-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk | Tài chính doanh nghiệp 1 | HVNH
Tiểu luận Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk | Tài chính doanh nghiệp 1 với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Tiểu luận Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk | Tài chính doanh nghiệp 1 | HVNH
Tiểu luận Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk | Tài chính doanh nghiệp 1 với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Chung
Nhóm thực hiện: 02 Nhóm Lớp: 05 lOMoAR cPSD| 40419767
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2022
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH Tên thành viên Mã sinh viên Nhóm lớp Đóng góp Vũ Châu Giang 23A4010179 05 10.5% Nguyễn Thị Quỳnh Anh 23A4010048 05 9.25% Lê Thị Ngọc Oanh 23A4010807 15 9% Nguyễn Trọng Linh 23A4010809 05 9.5% Phạm Thị Thanh Thảo 23A4010791 05 9.25% Nguyễn Phương Thái 23A4010810 05 9.25% Nguyễn Thùy Trang 23A4010680 05 9% Nguyễn Thị Vân Anh 23A4010808 15 9.5% Nguyễn Thị Thu 23A4010619 05 9.5% Trần Thị Thương 23A4010646 05 9.25% Nguyễn Tiến Quốc Huy SV CD35NH 05 6% Tổng 100% lOMoAR cPSD| 40419767 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ............................................................................................................... 1
I. Tổng quan về TCDN ............................................................................................ 1
1. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk ..................... 1
1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển của Vinamilk .......................................... 3
2. Mối quan hệ giữa Vinamilk với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác ....... 4
2.1. Mối quan hệ giữa Vinamilk với nhà cung cấp ............................................. 4
2.2. Mối quan hệ giữa Vinamilk và các đối tác ................................................... 5
2.3. Mối quan hệ giữa Vinamilk với khách hàng ................................................ 7
II. Các loại lãi suất và quyết định đầu tư tài chính của Vinamilk ...................... 7
1. Các loại lãi suất ................................................................................................. 7
1.1. Lãi suất tín dụng ngân hàng ......................................................................... 7
1.2. Lãi suất cổ phiếu, trái phiếu ......................................................................... 9
1.3. Vận dụng giá trị thời gian của tiền tính lãi suất ........................................ 10
2. Quyết định đầu tư của Vinamilk ..................................................................... 10
2.1.1. Phân tích quyết định – cơ cấu tài sản ngắn hạn ..................................... 11
2.1.2. Phân tích quyết định – cơ cấu tài sản dài hạn ........................................ 13
2.2.3. Đưa ra định hướng đầu tư cho doanh nghiệp trong năm 2022 ............ 14
III. Lập kế hoạch tài chính năm 2022 cho Công ty cổ phần sữa Vinamilk ...... 16
1. Phân tích thị trường và lập kế hoạch doanh thu ........................................... 16
1.1. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................... 17
1.2. Doanh thu hoạt động tài chính ................................................................... 21
1.3. Thu nhập khác ............................................................................................ 23
1.4. Dự báo tổng doanh thu năm 2022 của Vinamilk ....................................... 25
2. Lập kế hoạch chi phí, giá thành ..................................................................... 25
2.1. Chi phí bán hàng ........................................................................................ 25
2.2. Chi phí hoạt động tài chính ........................................................................ 28 lOMoAR cPSD| 40419767
2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................................... 30
2.4. Chi phí khác ................................................................................................ 33
2.5. Giá thành sản phẩm tiêu thụ ...................................................................... 34
3. Lập kế hoạch lợi nhuận ................................................................................ 37
IV. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 38
1. Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk .... 38
trong thời gian tới ................................................................................................ 38
2. Một số giải pháp và khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính, nâng cao .. 39
hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk ............... 39
2.1. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ...................................................... 39
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động .................................................... 39
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41 lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với
nền kinh tế thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Mức độ cạnh tranh ngày càng lớn khiến nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững và
bị đào thải khỏi thị trường. Để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển được phải phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố trong đó tiềm lực tài chính đóng một vai trò quan trọng hàng đầu. Việc
thường xuyên xem xét, theo dõi, đánh giá và dự đoán thực trạng tài chính của doanh nghiệp
dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là điều rất quan trọng. Thông qua sự phân tích
này, mỗi doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về khả năng và tiềm lực tài chính cũng như
thấy được điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, doanh nghiệp
đề ra kế hoạch tài chính phù hợp kịp thời để duy trì, phát triển doanh nghiệp và giúp doanh
nghiệp có khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường.
Việc lập kế hoạch tài chính đóng một vai trò rất quan trọng, nó trở thành kim chỉ
nam cho hoạt động của doanh nghiệp, không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong
bối cảnh mù mờ về mục tiêu tài chính, dễ dẫn đến mất kiểm soát và dễ gặp bất trắc. Nhận
thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm em quyết định chọn đề tài “Lập kế hoạch
tài chính ngắn hạn cho Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk” nhằm giúp làm rõ thêm
bài toán kinh tế của công ty Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung. NỘI DUNG I. Tổng quan về TCDN 1.
Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk 1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Năm 1976: Tiền thân của công ty là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc
Tổng Cục thực phẩm được thành lập.
Năm 1982: Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp
Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I. lOMoAR cPSD| 40419767
Tháng 03/1992: Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.
Ngày 01/10/2003: Chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với
tên gọi là CTCP Sữa Việt Nam.
Năm 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay).
Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE. Thành lập Phòng khám An Khang tại TP.HCM.
Năm 2010: Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem
tại New Zealand, đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia (góp vốn 10 triệu
USD vào công ty Miraka Limited, tương đương 19.3% VĐL). Nhận chuyển nhượng 100%
vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam.
Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan.
Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19.3% lên 22.8%.
Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên
100%. Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Chính thức ra mắt thương
hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP Đường
Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
Ngày 12/10/2018: Tăng vốn điều lệ lên 17,416,877,930,000 đồng.
Năm 2019: Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của Công ty Cổ phần GTNFoods, qua đó
tham gia điều hành Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu.
Ngày 26/10/2020: Tăng vốn điều lệ lên 20,899,554,450,000 đồng.
Năm 2021 kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh
dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia
trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao
nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh).
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company –
Vinamilk) là công ty sữa chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam có trụ sở chính tại 10 Tân lOMoAR cPSD| 40419767
Trào, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vinamilk là một công
ty có ngành nghề đa dạng như chăn nuôi bò sữa, sản xuất thức ăn cho gia súc, trồng
trọt,…Trong 8 năm, với nhiều nỗ lực, công ty đã xây dựng thành công 5 trang trại bò sữa
và đã có kế hoạch xây thêm 4 trang trại tiếp theo.
1.1.3. Đặc điểm của ngành sữa VIỆT NAM
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về
các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng
lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt
Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Hiện nay, tiêu dùng
các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa. Cùng với nhu cầu về các sản phẩm
sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, là ngành có mức độ cạnh tranh thị trường sữa hiện có
sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong
phú. Hiện tại Việt Nam có khoang 23 doanh nghiệp chế biến sữa tiêu biểu như: Vinamilk,
Dutch Lady Vietnam, Nutifood,...Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa
nước và sữa chua. Thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước
và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường
rộng lớn và môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, là những điều kiện thuận lợi để phát
triển thị trường sữa tại Việt Nam. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, ngành sữa Việt
Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất
lượng sữa, kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phí cũng như các chính sách, cơ
chế khuyến khích từ Nhà nước. 1.2.
Mục tiêu và chiến lược phát triển của Vinamilk 1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của chiến lược kinh doanh của Vinamilk là tối đa hóa giá trị của cổ đông
và theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế doanh nghiệp bền vững, hoạt động có hiệu quả
lâu dài chủ yếu như củng cố và phát triển một hệ thống các sản phẩm cực mạnh đáp ứng
tốt nhất với khách hàng không chỉ trong nước và quốc tế. lOMoAR cPSD| 40419767
1.2.2. Chiến lược phát triển
Thứ nhất, trở thành một trong 30 Công ty sữa lớn nhất thế giới đi đầu trong đổi mới
sáng tạo mang tính ứng dụng cao. Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến
sữa vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk. Tiếp tục nghiên cứu và
phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục
sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang
đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
Thứ hai, củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam. Vinamilk ưu tiên tập trung
khai thác thị trường nội địa; mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các
dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn. Đặc biệt là đẩy mạnh tập
trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Thứ ba, trở thành Công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á. Vinamilk
sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác
mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.Ưu tiên
tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng
thị trường và tăng doanh số. Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến
lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu
với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
2. Mối quan hệ giữa Vinamilk với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác
2.1. Mối quan hệ giữa Vinamilk với nhà cung cấp
Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp lớn trong
và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh. Nguyên liệu:
Nhu cầu nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng nhanh trong nhiều năm qua.
Phục vụ nhu cầu này, một mặt, công ty đã chủ động đầu tư các trang trại quy mô công
nghiệp, mặt khác không ngừng tăng cường công tác thu mua và phát triển vùng nguyên sữa
tươi từ các hộ dân. Vinamilk tăng cường nội địa hóa nguồn nguyên liệu sữa.
Một số nhà cung cấp chủ yếu của Vinamilk:
- Fonterra ( SEA ) Pte Ltd cung cấp sữa bột. lOMoAR cPSD| 40419767
- Hoogwegt Internation BV cung cấp sữa bột.
- Perstima Binh Duong cung cấp vỏ hộp bằng thép.
