Tiểu luận môn Luật môi trường | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tiểu luận môn Luật môi trường | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
24 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận môn Luật môi trường | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tiểu luận môn Luật môi trường | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

76 38 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG
Lớp Tín chỉ: LUMT1022H_D16LK.3_LT
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023
TÊN CHỦ ĐỀ: Chủ đề 3
TÊN ĐỀ TÀI: Lựa chọn một trong những vấn đề môi trường đã
đang trở thành thách thức lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường Việt Nam
hiện nay để phân tích. Bình luận về các quy định của pháp luật môi trường
Việt Nam hiện hành đối với vấn đề đó.
Họ và Tên sinh viên: Nguyễn Trần Bích Phương.
Ngày/tháng/năm sinh: 30/03/2003
Lớp niên chế: D17LK01
Tên giáo viên giảng dạy: Phạm Thị Mai Trang
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………....……......1
NỘI DUNG ……………………………………………………....…………......4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC........4
1. Định nghĩa về ô nhiễm môi trường nước 4
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường nước:
2.1. Bảo vệ môi trường nước mặt
2.2.
Chương 2: Giải pháp tiếp tục phòng, chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả trong
thời gian tới ....................................................................……………......9
Chương 3: Trách nhiệm của sinh viên trong việc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở nước ta trong thời gian tới. Liên hệ bản thân.....................................12
1. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian
tới ...............................................................................................................1
2
2. Liên hệ bản thân ....................................................................................13
KẾT LUẬN.....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường được coi một trong những vấn nạn nhức nhối nhất
hiện nay, đe doạ đến sức khoẻ thậm chí tính mạng của con người. vấn
đề này nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng đến không thể khai thác nhưng lượng rác thải thải ra môi
trường mỗi ngày một nhiều lên mà không dấu hiệu giảm xuống khiến tình
trạng ô nhiễm môi trường càng ngày càng nặng nề hơn. Hiện nay nhiều công
trình nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn, ... nhưng trên thực tế, ô nhiễm môi trường lại bao phủ toàn bộ
các vấn đề nêu trên và trở thành tình trạng nhức nhối của cả thế giới không riêng
gì Việt Nam.
Vấn đề bảo vệ môi trường đang được các quốc gia trên thế giới hết sức
quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế,
xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia
trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng
suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo
vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu
thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi
trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực
nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm đạt hiệu quả hơn,
trước yêu cầu của phát triển bền vững.
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Định nghĩa về ô nhiễm môi trường nước
Điều 1 của Luật bảo vệ môi trường đã định nghĩa: "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên yếu tố vật chất nhân tạo mối quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, tồn tại phát
triển của con người và thiên nhiên".
- Ô nhiễm môi trường sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự
nhiên. (Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
- Hiện nay, ô nhiễm môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường đất, ô
nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường biển,...
Ô nhiễm môi trường nước việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối,
kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao
gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.
Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh
hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.
1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường nước
1.2.1. Bảo vệ môi trường nước mặt
Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường
nước mặt như sau:
- Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt
phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải
được tính toán, xác định và công bố.
- Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản phù hợp với
mục đích sử dụng khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy
phép môi trường cho dự án đầu mới hoạt động xả nước thải trực tiếp vào
môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà
nước thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu phương án xử lý nước
thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải
vào môi trường tiếp nhận hoặc phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không
làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử ô nhiễm, cải
tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.
-Bảo vệ môi trường nước sông phải trên sở tiếp cận quản tổng hợp
theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy
sinh, quản hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác sử dụng hợp nguồn
nước.
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi
trường nước biển như sau:
- Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá
biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
- Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác
định công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển
hải đảo.
- Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế -
hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
giữa các quan, tổ chức, nhân liên quan; phối hợp giữa quan nhà
nước Việt Nam quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin,
đánh giá chất lượng môi trường nước biển kiểm soát ô nhiễm môi trường
biển xuyên biên giới.
- Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này,
pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật
có liên quan.
1.2.2. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường
nước dưới đất như sau:
- Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để biện pháp
ứng phó kịp thời khi phát hiện thông số môi trường vượt mức cho phép theo
quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc sự suy giảm mực nước theo
quy định.
- Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải biện pháp bảo
đảm không rỉ, phátn hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồnớc dưới đất.
- sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực
lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây
ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm
môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
- Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật
này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ
môi trường nước dưới đất.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới
đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Hiện nay theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc bảo vệ
môi trường nước được áp dụng với 3 loại: loại nước mặt, loại nước biển loại
nước đất.
1.2.3. Thực trạng ô nhiễm
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay Việt Nam trên thế giới
rất đáng báo động. Cụ thể:
một thực trạng đáng báo động là 7,7 triệu trẻ emViệt Nam đến trường
không sinh hoạt nhà vệ sinh ong bối cảnh đó,nước sạch sạch sẽ. Tr
UNICEF đã đang làm việc cùng Chính phủ Việt Nam các tỉnh ưu tiên,
nhằm đảm bảo rằng những đứa trẻ như Luôn gia đình các em đều thể tiếp
cận với và vệ sinh môi trường. chương trình cấp nước nông thôn
Việt Nam một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn
nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương rủi ro thiên tai đang gia tăng. Việc bảo
đảm nguồn nước, cấp nước an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn như: thiếu
nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian (lượng nước trong 3-5
tháng mùa chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-
30% lượng nước cả năm); tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước
(hầu hết các sông chính Việt Nam đều đã đang bị ô nhiễm với các mức độ
khác nhau chủ yếu ở các vùng trung và hạ lưu, khu vực tập trung đông dân cư và
các khu công nghiệp, các làng nghề…
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra đới
ôn hòa, còn trên đới nóng, đới lạnh, tức bao trùm khắp các châu lục.
Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, tới 60% dòng sông của
châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam cũng không chỉ xảy ra nông
thôn, ô nhiễm nhiễm môi trường nước Thành phố Nội Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nướcnước ta hiện nay tại Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
Tại Thành phố Nội: Khoảng 350 400 nghìn m3 nước thải hơn 1.000m3
rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào
sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến chết hàng loạt Hồ Tây, mức độ ô nhiễm
rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Trưng, Cầu Giấy,
Tây Hồ).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm
công nghiệp Thanh Lương, tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà
máy bột giặt, giấy, nhuộm.
Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng trên sẽ không
ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên
nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
Bên cạnh đó, nguồnớc của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc lớn vào nước ngoài
do phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều các sông xuyên biên
giới mà Việt Namquốc gia ở hạ nguồn (Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy
vào Việt Nam 520 tỷ m3, chiếm khoảng 60% tổng lượng dòng chảy của các
sống của nước ta) dẫn đến những mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông.
Cùng với đó, khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn
sinh thủy lưu vực sông, hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề về nguồn lực để giải
quyết tổng thể vấn đề an ninh nguồn nước, hệ lụy tài nguyênớc Việt Nam
đang quá thừa, quá thiếu, quá bẩn đang mối đe dọa, nguyên nhân làm
chậm tăng trưởng kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Nguyên nhân khách quan:
Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên
Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm
nhận được.
Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật
chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ,
sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh
hưởng.
Nguyên nhân chủ quan:
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi
con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy
liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó,
con người với một loạt các hoạt động phát triển ảnh hưởng rất lớn tới môi
trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được
chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề
rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang không ngừngtác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa do đâu? Do
chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm
trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản
đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ
gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở
y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.
Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các
bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ
sở này không phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả
là mối nguy với môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn
thừa không qua xử lý, phânnước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính
là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các
hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được
khuyến cáo cũng chính các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước
ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như
thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước
còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ
bảo hộ lao động.
Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày khắp nơi trong
nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ
chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng,
kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.
Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông suối chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính một
trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.
Trong nước thải công nghiệp rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường
nước Cl-, SO4 -, PO4 , Na+, K+ số các hợp chất kim loại nặng mang
2 3
độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến
nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận
thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan,
tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong
khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm
bẩn là điều đương nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa
Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết,
không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của
phát triển hội. Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải
qua và sống chung với điều này.
Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà,
xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự
nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế
phát triển.
Đô thị hóa cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn
minh như chính những họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa
bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con
người.
Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ.
Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động
khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.
Những điều tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên chính
hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức không biết gây
dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói
riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống
1.3.3. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới
nước
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được
xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới
nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước hàng loạt
tôm những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễmợt
quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết
hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu
ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước một trong những tác
hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.
Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến
chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn
làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước làm biến đổi chất lượng nguồn
nước, bao gồm cả nguồn nước mặt nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước
dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh nhất, phục vụ nông nghiệp công
nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối
với toàn thể nhân loại.
Ô nhiễm môi trường nước đang xu hướng gia tăng vấn đề đáng báo
động Việt Nam trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt
của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải
pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.
Chương 2
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
2.1.1. Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong
tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình
làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.
Tuy nhiên, một bài toán thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó tình
trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác
thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường các sinh
vật biển.
vậy, giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương
lai vấn đề then chốt cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó,
thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều thể được
giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức
người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như
vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước cách khắc phục đã đề
cập, rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn ý thức nhân, tập thể, tổ chức.
Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần những biện pháp răn đe kịp
thời mới thực sự hiệu quả.
Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng hiệu quả. Tránh
hiệnợng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vậy hệ
thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.
2.1.3. Hoàn thiện hệ thống xử nước thải tại khu dân kể cả các khu
công nghiệp, nông nghiệp.
Để làm được điều này cầnsự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh
nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công
và người dân là người sử dụng
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công
nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
- Các nhà máy, nghiệp cần xây bể xử nguồn nước thải thay xả trực tiếp
ra môi trường bên ngoài cũng biện pháp xử ô nhiễm môi trường nước hiệu
quả.
- Nhà nước cần đẩy mạnh đầu xây dựng thêm những hệ thống xử nước
thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc
phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
- Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm
môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để
xử nước thải, tránh xả trực tiếp phân nước tiểu trong chăn nuôi ra môi
trường.
- Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên
để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn
chế sử dụng các hóa chất độc hại.
2.1.4. Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách thể sử dụng các
nguồn năng lượng sạch để thay thế áp dụng trong sản xuất công nghiệp.
dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây một giải pháp an toàn
thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
Bảo vệ môi trường là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đã
có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được ban hành sẽ
tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
2.2. Quy định của pháp luật nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường
nước
Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong
kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII. Luật này bao gồm 20 chương và 170 điều.
Luật Bảo vệ Môi trường 2014 tiếp tục kế thừa các nội dung và cấu trúc cơ bản
của Luật Bảo vệ Môi trường 2005, khắc phục những hạn chế của các điều khoản
thiếu tính thực thi, pháp luật hóa các chủ trương và chính sách mới về bảo vệ
môi trường, mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến bảo vệ môi
trường, xử lý các trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để đảm bảo tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật. Luật cũng tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng các nghị định về bảo vệ môi trường và xây dựng các luật về bảo vệ các
thành phần môi trường trong tương lai.
Pháp luật bảo vệ môi trường mối liên hệ trực tiếp với hoạt động quản môi
trường của nhà nước nhiều lĩnh vực pháp luật khác tại Việt Nam. Hoạt động
môi trường nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng lợi ích
hội. Pháp luật công cụ bản quan trọng nhất để điều chỉnh các mối quan
hệ hội quản mọi khía cạnh của cuộc sống hội. Mọi hành vi xử sự
của con người đều phải tuân thủ pháp luật, vấn đề bảo vệ môi trường cũng
không ngoại lệ. Luật bảo vệ môi trường một lĩnh vực trong hệ thống pháp
luật tại Việt Nam, cung cấp cơ sở pháp lý cho việc quy định cấu trúc tổ chức của
các quan quản môi trường của nhà nước, giám sát, kiểm tra, xử vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, và thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật tại
Việt Nam được phổ biến rộng rãi. Qua quyền lực củanh, báo cáo chuyên
đề về Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tình hình xây dựng các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, yêu cầu các nhân và tổ chức tuân thủ pháp luật. Khi
cần thiết, nhà nước thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ sự tuân thủ
pháp luật và trừng phạt nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thực hiện pháp
luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác.
Thứ hai, pháp luật cung cấp sở pháp cho việc quy định cấu trúc tổ chức
của các quan quản môi trường của nhà nước. Điều 3 của Luật bảo vệ môi
trường 2014 quy định "Nhà nước thống nhất quản bảo vệ môi trường trên
toàn quốc, lập kế hoạch bảo vệ môi trường xây dựng tiềm lực cho hoạt động
bảo vệ môi trường tại cấp Trung ương địa phương". Pháp luật bảo vệ môi
trường đã quy định sự thống nhất của các quan nhà nước xây dựng hệ
thống quan quản môi trường trên toàn quốc, từ cấp Trung ương đến địa
phương. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ ba, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Điều 10 của Luật bảo vệ
môi trường năm 2014, các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng và nhiệm
vụ của mình trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh giá tình trạng
môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường. Đồng thời,
quan Nhà nước cũng phải xác định các khu vực bị ô nhiễm môi trường
thông báo cho dân biết, đồng thời lập kế hoạch phòng chống suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường sự cố môi trường. Nhà nước khuyến khích sử
dụng khai thác hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ
sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường. Công tác thanh tra, giám sát
thường xuyên được thực hiện bởi nhà nước theo lịch trình hàng năm hoặc kiểm
tra đột xuất dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Xử lí vi phạm
áp dụng cho tất cả nhân tổ chức trongngoài nước có hành viý hoặc
cố tình vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, pháp luật cung cấp cơ sở pháp cho công tác bảo vệ môi trường. Theo
quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường phải được các nhân và tổ
chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả tác động lớn đến quá trình
xây dựng phát triển đất nước. Nhờ vào pháp luật, nhà nước thể phát hiện,
kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm, gây tổn hại đến môi trường. Đồng
thời, pháp luật cũng tôn vinhkhen thưởng những tổ chức và cá nhân có đóng
góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Mỗi tổ chức nhân phải
thực hiện nhiệm vụ của mình dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước ban
hành.
Có thể thấy rõ vai trò quan trọng của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
Việt Nam hiện nay. Trong hoàn cảnh hiện tại, công tác bảo vệ môi trường đã
đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đối diện với những hạn chế khó khăn
trong việc bảo vệ môi trường - vấn đề sống còn của nhân loại. Do đó, vai trò của
pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ngày càng được tôn trọng và đề cao.
Chương 3
VIỆC KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở
NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI. LIÊN HỆ BẢN THÂN
3.1. Những thành tựu, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường Việt
Nam hiện nay
3.1.1. Những thành tựu
Những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường Việt Nam
những điểm sau đây:
Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường đã đạt được những thành công quan trọng. Trong giai đoạn 2005-2010,
quá trình này được coi thành công nhất, đồng thời đánh dấu bằng việc Quốc
hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế Luật năm 1993) với nhiều
quy định mới. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học,
tạo ra bước ngoặt mới trong bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay, đã tổng
cộng 66 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó 23 văn bản do
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành, 43 văn bản cấp Bộ. Hệ thống này
đã tạo nên một sở pháp tương đối toàn diện đồng bộ, góp phần mạnh
mẽ vào công tác bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hệ thống các quan nhà nước về bảo vệ môi trường đã được nâng
cao. Sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hệ thống quan
quản từ Trung ương đến địa phương đã được kiện toànhoạt động ổn định.
Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổng cục Môi trường thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại các Bộ, ngành cũng đã thành lập các đầu mối
quản lý môi trường. Còn ở địa phương, các Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập.
Thứ ba, công tác kiểm soát ô nhiễm quản lí chất thải đã được tăng cao và đạt
được những thành tựu cụ thể. Hoạt động kiểm soát môi trường trong khu công
nghiệp, kiểm soát ô nhiễm không khí, quản nhập khẩu phế liệu, kiểm soát ô
nhiễm từ làng nghề,... đã đạt được những kết quả đáng kể.
Thứ tư, hoạt động phục hồi cải thiện chất lượng môi trường đã được đẩy
mạnh. Hiện tại, trong tổng số 439 sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng cần
xử lý, đã 325 sở không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm
74%) và 114 cơ sở đang triển khai thực hiện biện pháp khắc phục (chiếm 26%).
Thứ năm, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai mạnh mẽ và có hệ
thống, đặc biệt từ khi Luật Đa dạng sinh học được thông qua năm 2008
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Công tác giáo dục, đào tạo,
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cũng được
tăng cường.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật môi trường diễn ra thường
xuyên lan rộng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân về bảo
vệ môi trường.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế,
hội hóa công tác bảo vệ môi trường cũng nhận được sự quan tâm triển khai
mạnh mẽ.
3.1.2. Những hạn chế
Trong quá trình bảo vệ môi trường, chúng ta phải nhận thức rằng còn tồn tại một
số hạn chế quan trọng sau đây:
Đầu tiên, ta gặp phải một số bất cập trong các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Các quy định này không phù hợp với thực tế xuất hiện mâu
thuẫn, chồng chéo với các luật chuyên ngành khác có liên quan. Do đó, chưa đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ hai, mặc hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được
phát triển về số lượng, nhưng chất lượng của chúng còn yếu. Điều này đồng
nghĩa với việc chúng không đáp ứng được yêu cầu trong quá trình phân cấp
quản lý.
Thứ ba, mức đầu cho bảo vệ môi trường vẫn còn rất thấp. Việc bảo vệ môi
trường kiểm soát ô nhiễm tại một số khu vực quan trọng vẫn chưa được thực
hiện một cách đầy đủ và hiệu quả.
Thứ tư, việc theo dõi và xửvi phạm cũng gặp nhiều khó khăn do không được
tiến hành một cách chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng
thể cố tình không tuân thủ các quy định quyết định xử lý. Điều này cần
được giải quyết để đảm bảo tính pháp công bằng trong việc bảo vệ môi
trường.
Nếu bất kỳ vấn đề nào liên quan đến pháp trong bản viết, tôi khuyến nghị
bạn tìm kiếm sự vấn từ một luật hoặc chuyên gia thẩm quyền để đảm
bảo tính chính xác và pháp lý của thông tin.
3.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
Tội gây ô nhiễm môi trường
Thứ nhất, về hành vi khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường thể hiện các dạng
hành vi vi phạm liên quan đến việc chôn, lấp, đổ, thải, xả thải, phát tán ra môi
trường trái pháp luật các loại chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc chứa chất
phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
khó phân hủy, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn chứa chất phóng xạ,
nước thải, khí thải thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường… Đây những hành vi vi phạm diễn ra phổ biến, trực
tiếp gây ô nhiễm đất, nước, không khí (những thành phần cơ bản, quan trọng của
môi trường). Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định
những hành vi vi phạm này tội phạm phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi
trường và thực tiễn hiện nay.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có một số hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra
cũng khá phổ biến, đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật,
tự nhiên diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, như: Thải bụi chứa
các thông số môi trường nguy hại vào môi trường; xả nước thải chứa thông
số vi sinh vật (Salmonclla, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải nồng độ pH nằm ngoài ngưỡng
quy chuẩn kỹ thuật; gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ
thuật môi trường… Đây các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ
môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được quy định cụ thể với
các chế tài xử hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong nh
vực bảo vệ môi trường (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 55/2021/NĐ-
CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ), nhưng chưa được quy định trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử về hình sự. Do đó, để
bảo đảm tính dự báo và tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý với chế tài nghiêm khắc
hơn, việc bổ sung các hành vi vi phạm này với những điều kiện truy cứu trách
nhiệm hình sự cụ thể vào trong cấu thành tội phạm của tội gây ô nhiễm môi
trường là vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu.
Thứ hai, về dấu hiệu định tội và định khung của tội phạm
Định lượng các loại chất thải, nước thải, khí thải đối với từng hành vi vi phạm là
dấu hiệu định tội định khung tăng nặng của tội gây ô nhiễm môi trường. Đây
điểm sửa đổi, bổ sung đáng lưu ý nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất
của quy định, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xửtrách nhiệm hình sự đối
với các hành vi vi phạm. Mức định lượng cụ thể được quy định tại cấu thành
bản và cấu thành tăng nặng của tội phạm là phù hợp.
Dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc đã bị
kết án về tội gây ô nhiễm môi trường, chưa được xóa án tích còn vi phạm
được quy định dấu hiệu định tội trong một số trường hợp cụ thể. Đây điểm
mới trong đường lối xửđối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Với quy
định này, việc xử lý các hành vi vi phạm sẽ nghiêm khắc, mang tính răn đe hơn,
tránh trường hợp các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ô
nhiễm môi trường liên tục, nhiều lần nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự do mỗi lần vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Bên cạnh các dấu hiệu mang tính định lượng khác, điểm e khoản 2 khoản 3
Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn quy định
dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng” dấu hiệu độc lập để định khung hình phạt cho người
phạm tội. ràng, để thống nhất trong nhận thức cả thực tiễn áp dụng, đòi
hỏi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể
về vấn đề này.
Thứ ba, về hình phạt
Phạt tiền được quy định hình phạt chính trong cấu thành bản tất cả cấu
thành tăng nặng của tội phạm; mức phạt tiền được quy định cao hơn (kể cả hình
phạt chính hình phạt bổ sung) so với quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự
năm 1999, trong khi hình phạt tù có thời hạn được quy định ít nghiêm khắc hơn.
Quy định về hình phạt đối với tội gây ô nhiễm môi trường hiện hành phù hợp
với mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) đã đặt ra, đó “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình
phạt tiền… đối với một số loại tội phạm”[1], trong đó các tội phạm về môi
trường. Việc mở rộng áp dụng phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường,
trong đó tội gây ô nhiễm môi trường sẽ xu hướng tất yếu trong chính sách
hình sự đối với loại tội phạm này thời gian tới.
Tuy nhiên, việc quy định mức phạt thời hạn đối với tội gây ô nhiễm môi
trường theo hướng ít nghiêm khắc hơn lại vấn đề cần được quan tâm, nghiên
cứu. Mức phạt thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội theo quy
định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cao
nhất là đến 07 năm tù (trước đây là đến 10 năm).
Theo cách phân loại tội phạm quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), cấu thành tội phạm nặng nhất của tội gây ô nhiễm
môi trường chỉ là tội phạm nghiêm trọng. Với việc xác định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho hội cao nhất của tội phạm chỉ loại tội phạm nghiêm trọng,
tác giả cho rằng chưa phù hợp với hậu quả thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường đã, đang sẽ gây ra cho con người môi trường sinh thái tự nhiên.
