Tiểu luận giữa kì | Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận giữa kỳ về Lịch sử Ngoại Giao Việt Nam là một phần quan trọng của môn học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tiểu luận này, sinh viên sẽ được yêu cầu nghiên cứu và phân tích các sự kiện, chính sách, và chiến lược ngoại giao của Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Sinh viên có thể tập trung vào các chủ đề như mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng, vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, hoặc những thách thức và cơ hội trong quan hệ đa phương. Qua tiểu luận này, sinh viên sẽ có cơ hội phát triển khả năng nghiên cứu, phân tích, và viết văn, đồng thời hiểu rõ hơn về bối cảnh và xu hướng trong lịch sử ngoại giao của đất nước.
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|414 871 47 1 lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề: ................................................................................................................. 3
II. Nội dung: .................................................................................................................. 3
1. Giới thiệu chung: ................................................................................................... 3
1.1. Sơ lược về Ngô Thì Nhậm: ............................................................................. 3
1.2. Bối cảnh lịch sử ngoại giao của thời Tây Sơn: ............................................. 4
2. “Bang Giao Hảo Thoại” của Ngô Thì Nhậm - Nghệ thuật ngoại giao độc đáo
của triều Tây Sơn ...................................................................................................... 6
2.1. Tư tưởng chủ động tiến công ngoại giao ...................................................... 6
2.2. Tư tưởng ngoại giao dựa trên cơ sở chính nghĩa và sức mạnh quân sự ... 7
2.3. Nghệ thuật đàm phán trong hoạt động ngoại giao: ..................................... 7
2.4. Nghệ thuật nắm bắt thời cơ: .......................................................................... 8
III. Kết luận ................................................................................................................... 9
IV. Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 10 2 lOMoAR cPSD| 41487147
ĐỀ BÀI SỐ 3: Anh/chị hãy làm rõ NHỮNG điểm đặc sắc về tư duy đối ngoại của
triều đại Tây Sơn so với các triều đại trước đó.
ĐỀ TÀI: “BANG GIAO HẢO THOẠI” CỦA NGÔ THÌ NHẬM - NGHỆ
THUẬT NGOẠI GIAO ĐỘC ĐÁO CỦA TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 18 của lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỷ khởi nghĩa của nông dân”.
Quả thực, cơn bão khởi nghĩa nông dân mà đỉnh điểm là phong trào nông dân Tây Sơn
liên tục rung chuyển và cuối cùng lật đổ các nhóm phong kiến phản động Lê - Trịnh -
Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành công, triều đại Tây Sơn được thành lập. Trong
lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, vương triều Tây Sơn của
Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những trang huy hoàng và chói lọi nhất trong
lịch sử. Lịch sử không chỉ ghi lại những thắng lợi vang dội của phong trào Tây
Sơn trên mặt trận chống ngoại xâm mà còn ghi lại lịch sử ngoại giao hào hùng,
rực rỡ của triều đại Tây Sơn trong quan hệ với triều đại Mãn Thanh phương Bắc.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng những thành tựu lịch sử và tư tưởng ngoại giao
độc đáo của triều đại Tây Sơn qua “Bang giao hảo thoại” của Ngô Thì Nhậm
không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một trong những trang hào hùng của lịch sử
dân tộc mà còn nhận được nhiều bài học lịch sử quý giá.1 II. NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung
1.1. Sơ lược về Ngô Thì Nhậm
1 Ngoại giao Tây Sơn – Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử. (2010, July 16). VUSTA.
https://vusta.vn/ngoai-giao-tay-son-nhung-tu-tuong-dac-sac-va-bai-hoc-lich-su-p72152.html 3 lOMoAR cPSD| 41487147
Ông vốn xuất thân từ một gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, có truyền thống văn học, Ngô
Thì Nhậm là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà văn hóa lớn2. Ông là con đầu của
Ngô Thì Sĩ, làm quan thời Lê - Trịnh đồng thời là nhà sử học và nhà thơ , quê ở làng
Tó, huyện Thanh Oai, nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Gia
đình họ Ngô tuy nghèo, nhưng ai cũng có chí học hành. Với truyền thống gia đình
văn học và tư chất thông minh, Ngô Thì Nhậm đã sớm bộc lộ tài năng của
mình.Năm 1765, ông đậu kỳ thi Hương, đến năm 1768, ông đỗ khoa sĩ vọng. Năm
1775, Ngô Thì Nhậm đi thi hội, đỗ thứ năm hàng tiến sĩ đệ tam giáp và được bổ
Cấp sự trung bộ Hộ. Năm 1776, được thăng Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, rồi
thăng Đốc đồng trấn Kinh Bắc, năm sau lại kiêm luôn Đốc đồng Thái Nguyên.
Năm 1779, Ngô Thì Nhậm chuyển sang làm Hiệu thư ở tòa Đông Các.3
Năm 1788, Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đã có một cuộc gặp gỡ giữa người trí
thức lỗi lạc với người anh hùng kiệt xuất. Lúc bấy giờ, các sĩ phu đương thời trách
Ngô Thì Nhậm đã ít nghĩ đến vua Lê mà chỉ hết lòng với chúa Trịnh, sau lại bỏ cả Lê
- Trịnh mà theo Tây Sơn như thế là bất trung. Người ta phủ nhận những đóng góp
to lớn của Ngô Thì Nhậm cho đất nước, nhân dân mà chỉ coi đó chỉ những hành
động xu thời. Bỏ qua những lời chỉ trích ấy, Ngô Thì Nhậm vẫn kiên quyết đi theo
con đường của mình và trung thành với vua Quang Trung. Không chỉ có những
đóng góp to lớn đối với cuộc chiến chống quân Thanh, Ngô Thì Nhậm đã có những
thành tựu đáng kể trong hai lần đi sứ sang nhà Thanh. Có thể nhận định, Ngô Thì
Nhậm đã để lại cho đời sau một di sản đồ sộ về kinh nghiệm quân sự, ngoại giao
khéo léo cũng như những tinh hoa khác về mặt văn hoá.
1.2. Bối cảnh lịch sử ngoại giao của thời Tây Sơn
Cuối năm Mậu Thân (1788) vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang
Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về
giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình)4. Đây là một sách lược kiệt xuất
2 Ngọc Hà. (04/12/2020). Ngô Thì Nhậm “danh sĩ Bắc Hà” tiêu biểu thế kỷ 18. Báo Điện Tử
Đài Tiếng Nói Việt Nam. https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ngo-thi-nham-danh-si-bac-ha-tieu- bieu-the-ky-18-23387.vov2
3 Minh Vượng. (2015, April 24). Danh nhân Ngô Thì Nhậm (1746- 1803). Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia. https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/18022/danh-nhan-ngo-thi-nham-1746-1803.html
4 Trần Thái Bình.(30/01/2010). Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long. Báo Điện Tử Chính Phủ. 4 lOMoAR cPSD| 41487147
nói lên trình độ mưu trí và cực kỳ sáng tạo của Ngô Thì Nhậm. Lúc đó các tướng võ như
Phan Văn Lân, Ngô Văn Sơ chỉ biết đánh, còn Nguyễn Văn Dụng thì chỉ muốn lặp lại
kinh nghiệm ngày trước của Lê Lợi là mai phục. Ngô Thì Nhậm đã bác bỏ cả hai ý kiến
đó, ông so sánh lực lượng của hai bên, vạch ra sự khác nhau cơ bản của hoàn cảnh lúc
bấy giờ và hoàn cảnh của thời Lê Lợi khi xưa, nêu lên ý nghĩa của “toàn quân rút lui
không bị mất một mũi tên, cho nó ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi”.
Sách lược rút lui của Ngô Thì Nhậm đưa ra lúc này hoàn toàn phù hợp với ý của
Quang Trung và tình thế lúc bấy giờ. Chính sự sáng suốt này đã tạo điều kiện
then chốt để Quang Trung đánh bại quân Thanh sau đó. Vua Quang Trung đánh
giá rất cao mưu lược này của Ngô Thì Nhậm.
