-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận hành vi khách hàng - Giáo dục quốc phòng | Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Mặc dù vậy, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều sự khókhăn và thách thức lớn. Trong khi tại Mỹ thì việc sử dụng hamburger, gà rán, … làmột trong những sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh tại quốc gia này. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục Quốc phòng và An ninh (HP123) 118 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tiểu luận hành vi khách hàng - Giáo dục quốc phòng | Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Mặc dù vậy, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều sự khókhăn và thách thức lớn. Trong khi tại Mỹ thì việc sử dụng hamburger, gà rán, … làmột trong những sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh tại quốc gia này. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục Quốc phòng và An ninh (HP123) 118 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan thị trường thức ăn nhanh
1.1.1 Tổng quan thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam
Hiện nay, sự phát triển của thức ăn nhanh (Fast Food) trong thị trường Việt
Nam diễn ra vô cùng mạnh mẽ, và nó dẫn trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống hiện đại. Sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của thức ăn nhanh là một
trong những yếu tố để cho thấy sự phát triển của xã hội, nó không những mang lại sự
tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian
trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Tại Việt Nam, để tìm kiếm thức ăn nhanh và những
đồ uống giải khát thì có vô cùng nhiều, khách hàng hoặc người tiêu dùng có thể tìm
kiếm tại các siêu thị lớn như là: Big C, Lotte Mart, … hay tại các cửa hàng tiện lợi
như: Circle K, Seven eleven, … hoặc một nơi vô cùng quen thuộc đối với người Việt
Nam đó chính là các khu chợ truyền thống hoặc người đi đường có thể dừng lại tại
quán hàng rong để mua bánh mì, bánh bao hay nắm xôi cho bữa sáng. Đối với những
người làm trong môi trường văn phòng thì họ cần tiết kiệm nhiều thời gian để giành
cho việc trò chuyện cùng với đồng nghiệp hoặc giành thời gian để nghỉ ngơi, họ
không muốn giành quá nhiều thời gian cho việc đi mua đồ ăn và chờ đợi. Chính vì
vậy, để giải quyết vấn đề này thì cách đơn giản là nhân viên văn phòng chỉ cần sử
dụng ứng dụng đặt đồ ăn nhanh như Now, Grabfood, … trên ứng dụng điện thoại hoặc
liên lạc trực tiếp đến các quán ăn giao hàng thông qua các thông tin biết được trên
mạng xã hội. Sự bận rộn của người dân Việt Nam cùng với sự mở rộng của thị trường
thức ăn nhanh đã làm cho thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đang rất sôi động và
trở thành một xu hướng trong cuộc sống hiện đại và bận rộn của con người.
Tại Việt Nam, thị trường thức ăn nhanh đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất
hiện của nhiều chuỗi nhà hàng đã thu hút sự quan tâm và đầu tư để phát triển. Theo
báo cáo từ iPOS.vn, đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng/quán
cà phê, với Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,78% trong số này. Từ những năm
1990 thì các chuỗi thị trường thức ăn nhanh có tầm ảnh hưởng đã xâm nhập vào thị
trường Việt Nam, gồm các thương hiệu nổi tiếng có ảnh hưởng như là: KFC, Lotteria,
McDonald's và Burger King. Ngoài ra, Phở 24, Bánh mì BreadTalk, BBQ Chicken,
Lotteria Vietnam, Jollibee và Kichi Kichi cũng là những thương hiệu thực phẩm
nhanh được yêu thích tại Việt Nam. Theo khảo sát thị thương hiệu KFC là chuỗi cửa
hàng thức ăn nhanh được nhiều người ghé đến thường xuyên nhất tại Việt Nam.
Mặc dù vậy, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều sự khó
khăn và thách thức lớn. Trong khi tại Mỹ thì việc sử dụng hamburger, gà rán, … là
một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh tại quốc gia này.
