Tiểu luận môn Phương pháp dạy học toán - Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học | Trường Đại học Vinh

Tiểu luận môn Phương pháp dạy học toán - Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học | Trường Đại học Vinh. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 18 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌC PHẦN
PPDH TOÁN- PPDH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Người thực hiện:
Mã học viên
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
NGHỆ AN – 2021
I. MỤC LỤC
II. NỘI DUNG.......................................................................................................1
PHẦN I. CHỦ ĐỀ 1..............................................................................................1
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................1
2.1. Quan điểm về phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.................................2
2.2. Một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh...................................................................................................3
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................6
PHẦN II. CHỦ ĐỀ 2.............................................................................................7
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................7
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................7
2.1. Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt...........................................8
2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe........................................8
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................9
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................13
II. NỘI DUNG
PHẦN I. CHỦ ĐỀ 1
(Phân tích một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh)
1. MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:
“Giáo dục đào tạo sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Muốn làm được điều đó
phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hội hóa, dân chủ hóa hội nhập quốc tế.
Chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện gồm: Giáo dục đạo
đức; năng sống; năng lực sáng tạo; năng lực thực hành; năng
lực ngoại ngữ tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo công
bằng hội trong giáo dục hội học tập suốt đời cho mỗi
công dân, từng bước hình thành hội học tập”. Giáo dục Tiểu
học một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 6 -11 tuổi. Đây giai đoạn
đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người.
Ngoài việc đổi mới nội dung chương trình, việc nghiên cứu áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh cũng là yêu cầu cấp thiết.
Thực tế cho thấy, việc dạy và học ở bậc Tiểu học nói chung và
môn Toán bậc học này nói riêng đang gặp nhiều vấn đề tồn tại
cần được nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và giải pháp để tháo gở.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bậc Tiểu học, tôi nhận
thấy học sinh thường rất bị động, hầu như chỉ làm theo những yêu
1
cầu của giáo viên. Đều đó dẫn đến chất lượng học tập của các em
rất thấp, đó cũng một vấn đề rất trăn trở của các thầy giáo.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường Tiểu học nói
chung, nâng cao hiệu quả việc đổi mới phương pháp nhằm định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Toán nói riêng, tôi đã nghiên
cứu và áp dụng xin được đưa ra trao đổi cùng đồng nghiệp việc Phân tích một số
PPDH môn Toán Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh”.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm về phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Dạy học theo hướng phát triển năng lực đã phát triển từ những năm 90
của thế kỷ trước giờ đang trở thành xu hướng giáo dục được cả thế giới
quan tâm. Đối với nước ta, dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng đã
được áp dụng trong chương trình giảng dạy. Theo văn bản mới nhất của Bộ
giáo dục Đào tạo ban hành vào tháng 7/2017, mục tiêu của giáo dục được đặt
trọng tâm vào việc đào tạo bậc phổ thông theo hướng tiếp cận các phẩm chất
năng lực. Sau đây các khái niệm yêu cầu cần đạt được về phẩm chất
năng lực liên quan đến bậc tiểu học.
* Quan điểm về phẩm chất:
- : những tính tốt thể hiện thái độ, hành vi ứng xử của conPhẩm chất
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
- Chương trình giáo dục phổ thôngCác phẩm chất cần đạt cấp Tiểu học:
yêu cầu hình thành phát triển cho học sinh tiểu học các phẩm chất chủ yếu sau:
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
* Quan điểm về năng lực:
- thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵnNăng lực:
quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kỹ năng các thuộc tính nhân khác n hứng thú, niềm tin, ý
2
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong những điều kiện cụ thể.
- Các năng lực cần đạt cấp Tiểu học: Chương trình giáo dục phổ thông
hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
+ Những được tất cả các môn học hoạt động giáo dụcnăng lực chung
góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ tự học, năng lực giao tiếp
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Những được hình thành, phát triển chủ yếu thôngnăng lực chuyên môn
qua một số môn học hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng
lực tính toán năng lực công nghệ, năng lực tìm hiểu tự nhiên hội, , năng
lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc nh thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình
giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng
khiếu) của học sinh.