Sau khi quân Thanh bị đánh thua tan tác, vua Quang Trung rút về Phú Xuân, để Ngô
Thì Nhậm ở ngoài Bắc và giao cho toàn quyền đảm đương công việc ngoại giao với nhà
Thanh. Với thiên tài chính trị của mình, Quang Trung đã sớm thấy trước vấn đề, khi
ông chuẩn bị vào trận đại phá quân Thanh: “Lần này ta ra, phương lược tiến đánh đã
có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là
nước gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mò lo mưu báo thù.
Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà
làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải
Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi
dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”5. Ngô Thì Nhậm
lại phát huy óc sáng tạo của mình. Trong việc tiếp xúc với vua quan nhà Thanh cũng
như trong việc giao dịch bằng thư từ, Ngô Thì Nhậm vừa cương quyết, vừa linh hoạt,
vừa nêu cao chủ quyền dân tộc, vừa giữ tình hòa hiếu giữa hai nước láng giềng. Ông đã
hai lần làm chánh sứ sang giao thiệp với nhà Thanh; qua đó càng chứng tỏ ông là một
nhà chiến lược và là một nhà ngoại giao tài giỏi của vua Quang Trung.
https://baochinhphu.vn/dai-pha-quan-thanh-giai-phong-thang-long-10230972.htm
5 Ngô Gia văn phái (2001), Hoàng Lê nhất thống chí, Dịch: Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch, Nxb
Văn học, Hà Nội, tr.357. 5 lOMoAR cPSD| 41487147
2. “Bang Giao Hảo Thoại” của Ngô Thì Nhậm - Nghệ thuật ngoại giao độc đáo
của triều Tây Sơn
Với ngọn bút sắc bén, vừa đanh thép, kiên quyết nêu cao chính nghĩa, vừa khéo léo,
mềm mỏng, hợp tình, hợp lý trong “Bang giao hảo thoại”, Ngô Thì Nhậm đã thể hiện
xuất sắc thiên tài chính trị của Quang Trung là “khôn ngoan trong lời nói” mới dẹp nổi
binh đao, khi mà nhà Thanh bị ta đánh thua, nhịn thì thẹn, báo thù thì càng khó?6. Qua
“Bang giao hảo thoại” của Ngô Thì Nhậm thì tư tưởng ngoại giao lỗi lạc của
thời Tây Sơn đã được biểu hiện một cách độc đáo.
2.1. Tư tưởng chủ động tiến công ngoại giao
Sau chiến thắng đại phá quân Thanh 1789, Tôn Sĩ Nghị thua trận tất cả chạy về, nhân
tình, dân chúng đều nhốn nháo sợ hãi. “Từ ải Nam Quan trở về bắc, trai gái già trẻ bồng
bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm, lặng ngắt không còn bóng người”7. Thấy
rõ chỗ yếu của nhà Thanh, triều Tây Sơn đã chủ động mở mặt trận tấn công ngoại giao
nhằm chặn đứng âm mưu “báo thù” của nhà Thanh. Nhằm phát huy thắng lợi về mặt
quân sự, nhà Tây Sơn đã chủ trương liên tục tiến công kẻ địch về mặt chính trị bằng vũ
khí ngoại giao. Ngô Thì Nhậm đã thay mặt vua Quang Trung viết những văn thư bang
giao với nhà Thanh bằng lời lẽ khi thì cứng rắn, khi thì mềm dẻo nhằm mục đích giảng
hoà, ngăn chặn ngọn lửa binh đao. Ngô Thì Nhậm khẳng định trong Bang giao hảo thoại
rằng: Nam quốc “không lấn sang biên giới để phải tội với thượng quốc. Sĩ Nghị vì cớ tài
sức, muốn phù trì người hèn yếu… Bởi thế gây nên việc binh đao rồi bị thảm hại” và
cảnh báo: “Ôi! Đường đường Thiên triều so sự thua được với tiểu di, tất muốn cùng độc
binh vũ” để thoả lòng tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của thượng đế, chắc thánh
tâm cũng không nỡ thế. Nhưng “vạn nhất việc binh cứ kéo dài mãi không thôi, thì đến
chỗ ấy … không được lấy nước nhỏ mà thờ nước lớn nữa”.8
6 Dương Xuân Đống. (10/02/2019). Tư tưởng ngoại giao trên cơ sở chính nghĩa và quân sự. Báo Quân
đội Nhân dân. https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/tu-tuong-ngoai-giao-tren-co-so-chinh-
nghia-va-suc-manh-quan-su-566164
7 Ngô Gia văn phái (2001), Hoàng Lê nhất thống chí, Dịch: Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch, Nxb
Văn học, Hà Nội, tr.384.
