Tiểu luận du lịch văn hóa | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
Tiểu luận du lịch văn hóa | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 15 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA VÀ BÀI HỌC
QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ DU LỊCH VIỆT NAM ..................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH ...................................................... 3
1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................................... 3
2. Định nghĩa du lịch ..................................................................................................... 4
3. Đặc điểm của du lịch và văn hóa. ............................................................................... 5
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA ................................................... 6
1. Tác động của du lịch đến văn hóa .............................................................................. 6
2. Tác động của văn hóa đến du lịch .............................................................................. 8
III. NHỮNG BÀI HỌC QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ DU LỊCH VIỆT NAM .... 9
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUA KHAI THÁC
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ........................................................................................ 11
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ........................................................ 11
1. Khái niệm sản phẩm du lịch ..................................................................................... 11
2. Đặc điểm SPDL ....................................................................................................... 11
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VĂN HÓA ..................................................... 12
1. Khái niệm sản phẩm văn hóa ................................................................................... 12
2. Đặc điểm SPVH ...................................................................................................... 12
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUA KHAI THÁC CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA ........................................................................................................... 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 15 1 LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét
trên bản đồ du lịch thế giới. Và Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập,
trong xu thế đó du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Du
lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống kinh tế Việt Nam, là
ngành đóng góp GDP rất lớn cho Việt Nam.
Đối với du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho một nền
công nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai. Bên cạnh những loại hình du lịch
như: du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... thì
du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút
nhiều khách du lịch quốc tế.
Việt Nam một đất nước có nền văn hóa giàu bản sắc, được thiên nhiên ưu đãi với
những thắng cảnh thiên nhiên đẹp trên khắp mọi miền của cả nước thì còn có lịch sử hàng
ngàn năm tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và lâu đời. Với những tiềm năng
phát triển cùng với vai trò ngày càng quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam của du
lịch văn hóa, du lịch văn hóa ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ.
Với vai trò là một sinh viên du lịch - Bộ môn Du lịch trường Nhân văn, với mong
muốn nêu lên một số nhận thức tâm đắc về du lịch văn hóa và đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển loại hình du lịch này nên tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này, nhưng với kinh nghiệm còn
hạn hẹp và tuổi đời còn non trẻ nên nội dung còn nhiều hạn chế, mong nhận được sự góp
ý chân thành của giảng viên. Chân thành cám ơn. 2 CHƯƠNG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH & VĂN HÓA VÀ BÀI HỌC
QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ DU LỊCH VIỆT NAM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH 1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đã được bàn luận, nghiên cứu, phân tích ở
nhiều quốc gia, nhiều thời đại. Cho đến nay vẫn chưa ngã ngủ, chúng ta có thể thấy văn
hóa được định nghĩa như sau.
- Trước đây, định nghĩa về văn hóa có sự khác nhau ở phương Đông và phương Tây:
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture
trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,…) có nguồn gốc từ các
dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa:
(1) giữ gìn, chăm sóc và tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng.
Theo quan niệm phương Đông, cụ thể là tư tưởng Trung Hoa, “văn hóa” nghĩa là
“văn trị” và “giáo hóa”.
- Ngày nay đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.
E.B.Tylor, trong công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) đã
định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa về tộc người học, nói
chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một
số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội.”
- Còn theo GS.TSKH.VS Trần Ngọc Thêm – nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu ở Việt
Nam – thì ông định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thưc tiễn, trong sư tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
- Nhìn chung, theo quan điểm hiện đại, văn hóa có 3 điểm quan trọng:
Văn hóa là giá trị mà con người gặt hái được trong quá trình sống.
Văn hóa là giá trị có tính xã hội chứ không phải là các biểu hiện cá biệt.
Văn hóa là một phức hợp giá trị tồn tại và được tìm thấy trong mọi bình diện cuộc sống.