- Tetra Park Indochina cung cấp bao bì bằng giấy. Thiết bị máy móc:
Toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị
hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO do các công ty hàng đầu thế giới chứng
nhận. Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm bảo thực hiện công bố đầy đủ
theo qui định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát trực tiếp cũng như gián tiếp của
các cơ quan chức năng. Hàng ngày, mỗi nhà máy của Vinamilk sản xuất hàng chục triệu
hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết
bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản xuất đến khi xuất hàng.
2.2. Mối quan hệ giữa Vinamilk và các đối tác
2.2.1. Mối quan hệ giữa Vinamilk với đối thủ cạnh tranh
Theo kết quả ghi nhận của Nielsen Việt Nam (Nielsen IQ), tính đến năm 2020, thị
phần sữa của Vinamilk chiếm 43,3%, kế đến là Frieslandcampina Việt Nam với 15,8% và
TH True Milk chiếm 6,1% thị phần.
Có thể thấy, Frieslandcampina là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk trong thị
trường nội địa. Tuy nhiên, Vinamilk và Frieslandcampina không đủ sức chi phối ngành,
ngày càng chịu nhiều tác động của các doanh nghiệp nước ngoài.
Từ 01/2021 đến tháng 12/2021 của Nielsen IQ, Vinamilk là nhà sản xuất đang dẫn
đầu trong ngành hàng sữa nước, sữa đặc có đường, sữa chua uống về sản lượng và doanh
số bán ra, và dẫn đầu ngành hàng sữa bột trẻ em về sản lượng. Nếu sữa đặc có đường được lOMoAR cPSD| 40419767
cho là ngành hàng rất khó để “soán ngôi” của Vinamilk với thương hiệu lớn đã có chỗ đứng
vững chắc là Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, thì sữa nước, sữa bột trẻ em là các ngành
hàng chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với hàng trăm sản phẩm mới ra mắt mỗi
năm.Với kết quả báo cáo thị trường năm 2021 thì có thể thấy ông lớn của ngành sữa vẫn
đang ổn định phong độ.
2.2.2. Mối quan hệ giữa Vinamilk và các ngân hàng
a. Các khoản đầu tư
Nhìn vào bảng cân đối kế toán thì giá trị tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng
so với thời điểm đầu năm từ mức 2.111 tỷ đồng lên 2.348 tỷ đồng.
Tiếp tục quan sát Báo cáo tài chính thì ta nhận thấy, Vinamilk đã đem phần tiền
nhàn rỗi đem đi ngân hàng để gửi tiết kiệm. Cụ thể, tiểu khoản Tiền gửi có kỳ hạn trong
khoản đầu tư ngắn hạn đã tăng lên gấp rưỡi từ 17.313 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm lên
21.025 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã đem tiền đi đầu tư lên tới 3.712 tỷ đồng. Và khoản
Đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu giảm gần 5 tỷ đồng. Không chỉ gửi ngắn hạn, Vinamilk còn
quyết định gửi gắm thêm 200 tỷ đồng dài hạn vào các nhà băng. lOMoAR cPSD| 40419767
b. Các khoản vay
Tại thời điểm đầu năm 2021, Vinamilk đã vay ngắn hạn 7.295 tỷ đồng, đến cuối
năm 2021 con số đã lên tới 9.361 tỷ đồng tại các ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking
Corporation,. Bên cạnh đó, Vinamilk còn vay dài hạn từ đầu năm 2021 188 tỷ, đến cuối
năm 2021 đã giảm xuống gần 96 tỷ đồng tại ngân hàng gồm ngân hàng HSBC Hoa Kỳ cùng các cá nhân.
2.3. Mối quan hệ giữa Vinamilk với khách hàng
Vinamilk cam kết luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng các sản
phẩm dinh dưỡng với giá cả cạnh tranh, sản phẩm Việt Nam chất lượng quốc tế: Sản phẩm
an toàn và chất lượng, đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng, mang đến sản phẩm dinh
dưỡng với lợi ích tốt nhất cho sức khỏe con người, sản phẩm xanh, sạch, hữu cơ, sản phẩm
thân thiện môi trường. Các dòng sản phẩm của Vinamilk được phát triển cho độ tuổi thiếu
nhi và thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản phẩm từ sữa là lớn nhất.
Vinamilk chia khách hàng mục tiêu thành hai nhóm: •
Nhóm khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng, những người có nhu cầu mua
và sẵn sàng chi trả để mua các sản phẩm của Vinamilk như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa bột
dành cho trẻ nhỏ… Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm tương đối đa dạng
(chất lượng sản phẩm tốt, giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm mang lại, giá cả phù hợp, mẫu
mã bao bì phong phú…) và chiếm tỷ trọng cũng khá cao. •
Nhóm khách hàng tổ chức: là những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ,
cửa hàng, siêu thị… mong muốn và sẵn sàng phân phối các sản phẩm từ Vinamilk. Đây là
nhóm có yêu cầu về chiết khấu, thưởng doanh số, đơn hàng đúng tiến độ… liên quan đến
việc phân phối sản phẩm. II.
Các loại lãi suất và quyết định đầu tư tài chính của Vinamilk 1.
Các loại lãi suất 1.1.
Lãi suất tín dụng ngân hàng
Trên Báo cáo tài chính Q1/2020, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – Mã CK:
VNM) ghi nhận tổng cộng 6.270 tỷ đồng dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn. lOMoAR cPSD| 40419767
Lãi suất vay ngắn hạn
Trong đó, Vinamilk ghi nhận 2 khoản vay lớn bằng đồng USD mà không có tài sản
bảo đảm. Cụ thể, Vinamilk vay gần 3.360 tỷ đồng từ Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ
với lãi suất chỉ từ 1,41%/năm – 2,36%/năm; vay 2.321 tỷ đồng từ Sumitomo Mitsui
Banking Corporation với lãi suất 2,7%/năm.
Đối với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng nội tệ, lãi suất mà Vinamilk phải trả cho
các nhà băng cũng chỉ từ 4,9 – 6,5%/năm.
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính năm 2021) lOMoAR cPSD| 40419767
Lãi suất vay dài hạn
Vinamilk còn vay 142,7 tỷ đồng (bằng USD) từ Ngân hàng HSBC Hoa Kỳ với mức
lãi suất 2,46%/năm. Với vị thế dẫn đầu trong ngành sữa và nguồn tiền dồi dào từ hoạt động
cốt lõi, Vinamilk có thể nhẹ nhàng kiếm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhờ tối ưu hóa
được các chi phí lãi vay, đồng thời tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi. 1.2.
Lãi suất cổ phiếu, trái phiếu
Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng hơn 30,9% và đạt mức 38.002 đồng/cổ phiếu
so với năm trước là do kết quả của sự tăng tưởng vượt bậc chỉ tiêu doanh thu.
Trong báo cáo ngày 29/6, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC (HSBC Global
Research) lựa chọn cổ phiếu VNM của Vinamilk vào danh sách 5 cổ phiếu đáng quan tâm
nhất khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay. Vinamilk chốt quyền cổ tức bằng tiền,
tổng tỷ lệ 24,5%. Với 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Vinamilk sẽ thanh toán tổng
cộng 5.120,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, cổ đông đã thông qua phương
án cổ tức năm 2021, tỷ lệ 38,5% bằng tiền mặt (3.850 đồng/cp), tương ứng tổng giá trị
8.046 tỷ đồng. Vinamilk đã tạm ứng 29% cổ tức cho cổ đông vào ngày 30/9/2021 và 25/2.
Bên cạnh đó, mức cổ tức cho năm 2022 cũng là 38,5% bằng tiền. Trên thị trường chứng
khoán, cổ phiếu VNM giao dịch trong ngày 17/6 quanh mức 67.800 đồng/CP, giảm 20,7% so với một năm trước. lOMoAR cPSD| 40419767 1.3.
Vận dụng giá trị thời gian của tiền tính lãi suất
Vận dụng tìm hiểu lãi suất thực tế qua các năm của Vinamilk, chúng em vận dụng
giá trị thời gian của tiền để tính lãi suất qua bài toán sau đây.
“Năm 2020, doanh nghiệp Vinamilk vay dài hạn ngân hàng một khoản tiền 142,7 tỷ
đồng, lãi suất 2,46 %/năm . Theo thỏa thuận với ngân hàng, doanh nghiệp phải trả dần
khoản vay mỗi năm 1 lần trong thời hạn 4 năm, số tiền trả các năm bằng nhau, thời điểm
trả tiền bắt đầu sau 1 năm kể từ ngày vay vốn. Tính số lãi Vinamilk phải trả ở cuối năm thứ 2?”
Mỗi tháng Vinamilk sẽ trả 1 khoản bằng nhau là: PVA = CFPVFA(r,n) ⇒ CF =
PVFA(PVA2,46 %;4) = 142,73,717=38,391 (tỷ đồng)
Từ đó, ta lập KH trả tiền vào cuối mỗi năm thanh toán, với số tiền bằng nhau là: Kỳ Trả lãi Trả vốn Số tiền thanh Số tiền thanh toán Số tiền còn toán đầu kỳ giữa kỳ lại cuối kỳ 1 142,7 38,391 3,51 34,884 107,816 2 107,816 38,391 2,65 35,741 72,075 2.
Quyết định đầu tư của Vinamilk
Quyết định đầu tư là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy
động, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các quyết định về
sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện mua sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2021, bối cảnh toàn ngành sữa Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực mặc dù
tình hình dịch vẫn rất căng thẳng. Nhu cầu đối với sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng bởi đại
dịch, theo thống kê, mặt hàng này chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với
tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Dù trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trường lOMoAR cPSD| 40419767
học trên toàn quốc đã phải đóng cửa trong nhiều tháng, tuy nhiên lượng tiêu thụ sữa vẫn
ổn định do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch.