Tuy nhiên tại Việt Nam thì thị trường thức ăn nhanh gặp khó khăn khi mà phải đối
mặt và cạnh tranh với thức ăn nhanh nội địa, như là vào mỗi buổi sáng trước khi đi
làm thì khách hàng sẽ lựa chọn ăn những món thức ăn nhanh, việc lựa chọn hàng đầu
trong khoảng thời gian này chỉ có thể là bánh mì, xôi mặn, xôi ngọt, … bởi lẽ những
món này có thể được làm trong một khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo được
hàm lượng chất dinh dưỡng mà khách hàng, người tiêu dùng nạp vào cơ thể, việc cạnh
tranh với thức ăn nhanh nội địa sẽ là một thách thức vô cùng lớn bởi lẽ có nhiều ý kiến
cho rằng thức ăn nhanh không phải là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe và có thể
gây hại nếu được sử dụng quá thường xuyên. Ngoài ra, giá của các mặt hàng thức ăn
nhanh cũng có sự cao hơn so với mặt hàng thức ăn nhanh nội địa, chính vì vậy mặt
hàng thức ăn nhanh của các công ty nước ngoài sẽ bị hạn chế hơn nếu cạnh tranh đối
với các mặt hàng thức ăn nhanh trong nước. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường không
tốt cho sức khỏe của khách hàng, người tiêu dùng do có nhiều gia vị và được chế biến
sẵn, nhưng lại có những ưu điểm như kích thích vị giác, cảm giác ngon miệng và tiện
lợi cho đối tượng người bận rộn. Do đó, mặc dù gặp rất nhiều sự hạn chế những lĩnh
vực này vẫn đang phát triển mạnh mẽ và là một lĩnh vực tiềm năng trong thời đại hiện nay.
Tóm lại, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và
tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường thức ăn nhanh vẫn còn vẫn còn nhiều thách thức khi
muốn tồn tại, có vị trí trong thị trường Việt Nam để đảm bảo sự phát triển và tạo ra giá
trị cho khách hàng, người tiêu dùng.
1.1.2 Tổng quan thị trường gà rán tại Việt Nam
Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam là một trong những thị trường diễn ra
sự cạnh tranh vô cùng sôi nổi, quyết liệt trên thị trường thức ăn nhanh khi mà có sự
tham gia của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia khác nhau như là
KFC, McDonald’s, Jollibee, Lotteria, … Điều này khiến cho thị trường thức ăn nhanh
diễn ra vô cùng quyết liệt, sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu nổi tiếng dẫn đến việc
khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và cảm nhận được những sản phẩm nào phù
hợp với khách hàng, mặc dù điều này sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh sẽ tổn hao
nhiều chi phí hơn và mang lại mức lợi nhuận thấp hơn, nhưng lại có được sự quan tâm
của khách hàng, người tiêu dùng. Theo dữ liệu có được từ SocialHeat thì từ tháng 1 –
8 năm 2023, những thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thức ăn nhanh được quan
tâm, thảo luận nhiều nhất là Jollibee, KFC, McDonald’s đã tạo ra hơn 1,8 triệu cuộc
thảo luận trên mạng xã hội, chiếm hơn 77% những cuộc thảo luận về chuỗi thức ăn nhanh được nhắc đến.
Hiện nay, sức hút của khách hàng, người tiêu dùng đối với sản phẩm thức ăn
nhanh ngày càng nhạy cảm khi mà đã xảy ra rất nhiều vụ việc thức ăn nhanh gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ của khách hàng. Chính vì vậy, việc thương hiệu nào tạo ra niềm
tin, sự an tâm cho khách hàng sẽ chiếm được nhiều thị phần hơn trên thị trường. Theo
báo cáo của Q&ME thực hiện vào quý I năm 2023 thì KFC là thương hiệu thức ăn
nhanh được yêu thích nhất trên thị trường tính đến thời điểm lúc bấy giờ. Mặc dù KFC
đã có một vị thế đáng kể trên thị trường, tuy nhiên nếu không có sự đổi mới, không
đưa ra các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng thì dễ dàng đánh mất đi khách
hàng trong môi trường tràn đầy những thương hiệu cạnh tranh trong hiện nay.
1.2 Tổng quan thương hiệu
1.2.1 Giới thiệu về thương hiệu KFC
KFC là tên viết tắt của Kentucky Fried Chicken, một thương hiệu và mảng hoạt
động của Yum! International Restaurant Group (Hoa Kỳ). KFC bán gà rán, một loại
thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia đông dân trên toàn thế giới.