* Dạy học định hướng phẩm chất, năng lực:
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực đảm bảo hướng tới phát triển
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức
bản, hiện đại thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng vào việc
thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học
tập để giải quyết các vấn đề trong học tập đời sống hàng ngày; tích hợp cao
các lớp học dưới, phân hoá dần các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức
giáo dục các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng tính chủ động của
mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với
mục tiêu giáo dục đặt ra.
2.2. Một số PPDH môn Toán Tiểu học theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh
* Phương pháp giảng giải - minh hoạ trong dạy học Toán ở Tiểu học:
- Phương pháp giảng giải - minh hoạ phương pháp dạyQuan niệm:
học trong đó giáo viên dùng lời để giải thích tài liệu sẵn, kết hợp với
3
phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó giúp học sinh hiểu nội
dung bài học.
- Vai ttác dụng phạm vi sử dụng phương pháp giảng giải minh họa
trong dạy Toán ở Tiểu học:
+ Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình dạy Toán ở Tiểu học; vì trong
nội dung dạy Toán những khái niệm rất trừu tượng đối với học sinh tiểu học,
các em khó thể tự tìm thấy được kiến thức. thế giáo viên cần sử dụng
phương pháp này để giảng giải giúp học sinh hiểu được kiến thức, hình tnh
được khái nim.
+ Ưu điểm cnh của pơng pp y là truyền đt được khá nhiều
thông tin trong một đơn v thời gian. Nợc điểm cnh là mức đ tích cực
của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức b hạn chế (khá th động). Với
u cầu đổi mới pơng pp dạy học hiện nay phương pp y không
được khuyến kch s dụng. thế phạm vi sdụng chyếu khi hình tnh
c kiến thức mới- các khái niệm trừu tượng.
- Những yêu cầu bản khi sử dụng phương pháp giảng giải minh hoạ
trong dạy Toán ở Tiểu học:
+ Một là: Phương pháp giảng giải minh hoạ được dùng chủ yếu khi hình
thành các kiến thức mới, khó hiểu, trừu tượng đối với học sinh. Trong các tiết
thực hành luyện tập hoặc ôn tập, phương pháp giảng giải minh hoạ chỉ được
dùng khi phát hiện những vấn đề dùng các phương pháp dạy học khác
không hiệu quả, học sinh không hiểu các kiến thức hoặc hiểu chưa đầy đủ
các kiến thức thì khi đó giáo viên buộc phải sử dụng phương pháp giảng giải
minh hoạ.
+ Cần hạn chế việc s dụng phương pháp Giảng giải- minh hoạHai là:
trong quá trình dạy học toán cần nhằm hạn chế học sinh tiếp thu kiến thức có
sẵn và tích cực tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng.
* Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học:
4
- Quan niệm: Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Toán Tiểu
học một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học
sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học
sinh hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn Toán.
dụ:
Hướng dẫn lập công thức diện tích hình thoi.
GV đưa ra miếng bìa
hình thoi. Yều cầu HS:
+
Hãy tìm cách cắt hình thoi thành bốn hình tam giác bằng nhau, sau đó
ghép lại thành hình chũ nhật.
+
Cắt hình thoi theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC.
+
Diện tích hình thoi ABCD diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ
các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau?
+
Ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua diện tích hình chữ nhật?
M B N
n
2
A C
O
m
- Vai trò và tác dụng của phương pháp dạy học trực quan:
+ Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học (có tính trực giác, cụ thể) và
do tính chất đặc t của các đối tượng Toán học (tính trừu tượng và khái quát cao)
phương pháp trực quan vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Toán
Tiểu học. Với những hình ảnh trực quan (do các đồ dùng biểu diễn mang lại)
lời giảng của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận lĩnh
hội kiến thức Toán trừu tượng. Bản chất của phương pháp dạy học này giáo
viên đã tác động vào duy học sinh Tiểu học theo đúng quy luật nhận thức
“Từ trực quan sinh động đến duy trừu tượng từ duy trừu tượng đến
thực
tiễn”
5
+ Phạm vi sử dụng: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong khi
hình thành kiến thức mới, những nội dung có tính chất trừu tượng.