Với Vinamilk, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam hướng
đến sự phát triển bền vững, công ty luôn không ngừng mở rộng nguồn nguyên liệu, đẩy
mạnh đầu tư và nghiên cứu sản phẩm mới nhằm phục vụ người tiêu dùng. Công ty đã đưa
ra các quyết định đầu tư trong ngắn và dài hạn như sau:
2.1.1. Phân tích quyết định – cơ cấu tài sản ngắn hạn
Theo BCTC các năm 2019,2020, 2021, ta có bảng số liệu tổng hợp về tài sản ngắn
hạn của công ty như sau:
(Đơn vị: nghìn đồng) 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 Tài sản ngắn hạn 24.721.565.376 29.665.725.805 36.109.910.649 Tiền và các khoản 2.665.194.638 2.111.242.815 2.348.551.874 tương đương tiền Các khoản đầu tư tài 12.435.744.328 17.313.679.774 21.025.735.779 chính ngắn hạn Các khoản phải thu 4.503.154.728 5.187.253.172 5.822.028.742 ngắn hạn Hàng tồn kho 4.983.044.403 4.905.068.613 6.773.071.634 Tài sản ngắn hạn 134.427.276 148.481.428 140.522.619 khác
Từ các số liệu trên, ta có bảng sau: (Đơn vị: %) Năm Năm 2020 2021 Tài sản ngắn hạn 20,00 21,72 Tiền và các khoản -20,78 11,24 tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính 39,23 21,44 ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 15,19 12,24 lOMoAR cPSD| 40419767 Hàng tồn kho -1,56 38,08 Tài sản ngắn hạn khác 10,45 -5,36
Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của Vinamilk có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Tính riêng trong năm 2020, mức tăng trưởng là 20%. Đến cuối năm 2021, mức tăng so với năm trước là 21,72%.
Trước tiên, ở khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền”, từ năm 2019 đến
năm 2020 sụt giảm liên tục. Năm 2020 giảm 20,78% so với cuối năm 2019. Tính đến ngày
31/12/2020, tiền và các khoản tương đương tiền của Vinamilk giảm từ hơn 2.665 tỷ đồng
hồi đầu năm xuống còn gần 2.111 tỷ đồng và trong đó chủ yếu là khoản tiền gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, năm 2021, chỉ tiêu này đã tăng lên tới 11,24% so với năm trước đó và chạm
mốc 2.348 tỷ đồng vào cuối năm 2021.
Tiếp theo, khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cho thấy sự tăng đều qua
các năm. Tính tới ngày 31/12/2020, Vinamilk đã ghi nhận có 17.313 tỷ đồng ở khoản này,
tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với đầu năm và trong số đó phần lớn là các khoản đầu tư nắm
giữ đến ngày đáo hạn.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung nguyên liệu
và chuỗi cung ứng sản phẩm của Vinamilk. Đặc biệt là cuối năm 2020- đầu năm 2021, việc
giãn cách xã hội phần nào đã khiến lượng hàng hoá bao gồm: hàng tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu đều bị ngưng trệ. Trong năm 2020, hàng tồn kho chiếm 16,53%% tài sản ngắn
hạn. Và tiếp tục cho thấy lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng, từ hơn 4.905 nghìn tỷ đồng vào
cuối năm 2020 tới hơn 6.773 nghìn tỷ đồng tính tới hết năm 2021, mức tăng tương ứng là gần 40%.
Với tình hình dịch bệnh gây không ít khó khăn cho Vinamilk nói riêng và các doanh
nghiệp khác nói chung thì Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Nổi bật là các chính sách về thuế như: Nghị
định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh;
nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư,…
Điều này đã giúp Vinamilk cắt giảm được một khoản chi phí lớn. Bên cạnh đó, nhờ có các
hiệp định quan trọng được ký kết bắt đầu có hiệu lực giúp Vinamilk giảm được lượng lớn lOMoAR cPSD| 40419767
thuế giá trị gia tăng với sản phẩm xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Do vậy, tính tới hết năm 2021, tại khoản mục tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả
trước ngắn hạn và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đã cho thấy sự giảm nhẹ của chi phí
trả trước ngắn hạn và sự giảm của thuế VAT được khấu trừ. Cụ thể, khoản thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ tính tại thời điểm cuối 2021 đã giảm gần 2.15 lần so với thời điểm đầu năm 2021.
2.1.2. Phân tích quyết định – cơ cấu tài sản dài hạn
Theo BCTC các năm 2019, 2020, 2021 ta có bảng số liệu tổng hợp về tài sản dài
hạn của công ty như sau:
(Đơn vị: nghìn đồng) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tài sản dài hạn 19.978.308.009 18.766.754.868 17.222.492.788 Các khoản phải 21.169.968 19.974.111 16.695.104 thu dài hạn Tài sản cố định 14.893.540.216 13.853.807.867 12.706.598.557 Bất động sản 62.018.116 59.996.974 60.049.893 đầu tư Tài sản dở dang 943.845.551 1.062.633.519 1.130.023.695 dài hạn 986.676.290 973.440.912 743.862.023 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn 3.071.057.864 2.796.901.483 2.565.263.512 khác Tổng tài sản 44.699.873.386 48.432.480.673 53.332.403.438
Từ đó, ta có bảng sau: (Đơn vị: %) Năm 2020 Năm 2021 Tài sản dài hạn -6,06 -8,23 lOMoAR cPSD| 40419767
Các khoản phải thu dài hạn -5,65 -16,42 Tài sản cố định -6,98 -8,28
Bất động sản đầu tư -3,26 0,09
Tài sản dở dang dài hạn 12,59 6,34
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn -1,34 -23,58 Tài sản dài hạn khác -8,93 -8,28 Tổng tài sản 8,35 10,12
Có thể thấy, tài sản dài hạn của Vinamilk giảm 6,06% trong năm 2020 và 8,23%
trong năm 2021. Hầu hết các khoản mục như tài sản cố định, BĐS đầu tư, tài sản dở dang
dài hạn đều có xu hướng giảm. Hoạt động sản xuất bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sự phân bổ dòng tiền cho tài sản dài hạn trong năm được Doanh nghiệp thực hiện đầu tư
một số lĩnh vực như sau: -
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện trang trại bò sữa: Vinamilk tiếp tục đầu tư để
hoàn thiện đưa vào sử dụng trang trại bò sữa Quảng Ngãi và đưa vào hoạt động Trung tâm
kỹ thuật bò sữa và cấy truyền phôi. Năm 2021, DN đón thành công 2.100 bò sữa từ HF
thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về trang trại mới. Bên cạnh đó, Vinamilk đã ra mắt hệ thống
trang trại sinh thái Vinamilk Green. -
Tập trung củng cố dòng sản phẩm: Vinamilk tập trung củng cố các dòng sản
phẩm thiết yếu đảm, tung mới thành công dòng sản phẩm sữa trái cây Hero,… -
Liên doanh với công ty nước ngoài: Năm 2020, Vinamilk đã chọn đối tác
liên doanh tại Philippines là Del Monte Philippines, Inc (DMPI) - công ty con của Del
Monte Pacific Limited - một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại quốc gia
này, với tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu của liên doanh là 6 triệu USD. Trong đó, Vinamilk
và đối tác góp 50% mỗi bên, tương đương khoảng 70 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2021, Liên
doanh Vibev được thực hiện giữa Vinamik và Tập đoàn KIDO. Đến cuối năm 2021, công
ty cũng đã nhận chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà máy sữa tại tỉnh Hưng Yên, đây sẽ
là nhà máy sữa thứ 2 của Vinamilk tại khu vực miền Bắc.
2.2.3. Đưa ra định hướng đầu tư cho doanh nghiệp trong năm 2022
Với năm 2022, đây được coi là thời kỳ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, Nhà nước
có các chính sách khuyến khích sản xuất, các Doanh nghiệp tiến hành mở cửa, khôi phục
lại nền kinh tế. Đây được coi là cơ hội để Vinamilk tiếp tục thực hiện để đạt được mục tiêu lOMoAR cPSD| 40419767
Doanh thu đề ra, do đó, trong năm này, Công ty sẽ thực hiện mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, tiến hành nghiên cứu, tiếp tục sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng,
đáp ứng- phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh đầu tư
cho các khoản tài sản dài hạn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng một cách bền vững. Mặt
khác, trong giai đoạn này, nền kinh tế sau đại dịch còn nhiều biến động, chưa có sự ổn định
cao thì việc đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ đem lại ít rủi ro cho Vinamilk mà vẫn đảm bảo
được mục tiêu sinh lời ổn định, thu được lợi ích trong lâu dài.
Do đó, định hướng đầu tư năm 2022 được đưa ra như sau:
Thứ nhất: Mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư vào các công ty con, các dự án lớn. Các
dự án liên doanh với tập đoàn CTCP Kido, liên doanh tại Philipines, đầu tư vào các công
ty con như Angkomilk, Sữa Mộc Châu,.. hay tập trung đầu tư vào các dự án như Trang trại
bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, Tổ chức trang trại bò sữa ,..là những cơ hội
giúp công ty mở rộng quy mô cũng như thị trường tiêu thụ.
Thứ hai: Nghiên cứu sản phẩm mới. Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các
nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh.
