tiểu luận kinh tế vĩ mô Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có một sự chắc chắn riêng về luận điểm và những lý luận của mình.Theo L.V. Chandeler, D.C Cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: Lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng và giải pháp chính sách
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN BÁ THỌ MÃ HỌC PHẦN:
22 D1ECO 50100227 THÀNH VIÊN: PHAN TUỆ THƯ TÀO QUANG TÂM
NGUYỄN LÂM THANH NGÂN
TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022 lOMoAR cPSD| 46988474 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lạm phát............................................................2
1.1. Khái niệm lạm phát:................................................................................2
1.2. Đo lường lạm phát:..................................................................................2
1.3. Phân loại lạm phát:..................................................................................3
1.4. Nguyên nhân lạm phát:...........................................................................5
1.5. Tác động của lạm phát:...........................................................................7
1.6. Lạm phát và lãi suất:...............................................................................8
Chương 2: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.....................................9
2.1 . Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây :.......................9
2.2 . Tình hình mới trong năm 2022:............................................................14
2.3 . Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam.......................................... 14
Chương 3: Các giải pháp chính sách để kiềm chế lạm phát........................14
3.1 . Một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn....................................... 14
3.2 . Những đề xuất về kiểm soát lạm phát.................................................. 17
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN ĐỊNH.................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................21 lOMoAR cPSD| 46988474 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại hiện
nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế xã
hội cả ở các cấp quốc gia và trên thế giới. Với tư cách là kết quả tổng hòa các
chính sách kinh tế xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vĩ mô trong
sự hòa quyện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu
vực và thế giới, lạm phát đã có tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ các
lĩnh vực hoạt động của chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân, các quan hệ
kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia và tác động đến tình hình trong khu
vực và trên thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm
nhận trong khu vực trên thế giới.
Vì vậy, nghiên cứu lạm phát để tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục
hậu quả lạm phát, không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều quan tâm tới. Do vậy, việc xem xét nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra
nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục như thế nào là vô cùng cấp thiết. lOMoAR cPSD| 46988474 2 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lạm phát
1.1 . Khái niệm lạm phát :
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có
một sự chắc chắn riêng về luận điểm và những lý luận của mình.
Theo L.V. Chandeler, D.C Cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng
định: Lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.
Theo G.G Mtrukhin, ông lại cho rằng: Lạm phát là hình thức tràn trề tư bản
một cách tiềm tàng (tự phát hay có dùng ý) là sự phối hợp lại sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản
xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
Ở mức bao quát hơn, trong cuốn “Kinh tế học” của P.A.Samuelson và
W.D.Nordhaus cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ” J.Bondin và M. Friendman lại
cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên.
M.Friedman nói “Lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông
tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong
lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”.
Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên
đều đưa ra những biểu hiện ở một số mặt nào đó của lạm phát. Ngày nay ta có
thể hiểu lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên cao
trong một khoảng thời gian nhất định. lOMoAR cPSD| 46988474 3
1.2 . Đo lường lạm phát :
Để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất
định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng
phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát của thời kì t được xác
định bằng công thức sau:
Trong đó: : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t
: mức giá của thời kỳ t
: mức giá của thời kỳ trước đó
Để tính được tỷ lệ lạm phát, các nhà thống kê thường sử dụng chỉ số điều
chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá chung. Tuy nhiên,
nếu mục tiêu là xác định những thay đổi của giá cả liên quan đến giá sinh hoạt
của con người thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng thường xuyên để xác
định các giai đoạn lạm phát.
