp thông tin,... 6
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919 7 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Ví dụ về kết quả tham gia BHYT của tỉnh Kom Tum:
c, Đánh giá thực trạng của vấn đề
Thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây
dựng, sửa đổi Luật BHYT, triển khai kịp thời các quy định mới đảm bảo quyền lợi
và tạo thuận lợi tốt nhất cho người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh.
Năm 2023 là năm BHYT tiếp tục có bước tiến vững chắc với tỷ lệ bao phủ đạt
92% dân số, quyền lợi của người tham gia được mở rộng và bảo đảm. Những
thành công của việc thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua đã khẳng
định vai trò của chính sách này trong đời sống xã hội và cuộc sống của Nhân dân. 8
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Nếu như các năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân
số, thì đến nay độ bao phủ đã đạt 92% dân số, vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao.
Song hành với đó, việc đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người có thẻ
BHYT đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người
khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Đơn cử như Quý I/2023, toàn
quốc đã có 99 bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 500 triệu đồng,
8 bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng. Năm 2020-2023
do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách nhà nước góp phần
không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng chống dịch Covid-19 ,
tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia
Bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã
đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực BHYT mang lại nhiều kết quả tốt,
tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng và các cơ sở khám chữa bệnh.
Về công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Năm 2020, có
2.612 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng 166 cơ sở (6 ,8%) so với năm 2019
Về chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Năng lực y tế cơ sở được nâng
lên; Năm 2020, tỷ lệ trạm y tế xã: có đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt 92,8%
Về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Bộ Y tế đã ban hành các quy định
thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc
Về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020: Tổng thu quỹ bảo
hiểm y tế: 110.395 tỷ đồng; chi bảo hiểm y tế năm 2020 là 104.220 tỷ đồng. Về
cân đối quỹ bảo hiểm y tế: tổng số thu quỹ bảo hiểm y tế lớn hơn tổng số chi 9 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
quỹ bảo hiểm y tế là 5.071 tỷ đồng; dự kiến số dư quỹ bảo hiểm y tế lũy kế đến
cuối năm 2020 là 32.991 tỷ đồng.
d, Các giải pháp hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân Với mục đích đẩy
mạnh công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; về vị trí,
vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị
- xã hội, người dân tích cực và chủ động tham gia BHYT; các hoạt động tuyên
truyền được tiến hành rộng rãi, đồng bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương
với hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực.
Chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày BHYT Việt Nam 01/7
trên địa bàn thông qua việc phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh,
Đài Phát thanh và truyền hình địa phương và các cơ quan truyền thông, báo chí
khác thực hiện các phóng sự, chuyên mục, tọa đàm…
Tăng cường công tác quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở khám
chữa bệnh; quan tâm nhiều hơn đến công tác đầu tư nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh tại tuyến xã để thu hút người có thẻ BHYT đến khám, điều trị, giảm
tình trạng người bệnh tập trung quá đông lên tuyến trên.
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi
đi khám, chữa bệnh. Thực hiện đầy đủ các quyền của người bệnh theo Luật
Khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quy trình khám bệnh.
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển mạnh mẽ ứng dụng công
nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện BHYT. Tăng cường công tác giám định
trên Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử; áp dụng quy trình giám định
BHYT mới gồm hai phương pháp chủ động và tự động; chủ động và phối hợp với 10
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
ngành Y tế kiểm soát các chi phí bất hợp lý tại các cơ sở KCB BHYT theo cảnh báo
từ Hệ thống giám định điện tử
Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; về vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị
- xã hội, người dân tích cực và chủ động tham gia BHYT
2.2 Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện bảo hiểm y tế
Khó khăn thi thực hiện bảo hiểm y tế
Đối với BHYT theo hộ gia đình:
Tình trạng nhiều gia đình chỉ mua BHYT cho những người bị ốm, người bị bệnh
mãn tính chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng
khi ốm đau và chia se rủi ro cho người khác => quỹ của BHYT cho đối tượng tự
nguyện luôn bội chi , mục đích chia sẻ rủi ro chưa đạt.
Theo thống kê của BHYT Việt Nam, hiện còn khoảng 30% dân số ( tức hơn 30
triệu người ) chưa có thẻ BHYT, phải tự chi trả viện phí khi đi khám, chữa bệnh
Đối với học sinh, sinh viên:
Năm học 2017-2018 là năm thứ 9 triển khai BHYT bắt buộc với HSSV thay vì tự
nguyện như trước đây. Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT
nhưng do mức lương cơ sở những năm gần đây được điều chỉnh tăng dần nên
mức đóng BHYT của HSSV cũng cao hơn trước nhiều, hiện ở mức 525.420 đồng/học sinh/năm.