- Một số yêu cầu bản khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
Toán ở Tiểu học:
+ Một là: Sử dụng phương phap trực quan trong dạy học toán tiểu học
không thể thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học. Các phương tiện (đồ dùng) dạy
học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ.
+ Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan.
+ Ba là: Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng.
+ Không quá đề cao và tuyệt đối hoá phương pháp trực quan. PhươngBốn là:
pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu
học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết
sẽ gây phản tác dụng, làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy
máy móc, kém phát triển duy trừu tượng, vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng
mức phương pháp dạy học trực quan, trên sở phối hợp hợp với các phương
pháp dạy học khác.
3. KẾT LUẬN
Đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ngoài việc xây
dựng nội dung chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hội thì,
PPDH đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả dạy học. thể nói
PPDH hình thành, phát triển các phẩm chất của HS chủ yếu thông qua việc tổ chức
các hoạt động học tập. Do đó, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động
giáo dục khác giúp học viên rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần
trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú
học tập, thói quen đọc sách ý thức tìm tòi, khám phá khoa học. Bên cạnh đó
việc áp dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong
môn Toán ở Tiểu học còn giúp HS hình thành, phát triển các năng lực chung.
PHẦN II. CHỦ ĐỀ 2
(Thiết kế và tổ chức dạy học kiểu bài Nói và Nghe trong SGK Tiếng Việt
2 (CT 2018) bộ sách Cánh diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
6
1. MỞ ĐẦU
Giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh một mắt xích quan trọng mục tiêu giáo
dục toàn diện của giáo dục nước ta trong bối cảnh của sự phát triển khoa học công
nghệ hiện đại. Kể từ năm 2018, bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ
thông với sự thay đổi về nội dung chương trình trong đó môn Tiếng Việt.
Chương trình môn Tiếng Việt 2, bên cạnh kế thừa nhiều ưu điểm của chương trình
hiện hành, một số thay đổi phù hợp với định hướng đổi mới của chương trình
GDPT 2018, với đặc điểm, vai trò xu thế của giáo dục công nghệ. Đó là:
Chương trình phát triển năng lực, phẩm chất Thúc đẩy giáo dục STEM; Tích hợp;
giáo dục liên môn... Từ những đặc điểm đó, thể nói môn Tiếng Việt 2 mang
trong mình sứ mệnh đổi mới toàn diện mạnh mẽ nhằm thực hiện 4 khuyến cáo
giáo dục trong thế kỷ XXI của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để khẳng định mình”.
Đối với học sinh lớp 2 môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành phát
triển các năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập tốt các môn
học khác tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng
thời rèn luyện các thao tác duy. Với các phân môn cụ thể (Phân môn Tập đọc;
Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp; Phân môn Chính tả) việc rèn luyện các kỹ năng
bản, cụ thể cũng được thể hiện rõ trong nội dung của các phân môn này. Trong đó
phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các năng đọc (đọc thành tiếng, đọc
thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Với kết cấu nội dung chương trình
mới, ở phân môn nghe và nói, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những
câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn này cung cấp cho học
sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt,
những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) góp
phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Do đó việc nghiên cứu các phương pháp, các thức tổ chức dạy học hiệu quả
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng rất quan trọng, cần được
giáo viên nghiên cứu và áp dụng.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
7
2.1. Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (thuộc bộ sách Cánh Diều) biên soạn theo
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thống nhất về tưởng “Cánh Diều”
gắn với tuổi học trò nhiều ước bay bổng. Các bài học trong sách gắn với thực
tiễn cuộc sống như cánh diều gắn với mặt đất bằng dây diều, “Mang cuộc sống vào
bài học Đưa bài học vào cuộc sống”. Bộ sách tạo hội cho học sinh bay cao
trên bầu trời tri thức bao la như diều gặp gió.
Bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều gồm tập 1 tập 2 cấu
trúc bài học chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc giúp các thầy dễ dạy, dễ học. Tổng chủ
biên kiêm chủ biên: Nguyễn Minh Thuyết. Sách tập hợp 31 bài học chính, có 4 bài
ôn tập giữa kì, cuối kì và cuối năm. Các bài học chính được sắp xếp theo 5 chủ đề.
Em búp măng non; Em đi học; Em nhà; Em yêu trường học; Em yêu tổ quốc
Việt Nam.