Trên phương diện quốc tế, một số quốc gia đã những hoạt động pháp lý để
các thành viên của Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) chấp nhận
hành vi hủy diệt môi trường tội phạm hình sự quốc tế (bên cạnh tội diệt
chủng, tội ác chống lại nhân loại, tội phạm chiến tranh tội xâm lược) để
thể xử lý bằng các chế tài nghiêm khắc hơn. Dưới góc độ phòng ngừa tội phạm,
mức hình phạt 07 năm chưa đủ sức răn đe các đối tượng đang ý định
phạm tội. Ngoài ra, thời hạn điều tra (xác định theo loại tội phạm) sẽ ngắn hơn,
trong khi phương thức, thủ đoạn phạm tội, che giấu tội phạm của các đối tượng,
nhất là pháp nhân thương mại ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, điều này sẽ gây
khó khăn nhất định cho quá trình điều tra các vụ án gây ô nhiễm môi trường xảy
ra. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, nâng mức hình phạt tù có thời hạn đối
với tội gây ô nhiễm môi trường là vấn đề cần được đặt ra.
Thứ tư, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Tội gây ô nhiễm môi trường là một trong 09 tội danh thuộc các tội phạm về môi
trường mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự[2]. Để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại về tội gây ô nhiễm môi
trường theo quy định tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017), cần xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 khoản 3 Điều 235 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phải bảo đảm đủ các
điều kiện cụ thể, như: Hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện nhân
danh pháp nhân thương mại; hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện
lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực
hiện sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại
chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại nói chung để xác định
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm cụ thể, trong đó
tội gây ô nhiễm môi trường cũng chưa sự thống nhất về mặt nhận thức.
quan điểm cho rằng, căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại thì chỉ
thể phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng. Tác giả cho rằng, quan điểm này chưa phù hợp. Theo quy định,
việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại chỉ căn cứ vào tính chất
mức độ nguy hiểm cho hội của hành vi phạm tội không căn cứ vào
mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại
phạm tội như trường hợp đối với người phạm tội, bởi lẽ: Trong các hình phạt
chính được áp dụng đối với pháp nhân thương mại các hình phạt đặc thù như
đình chỉ hoạt động thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn được quy
định hình phạt cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với pháp nhân
thương mại một số tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) không có quy định về việc phân loại tội phạm dựa trên các hình
phạt này; mặt khác, một số tội phạm mức cao nhất của khung hình phạt áp
dụng đối với pháp nhân thương mại phạt tiền, nếu xác định đây chỉ tội
phạm ít nghiêm trọng thì không hợp lý, bởi tính chất mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội trong trường hợp này có thể tương ứng với loại
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng đối với người phạm tội. Do đó, việc phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại phạm tội cần được xác định như sau: Nếu pháp nhân
thương mại phạm tội theo điểm, khoản nào của điều luật và được viện dẫn tương
ứng với khoản nào của cùng tội danh áp dụng cho người phạm tội, thì xác định
loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại tương ứng với loại tội phạm đối với
người phạm tội.
Với nhận thức đó theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội
theo điểm a khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) tương ứng với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với pháp nhân thương mại 05 năm, khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội phạm ít nghiêm trọng, nên
tương ứng với pháp nhân thương mại phạm tội theo điểm a khoản 5 Điều 235
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng tội phạm ít
nghiêm trọng. Tương tự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại phạm tội theo điểm b, c khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là 10 năm (cả hai trường hợp này đều
tội phạm nghiêm trọng).
Bên cạnh các trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội theo các khoản tương
ứng đối với người phạm tội, tại điểm d khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn quy định pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Đây trường hợp pháp
nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc khả năng thực tế gây thiệt hại
đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây
ra (ví dụ: Xả nước thải chứa chất phóng xạ nguy hiểm trực tiếp ra biển, dẫn
đến các sinh vật biển chết hàng loạt, môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng,
phá hủy toàn bộ hệ sinh thái vùng biển đó không thể khắc phục được)[3]
hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm. Các vấn
đề cụ thể này cần sự hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Mặt
khác, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội theo điểm d khoản 5 Điều 235
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ thuộc loại tội
phạm nào để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác,
bởi vì, pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này không tương ứng
với khoản cụ thể nào của Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đối với người phạm tội như các trường hợp phạm tội theo điểm a, b
và c khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3.3. Trách nhiệm của bản thân trong việc khắc phục vấn đề ô nhiễm môi
trường nước
Xử nước thải đúng cách chính cách làm giảm tối thiểu. Do đó, cần quy
trình xử lý và làm sạch nước tiên tiến ở một số nước phát triển.
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải giúp loại bỏ được những mầm bệnh cho gia
đình bạn.
Bên cạnh đó còn bảo trì sửa chữa lại những sở hạ tầng xử nước thải
tránh bị rỉ bị lỗi. Những bể chứa tự hoại trong gia đình của bạn cần phải
đảm bảo được việc xử lý nước thải. Thánh để nước thải thấm dần vào đất.
Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
Việc xử lý rác thải cần chuẩn bị được những vật dụng có nắp đậy kín. Và có thể
chứa đựng được tất cả các loại rác thải sinh hoạt trong một ngày. Nhất là đối với
những khu tập thể và những nơi công cộng hiện nay.
Ngoài ra, cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh. Đối với rác thải sinh hoạt
đúng cách và hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Tiết kiệm nước cho gia đình
Hiện nay, để tránh được tình trạng ngày càng ô nhiễm nguồn nước và ngày càng
cạn kiệt. Chúng ta cần thực hiện được một số những phương pháp nhằm tiết
kiệm nguồn nước sinh hoạt. Tránh sự lãng phí bằng những cách đơn giản
thiết thực nhất. Chẳng hạn như tắt vòi nước khi đánh răng, kiểm tra thường
xuyên đường ống dẫn nước …
Thực hành nông nghiệp xanh
Đối với những người nông dân thể hướng đến việc thực hành nông nghiệp
xanh. Bằng cách xây dựng thực hành những kế hoạch về quản chất dinh
dưỡng thừa đất nước ngầm. Quản lượng thuốc diệt cỏ thuốc
trừ sâu bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại hoặc kiểm soát dịch hại sinh
học. Làm giảm thiểu được sâu bệnh và sự phụ thuộc vào hóa chất.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Biện pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước chính nâng cao ý thức của người
dân. Chỉ cần những người trong chúng ta tự giác bảo vệ nguồn nước sạch. Thì
chúng ta sẽ có được cộng đồng tốt để bảo vệ nguồn nước.
thể từ những việc nhỏ hàng ngày chẳng hạn như xả rác vào đúng nơi quy
định, tắt khi không sử dụng nước, không xả chất độc hại ra môi trường,…
Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử phân
nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt các
hóa chất cấm.
3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội gây ô nhiễm môi trường
Trên sở phân tích, đánh giá các vấn đề còn hạn chế trong các quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội gây ô nhiễm môi
trường, để hoàn thiện các quy định này đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tác gải có
một số kiến nghị sau:
Một là, khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), cần nghiên cứu, bổ sung một số dạng hành vi gây ô nhiễm môi
trường vào trong cấu thành của tội phạm để xử về hình sự, như: Thải bụi
chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường; xả nước thải chứa
thông số vi sinh vật (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải nồng độ pH nằm ngoài
ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật; gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy
chuẩn kỹ thuật môi trường… Đồng thời, cần nâng mức hình phạt đối với tội
gây ô nhiễm môi trường với mức hình phạt cao nhất thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng để phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;
phù hợp với tính chất, mức độ của nhóm tội phạm[4] bảo đảm xử nghiêm
khắc tội phạm xảy ra.