Tỷ lệ học sinh tham gia BHYT tính đến tháng 6/2022 tuy đã đạt 96,76% nhưng
vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1167/QĐ-
TTg ngày 28/6/2016 (đạt 100%) , vẫn còn có 3,2% học sinh chưa tham gia BHYT
tương đương 21.975 học sinh vẫn chưa tham gia BHYT. 11 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Với nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập không cao hoặc
những gia đình có đông con đi học, mức đóng này thực sự là một gánh nặng.
Ở 1 số trường học, tuy cấp ủy, chínnh quyền và nhà trường đã tích cực làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động, song 1 số phụ huynh còn khá thờ ơ với việc
cho con tham gia bảo hiểm y tế học sinh tại trường
Nhận thức ( một số đối tượng như HSSV,các trường đại học, cao đẳng ) cho rằng
ít ốm đau nên k cần tham gia BHYT
Riêng với đối tượng HSSV là người dân tộc thiểu số mới thoát khỏi vùng khó khăn
theo quy định của Chính phủ và một số HSSV thuộc đối tượng mới thoát nghèo,
cận nghèo nên không được ngân sách đóng toàn bộ vì vậy số tiền tự đóng BHYT
cao hơn. Chính vì vậy, những đối tượng này cũng không tích cực trong việc tham gia BHYT.
Một số địa phương do ngân sách hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho HSSV ngoài
mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước – đây cũng là một trong những khó khăn
trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT đối với HSSV.
Thuận lợi khi thực hiện bảo hiểm y tế
Đối tượng được cấp thẻ và hỗ trợ đóng phí mua thẻ BHYT. Theo đó, trẻ em dưới
6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; những người trong diện hộ nghèo được cấp
thẻ BHYT; Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT đối với người thuộc hộ
cận nghèo mới thoát nghèo, những người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống
tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; Nhà nước hỗ trợ 70%
phí BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo; UBND tỉnh/thành phố có thể hỗ trợ
mức đóng phí BHYT cho người cận nghèo của địa phương từ 10 - 30%...
Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT trả toàn bộ hoặc một
phần tiền khám, chữa bệnh (tỷ lệ chi trả phụ thuộc vào việc chữa bệnh đúng 12
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
tuyến hay trái tuyến); được cán bộ có chuyên môn y tế khám bệnh, chữa bệnh;
được chuyển đến bệnh viện tuyến trên khi bệnh nặng.
Các dịch vụ và chi phí y tế được Quỹ BHYT chi trả gồm có khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; thuốc, hóa chất, vật tư, thiết
bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế…trong danh mục của Bộ Y tế. Trường hợp người có
thẻ đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh nhưng thẻ BHYT hết hạn thì Quỹ
BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức
hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.
Theo Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 do Bộ Y tế ban hành, người
tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến và số
tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh tập hợp
chứng từ đồng chi trả gửi cơ quan BHXH để được cấp giấy miễn đồng chi trả cho những lần sau trong năm.
2.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả
a) Tiếp tục tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật
về BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT, trong đó chú
trọng nâng cao nhận thức về chính sách BHYT đối với an sinh xã hội, trách
nhiệm trong sử dụng Quỹ BHYT hiệu quả, đúng pháp luật.
c) Xây dựng và hoàn thiện Luật BHYT sửa đổi, Luật KCB sửa đổi; rà soát các văn
bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập, chồng chéo để kịp
thời sửa đổi, bổ sung. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính
sách, kịp thời giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nhất là y tế cơ sở. 13 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật về BHYT đối với cơ quan BHXH và các cơ sở KCB, kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiến nghị cấp có thẩm
quyền sửa đổi, ban hành chính sách phù hợp để bảo đảm quyền, lợi ích của người bệnh.
e) Nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở để
khuyến khích người dân KCB tại tuyến cơ sở, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên;
tăng cường kiểm định lâm sàng bên ngoài, nội kiểm tại các cơ sở KCB; đẩy
mạnh liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giữa các
cơ sở KCB gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi của người tham gia KCB.
f) Có biện pháp hữu hiệu để tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHYT bền
vững, số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít, nhưng lại là thách
thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, người lao
động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT.
g) Thực hiện nghiêm chế tài xử phạt đối với các trường hợp nợ đống, trốn đóng,
lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT.
h) Các địa phương căn cứ khả năng ngân sách và các nguồn hợp pháp khác,
quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng như: người cận
nghèo, học sinh, sinh viên cao hơn mức hỗ trợ do Chính phủ quy định.
