TIỂU LUẬN MÔN THỂ CHẾ KINH TẾ | Học viện Hành chính Quốc gia

THỂ CHẾ VÀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Quản lí công 172 tài liệu

Trường:

Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu

Thông tin:
31 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

TIỂU LUẬN MÔN THỂ CHẾ KINH TẾ | Học viện Hành chính Quốc gia

THỂ CHẾ VÀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

38 19 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|4963341 3
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ
TIỂU LUẬN
MÔN THỂ CHẾ KINH TẾ
TÊN TIỂU LUẬN:
THỂ CHẾ VÀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ
VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM MINH HIẾU
MÃ HỌC VIÊN: MF29150099
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K29
Năm 2023
LỜI MỞ ĐẦU
lOMoARcPSD|4963341 3
Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội
của đất nước, bảo đảm sinh kế cho người nông dân. Vấn đề sở hữu đất đai là vấn đề h
trọng được các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải
có nhận thức đúng đắn về quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để có những chủ trương, chính sách đất đai
đúng đắn, phù hợp với tình hình mới nhằm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đất đai, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ
LÝ THUYẾT
1. Thể chế :
Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các
bộ luật (luật cơ bản và luật "hành xử"), các quy định, các quy tắc, chế định…,
nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong
một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng; là những
nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các
thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội.
Từ điển Luật học định nghĩa thể chế là "những quy định, luật lệ của một
chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo". Thể chế cũng có thể được hiểu là
tổng thể các quy định, các nguyên tắc xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tạo lập nên "luật chơi" trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
1.1. Yếu tố cấu thành thể chế:
Nội hàm thể chế bao gồm 3 yếu tố chính:
- Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan
hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia.
- Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội bao gồm:
nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự.
- Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội,
quản lý và điều hành sự vận hành xã hội.
1.2. Đặc điểm thể chế:
Thể chế là sản phẩm của chế độ xã hội; phản ánh sâu sắc bản chất và chức
năng của Nhà nước đương quyền. Trong đó Hiến pháp có thể được coi như "linh
hồn" của một chế độ xã hội.
lOMoARcPSD|4963341 3
Thể chế được điều chỉnh thích ứng với những thay đổi của chế độ chính
trị đương quyền.
Thể chế cũng có thể được sửa đổi, thậm chí bãi bỏ cục bộ, phụ thuộc vào
sự cải cách hay đổi mới các quan hệ kinh tế - xã hội của Nhà nước, thích ứng
với điều kiện lịch sử Quốc gia.
Thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế,
chính sách và cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của con người.
1.3. Phân loại thể chế:
Thể chế là một khái niệm rộng gồm những luật chơi chính thức hoặc
phi chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người. Thể chế
của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi
chính thức.
Thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính "pháp trị".
Thể chế phi chính thức là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo
đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù "đức
trị". Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm,
những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.
2. Sở hữu đất đai:
Đất đai được hiểu là một vùng đất có ranh giới và có vị trí, diện tích cụ
thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ,
có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương
lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình,
địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của
con người
2.1. Sở hữu đất đai Việt Nam:
Tại Điều 4. Sở hữu đất đai Luật đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai
như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy
định của Luật này.”
Theo đó mà luật quy định về sở hữu đất đai cũng cần được thực hiện theo
các nguyên tắc nhất định để đảm bảo thực hiện đúng về sở hữu đất đai.
lOMoARcPSD|4963341 3
Như chúng ta đã biết thì đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ
quốc gia Việt Nam và đất đai được hình thành và tồn tại và phát triển cùng với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trãi qua các giai đoạn của lịch sử
và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá,
cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.
Theo đó có thể thấy đất đai chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và
dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó
quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và sở
hữu đât đai không thể thuộc về bất cứ một cá nhân hay thuộc quyền sở hữu của
bất kỳ một tổ chức nào. Sở hữu toàn dân sẽ tạo điều kiện để những người lao
động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và có thể tạo ra cuộc sống
ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình
hình kinh tế-xã hội nói chung.
Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý đất đai và là thiết chế trung tâm
của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân
dưới hình thức dân chủ đại diện, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức
chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, nhà nước có sức mạnh
cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã
hội và có thể thông qua pháp luật mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước
được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
Trong lĩnh vc qun lý s hu đt đai thì Đng và nhà nưc ta luôn đ
cao việc tiếp tục phát huy dân chủ, luôn phát huy việc bảo đảm quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng
và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân có
thể nói nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta và thực
hiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai cũng là một phương diện để nhà nước ta
tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là
của dân, do dân và vì dân
2.2. Nội dung quyền sở hữu đất đai:
Đầu tiên muốn hiểu chính xác về quyền sở hữu đất đai, chúng ta cần hiểu
đúng về quyền sở hữu là gì? Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2013 quy định
thì quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là Chiếm giữ (quyền nắm giữ tài
sản và tiêu sản trong tay), sử dụng (quyền sử dụng tài sản và tiêu sản theo ý
muốn), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp,
lOMoARcPSD|4963341 3
phá hủy). Cụ thể là khi cho người (tổ chức) khác mượn hoặc thuê tài sản (tiêu
sản) thì chủ sở hữu đã trao cho người mượn 2 quyền: Chiếm hữu và sử dụng.
Người (tổ chức) khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu sử dụng quyền định đoạn
(bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản của chủ sở hữu theo quy định.
Bởi thế, quyền định Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là khái niệm
dùng để chỉ 1 hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể.
Với chế độ sở hữu này, tất cả công dân của một quốc gia đều là chủ thể được
công nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai thông qua
hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ sở
pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách bình đẳng.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên
thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh…đều
thuộc sở hữu toàn dân”. Các bản hiến pháp sau này đều tiếp tục khẳng định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể: Điều 53 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy
định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản
lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý
Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chsở hữu và thống nhất quản lý.
Trên cơ s đó, Điu 4, Lut Đt đai 2013 ghi nhn: Đt đai thuc s hu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân được ghi nhận lần đầu tiên vào Hiến
pháp năm 1980. Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp, bộ
luật, luật đều khẳng định, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Vậy, trong
giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu đó có còn phù hợp hay không? Để trả lời câu
hỏi này bài viết cần làm rõ 3 vấn đề: Một là, cơ sở để xác lập chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai; Hai là, quyền của người sử dụng đất theo quy định hiện hành có
đáp ứng được nhu cầu trong giao dịch, đáp ứng những mong muốn của người sử
dụng đất trong quan hệ pháp luật về đất đai; Ba là, những vấn đề tồn tại nổi cộm
thuộc về tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai hay thuộc về khuyết
lOMoARcPSD|4963341 3
nhược của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để góp phần khẳng định chế độ sở
hữu này vẫn còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở đps là về cơ sở lý luận:
Dựa trên Chủ nghĩa Mác Lênin có những chỉ dẫn quan trọng về việc xác
lập quyền sở hữu đó là vấn đề manh mún ruộng đất, cát cứ và sử dụng không
hiệu quả và việc tích tụ, tập trung đất đai là cơ sở hình thành nền sản xuất lớn
trong mỗi quốc gia. Và sở hữu tư nhân chính là nguồn gốc của bóc lột và bất
công trong xã hội. Từ thực tế có thể thấy được nguyên nhân chính của chế độ
người bóc lột người là sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong
đó, đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.
Thứ hai đó là xét dựa trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam thông qua bề dày về
lịch sử, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước trong khi quyền sở hữu
tư nhân về ruộng đất rất mờ nhạt. Có thể nói đất đai là tặng vật thiên nhiên và
đât đai không phải của riêng ai và trong điều kiện lịch sử của Việt Nam thì để
bảo vệ đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ là xương máu của bao thế
hệ. Về chính trị, Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây
dựng một Nhà nước mà ở đó tất cả lợi ích thuộc về nhân dân. Theo đó có th
thấy lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng xác lập chế độ sở hữu toàn dân là có cơ
sở và trong điều kiện hiện nay, khi nước ta cần tập trung để hình thành nền sản
xuất lớn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn còn phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỂ CHẾ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽ
chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện.
Trong quá trình xây dng đt nưc, Đng và Nhà nưc ta đã xác lp chế đ s
hữu đất đai và có những chủ trương, chính sách đất đai cụ thể phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử. Trong thời kỳ trước năm 1959, có 2 hình thức sở hữu về đất
đai: sở hữu nhà nước sở hữu tư nhân. Giai đoạn 1959 - 1980, tồn tại chủ yếu
3 hình thức sở hữu về đất đai là Nhà nước, tập thể và tư nhân. Từ năm 1980 đến
nay, quy định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn
dân về đất đai ở nước ta bắt đầu được xác lập từ Hiến pháp năm 1980, thời kỳ
lOMoARcPSD|4963341 3
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp
năm 1992, thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1. Khái quát về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại
diện chủ sở hữu:
Hiện nay, chế độ sở hữu đất đai được quy định tại Điều 53, Hiến pháp
năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về chủ thể “toàn dân”, hoặc
như thế nào là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện”... mà
chỉ đề cập tên của chế độ sở hữu và đặc trưng, vai trò đại diện của Nhà nước
trong quá trình quản lý đất đai. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước
làm đại diện khác chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước hoặc chế độ đa sở
hữu về đất đai ở một số điểm sau:
Thứ nhất, trong chế độ sở hữu toàn dân, đất đai không được coi là tài sản.
Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc
gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Tài
sản được thừa nhận trong chế độ sở hữu toàn dân không phải là đất đai, mà là
“quyền sử dụng đất”. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị
Trung ương ln th năm khóa XIII v tiếp tc đi mi, hoàn thin th chế, chính
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước
ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa
XIII) nhấn mạnh đặc điểm này: “Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng
hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu…”.
Thứ hai, trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có hai vai trò
là “đại diện” và “quản lý”; là chủ thể đại diện cho toàn dân đứng ra thực hiện
các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai. Nhà nước thống
nhất quản lý đất đai thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước. Nội dung cơ bản
của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được thể hiện thông qua các quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai như sau:
Quyền chiếm hữu: là quyền cơ bản, làm tiền đề phát sinh các quyền sử
dụng và định đoạt. Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu đối với toàn
bộ diện tích đất đai của cả quốc gia. Tuy nhiên, quyền này không được Nhà
nước thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc trao quyền sử dụng đất cho
các chủ thể khác - người sử dụng đất. Những chủ thể này được trực tiếp chiếm
hữu đối với đất đai nhưng lại bị giới hạn trong một diện tích đất nhất định và
trong một khoảng thời gian xác định do Nhà nước cho phép.
lOMoARcPSD|4963341 3
Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu được tự mình khai thác các công
năng, lợi ích của một loại tài sản nhằm đạt được mục đích mà mình mong muốn.
Trong chế đ s hu toàn dân, ngưi s dng đt là các đi tưng đưc s dng
đất trực tiếp, được quyền ở, trồng trọt, chăn nuôi, canh tác, thực hiện dự án đầu
tư… trên phần diện tích đất mà họ được quyền sử dụng hợp pháp. Dưới giác độ
đại diện, Nhà nước gián tiếp sử dụng đất thông qua thu các nghĩa vụ từ người sử
dụng như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất…
Quyền định đoạt: trong chế độ sở hữu toàn dân, chỉ Nhà nước mới có
quyền định đoạt đối với đất đai. Quyền định đoạt được thể hiện qua việc Nhà
nước có quyền quyết định mục đích sử dụng đất đối với một vị trí đất cụ thể
thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; có quyền
quyết định chủ thể nào được sử dụng đất hợp pháp đối với một hoặc nhiều thửa
đất thông qua giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất hoặc trưng dụng đất; quyết định giá trị
của đất đai thông qua quy định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng
thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra.