8 Ngô Thì Nhậm (2001), Tác Phẩm I, Chủ biên: Mai Quốc Liên, Trung tâm nghiên cứu quốc
học, Nxb Văn học, tr.310. lOMoAR cPSD| 41487147
2.2. Tư tưởng ngoại giao dựa trên cơ sở chính nghĩa và sức mạnh quân sự
Ngoại giao của Ngô Thì Nhậm còn là chiến thuật ngoại giao dựa trên cơ sở chính
nghĩa và sức mạnh quân sự. Sau khi đạt được chiến thắng, trong bang giao với
nhà Thanh, Ngô Thì Nhậm luôn chủ động tiến công ngoại giao trên cơ sở khẳng
định sự nghiệp chính nghĩa của vương triều Tây Sơn cùng với nền tảng quân sự
của nước ta. Mục đích ngoại giao chính nghĩa dựa trên thực lực đất nước của nhà
Tây Sơn là nhằm buộc nhà Thanh phải đáp ứng yêu cầu và mục đích của ta là bãi
bỏ chiến tranh cũng như việc phong vương (công nhận về ngoại giao, “trong xưng
Đế, ngoài xưng Vương”) cho vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
2.3. Nghệ thuật đàm phán trong hoạt động ngoại giao
Ngoại giao là hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật nhằm bảo vệ quyền
lợi, quyền hạn của quốc gia dân tộc thông qua con đường đàm phán và các hình
thức hòa bình khác. Trong quan điểm của chúng tôi, nét nghệ thuật trong ngoại
giao là đặc trưng bằng các phương pháp sau nhằm mục đích thay đổi các quan
điểm của đối phương và buộc họ phải thực hiện yêu cầu.
Đầu tiên, đó là khả năng hiểu biết về tâm lý của kẻ thù “biết mình biết ta, trăm trận trăm
thắng”, tức là hiểu được tình huống thực tế, khai thác triệt để lợi thế để giành chiến thắng
trong cuộc chiến. Ngô Thì Nhậm thường liên tục lặp lại những khía cạnh quan trọng, và
nhấn mạnh những mặt tích cực trong thư từ ngoại giao. Trong các bức thư của ông, khi ông
liên tục nhấn mạnh rằng việc thất bại của quân Thanh là đến từ lỗi lầm của Tôn Sĩ Nghị,
chứ không xuất phát từ quyết định cùa Càn Long9. Vấn đề thứ nhất được lặp lại nhiều nhất
trong “Bang giao hảo thoại” sau chiến thắng vĩ đại trước nhà Thanh là mong muốn sự khởi
đầu của hòa bình để tránh đấu tranh vũ trang cho nhân dân ta, cũng như đã đến lúc khôi
phục lực lượng của chúng ta. Vấn đề thứ hai là cần phải thảo luận và xác nhận với Hoàng
đế Càn Long rằng Đại Việt10 vẫn là một quốc gia nhỏ bé. Thay mặt
Hoàng đế Quang Trung, với thủ pháp ngôn ngữ tinh vi, Ngô Thì Nhậm nhiều lần gọi đất
nước chúng ta là ‘một tiểu lãnh thổ”, tự nhận mình là vô cùng may mắn khi được tiếp
9 Lưu Đình Vinh. (n.d). Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và bài học lịch sử. Tạp chí
Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/45211
10 Tên gọi nước ta dưới thời Tây Sơn. 7 lOMoAR cPSD| 41487147
xúc với nhà Thanh. Từ sự cẩn trọng trong việc chọn lọc ngôn từ, Ngô Thì Nhậm đã làm
cho quan quân nhà Thanh thích thú và thỏa mãn tất cả những yêu sách tưởng chừng
như không thể đáp ứng đến từ triều đình Tây Sơn. Cùng với việc liên tục nhấn mạnh và
nhắc nhở lại những tổn thất to lớn khi triều đình Mãn Thanh tiến hành xâm lược nước
ta, cho thấy được vị thế của một người bề trên đang giáo huấn kẻ dưới.