1.3 . Phân loại lạm phát :
Tùy theo tiêu thức mà có các loại lạm phát khác nhau. Thông thường, người
ta phân loại lạm phát dựa trên hai tiêu thức đó chính là định lượng và định tính. lOMoAR cPSD| 46988474 4
1.3.1. Về mặt định lượng:
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, lạm phát được chia thành ba loại:
a) Lạm phát vừa phải:
Đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước
đang phát triển, lạm phát ở mức độ một con số với tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm thường được gọi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường
nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
b) Lạm phát cao (lạm phát phi mã):
Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số một năm. Loại lạm phát này có tác
động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Nếu lạm phát phi mã được duy trì trong thời
gian dài sẽ gây những biến dạng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất
giá rất nhanh cho nên mọi người chỉ giữ tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch
hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển
sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các
giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. c) Siêu lạm phát:
Là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ
mất giá. Điều này khiến cho các yếu tố thị trường biến dạng và các hoạt động kinh
doanh trở nên rối loạn. Siêu lạm phát ở mức bốn con số, từ 1000% trở lên.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung
tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách
có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn
thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tăng thâm
hụt ngân sách và dẫn tới lạm phát cao hơn.
1.3.2. Về mặt định tính:
Lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của lạm phát
mà người ta chia thành các loại cơ bản sau: lOMoAR cPSD| 46988474 5
a) Lạm phát thuần túy: Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả
của mọi mặt hàng đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.
b) Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động,
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp. Do đó, tình trạng
này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.
c) Lạm phát được dự đoán trước: Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán
trước nhờ vào sự diễn biến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
d) Lạm phát không được dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự
tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.
1.4 . Nguyên nhân lạm phát :
1.4.1 . Lạm phát do tiền tệ:
Mức cung tiền luôn thay đổi ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, dựa vào đó ngân
hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Khi cung không tăng tương ứng
với cầu thì việc dư cầu được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả không
thể tăng ngay mà sẽ tăng trong vòng 2-3 năm tới, in tiền là chính sách nhằm trợ
cấp cho chi tiêu cộng đồng sẽ khiến lạm phát ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
1.4.2 . Lạm phát do cầu kéo : lOMoAR cPSD| 46988474 6
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn
dụng lao động sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS.
Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung,
người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để áp ứng.
Vì thế, lạm phát do cầu tăng lên từ đó sẽ xuất hiện.
1.4.3 . Lạm phát chi phí đẩy :
Lạm phát chi phí đẩy hay còn gọi là lạm phát đình trệ, xuất hiện khi từ phía
cung do chi phí sản xuất như nhân công, máy móc,…tăng lên khiến cho doanh
nghiệp phải tăng giá cả sản phẩm. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng
trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.
1.4.4 . Lạm phát do cầu thay đổi:
Ví dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi trong khi lượng cầu về một mặt
hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có
tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng
mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu
tăng thì lại tăng giá. Kết quả dẫn tới mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
1.4.5 . Lạm phát do cơ cấu : lOMoAR cPSD| 46988474 7
Khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu được một số lợi nhuận đáng
kể sẽ tự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên một số doanh
nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà vẫn phải tăng lương
cho nhân công để giữ chân họ. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc
tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh.
1.4.6 . Lạm phát do xuất khẩu:
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được
huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước
bị hao hụt khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung
và tổng cầu mất cân bằng.
1.4.7 . Lạm phát do nhập khẩu :
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá
nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá) thì giá bán sản phẩm đó
trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập đội lên.
1.4.8 . Lạm phát đẻ ra lạm phát :
Khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ
là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ. Khi đó
tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung sẽ trở lên khan hiếm kích thích giá tăng cao gây ra lạm phát.
1.5 . Tác động của lạm phát :
Như đã đề cập, lạm phát được chia thành nhiều loại và có những mức độ ảnh
hưởng khác nhau lên toàn xã hội. Xét trên góc độ tương quan, lạm phát được coi
là nỗi lo của toàn xã hội và nó tác động lên mọi mặt của đời sống, bao gồm:
1.5.1 . Đối với lĩnh vực sản xuất :
Tỷ lệ lạm phát cao khiến cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng
tạo nên những ổn định giả tạo trong quá trình sản xuất. Hiệu quả sản xuất và lOMoAR cPSD| 46988474 8
kinh doanh bị thay đổi gây ra các biến động về kinh tế
tỷ suất lợi nhuận thấp
hơn mức lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản cao.