Hai là, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản
hướng dẫn một số vấn đề sau: Xác định như thế nào “gây hậu quả nghiêm
trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” trong cấu
thành tăng nặng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thống nhất về mặt nhận thức đối với trường
hợp khả năng thực tế gây thiệt hại đếnnh mạng của nhiều người, gây sự cố
môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định
tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thống nhất
về mặt nhận thức việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại để làm
sở xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại phạm tội nói chung phạm tội gây ô nhiễm môi trường nói riêng, đặc biệt
là trường hợp phạm tội theo điểm d khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng như hiện nay
thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi
trường nước vùng cấp thiết. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho
người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức
khỏe của con người. Cùng với đó cũng cần có những quy định nghiêm ngặt hơn
về việc xử các chất thải rác thải từ các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời
xử nghiêm quan Nhà nước quan liêu, ý định bao che cho nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước
KẾT LUẬN
Hiện nay ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mặc dù các cấp, các ngành
đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về phòng ngừa
ô nhiễm môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước vấn đề rất đáng lo ngại:
Tốc độ công nghiệp hoá đô thị hoá khá nhanh sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Dân số đang
sinh sống nông thôn nơi sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải
của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi,
làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu vi sinh vật ngày càng
cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước sức khoẻ nhân dân. Nuôi trồng thuỷ sản ạt, thiếu quy hoạch,
không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất
trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông
làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài
sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc,… Vì vậy, việc đưa ra định hướng
nhiều giải pháp hoàn thiện pháp luật không bằng việc mỗi nhân tự nâng
cao ý thức phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước để bảo vệ sự sống của chính
mình cũng như toàn nhân loại. Bảo vệ môi trườngớc để tạo tiền đề nâng cao
chất lượng cuộc sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-kiem-
soat-o-nhiem-moi-truong-nuoc-trong-khu-cong-nghiep-thuc-trang-khung-phap-
ly-ve-de-xuat-giai-phap-hoan-thien-106784.htmhttps://phaply.net.vn/phong-
chong-tham-nhung-trong-xay-dung-chinh-sach-phap-luat-o-viet-nam-hien-nay-
mot-so-thach-thuc-va-giai-phap-thuc-hien-a257339.html.
2. https://www.unicef.org/vietnam/vi/tu-khi-co-nuoc-sach-con-khong-con-
bi-om-nuahttps://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-
tai-hoi-nghi-so-ket-1-nam-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-phong-chong-tham-
nhung-tieu-cuc-cap-tinh-102230619190140061.htm.
3. https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/phap-luat-quy-dinh-bao-ve-may-loai-
moi-truong-nuoc-cac-loai-moi-truong-nuoc-duoc-phap-luat-quy-dinh-1199.html
4. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207792
5. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-
nhan-giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-594443.html
6. https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-phap-luat-voi-viec-bao-ve-moi-
truong-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx
7. https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-toi-gay-o-nhiem-moi-
truong7984.html
| 1/24

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG
Lớp Tín chỉ: LUMT1022H_D16LK.3_LT
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023
TÊN CHỦ ĐỀ: Chủ đề 3
TÊN ĐỀ TÀI: Lựa chọn một trong những vấn đề môi trường đã và
đang trở thành thách thức lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay để phân tích. Bình luận về các quy định của pháp luật môi trường
Việt Nam hiện hành đối với vấn đề đó.

Họ và Tên sinh viên: Nguyễn Trần Bích Phương.
Ngày/tháng/năm sinh: 30/03/2003 Lớp niên chế: D17LK01
Tên giáo viên giảng dạy: Phạm Thị Mai Trang

Hà Nội, tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………....……......1
NỘI DUNG ……………………………………………………....…………......4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC........4
1. Định nghĩa về ô nhiễm môi trường nước 4
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường nước:
2.1. Bảo vệ môi trường nước mặt 2.2.
Chương 2: Giải pháp tiếp tục phòng, chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả trong
thời gian tới ....................................................................……………......9
Chương 3: Trách nhiệm của sinh viên trong việc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở nước ta trong thời gian tới. Liên hệ bản thân.....................................12
1. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian
tới ...............................................................................................................1 2
2. Liên hệ bản thân ....................................................................................13
KẾT LUẬN.....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường được coi là một trong những vấn nạn nhức nhối nhất
hiện nay, nó đe doạ đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của con người. Vì vấn
đề này mà nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng đến không thể khai thác nhưng lượng rác thải thải ra môi
trường mỗi ngày một nhiều lên mà không có dấu hiệu giảm xuống khiến tình
trạng ô nhiễm môi trường càng ngày càng nặng nề hơn. Hiện nay nhiều công
trình nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn, ... nhưng trên thực tế, ô nhiễm môi trường lại bao phủ toàn bộ
các vấn đề nêu trên và trở thành tình trạng nhức nhối của cả thế giới không riêng gì Việt Nam.
Vấn đề bảo vệ môi trường đang được các quốc gia trên thế giới hết sức
quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế,
xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia
trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng
suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo
vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu
thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi
trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực
nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm đạt hiệu quả hơn,
trước yêu cầu của phát triển bền vững. NỘI DUNG Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Định nghĩa về ô nhiễm môi trường nước
Điều 1 của Luật bảo vệ môi trường đã định nghĩa: "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, tồn tại và phát
triển của con người và thiên nhiên".
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự
nhiên. (Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
- Hiện nay, ô nhiễm môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường đất, ô
nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường biển,...
Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối,
kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao
gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.
Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh
hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.
1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường nước
1.2.1. Bảo vệ môi trường nước mặt
Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường nước mặt như sau:
- Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt
phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải
được tính toán, xác định và công bố.
- Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với
mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy
phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào
môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước
thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải
vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không
làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải
tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.
-Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp
theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy
sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi
trường nước biển như sau:
- Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá
và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
- Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác
định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế - xã
hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà
nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin,
đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
- Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này,
pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2.2. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường
nước dưới đất như sau:
- Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp
ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo
quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.
- Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo
đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
- Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực
lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây
ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm
môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
- Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật
này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ
môi trường nước dưới đất.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới
đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Hiện nay theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc bảo vệ
môi trường nước được áp dụng với 3 loại: loại nước mặt, loại nước biển và loại nước đất.
1.2.3. Thực trạng ô nhiễm
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
rất đáng báo động. Cụ thể:
Có một thực trạng đáng báo động là 7,7 triệu trẻ em ở Việt Nam đến trường mà
không có nước sạch sinh hoạt và nhà vệ sinh sạch sẽ. Trong bối cảnh đó,
UNICEF đã và đang làm việc cùng Chính phủ Việt Nam và các tỉnh ưu tiên,
nhằm đảm bảo rằng những đứa trẻ như Luôn và gia đình các em đều có thể tiếp
cận với chương trình cấp nước nông thôn và vệ sinh môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn
nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Việc bảo
đảm nguồn nước, cấp nước an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn như: thiếu
nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian (lượng nước trong 3-5
tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-
30% lượng nước cả năm); tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước
(hầu hết các sông chính ở Việt Nam đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ
khác nhau chủ yếu ở các vùng trung và hạ lưu, khu vực tập trung đông dân cư và
các khu công nghiệp, các làng nghề…
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới
ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục.
Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của
châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông
thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3
rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào
sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm
rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm
công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà
máy bột giặt, giấy, nhuộm.
Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không
ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên
nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
Bên cạnh đó, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc lớn vào nước ngoài
do phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông xuyên biên
giới mà Việt Nam là quốc gia ở hạ nguồn (Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy
vào Việt Nam là 520 tỷ m3, chiếm khoảng 60% tổng lượng dòng chảy của các
sống của nước ta) dẫn đến những mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông.
Cùng với đó, khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn
sinh thủy lưu vực sông, hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề về nguồn lực để giải
quyết tổng thể vấn đề an ninh nguồn nước, hệ lụy là tài nguyên nước Việt Nam
đang quá thừa, quá thiếu, quá bẩn và đang là mối đe dọa, là nguyên nhân làm
chậm tăng trưởng kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước Nguyên nhân khách quan:
Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên
Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.
Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật
chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ,
sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ quan:
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi
con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy
liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó,
con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi
trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được
chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề
rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do
chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm
trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản
đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ
gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở
y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.
Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các
bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ
sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả
là mối nguy với môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn
thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính
là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các
hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được
khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước
ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như
thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà
còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.
Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong
nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ
chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng,
kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.
Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một
trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.
Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường
nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang
độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến
nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận
thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan,
tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong
khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm
bẩn là điều đương nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa
Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết,
không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của
phát triển xã hội. Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải
qua và sống chung với điều này.
Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà,
xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự
nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển.
Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn
minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa
bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người.
Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ.
Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động
khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.
Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính
hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây
dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói
riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống
1.3.3. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được
xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới
nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt
tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt
quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết
hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu
ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác
hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.
Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến
chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn
làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn
nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước
dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công
nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối
với toàn thể nhân loại.
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo
động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt
của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải
pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch. Chương 2
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
2.1.1. Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong
tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình
làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.
Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình
trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác
thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.
Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương
lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó,
thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được
giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức
người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như
vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề
cập, có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức.
Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp
thời mới thực sự hiệu quả.
Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh
hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ
thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.
2.1.3. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu
công nghiệp, nông nghiệp.
Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh
nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công
và người dân là người sử dụng
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công
nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
- Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp
ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
- Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước
thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc
phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
- Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm
môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để
xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
- Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên
để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn
chế sử dụng các hóa chất độc hại.
2.1.4. Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các
nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví
dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có
thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
Bảo vệ môi trường là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đã
có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được ban hành sẽ
tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.

2.2. Quy định của pháp luật nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong
kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII. Luật này bao gồm 20 chương và 170 điều.
Luật Bảo vệ Môi trường 2014 tiếp tục kế thừa các nội dung và cấu trúc cơ bản
của Luật Bảo vệ Môi trường 2005, khắc phục những hạn chế của các điều khoản
thiếu tính thực thi, pháp luật hóa các chủ trương và chính sách mới về bảo vệ
môi trường, mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến bảo vệ môi
trường, xử lý các trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để đảm bảo tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật. Luật cũng tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng các nghị định về bảo vệ môi trường và xây dựng các luật về bảo vệ các
thành phần môi trường trong tương lai.
Pháp luật bảo vệ môi trường có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động quản lí môi
trường của nhà nước và nhiều lĩnh vực pháp luật khác tại Việt Nam. Hoạt động
môi trường nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi ích xã
hội. Pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội và quản lí mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội. Mọi hành vi và xử sự
của con người đều phải tuân thủ pháp luật, và vấn đề bảo vệ môi trường cũng
không là ngoại lệ. Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp
luật tại Việt Nam, cung cấp cơ sở pháp lý cho việc quy định cấu trúc tổ chức của
các cơ quan quản lí môi trường của nhà nước, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, và thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật tại
Việt Nam và được phổ biến rộng rãi. Qua quyền lực của mình, báo cáo chuyên
đề về Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, yêu cầu các cá nhân và tổ chức tuân thủ pháp luật. Khi
cần thiết, nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ sự tuân thủ
pháp luật và trừng phạt nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thực hiện pháp
luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác.
Thứ hai, pháp luật cung cấp cơ sở pháp lý cho việc quy định cấu trúc tổ chức
của các cơ quan quản lí môi trường của nhà nước. Điều 3 của Luật bảo vệ môi
trường 2014 quy định "Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường trên
toàn quốc, lập kế hoạch bảo vệ môi trường và xây dựng tiềm lực cho hoạt động
bảo vệ môi trường tại cấp Trung ương và địa phương". Pháp luật bảo vệ môi
trường đã quy định sự thống nhất của các cơ quan nhà nước và xây dựng hệ
thống cơ quan quản lí môi trường trên toàn quốc, từ cấp Trung ương đến địa
phương. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ ba, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Điều 10 của Luật bảo vệ
môi trường năm 2014, các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng và nhiệm
vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu và đánh giá tình trạng
môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường. Đồng thời,
cơ quan Nhà nước cũng phải xác định các khu vực bị ô nhiễm môi trường và
thông báo cho dân biết, đồng thời lập kế hoạch phòng chống suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Nhà nước khuyến khích sử
dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ
sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường. Công tác thanh tra, giám sát
thường xuyên được thực hiện bởi nhà nước theo lịch trình hàng năm hoặc kiểm
tra đột xuất dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Xử lí vi phạm
áp dụng cho tất cả cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước có hành vi vô ý hoặc
cố tình vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, pháp luật cung cấp cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường. Theo
quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường phải được các cá nhân và tổ
chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả và có tác động lớn đến quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có thể phát hiện,
kiểm tra và ngăn chặn các hành vi vi phạm, gây tổn hại đến môi trường. Đồng
thời, pháp luật cũng tôn vinh và khen thưởng những tổ chức và cá nhân có đóng
góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Mỗi tổ chức và cá nhân phải
thực hiện nhiệm vụ của mình dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.
Có thể thấy rõ vai trò quan trọng của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay. Trong hoàn cảnh hiện tại, công tác bảo vệ môi trường đã
đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đối diện với những hạn chế và khó khăn
trong việc bảo vệ môi trường - vấn đề sống còn của nhân loại. Do đó, vai trò của
pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ngày càng được tôn trọng và đề cao. Chương 3
VIỆC KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở
NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI. LIÊN HỆ BẢN THÂN
3.1. Những thành tựu, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Những thành tựu
Những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam có những điểm sau đây:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường đã đạt được những thành công quan trọng. Trong giai đoạn 2005-2010,
quá trình này được coi là thành công nhất, đồng thời đánh dấu bằng việc Quốc
hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế Luật năm 1993) với nhiều
quy định mới. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học,
tạo ra bước ngoặt mới trong bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay, đã có tổng
cộng 66 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có 23 văn bản do
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành, 43 văn bản cấp Bộ. Hệ thống này
đã tạo nên một cơ sở pháp lý tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần mạnh
mẽ vào công tác bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường đã được nâng
cao. Sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hệ thống cơ quan
quản lý từ Trung ương đến địa phương đã được kiện toàn và hoạt động ổn định.
Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổng cục Môi trường thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại các Bộ, ngành cũng đã thành lập các đầu mối
quản lý môi trường. Còn ở địa phương, các Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập.
Thứ ba, công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lí chất thải đã được tăng cao và đạt
được những thành tựu cụ thể. Hoạt động kiểm soát môi trường trong khu công
nghiệp, kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lí nhập khẩu phế liệu, kiểm soát ô
nhiễm từ làng nghề,... đã đạt được những kết quả đáng kể.
Thứ tư, hoạt động phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường đã được đẩy
mạnh. Hiện tại, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng cần
xử lý, đã có 325 cơ sở không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm
74%) và 114 cơ sở đang triển khai thực hiện biện pháp khắc phục (chiếm 26%).
Thứ năm, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai mạnh mẽ và có hệ
thống, đặc biệt từ khi Luật Đa dạng sinh học được thông qua năm 2008 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Công tác giáo dục, đào tạo, và
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cũng được tăng cường.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật môi trường diễn ra thường
xuyên và lan rộng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, và xã
hội hóa công tác bảo vệ môi trường cũng nhận được sự quan tâm và triển khai mạnh mẽ.