Và chìa khóa lớn nhất cho cạnh tranh chính là chất lượng, đặc biệt đối với sản phẩm dinh
dưỡng. Do vậy, Công ty sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng đến người tiêu dùng.
Thứ ba: Tăng cường chú ý đến hoạt động, đầu tư các thiết bị máy móc- nhà xưởng
hiện đại, mở rộng trang trại, quy mô số lượng đàn bò. Ứng dụng công nghệ vào quản lý là
định hướng được Vinamilk thực hiện trong nhiều năm qua và được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây
chính là cánh tay đắc lực giúp Vinamilk duy trì sự ổn định, đảm bảo quản trị hoạt động và
hiệu suất ngay cả khi quy mô doanh nghiệp mở rộng ra gấp nhiều lần so với hiện tại.
Ngoài ra, việc quản lý hàng tồn kho cũng cần phải đặc biệt chú ý. Trong giai đoạn
đầu đại dịch, công ty đã giảm hàng tồn kho nhằm tối ưu hóa dòng tiền. Đến khi dịch bệnh
lên đến cao điểm, nguồn cung nguyên vật liệu dần khan hiếm thì Vinamilk ngay lập tức đã
căn cứ vào số lượng tồn kho thực tế để xác định số lượng cần mua vào và nhanh chóng gia
tăng hàng tồn kho để đảm bảo cung cấp cho các hoạt động kinh doanh và đưa ra lOMoAR cPSD| 40419767
phương án phân bổ phù hợp. Do đó, việc quản lý tốt hàng tôn kho là rất cần thiết.
Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình bán chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ
lệ khá cao, các khoản “Phải thu khách hàng” luôn tăng và chiếm tỷ trọng tương đối trong
cơ cấu. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho
quá trình sản xuất của công ty. Do đó, Vinamilk cần tập trung quản lí các chính sách bán
chịu, so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận để đưa ra chính sách hợp lý. III.
Lập kế hoạch tài chính năm 2022 cho Công ty cổ phần sữa Vinamilk 1.
Phân tích thị trường và lập kế hoạch doanh thu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tốc độ tăng/ giảm (%) Tổng doanh thu Bán thành
57.113.912.829.752 57.932.322.582.280 818.409.752. 1,432942889 phẩm 528 Bán hàng hóa 2.390.241.370.776
2.855.102.775.305 464.861.404. 19,44830385 529 Các dịch vụ 48.194.896.963 39.701.901.834 -8.492.995.129 -17,62218754 khác Cho thuê bất 8.820.628.654 4.956.165.148 -3.864.463.506 -43,81165626 động sản đầu tư Doanh thu 161.738.667.091 179.990.723.197 252.056.106 11,28490573 khác
59.674.713.496.273 61.012.074.147.764 1.289.165.7 2,160321649 54.528 Trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu Chiết khấu 47.989.924.856 57.048.684.900 9.058.760.044 18,87637889 thương mại Giảm giá hàng - 493.094.566 - bán lOMoAR cPSD| 40419767 Hàng bán bị 35.367.522.152 38.632.242.833 -3.264.720.681 -8,450766618 trả lại 17 86.622.167.689 92.909.301.618 794.039.363 6,68886443 Doanh thu thuần 588.091.328.584 60 1.282.878.620.599 2,151171211 1.1.
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lOMoAR cPSD| 40419767
1.1.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Sản Lượng sản Lượng sản Doanh thu từng Sản Giá bình Giá Giá bình phẩm phẩm tiêu phẩm tiêu quân sản bình quân sản loại sản phẩm thụ 2021 lượng thụ 2022 phẩm phẩm (triệu đồng) tiêu thụ quân (tấn) (tấn) tăng tăng 2021 2022 (triệu (%) (triệu (%) so với đồng /tấn) đồng /tấn) năm 2021 Sữa 1.252.410 1.565.512,5 25 18,31 0.8 18,45648 28.893.850,15 nước Sữa bột 86.682 103.151,58 19 129,5 1.9 131,9605 13.611.934,07 Sữa chua 668.100 728.229 9 13,5 1.5 13,7025 9.978.557,873 Sữa đặc 45.259 47.521,95 5 108,1 0.5 108,6405 5.162.808,409 Khác 200.062 210.065,1 5 30,3 1 30,603 6.428.622,255 Tổng 64.075.772,755365
Có thể thấy rằng, sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng do xây dựng thêm nhiều nhà
máy với công nghệ hiện đại và nguồn cung ứng nguyên vật liêu sữa tăng, ra tăng mở rộng
sản xuất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường. Sau sự tàn phá nặng nề của đại dịch
Covid 19, người dân càng chú ý hơn đến các mặt hàng sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe,
bổ sung dinh dưỡng, sức đề kháng… Trong đó, các sản phẩm của Vinamilk luôn là sự lựa
chọn số 1 của người tiêu dùng về uy tín và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cho dù trong
bối cảnh năm 2021, đại dịch một lần nữa khiến nền kinh tế "lao đao" nhưng hoạt 18
động xuất khẩu của Vinamilk vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ với doanh thu thuần xuất khẩu trực tiếp đạt
6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kì. Năm 2021, tổng doanh của Vinamilk lần đầu
vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. lOMoAR cPSD| 40419767
Trong đó, riêng quý 4 – năm 2021 đã chứng kiến một sự bứt phá mạnh khi tốc độ tăng
doanh thu là 10%. Kỷ lục doanh thu này được đóng góp bởi sự tăng trưởng từ cả 3 mảng:
nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài. Điều này thể hiện rõ khả năng tăng trưởng vợt
trội và tiềm năng lớn lao của doanh nghiệp trong thời gian tới và dự kiến đà tăng này vẫn
tiếp tục được duy trì năm 2022. Dự kiến năm 2022 khi đời sống kinh tế - xã hội ổn định
hơn, Vinamilk sẽ đạt được nhiều thành tựu bứt phá hơn nữa.
Hai mảng chủ chốt quyết định sự tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ sản phẩm là
sữa nước và sữa bột. Trong đó, sản phẩm sữa nước vốn là ngành có nhiều chủng loại sản
phẩm phong phú đa dạng, lượng tiêu thụ cao đóng góp phần lớn trong doanh thu tiêu thụ
của Vinamilk cũng là nhóm sản phẩm dự kiến duy trì mức tăng trưởng cao trong năm tới
đạt 25%. Tiếp theo đó là các nhóm sản phẩm sữa bột và sữa chua cũng đạt mức tăng trưởng
khả quan, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 19% và 9% so với năm trước. Theo nghiên cứu
của Nielsen, thị trường sữa bột ở các thành phố lớn đang có xu hướng bão hòa ghi nhận tốc
độ tăng trưởng thấp về sản lượng. Trong khi đó, triển vọng của mảng sữa bột tại các thành
phố nhỏ và nông thôn vẫn rất tích cực và người tiêu dùng tại đây đang có thu nhập ngày
càng cải thiện, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và dinh dưỡng không chỉ dành riêng cho
trẻ em mà cả các đối tượng khác như người cao tuổi, người bệnh… cũng dần được chú
trọng hơn. Sản phẩm sữa đặc được đánh giá có sự tăng trưởng ít hơn, đạt mức tăng 5% so
với năm báo cáo bởi tuy Vinamilk chiếm thị phần cao 80% trong ngành này nhưng thị
trường đã gần như đạt trạng thái bão hòa và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người
dân. Các nhóm sản phẩm còn lại được đánh giá tiếp tục tăng khoảng 5%.
Về phần mức giá của các sản phẩm của Vinamilk dự kiến sẽ có sự tăng nhẹ. Mặc dù
việc mở rộng quy mô sản xuất có thể giúp chi phí cố định bình quân giảm, giảm bớt 1 phần
giá thành sản phẩm. Tuy nhiên sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bởi đại dịch khiến giá
của các nguồn thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sữa đầu vào, chi phí vận chuyển… tăng dẫn
đến chi phí sản xuất tăng… Từ tác động của nhiều nhân tố trên đã đẩy giá các sản phẩm
sữa của doanh nghiệp tăng lên. Tuy vậy, thay vì ở hoàn cảnh bị động, Vinamilk đã không
ngừng nỗ lực đầu tư phát triển nguyên liệu sữa với hàng chục trang trại cả trong vào ngoài
nước, ổn định một phần nguồn cung cho hoạt động sản xuất. Đồng thời bước sang năm
2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên cừng lOMoAR cPSD| 40419767
với các hoạt động kinh tế xã hội dần hồi phục nhanh chóng, dự kiến giá của các sản phẩm có sự tăng nhẹ 0.5-2%.
1.1.2. Các khoản giảm trừ
Vinamilk thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành
cho quý khách hàng, để tri ân quý khách hàng thân thiết và mang sản phẩm của Vinamilk
đến với mỗi người Việt Nam. Đồng thời với nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm
sữa ngày càng tăng và chiến lược phát triển của Công ty thì sản lượng sữa cung cấp ra thị
trường trong tương lai đồng nghĩa lượng hàng bán ra cho các đối tác cũng như các siêu thị,
đại lý tăng, từ đó khoản Chiết khấu thương mại của Công ty cũng sẽ tăng lên. Điều này
luôn được thể hiện rõ qua các năm (năm 2021 tăng hơn 18% so với năm 2020) và dự kiến
năm 2022 tăng khoảng 37% so với năm 2021.
