Tiểu luận kết thúc học phần - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Các mặt đối lập trong mối quan hệ có tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Ở ví dụ trước đó, ta biết được rằng đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau trong cơ thể sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Các mặt đối lập trong mối quan hệ có tác động qua lại với nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng. Ở ví dụ trước đó, ta biết được rằng đồng hóa và dị hóa là hai quá trình
đối lập nhau trong cơ thể sống. Từ sự bổ trợ và tác động qua lại của hai quá trình trên
trong cơ thể, mâu thuẫn biện chứng giữa đồng hóa và dị hóa đã được sản sinh.
Mâu thuẫn biện chứng bao gồm ba tính chất chung:
Tính khách quan: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng trong mình các mặt
đối lập; từ đó, chúng tạo thành những mâu thuẫn vốn có, tồn tại một cách
khách quan, không bị chi phối bởi ý thức của con người.
Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng ở bất kỳ lĩnh vực nào trên thế giới đều
tồn tại bên trong bản thân chúng những mặt đối lập.
Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao hàm nhiều loại
mâu thuẫn, biểu hiện khác nhau tùy theo từng điều kiện lịch sử và từng lĩnh
vực cụ thể; nắm các vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng.
Từ đó, các mâu thuẫn được phân loại như sau:
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
o Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất, sự phát triển của sự vật,
hiện tượng của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
o Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn quy định một mặt nào đó trong quá
trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn không cơ bản chịu
sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
o Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong mỗi giai đoạn phát
triển của sự vật, hiện tượng.
o Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định, tồn tại ở một
khoảng thời gian trong quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng nhưng lại chiu
sự tấc động của mâu thuẫn chủ yếu. 2
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
o Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn hình thành từ sự tác động qua lại giữa các
mặt đối lập tồn tại trong cùng một thực thể thống nhất.
o Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn hình thành từ sự tác động qua lại giữa các
mặt đối lập tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:
o Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, lực lượng có lợi ích cơ
bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
o Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích không
đối lập nhau trong xã hội, vì vậy chỉ là mâu thuẫn tạm thời.
3) Quá trình vận động của mâu thuẫn:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau nhưng đồng thời,
chúng cũng vừa đấu tranh với nhau.
Thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa
các mặt đối lập; mặt này lấy mặt kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của chính
mình. Lý luận về sự thống nhất các mặt đối lập được V.I.Lênin vận dụng để giải
quyết các mâu thuẫn xã hội, nhất là trong thực hiện “Chính sách kinh tế mới”; đó
là sự mềm dẻo trong chính sách của Nhà nước Xô Viết trong quá trình tìm đồng
minh để đấu tranh chống kẻ thù chung, trong việc sử dụng một loạt những nhân tố
tích cực của cái cũ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong việc giải
quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng CNXH, như kết hợp
chính sách dàn đều với chính sách có trọng điểm, nhiệt tình cộng sản với hạch toán
kinh tế, dân chủ với tập trung, thuyết phục với cưỡng bức, động viên tư tưởng với
khuyến khích vật chất,... bằng cách không phải thủ tiêu một trong hai mặt đối lập,
mà kết hợp chúng lại trong một thể thống nhất biện chứng, vừa đấu tranh với nhau,
vừa thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài
trừ, phủ định nhau. Ta có thấy ở trên thị trường, doanh nghiệp mong muốn tối đa 3
hóa lợi nhuận, bán được giá cao để thu về nhiều lợi nhuận nhất còn người tiêu
dùng thì mong muốn mua được sản phẩm với giá thành rẻ, chất lượng tốt. Hai lợi
ích của hai đối tượng này đối lập với nhau giúp điều chỉnh giá cả, thị trường và quá
trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập, trong khi, sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập là tuyệt đối thì sự thống nhất chỉ mang tính tương đối. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối
lập là điều tất yếu phải xảy ra sau khi quá trình thống nhất và đấu tranh diễn ra. Và sự
chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức đa dạng và phong phú, phải tùy thuộc vào
tính chất của các mặt đối lập cũng như điều kiện lịch sử, cụ thể.