2.
Sở hữu toàn dân về đất đai tất yếu lịch sử trong điều kiện lịch sử cụ thể
việt nam:
Luận giải rõ về điều này, có thể thấy rằng, việc sở hữu tư nhân đất đai
trong điều kiện nước ta hiện nay sẽ dẫn tới nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy khó
lường.
Một là, trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình CNH, HĐH, đô
thị hóa, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu
tư cho phát triển KT-XH. Quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đòi hỏi chuyển một
diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Sở hữu
tư nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư vào chỗ phải thỏa thuận với quá nhiều người
dân, chỉ một người không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư khó
triển khai thực hiện. Việc người dân ra giá đến 1 tỷ đồng cho 1m2 đất ở Trung
tâm Hà Nội đã là minh chứng đầy thuyết phục cho lo ngại này. Mặt khác, những
người tư hữu riêng lẻ cũng khó có điều kiện thỏa thuận với nhà đầu tư theo giá
có lợi cho họ. Kết quả là sở hữu tư nhân đất đai vừa cản trở quá trình phát triển
KT-XH của đất nước, vừa không có cơ chế bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư
và của chính người dân.
Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là
nảy sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội nảy sinh.
lOMoARcPSD|4963341 3
Điều này có thấy từ các minh chứng trong lịch sử. Với sở hữu tư nhân đất
đai, người sở hữu đất có quyền đối xử với đất như đối với tài sản riêng, có
quyền mua, bán, chuyển nhượng, thậm chí bỏ hoang không sử dụng, cũng như
chuyển đổi mục đích sử dụng. Không ai có quyền thu hồi, sử dụng đất của
người khác nếu không được chủ đất cho phép. Do đất là tài sản riêng nên người
dân có quyền định đoạt nó như hàng hóa trên thị trường bất động sản. Lợi dụng
khó khăn hoặc kém hiểu biết của nông dân, một bộ phận người có tiền (từ nhiều
nguồn khác nhau mà chúng ta không kiểm soát được) có thể thu gom đất đai để
trở thành địa chủ. Điều này đã diễn ra trong cải cách ruộng đất của chế độ Mỹ -
Diệm những năm 60 của thế kỷ XX ở miền Nam nước ta.
Ngay cả ở giai đoạn hiện nay, nếu duy trì phổ biến sở hữu tư nhân đất đai
cũng sẽ dẫn đến hiện trạng người có nhiều tiền thu gom đất đai và chỉ sử dụng
đất vì mục đích cá nhân như làm trang trại để nghỉ ngơi, giải trí, cho thuê nhằm
kiếm lời,… Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nông dân đói nghèo vì
không có đất, không còn kế sinh nhai, khi đa phần đất nông nghiệp được chuyển
giao theo con đường sở hữu tư nhân cho một số người?
Ba là, trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, đành rằng nhà nước có thể giữ
lại quyền quy hoạch mục đích sử dụng từng thửa đất và ràng buộc chủ đất thực
hiện một số quy định vì môi trường sống chung, nhưng không ai có quyền ngăn
cản người chủ đất sử dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ. Lý do
này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, không vì mục
đích sinh tồn của đa số dân cư.
Nhiều người “cổ vũ” việc sở hữu tư nhân về đất đai, coi đó là biện pháp
sử dụng đất hiệu quả đã quên đi mục tiêu xóa bỏ tình trạng dùng quyền sở hữu
tư liệu sản xuất (trong đó có đất đai) để nô dịch người khác. Hơn nữa, như
C.Mác đã từng chỉ ra, quyền tư hữu có tính độc quyền về đất đai là vật cản của
tiến bộ kinh tế, kỹ thuật trong nông nghiệp. Thực tế phân hóa giàu nghèo trong
các tư bản phát triển hiện nay cũng chứng minh cho tính đúng đắn của kết luận
này.
Dưới chiêu bài ủng hộ hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả sử dụng đất theo
nghĩa đem lại thu nhập bằng tiền cho người sở hữu đất), một số người lý giải
rằng, sở hữu toàn dân về đất đai dẫn đến vô chủ và vì vô chủ nên đất được sử
dụng không hiệu quả. Họ cũng lý giải rằng, Luật đất đai, vì dựa trên lập trường
sở hữu toàn dân nên không chính danh, không xác lập được quan hệ dân sự
trong các giao dịch về đất đai nên dẫn đến các giao dịch đất đai của nước ta
không giống với thông lệ quốc tế, gây tranh chấp khi có yếu tố nước ngoài. Ở
đây, chưa cần bàn đến việc có cho người nước ngoài tự do sở hữu đất đai, nhất
lOMoARcPSD|4963341 3
là đất sản xuất hay không, nhưng người nước ngoài trên đất Việt Nam phải tuân
thủ luật pháp Việt Nam, có lẽ cũng là một thông lệ. Hơn nữa, các nước trên thế
giới không có một luật đất đai giống nhau.
Nhóm ủng hộ sở hữu tư nhân về đất đai cũng lý sự rằng, Nhà nước ta
không đủ năng lực quản lý đất đai. Họ cố tình không hiểu rằng, chính vấn đề
cần bàn là cần nỗ lực xây dựng một Nhà nước có khả năng quản lý đất đai tốt
hơn. Họ “khăng khăng” cho rằng, yếu kém của Nhà nước trong quản lý đất đai
với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân là đương nhiên. Một luận giải khiên
cưỡng, bởi Nếu Nhà nước không thể thay mặt xã hội quản lý tài sản chung thì
đừng nói đến quốc gia XHCN, mà quốc gia ổn định cũng không có.
Nhóm quan điểm ủng hộ đa sở hữu đất đai cho rằng, đất ở, đất sản xuất
gắn bó với người dân lâu dài, là tài sản của họ nên áp dụng chế độ sở hữu tư
nhân để khuyến khích bảo tồn, đầu tư và sử dụng hiệu quả theo nguyên tắc thị
trường (nghĩa là lĩnh vực nào giá đất cao thì chuyển đất vào đó sử dụng) và hạn
chế sự lạm dụng của cơ quan nhà nước trong thu hồi, giao đất. Tuy nhiên, họ
không tính đến sự phân hóa giàu nghèo, vì đất ở và đất sản xuất chiếm hầu hết
diện tích đất tự nhiên của quốc gia và nó cũng là đối tượng gây tranh chấp nhiều
nhất. Hơn nữa, một đất nước, muốn có ổn định căn bản phải đảm bảo an ninh
lương thực, phải sử dụng tổng quỹ đất theo quy hoạch chung hiệu quả. Khi đó,
đất chỉ có thể giao dịch trong khuôn khổ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
Nói cách khác, do đất đai là một hàng hóa đặc biệt, quyền của chủ sở hữu đất bị
giới hạn nhiều mặt, nên thị trường đất đai không thể điều tiết việc phân bổ đất
đai cho các lĩnh vực một cách hiệu quả. Đó là chưa nói đến những khuyết tật nói
chung của thị trường làm cho nó không hoàn hảo như mong ước của những
người ủng hộ thị trường tự do.
Những người ủng hộ chế độ đa sở hữu đất đai cho rằng, các vùng đất sử
dụng chung của một cộng đồng dân cư nào đó theo truyền thống, theo nhu cầu
có tính địa phương nên để ở chế độ sở hữu cộng đồng (tức sở hữu tập thể).
Đúng là trong quá khứ đã có những cộng đồng dân cư bảo vệ rừng, sông, hồ rất
hiệu quả nhờ vào các hương ước được thừa nhận tự nguyện. Nhưng hiện nay,
những tín điều tôn giáo, những ý nguyện của nhóm dân cư không đủ sức ngăn
cản con người chiến thắng lòng tham, nhất là với quyền cư trú tự do và giao lưu
quốc tế mở rộng, những kẻ xấu có thể lợi dụng sở hữu chung để chiếm đoạt
ruộng đất và đem chuyển nhượng khiến các vụ tranh chấp đất đai trở nên rất
phức tạp. Những người theo quan điểm này không tin vào một tổ chức nhà nước
hùng mạnh có luật pháp, tòa án, lực lượng vũ trang ủng hộ trong xử lý quan hệ
đất đai, lại đi tin vào sức mạnh của một cộng đồng dựa trên niềm tin tinh thần.
lOMoARcPSD|4963341 3
Vấn đề không phải là không có những thửa đất dùng chung, mà ở chỗ họ cho
rằng cần phải đa dạng hóa sở hữu đất đai. Trong khuôn khổ của sở hữu toàn dân
chúng ta vẫn có các thửa đất dùng chung. Vấn đề là nên giao cho ai là đại diện
pháp lý quản lý đất đai dùng chung với mục đích cụ thể đã được mọi người thừa
nhận. Giải quyết vấn đề này trong chế độ đa sở hữu không dễ hơn khi so với chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai
3.
Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện lịch sử
cụ thể:
Quan điểm ủng hộ sở hữu toàn dân về đất đai dựa trên những căn cứ lịch
sử khách quan sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lập trường “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”,
nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của quốc
gia là đất đai. Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài
của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó “may mắn” trên thị
trường có quyền độc chiếm sở hữu. Đất đai của quốc gia, dân tộc phải thuộc sở
hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn
dân tộc, của nhân dân. Nhiều diện tích đất đai phải được quy định trong luật là
để sử dụng chung như đất làm đường, công viên, bờ biển tập kết của tàu, thuyền
ngư dân đánh cá, hồ nước, dòng chảy của sông,… Các cơ quan giám sát tuân
thủ pháp luật phải có đủ sức mạnh để không cho phép ai lấn chiếm, sử dụng
những diện tích dùng chung một cách tùy tiện.
Ở đây, dùng chung cũng có nghĩa là không phải của cơ quan nhà nước để
các cơ quan này có quyền giao hoặc chia cho ai tùy thích. Việc quyết định một
phần diện tích đất đang dùng chung được chuyển sang đất dùng tư nhân phải hỏi
ý kiến toàn dân (thông qua trưng cầu dân ý) hoặc giao quyền cho cơ quan nhà
nước (Quốc hội) quyết định và giám sát, với những ràng buộc điều kiện chặt chẽ
để tránh việc quyết định tùy tiện của các quan chức nhà nước. Những phần đất
sử dụng tư nhân muốn chuyển thành đất dùng chung cũng phải được dân chúng
ủng hộ và phải thoả thuận bình đẳng với người đang sử dụng đất.
Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều
kiện tiếp cận đất đai tự do. Với sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, nhiều người không còn tin vào CNXH và thậm chí họ còn cho
rằng, Việt Nam nên bỏ “định hướng XHCN” trong mô hình kinh tế thị trường
định hướngXHCN. Song, bản chất XHCN không bị cố định vào mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, càng không bị trói buộc vào chế độ phân phối
bình quân. XHCN dựa trên nền tảng coi trọng lao động, rằng lao động tạo ra xã
hội loài người, tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con
lOMoARcPSD|4963341 3
người theo nghĩa nhân văn. Chính vì thế lao động là vinh quang, ai không lao
động mà sử dụng của cải một cách bất hợp pháp do người khác làm ra là phi đạo
đức. Quảng đại quần chúng lao động phải trở thành chủ nhân của xã hội và tự tổ
chức lại dưới hình thức xã hội tự nguyện, bình đẳng, bác ái, dân chủ. CNXH
như vậy mãi mãi là khát vọng chân chính của loài người. Định hướngXHCN
chính là con đường đúng đắn nhất để đưa khát vọng đó dần trở thành hiện thực
trong cuộc sống. Song, mô hình nào để chúng ta có thể xây dựng được xã hội
như thế ở một nước kinh tế còn đang phát triển với biết bao áp lực của thế giới
TBCN bên ngoài và tính ích kỷ trong mỗi cá nhân chúng ta còn lớn? Lời đáp
cho câu hỏi đó là chúng ta còn đang phải tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Dù mô hình kinh tế XHCN còn chưa được hiện thực hóa, dù trình độ phát triển
kinh tế của chúng ta còn thua kém nhiều nước, nhưng không vì thế chúng ta lựa
chọn con đường TBCN hy sinh quyền lợi của đa số người lao động, tích lũy của
cải vào tay một tỷ lệ phần trăm nhỏ nhoi những người giàu có trong xã hội.
Thứ ba, sở hữu toàn dân về đất đai ít ra cũng cho ta cơ chế để người lao
động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và
bình đẳng hơn. Điều này được lý giải bởi sở hữu toàn dân là sở hữu chung của
người Việt Nam, hiểu theo nghĩa người Việt Nam là công dân của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam. Vấn đề là sở hữu chung nhưng sử dụng và quản lý theo
một cơ chế cụ thể mà chúng ta đang bàn luận để xây dựng, nhằm có thể đạt
được một lúc hai mục đích là hiệu quả và công bằng đối với người lao động.
Không được xao nhãng mục tiêu công bằng, vì nếu để đạt được hiệu quả bằng
cách hy sinh quyền lợi của đa số người lao động sao cho của cải làm ra nhiều
hơn nhưng chui vào túi người giàu thì không phải là hiệu quả chúng ta mong
muốn.
Thứ tư, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc
của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết bắt nguồn không phải từ bản chất vốn
có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong
việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai;
bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.
Luật đất đai năm 2013 và phương thức Nhà nước thực hiện Luật đất đai
năm 2013 có nhiều điểm chưa hợp lý cần phải khắc phục. Vấn đề gây bức xúc
nhất hiện nay ở nước ta là ở chất lượng, thái độ thực thi Luật đất đai của cơ
quan và công chức nhà nước chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng
quyền lực công phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhóm
lợi ích cũng như cơ chế phân chia lợi ích từ đất chưa công bằng giữa các nhóm
lOMoARcPSD|4963341 3
lợi ích khác nhau, giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Không khó để tìm ra
những trường hợp cơ quan nhà nước thu hồi đất của dân không đúng đắn (Tiên
Lãng, Hải Phòng là một ví dụ). Sự giàu có bất thường của các đại gia kinh
doanh bất động sản trong nửa đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI ở nước ta,
mức chênh lệch quá lớn giữa giá đất đô thị trong các dự án chuyển đổi đất nông
nghiệp thành đất đô thị và giá đền bù cho người nông dân… là những bằng
chứng hiển nhiên về phân chia lợi ích từ đất không có lợi cho người dân có
quyền sử dụng đất khi bị thu hồi. Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện,
quy hoạch treo, tình trạng đất thu hồi bị bỏ hoang còn người mất đất lâm vào
tình trạng thất nghiệp, khó khăn…cho thấy quản lý của Nhà nước chưa tương
xứng với yêu cầu cần phải có trong chế độ sở hữu toàn dân.
Những vấn đề này không thể tránh né bằng cách chuyển toàn bộ quyền
quản lý đó cho khu vực tư nhân thông qua tư hữu hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu
đất đai. Ngược lại, chỉ có thể giải quyết tốt các vấn đề này bằng việc đẩy mạnh
cải cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản
lý, sử dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm giải trình của công chức và
chuyển giao cho người dân những quyền mà người sử dụng đất thực thi có lợi
hơn cơ quan nhà nước. Một số những việc cần phải làm là hạn chế quyền thu
hồi đất một cách tùy tiện của cơ quan nhà nước cho các mục đích “gọi là” dự án
phát triển KT-XH phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, đồng thời làm bần cùng hóa
nhiều người dân, khi họ không còn đất sản xuất. Giá đất thu hồi đất phải tính
đến sự phân chia địa tô chênh lệch giữa xã hội (mà Nhà nước là đại diện), người
có đất bị thu hồi và người nhận đất sử dụng cho mục đích mới. Nhà nước cũng
phải nâng cao năng lực sử dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tư cách
công cụ quan lý vì lợi ích quốc gia.
Thứ năm, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Sở
hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự phân chia
việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Bản chất của
cơ chế này là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở hữu đất đai giữa
người dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước các cấp.
Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho
người dân khá nhiều quyền: sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển
đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn…Về cơ bản, người dân
đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả
theo năng lực của họ. Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng
đất không có là: không được tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời
gian giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích
lOMoARcPSD|4963341 3
an ninh quốc phòng, mục đích công cộng. Tương ứng với mở rộng quyền cho
người sử dụng đất, quyền của cơ quan nhà nước với tư cách đại diện cho toàn
dân thống nhất quản lý đất đai trong cả nước được quy định trên các mặt sau:
quy định mục đích sử dụng cho từng thửa đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất); thu hồi đất phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng, mục đích
công cộng; thu một số khoản dựa trên đất.
So sánh với luật đất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền
của người sử dụng đất của Việt Nam cũng không có chênh lệch đáng kể và
quyền của Nhà nước cũng không quá nhiều. Điều này cho thấy không có sự
khác biệt quá lớn về phương diện tạo quyền tự chủ cho người sản xuất kinh
doanh sử dụng đất hiệu quả giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta
và chế độ tư hữu đất đai ở nước khác. Ngược lại, hai chế độ này có xu hướng
tiến tới một điểm chung khi Nhà nước trong các nước có chế độ tư hữu về đất
đai can thiệp vào lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai để bảo vệ môi trường sống
chung cũng như đáp ứng các yêu cầu chung của quốc gia, địa phương. Nói cách
khác, ở những nước này có một chế độ tư hữu hạn chế về đất đai. Ở nước ta, xu
hướng mở rộng quyền cho người sử dụng đất và giới hạn quyền của Nhà nước ở
những mục đích bảo vệ môi trường sống chung và an ninh quốc gia cũng dẫn
đến một chế độ sở hữu hạn chế của người sử dụng đất.
Thứ sáu, sở hữu toàn dân về đất đai đem lại nhiều lợi ích phù hợp với
điều kiện lịch s- cụ thể của Việt Nam. Không những không cản trở quá trình
sử dụng đất hiệu quả ở phương diện vi mô của người sử dụng đất cũng như ở
phương diện lưu chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản, chế độ
sở hữu toàn dân còn đem lại nhiều lợi ích phù hợp với đặc thù của nước ta.
Cụ thể là: Chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong
sử dụng quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử
dụng và phân chia lợi ích từ đất. Với chế độ pháp quyền XHCN, người dân có
quyền cùng nhau xây dựng Hiến pháp quy định về cung cách sống chung và
quyền hạn của Nhà nước trong xã hội. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong Hiến pháp, khi đa số công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích
từ đất đai, họ có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật đất đai phục vụ mục đích chung
của công dân, sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai
do cơ chế thị trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai
thì nhân danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ
không cho phép đa số còn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta rơi vào tình
trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về
lOMoARcPSD|4963341 3
đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Với tuyên bố đất đai là
thuộc sở hữu chung của mọi công dân Việt Nam được thực thi theo cơ chế Nhà
nước được toàn dân ủy quyền cho việc giao đất cho hộ gia đình và tổ chức sử
dụng (về cơ bản đã giao xong) và Nhà nước được ủy quyền quản lý đất đai bảo
đảm quá trình sử dụng đất đai làm sao để lợi ích của người sử dụng đất đai
thống nhất với lợi ích chung của quốc gia. Khi đó, không có vấn đề tranh chấp
giữa cá nhân và cá nhân. Việc giao đất hay cải cách quản lý của Nhà nước theo
hướng mở rộng hơn nữa quyền của người sử dụng đất có lợi cho người lao
động, nhất là có lợi cho nông dân, những người trực tiếp sử dụng đất với tư cách
tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định đã có trong lịch
sử, không phải là một cuộc đảo lộn lịch sử. Cách làm và quan niệm như vậy sẽ
tạo được sự đồng thuận cần thiết của cả dân tộc trong bối cảnh nước ta còn
không ít khó khăn hiện nay. Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều
kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Quan hệ đất đai phải được hoàn chỉnh dần theo tiến trình lịch sử, trong đó
quyền của người lao động được tiếp cận đất phải được ưu tiên bảo vệ. Hiến
pháp và Luật đất đai có thể sửa đổi, nhưng vận mệnh của dân tộc tiến đến một
xã hội giàu có và công bằng cho người lao động, thì không thể thay đổi.
Thứ bảy, đất đai là tài sản chung của dân tộc nên không cho phép Chính
phủ hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một
cách tự do như đối với công dân Việt Nam. Nếu không quy định những điều
kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu
chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa
thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế
thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc
lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.
Cần phân chia quyền mà sở hữu đất đai có được, trên cơ sở sở hữu toàn
dân về đất đai, một cách hợp lý giữa người dân và cơ quan nhà nước. Theo đó,
đối với diện tích đất dùng chung, không ai, tổ chức nào được phép sử dụng
riêng vì lợi ích của họ. Nhà nước, với sự ủy quyền của xã hội phải đảm bảo sự
tuân thủ đó. Có nghĩa là cơ quan nhà nước cũng không được tùy ý sử dụng hoặc
giao cho ai đó sử dụng mà không đúng các quy định trong Luật đất đai là đất
dùng chung. Đối với những diện tích đất được sử dụng chung cho một cộng
đồng có tính địa phương (như công viên cây xanh, đường nội bộ…) giao trách
nhiệm cho chính quyền địa phương quản lý chỉ để dùng chung ở cộng đồng dân
cư đó, chính quyền địa phương không được phép giao diện tích đất dùng chung
đó cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào sử dụng vì mục đích riêng của họ. Đất công
lOMoARcPSD|4963341 3
sở được giao cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể,… và
chỉ được sử dụng cho mục đích cung cấp dịch vụ công. Nếu cơ quan nhà nước,
… không có nhu cầu sử dụng đất công đó thì phải giao về cho quỹ đất công
được sử dụng theo những quy định phù hợp với ý nguyện của dân chúng được
ghi trong Luật đất đai (dự trữ cho hoạt động công hoặc chuyển giao cho các bộ
phận dân cư sử dụng). Cơ quan nhà nước không có quyền bán đất công theo giá
thị trường, trừ trường hợp chuyển giao cho dân cư và thu hồi tiền về ngân sách
nhà nước.