Ngày nay, chuỗi KFC đã có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với
khoảng 30.000 nhà hàng phục vụ 12 triệu khách mỗi ngày.
KFC nổi tiếng với các sản phẩm gà tươi sống. Tất cả các đầu bếp của KFC đều
phải trải qua một khóa đào tạo khắc nghiệt để đảm bảo hương vị độc đáo và chất
lượng dinh dưỡng cho các món ăn của họ, theo tiêu chuẩn của tập đoàn. Công thức
của 11 loại thảo mộc và gia vị được KFC sử dụng để chế biến gà của họ vẫn là một bí
mật kinh doanh bí mật, giúp tạo ra hương vị đặc biệt cho sản phẩm của họ.
KFC đặc biệt coi trọng sự đa dạng của sản phẩm bằng cách luôn đưa ra thực
đơn phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC
đã thỏa mãn khẩu vị của người Việt với một số sáng tạo mới như: Big 'n Juicy, Crispy
Strips, KFC Chicken Rice, Coleslaw ... khách hàng, bao gồm: Gà công thức nguyên
bản, Bữa ăn kết hợp, Bữa ăn dành cho trẻ em, Đồ ăn nhẹ, Đồ ăn kèm, Món tráng
miệng và nước giải khát… Ngoài ra, KFC còn mở rộng lĩnh vực sang các nguyên liệu
khác bằng cách tung ra thị trường Việt Nam các món ăn mới như Burger tôm,
Lipton… để thu hút hơn sự thích thú và tò mò của khách hàng Việt Nam.
Logo của KFC là hình ảnh của Colonel Harland Sanders – đại sứ thương hiệu cũng
như người đã đặt nền móng cho sự phát triển vĩ đại của KFC. Logo vừa mang tính
thương hiệu vừa là sự kính trọng cho người đã khai sinh ra thương hiệu này. Cho đến
giờ, bất kỳ ai nhìn thấy hình ảnh của 1 ông già râu tóc trắng tinh cười vui vẻ bên túi gà
rán sẽ tưởng tượng ngay từ những miếng gà thơm ngon và lập tức muốn thưởng thức.
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Colonel Harland Sanders (gọi tắt là Sanders) sinh ra và lớn lên tại một vùng
trang trại ở Henryville, Indiana - một tiểu bang của Hoa Kỳ. Khi Sanders được 5 tuổi
thì cha của ông đột ngột qua đời, điều này khiến cho nguồn thu nhập của gia đình
Sanders không còn được ổn định và mẹ của ông phải đi làm kiếm tiền nuôi sống các
thành viên trong gia đình. Không có sự chăm sóc và giám sát của cha mẹ, đồng thời
Sanders còn phải chăm sóc thêm 2 người em của mình, chính vì vậy mẹ của Sanders
đã dạy ông nhiều công thức nấu ăn, trong đó có công thức làm gà rán và một số công thức khác.
Sanders trải qua nhiều biến cố, đồng thời thêm nỗi sợ hãi khi học hành khiến
ông phải nghỉ học sớm để mà đi kiếm thêm thu nhập. Năm 1930, ông đảm nhận công
việc là làm quản lý tại một trạm xăng dưới chân dãy núi Appalachian. Đây là nơi có
khá nhiều du khách đi qua và rất nhiều du khách đã than phiền, nhận xét rằng họ mệt
mỏi khi phải đi một quãng đường xa mà không có bất kỳ một cửa hàng bán đồ ăn
nhanh hay một tiệm cà phê dừng chân tử tế xung quanh khu vực. Điều này đã là cho
Sanders loé lên một luồng suy nghĩ về việc nấu các món ăn mà mẹ ông đã dạy cho
ông từ khi ông còn nhỏ. Sanders chế biến món gà rán để phục vụ các vị khách đi qua
trạm xăng – đây có thể được xem là nhà hàng KFC đầu tiên được hình thành. Sau này,
ông đã thấy được cơ hội rộng mở và đã phát triển thêm Harland Sanders Court and
Cafe với sức chưa 142 thực khách.