Khi bắt đầu được hình thành, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt và dần phát triển
thành hai mặt đối lập. Cho đến khi các mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột dần trở nên
gay gắt và khi điều kiện thích hợp, sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập sẽ diễn ra và lúc
đó mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Thế nhưng, khi mâu thuẫn này được giải quyết, mâu
thuẫn mới lại được sinh ra. Vì vậy, quá trình tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
lại được tiếp diễn khiến cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động và phát triển.
4) Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển nên trong hoạt
động thực tiễn, việc chấp nhận sự tồn tại khách quan của chúng là điều tất yếu; từ đó, hình
thành nhận thức đúng đắn cũng như tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp với điều
kiện khách quan cụ thể. Để có thể phát hiện ra mâu thuẫn, trước tiên, chúng ta cần phải
tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, việc phân tích cụ thể một mâu thuẫn
là điều cần thiết để có thể đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp.
Thứ ba, cần nắm rõ nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hoà, thủ tiêu, xoá nhoà mâu thuẫn; cũng không được nóng vội,
chủ quan, tuyệt đối hoá đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự thống nhất vốn có của
chúng. Trong thực tiễn, cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo khi giải quyết mâu thuẫn cụ thể 4
trong từng điều kiện, nhất là phải khai thác và vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết
mâu thuẫn bằng cách kết hợp biện chứng các mặt đối lập.
PHẦN 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Việc đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn là điều khó mà tránh khỏi khi đã bước chân
cánh cửa đại học – một thế giới trưởng thành thu nhỏ. Và em cũng không ngoại lệ khi bản
thân mình đang phải đối diện với vô vàn những mâu thuẫn lớn, nhỏ trong cuộc sống sinh
viên của mình. Một trong số những mâu thuẫn mà bản thân mình đang đối diện đó là việc
tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm và việc học.
Khi mới bắt đầu năm học, hai mặt tham gia câu lạc bộ và việc học được tách bạch,
rõ ràng, chúng cùng thống nhất tồn tại. Nhưng khi chương trình học bắt đầu nặng dần, các
kiến thức chuyên môn ngày càng đòi hỏi nhiều thời gian để học tập và rèn luyện. Nếu
dành thời gian tham gia CLB quá nhiều dẫn đến dành ít thời gian hơn cho việc học, đôi
khi lơ là, mất tập trung thậm chí việc học bị trì trệ, bỏ bê. Ngược lại, nếu chỉ tập trung vào
việc học, không tham gia các hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm, bản thân sẽ hạn chế
cho mình khả năng trang bị thêm những kỹ năng mới đồng thời ít tạo dựng các mối quan
hệ xung quanh. Mâu thuẫn giữa việc tham gia câu lạc bộ, đội, nhóm và việc học dần trở
nên dồn dập rồi bị đẩy lên đến đỉnh điểm, đó là đấu tranh giữa chúng.
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng và phong phú cho nên cần phân tích mâu thuẫn theo
từng trường hợp, tình huống cụ thể để đưa ra được phương pháp đúng đắn và hiệu quả
nhất. Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc tham gia câu lạc bộ, đội, nhóm và việc học, em
cần trang bị cho mình kỹ năng quản lí thời gian thật hiệu quả. Cân nhắc lựa chọn làm việc
nào ở thời gian nào. Vì hiện tại, bản thân em đang là sinh viên, đang cần chú trọng đến
việc học tập những kiến thức chuyên ngành hơn nên trong nhiều trường hợp cần ưu tiên
cho việc học ở trường lớp. Song, nếu có thời gian rảnh đủ nhiều thì mới tạm gác lại việc
học và thực hiện các hoạt động ngoại khóa đến từ câu lạc bộ, đội, nhóm. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin - 2022 - NXB Kinh tế HCM. 6