Mỗi bài học được thực hiện trong một tuần, hướng dẫn học sinh rèn các kỹ
năng đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt. Cứ 2 bài học phục vụ cho một chủ điểm (riêng
chủ điểm Đất nước được học 3 bài học).
Sách phần phụ lục được đưa vào trang đầu GV HS dể nhìn thấy nội
dung từng bài học. Bên cạnh đó các bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa
ràng, các câu hỏi cụ thể phù hợp với nhận thức của học sinh.
Bằng cách thiết kế bài học như vậy, sách giúp HS không chỉ được phát triển
nhanh năng giao tiếp còn hội phát triển khả năng quan sát, tưởng
tượng, suy luận… Bộ sách khơi gợi hứng thú của người học qua những ngữ liệu
đặc sắc, cách khai thác ngữ liệu sáng tạo và những hình ảnh sắc nét, sinh động.
2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NÓI VÀ ĐÁP LỜI MỜI, NÓI VỀ MỘT NHÂN
VẬT TRONG TRANH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
8
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
a) Rèn kĩ năng nói: Biết nói và đáp lời mời trong các tình huống phối hợp lời
nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác. Biết nói về một nhân vật.
b) Rèn năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ
cùng bạn.
+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ để nói về các nhân vật
trong tranh.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc giữa anh chị em trong gia
đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: độc lập (làm việc độc lập), nhóm (thảo
luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và
từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe.
9
2. Thực hành
2.1. 1: Cùng bạn thực hành nói
đáp lại lời mời, nhờ trong các
tình huống cho sẵn (BT 1)
Mục tiêu: Nói và đáp lời mời theo các
tình huống cho sẵn.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1.
- GV YC HS thảo luận theo cặp, hoàn
thành BT.
- GV mời một số cặp HS trình bày
trước lớp.
- GV nhận xét, YC HS viết lại lời nói
- 1 HS đọc YC của BT 1.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành
BT.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp.
VD:
a) Em nhờ anh (chị) đọc cho mình
chép một bài thơ mà anh (chị) thuộc.
Anh Tuấn ơi, anh đọc một bài
thơ anh thuộc cho em chép nhé?!
Ừm, em lấy giấy bút đi.
b) Anh (chị) nhờ em tìm giúp một
quyển sách trên giá sách.
Ngọc ơi, em tìm giúp chị một
quyển sách trên giá sách với.
Vâng, chị cần tìm quyển nào ạ?
c) Anh (chị) rủ em cùng chơi cầu lông.
Hòa ơi, đi chơi cầu lông với anh
đi!
Vâng, để em thay giầy rồi đi
anh nhé!
- HS nghe GV nhận xét, viết lại lời nói
và đáp vào VBT.
10
và đáp vào VBT.
2.2. 2: Chọn hình một em
(hoặc anh, chị) trong những bức
hình cho sẵn, nói 4 5 câu về người
trong hình
Mục tiêu: Nói được 4 5 câu về
người trong hình, phát triển khả năng
quan sát và ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.
- GV YC HS chọn hình nói 4 5
câu về em bé trong hình.
- GV mời một số HS lên bảng nói hoặc
viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.
- GV nhận xét, sửa bài, YC HS viết lại
4 – 5 câu vừa nói vào VBT.
- 1 HS đọc to YC của BT 2.
- HS chọn hình và nói 45 câu về em
bé trong hình.
- Một số HS lên bảng nói hoặc viết 4
5 câu về em bé trong hình.
- HS lắng nghe GV nhận xét. HS viết 4
– 5 câu vừa nói vào VBT.
3. KẾT LUẬN
Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt còn phương tiện giao tiếp hiệu quả
giúp học sinh Tiểu học lĩnh hội những kiến thức bản, đầu tiên trong cấp học
này. lớp 2 việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt với các chủ đề giúp học sinh
thể viết nên những từ nghĩa, những từ cảm nhận về cuộc sống. Học sinh được
đóng kịch, viết truyện nhằm duy phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trẻ sử
dụng ngôn ngữ học được để tưởng tượng, sáng tác nên những câu chuyện thú vị
trong cuộc sống. Trong đó việc học các bài dạng nghe nói còn hướng đến việc
hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Thông qua các kỹ
năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự
nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên
trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử
phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
11
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Hoành (2006), Chuyên đề : Một số Phương pháp và Hình thức
tổ chức dạy học.
2. Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu ,Phương pháp dạy học Toán
NXB Giáo dục;
3. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng
thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT).
4. Bộ GD-ĐT (2019), Công văn số 4612/BGDĐTGDTrH, ngày 03/10/2017
về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
5. Bộ GD-ĐT (2020), Toán 1,2,3,4,5. NXB giáo dục.
6. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hà, Trần Mạnh
Hưởng, Đặng Kim Nga, Nguyễn Thị Tố Ninh, Tiếng Việt – Tập 1, 2 (Bộ sách cánh
diều). NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
12
| 1/14

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN
PPDH TOÁN- PPDH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Người thực hiện: Mã học viên Lớp:
Giảng viên hướng dẫn: NGHỆ AN – 2021 I. MỤC LỤC
II. NỘI DUNG.......................................................................................................1
PHẦN I. CHỦ ĐỀ 1..............................................................................................1
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................1
2.1. Quan điểm về phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.................................2
2.2. Một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh...................................................................................................3
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................6
PHẦN II. CHỦ ĐỀ 2.............................................................................................7
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................7
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................7
2.1. Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt...........................................8
2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe........................................8
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................9
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................13 II. NỘI DUNG PHẦN I. CHỦ ĐỀ 1
(Phân tích một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh) 1. MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Muốn làm được điều đó
phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện gồm: Giáo dục đạo
đức; kĩ năng sống; năng lực sáng tạo; năng lực thực hành; năng
lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo công
bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi
công dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.
Giáo dục Tiểu
học là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 6 -11 tuổi. Đây là giai đoạn
đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người.
Ngoài việc đổi mới nội dung chương trình, việc nghiên cứu và áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh cũng là yêu cầu cấp thiết.
Thực tế cho thấy, việc dạy và học ở bậc Tiểu học nói chung và
môn Toán ở bậc học này nói riêng đang gặp nhiều vấn đề tồn tại
cần được nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và giải pháp để tháo gở.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học, tôi nhận
thấy học sinh thường rất bị động, hầu như chỉ làm theo những yêu 1
cầu của giáo viên. Đều đó dẫn đến chất lượng học tập của các em
rất thấp, đó cũng là một vấn đề rất trăn trở của các thầy cô giáo.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường Tiểu học nói
chung, và nâng cao hiệu quả việc đổi mới phương pháp nhằm định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Toán nói riêng, tôi đã nghiên
cứu và áp dụng xin được đưa ra trao đổi cùng đồng nghiệp việc “Phân tích một số
PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh”.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm về phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Dạy học theo hướng phát triển năng lực đã phát triển từ những năm 90
của thế kỷ trước và giờ đang trở thành xu hướng giáo dục được cả thế giới
quan tâm. Đối với nước ta, dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng đã
được áp dụng trong chương trình giảng dạy. Theo văn bản mới nhất của Bộ
giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 7/2017, mục tiêu của giáo dục được đặt
trọng tâm vào việc đào tạo ở bậc phổ thông theo hướng tiếp cận các phẩm chất
và năng lực. Sau đây là các khái niệm và yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và
năng lực liên quan đến bậc tiểu học.
* Quan điểm về phẩm chất:
- Phẩm chất: Là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
- Các phẩm chất cần đạt ở cấp Tiểu học: Chương trình giáo dục phổ thông
yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học các phẩm chất chủ yếu sau:
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
* Quan điểm về năng lực:
- Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý 2
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong những điều kiện cụ thể.
- Các năng lực cần đạt ở cấp Tiểu học: Chương trình giáo dục phổ thông
hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục
góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông
qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng
lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng
lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình
giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
* Dạy học định hướng phẩm chất, năng lực:
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ
bản, hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng vào việc
thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học
tập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ở
các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức
giáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động của
mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với
mục tiêu giáo dục đặt ra.