1.5.2 . Đối với lĩnh vực lưu thông :
Lạm phát làm tăng nhu cầu đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Các
nhà doanh nghiệp tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Khi lạm phát trở
nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao
thị trường trở nên hỗn loạn.
1.5.3 . Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng :
Lạm phát khiến số tiền gửi vào ngân hàng giảm đi nhiều sẽ xảy ra tình trạng
không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay cùng với sự sụt giá của đồng tiền
và sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không phù hợp với những người có tiền mặt
nhàn rỗi. Về phía người đi vay, họ là người có lợi lớn vì đồng tiền bị mất giá
một cách nhanh chóng khiến cho hoạt động của ngân hàng không còn được thông suốt nữa.
1.5.4 . Đối với chính sách kinh tế tài chính nhà nước :
Lạm phát cũng khiến cho nhà nước thiếu vốn, không đủ sức cung cấp tiền cho
các khoản phúc lợi xã hội, …Các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư vãn hỗ
trợ vốn cũng bị thu hẹp hoặc trì hoãn. Khi ngân sách của nhà nước bị thâm hụt
sẽ khiến các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống xã hội sẽ không có điều
kiện để thực hiện như đã được đề ra từ trước.
1.6 . Lạm phát và lãi suất :
1.6.1 . Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa :
Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hàng trả cho bạn là lãi suất danh nghĩa
và mức độ gia tăng sức mua của bạn là lãi suất thực.
Nếu là lãi suất danh nghĩa là lãi suất thực
π là tốc độ lạm phát lOMoAR cPSD| 46988474 9 Ta có:
Lãi suất thực chính là chêch lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát
Ví dụ: bạn gởi tiền trong ngân hang với lãi suất là 10%/năm. Sang năm bạn
rút tiền ra cùng lãi. Khi đó số tiền mà bạn nhân được không tăng thêm 10% về
mặt giá trị so với thời điểm bạn gởi. Nếu lạm phát là 5% thì thực chất giá trị số
tiền bạn nhận được từ ngân hang chỉ tăng thêm 5% so với thời diểm bạn gởi, đó
là do lạm phát làm đồng tiền của bạn giạm di 5% về mặt giá trị.
1.6.2 . Hiệu ứng Fisher :
Tiền có tính trung lập trong dài hạn nên lãi suất thực không bị ảnh hưởng. Vì
thế, khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh
nghĩa cùng tăng trong dài hạn. Điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ
lạm phát được gọi là hiệu ứng Fisher.
1.6.3 . Hai loại lãi suất thực:
Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng
theo những thay đổi dự tính về lạm phát.
Lãi suất thực tính sau: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những
thay đổi trên thực tế về lạm phát
Nếu kí hiệu là tỷ lệ lạm phát thực tế và là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng thì lãi suất
thực tính trước là và lãi suất sau là . Hai loại lãi suất thực này khác nhau khi tỷ
lệ lạm phát thực khác tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
Lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh theo lạm phát thực tế vì lạm phát
thực tế không được biết khi lãi suất danh nghĩa được ấn định. Lãi suất danh
nghĩa chỉ có thể điều chỉnh theo lạm phát kỳ vọng. Vì vậy, hiệu ứng Fisher có
thể được viết chính xác hơn như sau:
Chương 2: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
2.1 . Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây : lOMoAR cPSD| 46988474 10
2.1.1. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2004-2011:
Trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam thường xuyên phải chịu mực lạm
phát cao làm cho những thành quả của tăng trưởng kinh tế khống đến được với
người lao động do mức tăng thu nhập danh nghĩa không theo kịp mức tăng của giá cả thị trường.