Sau này, Sanders đã cố gắng hoàn thiện kỹ thuật tăng tốc quá trình nấu mà
không làm giảm chất lượng. Vào đầu những năm 1940, ông cũng đã phát triển hỗn
hợp gồm 11 loại thảo mộc và gia vị mà cho đến ngày nay vẫn còn là bí mật. Do Chiến
tranh thế giới thứ 2 diễn ra, Sanders buộc phải tìm kiếm nơi khác để đi kiếm thêm thu
nhập, ông vẫn muốn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh chính vì vậy Sanders đã đi
chào mời, kêu gọi sự hùn vốn và sau khi bị từ chối 1.009 lần, thương hiệu KFC đầu
tiên được mở tại Thành phố Salt Lake, Utah vào năm 1952.
Năm 1964, Sanders ở tuổi 75 và với hơn 600 cửa hàng nhượng quyền phân
phối món gà rán của mình, Sanders đã bán KFC cho một nhóm nhà đầu tư trong một
thương vụ trị giá 2 triệu USD. Theo thoả thuận, ông vẫn duy trì quyền kiểm soát các
hoạt động ở Canada và được trả lương làm đại sứ thương hiệu KFC trọn đời.
Năm 1990, Kentucky Fried Chicken buộc phải đổi tên sau khi Khối thịnh
vượng chung Kentucky đăng ký nhãn hiệu “Kentucky”. Công ty đã đổi tên thành
KFC, tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng trên khắp thế giới, hiện nay đang có khoảng
30.000 nhà hàng KFC tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Với
phương châm "Finger Licking Good" (tạm dịch: Vị ngon trên từng ngón tay) là cam
kết của KFC để phục vụ khách hàng tốt nhất từ khi thành lập đến hiện nay.
1.2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của thương hiệu KFC: Thường xoay quanh việc trở thành công ty dẫn đầu
toàn cầu trong phân khúc nhà hàng gà, được biết đến với công thức nấu ăn đặc trưng,
nguyên liệu chất lượng và dịch vụ khách hàng xuất sắc. Mặc dù không thể đưa ra
chính xác từ ngữ trong tuyên bố tầm nhìn của KFC, nhưng nó có thể nhấn mạnh cam
kết của họ trong việc cung cấp cho khách hàng những bữa ăn gà tươi ngon, được chế
biến với dịch vụ đặc biệt và tập trung vào cải tiến và đổi mới liên tục. Ngoài ra, KFC
có thể bày tỏ mong muốn mở rộng sự hiện diện trên toàn thế giới trong khi vẫn duy trì
danh tiếng về chất lượng và tính nhất quán.
Sứ mệnh của thương hiệu KFC:
1. Thực phẩm chất lượng: Cung cấp cho khách hàng thịt gà tươi ngon, chất lượng cao
và các món khác trong thực đơn, sử dụng công thức bí mật của Đại tá và những
nguyên liệu tốt nhất hiện có.
2. Sự hài lòng của khách hàng: Đảm bảo rằng mọi trải nghiệm của khách hàng đều thú
vị, với dịch vụ thân thiện và bầu không khí chào đón.
3. Sự tham gia của cộng đồng: Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng
đồng mà họ phục vụ, thông qua các sáng kiến như quan hệ đối tác từ thiện và nỗ lực bền vững môi trường.
4. Phát triển Nhân viên: Mang lại cơ hội phát triển và thăng tiến cho nhân viên của họ,
tạo ra môi trường làm việc tích cực và nuôi dưỡng cảm giác tự hào và thân thuộc giữa
các thành viên trong nhóm.
5. Mở rộng toàn cầu: Không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và mở rộng sang các
thị trường mới, đồng thời vẫn trung thành với các giá trị cốt lõi và cam kết về chất lượng.
→ Sứ mệnh của KFC cuối cùng là nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với món
gà thơm ngon, đồng thời duy trì các giá trị về chất lượng, dịch vụ và sự gắn kết với cộng đồng.
1.2.1.3 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm kinh doanh
KFC tên viết tắt của “Kentucky Fried Chicken”, là một chuỗi cửa hàng bán đồ
ăn nhanh và sản phẩm của KFC chuyên về gà rán, bên cạnh đó KFC còn bán các món
ăn kèm và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi - hơn cả một cái tên, KFC là
biểu tượng cho sự bùng nổ hương vị gà rán đã chinh phục toàn cầu với hơn 29.000
nhà hàng tại 145 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Danh mục sản phẩm "gây nghiện" của KFC:
● Gà rán truyền thống: Bí quyết 11 loại thảo mộc và gia vị độc quyền tạo nên lớp
vỏ giòn tan, thịt gà mềm mọng, thơm lừng đánh thức mọi giác quan.