2.2. Một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh
* Phương pháp giảng giải - minh hoạ trong dạy học Toán ở Tiểu học:
- Quan niệm: Phương pháp giảng giải - minh hoạ là phương pháp dạy
học trong đó giáo viên dùng lời để giải thích tài liệu có sẵn, kết hợp với 3
phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó giúp học sinh hiểu nội dung bài học.
- Vai trò tác dụng và phạm vi sử dụng phương pháp giảng giải – minh họa
trong dạy Toán ở Tiểu học:
+ Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình dạy Toán ở Tiểu học; vì trong
nội dung dạy Toán có những khái niệm rất trừu tượng đối với học sinh tiểu học,
các em khó có thể tự tìm thấy được kiến thức. Vì thế giáo viên cần sử dụng
phương pháp này để giảng giải giúp học sinh hiểu được kiến thức, hình thành được khái niệm.
+ Ưu điểm chính của phương pháp này là truyền đạt được khá nhiều
thông tin trong một đơn vị thời gian. Nhược điểm chính là mức độ tích cực
của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức bị hạn chế (khá thụ động). Với
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay phương pháp này không
được khuyến khích sử dụng. Vì thế phạm vi sử dụng chủ yếu khi hình thành
các kiến thức mới- các khái niệm trừu tượng.
- Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp giảng giải – minh hoạ
trong dạy Toán ở Tiểu học:
+ Một là: Phương pháp giảng giải – minh hoạ được dùng chủ yếu khi hình
thành các kiến thức mới, khó hiểu, trừu tượng đối với học sinh. Trong các tiết
thực hành – luyện tập hoặc ôn tập, phương pháp giảng giải – minh hoạ chỉ được
dùng khi phát hiện những vấn đề mà dùng các phương pháp dạy học khác
không hiệu quả, và học sinh không hiểu rõ các kiến thức hoặc hiểu chưa đầy đủ
các kiến thức thì khi đó giáo viên buộc phải sử dụng phương pháp giảng giải – minh hoạ.
+ Hai là: Cần hạn chế việc sử dụng phương pháp Giảng giải- minh hoạ
trong quá trình dạy học toán cần nhằm hạn chế học sinh tiếp thu kiến thức có
sẵn và tích cực tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng.
* Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học: 4
- Quan niệm: Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu
học là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học
sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học
sinh hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn Toán.
Ví dụ: Hướng dẫn lập công thức diện tích hình thoi. GV đưa ra miếng bìa hình thoi. Yều cầu HS:
+ Hãy tìm cách cắt hình thoi thành bốn hình tam giác bằng nhau, sau đó
ghép lại thành hình chũ nhật.
+ Cắt hình thoi theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC.
+ Diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ
các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau?
+ Ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua diện tích hình chữ nhật? M B N n 2 A C O m
- Vai trò và tác dụng của phương pháp dạy học trực quan:
+ Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học (có tính trực giác, cụ thể) và
do tính chất đặc thù của các đối tượng Toán học (tính trừu tượng và khái quát cao)
mà phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Toán ở
Tiểu học. Với những hình ảnh trực quan (do các đồ dùng biểu diễn mang lại) và
lời giảng của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh
hội kiến thức Toán trừu tượng. Bản chất của phương pháp dạy học này là giáo
viên đã tác động vào tư duy học sinh Tiểu học theo đúng quy luật nhận thức
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” 5
+ Phạm vi sử dụng: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong khi
hình thành kiến thức mới, những nội dung có tính chất trừu tượng.
- Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học:
+ Một là: Sử dụng phương phap trực quan trong dạy học toán ở tiểu học
không thể thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học. Các phương tiện (đồ dùng) dạy
học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ.
+ Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan.
+ Ba là: Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng.
+ Bốn là: Không quá đề cao và tuyệt đối hoá phương pháp trực quan. Phương
pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu
học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết
sẽ gây phản tác dụng, làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy
máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng, vì vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng
mức phương pháp dạy học trực quan, trên cơ sở phối hợp hợp lý với các phương pháp dạy học khác. 3. KẾT LUẬN
Đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ngoài việc xây
dựng nội dung chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội thì,
PPDH đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả dạy và học. Có thể nói
PPDH hình thành, phát triển các phẩm chất của HS chủ yếu thông qua việc tổ chức
các hoạt động học tập. Do đó, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động
giáo dục khác giúp học viên rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần
trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú
học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học. Bên cạnh đó
việc áp dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong
môn Toán ở Tiểu học còn giúp HS hình thành, phát triển các năng lực chung.