3.1.2. Những hạn chế
Trong quá trình bảo vệ môi trường, chúng ta phải nhận thức rằng còn tồn tại một
số hạn chế quan trọng sau đây:
Đầu tiên, ta gặp phải một số bất cập trong các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Các quy định này không phù hợp với thực tế và xuất hiện mâu
thuẫn, chồng chéo với các luật chuyên ngành khác có liên quan. Do đó, chưa đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ hai, mặc dù hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được
phát triển về số lượng, nhưng chất lượng của chúng còn yếu. Điều này đồng
nghĩa với việc chúng không đáp ứng được yêu cầu trong quá trình phân cấp quản lý.
Thứ ba, mức đầu tư cho bảo vệ môi trường vẫn còn rất thấp. Việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm tại một số khu vực quan trọng vẫn chưa được thực
hiện một cách đầy đủ và hiệu quả.
Thứ tư, việc theo dõi và xử lý vi phạm cũng gặp nhiều khó khăn do không được
tiến hành một cách chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng
có thể cố tình không tuân thủ các quy định và quyết định xử lý. Điều này cần
được giải quyết để đảm bảo tính pháp lý và công bằng trong việc bảo vệ môi trường.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến pháp lý trong bản viết, tôi khuyến nghị
bạn tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư hoặc chuyên gia có thẩm quyền để đảm
bảo tính chính xác và pháp lý của thông tin.
3.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
Tội gây ô nhiễm môi trường
Thứ nhất,
về hành vi khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường thể hiện ở các dạng
hành vi vi phạm liên quan đến việc chôn, lấp, đổ, thải, xả thải, phát tán ra môi
trường trái pháp luật các loại chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất
phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn có chứa chất phóng xạ,
nước thải, khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường… Đây là những hành vi vi phạm diễn ra phổ biến, trực
tiếp gây ô nhiễm đất, nước, không khí (những thành phần cơ bản, quan trọng của
môi trường). Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định
những hành vi vi phạm này là tội phạm là phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi
trường và thực tiễn hiện nay.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có một số hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra
cũng khá phổ biến, đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật,
tự nhiên và diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, như: Thải bụi có chứa
các thông số môi trường nguy hại vào môi trường; xả nước thải có chứa thông
số vi sinh vật (Salmonclla, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có nồng độ pH nằm ngoài ngưỡng
quy chuẩn kỹ thuật; gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ
thuật môi trường… Đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ
môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được quy định cụ thể với
các chế tài xử lý hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 55/2021/NĐ-
CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ), nhưng chưa được quy định trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử lý về hình sự. Do đó, để
bảo đảm tính dự báo và tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý với chế tài nghiêm khắc
hơn, việc bổ sung các hành vi vi phạm này với những điều kiện truy cứu trách
nhiệm hình sự cụ thể vào trong cấu thành tội phạm của tội gây ô nhiễm môi
trường là vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu.
Thứ hai, về dấu hiệu định tội và định khung của tội phạm
Định lượng các loại chất thải, nước thải, khí thải đối với từng hành vi vi phạm là
dấu hiệu định tội và định khung tăng nặng của tội gây ô nhiễm môi trường. Đây
là điểm sửa đổi, bổ sung đáng lưu ý nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất
của quy định, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xử lý trách nhiệm hình sự đối
với các hành vi vi phạm. Mức định lượng cụ thể được quy định tại cấu thành cơ
bản và cấu thành tăng nặng của tội phạm là phù hợp.
Dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc đã bị
kết án về tội gây ô nhiễm môi trường, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
được quy định là dấu hiệu định tội trong một số trường hợp cụ thể. Đây là điểm
mới trong đường lối xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Với quy
định này, việc xử lý các hành vi vi phạm sẽ nghiêm khắc, mang tính răn đe hơn,
tránh trường hợp các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ô
nhiễm môi trường liên tục, nhiều lần nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự do mỗi lần vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Bên cạnh các dấu hiệu mang tính định lượng khác, điểm e khoản 2 và khoản 3
Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn quy định
dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng” là dấu hiệu độc lập để định khung hình phạt cho người
phạm tội. Rõ ràng, để thống nhất trong nhận thức và cả thực tiễn áp dụng, đòi
hỏi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Thứ ba, về hình phạt
Phạt tiền được quy định là hình phạt chính trong cấu thành cơ bản và tất cả cấu
thành tăng nặng của tội phạm; mức phạt tiền được quy định cao hơn (kể cả hình
phạt chính và hình phạt bổ sung) so với quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự
năm 1999, trong khi hình phạt tù có thời hạn được quy định ít nghiêm khắc hơn.
Quy định về hình phạt đối với tội gây ô nhiễm môi trường hiện hành phù hợp
với mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) đã đặt ra, đó là “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình
phạt tiền… đối với một số loại tội phạm”[1], trong đó có các tội phạm về môi
trường. Việc mở rộng áp dụng phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường,
trong đó có tội gây ô nhiễm môi trường sẽ là xu hướng tất yếu trong chính sách
hình sự đối với loại tội phạm này thời gian tới.
Tuy nhiên, việc quy định mức phạt tù có thời hạn đối với tội gây ô nhiễm môi
trường theo hướng ít nghiêm khắc hơn lại là vấn đề cần được quan tâm, nghiên
cứu. Mức phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội theo quy
định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cao
nhất là đến 07 năm tù (trước đây là đến 10 năm).
Theo cách phân loại tội phạm quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), cấu thành tội phạm nặng nhất của tội gây ô nhiễm
môi trường chỉ là tội phạm nghiêm trọng. Với việc xác định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội cao nhất của tội phạm chỉ là loại tội phạm nghiêm trọng,
tác giả cho rằng chưa phù hợp với hậu quả thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường đã, đang và sẽ gây ra cho con người và môi trường sinh thái tự nhiên.
Trên phương diện quốc tế, một số quốc gia đã có những hoạt động pháp lý để
các thành viên của Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) chấp nhận
hành vi hủy diệt môi trường là tội phạm hình sự quốc tế (bên cạnh tội diệt
chủng, tội ác chống lại nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược) để có
thể xử lý bằng các chế tài nghiêm khắc hơn. Dưới góc độ phòng ngừa tội phạm,
mức hình phạt 07 năm tù là chưa đủ sức răn đe các đối tượng đang có ý định
phạm tội. Ngoài ra, thời hạn điều tra (xác định theo loại tội phạm) sẽ ngắn hơn,
trong khi phương thức, thủ đoạn phạm tội, che giấu tội phạm của các đối tượng,
nhất là pháp nhân thương mại ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, điều này sẽ gây
khó khăn nhất định cho quá trình điều tra các vụ án gây ô nhiễm môi trường xảy
ra. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, nâng mức hình phạt tù có thời hạn đối
với tội gây ô nhiễm môi trường là vấn đề cần được đặt ra.
Thứ tư, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Tội gây ô nhiễm môi trường là một trong 09 tội danh thuộc các tội phạm về môi
trường mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự[2]. Để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại về tội gây ô nhiễm môi
trường theo quy định tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017), cần xác định có hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 235 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và phải bảo đảm đủ các
điều kiện cụ thể, như: Hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện nhân
danh pháp nhân thương mại; hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện vì
lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực
hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và
chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại nói chung để xác định
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm cụ thể, trong đó có
tội gây ô nhiễm môi trường cũng chưa có sự thống nhất về mặt nhận thức. Có
quan điểm cho rằng, căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) và quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại thì chỉ
có thể phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng. Tác giả cho rằng, quan điểm này chưa phù hợp. Theo quy định,
việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại chỉ căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà không căn cứ vào
mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại
phạm tội như trường hợp đối với người phạm tội, bởi lẽ: Trong các hình phạt
chính được áp dụng đối với pháp nhân thương mại có các hình phạt đặc thù như
đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và được quy
định là hình phạt cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với pháp nhân
thương mại ở một số tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) không có quy định về việc phân loại tội phạm dựa trên các hình
phạt này; mặt khác, một số tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt áp
dụng đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền, nếu xác định đây chỉ là tội
phạm ít nghiêm trọng thì không hợp lý, bởi vì tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội trong trường hợp này có thể tương ứng với loại
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng đối với người phạm tội. Do đó, việc phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại phạm tội cần được xác định như sau: Nếu pháp nhân
thương mại phạm tội theo điểm, khoản nào của điều luật và được viện dẫn tương
ứng với khoản nào của cùng tội danh áp dụng cho người phạm tội, thì xác định
loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại tương ứng với loại tội phạm đối với người phạm tội.