● Plated Meals: Bữa ăn trọn vẹn phong cách gia đình với gà rán, khoai tây chiên, salad và nước ngọt.
● Flavors Snacks: Gà rán phủ sốt chua cay - vũ điệu bùng nổ cho vị giác, đánh thức mọi buồn chán.
● Bowls: Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng trong chiếc tô tiện lợi.
● Sandwiches: Bánh mì kẹp gà - bữa ăn nhanh gọn mà vẫn đầy đủ dưỡng chất.
● Desserts: Món tráng miệng mang phong cách KFC - ngọt ngào, hấp dẫn.
● Sides: Khoai tây chiên, bắp cải xào,... đa dạng món ăn kèm cho bữa ăn thêm phong phú.
● Salads: Rau xanh tươi ngon - bổ sung vitamin cho cơ thể.
● Bữa ăn cho trẻ em: Thực đơn đặc biệt dành riêng cho các bé, đảm bảo dinh
dưỡng và phù hợp khẩu vị.
Hơn 300 món ăn trên toàn cầu, KFC không ngừng biến tấu để phù hợp với
khẩu vị của từng quốc gia. Tại Việt Nam, thực đơn KFC là sự kết hợp hài hòa giữa ẩm
thực Đông và Tây. Bên cạnh gà rán truyền thống, burger, KFC Việt Nam còn chinh
phục thực khách với cơm gà, salad bắp cải,... đậm đà hương vị Việt.
1.2.1.4 Quy mô và phạm vi hoạt động
Hiện nay, chuỗi cửa hàng KFC đã phủ sóng trên toàn thế giới với khoảng
30.000 nhà hàng tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và KFC phục vụ với
lượng khách hàng trung bình mỗi ngày là 12 triệu người. Tại Việt Nam, chuỗi nhà
hàng KFC có hơn 172 nhà hàng và phủ sóng trên phạm vi 39 tỉnh thành. Bên cạnh đó,
KFC đã sử dụng nguồn lao động Việt Nam khá lớn với số lượng hơn 4000 lao động.
KFC sở hữu hệ thống nhà hàng rộng khắp thế giới với đa dạng hình thức sở
hữu, bao gồm nhượng quyền và trực tiếp từ công ty. Mang đậm dấu ấn thương hiệu
với tông màu đỏ trắng chủ đạo và hình ảnh đại tá Harland Sanders - nhà sáng lập
KFC, các nhà hàng của chuỗi luôn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và tiện lợi cho thực khách.
KFC không chỉ phục vụ tại chỗ mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng thông qua các hình thức mua hàng linh hoạt: mua trực tiếp trên xe hoặc đặt hàng
giao tận nhà. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, KFC
khéo léo mở rộng mạng lưới kinh doanh đến các vị trí đắc địa như trạm xăng, cửa
hàng tiện lợi, sân vận động, công viên và trường đại học, mang đến cơ hội thưởng
thức gà rán KFC thơm ngon đến mọi đối tượng khách hàng. Với chiến lược kinh
doanh thông minh và đa dạng, KFC đã và đang khẳng định vị thế thương hiệu gà rán
hàng đầu, mang đến những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho thực khách trên toàn quốc.
1.2.2 Tình hình kinh doanh của thương hiệu KFC
- Năm 2023, doanh thu hệ thống KFC đạt khoảng 2,83 tỷ USD.
- KFC là một trong những đơn vị đi tiên phong trong văn hóa đồ ăn nhanh và
mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Mỹ Doanh thu tăng trưởng ổn định: Mặc dù
có một số sự cố liên quan đến chất lượng thực phẩm, KFC vẫn duy trì được mức
tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 5-7% trong những năm gần đây.
