Tiểu luận giữa kì triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Phân tích cơ sở lí luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của anh/chị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Phân tích cơ sở lí luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và h oạt động thực tiễn của anh/chị.
1. Cơ sở lí luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Lênin
đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
Vì vậy, vật chất tồn tại khách quan.
Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong bộ não con người, phản ánh
thế giới vật chất xung quanh; hình thành, phát triển trong quá trình lao động và định
hình thể hiện ra bằng ngôn ngữ.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ
này được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn: Vật chất quyết định ý thức và ý thức
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, cụ thể như sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và v ật
chất là nguồn gốc của ý thức: Ý thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật
chất đóng vai trò nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Yếu tố đầu tiên của nguồn gốc tự nhiên là bộ óc con người. Bộ óc con người
thực chất là một dạng vật chất có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, có
khả năng chép lại, chụp lại và phản ánh thế giới khách quan. Ý thức hoạt động phụ
thuộc vào bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ diễn ra
không bình thường. Yếu tố thứ hai của nguồn gốc tự nhiên là sự tác động của thế
giới khách quan lên bộ óc con người. Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật
chất, quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi
con người xuất hiện. Thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, từ đó hình
thành nên phản ánh năng động sáng tạo, sự phản ánh năng động sáng tạo này được
gọi là ý thức. Do đó nếu không có thế giới khách quan thì bộ óc của con người
không có đối tượng để phản ánh nên cũng không có ý thức.
Với nguồn gốc xã hội, yếu tố thứ nhất là lao động. Lao động là hoạt động vật
chất có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành
các vật phẩm nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động
mà con người tác động vào thế giới khách quan, từ đó lại phản ánh vào bộ não người và h
ình thành ý thức. Yếu tố thứ hai của nguồn gốc xã hội là ngôn ngữ. Ngôn
ngữ do nhu cầu lao động và n hờ vào lao động mà h
ình thành, nó là hệ thống tín hiệu
vật chất mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là
phương tiện tư duy, nhờ có nó mà c
on người mới có thể diễn đạt những khái niệm,
phạm trù. Nếu không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và t hể hiện được.
Trên cơ sở phân tích bốn yếu tố trên thì đã khẳng định được vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức. Vì thế, nếu không có
vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức.
Vật chất quyết định nội dung, bản chất và s
ự vận động, phát triển của ý thức: ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nội dung của ý thức do thế giới
khách quan quy định. Thế giới vật chất như thế nào thì ý thức của con người là như
thế đó. Con người sống trong điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có điều kiện
sinh hoạt và vật chất khác nhau thì sẽ có ý thức khác nhau. Khi điều kiện vật chất
của con người thay đổi thì ý thức của con người cũng sẽ thay đổi. Ý thức là sự phản
ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, ý thức của con người không
thể thoát ly khỏi đời sống vật chất, do đó toàn bộ nội dung của ý thức là do điều
kiện vật chất quyết định, chính thực tiễn mà t rước hết là hoạt động thay đổi thế giới
của con người là cơ sở hình thành và phát triển ý thức.
Thứ hai, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra và q
uyết định, nhưng sau khi ra đời, ý thức có tính độc
lập tương đối. Ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một
cách máy móc vào vật chất. Nó có thể thay đổi nhanh, chậm hoặc đồng thời với
hiện thực, nhưng nhìn chung thường là thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế
giới vật chất. Tính độc lập tương đối này có được là nhờ tính năng động sáng tạo
tồn tại cùng với tính phản ánh trong bản chất của ý thức. Thế giới vật chất không
bao giờ bộc lộ hết bản chất của nó, do đó nhờ tính năng động sáng tạo và p hản ánh hiện thực mà c
on người biết xây dựng, đề xuất các giả thiết và d ùng thực tiễn để
kiểm chứng các giả thiết đó.
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức tác động trở lại đối với vật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Mọi hoạt động của con người đều do ý
thức chỉ đạo, bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi hiện thực khách quan. Vì
vậy, vai trò của ý thức là trang bị cho con người những tri thức về thế giới khách
quan, hiểu biết những quy luật khách quan, trên cơ sở đó con người vạch ra mục
tiêu, kế hoạch, tìm kiếm biện pháp, phương thức tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Sự xâm nhập của các nhân tố ý thức vào vật chất càng sâu rộng thì tác động của
nó trong xã hội càng lớn. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai
hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng
hiện thực, nó có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người có trong việc biến
đổi các đối tượng vật chất và trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển. Ngược
lại, nếu ý thức phản ánh sai các dạng vật chất, sai hiện thực và các quy luật hiện
thực khách quan của vật chất thì nó có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con
người, là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất.
Từ việc phân tích cơ sở lí luận của nguyên tắc khách quan ở trên cho phép rút ra
kết luận sau đây: vật chất quyết định ý thức nên ta cần phải tôn trọng hiện thực
khách quan, ý thức có tính độc lập tương đối nên cần phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan
2. Vận dụng nguyên tắc khách quan vào hoạt động nhận thức và thực tiễn
Hiện nay, tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc khách quan của chủ
nghĩa duy vật biện chứng vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là vô
cùng quan trọng. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi việc nhận thức phải dựa vào thực
tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Vì vậy, hiểu rõ và
biết cách vận dụng nguyên tắc khách quan sẽ góp phần trong việc xây dựng năng
lực tư duy biện chứng, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu, cụ thể như sau:
a) Trong hoạt động nhận thức
- Hiểu rõ năng lực của bản thân còn yếu kém, vì v
ậy ngay từ năm nhất ĐH cần tích
cực trau dồi tri thức, ngoài các môn học ở trường còn cần nâng cao năng lực tiếng anh và c
ác kĩ năng mềm như tin học văn phòng, đặt những mục tiêu ngắn hạn và c ó
thể đạt được như hoàn thành đủ các tín chỉ với điểm số khá, chứ không đặt ra các
mục tiêu và biện pháp không khả thi ; bình tĩnh, cẩn thận nhìn nhận và tìm hiểu rõ
vấn đề, tại sao học chưa hiểu bài, chưa làm được bài, điểm chưa cao để tìm ra các biện pháp khắc phục.
- Tổng kết các mục tiêu đề ra để phát triển năng lực sắp xếp nhiệm vụ và thời gian,
việc nào quan trọng thì ưu tiên trước, chống tư tưởng thụ động ngồi chờ ỷ lại vào hoàn cảnh, vào bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn,Hội để phát huy tính năng động sáng tạo
của ý thức; quan tâm tới các vấn đề xã hội , đời sống kinh tế để tạo động lực phấn đấu và phát triển.
b) Trong hoạt động thực tiễn
- Xuất phát từ điều kiện gia đình để làm cơ sở cho việc học và làm, phải cố gắng
học tập để xứng đáng với số tiền bố mẹ n
uôi dạy, đồng thời tìm kiếm việc làm để trang trải đời sống
- Khi đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện phải nắm chắc tình
hình thực tế, bài tiểu luận hay thuyết trình hạn nộp là bao nhiêu từ đó xác định thực hiện
- Phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc học tập bằng cách tích cực tham gia
thảo luận bài, đặt câu hỏi cho thầy cô bạn bè.