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ
của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI
tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm
Năm 2008, CPI liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo
của năm 2008 lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89%, tính theo
trung bình năm tăng 22,97%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng
hóa cũng giảm xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI
năm 2009 tăng 6,52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đó. Tuy vậy mức
tăng này so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khác nhiều.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng
tăng 11,75% so với tháng 12 năm 2009. Xét về cơ cấu tăng cả năm 2010 theo các
nhóm mặt hàng thì tăng cao nhất là nhóm giáo dục (tăng gần 20%); đứng hàng thứ
hai là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 16,98%; tiếp đến là nhóm hàng nhà ở
và vật liệu xây dựng tăng 15,74%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng trên 11%; nhóm
đồ uống, thuốc lá cũng có mức tăng khá, tới trên 8%,... Tuy nhiên nhóm bưu chính
viễn thông lại giảm gần 6%.
Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và
cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020.
2.1.2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2021:
Trong giai đoạn 5 năm từ 2011 – 2015, Việt Nam luôn duy trì ổn định nền kinh
tế vĩ mô, phù hợp với sức hấp thụ, khôi phục nền kinh tế. Đến giai đoạn lOMoAR cPSD| 46988474 11
2016 – 2020, theo đà giá cả thị trường ổn định và CPI cũng thấp, nên thị trường
tiền cũng thấp hơn và ổn định hơn trước.
Bắt đầu từ 03/2016 CPI bắt đầu tăng 0,57% so với tháng 02/2016 và CPI cùng
kỳ tăng 1,69%, trong khi đó cuối năm 2015 là 0,99%. Bởi sự tăng đột biến về làm
phát kể từ 03/2016 đã làm giá dịch vụ y tế tăng theo và các mặt hàng dịch vụ y tế
dành cho người có bảo hiểm y tế cũng tăng 32,9%, làm cho chỉ số giá bình quân
tăng đến 1,27%. Lúc này nhóm giá giáo dục cũng tăng 0,66% theo nghị định của
Chính phủ đưa ra, nhóm lương thực cũng tăng giá 0,23%.
Theo thống kê, lạm phát cơ bản cùng kỳ 2015 đã tăng 1,64%. Vì vậy từ 2016 trở
đi làm phát ngày càng tăng do, do nhà nước tăng giá cao cho các dịch vụ giáo dục và y tế.
Theo các ѕố liệu của Tổng cục Thống kê, tính trung bình, trong năm 2017, CPI
tăng 3,53% ѕo ới năm 2016. Tuу nhiên, nếu tính lạm phát của thángᴠ 12/2017 ѕo
ới cùng kỳ năm 2016, thì con ѕố nàу chỉ là 2,6%. Ở một góc nhìnᴠ khác, lạm phát
cơ bản của tháng 12/2017 ѕo ới cùng kỳ năm trước còn ở mứcᴠ thấp hơn, chỉ 1,29%.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của tiền tệ là trái ngược nhau có
thể là do các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tần suất của số liệu khác nhau và
phương pháp ước lượng khác nhau.
Mặc khác, các nghiên cứu đều khác đồng nhất về vai trò quan trọng của lạm phát
trong quá khá đối với lạm phát hiện tại và trai trò rất nhỏ của tỷ giá và giá cả quốc tế.