- Tính đến đầu năm 2024, KFC có khoảng 30.000 nhà hàng tại 150 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Thị trường lớn nhất về số lượng nhà hàng là Trung Quốc với hơn 7.000 cửa
hàng. Tại Mỹ, KFC có khoảng 4.000 nhà hàng. Tăng trưởng:
- Thị trường nội địa Mỹ tương đối bão hòa, nên KFC tập trung mở rộng tại các thị
trường mới nổi như Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Điều này đã giúp KFC
bù đắp cho sự suy giảm doanh số tại một số thị trường truyền thống khác
- Mảng bán lẻ đóng gói và giao hàng tận nơi ngày càng quan trọng, phản ánh xu
hướng tiêu dùng hiện nay. Thách thức:
- Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn như McDonald's và các chuỗi gà rán khác.
- Chi phí nguyên liệu thực phẩm và vận chuyển tăng do lạm phát.
- Thay đổi xu hướng của người tiêu dùng về lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
1.2.2.1 Một số thành tựu
- Được thành lập năm 1952 bởi Harland Sanders, người bắt đầu bán gà rán từ
nhà hàng ven đường của mình tại Kentucky. Công thức bí mật gồm 11 loại thảo
mộc và gia vị trở nên vô cùng phổ biến.
- Đi tiên phong trong mô hình nhượng quyền kinh doanh đối với các nhà hàng
đồ ăn nhanh. Cửa hàng nhượng quyền KFC đầu tiên được mở năm 1952 tại Salt Lake City.
- KFC là một trong những chuỗi đồ ăn nhanh Mỹ đầu tiên mở rộng ra quốc tế,
mở các cửa hàng tại Canada và Anh vào những năm 1960.
- Được bán cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu USD vào năm 1964 khi
có khoảng 600 cửa hàng nhượng quyền.
- Được PepsiCo mua lại với giá 350 triệu USD vào năm 1971. Nguồn lực này
giúp KFC mở rộng nhanh chóng.
- Trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên mở cửa hàng tại Trung Quốc năm 1987 tại Bắc Kinh.
- Tới dầu năm 2024, KFC có khoảng 30.000 địa điểm tại 150 quốc gia, trở
thành một trong những chuỗi đồ ăn nhanh lớn nhất và phổ biến nhất trên toàn cầu.
- Phổ biến các món ăn biểu tượng như thùng gà rán Kentucky, gà rán ngô và bánh kẹp Double Down.
- KFC là một trong những đơn vị đi tiên phong trong văn hóa đồ ăn nhanh và
mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Mỹ.
1.2.2.2 Khách hàng mục tiêu
KFC hướng tới mọi nhóm khách hàng với định vị thương hiệu không phân biệt.
KFC phục vụ một phạm vi rộng lớn khách hàng khác nhau về độ tuổi, phong cách
sống và sở thích ẩm thực. KFC cố gắng mang đến cho mọi người, từ những người yêu
thích đồ ăn nhanh đến những gia đình và nhóm bạn, một trải nghiệm ẩm thực thoải mái và ngon miệng.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi mới là đối tượng khách hàng được KFC hướng đến.
Vì người trẻ tuổi thường yêu thích các món ăn phương Tây, đặc biệt là những món
được chế biến từ gà.
Mục tiêu của KFC là những người sống một cuộc sống năng động, thích
thưởng thức các món ăn nhanh mà không cần quá nhiều thời gian để đợi. Khách hàng
của KFC thường tìm kiếm sự nhanh chóng và tiện lợi khi lựa chọn bữa ăn. KFC cũng
quan tâm đến các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Họ muốn có một bữa ăn phong phú,
dinh dưỡng mà không cần phải nấu nướng tại nhà.
1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Cuộc sống hiện nay của người Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên bận rộn vì
vậy những gì đem đến cho họ sự tiện lợi và nhanh chóng thì họ thường quan tâm
hướng tới. Do đó những sản phẩm thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến và được
ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính tiện lợi và nhanh chóng của mình. Chính vì điều này
mà thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh về sản
phẩm thức ăn nhanh trên thị trường bởi sự thu hút và tiềm năng của thị trường Việt
Nam. Điều này đồng nghĩa với việc KFC phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh và
số lượng đối thủ cạnh tranh trong tương lai không ngừng tăng, chính vì vậy KFC cần
phải chuẩn bị cho mình những kế hoạch để tồn tại và phát triển lâu dài tại thị trường
Việt Nam. Sau đây là một số đối thủ cạnh tranh đáng gờm của KFC:
Lotteria của Hàn Quốc: Tính đến hiện tại, Lotteria đã mở hơn 210 của hàng
trên phạm toàn quốc. Để đạt được sự phát triển của thương hiệu tại Việt Nam thì
Lotteria đã vận dụng những kinh nghiệm và sự hiểu biết về văn hóa ở Châu Á để tạo
ra thực đơn cho thương hiệu cho phù hợp với khách hàng Việt Nam và cùng với sự
đào tạo để nhân viên của mình nhiệt tình, tận tâm với khách hàng. Chính những điều
này mà Lotteria có thể giữ chân được khách hàng ở lại với Lotteria.