Mặt khác, sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con người nên vấn đề
về tiêu chuẩn chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Với sứ mệnh trở thành chuyên gia
dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, Vinamilk không chỉ đem lại cho người dân Việt Nam
những giải pháp dinh dưỡng tối ưu, chất lượng quốc tế mà còn ngày càng mở rộng, vươn
ra thế giới thông qua một loạt các dự án được người tiêu dùng và giới đầu tư hết sức quan
tâm như xây dựng các nhà máy, trang trại sữa ở nước ngoài, đầu tư các trang trại chăn nuôi,
sản phẩm sữa mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, hợp tác với các đối tác nước ngoài... Vì thế, với
uy tín và những nỗ lực trong suốt thời gian qua, công ty sẽ hạn chế tối đa việc hàng bán bị
trả lại trong năm 2022 do vấn đề về chất lượng nên dự kiến khoản Hàng bán bị trả lại sẽ
giảm, ngoài ra các khoản giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu giảm. Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tốc Mức Dự đoán 2022 20 (VND) (VND) (VND) độ tăng/ tăng/ giảm kế giảm hoạch (%) (%)
Chiết khấu 47.989.924.856 57.048.684.900 9.058.760.044 18,88 36,7 77.985.552.258 thương mại Giảm giá 493.094.566 -9 448.716.055 hàng bán lOMoAR cPSD| 40419767
Hàng bán 38.632.242.833 35.367.522.152 -3.264.720.681 -8,45 -9 32.184.445.158 bị trả lại Tổng
86.622.167.689 92.909.301.618 5.794.039.363 6,69 110.649.666.912
Năm 2022: Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ
= 64.075.772,755365 * 10^6 – 110.649.666.912
= 63.965.123.090.000 (đồng) 1.2.
Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2020 (triệu Năm 2021 (triệu Chênh lệch Tốc VND) VND) độ tăng/ giảm (%) Lãi tiền gửi
1.148.535.809.815 1.103.472.820.884 -45.062.988.931 -3,92
Lãi chênh lệch tỷ giá hối 53.635.725.251 53.270.754.380 -364.970.871 -0,68 đoái Thu nhập từ cổ tức 18.021.315.215
7.930.883 -18.013.384.332 -99,96
Lãi thanh lý khoản đầu tư 11.945.412.881
291.222.673 -11.654.190.208 -97,56 tài chính
Lãi do đánh giá lại theo 300.636.476.590 - - -
giá trị hợp lý của khoản
đầu tư vào công ty liên
kết tại thời điểm công ty
này trở thành công ty con Doanh thu hoạt động tài 48.317.915.565 57.641.090.574 9.323.175.009 19,3 lOMoAR cPSD| 40419767 chính khác Tổng
1.581.092.655.317 1.214.683.819.394 -366.408.835.923
Bảng: Doanh thu hoạt động tài chính (VND) và tốc độ tăng trưởng của Vinamilk
(%) giai đoạn 2020-2021
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty năm 2021, doanh thu hoạt động tài chính
giảm khoảng 23% so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là giảm thu nhập cổ tức, lãi từ
thanh lý khoản đầu tư tài chính, lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái,… Tuy nhiên, thu
nhập từ cổ tức và lãi thanh lý khoản đầu tư tài chính giảm mạnh do năm 2021 ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 làm cho thu nhập từ cổ tức và thanh toán bị đình trệ và biến động
mạnh. Lợi nhuận từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hoạt động tài chính
của Vinamilk – 1103 tỷ đồng tương đương 90,8% và bị giảm 3,92% so với năm 2020. Bên
cạnh đó, Vinamilk đã thu về một khoản lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá hối đoái với hơn 53 tỷ
đồng chiếm 4,38% tổng doanh thu hoạt động tài chính. Cổ tức, lãi thanh lý chứng khoán và
các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.
Dự báo doanh thu hoạt động tài chính 2022: Sử dụng phương pháp giản đơn Mức Năm 2021 (VND) Dự báo năm 2022 tăng/giảm (VND) kế hoạch (%) Lãi tiền gửi 10 1.103.472.820.884 1.213.820.010.328
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái 5 53.270.754.380 55.934.292.099 Thu nhập cổ tức 5 7.930.883 8.327.427,15
Lãi thanh lý khoản đầu tư tài -4 291.222.673 279.573.766,1 chính
Lãi do đánh giá lại theo giá trị -6 - -
hợp lý của khoản đầu tư vào công ty
liên kết tại thời điểm công ty này trở thành công ty con lOMoAR cPSD| 40419767
Doanh thu hoạt động tài chính 5 57.641.090.574 60.523.145.103 khác Tổng 15 1.214.683.819.394 1.396.886.392.439
Khi đại dịch đã kết thúc, Vinamilk sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm lượng tiền nhàn rỗi vào
các tổ chức tín dụng từ đó nhận được phần lớn tiền lãi gửi trong năm 2022. Vì vậy, dự báo
lãi tiền gửi tăng 10% so với 2021. Năm 2022,Vinamilk tiếp tục nắm bắt thời cơ kinh doanh
trên thị trường ngoại hối từ đó thu được nguồn lợi lớn, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái dự báo tiếp tục tăng 5%.
Vinamilk kỳ vọng một số lượng lớn về cổ phiếu do công ty nắm giữ sẽ được trả cổ
tức với tỷ lệ khoảng 10%, do vậy thu nhập từ cổ tức trong năm tới dự báo tiếp tục tăng 5% so với năm 2021.
Lãi từ thanh lý các khoản đầu tư và lãi do đánh giá lại theo giá trị hợp lý của khoản
đầu tư vào công ty vào công ty liên kết tại thời điểm công ty này trở thành công ty con dự
báo giảm lần lượt 4% và 6%.
Các khoản thu khác được dự báo sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên với tốc độ tương đối ổn
định so với giai đoạn trước ở mức dự báo tăng 5%. 1.3. Thu nhập khác Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tốc độ (VND) (VND) (VND) tăng/giảm (%)
Thu nhập được hỗ trợ từ
38.926.748.666 180.625.374.966 141.698.626.300 364,0135155 nhà cung cấp
150.657.740.381 133.916.631.891 -16.741.108.490 -11,11201353
Thu nhập từ thanh lý tài
sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang Thu nhập từ khoản vay - 70.747.452.470 - -
được miễn giảm do hỗ trợ bởi Chính phủ
Bồi thường nhận từ các 5.915.739.507 8.827.111.365 2.911.371.858 49,21399691 bên khác lOMoAR cPSD| 40419767 Thu nhập khác
16.885.966.581 28.706.621.598 11.820.655.017 70,00283318 Tổng
212.386.195.135 422.823.192.290 210.436.997.155 99
Bảng: Thu nhập khác của Vinamilk (VND) và tốc độ tăng trưởng của nó (%)
Thu nhập khác năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020 nguyên nhân chủ yếu là do
năm 2021 đại dịch diễn biến căng thẳng nguồn thu nhập từ việc được hỗ trợ từ những nhà
cung cấp là nguồn thu chủ yếu thu nhập khác của Vinamilk, mức tăng kỷ lục từ gần 39 tỷ
đổng vào năm 2020 lên 180 tỷ đồng vào năm 2021. Cùng với đó, các khoản thu từ khoản
vay được miễn giảm do hỗ trợ bởi Chính phủ, bồi thường nhận từ các bên khác và thu nhập
khác cũng tăng ở mức trung bình khoảng 50%.
Năm 2021, thu nhập từ thanh lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang giảm
11,11% do trước đó giai đoạn 2019-2020 Vinamilk đã thanh lý một loạy các dây chuyền
cũ để thay thế vào đó bằng dây chuyền công nghệ mới hiện đại hơn.
Dự báo thu nhập khác năm 2022: Sử dụng phương pháp giản đơn Năm 2021 (VND) Mức Dự báo năm 2022 tăng/giảm (VND) kế hoạch (%)
Thu nhập được hỗ trợ từ nhà cung 15 180.625.374.966 207.719.181.211 cấp 12 133.916.631.891 149.986.627.718
Thu nhập từ thanh lý tài sản cố
định và xây dựng cơ bản dở dang lOMoAR cPSD| 40419767 -2 70.747.452.470 69.332.503.421
Thu nhập từ khoản vay được miễn
giảm do hỗ trợ bởi Chính phủ
Bồi thường nhận từ các bên khác 8 8.827.111.365 9.533.280.274 Thu nhập khác 6 28.706.621.598 30.429.018.894 Tổng 422.823.192.290 467.000.611.518
Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định sau đại dịch, năm
2022, Vinamilk được dự báo không có nhiều biến động về doanh thu khác. Tuy nhiên thu
nhập từ thanh lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang dự báo tăng 12% so với năm
2021 nhằm cân bằng lại ở ngưỡng ổn định so với năm 2020, thu nhập được hỗ trợ từ nhà
cung cấp dự báo tăng 15%, bồi thường nhận từ các bên khác và thu nhập khác dự báo trong
năm 2022 tăng nhẹ ở mức 8% và 6% so với giai đoạn trước. Bênh cạnh đó, thu nhập từ
khoản vay được miễn giảm do hỗ trợ bởi chính phủ được dự báo giảm 2% so với năm 2021.
Từ đó, ta dự báo được thu nhập khác của Vinamilk đạt xấp xỉ 467 tỷ đồng vào năm 2022. 1.4.