Đa phần diện tích đất sản xuất và đất ở người dân giữ lại (chứ không phải
Nhà nước giao cho dân chúng như cách hiểu hiện nay) cho mình hầu hết quyền
của người sở hữu như chiếm giữ, sử dụng, giao dịch trên thị trường đất đai, thế
chấp và thừa kế. Đây là quyền hoàn toàn chính đáng trong khái niệm “sở hữu
toàn dân”bởi người dân là chủ thể chính chứ không phải Nhà nước. Người dân
giữ lại cho mình đa số quyền, chỉ giao lại cho Nhà nước một số quyền hạn chế
(trong chế độ nhà nước pháp quyền, nhà nước là công cụ của người dân chứ
không phải thể chế đứng trên người dân. Nhà nước phải hoạt động theo luật
pháp mà nhân dân, thông qua những tổ chức của mình, xây dựng nên). Nhân
dân giao lại cho Nhà nước những quyền như: Quyền xây dựng quy hoạch, kế
hoạch tổng thể sử dụng đất đai để cho hoạt động sử dụng đất đai của từng cá
nhân và tổ chức không làm giảm hiệu quả sử dụng đất đai chung của quốc gia.
Nhà nước phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và giám sát
tuân thủ quy hoạch, kế hoạch cho tốt. Quyền bảo vệ đất đai và môi trường để
ngăn cản những hành vi vụ lợi cá nhân của người dân làm tổn hại lợi ích chung.
Quyền bảo hộ quyền chính đáng của dân cư đối với đất đai đã được quy định
theo luật. Quyền bảo toàn lãnh thổ quốc gia trước các hành vi xâm phạm của
ớc ngoài. Tất nhiên, người dân phải cung cấp tài chính qua thuế cho Nhà
nước để duy trì các hoạt động của mình…
Với cách hiểu như trên, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là một
“phạm trù, thuật ngữ lý thuyết, trừu tượng thuần túy, không có giá trị thực thi”,
càng không phải là sự giáo điều, cố gắng du nhập từ Liên Xô vào Việt Nam như
một số học giả to tiếng trên một số diễn đàn.
Sở hữu toàn dân về đất đai là điều kiện nền tảng để người lao động Việt
Nam có cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích của chính mình. Những sai lầm của chúng
ta, khi giao quyền quá lớn cho bộ máy nhà nước, nhất là cho chính quyền địa
phương đã dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền này vì lợi ích cá nhân, vì lợi
ích nhóm trá danh lợi ích địa phương, đất nước, xâm phạm quyền của công dân
đối với đất đai và phân chia lợi ích từ đất đai không có lợi cho người lao động
lOMoARcPSD|4963341 3
(nhất là không có lợi cho nông dân, những người giữ quyền sở hữu đất chính
đáng)…
Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để Nhà nước XHCN bảo vệ lợi ích của
người lao động tốt nhất. Những sai lầm và thiếu sót của cơ quan nhà nước thời
gian qua trong lĩnh vực đất đai không phải là bản chất của Nhà nướcXHCN và
có thể sửa chữa được. Vấn đề là chúng ta phải thực sự xây dựng được thiết chế
kiểm soát để Nhà nước ta phải hành động như Nhà nước XHCN. Có hai thiết
chế đảm nhận nhiệm vụ này là Đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội
của nhân dân. Đảng Cộng sản lãnh trách nhiệm là lực lượng tiên phong của
những người lao động phải hành động như một tổ chức giám sát Nhà nước hiệu
quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của quảng đại người lao động - cơ sở xã hội
và lực lượng hỗ trợ sự giám sát của Đảng.
Đặc biệt, Hiến pháp và luật pháp phải quy định quyền của người dân về
tiếp cận thông tin về đất đai, về các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai đ
người dân thực thi quyền giám sát. Ở đây không nên hiểu là Nhà nước ban phát
thông tin cho người dân. Ngược lại, với tư cách công bộc của dân, Nhà nước có
nghĩa vụ và trách nhiệm cung cấp thông tin để báo cáo với người dân (thông
qua các cơ quan truyền thông đại chúng và Quốc hội) để người dân có cơ sở
hiện thực giám sát hoạt động của Nhà nước. 4. Những vấn đề phát sinh trong
thực tiễn:
Trong nhng năm qua, thc tin đã có nhng mâu thun phát sinh liên
quan quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu,
nhưng quyền của chủ sở hữu đại diện, nhất là quyền định đoạt và quyền hưởng
lợi từ đất đai chưa được định rõ. Người được Nhà nước giao đất (người s
dụng) tự coi như người chủ sở hữu, tùy tiện mua bán, chuyển nhượng, trên thực
tế Nhà nước phải mặc cả với người sử dụng đất khi thu hồi đất sử dụng vào các
mục đích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, dẫn đến
nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư…Mặc dù đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước rất khó khăn để
thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…Nội dung kinh tế trong sử
dụng và quản lý đất đai cần phải được thể hiện rõ hơn. Công tác quản lý và sử
dụng đất đai hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề bức xúc,
cần tiếp tục đột phá giải quyết nhằm ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy đất
nước phát triển nhanh và bền vững. Làm thế nào để đất đai và các tài nguyên
quốc gia được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
lOMoARcPSD|4963341 3
Chính sách hạn điền triển k hai như thế nào để đáp ứng yêu cầu tích tụ tập trung
ruộng đất, đi lên sản xuất lớn...
Những hạn chế, yếu kém trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu
sau:
Thứ nhất, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; quản lý đất đai
chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, làm cho đất đai từ là
hiện vật trở thành nguồn lực, từ đó đặt ra nhiều vấn đề mới nhưng thiếu kiến
thức và kinh nghiệm để xử lý.
Thứ hai, chưa có giới định hợp lý, rõ ràng quyền sở hữu toàn dân, quyền
quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối với đất đai;
chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ
thể sở hữu, quản lý và sử dụng.
Xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với
đất đai, nhưng chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của
Nhà nước đối với đất đai, chưa xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở
từng cấp, từng ngành.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng chưa phát huy tốt vai trò của Nhân
dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính
sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định đã biến sở hữu toàn
dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của
Nhà nước trở thành hình thức và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất
của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai,
những cá nhân này lợi dụng sơ hở cấu kết với các nhà đầu tư trục lợi, tiêu cực,
tham nhũng, gây bất bình trong Nhân dân và dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, quy
hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa tốt, nhiều khu công nghiệp, dự
án đầu tư, đất của cơ quan, doanh nghiệp chậm đưa vào khai thác sử dụng, gây
lãng phí lớn. Việc chấp hành pháp luật đất đai chưa nghiêm, nhất là trong việc
thực hiện quy hoạch, chuyển đổi mục đích và chuyển quyền sử dụng đất. Công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản
lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tháo gỡ các vướng
mắc trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa được triển
khai kịp thời.
CHƯƠNG 3
ĐỔI MỚI THỂ CHẾ VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TAMỘT
lOMoARcPSD|4963341 3
SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
1. Thực trạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện
chủ sở hữu
Trên thc tế, vic xác lp và duy trì chế đ đt đai thuc s hu toàn dân
tại Việt Nam từ năm 1980 đã thể hiện những điểm phù hợp và có hiệu quả trong
quá trình quản lý và sử dụng đất đai; tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như
sau:
Thứ nhất, chưa quy định đầy đủ về chủ thể của chế độ sở hữu toàn dân
cũng như định nghĩa về đất đai thuộc sở hữu toàn dân… khiến cho nhiều người
dân chưa hiểu đầy đủ về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện chủ sở hữu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nhận
thức không đúng của một số người dân về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Bên cạnh đó, chưa thực sự phân định rõ ràng giữa đối tượng “đất đai” và “quyền
sử dụng đất” nên dẫn tới sự “đánh tráo” khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ,
Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về “Nhà nước thu hồi đất”
nhưng lại được định nghĩa là “Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất”; Khoản 19
Điều 3 quy định “giá đất” được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất…, gây ra
những cản trở trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Đất đai thuộc
hình thức sở hữu Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý”. Sự thừa nhận
cùng một lúc hai chế độ sở hữu: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện (quy định trong Hiến pháp và Luật Đất đai) và đất đai thuộc sở hữu nhà
nước (quy định trong Bộ luật Dân sự) đã khiến cho rất nhiều các chủ thể trên
thực tế đã “đánh đồng” hai chế độ sở hữu này là một. Mặc dù, Bộ luật Dân sự
năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung thống nhất với quy định của Hiến pháp và Luật
Đất đai, nhưng với nhiều người dân thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, còn trên
thực tế thì đất đai dường như đang thuộc sở hữu của Nhà nước…
Thứ hai, vai trò đại diện của Nhà nước và vai trò quản lý chưa thực sự
được làm rõ nên dễ dẫn tới sự “lạm quyền” trong quá trình quản lý và sử dụng
đất đai trên thực tế. Chủ thể đại diện cho chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhưng vai trò đại diện này chỉ thể hiện
được khi thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quyền
định đoạt của Nhà nước đối với đất đai, các quyết định liên quan đến giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất khó tránh khỏi sự chi phối, tác động bởi ý chí của một
“cá nhân”, một “nhóm người” nào đó, dẫn tới nhiều vụ việc xảy ra hoặc một số
vụ án “tham nhũng” có liên quan đến đất đai. dụ như việc thu hồi đất trong
trường hợp phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì giải
lOMoARcPSD|4963341 3
phóng mặt bằng để thực hiện dự án là tất yếu. Tuy nhiên, chính sự tham gia của
chủ đầu tư trong trường hợp này lại trở thành nguyên nhân dẫn tới các tranh
chấp xảy ra khi Nhà nước thu hồi đất. Theo quy định, chủ đầu tư có thể tiếp cận
đất đai thông qua hai cơ chế: cơ chế dân sự hoặc cơ chế hành chính.
Cụ thể, nếu là một dự án đặc biệt, có mức ảnh hưởng lớn cần tới sự cho
phép hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi đó cơ chế hành chính thu hồi
đất mới được áp dụng. Về cơ bản, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ đầu tư
áp dụng cơ chế dân sự để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa hai bên. Nhưng
có một số chủ đầu tư “lợi dụng” quy định này để dự án của mình “được” phê
duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, được áp dụng cơ chế hành chính với
mục đích “hai bên cùng có lợi”. Như vậy, quyền và lợi ích của bên chủ thể còn
lại - người có đất bị thu hồi luôn bị ảnh hưởng hoặc thiệt thòi.
Thứ ba, quyền đại diện của Nhà nước trong chế độ sở hữu toàn dân chưa
thực sự đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất trên thực tế. Một trong những
nội dung quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai là quyết định giá đất.
Mục đích của việc quy định về giá đất là công cụ để Nhà nước thực hiện được
quyền sử dụng đối với đất đai của mình thông qua thu các nghĩa vụ tài chính.
Nhưng giá đất cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc bồi thường cho người
sử dụng đất có đất bị thu hồi. Cơ chế xác định giá đất để tính tiền bồi thường khi
thu hồi đất hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của các chủ thể bị mất đi quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, sự thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất dẫn tới những người dân nằm trong vùng quy hoạch
không thể khai thác được hết các lợi ích từ diện tích đất đang sử dụng. Các “dự
án treo”, “quy hoạch treo” dường như đã trở thành hiện tượng phổ biến; có
những dự án nằm trong quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền lập, phê
duyệt, quyết định, nhưng để hoàn thiện trên thực tế thì đó là khoảng thời gian
được tính bởi tổng của thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt và thời gian
chậm tiến độ có thể là rất nhiều năm hoặc không thể hoàn thiện. Người sử dụng
đất nằm trong khu vực có những dự án “treo” như vậy chỉ được sử dụng đất
đúng với thực trạng hiện có mà không được xây mới nhà ở, công trình, trồng
cây lâu năm…, gây ảnh hưởng tới đời sống cũng như kinh tế của họ trong quá
trình sử dụng đất.
2. Những tồn tại hạn chế hiện nay:
2.1. Những hạn chế
| 1/31

Preview text:

lOMoARcPSD|49633413
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN KINH TẾ TIỂU LUẬN
MÔN THỂ CHẾ KINH TẾ TÊN TIỂU LUẬN:
THỂ CHẾ VÀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ
VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM MINH HIẾU
MÃ HỌC VIÊN: MF29150099
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K29 Năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU lOMoARcPSD|49633413
Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội
của đất nước, bảo đảm sinh kế cho người nông dân. Vấn đề sở hữu đất đai là vấn đề hệ
trọng được các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải
có nhận thức đúng đắn về quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để có những chủ trương, chính sách đất đai
đúng đắn, phù hợp với tình hình mới nhằm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đất đai, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Thể chế :
Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các
bộ luật (luật cơ bản và luật "hành xử"), các quy định, các quy tắc, chế định…,
nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong
một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng; là những
nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các
thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội.
Từ điển Luật học định nghĩa thể chế là "những quy định, luật lệ của một
chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo". Thể chế cũng có thể được hiểu là
tổng thể các quy định, các nguyên tắc xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tạo lập nên "luật chơi" trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
1.1. Yếu tố cấu thành thể chế:
Nội hàm thể chế bao gồm 3 yếu tố chính:
- Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan
hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia.
- Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội bao gồm:
nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự.
- Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội,
quản lý và điều hành sự vận hành xã hội.
1.2. Đặc điểm thể chế:
Thể chế là sản phẩm của chế độ xã hội; phản ánh sâu sắc bản chất và chức
năng của Nhà nước đương quyền. Trong đó Hiến pháp có thể được coi như "linh
hồn" của một chế độ xã hội. lOMoARcPSD|49633413
Thể chế được điều chỉnh thích ứng với những thay đổi của chế độ chính trị đương quyền.
Thể chế cũng có thể được sửa đổi, thậm chí bãi bỏ cục bộ, phụ thuộc vào
sự cải cách hay đổi mới các quan hệ kinh tế - xã hội của Nhà nước, thích ứng
với điều kiện lịch sử Quốc gia.
Thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế,
chính sách và cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của con người.
1.3. Phân loại thể chế:
Thể chế là một khái niệm rộng gồm những luật chơi chính thức hoặc
phi chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người. Thể chế
của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính "pháp trị".
Thể chế phi chính thức là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo
đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù "đức
trị". Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm,
những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.
2. Sở hữu đất đai:
Đất đai được hiểu là một vùng đất có ranh giới và có vị trí, diện tích cụ
thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ,
có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương
lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình,
địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người
2.1. Sở hữu đất đai ở Việt Nam:
Tại Điều 4. Sở hữu đất đai Luật đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo đó mà luật quy định về sở hữu đất đai cũng cần được thực hiện theo
các nguyên tắc nhất định để đảm bảo thực hiện đúng về sở hữu đất đai. lOMoARcPSD|49633413
Như chúng ta đã biết thì đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ
quốc gia Việt Nam và đất đai được hình thành và tồn tại và phát triển cùng với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trãi qua các giai đoạn của lịch sử
và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá,
cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.
Theo đó có thể thấy đất đai chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và
dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có
quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và sở
hữu đât đai không thể thuộc về bất cứ một cá nhân hay thuộc quyền sở hữu của
bất kỳ một tổ chức nào. Sở hữu toàn dân sẽ tạo điều kiện để những người lao
động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và có thể tạo ra cuộc sống
ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình
hình kinh tế-xã hội nói chung.
Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý đất đai và là thiết chế trung tâm
của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân
dưới hình thức dân chủ đại diện, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức
chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, nhà nước có sức mạnh
cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã
hội và có thể thông qua pháp luật mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước
được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
Trong lĩnh vực quản lý sở hữu đất đai thì Đảng và nhà nước ta luôn đề
cao việc tiếp tục phát huy dân chủ, luôn phát huy việc bảo đảm quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng
và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân có
thể nói nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta và thực
hiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai cũng là một phương diện để nhà nước ta
tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là
của dân, do dân và vì dân
2.2. Nội dung quyền sở hữu đất đai:
Đầu tiên muốn hiểu chính xác về quyền sở hữu đất đai, chúng ta cần hiểu
đúng về quyền sở hữu là gì? Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2013 quy định
thì quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là Chiếm giữ (quyền nắm giữ tài
sản và tiêu sản trong tay), sử dụng (quyền sử dụng tài sản và tiêu sản theo ý
muốn), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, lOMoARcPSD|49633413
phá hủy). Cụ thể là khi cho người (tổ chức) khác mượn hoặc thuê tài sản (tiêu
sản) thì chủ sở hữu đã trao cho người mượn 2 quyền: Chiếm hữu và sử dụng.
Người (tổ chức) khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu sử dụng quyền định đoạn
(bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản của chủ sở hữu theo quy định.
Bởi thế, quyền định Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là khái niệm
dùng để chỉ 1 hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể.
Với chế độ sở hữu này, tất cả công dân của một quốc gia đều là chủ thể được
công nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai thông qua
hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ sở
pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách bình đẳng.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên
thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh…đều
thuộc sở hữu toàn dân”. Các bản hiến pháp sau này đều tiếp tục khẳng định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể: Điều 53 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy
định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản
lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trên cơ sở đó, Điều 4, Luật Đất đai 2013 ghi nhận: Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân được ghi nhận lần đầu tiên vào Hiến
pháp năm 1980. Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp, bộ
luật, luật đều khẳng định, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Vậy, trong
giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu đó có còn phù hợp hay không? Để trả lời câu
hỏi này bài viết cần làm rõ 3 vấn đề: Một là, cơ sở để xác lập chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai; Hai là, quyền của người sử dụng đất theo quy định hiện hành có
đáp ứng được nhu cầu trong giao dịch, đáp ứng những mong muốn của người sử
dụng đất trong quan hệ pháp luật về đất đai; Ba là, những vấn đề tồn tại nổi cộm
thuộc về tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai hay thuộc về khuyết lOMoARcPSD|49633413
nhược của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để góp phần khẳng định chế độ sở
hữu này vẫn còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở đps là về cơ sở lý luận:
Dựa trên Chủ nghĩa Mác – Lênin có những chỉ dẫn quan trọng về việc xác
lập quyền sở hữu đó là vấn đề manh mún ruộng đất, cát cứ và sử dụng không
hiệu quả và việc tích tụ, tập trung đất đai là cơ sở hình thành nền sản xuất lớn
trong mỗi quốc gia. Và sở hữu tư nhân chính là nguồn gốc của bóc lột và bất
công trong xã hội. Từ thực tế có thể thấy được nguyên nhân chính của chế độ
người bóc lột người là sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong
đó, đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.
Thứ hai đó là xét dựa trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam thông qua bề dày về
lịch sử, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước trong khi quyền sở hữu
tư nhân về ruộng đất rất mờ nhạt. Có thể nói đất đai là tặng vật thiên nhiên và
đât đai không phải của riêng ai và trong điều kiện lịch sử của Việt Nam thì để
bảo vệ đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ là xương máu của bao thế
hệ. Về chính trị, Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây
dựng một Nhà nước mà ở đó tất cả lợi ích thuộc về nhân dân. Theo đó có thể
thấy lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng xác lập chế độ sở hữu toàn dân là có cơ
sở và trong điều kiện hiện nay, khi nước ta cần tập trung để hình thành nền sản
xuất lớn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn còn phù hợp. CHƯƠNG 2
THỂ CHẾ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽ
chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện.
Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập chế độ sở
hữu đất đai và có những chủ trương, chính sách đất đai cụ thể phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử. Trong thời kỳ trước năm 1959, có 2 hình thức sở hữu về đất
đai: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Giai đoạn 1959 - 1980, tồn tại chủ yếu
3 hình thức sở hữu về đất đai là Nhà nước, tập thể và tư nhân. Từ năm 1980 đến
nay, quy định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn
dân về đất đai ở nước ta bắt đầu được xác lập từ Hiến pháp năm 1980, thời kỳ lOMoARcPSD|49633413
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp
năm 1992, thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1. Khái quát về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại
diện chủ sở hữu:
Hiện nay, chế độ sở hữu đất đai được quy định tại Điều 53, Hiến pháp
năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về chủ thể “toàn dân”, hoặc
như thế nào là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện”... mà
chỉ đề cập tên của chế độ sở hữu và đặc trưng, vai trò đại diện của Nhà nước
trong quá trình quản lý đất đai. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước
làm đại diện khác chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước hoặc chế độ đa sở
hữu về đất đai ở một số điểm sau:
Thứ nhất, trong chế độ sở hữu toàn dân, đất đai không được coi là tài sản.
Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc
gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Tài
sản được thừa nhận trong chế độ sở hữu toàn dân không phải là đất đai, mà là
“quyền sử dụng đất”. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị
Trung ương lần thứ năm khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước
ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa
XIII) nhấn mạnh đặc điểm này: “Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng
hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu…”.
Thứ hai, trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có hai vai trò
là “đại diện” và “quản lý”; là chủ thể đại diện cho toàn dân đứng ra thực hiện
các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai. Nhà nước thống
nhất quản lý đất đai thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước. Nội dung cơ bản
của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được thể hiện thông qua các quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai như sau:
Quyền chiếm hữu: là quyền cơ bản, làm tiền đề phát sinh các quyền sử
dụng và định đoạt. Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu đối với toàn
bộ diện tích đất đai của cả quốc gia. Tuy nhiên, quyền này không được Nhà
nước thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc trao quyền sử dụng đất cho
các chủ thể khác - người sử dụng đất. Những chủ thể này được trực tiếp chiếm
hữu đối với đất đai nhưng lại bị giới hạn trong một diện tích đất nhất định và
trong một khoảng thời gian xác định do Nhà nước cho phép. lOMoARcPSD|49633413
Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu được tự mình khai thác các công
năng, lợi ích của một loại tài sản nhằm đạt được mục đích mà mình mong muốn.
Trong chế độ sở hữu toàn dân, người sử dụng đất là các đối tượng được sử dụng
đất trực tiếp, được quyền ở, trồng trọt, chăn nuôi, canh tác, thực hiện dự án đầu
tư… trên phần diện tích đất mà họ được quyền sử dụng hợp pháp. Dưới giác độ
đại diện, Nhà nước gián tiếp sử dụng đất thông qua thu các nghĩa vụ từ người sử
dụng như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất…
Quyền định đoạt: trong chế độ sở hữu toàn dân, chỉ Nhà nước mới có
quyền định đoạt đối với đất đai. Quyền định đoạt được thể hiện qua việc Nhà
nước có quyền quyết định mục đích sử dụng đất đối với một vị trí đất cụ thể
thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; có quyền
quyết định chủ thể nào được sử dụng đất hợp pháp đối với một hoặc nhiều thửa
đất thông qua giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất hoặc trưng dụng đất; quyết định giá trị
của đất đai thông qua quy định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng
thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra.
2. Sở hữu toàn dân về đất đai – tất yếu lịch sử trong điều kiện lịch sử cụ thể việt nam:
Luận giải rõ về điều này, có thể thấy rằng, việc sở hữu tư nhân đất đai
trong điều kiện nước ta hiện nay sẽ dẫn tới nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy khó lường.
Một là, trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình CNH, HĐH, đô
thị hóa, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu
tư cho phát triển KT-XH. Quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đòi hỏi chuyển một
diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Sở hữu
tư nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư vào chỗ phải thỏa thuận với quá nhiều người
dân, chỉ một người không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư khó
triển khai thực hiện. Việc người dân ra giá đến 1 tỷ đồng cho 1m2 đất ở Trung
tâm Hà Nội đã là minh chứng đầy thuyết phục cho lo ngại này. Mặt khác, những
người tư hữu riêng lẻ cũng khó có điều kiện thỏa thuận với nhà đầu tư theo giá
có lợi cho họ. Kết quả là sở hữu tư nhân đất đai vừa cản trở quá trình phát triển
KT-XH của đất nước, vừa không có cơ chế bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư
và của chính người dân.
Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là
nảy sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội nảy sinh. lOMoARcPSD|49633413
Điều này có thấy từ các minh chứng trong lịch sử. Với sở hữu tư nhân đất
đai, người sở hữu đất có quyền đối xử với đất như đối với tài sản riêng, có
quyền mua, bán, chuyển nhượng, thậm chí bỏ hoang không sử dụng, cũng như
chuyển đổi mục đích sử dụng. Không ai có quyền thu hồi, sử dụng đất của
người khác nếu không được chủ đất cho phép. Do đất là tài sản riêng nên người
dân có quyền định đoạt nó như hàng hóa trên thị trường bất động sản. Lợi dụng
khó khăn hoặc kém hiểu biết của nông dân, một bộ phận người có tiền (từ nhiều
nguồn khác nhau mà chúng ta không kiểm soát được) có thể thu gom đất đai để
trở thành địa chủ. Điều này đã diễn ra trong cải cách ruộng đất của chế độ Mỹ -
Diệm những năm 60 của thế kỷ XX ở miền Nam nước ta.
Ngay cả ở giai đoạn hiện nay, nếu duy trì phổ biến sở hữu tư nhân đất đai
cũng sẽ dẫn đến hiện trạng người có nhiều tiền thu gom đất đai và chỉ sử dụng
đất vì mục đích cá nhân như làm trang trại để nghỉ ngơi, giải trí, cho thuê nhằm
kiếm lời,… Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nông dân đói nghèo vì
không có đất, không còn kế sinh nhai, khi đa phần đất nông nghiệp được chuyển
giao theo con đường sở hữu tư nhân cho một số người?
Ba là, trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, đành rằng nhà nước có thể giữ
lại quyền quy hoạch mục đích sử dụng từng thửa đất và ràng buộc chủ đất thực
hiện một số quy định vì môi trường sống chung, nhưng không ai có quyền ngăn
cản người chủ đất sử dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ. Lý do
này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, không vì mục
đích sinh tồn của đa số dân cư.
Nhiều người “cổ vũ” việc sở hữu tư nhân về đất đai, coi đó là biện pháp
sử dụng đất hiệu quả đã quên đi mục tiêu xóa bỏ tình trạng dùng quyền sở hữu
tư liệu sản xuất (trong đó có đất đai) để nô dịch người khác. Hơn nữa, như
C.Mác đã từng chỉ ra, quyền tư hữu có tính độc quyền về đất đai là vật cản của
tiến bộ kinh tế, kỹ thuật trong nông nghiệp. Thực tế phân hóa giàu nghèo trong
các tư bản phát triển hiện nay cũng chứng minh cho tính đúng đắn của kết luận này.
Dưới chiêu bài ủng hộ hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả sử dụng đất theo
nghĩa đem lại thu nhập bằng tiền cho người sở hữu đất), một số người lý giải
rằng, sở hữu toàn dân về đất đai dẫn đến vô chủ và vì vô chủ nên đất được sử
dụng không hiệu quả. Họ cũng lý giải rằng, Luật đất đai, vì dựa trên lập trường
sở hữu toàn dân nên không chính danh, không xác lập được quan hệ dân sự
trong các giao dịch về đất đai nên dẫn đến các giao dịch đất đai của nước ta
không giống với thông lệ quốc tế, gây tranh chấp khi có yếu tố nước ngoài. Ở
đây, chưa cần bàn đến việc có cho người nước ngoài tự do sở hữu đất đai, nhất lOMoARcPSD|49633413
là đất sản xuất hay không, nhưng người nước ngoài trên đất Việt Nam phải tuân
thủ luật pháp Việt Nam, có lẽ cũng là một thông lệ. Hơn nữa, các nước trên thế
giới không có một luật đất đai giống nhau.
Nhóm ủng hộ sở hữu tư nhân về đất đai cũng lý sự rằng, Nhà nước ta
không đủ năng lực quản lý đất đai. Họ cố tình không hiểu rằng, chính vấn đề
cần bàn là cần nỗ lực xây dựng một Nhà nước có khả năng quản lý đất đai tốt
hơn. Họ “khăng khăng” cho rằng, yếu kém của Nhà nước trong quản lý đất đai
với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân là đương nhiên. Một luận giải khiên
cưỡng, bởi Nếu Nhà nước không thể thay mặt xã hội quản lý tài sản chung thì
đừng nói đến quốc gia XHCN, mà quốc gia ổn định cũng không có.
Nhóm quan điểm ủng hộ đa sở hữu đất đai cho rằng, đất ở, đất sản xuất
gắn bó với người dân lâu dài, là tài sản của họ nên áp dụng chế độ sở hữu tư
nhân để khuyến khích bảo tồn, đầu tư và sử dụng hiệu quả theo nguyên tắc thị
trường (nghĩa là lĩnh vực nào giá đất cao thì chuyển đất vào đó sử dụng) và hạn
chế sự lạm dụng của cơ quan nhà nước trong thu hồi, giao đất. Tuy nhiên, họ
không tính đến sự phân hóa giàu nghèo, vì đất ở và đất sản xuất chiếm hầu hết
diện tích đất tự nhiên của quốc gia và nó cũng là đối tượng gây tranh chấp nhiều
nhất. Hơn nữa, một đất nước, muốn có ổn định căn bản phải đảm bảo an ninh
lương thực, phải sử dụng tổng quỹ đất theo quy hoạch chung hiệu quả. Khi đó,
đất chỉ có thể giao dịch trong khuôn khổ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
Nói cách khác, do đất đai là một hàng hóa đặc biệt, quyền của chủ sở hữu đất bị
giới hạn nhiều mặt, nên thị trường đất đai không thể điều tiết việc phân bổ đất
đai cho các lĩnh vực một cách hiệu quả. Đó là chưa nói đến những khuyết tật nói
chung của thị trường làm cho nó không hoàn hảo như mong ước của những
người ủng hộ thị trường tự do.
Những người ủng hộ chế độ đa sở hữu đất đai cho rằng, các vùng đất sử
dụng chung của một cộng đồng dân cư nào đó theo truyền thống, theo nhu cầu
có tính địa phương nên để ở chế độ sở hữu cộng đồng (tức sở hữu tập thể).
Đúng là trong quá khứ đã có những cộng đồng dân cư bảo vệ rừng, sông, hồ rất
hiệu quả nhờ vào các hương ước được thừa nhận tự nguyện. Nhưng hiện nay,
những tín điều tôn giáo, những ý nguyện của nhóm dân cư không đủ sức ngăn
cản con người chiến thắng lòng tham, nhất là với quyền cư trú tự do và giao lưu
quốc tế mở rộng, những kẻ xấu có thể lợi dụng sở hữu chung để chiếm đoạt
ruộng đất và đem chuyển nhượng khiến các vụ tranh chấp đất đai trở nên rất
phức tạp. Những người theo quan điểm này không tin vào một tổ chức nhà nước
hùng mạnh có luật pháp, tòa án, lực lượng vũ trang ủng hộ trong xử lý quan hệ
đất đai, lại đi tin vào sức mạnh của một cộng đồng dựa trên niềm tin tinh thần. lOMoARcPSD|49633413
Vấn đề không phải là không có những thửa đất dùng chung, mà ở chỗ họ cho
rằng cần phải đa dạng hóa sở hữu đất đai. Trong khuôn khổ của sở hữu toàn dân
chúng ta vẫn có các thửa đất dùng chung. Vấn đề là nên giao cho ai là đại diện
pháp lý quản lý đất đai dùng chung với mục đích cụ thể đã được mọi người thừa
nhận. Giải quyết vấn đề này trong chế độ đa sở hữu không dễ hơn khi so với chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai
3. Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện lịch sử cụ thể:
Quan điểm ủng hộ sở hữu toàn dân về đất đai dựa trên những căn cứ lịch sử khách quan sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lập trường “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”,
nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của quốc
gia là đất đai. Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài
của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó “may mắn” trên thị
trường có quyền độc chiếm sở hữu. Đất đai của quốc gia, dân tộc phải thuộc sở
hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn
dân tộc, của nhân dân. Nhiều diện tích đất đai phải được quy định trong luật là
để sử dụng chung như đất làm đường, công viên, bờ biển tập kết của tàu, thuyền
ngư dân đánh cá, hồ nước, dòng chảy của sông,… Các cơ quan giám sát tuân
thủ pháp luật phải có đủ sức mạnh để không cho phép ai lấn chiếm, sử dụng
những diện tích dùng chung một cách tùy tiện.
Ở đây, dùng chung cũng có nghĩa là không phải của cơ quan nhà nước để
các cơ quan này có quyền giao hoặc chia cho ai tùy thích. Việc quyết định một
phần diện tích đất đang dùng chung được chuyển sang đất dùng tư nhân phải hỏi
ý kiến toàn dân (thông qua trưng cầu dân ý) hoặc giao quyền cho cơ quan nhà
nước (Quốc hội) quyết định và giám sát, với những ràng buộc điều kiện chặt chẽ
để tránh việc quyết định tùy tiện của các quan chức nhà nước. Những phần đất
sử dụng tư nhân muốn chuyển thành đất dùng chung cũng phải được dân chúng
ủng hộ và phải thoả thuận bình đẳng với người đang sử dụng đất.
Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều
kiện tiếp cận đất đai tự do. Với sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, nhiều người không còn tin vào CNXH và thậm chí họ còn cho
rằng, Việt Nam nên bỏ “định hướng XHCN” trong mô hình kinh tế thị trường
định hướngXHCN. Song, bản chất XHCN không bị cố định vào mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, càng không bị trói buộc vào chế độ phân phối
bình quân. XHCN dựa trên nền tảng coi trọng lao động, rằng lao động tạo ra xã
hội loài người, tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con lOMoARcPSD|49633413
người theo nghĩa nhân văn. Chính vì thế lao động là vinh quang, ai không lao
động mà sử dụng của cải một cách bất hợp pháp do người khác làm ra là phi đạo
đức. Quảng đại quần chúng lao động phải trở thành chủ nhân của xã hội và tự tổ
chức lại dưới hình thức xã hội tự nguyện, bình đẳng, bác ái, dân chủ. CNXH
như vậy mãi mãi là khát vọng chân chính của loài người. Định hướngXHCN
chính là con đường đúng đắn nhất để đưa khát vọng đó dần trở thành hiện thực
trong cuộc sống. Song, mô hình nào để chúng ta có thể xây dựng được xã hội
như thế ở một nước kinh tế còn đang phát triển với biết bao áp lực của thế giới
TBCN bên ngoài và tính ích kỷ trong mỗi cá nhân chúng ta còn lớn? Lời đáp
cho câu hỏi đó là chúng ta còn đang phải tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Dù mô hình kinh tế XHCN còn chưa được hiện thực hóa, dù trình độ phát triển
kinh tế của chúng ta còn thua kém nhiều nước, nhưng không vì thế chúng ta lựa
chọn con đường TBCN hy sinh quyền lợi của đa số người lao động, tích lũy của
cải vào tay một tỷ lệ phần trăm nhỏ nhoi những người giàu có trong xã hội.
Thứ ba, sở hữu toàn dân về đất đai ít ra cũng cho ta cơ chế để người lao
động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và
bình đẳng hơn. Điều này được lý giải bởi sở hữu toàn dân là sở hữu chung của
người Việt Nam, hiểu theo nghĩa người Việt Nam là công dân của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam. Vấn đề là sở hữu chung nhưng sử dụng và quản lý theo
một cơ chế cụ thể mà chúng ta đang bàn luận để xây dựng, nhằm có thể đạt
được một lúc hai mục đích là hiệu quả và công bằng đối với người lao động.
Không được xao nhãng mục tiêu công bằng, vì nếu để đạt được hiệu quả bằng
cách hy sinh quyền lợi của đa số người lao động sao cho của cải làm ra nhiều
hơn nhưng chui vào túi người giàu thì không phải là hiệu quả chúng ta mong muốn.
Thứ tư, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc
của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết bắt nguồn không phải từ bản chất vốn
có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong
việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai;
bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.
Luật đất đai năm 2013 và phương thức Nhà nước thực hiện Luật đất đai
năm 2013 có nhiều điểm chưa hợp lý cần phải khắc phục. Vấn đề gây bức xúc
nhất hiện nay ở nước ta là ở chất lượng, thái độ thực thi Luật đất đai của cơ
quan và công chức nhà nước chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng
quyền lực công phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhóm
lợi ích cũng như cơ chế phân chia lợi ích từ đất chưa công bằng giữa các nhóm lOMoARcPSD|49633413
lợi ích khác nhau, giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Không khó để tìm ra
những trường hợp cơ quan nhà nước thu hồi đất của dân không đúng đắn (Tiên
Lãng, Hải Phòng là một ví dụ). Sự giàu có bất thường của các đại gia kinh
doanh bất động sản trong nửa đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI ở nước ta,
mức chênh lệch quá lớn giữa giá đất đô thị trong các dự án chuyển đổi đất nông
nghiệp thành đất đô thị và giá đền bù cho người nông dân… là những bằng
chứng hiển nhiên về phân chia lợi ích từ đất không có lợi cho người dân có
quyền sử dụng đất khi bị thu hồi. Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện,
quy hoạch treo, tình trạng đất thu hồi bị bỏ hoang còn người mất đất lâm vào
tình trạng thất nghiệp, khó khăn…cho thấy quản lý của Nhà nước chưa tương
xứng với yêu cầu cần phải có trong chế độ sở hữu toàn dân.
Những vấn đề này không thể tránh né bằng cách chuyển toàn bộ quyền
quản lý đó cho khu vực tư nhân thông qua tư hữu hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu
đất đai. Ngược lại, chỉ có thể giải quyết tốt các vấn đề này bằng việc đẩy mạnh
cải cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản
lý, sử dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm giải trình của công chức và
chuyển giao cho người dân những quyền mà người sử dụng đất thực thi có lợi
hơn cơ quan nhà nước. Một số những việc cần phải làm là hạn chế quyền thu
hồi đất một cách tùy tiện của cơ quan nhà nước cho các mục đích “gọi là” dự án
phát triển KT-XH phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, đồng thời làm bần cùng hóa
nhiều người dân, khi họ không còn đất sản xuất. Giá đất thu hồi đất phải tính
đến sự phân chia địa tô chênh lệch giữa xã hội (mà Nhà nước là đại diện), người
có đất bị thu hồi và người nhận đất sử dụng cho mục đích mới. Nhà nước cũng
phải nâng cao năng lực sử dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tư cách
công cụ quan lý vì lợi ích quốc gia.
Thứ năm, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Sở
hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự phân chia
việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Bản chất của
cơ chế này là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở hữu đất đai giữa
người dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước các cấp.
Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho
người dân khá nhiều quyền: sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển
đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn…Về cơ bản, người dân
đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả
theo năng lực của họ. Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng
đất không có là: không được tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời
gian giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích lOMoARcPSD|49633413
an ninh quốc phòng, mục đích công cộng. Tương ứng với mở rộng quyền cho
người sử dụng đất, quyền của cơ quan nhà nước với tư cách đại diện cho toàn
dân thống nhất quản lý đất đai trong cả nước được quy định trên các mặt sau:
quy định mục đích sử dụng cho từng thửa đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất); thu hồi đất phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng, mục đích
công cộng; thu một số khoản dựa trên đất.
So sánh với luật đất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền
của người sử dụng đất của Việt Nam cũng không có chênh lệch đáng kể và
quyền của Nhà nước cũng không quá nhiều. Điều này cho thấy không có sự
khác biệt quá lớn về phương diện tạo quyền tự chủ cho người sản xuất kinh
doanh sử dụng đất hiệu quả giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta
và chế độ tư hữu đất đai ở nước khác. Ngược lại, hai chế độ này có xu hướng
tiến tới một điểm chung khi Nhà nước trong các nước có chế độ tư hữu về đất
đai can thiệp vào lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai để bảo vệ môi trường sống
chung cũng như đáp ứng các yêu cầu chung của quốc gia, địa phương. Nói cách
khác, ở những nước này có một chế độ tư hữu hạn chế về đất đai. Ở nước ta, xu
hướng mở rộng quyền cho người sử dụng đất và giới hạn quyền của Nhà nước ở
những mục đích bảo vệ môi trường sống chung và an ninh quốc gia cũng dẫn
đến một chế độ sở hữu hạn chế của người sử dụng đất.
Thứ sáu, sở hữu toàn dân về đất đai đem lại nhiều lợi ích phù hợp với
điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam. Không những không cản trở quá trình
sử dụng đất hiệu quả ở phương diện vi mô của người sử dụng đất cũng như ở
phương diện lưu chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản, chế độ
sở hữu toàn dân còn đem lại nhiều lợi ích phù hợp với đặc thù của nước ta.
Cụ thể là: Chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong
sử dụng quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử
dụng và phân chia lợi ích từ đất. Với chế độ pháp quyền XHCN, người dân có
quyền cùng nhau xây dựng Hiến pháp quy định về cung cách sống chung và
quyền hạn của Nhà nước trong xã hội. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong Hiến pháp, khi đa số công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích
từ đất đai, họ có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật đất đai phục vụ mục đích chung
của công dân, sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai
do cơ chế thị trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai
thì nhân danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ
không cho phép đa số còn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta rơi vào tình
trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về lOMoARcPSD|49633413
đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Với tuyên bố đất đai là
thuộc sở hữu chung của mọi công dân Việt Nam được thực thi theo cơ chế Nhà
nước được toàn dân ủy quyền cho việc giao đất cho hộ gia đình và tổ chức sử
dụng (về cơ bản đã giao xong) và Nhà nước được ủy quyền quản lý đất đai bảo
đảm quá trình sử dụng đất đai làm sao để lợi ích của người sử dụng đất đai
thống nhất với lợi ích chung của quốc gia. Khi đó, không có vấn đề tranh chấp
giữa cá nhân và cá nhân. Việc giao đất hay cải cách quản lý của Nhà nước theo
hướng mở rộng hơn nữa quyền của người sử dụng đất có lợi cho người lao
động, nhất là có lợi cho nông dân, những người trực tiếp sử dụng đất với tư cách
tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định đã có trong lịch
sử, không phải là một cuộc đảo lộn lịch sử. Cách làm và quan niệm như vậy sẽ
tạo được sự đồng thuận cần thiết của cả dân tộc trong bối cảnh nước ta còn
không ít khó khăn hiện nay. Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều
kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Quan hệ đất đai phải được hoàn chỉnh dần theo tiến trình lịch sử, trong đó
quyền của người lao động được tiếp cận đất phải được ưu tiên bảo vệ. Hiến
pháp và Luật đất đai có thể sửa đổi, nhưng vận mệnh của dân tộc tiến đến một
xã hội giàu có và công bằng cho người lao động, thì không thể thay đổi.
Thứ bảy, đất đai là tài sản chung của dân tộc nên không cho phép Chính
phủ hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một
cách tự do như đối với công dân Việt Nam. Nếu không quy định những điều
kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu
chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa
thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế
thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc
lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.
Cần phân chia quyền mà sở hữu đất đai có được, trên cơ sở sở hữu toàn
dân về đất đai, một cách hợp lý giữa người dân và cơ quan nhà nước. Theo đó,
đối với diện tích đất dùng chung, không ai, tổ chức nào được phép sử dụng
riêng vì lợi ích của họ. Nhà nước, với sự ủy quyền của xã hội phải đảm bảo sự
tuân thủ đó. Có nghĩa là cơ quan nhà nước cũng không được tùy ý sử dụng hoặc
giao cho ai đó sử dụng mà không đúng các quy định trong Luật đất đai là đất
dùng chung. Đối với những diện tích đất được sử dụng chung cho một cộng
đồng có tính địa phương (như công viên cây xanh, đường nội bộ…) giao trách
nhiệm cho chính quyền địa phương quản lý chỉ để dùng chung ở cộng đồng dân
cư đó, chính quyền địa phương không được phép giao diện tích đất dùng chung
đó cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào sử dụng vì mục đích riêng của họ. Đất công lOMoARcPSD|49633413
sở được giao cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể,… và
chỉ được sử dụng cho mục đích cung cấp dịch vụ công. Nếu cơ quan nhà nước,
… không có nhu cầu sử dụng đất công đó thì phải giao về cho quỹ đất công
được sử dụng theo những quy định phù hợp với ý nguyện của dân chúng được
ghi trong Luật đất đai (dự trữ cho hoạt động công hoặc chuyển giao cho các bộ
phận dân cư sử dụng). Cơ quan nhà nước không có quyền bán đất công theo giá
thị trường, trừ trường hợp chuyển giao cho dân cư và thu hồi tiền về ngân sách nhà nước.
Đa phần diện tích đất sản xuất và đất ở người dân giữ lại (chứ không phải
Nhà nước giao cho dân chúng như cách hiểu hiện nay) cho mình hầu hết quyền
của người sở hữu như chiếm giữ, sử dụng, giao dịch trên thị trường đất đai, thế
chấp và thừa kế. Đây là quyền hoàn toàn chính đáng trong khái niệm “sở hữu
toàn dân”bởi người dân là chủ thể chính chứ không phải Nhà nước. Người dân
giữ lại cho mình đa số quyền, chỉ giao lại cho Nhà nước một số quyền hạn chế
(trong chế độ nhà nước pháp quyền, nhà nước là công cụ của người dân chứ
không phải thể chế đứng trên người dân. Nhà nước phải hoạt động theo luật
pháp mà nhân dân, thông qua những tổ chức của mình, xây dựng nên). Nhân
dân giao lại cho Nhà nước những quyền như: Quyền xây dựng quy hoạch, kế
hoạch tổng thể sử dụng đất đai để cho hoạt động sử dụng đất đai của từng cá
nhân và tổ chức không làm giảm hiệu quả sử dụng đất đai chung của quốc gia.
Nhà nước phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và giám sát
tuân thủ quy hoạch, kế hoạch cho tốt. Quyền bảo vệ đất đai và môi trường để
ngăn cản những hành vi vụ lợi cá nhân của người dân làm tổn hại lợi ích chung.
Quyền bảo hộ quyền chính đáng của dân cư đối với đất đai đã được quy định
theo luật. Quyền bảo toàn lãnh thổ quốc gia trước các hành vi xâm phạm của
nước ngoài. Tất nhiên, người dân phải cung cấp tài chính qua thuế cho Nhà
nước để duy trì các hoạt động của mình…
Với cách hiểu như trên, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là một
“phạm trù, thuật ngữ lý thuyết, trừu tượng thuần túy, không có giá trị thực thi”,
càng không phải là sự giáo điều, cố gắng du nhập từ Liên Xô vào Việt Nam như
một số học giả to tiếng trên một số diễn đàn.
Sở hữu toàn dân về đất đai là điều kiện nền tảng để người lao động Việt
Nam có cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích của chính mình. Những sai lầm của chúng
ta, khi giao quyền quá lớn cho bộ máy nhà nước, nhất là cho chính quyền địa
phương đã dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền này vì lợi ích cá nhân, vì lợi
ích nhóm trá danh lợi ích địa phương, đất nước, xâm phạm quyền của công dân
đối với đất đai và phân chia lợi ích từ đất đai không có lợi cho người lao động lOMoARcPSD|49633413
(nhất là không có lợi cho nông dân, những người giữ quyền sở hữu đất chính đáng)…
Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để Nhà nước XHCN bảo vệ lợi ích của
người lao động tốt nhất. Những sai lầm và thiếu sót của cơ quan nhà nước thời
gian qua trong lĩnh vực đất đai không phải là bản chất của Nhà nướcXHCN và
có thể sửa chữa được. Vấn đề là chúng ta phải thực sự xây dựng được thiết chế
kiểm soát để Nhà nước ta phải hành động như Nhà nước XHCN. Có hai thiết
chế đảm nhận nhiệm vụ này là Đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội
của nhân dân. Đảng Cộng sản lãnh trách nhiệm là lực lượng tiên phong của
những người lao động phải hành động như một tổ chức giám sát Nhà nước hiệu
quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của quảng đại người lao động - cơ sở xã hội
và lực lượng hỗ trợ sự giám sát của Đảng.
Đặc biệt, Hiến pháp và luật pháp phải quy định quyền của người dân về
tiếp cận thông tin về đất đai, về các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai để
người dân thực thi quyền giám sát. Ở đây không nên hiểu là Nhà nước ban phát
thông tin cho người dân. Ngược lại, với tư cách công bộc của dân, Nhà nước có
nghĩa vụ và trách nhiệm cung cấp thông tin để báo cáo với người dân (thông
qua các cơ quan truyền thông đại chúng và Quốc hội) để người dân có cơ sở
hiện thực giám sát hoạt động của Nhà nước. 4. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn:
Trong những năm qua, thực tiễn đã có những mâu thuẫn phát sinh liên
quan quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu,
nhưng quyền của chủ sở hữu đại diện, nhất là quyền định đoạt và quyền hưởng
lợi từ đất đai chưa được định rõ. Người được Nhà nước giao đất (người sử
dụng) tự coi như người chủ sở hữu, tùy tiện mua bán, chuyển nhượng, trên thực
tế Nhà nước phải mặc cả với người sử dụng đất khi thu hồi đất sử dụng vào các
mục đích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, dẫn đến
nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư…Mặc dù đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước rất khó khăn để
thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…Nội dung kinh tế trong sử
dụng và quản lý đất đai cần phải được thể hiện rõ hơn. Công tác quản lý và sử
dụng đất đai hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề bức xúc,
cần tiếp tục đột phá giải quyết nhằm ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy đất
nước phát triển nhanh và bền vững. Làm thế nào để đất đai và các tài nguyên
quốc gia được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. lOMoARcPSD|49633413
Chính sách hạn điền triển k hai như thế nào để đáp ứng yêu cầu tích tụ tập trung
ruộng đất, đi lên sản xuất lớn...
Những hạn chế, yếu kém trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; quản lý đất đai
chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, làm cho đất đai từ là
hiện vật trở thành nguồn lực, từ đó đặt ra nhiều vấn đề mới nhưng thiếu kiến
thức và kinh nghiệm để xử lý.
Thứ hai, chưa có giới định hợp lý, rõ ràng quyền sở hữu toàn dân, quyền
quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối với đất đai;
chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ
thể sở hữu, quản lý và sử dụng.
Xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với
đất đai, nhưng chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của
Nhà nước đối với đất đai, chưa xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng chưa phát huy tốt vai trò của Nhân
dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính
sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định đã biến sở hữu toàn
dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của
Nhà nước trở thành hình thức và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất
của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai,
những cá nhân này lợi dụng sơ hở cấu kết với các nhà đầu tư trục lợi, tiêu cực,
tham nhũng, gây bất bình trong Nhân dân và dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, quy
hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa tốt, nhiều khu công nghiệp, dự
án đầu tư, đất của cơ quan, doanh nghiệp chậm đưa vào khai thác sử dụng, gây
lãng phí lớn. Việc chấp hành pháp luật đất đai chưa nghiêm, nhất là trong việc
thực hiện quy hoạch, chuyển đổi mục đích và chuyển quyền sử dụng đất. Công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản
lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tháo gỡ các vướng
mắc trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa được triển khai kịp thời. CHƯƠNG 3
ĐỔI MỚI THỂ CHẾ VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA VÀ MỘT lOMoARcPSD|49633413
SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
1. Thực trạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu
Trên thực tế, việc xác lập và duy trì chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân
tại Việt Nam từ năm 1980 đã thể hiện những điểm phù hợp và có hiệu quả trong
quá trình quản lý và sử dụng đất đai; tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, chưa quy định đầy đủ về chủ thể của chế độ sở hữu toàn dân
cũng như định nghĩa về đất đai thuộc sở hữu toàn dân… khiến cho nhiều người
dân chưa hiểu đầy đủ về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện chủ sở hữu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nhận
thức không đúng của một số người dân về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Bên cạnh đó, chưa thực sự phân định rõ ràng giữa đối tượng “đất đai” và “quyền
sử dụng đất” nên dẫn tới sự “đánh tráo” khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ,
Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về “Nhà nước thu hồi đất”
nhưng lại được định nghĩa là “Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất”; Khoản 19
Điều 3 quy định “giá đất” được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất…, gây ra
những cản trở trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Đất đai thuộc
hình thức sở hữu Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý”. Sự thừa nhận
cùng một lúc hai chế độ sở hữu: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện (quy định trong Hiến pháp và Luật Đất đai) và đất đai thuộc sở hữu nhà
nước (quy định trong Bộ luật Dân sự) đã khiến cho rất nhiều các chủ thể trên
thực tế đã “đánh đồng” hai chế độ sở hữu này là một. Mặc dù, Bộ luật Dân sự
năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung thống nhất với quy định của Hiến pháp và Luật
Đất đai, nhưng với nhiều người dân thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, còn trên
thực tế thì đất đai dường như đang thuộc sở hữu của Nhà nước…
Thứ hai, vai trò đại diện của Nhà nước và vai trò quản lý chưa thực sự
được làm rõ nên dễ dẫn tới sự “lạm quyền” trong quá trình quản lý và sử dụng
đất đai trên thực tế. Chủ thể đại diện cho chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhưng vai trò đại diện này chỉ thể hiện
được khi thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quyền
định đoạt của Nhà nước đối với đất đai, các quyết định liên quan đến giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất khó tránh khỏi sự chi phối, tác động bởi ý chí của một
“cá nhân”, một “nhóm người” nào đó, dẫn tới nhiều vụ việc xảy ra hoặc một số
vụ án “tham nhũng” có liên quan đến đất đai. Ví dụ như việc thu hồi đất trong
trường hợp phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì giải lOMoARcPSD|49633413
phóng mặt bằng để thực hiện dự án là tất yếu. Tuy nhiên, chính sự tham gia của
chủ đầu tư trong trường hợp này lại trở thành nguyên nhân dẫn tới các tranh
chấp xảy ra khi Nhà nước thu hồi đất. Theo quy định, chủ đầu tư có thể tiếp cận
đất đai thông qua hai cơ chế: cơ chế dân sự hoặc cơ chế hành chính.
Cụ thể, nếu là một dự án đặc biệt, có mức ảnh hưởng lớn cần tới sự cho
phép hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi đó cơ chế hành chính thu hồi
đất mới được áp dụng. Về cơ bản, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ đầu tư
áp dụng cơ chế dân sự để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa hai bên. Nhưng
có một số chủ đầu tư “lợi dụng” quy định này để dự án của mình “được” phê
duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, được áp dụng cơ chế hành chính với
mục đích “hai bên cùng có lợi”. Như vậy, quyền và lợi ích của bên chủ thể còn
lại - người có đất bị thu hồi luôn bị ảnh hưởng hoặc thiệt thòi.
Thứ ba, quyền đại diện của Nhà nước trong chế độ sở hữu toàn dân chưa
thực sự đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất trên thực tế. Một trong những
nội dung quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai là quyết định giá đất.
Mục đích của việc quy định về giá đất là công cụ để Nhà nước thực hiện được
quyền sử dụng đối với đất đai của mình thông qua thu các nghĩa vụ tài chính.
Nhưng giá đất cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc bồi thường cho người
sử dụng đất có đất bị thu hồi. Cơ chế xác định giá đất để tính tiền bồi thường khi
thu hồi đất hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của các chủ thể bị mất đi quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, sự thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất dẫn tới những người dân nằm trong vùng quy hoạch
không thể khai thác được hết các lợi ích từ diện tích đất đang sử dụng. Các “dự
án treo”, “quy hoạch treo” dường như đã trở thành hiện tượng phổ biến; có
những dự án nằm trong quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền lập, phê
duyệt, quyết định, nhưng để hoàn thiện trên thực tế thì đó là khoảng thời gian
được tính bởi tổng của thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt và thời gian
chậm tiến độ có thể là rất nhiều năm hoặc không thể hoàn thiện. Người sử dụng
đất nằm trong khu vực có những dự án “treo” như vậy chỉ được sử dụng đất
đúng với thực trạng hiện có mà không được xây mới nhà ở, công trình, trồng
cây lâu năm…, gây ảnh hưởng tới đời sống cũng như kinh tế của họ trong quá trình sử dụng đất.
2. Những tồn tại hạn chế hiện nay:
2.1. Những hạn chế