Với nhận thức đó và theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội
theo điểm a khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) tương ứng với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm, vì khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội phạm ít nghiêm trọng, nên
tương ứng với pháp nhân thương mại phạm tội theo điểm a khoản 5 Điều 235
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng là tội phạm ít
nghiêm trọng. Tương tự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại phạm tội theo điểm b, c khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là 10 năm (cả hai trường hợp này đều là tội phạm nghiêm trọng).
Bên cạnh các trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội theo các khoản tương
ứng đối với người phạm tội, tại điểm d khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn quy định pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Đây là trường hợp pháp
nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại
đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây
ra (ví dụ: Xả nước thải có chứa chất phóng xạ nguy hiểm trực tiếp ra biển, dẫn
đến các sinh vật biển chết hàng loạt, môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng,
phá hủy toàn bộ hệ sinh thái vùng biển đó mà không thể khắc phục được)[3]
hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm. Các vấn
đề cụ thể này cần có sự hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Mặt
khác, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội theo điểm d khoản 5 Điều 235
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ thuộc loại tội
phạm nào để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác,
bởi vì, pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này không tương ứng
với khoản cụ thể nào của Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đối với người phạm tội như các trường hợp phạm tội theo điểm a, b
và c khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3.3. Trách nhiệm của bản thân trong việc khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Xử lý nước thải đúng cách chính là cách làm giảm tối thiểu. Do đó, cần có quy
trình xử lý và làm sạch nước tiên tiến ở một số nước phát triển.
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải giúp loại bỏ được những mầm bệnh cho gia đình bạn.
Bên cạnh đó còn bảo trì và sửa chữa lại những cơ sở hạ tầng xử lý nước thải
tránh bị rò rỉ và bị lỗi. Những bể chứa tự hoại trong gia đình của bạn cần phải
đảm bảo được việc xử lý nước thải. Thánh để nước thải thấm dần vào đất.
Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
Việc xử lý rác thải cần chuẩn bị được những vật dụng có nắp đậy kín. Và có thể
chứa đựng được tất cả các loại rác thải sinh hoạt trong một ngày. Nhất là đối với
những khu tập thể và những nơi công cộng hiện nay.
Ngoài ra, cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh. Đối với rác thải sinh hoạt
đúng cách và hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Tiết kiệm nước cho gia đình
Hiện nay, để tránh được tình trạng ngày càng ô nhiễm nguồn nước và ngày càng
cạn kiệt. Chúng ta cần thực hiện được một số những phương pháp nhằm tiết
kiệm nguồn nước sinh hoạt. Tránh sự lãng phí bằng những cách đơn giản và
thiết thực nhất. Chẳng hạn như tắt vòi nước khi đánh răng, kiểm tra thường
xuyên đường ống dẫn nước …
Thực hành nông nghiệp xanh
Đối với những người nông dân có thể hướng đến việc thực hành nông nghiệp
xanh. Bằng cách xây dựng và thực hành những kế hoạch về quản lý chất dinh
dưỡng dư thừa và đất và nước ngầm. Quản lý dư lượng thuốc diệt cỏ và thuốc
trừ sâu bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại hoặc kiểm soát dịch hại sinh
học. Làm giảm thiểu được sâu bệnh và sự phụ thuộc vào hóa chất.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Biện pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước chính là nâng cao ý thức của người
dân. Chỉ cần những người trong chúng ta tự giác bảo vệ nguồn nước sạch. Thì
chúng ta sẽ có được cộng đồng tốt để bảo vệ nguồn nước.
Có thể từ những việc nhỏ hàng ngày chẳng hạn như xả rác vào đúng nơi quy
định, tắt khi không sử dụng nước, không xả chất độc hại ra môi trường,…
Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và
nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội gây ô nhiễm môi trường

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề còn hạn chế trong các quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội gây ô nhiễm môi
trường, để hoàn thiện các quy định này đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tác gải có một số kiến nghị sau:
Một là, khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), cần nghiên cứu, bổ sung một số dạng hành vi gây ô nhiễm môi
trường vào trong cấu thành của tội phạm để xử lý về hình sự, như: Thải bụi có
chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường; xả nước thải có chứa
thông số vi sinh vật (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có nồng độ pH nằm ngoài
ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật; gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy
chuẩn kỹ thuật môi trường… Đồng thời, cần nâng mức hình phạt tù đối với tội
gây ô nhiễm môi trường với mức hình phạt cao nhất thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng để phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;
phù hợp với tính chất, mức độ của nhóm tội phạm[4] và bảo đảm xử lý nghiêm khắc tội phạm xảy ra.
Hai là, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản
hướng dẫn một số vấn đề sau: Xác định như thế nào là “gây hậu quả nghiêm
trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” trong cấu
thành tăng nặng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thống nhất về mặt nhận thức đối với trường
hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố
môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định
tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thống nhất
về mặt nhận thức việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại để làm
cơ sở xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại phạm tội nói chung và phạm tội gây ô nhiễm môi trường nói riêng, đặc biệt
là trường hợp phạm tội theo điểm d khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng như hiện nay
thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi
trường nước là vô vùng cấp thiết. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho
người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức
khỏe của con người. Cùng với đó cũng cần có những quy định nghiêm ngặt hơn
về việc xử lý các chất thải và rác thải từ các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời
xử lý nghiêm cơ quan Nhà nước quan liêu, có ý định bao che cho cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước KẾT LUẬN
Hiện nay ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mặc dù các cấp, các ngành
đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về phòng ngừa
ô nhiễm môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại:
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Dân số đang
sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải
của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi,
làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng
cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân. Nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch,
không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất
trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông
làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài
sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc,… Vì vậy, việc đưa ra định hướng
và nhiều giải pháp hoàn thiện pháp luật không bằng việc mỗi cá nhân tự nâng
cao ý thức phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước để bảo vệ sự sống của chính
mình cũng như toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường nước để tạo tiền đề nâng cao
chất lượng cuộc sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-kiem-
soat-o-nhiem-moi-truong-nuoc-trong-khu-cong-nghiep-thuc-trang-khung-phap-
ly-ve-de-xuat-giai-phap-hoan-thien-106784.htmhttps://phaply.net.vn/phong-
chong-tham-nhung-trong-xay-dung-chinh-sach-phap-luat-o-viet-nam-hien-nay-
mot-so-thach-thuc-va-giai-phap-thuc-hien-a257339.html.
2. https://www.unicef.org/vietnam/vi/tu-khi-co-nuoc-sach-con-khong-con-
bi-om-nuahttps://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-
tai-hoi-nghi-so-ket-1-nam-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-phong-chong-tham-
nhung-tieu-cuc-cap-tinh-102230619190140061.htm.
3. https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/phap-luat-quy-dinh-bao-ve-may-loai-
moi-truong-nuoc-cac-loai-moi-truong-nuoc-duoc-phap-luat-quy-dinh-1199.html
4. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207792
5. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-
nhan-giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-594443.html
6. https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-phap-luat-voi-viec-bao-ve-moi- truong-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx
7. https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-toi-gay-o-nhiem-moi- truong7984.html