Jollibee của Philippines: Jollibee đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt
Nam vào năm 2005 và thương hiệu Jollibee chọn hình ảnh chú ong vui vẻ để quảng
bá sản phẩm của mình. Điểm nổi bật của thương hiệu này là bố trí không gian ấm áp
và gần gũi với văn hóa của người Việt. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến món
ăn của Jollibee không những vừa ngon miệng mà giá cả vô cùng hợp lý chính vì vậy
Jollibee cũng phần nào chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng. Thương hiệu này
ngày càng phát triển và điều này được thể hiện cụ thể là tính đến hiện tại thì Jollibee
tại Việt Nam đã có hơn 100 cửa hàng trải dài toàn quốc.
McDonald’s của Mỹ: Thương hiệu McDonald’s là một thương hiệu khá nổi bật
trong ngành thức ăn nhanh trên thế giới, tuy nhiên trong thị thường Việt Nam thì
thương hiệu này chưa thật sự nổi bật và thành công. Tính đến hiện tại thì hệ thống của
thương hiệu này chỉ gồm 29 của hàng trên toàn quốc.
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG
2.1 Ảnh hưởng các yếu tố bên trong
2.1.1 Quá trình nhận thức, học hỏi và ghi nhớ
KFC là một trong những ông lớn của thị trường thức ăn nhanh đầu tiên tiếp cận với thị
trường Việt Nam vào những năm 90 của thể kỷ XX. Cùng sự khác biệt to lớn về văn
hóa, những sản phẩm về thức ăn nhanh hầu như chưa được chấp nhận tại thị trường
Việt Nam cũng như chưa phù hợp với khẩu vị người dân việt. Những khó khăn ban
đầu trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam, KFC bắt buộc phải tốn nhiều tâm tư cho
việc in sâu quá trình nhận thức của người tiêu dùng với thương hiệu.
Với hình ảnh thương hiệu ban đầu sử dụng hình ảnh “ông già KFC” cùng khẩu hiệu
“It’s finger lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay) để tạo ấn tượng ban đầu với
người tiêu dùng. Sản phẩm đặc trưng của KFC chính là gà rán, đưa đến với người
dùng bằng hương vị đặc biệt. Với tiềm năng ở 2 thị trường chính to lớn là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, KFC đã nhanh chóng phát triển và mở rộng thương hiệu của
mình bằng việc tăng độ nhận diện với khách hàng ngày càng nhiều thông qua nhiều
kênh truyền thông khác nhau. KFC đã chơi lớn đầu tư vào những quảng cáo truyền
hình thu hút người xem với hình ảnh bắt mắt, âm nhạc sôi động và thông điệp hấp dẫn
về sản phẩm hay quảng cáo trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội. Không chỉ
vậy, KFC còn đặt bảng hiệu quảng cáo ở nhiều vị trí trung tâm đắc địa nhằm vô hình
chung tạo dấu ấn trong tâm trí người qua đường.
KFC làm cho người tiêu dùng buộc phải ghi nhớ những ấn tượng sâu sắc về sản phẩm
từ thông tin, mùi vị và thậm chí là trải nghiệm của thương hiệu tại chính các cửa hàng
và các nền tảng mảng xã hội như website, fanpage,.... Từ đó người tiêu dùng có thể
nắm bắt được thông tin mới cập nhật của thương hiệu hoặc tham khảo ý kiến của
người thân, bạn bè hay các bài đánh giá trên mạng để hình thành nhận định về cái tên “KFC”.