Dự báo tổng doanh thu năm 2022 của Vinamilk
Từ các dự báo trên, ta có bảng tổng hợp dự báo tổng doanh thu của Vinamilk 2022: (Đơn vị: VND) Doanh thu tiêu thụ (1) 64.075.772.755.365
Các khoản giảm trừ doanh thu (2) 110.649.666.912
Doanh thu thuần (3) = (1) – (2) 63.965.123.088.453
Doanh thu hoạt động tài chính (4) 1.396.886.392.439 Thu nhập khác (5) 467.000.611.518
Tổng doanh thu (6) = (3) + (4) + (5) 65.829.010.092.410 2.
Lập kế hoạch chi phí, giá thành 2.1. Chi phí bán hàng Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch lOMoAR cPSD| 40419767 VND VND Tốc độ tăng/ giảm (%) Chi phí dịch vụ 9.768.719.168.040 9.229.057.850.953 -539.661.317.087 -0,0552 khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng Chi phí quảng cáo, 1.439.912.629.179 1.233.350.351.965 -206.562.277.214 -0,1435 nghiên cứu thị trường Chi phí nhân viên 627.519.692.964 660.223.065.419 32.703.372.455 0,0521 Chi phí vận chuyển 654.398.362.889 876.997.613.963 222.599.251.074 0,3402 Chi phí dịch vụ mua 680.756.723.230 669.312.658.542 -11.444.064.688 -0,0168 ngoài Chi phí công cụ, dụng 94.364.884.488 124.038.885.042 29.674.000.554 0,3145 cụ Chi phí nguyên vật 76.467.628.324 61.298.483.171 -15.169.145.153 -0,1984 liệu Chi phí khấu hao 63.401.882.859 53.003.930.795 -10.397.952.064 -0,1640 Chi phí bảo hành 41.951.650.192 43.387.562.554 1.435.912.362 0,0342 Tổng 13.447.492.622.165 12.950.670.402.404 -496.822.219.761 -0,0369
Theo báo cáo hợp nhất 2021, chi phí nhân viên, chi phí vận chuyển, chi phí công cụ
dụng cụ, chi phí bảo hành có tốc độ tăng một phần là do với mục tiêu là không ngừng phát
triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể có được của Công ty cho các cổ đông, nâng cao
giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người
lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp năm 2021 có sự giảm nhẹ so với năm 2020 do
tác động của dịch Covid 19, nhiều hoạt động kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp tiến tới
chuyển đổi dần sang việc mở rộng tiêu thụ trên nền tảng thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu
nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai. Người Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767
sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do chính doanh nghiệp
của Việt Nam sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất. Để đạt được mục tiêu đó, Vinamilk
tiếp tục tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng kênh phân phối ở các tỉnh, thành, chọn
đơn vị, cá nhân làm nhà phân phối có khả năng kinh doanh và tài chính dồi dào, có mạng
lưới bán hàng rộng và mối quan hệ tốt, tổ chức lực lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp,
tận tâm, hỗ trợ tốt cho công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Dự báo chi phí bán hàng Vinamilk năm 2022: Sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Năm 2020 VND Năm 2021 VND % Trung Tỷ lệ Dự báo năm 2022 bình Ảnh VND hưởng của các nhân tố khác
Doanh thu thuần 59.636.286.225.547 60.919.164.846.146 63965.123.088.453 a b a x b Chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng 9.768.719.168.040 9.229.057.850.953 0,157651
1,20 0,189181 12100.988.902.855 Chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường 1.439.912.629.179 1.233.350.351.965 0,022195
1,15 0,025525 1.632.683.672.629 Chi phí nhân viên 627.519.692.964 660.223.065.419 0,010680 1,10 0,011748 751.467.128.736 Chi phí vận 654.398.362.889 876.997.613.963 0,012685 1,10 0,013953 892.510.776.488 chuyển Chi phí dịch vụ 680.756.723.230 669.312.658.542 0,011201 1,10 0,012321 788.122.118.102 mua ngoài lOMoAR cPSD| 40419767 Chi phí công cụ, 94.364.884.488 124.038.885.042 0,001809 1,10 0,001990 127.300.473.160 dụng cụ Chi phí nguyên 76.467.628.324 61.298.483.171 0,001144 1,10 0,001259 80.509.887.786 vật liệu Chi phí khấu hao 63.401.882.859 53.003.930.795 0,000967 1,10 0,001063 68.011.999.847 Chi phí bảo hành 41.951.650.192 43.387.562.554 0,000708 1,10 0,000779 49.804.561.288 Tổng 13.447.492.622.165 12.950.670.402.404 16491.399.520.891
Chi phí bán hàng doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng năm tới. Nguyên nhân
do thị trường cạnh tranh ngày khốc liệt cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh khai mở nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường tiềm năng, đặc biệt khu vực nông thôn, thông qua chiến lược
chiếm lĩnh nhà phân phối. Doanh thu Vinamilk phụ thuộc nhiều vào công tác bán hàng,
đặc biệt quảng cáo công tác hỗ trợ, hoa hồng cho nhà phân phối khiến tập đoàn ngày chi
nhiều tiền cho công tác bán hàng, đặc biệt công tác hỗ trợ hoa hồng cho nhà phân phối, dự
đoán chi phí hỗ trợ hoa hồng cho nhà phân phối tăng 20%.
Đặc biệt, Vinamilk đang không ngừng đổi mới và đa dạng hóa danh mục sản
phẩm của mình và đưa nhiều chương trình khuyến mại để kích thích tiêu dùng nên chi phí
quảng cáo nghiên cứu thị trường cùng với chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng bày, giới
thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng được dự tính sẽ tăng mạnh vào năm 2022, ước tính tăng 15-20%.
Ngoài ra, các khoản chi phí Chi phí nhân viên, Chi phí nguyên vật liệu, Chi phí công
cụ, dụng cụ, Chi phí khấu hao, Chi phí bảo hành, Chi phí vận chuyển hàng, Chi phí dịch
vụ mua… dự báo biến động theo xu hướng năm 2021 với biến động mức độ vừa phải khoảng 10%. 2.2.
Chi phí hoạt động tài chính Tốc độ tăng/giảm Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giá trị (%) (đồng) (đồng) (đồng) lOMoAR cPSD| 40419767 Chi phí lãi vay
143.818.465.177 88.799.090.663 -55.019.374.514 -38,26
Chi phí lãi cho các khoản ký quỹ nhận được 211.599.639 220.680.833 9.081.194 4,29
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái 42.096.477.192 35.671.801.202 -6.424.675.990 -15,26
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 4.853.543.502 3.845.924.065 -1.007.619.437 -20,76
Chiết khấu thanh toán cho khách hàng 18.515.111.685 18.967.274.701 452.163.016 2,44 Chi phí tài chính khác 99.074.131.640 54.833.460.768 -44.240.670.872 -44,65 Tổng
308.569.328.835 202.338.232.232 - -34,43 106.231.096.603
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty năm 2021, chi phí tài chính giảm 34,43%
so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là giảm chi phí lãi vay, chi phí tài chính khác, dự
phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái…
Chi phí lãi cho các khoản ký quỹ nhận được và chiết khấu thanh toán cho khách
hàng có phần chênh lệch tăng so với năm 2020 do nhu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm
sữa ngày càng lớn, cùng với đó công ty sẽ đề ra những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng.
Dự báo chi phí tài chính Vinamilk năm 2022: Sử dụng Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Ảnh hưởng của Năm 2020 VND Năm 2021 VND các Tỷ lệ Dự báo năm 2022 nhân %Trung tố bình khác Doanh thu
59.636.286.225.547 60.919.164.846.146 63.965.123.088.453 thuần a b a x b Chi phí lãi 143.818.465.177 88.799.090.663 0,001935 1,15 0,002225 142.310.719.870 vay Chi phí lãi 211.599.639 220.680.833 0,000004 1,45 0,000005 332.538.620,7 cho các khoản ký quỹ nhận được lOMoAR cPSD| 40419767 Lỗ chênh 42.096.477.192 35.671.801.202 0,000646 0,95 0,000613 39.238.580.539 lệch tỷ giá hối đoái Dự phòng 4.853.543.502 3.845.924.065 0,000072 1,10 0,000079 5.084.238.158 giảm giá đầu tư tài chính Chiết khấu 18.515.111.685 18.967.274.701 0,000311 1,10 0,000342 21.876.091.625 thanh toán cho khách hàng Chi phí tài 99.074.131.640 54.833.460.768 0,001281 1,10 0,001409 90.112.433.915 chính khác Tổng 308.569.328.835 202.338.232.232 298.954.602.727
Dự báo chi phí tài chính năm 2022: -
Chi phí lãi vay trong năm 2022 dự báo sẽ tăng khoảng 15% do sự mở rộng
quy mô, cũng như đầu tư nâng cấp các nhà máy, trang trại bò sữa… như hệ thống trang trại
sinh thái Green Farm, Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên,… dẫn đến Vianmilk sẽ tăng thêm
các khoản vay để đầu tư mở rộng, làm cho chi phí lãi vay tăng. Với các khoản ký quỹ nhận
được tăng lên trong năm 2022, dự báo, chi phí lãi cho các khoản ký quỹ sẽ tiếp tục tăng cao (khoảng 45%). -
Với thị trường hối đoái năm 2022 đã dần ổn định, sự biến động về tỷ giá là
không đáng kể, do vậy, lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái trong 6 tháng đầu năm 2022 được
dự báo sẽ giảm khoảng 5%. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính tăng khoảng
10%. Các chi phí khác được dự báo sẽ tăng trong năm tới (khoảng 10%). 2.3.
Chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2020 VND Năm 2021 VND Chênh lệch Tốc độ tăng/ giảm (%) Chi phí nhân viên 577.934.438.889 573.819.360.808 -4.115.078.081 -0,0071
Chi phí dịch vụ mua ngoài 352.697.363.079 347.777.620.697 -4.919.742.382 -0,0139 Chi phí khấu hao 100.595.000.203 91.338.899.765 -9.256.100.438 -0,0920 Công tác phí 39.968.855.820 26.902.387.638 -13.066.468.182 -0,3269 lOMoAR cPSD| 40419767
Chi phí vật liệu quản lý 36.992.500.615 45.127.448.787 8.134.948.172 0,2199 Chi phí vận chuyển 37.394.278.075 45.605.841.439 8.211.563.364 0,2196
Chi phí chứng từ nhập hàng 30.596.558.141 24.713.287.238 -5.883.270.903 -0,1923
Chi phí đồ dùng văn phòng 20.689.042.010 24.456.574.998 3.767.532.988 0,1821 Thuế, phí và lệ phí 21.238.023.841 42.639.484.562 21.401.460.721 1,0077
Chi phí dịch vụ ngân hàng 11.449.788.958 10.410.130.912 -1.039.658.046 -0,0908
Dự phòng phải thu khó đòi 5.379.050.631 4.039.667.234 -1.339.383.397 -0,2490 -362.608.459.748
Chi phí phân bổ lợi thế thương mại 608.148.574.973 245.540.115.225 -0,5962 Chi phí khác 115.071.981.050 84.941.607.682 -30.130.373.368 -0,2618 Tổng 1.958.155.456.285 1.567.312.426.985 -390.843.029.300 -0,1996
Chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài,… chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí quản lý doanh nghiệp.Chi phí vận chuyển tăng cao năm 2021 do ảnh hưởng của nhiều đợt giãn cách kéo dài.
Việc giữ tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức ổn định trong nhiều năm gần
đây cho thấy công ty đang bước đầu ứng phó tốt với sự mở rộng về quy mô doanh nghiệp.
Bởi đa số các doanh nghiệp càng mở rộng quy mô thì tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp
trên doanh thu thuần càng tăng bởi công việc quản lý khó khăn, phức tạp và lOMoAR cPSD| 40419767
chồng chéo hơn nhiều, đồng thời doanh nghiệp càng lớn thì quản lý có xu hướng càng quan
liêu hơn, gây giảm hiệu quả quản lý. Đồng thời do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp
những năm qua cũng làm ảnh hưởng đến một số kế hoạch phát triển của công ty.
Dự báo chi phí quản lý doanh nghiệp Vinamilk năm 2022: Sử dụng phương
pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Năm 2020 VND Năm 2021 VND %Trung Tỷ lệ Dự báo năm 2022 bình Ảnh hưởng của các nhân tố khác
Doanh thu thuần 59.636.286.225.547 60.919.164.846.146 63.965.123.088.453 a b a x b Chi phí nhân 577.934.438.889 573.819.360.808 0,009555 1,20 0,011466 733.437.280.148 viên Chi phí dịch vụ mua ngoài 352.697.363.079 347.777.620.697 0,005811 1,20 0,006974 446.079.127.985 Chi phí khấu 100.595.000.203 91.338.899.765 0,001593 1,15 0,001832 117.186.589.406 hao Công tác phí 39.968.855.820 26.902.387.638 0,000556 1,10 0,000612 39.114.676.742 Chi phí vật liệu quản lý 36.992.500.615 45.127.448.787 0,000681 1,10 0,000749 47.883.829.123 Chi phí vận 37.394.278.075 45.605.841.439 0,000688 1,10 0,000757 48.397.118.650 chuyển Chi phí chứng từ nhập hàng 30.596.558.141 24.713.287.238 0,000459 1,10 0,000505 32.321.537.169 lOMoAR cPSD| 40419767 Chi phí đồ dùng văn phòng 20.689.042.010 24.456.574.998 0,000374 1,10 0,000412 26.328.614.075 Thuế, phí và lệ 21.238.023.841 42.639.484.562 0,000528 1,30 0,000686 43.908.210.704 phí Chi phí dịch vụ 31 ngân hàng 11.449.788.958 10.410.130.912 0,000181 1,1 0,000200 12.766.344.611 Dự phòng phải thu khó đòi 5.379.050.631 4.039.667.234 0,000078 1,10 0,000086 5.506.133.587 Chi phí phân bổ lợi thế thương mại 608.148.574.973 245.540.115.225 0,007114 1,10 0,007826 500.560.256.694 Chi phí khác 115.071.981.050 84.941.607.682 0,001662 1,10 0,001828 116.937.388.295 Tổng
1.958.155.456.285 1.567.312.426.985 2.170.427.107.189
Chi phí nhân viên tiếp tục tăng khoảng 20% do Vinamilk tiếp tục mở rộng quy mô
sản xuất trong và ngoài nước, xây dựng thêm nhà máy, trang trại sữa, đặc biệt là đội ngũ
chuyên gia quản lý chuyên nghiệp nước ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài có dự đoán tăng (khoảng 20%) năm 2021 cùng với việc
mở rộng sản xuất và bán hàng. Chi phí khấu hao tăng (khoảng 15%), Vinamilk đầu tư thêm
nhiều thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng cho phận quản lý.
Thuế, phí lệ phí dự kiến tiếp tục tăng (khoảng 30%) công tác đầu tư mở rộng sản
xuất cả trong và ngoài nước. Nhờ nâng cao công tác quản lý kiểm soát chặt chẽ phí dự
phòng phải thu khó đòi năm 2022 dự kiến chỉ tăng nhẹ (khoảng 10%). Các khoản mục chi
phí còn lại dự kiến tăng 10%. 2.4. Chi phí khác Năm 2020 VND Năm 2021 VND Chênh lệch Tốc độ tăng/giảm (%) lOMoAR cPSD| 40419767
Giá trị ghi sổ của TS cố định
và xây dựng cơ bản dở dang đã thanh lý/ xóa sổ
193.780.231.206 207.497.318.225 13.717.087.019 0,0708 Chi phí khác 39.450.701.321
20.710.207.337 -18.740.493.984 -0,4750 Tổng
233.230.932.527 228.207.525.562 -5.023.406.965 -0,0215
Dự báo chi phí khác Vinamilk năm 2022: Sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Năm 2020 VND Năm 2021 VND %Trung Ảnh Tỷ lệ Dự báo năm 2022 32 bình (VND) hưởng của các nhân tố khác
Doanh thu thuần 59.636.286.225.547 60.919.164.846.146 63.965.123.088.453 a b a x b Gía trị ghi sổ của 193.780.231.206 207.497.318.225 0,003328 0,90 0,002995 19.157.3279.404 TS cố định và xây dựng cơ bản dở dang đã thanh lý/ xóa sổ Chi phí khác 39.450.701.321 20.710.207.337 0,000501 1,20 0,000601 38.436.023.296 Tổng 233.230.932.527 228.207.525.562 230.009.302.700
Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định sau đại dịch,
Vinamilk dự báo chi phí khác của doanh nghiệp ít có nhiều biến động. Giá trị ghi sổ tài sản
cố địng và xây dựng cơ bản dở dang đã thanh lý giảm 10% so với năm 2021. Chi phí khác
dự kiến tiếp tục tăng khoảng 20% so với năm báo cáo. 2.5.
Giá thành sản phẩm tiêu thụ
Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ của Vinamilk 2021: lOMoAR cPSD| 40419767
Giá thành sản xuất 1 tấn Lượng sản phẩm
Giá thành sản xuất sản sản phẩm tiêu thụ tiêu thụ (tấn) phẩm tiêu thụ (đồng) Sản phẩm (đồng/tấn) Sữa nước 1.572.410 11.570.000 18.192.783.700.000 Sữa bột 112.682 105.690.000 11.909.339.442.000 Sữa chua 700.000 12.350.000 8.645.000.000.000 Sữa đặc 52.959 74.230.000 3.931.161.416.000 Khác 201.362 24.310.000 4.895.110.220.000 Tổng 1.930.256 47.573.394.778.000
Sự biến động của giá sữa thu mua vẫn là rủi ro với Vinamilk. Hoạt động thu mua
sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk từ hộ chăn nuôi ở một số địa phương gặp khó khăn do
giãn cách xã hội kéo dài, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, một số loại thức ăn không có lOMoAR cPSD| 40419767
nguồn cung nên khẩu phần ăn của bò thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi nông
hộ, dẫn tới nhiều hộ nông dân buộc phải dịch chuyển ngành nghề. Theo đó, nguồn cung
sữa nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của Vinamilk.
Để giảm thiểu sự rủi ro này và tăng khả năng tự cung ứng sữa nguyên liệu, Vinamilk
tích cực đầu tư mở rộng quy mô trang trại và nhà máy sản xuất sữa, tăng số lượng đàn bò
trong các trang trại và các nông hộ, các trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế…
Tuy vậy, giá nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi, cước phí vận chuyển… đều tăng
cao do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tích trữ hàng hóa tăng mạnh tại một số
quốc gia lớn. Một số nguyên liệu sản xuất sữa quan trọng như sữa bột gầy đã ghi nhận mức
tăng giá 30 - 40% trong giai đoạn 2020-2021 (Global Dairy Trade). Xu hướng này có thể
đảo chiều khi dịch bệnh được kiểm soát tại các vùng nguyên liệu quan trọng như New
Zealand, Châu Âu, Mỹ giúp nguồn cung được cải thiện và tình hình giao thương quốc tế
ổn định giúp giảm bớt chi phí vận chuyển
Về tổng thể, giá thức ăn chăn nuôi tăng 20-30% trong năm 2021 và chưa có dấu hiệu
giảm trong năm 2022. Giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi
trong nước tăng, trong đó nguồn thức ăn thô xanh phải cạnh tranh quyết liệt về giá và nguồn
cung. Ngoài ra, cước phí vận chuyển trong nước tăng khoảng 20%, quốc tế tăng khoảng
500% đã góp phần đẩy chi phí sản xuất sữa tươi nguyên liệu tăng cao.