PHẦN II. CHỦ ĐỀ 2
(Thiết kế và tổ chức dạy học kiểu bài Nói và Nghe trong SGK Tiếng Việt
2 (CT 2018) bộ sách Cánh diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh) 6 1. MỞ ĐẦU
Giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh là một mắt xích quan trọng mục tiêu giáo
dục toàn diện của giáo dục nước ta trong bối cảnh của sự phát triển khoa học công
nghệ hiện đại. Kể từ năm 2018, bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ
thông với sự thay đổi về nội dung và chương trình trong đó có môn Tiếng Việt.
Chương trình môn Tiếng Việt 2, bên cạnh kế thừa nhiều ưu điểm của chương trình
hiện hành, có một số thay đổi phù hợp với định hướng đổi mới của chương trình
GDPT 2018, với đặc điểm, vai trò và xu thế của giáo dục công nghệ. Đó là:
Chương trình phát triển năng lực, phẩm chất; Thúc đẩy giáo dục STEM; Tích hợp
giáo dục liên môn... Từ những đặc điểm đó, có thể nói môn Tiếng Việt 2 mang
trong mình sứ mệnh đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nhằm thực hiện 4 khuyến cáo
giáo dục trong thế kỷ XXI của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để khẳng định mình”.
Đối với học sinh lớp 2 môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành và phát
triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập tốt các môn
học khác và tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng
thời rèn luyện các thao tác tư duy. Với các phân môn cụ thể (Phân môn Tập đọc;
Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp; Phân môn Chính tả) việc rèn luyện các kỹ năng cơ
bản, cụ thể cũng được thể hiện rõ trong nội dung của các phân môn này. Trong đó
phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc
thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Với kết cấu và nội dung chương trình
mới, ở phân môn nghe và nói, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những
câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn này cung cấp cho học
sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt,
những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) và góp
phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Do đó việc nghiên cứu các phương pháp, các thức tổ chức dạy học hiệu quả
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng rất quan trọng, cần được
giáo viên nghiên cứu và áp dụng.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
2.1. Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (thuộc bộ sách Cánh Diều) biên soạn theo
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thống nhất về tư tưởng “Cánh Diều”
gắn với tuổi học trò nhiều ước mơ bay bổng. Các bài học trong sách gắn với thực
tiễn cuộc sống như cánh diều gắn với mặt đất bằng dây diều, “Mang cuộc sống vào
bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”. Bộ sách tạo cơ hội cho học sinh bay cao
trên bầu trời tri thức bao la như diều gặp gió.
Bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều gồm tập 1 và tập 2 có cấu
trúc bài học chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc giúp các thầy cô dễ dạy, dễ học. Tổng chủ
biên kiêm chủ biên: Nguyễn Minh Thuyết. Sách tập hợp 31 bài học chính, có 4 bài
ôn tập giữa kì, cuối kì và cuối năm. Các bài học chính được sắp xếp theo 5 chủ đề.
Em là búp măng non; Em đi học; Em ở nhà; Em yêu trường học; Em yêu tổ quốc Việt Nam.
Mỗi bài học được thực hiện trong một tuần, hướng dẫn học sinh rèn các kỹ
năng đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt. Cứ 2 bài học phục vụ cho một chủ điểm (riêng
chủ điểm Đất nước được học 3 bài học).
Sách có phần phụ lục được đưa vào trang đầu GV và HS dể nhìn thấy nội
dung từng bài học. Bên cạnh đó các bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa rõ
ràng, các câu hỏi cụ thể phù hợp với nhận thức của học sinh.
Bằng cách thiết kế bài học như vậy, sách giúp HS không chỉ được phát triển
nhanh kĩ năng giao tiếp mà còn có cơ hội phát triển khả năng quan sát, tưởng
tượng, suy luận… Bộ sách khơi gợi hứng thú của người học qua những ngữ liệu
đặc sắc, cách khai thác ngữ liệu sáng tạo và những hình ảnh sắc nét, sinh động.