Để khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng, KFC đã sử dụng tiềm lực tài chính cũng như
thời điểm chín muồi để phát động truyền thông một cách mạnh mẽ. Các hình ảnh và
thông tin về KFC được lặp lại nhiều lần trên các kênh truyền thông, mạng xã hội hoặc
bất cứ nơi nào thu hút ánh nhìn để những khách hàng tiềm năng sẽ dần dần ghi nhớ về
thương hiệu. Đồng thời, tạo ra một trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng là một
yếu tố quan trọng và mấu chốt để tạo ấn tượng tốt cho những vị khách lần đầu tiên tới
với thương hiệu, kết hợp cũng hương vị độc đáo tạo cảm giác “Vị ngon trên từng ngón
tay” sẽ kéo về cho thương hiệu một lượng khách hàng trung thành nhất định cũng như
tăng độ nhận diện và tiếp cận cho nhãn hàng. Không chỉ vây, KFC còn tạo dựng, liên
kết cảm xúc với người tiêu dùng bằng cách sử dụng những chương trình khuyến mãi,
hoạt động cộng đồng,... Từ đó, KFC hầu như luôn là một trong những lựa chọn ưu tiên
với những khách hàng có nhu cầu về thức ăn nhanh tại Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
chi trả cho các sản phẩm thức ăn nhanh với chất lượng tốt. Đối tượng học sinh, sinh
viên, người đi làm tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, trong những năm gần đây
dân cư ở khu vực thành vị có xu hướng tăng cao, điều này tạo ra một bộ phận giới trẻ
có mức thu nhập khá và sẵn sàng chi trả cho một bữa ăn ngon và tiện lợi. Một số tệp
khách hàng có mức thu nhập thấp hơn vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy
nhiên với tần suất ít hơn.Cụ thể, đối tượng khách hàng mục tiêu của KFC tập trung ở
nhóm thu nhập Nhóm A Class ( 15-150 triệu VND) và nhóm B Class (7.5-15 triệu VND).
2.2.5 Quốc gia, dân tộc
Mặt hàng thức ăn nhanh đang được đánh giá là một mặt hàng tiềm năng ( với tốc độ
tăng trưởng vượt bậc, được đánh giá là một trong số các ngành có bước phát triển
nhanh). Việt Nam có hơn 99 triệu dân, trong đó dân số dưới 35 tuổi chiếm 65%, Việt
Nam được xem là thị trường tiềm năng vì là quốc gia có dân số trẻ, nhu cầu tiêu thụ
các mặt hàng về thực phẩm và đồ uống ngày càng tăng. Với nhịp sống hối hả thì
người trẻ ngày càng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các thực phẩm thức ăn
nhanh.Một yếu tố vô cùng quan trọng khác là 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa có
thói quen sử dụng các mặt hàng thức ăn nhanh nên sẽ dễ dàng tiếp nhận và hội nhập
văn hóa phương Tây một cách nhanh chóng tạo nên một thị trường đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam nổi tiếng là quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước và chăn nuôi cực kỳ phát
triển. Đây là một lợi thế vô cùng lớn cho thị trường thức ăn nhanh tìm kiếm được các
nhà cung ứng tại thị trường địa phương điều này góp phần tối thiểu chi phí đầu vào.
Họ hợp tác với các nhà cung cấp thực phẩm nông sản và gia cầm tại địa phương để
đảm bảo chất lượng cho nguyên liệu và duy trì được nguồn cung ứng bền vững.
Cùng với chiến lược marketing hiệu quả của KFC, hiện nay hệ thống cửa hàng KFC
đã có mặt tại hơn 36 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước. Quy mô phát triển tới hơn 153
nhà hàng, sử dụng hơn 3.000 lao động tạo nhiều cơ hội việc làm trong ngành công
nghiệp Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là nước có dân số đông, chủ yếu là dân số
trẻ với nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp KFC Việt Nam đã tối ưu được một
lượng lớn chi phí để chi trả cho nhân công, không những thế khi du nhập vào thị
trường Việt Nam KFC đã tạo ra được một số lượng lớn việc làm cho người lao động
địa phương. Điều này đóng góp vào việc phát triển xã hội, tạo việc làm cho người lao
động và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.