PHẦN III, KẾT LUẬN
Bảo hiểm y tế là cần thiết cho tất cả mọi người vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích
cho cá nhân và xã hội, như cải thiện kết quả sức khỏe, giảm rủi ro tài chính và
tăng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trên thế giới đều có
bảo hiểm y tế và nhiều người phải đối mặt với những rào cản trong việc có được
và duy trì bảo hiểm, chẳng hạn như chi phí cao, số lượng có hạn và các quy định 14
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
phức tạp về tính đủ điều kiện. Vì vậy, điều quan trọng là phải giải quyết những
thách thức và lỗ hổng trong hệ thống bảo hiểm y tế hiện tại và đảm bảo rằng
mọi người đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, toàn
diện và giá cả phải chăng. Một số giải pháp khả thi là:
Mở rộng bảo hiểm y tế công: Một giải pháp khả thi là mở rộng hệ thống bảo
hiểm y tế công do chính phủ tài trợ và quản lý, bao phủ toàn bộ hoặc hầu hết
người dân, bất kể thu nhập, việc làm hoặc tình trạng sức khỏe của họ. Bảo hiểm
y tế công cộng có thể giảm chi phí, tăng tính sẵn có và đơn giản hóa điều kiện
tham gia bảo hiểm y tế bằng cách sử dụng nguồn thu từ thuế, trợ cấp, nhiệm vụ
và quy định để tập hợp rủi ro và nguồn lực, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp
cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân và công bằng. Bảo hiểm y tế công cộng
cũng có thể cải thiện chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe bằng cách đặt
ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến khích cho các nhà cung cấp và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cũng như bằng cách theo dõi và đánh giá hiệu suất và kết quả của họ.
Thúc đẩy bảo hiểm y tế tư nhân: Một giải pháp khả thi khác là thúc đẩy hệ thống
bảo hiểm y tế tư nhân do các công ty hoặc tổ chức tư nhân cung cấp và quản lý,
bảo hiểm cho một số hoặc không người dân, tùy thuộc vào mức độ sẵn lòng và
khả năng chi trả của họ. Bảo hiểm y tế tư nhân có thể mang lại nhiều lựa chọn,
tính linh hoạt và đổi mới hơn cho bảo hiểm y tế, bằng cách cho phép mọi người
lựa chọn và tùy chỉnh các chương trình bảo hiểm y tế, nhà cung cấp và dịch vụ
theo sở thích, nhu cầu và ngân sách của họ. Bảo hiểm y tế tư nhân cũng có thể
thúc đẩy sự cạnh tranh, đa dạng và đáp ứng nhiều hơn trên thị trường bảo hiểm
y tế, bằng cách khuyến khích các công ty và tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp sản
phẩm, giá cả và dịch vụ tốt hơn để thu hút và giữ chân khách hàng. 15 Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48599919
Tích hợp bảo hiểm y tế công và tư: Giải pháp khả thi thứ ba là tích hợp hệ thống
bảo hiểm y tế công và tư, có thể bổ sung và cân bằng lẫn nhau, đồng thời mang
lại lợi ích tốt nhất cho cả hai thế giới. Việc tích hợp bảo hiểm y tế công và tư
nhân có thể tạo ra một hệ thống bảo hiểm y tế hỗn hợp hoặc kết hợp, có thể kết
hợp những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của cả hai hệ thống, đồng
thời đạt được kết quả tối ưu cho bảo hiểm y tế. Việc tích hợp bảo hiểm y tế công
và tư cũng có thể tạo ra một hệ thống bảo hiểm y tế gắn kết, phối hợp và hợp
tác hơn, có thể hài hòa vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ của các chủ thể công
và tư, đồng thời điều chỉnh mục tiêu, lợi ích và giá trị của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Nhân Dân. (2015, 01 05). Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ . Được truy lục từ
https://phutho.baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/hoatdong-bhxh-dia- phuong
Bộ Y Tế . (2021, 10 22). Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế . Được truy lục từ
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-daobo/content/het-nam-2020-
co-87-96-trieu-nguoi-tham-giabhyt-bao-phu-90-85-dan-so
Nam, P. (2018, 6 13). Bảo hiểm xã hội Việt Nam . Được truy lục từ
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-baohiem-y-te
PV. (2023, 07 01). BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM . Được truy lục từ
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-baohiem-y-te
Tạp chí tài chính online. (2021, 02 14). Tạp chí tài chính . Được truy lục từ
https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-phat-trienbao-hiem-y-te-ben-vung-
tien-toi-bao-hiem-y-te-toandan.html 16
Downloaded by Ahh Tran (Tranahh@gmail.com)