Tiếp theo chính là uyển chuyển trong việc linh hoạt bảo vệ quan điểm và thoả mãn
các yêu sách của đối phương. Có thể thấy, trong quá trình ngoại giao, phía nhà
Thanh đã liên tục đưa ra những yêu sách để chèn ép nước ta. Trong tình thế phải
giữ vững được mối quan hệ hoà hảo, Ngô Thì Nhậm phải thật linh hoạt, mềm dẻo
trong từng bước đi của mình trên chiến trường ngoại giao. Kỹ năng viết của Ngô Thì
Nhậm trong các văn bản thường thể hiện một cách linh hoạt và có khả năng truyền
tải tất cả nhận thức, ý thức và tinh thần quyết tâm của một quốc gia đối với đối
phương về vấn đề độc lập dân tộc. Ngoài ra, một minh chứng cho sự uyển chuyển và
linh hoạt trong bang giao với Mãn Thanh còn thể hiện rõ trong yêu sách đòi bỏ tục lệ
cống người vàng của các triều đại nước Nam đối với các triều đại phương Bắc.
Từ đây, ta có thể thấy được những nghệ thuật đàm phán trong ngoại giao của
Ngô Thì Nhậm là sự kết hợp khéo léo cả về việc nắm bắt tâm lý lẫn các thủ pháp
sử dụng ngôn từ nhằm thoả mãn những điều mà con người ta mong muốn. Nhờ
vậy, Ngô Thì Nhậm đã đạt được nhiều thành công to lớn trong công cuộc ngoại
giao, đảm bảo yêu cầu của việc “sử dụng ngòi bút thay giáp binh” cũng như có
được những điều mà ta mong muốn từ nhà nước phương Bắc.
2.4. Nghệ thuật nắm bắt thời cơ
Trong cuộc họp với các tướng Tây Sơn ở Tam Điệp, Nguyễn Huệ đã từng đề cập
về chủ trương đối ngoại sau chiến tranh: “Nay ta đến đây, tự đốc việc quân, đánh
hay giữ đã có kế cả rồi. Chỉ trong mười ngày nữa, thế nào cũng quét sạch quân
Thanh, nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần. Bị thua, tất người
Thanh lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa liên miên,
thât không phải phúc của dân, sao lòng ta nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận, phải
dùng ngọn bút thay giáp binh. Việc đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm”11
11 Ngô Gia Văn Phái. (1958). Hoàng Lê nhất thống chí. 8 lOMoAR cPSD| 41487147
Có một sự thật là việc tận dụng cơ hội của nước ta thời bấy giờ không phải là ngẫu
nhiên hay “há miệng chờ sung”. Tất cả đều đã nằm trong sự sắp xếp và chuẩn bị,
hơn hết chính là nhờ vào sự tài tình của vua Quang Trung và các tướng lĩnh. Cái hay
của sách lược ngoại giao của Tây Sơn lúc bấy giờ chính là muốn thể cho nhà Thanh
thể diện khi thua trận thay vì làm họ xấu hổ đến mức bắt đầu một cuộc chiến mới.