Ta có thể dự báo rằng giá vốn hàng bán về sản phẩm tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng trong
năm 2022. Quy mô của Vinamilk ngày càng phình to khiến cho tập đoàn này được hưởng
lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Có nghĩa là quy mô sản xuất càng lớn thì càng khiến chi phí cố
định bình quân giảm, nhờ vậy mà tỷ lệ giá vốn trên từng đơn vị sản lượng giảm đi. Nguyên
nhân thứ hai đến từ tiềm năng của thị trường sữa Việt Nam hiện nay. Thị trường sữa Việt
Nam là thị trường còn nhiều tiềm năng tăng trưởng vì tỷ lệ tiêu thụ sữa/người của nước ta
còn thấp, hơn nữa thu nhập người dân cũng ngày càng tăng lên. Sau khi trải qua một đại
dịch có sức ảnh hưởng lớn, người dân Việt Nam cũng chú trọng đến các loại thực phẩm
dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong đó các sản phẩm từ sữa là một trong những mặt
hàng được quan tâm nhiều nhất. Đây cũng chính là nhóm sản phẩm chủ đạo, chiếm tỷ trọng lOMoAR cPSD| 40419767
cao trong danh mục sản phẩm của Vinamilk, có vị trí quan trọng đóng góp vào tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Dự báo tình hình giá thành từng sản phẩm của Vinamilk 2022: Lượng sản Sản lượng Giá thành sản Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất phẩm tiêu tiêu thụ tăng xuất 1 tấn sản 1 tấn sản phẩm sản phẩm tiêu thụ thụ năm tiêu thụ tăng (%) (%) so với phẩm tiêu thụ dự báo năm 2022 so với năm 2021 2022 (tấn) năm 2021 (đồng/tấn) (đồng) Sản phẩm Sữa nước 1.565.513 25 11.442.730 -1,1 17.913.736.849.125 Sữa bột 103.152 19 106.958.280 1,2 11.032.915.576.082 Sữa chua 728.229 9 12.844.000 4 9.353.373.276.000 Sữa đặc 47.522 5 75.343.450 1,5 3.580.467.663.728 Khác 210.065 5 25.282.400 4 5.310.949.884.240 Tổng 2.654.480 47.191.443.249.175
3. Lập kế hoạch lợi nhuận
Từ các số liệu doanh thu và chi phí chúng em đã tính toán được ở trên, ta lập được
Báo cáo kết quả kinh doanh sau: HẠNG MỤC
Mã số Dự đoán năm 2022
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 64.075.772.755.365
Các khoản giảm trừ doanh thu 2 110.649.666.912
Doanh thu thuần (10 = 01 - 02) 10 63.965.123.088.453 Giá vốn hàng bán 11 47.191.443.249.175
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 16.773.679.839.278
Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.396.886.392.439
Chi phí hoạt động tài chính 22 298.954.602.727 Chi phí bán hàng 24 16.491.399.520.891
Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.170.427.107.189
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30= 20 + (21 – 22) - (24+25)} 30 17.871.611.628.990 lOMoAR cPSD| 40419767 Thu nhập khác 31 467000611518 Chi phí khác 32 230.009.302.700
Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 236.991.308.818
Lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40) 50 18.108.602.937.808
Với lãi suất TNDN 20%. Chi phí nộp thuế 51 3621720587562 Lợi nhuận sau thuế 60 14.486.882.350.246
IV. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 1.
Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
trong thời gian tới
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, Vinamilk đặt mục tiêu trở thành
Tập đoàn sản xuất sữa lớn của Việt Nam và khu vực. Để đạt mục tiêu đó, Công ty chủ
trương đưa công nghệ mới nhất, hiện đại, tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất, nhằm tạo ra
các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, cạnh tranh một cách sòng phẳng với các nhãn hiệu
sữa nổi tiếng trên thế giới. Cụ thể Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đặt ra các một số mục
tiêu và định hướng sau:
Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu
khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng
sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cunng sữa tươi ổn định, chất lượng
cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy. lOMoAR cPSD| 40419767
2. Một số giải pháp và khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính, nâng cao
hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 2.1.
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính
2.1.1. Về cấu trúc tài chính và chính sách tài trợ vốn
Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn
dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn, theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn
hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn
phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh cho công ty.
Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn: công ty xây dựng mô hình dự báo cấu trúc
vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mô hình đó cấu trúc vốn phải phản ánh được các đặc
điểm của nền kinh tế, bao gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của thị
trường vốn, thuế suất...
2.1.2. Theo dõi chặt chẽ và khoa học tình hình công nợ nhằm nâng cao khả năng
thanh toán của công ty
Đối với các khoản phải trả người bán: Vinamilk phải đảm bảo khả năng thanh toán
nợ và đảm bảo thanh toán đúng hạn cho đối tác có số dư chiếm tỷ trọng lớn.
Đối với các khoản phải thu: công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu
tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về
mức bình quân ngành để đẩy nhanh việc thu hồi nợ công ty cần đưa ra mức chiết khấu hợp
lí để thúc đẩy việc khách hàng trả nợ sớm cho công ty.
Nâng cao chất lượng dòng tiền: cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh của Công ty. Lập dự báo ngân quỹ, dự báo các khoản thu chi tiền
một cách khoa học để có thể chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ và xây dựng định
mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. 2.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 2.2.1. Tăng doanh thu
Chất lượng sản phẩm: nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và
kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. lOMoAR cPSD| 40419767
Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng: công ty nên có chiến lược phát triển hệ
thống bán hàng phù hợp. Nâng cao chính sách bán hàng, làm mới chiến dịch quảng cáo cho
sản phẩm. Giảm giá sản phẩm hàng tồn kho thì sử dụng những chương trình Flash Sale
(giảm 50-70% so với giá gốc), mua 1 tặng 1 hoặc là “Số lượng có hạn” để kích thích khách
hàng mua vì sự khan hiếm của sản phẩm. Đặc biệt, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại tại
các vùng nông thôn, khu dân cư. 2.2.2. Giảm chi phí
Đầu tư thêm sản lượng đàn bò trong nước để đỡ chi phí nhập khẩu từ nước ngoài,
từ đó giảm được chi phí đầu vào.
Giảm các chi phí liên quan đến vận hành nhà máy: chi phí tiện ích, cung cấp, lưu
trữ, giám sát, quản lí.
Có bộ phận thường xuyên rà soát và quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển cũng như
bảo quản hàng hóa giảm tối thiểu các hư hỏng, tổn thất có thể xảy ra.
2.2.3. Quản lý các khoản phải thu
Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh: chiết khấu
thanh toán. Để đẩy nhanh việc thu hồi nợ, công ty cần đưa ra mức chiết khấu hợp lí để thúc
đẩy việc khách hàng trả nợ sớm cho công ty. Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ
quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty.
2.2.4. Quản lý các khoản phải trả
Công ty nên điều chỉnh lại các khoản tài sản ngắn hạn cho hợp lý để có thể vừa đảm
bảo thanh toán được các khoản nợ vừa sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập
thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất để phát huy khả năng và
hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả. KẾT LUẬN
Từ những vấn đề lý luận và thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ
phần sữa Việt Nam - Vinamilk đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng, trong nền kinh
tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh lOMoAR cPSD| 40419767
nghiệp nói chung và Vinamilk nói riệng muốn tồn tại và phát triển, đều phải nâng cao sức
cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và Vinamilk là một điểm hình
công ty đã khắc phục và tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình như mở rộng thị trường, tìm
kiếm khách hàng tiềm năng, và họ nhân ra rằng việc tìm hiểu và làm thế nào để thỏa mãn
ngày càng cao hơn nhu cầu của khách hàng là cái đích dẫn đến thành công, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
Để có được thành công của Vinamilk như ngày hôm nay cũng nhờ vào sự nỗ lực cố
gắng của toàn bộ nhân sự cùng ban giám đốc công ty đã có những chiến lược bán hàng
cũng như marketing đúng đắn và đặc biệt là kế hoạch tài chính phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Từ đó, chúng ta thấy được rằng lập kế hoạch tài chính định kỳ là rất cần thiết, có vai trò và
tầm quan trọng trong quản lý tài chính cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức
tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong
và ngoài nước. Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công
ty để từ đó lập kế hoạch tài chính phù hợp trên thành một trong những vấn đề sống còn đối
với Công ty cổ phần sữa Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web chính thức của Vinamilk Vinamilk - Vươn cao Việt Nam - Vinamilk
2. LẬP kế HOẠCH tài CHÍNH CHO CÔNG TY cổ PHẨN sữa VIỆT NAM VINAMILK (123docz.net)
3. https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTN/VN/VNM_Baocaothuongnien _2021.pdf
4. https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-phat-trien-suc-manh-thuong- hieu-vinamilk-21417.htm
5. https://www.vinamilk.com.vn/vi/phat-trien-ben-vung
6. https://m.cafef.vn/hose/VNM-cong-ty-co-phan-sua-viet-nam.chn