Lạm phát tổng thể cao hơn lạm phát cơ bản trong năm 2017 chủ уếu là do ᴠiệc
tăng giá dịch ụ у tế gâу nên. Với iệc giá dịch ụ у tế tăng tới 37,3%ᴠ ᴠ ᴠ
trong năm 2017 à nhóm hàng hóa nàу có tỷ trọng 3,87% trong rổ hàng hóaᴠ CPI,
đóng góp của giá dịch ụ у tế trong con ѕố 2,6% nêu trên, nếu tính gầnᴠ đúng khoảng
1,44%. Nói cách khác, nếu không tính giá dịch ụ у tế, lạm phátᴠ của tháng 12/2017
ѕo ới cùng kỳ năm trước chỉ khoảng 1,16% - tương đươngᴠ ᴠới mức lạm phát cơ
bản à là mức rất thấp trong lịch ѕử.ᴠ lOMoAR cPSD| 46988474 12
Trên thực tế, tình trạng lạm phát thấp đã хuất hiện từ ài năm trở lại đâу. Nếu
lấу lạm phát GDP, lạm phát cơ bản à lạm phát giá ѕản хuất làm thước đo, tình
trạng lạm phát thấp (dưới 2%) đã хuất hiện từ năm 2015, trong đó giá sản xuất
có 2 năm đạt giá trị liên tiếp (2015 và 2016)
Hình 1: Lạm phát GDP, lạm phát cơ bản à lạm phát giá ѕản хuất tại Việt Nam
giai đoạn 2012-2016 (%)
Mặc dù năm 2020 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19,
nhưng trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn
định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tạo môi trường
và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Giá cả các mặt hàng diễn biến tương
đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt
khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%), trong phạm vi
mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua
các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt
1 ,64%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.
Năm 2021 , trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng tư
với biến chủng mới lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, phức tạp tại nhiều địa
phương, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… đã lOMoAR cPSD| 46988474 13
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Diễn biến giá cả 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy khả năng kiểm soát chỉ số giá
(CPI) cả năm dưới 4% như mục tiêu đề ra là trong tầm tay. Mặc dù vậy, theo các
chuyên gia, tình trạng lạm phát thấp hiện nay một phần do tổng cầu yếu, ngoài ra
hiệu quả của quản lý thị trường chưa cao cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Phân tích nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thiết phẩm trong nước tăng. Tổng
số hàng hóa và doanh thu trong năm tăng 3,55%. Thấp hơn tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế cả nước là 5,64%. Vì thế, có thể khẳng định rằng tổng mức bán lẻ và doanh
thu năm 2021 đang cực kì giảm. Thấp hơn giá trị tuyệt đối là năm 2020 và 2019.
Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-
2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng
1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm
trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá
xuất khẩu và nhập khẩu năm 2021 tăng so với năm trước. Tỷ giá thương mại hàng
hóa năm 2021 giảm 2,49% so với năm 2020, phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
CPI tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước, trong đó: 4 nhóm hàng hóa
và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 7 nhóm có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao
thông có mức giảm nhiều nhất với 1,71%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép có
mức tăng cao nhất với 0,22%. Quý IV/2021, CPI giảm 0,38% so với quý trước và
tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020. Bình quân năm 2021 CPI tăng 1,84% so với
bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm lOMoAR cPSD| 46988474 14
2016 . Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.
( Nguồn: Tổng cục Thống Kê )
Biểu đồ 1: Chỉ số CPI và chỉ số lạm phát cơ bản gian đoạn 2016-2021
2.2 . Tình hình mới trong năm 2022:
Sau cuộc họp kéo dài của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng
lãi suất cơ bản thêm 0,25%. Quyết định tăng lãi suất lần này là động thái đối phó
với xu hướng leo thang lạm phát, nhưng được cho là không tác động đáng kể
đến nền kinh tế. Với quyết định này, lãi suất cơ bản sẽ dao động trong phạm vi
0 ,25 - 0,5%, chi phí vay vốn sẽ tăng dần, kinh tế sẽ giảm tốc trong năm nay.
Trước áp lực gia tăng lạm phát, một số quan chức Fed đề xuất tăng lãi suất thêm 0 ,5% lên 0,5 - 0,75%.
Tại cuộc họp, Fed cũng phát tín hiệu về khả năng sẽ tiến hành thêm 6 đợt tăng
lãi suất trong năm nay lên khoảng 1,9% vào cuối năm nay, sau đó sẽ tiếp tục tiến
hành thêm ba đợt tăng lãi suất lên 2,8% vào cuối năm 2023 và ổn định ở mức lãi suất này trong năm 2024.