2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NÓI VÀ ĐÁP LỜI MỜI, NÓI VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRANH (1 tiết) I. MỤC TIÊU 8
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ:
a) Rèn kĩ năng nói: Biết nói và đáp lời mời trong các tình huống phối hợp lời
nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác. Biết nói về một nhân vật.
b) Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ cùng bạn.
+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ để nói về các nhân vật trong tranh. 2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc giữa anh chị em trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh - SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và
từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu MĐYC của bài học. - HS lắng nghe. 9 2. Thực hành
2.1. HĐ 1: Cùng bạn thực hành nói
và đáp lại lời mời, nhờ trong các
tình huống cho sẵn (BT 1)
Mục tiêu: Nói và đáp lời mời theo các tình huống cho sẵn. Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. - 1 HS đọc YC của BT 1.
- GV YC HS thảo luận theo cặp, hoàn - HS thảo luận theo cặp, hoàn thành thành BT. BT.
- GV mời một số cặp HS trình bày - Một số cặp HS trình bày trước lớp. trước lớp. VD:
a) Em nhờ anh (chị) đọc cho mình
chép một bài thơ mà anh (chị) thuộc.
Anh Tuấn ơi, anh đọc một bài
thơ anh thuộc cho em chép nhé?!
Ừm, em lấy giấy bút đi.
b) Anh (chị) nhờ em tìm giúp một
quyển sách trên giá sách.
Ngọc ơi, em tìm giúp chị một
quyển sách trên giá sách với.
Vâng, chị cần tìm quyển nào ạ?
c) Anh (chị) rủ em cùng chơi cầu lông.
Hòa ơi, đi chơi cầu lông với anh đi!
Vâng, để em thay giầy rồi đi anh nhé!
- HS nghe GV nhận xét, viết lại lời nói
- GV nhận xét, YC HS viết lại lời nói và đáp vào VBT. 10 và đáp vào VBT.
2.2. HĐ 2: Chọn hình một em bé
(hoặc anh, chị) trong những bức
hình cho sẵn, nói 4 – 5 câu về người trong hình
Mục tiêu: Nói được 4 – 5 câu về
người trong hình, phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ.
- 1 HS đọc to YC của BT 2. Cách tiến hành:
- HS chọn hình và nói 4 – 5 câu về em
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. bé trong hình.
- GV YC HS chọn hình và nói 4 – 5 - Một số HS lên bảng nói hoặc viết 4 – câu về em bé trong hình.
5 câu về em bé trong hình.
- GV mời một số HS lên bảng nói hoặc - HS lắng nghe GV nhận xét. HS viết 4
viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.
– 5 câu vừa nói vào VBT.
- GV nhận xét, sửa bài, YC HS viết lại
4 – 5 câu vừa nói vào VBT. 3. KẾT LUẬN
Bên cạnh là tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp hiệu quả
giúp học sinh Tiểu học lĩnh hội những kiến thức cơ bản, đầu tiên trong cấp học
này. Ở lớp 2 việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt với các chủ đề giúp học sinh có
thể viết nên những từ có nghĩa, những từ cảm nhận về cuộc sống. Học sinh được
đóng kịch, viết truyện nhằm tư duy phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trẻ sử
dụng ngôn ngữ học được để tưởng tượng, sáng tác nên những câu chuyện thú vị
trong cuộc sống. Trong đó việc học các bài dạng nghe và nói còn hướng đến việc
hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Thông qua các kỹ
năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự
nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên
trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử
phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. 11
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Hoành (2006), Chuyên đề : Một số Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học.
2. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu Phương pháp dạy học Toán, NXB Giáo dục;
3. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng
thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
4. Bộ GD-ĐT (2019), Công văn số 4612/BGDĐTGDTrH, ngày 03/10/2017
về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
5. Bộ GD-ĐT (2020), Toán 1,2,3,4,5. NXB giáo dục.
6. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hà, Trần Mạnh
Hưởng, Đặng Kim Nga, Nguyễn Thị Tố Ninh, Tiếng Việt – Tập 1, 2 (Bộ sách cánh
diều). NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 12