Những lá thư ngoại giao được liên tục chủ động gửi đi, truyền tải rằng Tây Sơn đã
nhượng bộ, kiên nhẫn và thể hiện tư tưởng chính nghĩa thế nào. Cùng với việc sử
dụng ngôn ngữ sắc sảo của người chiến thắng, kiêu hãnh nhưng không hề kiêu căng,
Ngô Thì Nhậm một cách rõ ràng và cụ thể liệt kê sự thất bại của nhà Thanh - trong
nói riêng và của Trung Quốc - nói chung trong những lá thư giải thích khi họ đã xâm
chiếm chúng tôi dân tộc từ rất lâu đời cho đến nay, do đó có thể noi gương những
người đi trước để tránh những sai lầm khi họ muốn xâm lược An Nam nhỏ bé. Từng
câu từng chữ, cực kỳ sắc bén và thông minh, lúc cứng lúc mềm, Ngô Thì Nhậm đã
thành công bảo vệ biên giới nước ta, đập tan các tán quân đang rình rập tiến vào
nước ta. Thông qua đó, các thế hệ sau này cũng hiểu được trong “Bang giao hảo
thoại” khiêm tốn nhưng có tính chủ động và kiên cường địa vị đối với triều đại nhà
Thanh và đáp ứng mọi mục tiêu của hoạt động ngoại giao của nước ta thời đó. III. KẾT LUẬN
Trong tiến trình ngoại giao của Việt Nam, Ngô Thì Nhậm đã đóng vai trò quan trọng
đối với ngoại giao Việt Nam nói chung và với ngoại giao của triều Tây Sơn nói riêng. Có
thể nói, những điểm đặc sắc trong ngoại giao của Ngô Thì Nhậm đã phản ánh được tầm
nhìn của vua Quang Trung với yêu cầu của quốc gia cũng như quyết sách đúng đắn
trong việc sử dụng ngoại giao thay vì quân sự. Ông kế thừa và phát triển tư tưởng ngoại
giao “tâm công” của Nguyễn Trãi, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tạo nên một
trang sử ngoại giao vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc thời kỳ phong kiến, để lại những
chính sách cũng như tư tưởng ngoại giao độc đáo cho thế hệ sau. Ngày nay, khi xem lại
những thành tựu vang dội trong lĩnh vực ngoại giao thời Tây Sơn, chúng ta không chỉ
cảm thấy tự hào về dân tộc mà còn rút ra được những bài học lịch sử quý giá, có thể áp
dụng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Chiến lược ngoại giao độc lập tự chủ, đa phương
và đa dạng hoá quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là hoàn toàn chính xác. 9 lOMoAR cPSD| 41487147
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Xuân Đống. (10/02/2019). Tư tưởng ngoại giao trên cơ sở chính nghĩa
và quân sự. Báo Quân đội Nhân dân.
https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/tu-tuong-ngoai-giao-tren-co-so-chinh-
nghia-va-suc-manh-quan-su-566164
Đặng, V. T. (2018, September 29). Ngô Thì Nhậm - vị mưu sĩ tài ba, nhà ngoại
giao xuất sắc của Vua Quang Trung. GiaoDuc.net.
https://giaoduc.net.vn/ngo-thi-nham-vi-muu-si-tai-ba-nha-ngoai-giao-xuat-sac-
cua-vua-quang-trung-post189574.gd
Lưu Đình Vinh. (n.d). Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và
bài học lịch sử. Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/45211
Minh Vượng. (2015, April 24). Danh nhân Ngô Thì Nhậm (1746- 1803). Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia.
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/18022/danh-nhan-ngo-thi-nham- 1746-1803.html
Ngoại giao Tây Sơn – Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử. (2010, July 16). VUSTA.
https://vusta.vn/ngoai-giao-tay-son-nhung-tu-tuong-dac-sac-va-bai-hoc-lich- su-p72152.html
Ngô Thì Nhậm "danh sĩ Bắc Hà" tiêu biểu thế kỷ 18. (2020, December 4). VOV2.
https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ngo-thi-nham-danh-si-bac-ha-tieu-bieu- the-ky-18-23387.vov2
Ngô Gia Văn Phái. (1958). Hoàng Lê nhất thống chí. 10 lOMoAR cPSD| 41487147
Ngô Thì Nhậm (2001), Tác Phẩm I, Chủ biên: Mai Quốc Liên, Trung tâm
nghiên cứu quốc học, Nxb Văn học.
Trần Thái Bình. (30/01/2010). Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long. Báo
Điện Tử Chính Phủ.
https://baochinhphu.vn/dai-pha-quan-thanh-giai-phong-thang-long- 10230972.htm 11