Đồng thời, cơ quan này sẽ bắt đầu giảm dần quy mô chương trình mua trái
phiếu tại cuộc họp vào tháng 5 tới đây, mục tiêu cơ bản là chống lạm phát. lOMoAR cPSD| 46988474 15
Cùng với quyết định tăng lãi suất, các quan chức Fed đã điều chỉnh giảm dự báo
các chỉ số kinh tế cơ bản, trong bối cảnh lạm phát có xu hướng sẽ tăng cao hơn
nhiều, chủ yếu là do những tác động tiềm tàng từ cuộc chiến Nga - Ukraina.
Với tình hình trong nước thì Chính phủ đã đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát
dưới 4% trong năm 2022. Thế nhưng, bước sang năm 2022, một số yếu tố không
lường trước được như dịch bệnh bùng phát trở lại hay căng thẳng địa chính trị giữa
Nga-Ukraine, đã khiến giá nhiều mặt hàng nhiên liệu tăng phi mã. Điều này đã tạo
ra áp lực rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%
Phó phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn
Xuân Định dự báo, trong kịch bản xấu nhất, lạm phát của Việt Nam trong năm 2022
có thể vượt qua 4%, dao động trong khoảng 3,6% - 4,3%. Ông Định phân tích, tình
hình căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá của nhiều loại nhiên
liệu đã tăng giá chóng mặt. Đơn cử, bình quân giá dầu trên thị trường Singapore
trong tháng 1/2022 là 98 USD/thùng, nhưng trong mấy ngày qua đã tăng lên 130
USD/thùng. Tương tự, giá than cũng tăng từ 200 USD/tấn lên 400 USD/tấn chỉ
trong 2 tuần gần đây. Như vậy, giá than, giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
ngành điện và sản xuất điện. “Nhiên liệu như xăng, dầu, than hay điện đều là những
mặt hàng chi phối trong việc phát triển kinh tế - xã hội”.
Bất kỳ lúc nào các mặt hàng nhiên liệu tăng giá đều gây ra áp lực trong công tác
kiểm soát lạm phát” - ông Định cho hay. Ngoài ra, trong năm 2021, Việt Nam chưa
điều chỉnh giá của một số dịch vụ công do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, mọi
áp lực đều đổ dồn trong năm 2022.
Đưa ra nhận định về những tác động tới lạm phát, nguyên Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm bổ sung, Việt Nam đang phải chịu áp lực lạm phát
từ 3 yếu tố. Đầu tiên là tổng cầu trong nước đang tăng đột biến. Khi nhu cầu nội
địa tăng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lạm phát. Thứ hai, kinh tế Việt Nam phụ thuộc
vào nhiên liệu nhập khẩu, do đó, khi giá nhiên liệu thế giới tăng, lạm phát tại Việt
Nam cũng sẽ tăng theo. Cuối cùng, nguyên nhân gây ra lạm phát nặng nhất chính
là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. lOMoAR cPSD| 46988474 16
Ông Nguyễn Bích Lâm cảnh báo, trong trường hợp xấu nhất, lạm phát trở nên
tồi tệ, có thể mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập. Như vậy, mọi kế hoạch kinh doanh,
đầu tư sẽ phải xây dựng dựa trên mặt bằng giá khác, cao hơn. Đó là chưa kể, khi
xảy ra lạm phát, thu nhập thực của người dân cũng bị hao hụt, đồng tiền nội địa cũng trở nên mất giá.
2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Là do nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp lại gánh chịu hậu
quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh lớn, chống Pháp và chống Mỹ đòi hỏi phải có
một nguồn chi ngân sách to lớn để khắc phục hậu quả và khôi phục nền kinh tế.