Chính vì vậy, văn hóa là một nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất
và tinh thần của con người. Văn hóa gồm tất cả những giá trị tốt đẹp, là những di sản văn
hóa vật chất và tinh thần (văn hóa vật thể và phi vật thể), là bản thân con người, vốn trí 3
tuệ, tâm hồn, tình cảm, năng lực giao tiếp, ứng xử của họ, kể cả thiên nhiên với các giá trị
riêng của nó thì đó cũng là những thứ liên quan tới văn hóa…
2. Định nghĩa về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một
hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là
một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch”
được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ
phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL”
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động DL:
-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi
cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm
sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về
sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được
mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các
hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu
trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt
động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá,
phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát
huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống
người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...
- Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tại Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) đã đưa ra khái
niệm sau: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống
thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với
thời gian liên tục ít hơn một năm.” 4
- Luật Du lịch Việt Nam (2005) : “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cứ trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian xác định.”
Như vậy, giữa các khái niệm, chúng ta thấy rằng có ba điểm chung:
Rời nơi cư trú thường xuyên.
Có các hoạt động vui chơi, tìm hiểu, nghỉ ngơi, giải trí.
Diễn ra trong một khoảng thời gian xác định.
- Ban đầu, khái niệm du lịch để nói về một kiểu hoạt động vui chơi, giải trí của con
người. Nhưng, do những nhu cầu phát sinh từ các hoạt động du lịch mà hình thành nên
một ngành kinh tế mới chuyên cung cấp những cơ sở vật chất và dịch vụ cho các hoạt
động này, và cũng được gọi là du lịch.
- Theo Trần Đức Thanh thì: Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
- Và việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc
đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ,
nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế.
Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có
thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh
doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội. Nó góp phần nâng cao dân trí,
phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết… Chính vì vậy, toàn
xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với
giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác.
Như vậy, từ một thuật ngữ ban đầu để chỉ một loại hình giải trí, nay du lịch còn bao gồm
luôn việc tên của một ngành kinh tế, và ngành kinh tế này có vai trò ngày càng quan
trọng trong đời sống con người.
3. Đặc điểm của du lịch và văn hóa
*Đặc điểm của du lịch
Ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường;
Giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay
mới lạ mà khách chưa biết; 5
Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...);
Nhu cầu đi du lịch càng tăng thì vấn đề về xã hội cần phải được coi trọng;
Du lịch có tính thời vụ rõ ràng, sâu sắc.
*Đặc điểm của văn hóa
Văn hóa có tính hệ thống.
Văn hóa có tính giá trị.
Văn hóa là tính nhân sinh.
Văn hóa còn có tính lịch sử.
II. Mối quan hệ giữa Du lịch và Văn hóa.
Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát
triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các
chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá
trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát
triển. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn
hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa.
Chính vì vậy, con người đi du lịch là muốn khám phá điều mới lạ, mở rộng sự hiểu
biết của bản thân mình, trong đó có những giá trị văn hóa. Bởi vậy, du lịch được coi là
hành vi thỏa mãn văn hóa và tạo nên loại hình “du lịch văn hóa”. Du lịch văn hóa được
hình thành từ hai yếu tố chính là do sự kết hợp, tác động qua lại lẫn nhau giữa hoạt động
du lịch và các giá trị văn hóa.
1. Tác động của du lịch đến văn hóa
Các hoạt động du lịch từ khi được hình thành đã tác động mạnh mẽ đến các giá trị
văn hóa bao gồm cả tính tích cực lẫn tiêu cực. *Tác động tích cực
Quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương, xây dựng thương hiệu cho quốc gia. Nhờ
du lịch mà hình ảnh đất nước được củng cố, được bạn bè 5 châu biết đến như một
quốc gia mới đầy tiềm năng và sức mạnh văn hóa đa dân tộc. Văn hóa vùng miền
đặc trưng, không nhầm lẫn tạo nét độc đáo riêng biệt, giúp nhận dạng thương hiệu địa phượng, quốc gia.
Giúp mở rộng những giá trị văn hóa. Thông qua hoạt động du lịch mà các quốc
gia khác mới yêu mến tà áo dài, họ mới biết vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ
Việt Nam. Nhờ du lịch mà Hà Nội được bạn bè biết tới rộng rãi với lịch sử ngàn
năm văn hiến. Nhờ du lịch mà du khách hiểu rõ hơn về chiến tranh Việt Nam với 6
những đau thương, mất mát mà nhân dân ta phải chịu đựng thông qua những
chuyến tham quan các bảo tàng ở Việt Nam. Và cũng từ du lịch những đức tính lạc
quan, hiếu khách của người Việt Nam đã được bạn bè quốc tế quý mến và trân trọng.
Là cầu nối-giao lưu văn hóa. Thông qua hoạt động du lịch, du khách đến từ nhiều
quốc gia trên thế giới đến Việt Nam, họ không chỉ tìm hiểu, học hỏi về nền văn
hóa bản địa mà còn mang đến cả nền văn hóa của họ. Từ đó, có sự giao lưu văn
hóa và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một nét văn hóa mới-văn hóa hỗn hợp.
Hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần
mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của công đồng dân bản
địa. Một hình ảnh rõ nét chính là hằng năm chính quyền các cấp đã chi một khoản
tiền rất lớn hay nhỏ cho việc trùng tu các di tích, tôn chỉ,…Không chỉ vì để thu hút
du khách mà còn góp phần bảo vệ, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống.
Chính quyền còn đề xuất lên UNESCO công nhận một số giá trị văn hóa phi vật
thể của Việt Nam là di sản phi vật thể của nhân loại như: Ca Trù, Hát Xoan, Đờn
Ca Tài Tử…để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh hoa của dân tộc. *Tác động tiêu cực
Bên cạnh mặt tích cực thì hoạt động du lịch cũng có một số tác động tiêu cực đối với văn hóa.
Làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, những
nhà hàng, khách sạn đã mọc lên nhan nhản cùng với các hoạt động kinh doanh xô
bồ xung quanh khu vực đền, chùa – nơi vốn là chốn linh thiêng. Lễ hội Chùa
Hương, Yên Tử, Phủ Tây Hồ, Phủ Giày,…mùa lễ hội là những ví dụ điển hình.
Làm ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi
những giá trị trong tâm thức họ. Ngày nay, chợ tình Sapa đã không còn những giá
trị truyền thống thuần nhất như trước nữa, thay vào đó là những hình ảnh lai tạp,
chắp vá, các hành động mang đầy tính mua chác, trao đổi, từ đó, sức thu hút du
lịch đã giảm đi rất nhiều.
Vấn đề bản sắc văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính định hướng rõ
ràng, chủ yếu là những hoạt động tự phát, chắp vá. Nhiều nét văn hóa độc đáo,
hấp dẫn đã bị bỏ qua, thay vào đó là các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.
Nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch được tổ chức, vận hành theo các tiêu chí
văn hóa “ảo”, thậm chí mục đích kinh doanh lấn át mục đích văn hóa.
2. Tác động của văn hóa đến du lịch 7
Bên cạnh những tác động của du lịch đến văn hóa, văn hóa cũng có những tác động ngược lại.
Thứ nhất, văn hóa giải quyến vấn đề sản phẩm du lịch Việt Nam:
Hiện nay, sản phẩm du lịch Việt Nam đang bị đánh giá là “nghèo nàn” về số lượng cũng
như tính hấp dẫn…ít tạo ra sự khác biệt giữa các địa phương, tạo nên những hình ảnh
riêng cho mỗi vùng. Chính điều đó đã tạo ra sự đơn điệu và nhàm chán cho du khách,
khiến họ cảm thấy sự hứng giảm bớt đi rất nhiều và không có nhu cầu sử dụng dịch vụ
cao, tạo nên sự chi tiêu thấp của khách du lịch mỗi khi qua Việt Nam.
Văn hóa chính là cái nền cho cái loại hình du lịch. Trong trường hợp này, chúng ta cần sử
dụng tính đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam để thiết kế ra nhiều sản phẩm du
lịch khác nhau với sức hấp dẫn dựa trên tính độc đáo của văn hóa Việt.
Thứ hai, văn hóa giải quyết vấn đề gia tăng lượng khách:
Do văn hóa là phần mềm, là động cơ, mục đích kiếm tìm của khách du lịch nên việc sản
phẩm du lịch có sức hấp dẫn về mặt văn hóa thì tự nhiên số lượng khách du lịch Việt
Nam tăng lên, đó là quy luật tự nhiên.
Hơn nữa, những ấn tượng của người đi trước sẽ được quảng bá cho đến nhiều người hơn
và tạo ra hiệu ứng dây chuyền làm tăng lượng khách du lịch.
Thứ ba, văn hóa giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy môi trường du lịch:
Du lịch văn hóa là công cụ để khôi phục, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của
cộng đồng địa phương. Đồng thời sẽ là một hình thức bền vững có lợi cho môi trường tự
nhiên và môi trường nhân văn của cộng đồng chủ nhà nếu được khai thác tốt.
Thứ tư, văn hóa giải quyết vấn đề kiểm soát tác động tiêu cực:
Việc kiểm soát các tác động tiêu cực của du lịch lên các hình thái môi trường không thể
không có dáng dấp của công cụ văn hóa. Chẳng hạn như việc làm thế nào để giữ gìn bản
sắc dân tộc Việt trong môi trường du lịch.
Thứ năm, văn hóa góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia:
Nhờ yếu tố văn hóa được phát triển đúng hướng mà sẽ làm cho khách nước ngoài sẽ có
ấn tượng tốt về một đất nước Việt Nam xinh đẹp, thân thiện và đầy bản sắc, góp phần làm
tăng thêm hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu quốc gia sẽ đẹp
và ấn tượng hơn trong lòng du khách vì nhân tố văn hóa chứ không phải chỉ vì một cơ sở
vật chất hay một logo du lịch đẹp.
- Chúng ta cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng và công cụ thiết thực của văn hóa
đối với du lịch. Từ đó có những quyết sách đầu tư phát triển hợp lý hơn cho sự phát triển
của ngành du lịch nước nhà. 8
Như vậy, giữa du lịch và văn hóa là mối quan hệ biện chứng cực kì chặt chẽ và là xương
sống tạo nên sự thành công cho loại hình du lịch văn hóa nói riêng du lịch Việt Nam nói chung.
III. Những bài học quan trọng trong lịch sử du lịch Việt Nam
Trong bối cảnh du lịch khu vực và thế giới đã là những “siêu thị”, ngành du lịch
Việt Nam mặc dù được xác định hình thành từ năm 1960 nhưng do chiến tranh và nhiều
nguyên nhân khác, đến nay vẫn được xem chỉ như một “cửa hàng mới mở ”. Điều đó
được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ sản phẩm du lịch Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém về
số lượng và yếu về chất lượng, sức cạnh tranh trên thương trường du lịch quốc tế chưa thật vững chắc.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều bài
học trong việc phát triển du lịch văn hóa, nhưng nổi trội hơn cả chính là bài học về những
tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa, làm xói mòn, thay đổi các giá trị văn hóa và lối
sống của cư dân, rất khó để khôi phục, thậm chí không bao giờ khôi phục được.
Hội chùa Hương, năm nào người tới lễ chen lấn, xô đẩy, thậm chí cướp lộc, cướp
đồ lễ rồi đập phá. Tình trạng đó khiến cho quang cảnh thờ tự, tín ngưỡng trở nên
lộn xộn, mất trật tự. Lúc đó, hành vi văn hóa tín ngưỡng của họ đã không còn giữ
được đúng bản chất nữa. Sự “biến tướng” ở lễ hội về mặt thương mại, và lượng
người đổ về bị quá tải trong không gian vốn chỉ cho phép chứa đựng một số lượng
nhất định đã làm mai một đi văn hóa-điểm du lịch văn hóa nổi tiếng.
Trước đây, chợ tình Sapa chỉ là nơi trai gái có cơ hội được tiếp cận, làm quen nhau
để nên duyên vợ chồng. Hình thức diễn ra rất giản đơn, mộc mạc giống như tính
nết của con người núi rừng Tây Bắc. Nhưng từ khi du lịch phát triển, du khách kéo
đến đây nhiều hơn, dưới sức mạnh của đồng tiền, người ta đã biến những cái tự
nhiên nhất, chân thực nhất thành những hoạt động có kịch bản chỉ với mục đích
hái ra tiền, không còn những mục đích đầy chất nhân văn như trước kia nữa. Mọi
thứ diễn ra hết sức lai căng, phức tạp, khiến cho người ngoài tham gia cảm thấy
khó chịu. Đó chính là nguyên nhân vì sao chợ tình Sapa nay đã giảm đi sức hút du lịch rất nhiều.
Dưới sức mạnh của đồng tiền, trong hoạt động du lịch, từ lâu vấn nạn chặt chém
du khách, cướp giật,…đã diễn ra công khai, rầm rộ, thậm chí lên mức báo động
nhưng đến giờ vẫn chưa được xử lý. Những hành vi xấu không được kiểm soát
này đã làm cho những giá trị văn hóa truyền thống, cách hành xử của con người
trong xã hội ngày càng bị xói mòn, lao xuống dốc một cách thảm hại nhưng vẫn
chưa có điểm dừng. Đồng thời, điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến những ấn 9
tượng về Việt Nam trong con mắt của du khách nước ngoài. Hình ảnh, thương
hiệu quốc gia đã bị hoen ố, không còn trọn vẹn nữa.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có bài học về sự thiếu tính đột phá trong chiến lược
phát triển du lịch, trong đó có du lịch văn hóa. Đã bao nhiêu năm rồi, nhưng đến
nay, du lịch Việt Nam vẫn bị gắn cái mác là nhàm chán, nghèo nàn về ý tưởng
cũng như dịch vụ. Giữa các địa phương với nhau vẫn chưa xác định được cho
mình những điểm nhấn, nổi bật, thế mạnh riêng để phát triển theo con đường
riêng. Mà tình trạng hiện nay là sản phẩm du lịch giữa các địa phương cứ giống
nhau, đạp lên thế mạnh của nhau mà sống và cũng từ đó mà tự giết nhau. Trong
khi đó, du lịch Lào, Campuchia chỉ mới bắt đầu phát triển trong khoảng 12 năm
trở lại đây nhưng đã tạo ra những bước đi mạnh mẽ và được đánh giá cao hơn Việt
Nam ở một số yếu tố. Chúng ta cần phải tự nhìn nhận lại chính mình.
Hiện nay, ngành du lịch nước nhà còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ quy mô lớn
đến nhỏ. Để có thể giải quyết một cách triệt, chúng ta cần phải điều chỉnh lại từ trên
xuống, điều chỉnh lại chính sách và định hướng phát triển, hướng đến những giải pháp cụ
thể, phù hợp và mang tính bền vững lâu dài được thực hiện một cách triệt để, quyết liệt
thì mới mong có được sự phát triển bức phá và bền vững trong tương lai. 10 CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
QUA KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1. Khái niệm sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách trên cơ sở khai thác
các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng khoảng thời gian thú vị, một kinh
nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
- Sản phẩm du lịch luôn đáp ứng và làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách; nó phù hợp
với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị
văn hóa mang đặc trưng bản địa.
- Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, trường ĐH Văn hóa Hà
Nội “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa mang tính đặc thù
do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của
các đối tượng du khách khác nhau đồng thời đem lại những lợi ích kinh tế, văn hóa - xã
hội ở nơi đang diễn ra các hoạt động du lịch”.
- Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 2. Đặc điểm spdl
Sản phẩm du lịch mang tính không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Mà
thật ra, sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm hơn là một món hàng cụ thể.
Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu
cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa,…).
Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không thể dịch chuyển được.
Thích ứng, tính khả biến cao.
Mang đậm dấu ấn cá nhân, tổ chức, nhà khai thác.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất ra chúng.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. 11
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế - xã hội. Giá trị được đo bằng giá cả.
Như vậy, sản phẩm du lịch mang trong mình những đặc điểm riêng và việc hiểu được
những đặc điểm này sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và nghiên cứu các giải
pháp đa dạng hóa và phát triển sản phẩm du lịch.
II. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VĂN HÓA
1. Khái niệm sản phẩm văn hóa
- Sản phẩm văn hóa là sản phẩm của lịch sử và luôn mang dấu ấn của thời đại.
- Theo TS. Dương Văn Sáu: Văn hóa hay sản phẩm văn hóa trước hết là yếu tố tự thân,
nội tại của xã hội loài người; đây chính là sản phẩm của con người, do con người và vì
con người. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm văn hóa khi được khai thác sẽ
đem lại cho con người những giá cả nhất định, tương ứng với giá trị mà chúng hàm chứa.
Từ đó cho thấy: “Sản phẩm văn hóa là những sản phẩm trong lĩnh vực tinh thần do con
người sáng tạo ra trong tiến trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn
những mục đích và nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người”.
Như vậy, Sản phẩm văn hóa có thể do một cá nhân, một tổ chức hay một cộng
đồng sáng tạo ra. Nó ra đời, tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định, mang
những giá trị nhất định và khi đưa vào thị trường nó sẽ có những giá cả nhất định. Sản
phẩm văn hóa luôn chứa đựng bản sắc riêng biệt, nó mang dấu ấn cá nhân và cộng đồng
nên luôn phản ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái dân tộc, địa phương, vùng miền...
Sản phẩm văn hóa có thể là các tác phẩm thuộc về 7 loại hình nghệ thuật đương đại hay
các tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc bất cứ một sản phẩm hàng hóa văn hóa nào khác
phục vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống con người, được số đông chấp nhận và sử
dụng trong sự đồng thuận. Suy rộng ra, có thể nói tất cả những sản phẩm tiêu dùng phục
vụ đời sống sinh hoạt xã hội của con người có giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ đều được
coi là những sản phẩm văn hóa.
2. Đặc điểm của spvh
Bền vững, tính bất biến cao.
Bên cạnh dấu ấn cá nhân còn mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân bản địa.
Dùng cho tất cả các đối tượng khác nhau khi có nhu cầu, phục vụ mọi người.
Sản xuất ra không nhất thiết để bán, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa -
tinh thần của cư dân bản địa.
Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không đo được hết bằng giá cả.
Qui mô hạn chế, thời gian và không gian xác định.
Sản phẩm mang nặng định tính, khó xác định định lượng. Giá trị của sản phẩm
mang tính vô hình thể hiện qua ấn tượng, cảm nhận... 12
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUA KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
Muốn phát triển du lịch thì cần nắm bắt những giá trị vốn có của văn hóa, xếp đặt
và tạo dựng những giá trị mới chuyển tải tới các đối tượng du khách bằng những phương
cách khác nhau rồi từ đó tạo ra sự cân bằng giữa giá cả và giá trị mới thiết lập.
Cần phải xác định rằng tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng
không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Người tổ chức, quản
lý, điều hành du lịch đứng vai trò trung gian định hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận
với các sản phẩm văn hóa; kết nối du khách với các sản phẩm văn hóa, biến các sản phẩm
văn hóa thành sản phẩm du lịch.
Để có thể phát triển du lịch qua việc khai thác các giá trị văn hóa, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Đầu tư mở các cuộc thi định kì và không định kì quy mô cấp tỉnh và cấp quốc gia
thiết kế sản phẩm du lịch.
Cần phát triển các sản phẩm, hiện vật lưu niệm cụ thể ngày càng đa dạng, đặc sắc,
tạo nhu cầu chi tiêu cho khách du lịch, nhất là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ,
những đặc sản làng quê và những kỉ vật có tính độc đáo và giá trị nhân văn, lịch sử,…
Cần chú ý thổi hồn vào các sản phẩm du lịch trên cơ sở những bài thuyết minh, sự
tích, lai lịch thắng cảnh, di tích lịch sử và di sản văn hóa nghệ thuật vật thể và phi vật thể.
Cần đa dạng hóa thị trường du lịch, tăng cường đầu tư và liên kết với các đối tác
nước ngoài đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
Nghiên cứu giảm, miễn thuế hỗ trợ các hoạt động du lịch; tạo thuận lợi hơn nữa về
thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, lưu trú,…
Tăng cường thiết kế và thực hiện các tour chuyên đề về văn hóa để tạo nên một
dòng chảy xuyên suốt trong một chương trình tour làm nổi bật sự đa dạng và
phong phú của các giá trị văn hóa của đất nước. 13 KẾT LUẬN
Du lịch là hoạt động ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống con người và
ngành kinh tế du lịch ngày càng chiếm vị trị quan trọng trong hệ thống kinh tế của nhiều
nước, và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đó. Với một lợi thế to lớn về nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn, du lịch văn hóa trở thành hướng phát triển chính của ngành
du lịch Việt Nam là một xu thế tất yếu.
Muốn phát triển du lịch thông qua khai thác các giá trị văn hóa thì phải coi văn
hóa là nhân tố cơ bản là ý thức (người) trong khi du lịch, là một hoạt động xã hội vừa
mang tính sinh hoạt đời thường vừa mang tính nghiệp vụ chuyên sâu thì việc xác định vị
trí văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du lịch không những sẽ làm cho hoạt động du
lịch được thúc đẩy vươn lên trình độ chuyên nghiệp ngày càng cao hơn đồng thời còn có
thể ngày càng phát triển theo hướng “xã hội hóa” đúng đắn hơn.
Chúng ta phải nhận thức được điều này và tầm quan trọng của du lịch văn hóa để có thái
độ mong muốn được hiểu đúng bản chất vấn đề và có chiến lược phù hợp cũng như
những hành động cụ thể để cho loại hình du lịch này phát triển.
Với mong muốn tạo nên một ngành du lịch vững mạnh, bằng kinh nghiệm thực
tiễn liên tục được nghiên cứu tổng kết sẽ là một vốn văn hóa không ngừng bổ sung nâng
cao chất lượng việc thực hiện các chiến lược sản phẩm. Hi vọng trong tương lai không
xa, chúng ta sẽ được nhìn thấy sự phát triển ngang bằng và vượt bậc của du lịch Việt
Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Internet http://www.anthdep.edu.vn
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Da-dang-hoa-de-phat-trien-du-lich-Viet- Nam/20107/33382.vgp
http://vietbao.vn/Du-lich/Du-lich-va-van-hoa/40068225/254/
http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-lich-van-hoa-Xu-the-moi-cua-Viet-Nam/20158934/87/
2. ThS. Nguyễn Thị Lý. “Du lịch văn hóa: Lợi thế phát triển”, trường CĐ VHNT & DL Sài Gòn.
3. Dương Văn Sáu- Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, “Văn hóa du lịch”, trường ĐH Văn hóa Hà Nội .
4. Nguyễn Minh Tuệ, Cơ sở địa lý du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
5. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2011.
6. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
7. PSG.TS. Huỳnh Quốc Thắng, khoa văn hóa học “Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa
Việt Nam”, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG TP.HCM. 15