Cho nên nhu cầu chi tiêu lớn trong khi nguồn thu ngân sách lại có hạn. Cho nên
nhà nước đã phát hành tiền vì vậy mà sự bành trướng cung ứng tiền tệ quá lớn để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu xã hội đã gây nên tình trạng lạm phát.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý làm cho sản xuất phát triển chậm trong
khi dân số tăng nhanh, gây mất cân đối nhiều mặt, thu nhập quốc dân trong sản
xuất trong nước chỉ đảm bảo 80-90% quỹ tiêu dùng xã hội. Trong tình hình ấy ngân
sách nhà nước không thể phân phối và phân phối lại vượt quá số của cải trong nước
làm ra cộng với số vay nợ. Sự phân phối và phân phối lại thông qua tài chính tuy
có những yếu kém nhất định nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm
phát mà là hệ quả của cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế không hợp lý.
Ngoài những nguyên nhân như đã nêu, lạm phát của Việt Nam gia tăng còn do: -
Trong điều hành chính sách, việc ghìm giữ quá lâu giá của những
loạihàng hóa quan trọng như xăng dầu, điện, than… làm thu hẹp không gian
chính sách, đến khi buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại dồn dập vào một lOMoAR cPSD| 46988474 17
thời điểm, gây hiệu ứng tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát.
Tình trạng phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng
khoán, tình trạng đô la hóa, vàng hóa nghiêm trọng, khiến cho một lượng vốn lớn
của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất hàng hóa để cân đối với
với nguồn tiền; đồng thời gây ra những cơn sốt giá và lan tỏa sang giá các mặt
hàng khác, góp phần làm tăng lạm phát. -
Chính phủ điều chỉnh tăng lương tối thiểu, làm tăng chi phí sản xuất của
cácdoanh nghiệp và lạm phát kỳ vọng: Tiền lương liên tục được điều chỉnh trong
những năm qua nhằm bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người lao động, cán bộ,
công chức và các đối tượng hưởng lương ngân sách trong bối cảnh lạm phát cao.
Bình quân giai đoạn 2006-2010, mức lương danh nghĩa của cán bộ, công chức tăng
bình quân 16,18%/năm, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giá thành...;
đồng thời làm tăng thu nhập và thu nhập kỳ vọng, tiêu dùng tăng. Do đó, mặc dù
điều chỉnh lương thường diễn ra theo sau lạm phát, nhưng cũng có tác động đến
chỉ số giá CPI và mặt bằng giá ở kỳ tiếp theo. -
Do yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý tác động đến giá cả, lạm phát ở nước tamạnh
hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là nguyên nhân có tính lịch sử,
do nước ta đã từng rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, các
mục tiêu kinh tế quan trọng không đạt được, phát sinh các biến cố lớn hoặc
thông tin chính sách thiếu rõ ràng, thì sẽ làm gia tăng lạm phát kỳ vọng và trở thành
lạm phát tâm lý, tức là tình trạng người dân phản ứng một cách thái quá trước
những biến động của thị trường và qua đó đẩy lạm phát cao hơn so với mức lạm
phát được hình thành do các nhân tố kinh tế.
Chương 3: Các giải pháp chính sách để kiềm chế lạm phát
3.1. Một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn lOMoAR cPSD| 46988474 18
Việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng
thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế duy trì sự ổn định tiền tệ là mục tiêu dài hạn của
bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn các giải pháp kiềm
chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng
trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ các nước có
thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động cho nền kinh tế hoặc
chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng
trong quá trình điều chỉnh.
3.1.1. Những biện pháp trong ngắn hạn:
Những biện pháp tình thế là những biện pháp được sử dụng nhằm mục đích giảm
tỷ lệ lạm phát tức thì và thường được áp dụng khi nền kinh tế đang trong tình trạng
siêu lạm phát, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp để ổn định tiền tệ, nền kinh tế lâu dài.
Những biện pháp tình thế được chính phủ của các nước áp dụng, trước tiên là
phải giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông
tiền tệ. Biện pháp trên còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát
tăng cao đòi hỏi ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp giúp giảm cung
ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái thiết đối với các tổ
chức tín dụng, dùng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền
tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.
Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng
hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá
cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt
nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế
như: ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền
tệ, bán ngoại tệ và vay, phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong
nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi