-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận nâng cao chất lượng môi trường nước ở TP.HCM trong giai đoạn 2010-2020 | Trường Đại học Ngân Hàng Tp.HC,M
Tiểu luận nâng cao chất lượng môi trường nước ở TP.HCM trong giai đoạn 210-2020 | Trường Đại học Ngân Hàng Tp.HCM. Tài liệu gồm 22 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học ( CNXH0) 3 tài liệu
Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Tiểu luận nâng cao chất lượng môi trường nước ở TP.HCM trong giai đoạn 2010-2020 | Trường Đại học Ngân Hàng Tp.HC,M
Tiểu luận nâng cao chất lượng môi trường nước ở TP.HCM trong giai đoạn 210-2020 | Trường Đại học Ngân Hàng Tp.HCM. Tài liệu gồm 22 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học ( CNXH0) 3 tài liệu
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
0
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
=================
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ HỒ AN CHÂU SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ BÁ THÁI CHÂU HOÀNG MAI VY NGUYỄN CAO KỲ NGUYỄN VŨ KIM HƯƠNG
TPHCM, tháng 6 năm 2017 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020
1. Tên đề tài: Nâng cao chất lượng môi trường nước ở TPHCM trong giai đoạn 2010-2020
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Hồ Chí Minh là thành phố chiến lược của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nó
đang liên tục phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội cùng với đó là các vấn đề dân
sinh đang dần dần tích cực khắc phục và cải thiện. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại
nhiều bất cập, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nước diễn ra khắp nơi trong
thành phố. Với xu thế xã hội ngày càng phát triển, cơ giới kỹ thuật ngày càng được
nâng cao thì việc ô nhiễm môi trường nước là điều không tránh khỏi. Mặc dù, mỗi
năm Nhà nước tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khắc phục nhưng cũng chỉ
hạn chế được phần nào.Hầu hết các con kênh ở TP. HCM đang phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Người dân đã không còn xa lạ gì với những dòng
nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối chạy dọc theo những đại lộ thênh thang của thành
phố, hình ảnh trái ngược này đã tồn tại nhiều năm nay. Theo kết quả quan trắc năm
2015 của Sở tài nguyên và môi trường TPHCM cho thấy nguồn nước cấp trên sông
Sài Gòn từ Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất phèn ven sông,
có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Nguồn thải từ sông
Thị Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của nhà máy
nước Tân Hiệp. Khu vực cấp nước của sông Sài Gòn có chất lượng nước bị đe dọa
bởi nhiều nguồn gây ô nhiễm. Trong năm 2015, tình hình thiếu nước trên các lưu
vực sông là nguyên nhân tăng mạnh của các hàm lượng dinh dưỡng, hữu cơ và vi
sinh. Ô nhiễm trên sông Sài Gòn khá cao trên khu vực từ sau hợp lưu với rạch Vàm
Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thoát nội thành. Các
thành phần ô nhiễm kim loại nặng, tổng dầu mỡ đều chưa vượt ngưỡng cho phép
theo quy chuẩn kỹ thuật 08:2008 thuộc Bộ tài nguyên môi trường. Còn tại các khu
vực hồ, ao và các sông trong khu vực nô ̣i thành các thành phố đều bị ô nhiễm
nghiêm trọng, vượt quá mức quy chuẩn kỹ thuật 08:2008, chủ yếu là ô nhiễm hữu 2
cơ và Coliforms. Ngoài ra, nước thải y tế hơn 24.000m3/ngày là con số rất lớn, gây
sức ép cộng hưởng mạnh cùng với nước thải công nghiệp lên hệ thống sông rạch
của TP.HCM. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy Thành phố đã đạt trên 100% của mục tiêu tất cả người dân được phổ
biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, thực tế
hành động bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư còn phản ánh nhiều điều
đáng buồn, như đánh giá của sở này: điển hình là tình trạng người dân xả rác bừa
bãi xuống kênh, rạch. Qua đó, thấy được vấn đề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm
nước nói riêng luôn là vấn đề nhức nhối, mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều
chương trình hành động nhưng chưa mang lại kết quả đáng kể. Là những sinh viên
của trường Đại học Ngân hàng TPHCM, đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, ý
thức được về tài nguyên môi trường. Đây chính là lí do, nhóm chọn nghiên cứu đề
tài: “Nâng cao chất lượng môi trường nước ở TPHCM trong giai đoạn 2010-
2020” trong hoạt động nghiên cứu khoa học Cấp cơ sở của nhóm với mong muốn
góp phần cải thiện nguồn nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập toàn cầu.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
1.TS.Đặng Thanh Lâm (2015), Xây dựng mô hình thích hợp cho tính toán hệ
thống công trình tổng hợp tiêu thoát nước đô thị vùng ảnh hưởng triều, Luận án tiến sĩ.
Nội dung cơ bản: -Mục tiêu:
Tận dụng khả năng của mô hình thuỷ lực sông kênh để nối ghép tính toán đồng
thời với môđun cống ngầm nhằm áp dụng sát thực và chính xác hơn với điều kiện
một số thành phố chịu ảnh hưởng đồng thời mưa lớn và triều cường ở nước ta.
Đồng thời, giải đáp một trong những tồn tại về giải pháp tiêu thoát nước đô thị có
xét đến yếu tố tác động của triều cường và mưa cục bộ trong điều kiện đô thị hoá -Nội dung:
Đánh giá tình hình ngập úng đô thị trong và ngoài nước, nguyên nhân và giải pháp 3
chống ngập. Nghiên cứu bổ sung cơ sở lý thuyết mô hình hóa thủy văn, thủy lực
đô thị. Rà soát và cải tiến mô hình thuỷ động lực sông kênh kết nối với mô hình
dòng chảy trong mạng cống ngầm để mô phỏng được dòng chảy và ngập lụt vùng
ảnh hưởng thuỷ triều. Ứng dụng mô hình để mô phỏng thí điểm hệ thống sông
kênh khu vực TP Hồ Chí Minh và nối kết hệ thống cống ngầm vùng Tân Hóa-Lò Gốm. -Kết quả:
Giải thích tình hình ngập úng, nguyên nhân, các dự án và các vấn đề cần giải
quyết, ứng dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực giải quyết úng ngập đặc biệt với vùng ảnh hưởng triều.
-Phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp thủy văn lưu vực
Phương pháp thuỷ động lực học
Phương pháp số (toán học)
Phương pháp lập trình và mô hình hóa Kỹ thuật GIS.
2.NCS Lê Việt Thắng (2013), Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng
nước sông Sài Gòn, luận án tiến sĩ.
Nội dung cơ bản:
Lưu vực sông Sài Gòn có vai trò rất quan trọng đối với các địa phương trên lưu
vực, do đó , việc đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn có tính
thời sự cao và rất cấp thiết nhằm tổ chức quản lý và bảo vệ bằng được chất lượng
nước sông Sài Gòn cho các mục đích sử dụng khác nhau, phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững trên lưu vực. 4 -Kết quả:
Đề xuất lựa chọn phương án tổng thể quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn
với vai trò quản lý thống nhất của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn theo tầm nhìn dài
hạn, với vai trò điều phối của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai đổi mới, cùng các giải pháp phối hợp, các công cụ hỗ trợ,… có tính khả thi cao.
Dự kiến, đánh giá bước đầu về tính khả thi và hiệu quả của mô hình quản lý
chất lượng nước sông Sài Gòn được đề xuất.
-Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu.
Ứng dụng phần mềm Mike11.
3. NCS Huỳnh Chức (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá và quản lý
chất lượng nước các điểm nguồn cấp nước sinh hoạt trên sông Sài Gòn thuộc
hệ thống sông Đồng Nai, luận án Tiến sĩ.
Nội dung cơ bản: -Mục tiêu:
Ứng dụng và cải biên để ứng dụng lý thuyết lan truyền các thành phần nguồn nước
trong hệ thống kênh , sông cùng với việc sử dụng mô hình toán thích hợp để đánh
giá , quản lý chất lượng nước các điểm nguồn cấp nước sinh hoạt trên sông Sài Gòn
thuộc hệ thống sông Đồng Nai. -Nội dung:
Tổng quan tình hình cấp nước mặt ở đô thị và những mối đe dọa đến chất lượng nước.
Phân tích vai trò của thủy triều , đánh giá vai trò ảnh hưởng của các nguồn xả thải.
Kiểm soát và quản lý chất lượng nước tại các điểm cấp nguồn nước. 5 -Kết quả:
Xác định rõ nguồn xả Dầu Tiếng có ảnh hưởng rất lớn, nguồn xả Trị An có
ảnh hưởng nhỏ (không đáng kể) trong việc pha loãng, đẩy trôi ô nhiễm và
nước mặn, cải thiện chất lượng nước tại các điểm nguồn cấp nước trên sông
Sài Gòn. Hai nguồn xả này ảnh hưởng rất nhỏ đến chất lượng nước tại các
điểm nguồn cấp nước trên sông Đồng Nai.
Xác định được các các giải pháp cụ thể bảo vệ nguồn cấp trên sông Sài Gòn
(trạm bơm nước Hòa Phú).
Tìm được lời giải đơn giản cho thành phần nguồn nước trung bình và một
cách giải chỉ thông qua lời giải bài toán thủy lực không phải qua bài toán
truyền chất, hỗ trợ cho việc đánh giá và quản lý chất lượng nước nói chung
và tại các điểm cấp nước nói riêng.
-Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra khảo sát, thu thập , tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường
Kế thừa các nghiên cứu các hệ thống có nhiều nguồn nước tác động thông
qua nghiên cứu lan truyền từng thành phần nguồn nước trong hệ thống, làm
cơ sở tính ra các yếu tố môi trường trong các phương án quản lý
Phương pháp mô hình hóa, dùng phần mềm Mike11 của Viện Thủy Lợi Đan
Mạch được sử dụng để tính toán.
4. Bùi Thị Tý (2010), Tổng quan quy trình xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn
>2500mg/l, đồ án
Nội dung cơ bản:
Nguồn nước ngày càng bị khai thác cạn kiệt , không những thế mà còn bị ô nhiễm
trầm trọng do xả thải của các hoạt động kinh tế,xã hội. Bảo vệ nước được xếp hàng
đầu trong các vấn đề ưu tiên. Và nước phải là nước sạch để phục vụ cho nhu cầu ăn
uống sinh hoạt của con người, trong sản xuất các ngành công nghiệp, chế biến. Vì
thế tác giả đã trình bày tổng quan quy trình xử lý nước thải với hàm lượng cặn >2500mg/l. 6
-Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. Phương pháp quan sát.
Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu.
5. Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly (2014), Thiết kệ hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt ở khu nhà Thu Tâm Quận 9 với Q=500m3, đồ án tốt nghiệp.
Nội dung cơ bản:
-Mục tiêu của đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu
nhàở Thu Tâm Quận 9,công suất 500 m3/ngày với yêu cầu đặt ra là nước thải phải
đạt tiêu chuẩn xả thải(QCVN 14:2008) cho nước thải loại B.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp so sánh
Phương pháp trao đổi ý kiến
Phương pháp tính toán
6. PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn (2008), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan
trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCX-KCN ở TPHCM”, báo cáo nghiệm thu.
Nội dung cơ bản:
-Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động phục vụ
cho công tác quản lí và giám sát chất lượng môi trường nước thải tại các KCN- KCX ở TPHCM
-Phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận tài liệu, tổ chức thu thập và đánh giá, tiếp cận
các thiết bị đầu dò đo đạc, thu thập điều tra khảo sát thực tế,lấy mẫu, phân tích các
chỉ tiêu, phân tích thiết kế các cơ sở dữ liệu, kỹ thuật bản đồ Gis, kỹ thuật máy tính thông dụng 7
7. Nhóm tác giả Nguyễn Xuân Quỳnh Như và cộng sự thuộc Đại học Hoa Sen
(2016), Nghiên cứu xử lí nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO với sợi vật
liệu đệm, báo cáo đồ án chuyên ngành.
Nội dung cơ bản:
-Mục tiêu của đề tài: nghiên cứu và áp dụng sử dụng vật liệu đệm trong mô hình
AAO, hiệu quả xử lý cao làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải nói chung và nước thải nói riêng.
-Phương pháp nghiên cứu:Thực nghiệm, lấy mẫu và phân tích,tổng hợp tài liệu,
hỏi ý kiến chuyên gia, vẽ đồ thị, thống kê và xử lí số liệu
-Hạn chế: chưa nghiên cứu chuyên sâu về khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh
8. Khưu Thị Kim Thoa (2014), Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất
trên địa bàn huyện Bình Chánh, khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung cơ bản: -Mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ và khai thác hợp
lý nước dưới đất của khu vực nghiên cứu -Nội dung:
Đánh giá hiện trạng khai thác và chất lượng nguồn nước. Xác định nguyên
nhân và những vấn đề còn tồn tại. - Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và các loại hinh
cấp nước trên địa bàn huyện Bình Chánh
-Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Phòng Tài
nguyên môi trường huyện Bình Chánh, Phòng Quản lý đô thị huyện Bình 8
Chánh, Trung tâm Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường TP.HCM,
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn…
Phân tích, xử lý số liệu thu thập được
Phương pháp đánh giá tổng hợp
Phương pháp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia
-Hạn chế: Chỉ nghiên cứu nước dưới đất ở huyện Bình Chánh TPHCM, chưa mở
rộng ra các khu vực khác
9.NCS. Võ Anh Tuấn(2015), Nghiên cứu xác nhận nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu thất thoát nước sạch cho hệ thống cấp nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh, luận án.
Nội dung cơ bản: -Mục tiêu:
Xác nhận được nguyên nhân gây thất thoát nước cơ học trên mạng lưới cấp nước Thành phố
Xác định được các nguyên nhân gây thất thu nước sạch
Đề xuất các giải pháp khả thi giảm thiểu thất thoát nước cơ học và thất thu
trên mạng lưới cấp nước Tp.HCM.
-Kết quả:tiến hành xây dựng một nghiên cứu đầy đủ với các số liệu cụ thể từ nhiều
công ty cấp nước trên địa bàn Tp. HCM, thực nghiệm bằng mô hình để đánh giá rút
ra kết luận, áp dụng những thiết bị công nghệ hiện đại.
-Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
Phương pháp thống kê
Phương pháp khảo sát điều tra thực tế
Phương pháp kế thừa
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp so sánh 9
10. TS Bùi Xuân Khoa, Lý Thành Tài(số 55, 11/2016), Nghiên cứu các giải
pháp phân phối nước đều nhằm cải thiện dịch vụ cấp nước tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, bài báo khoa học Nội dung cơ bản:
-Mục tiêu:nhằm nâng cao dịch vụ cấp nước và ổn định nhất
-Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng mô hình tính toán Water Gems
Sử dụng các giả thiết tính toán
Tính mới trong bài nghiên cứu của nhóm:
Nhóm đã kế thừa những nghiên cứu về chất lượng môi trường nước trong mười
tổng quan trên từ xử lý nước thải, sử dụng mô hình toán, sử dụng công nghệvà tính
mới trong bài nghiên cứu này đó là nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu sâu và phân tích
rõ hơn nhằm làm rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp giúp nâng cao chất lượng
môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2020 để đảm bảo
cuộc sống cho toàn thể người dân vì mục tiêu nước sạch, không lo bị thiếu nước.
4. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu:
-Thu thập số liệu từ các bài nghiên cứu thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
-Nhận định rõ những tác hại từ các nguồn nước gây ra đến môi trường cộng đồng.
-Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước ở
TPHCM trong giai đoạn 2010-2020, góp phần cải thiện chất lương cuộc sống của
người dân sinh sống tại nơi đây.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng môi trường nước ở Thành phố Hồ
Chí Minh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: ý thức con người, nguồn gốc hình thành môi
trường nước, chính sách quản lý Nhà nước, điều kiện tự nhiên 10
Phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực: Tài nguyên môi trường Thời gian: 2010-2020
Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả và giải thích.
Nghiên cứu định tính.
Phương pháp tiếp cận.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Phương pháp quan sát.
6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Nguồn nước sạch là một trong những vấn đề mà hiện nay và cả tương lai mà
chúng ta đang rất quan tâm.Do đó, đề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý
nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng
nguồn nước sạch. Cụ thể, nhóm muốn người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh
có cái nhìn khách quan hơn về nguồn nước đang sử dụng hiện tại từ đó có
thể đảm bảo chất lượng nước trong sinh hoạt, sản xuất, xây dựng,…
Tổng hợp được những vấn đề nào còn thiếu sót trong việc sử dụng nguồn nước.
Nghiên cứu đã kết hợp các mô hình xử lý nước với kỹ thuật Gis, xây dựng
mô hình xanh ở một số khu vực để giải quyết được bài toán chất lượng nước.
7. Kết cấu nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1.
Đinh nghĩa một số thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm về môi trường
1.1.2. Khái niệm về môi trường nước
1.1.3. Khái niệm về chất lượng môi trường nước 11 1.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước
1.2.1. Chu trình của nước
1.2.2. Thời gian lưu trú của nước
1.2.3. Các quá trình tự nhiên
1.2.4. Các quá trình nhân tạo 1.3.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng môi trường nước hiện nay
1.3.1. Sức khỏe con người 1.3.2. Hệ sinh thái 1.4.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường nước 1.4.1. Chỉ tiêu vật lý 1.4.2. Chỉ tiêu hóa học 1.4.3. Chỉ tiêu vi sinh 1.5.
Kinh nghiệm để cải thiện chất lượng môi trường nước ở một số nước 1.5.1. Ở Úc 1.5.2. Ở Trung Quốc 1.5.3. Ở Mỹ
1.5.4. Bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 2010 ĐẾN NAY
2.1. Tổng quan về môi trường nước ở Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Những con số biết nói
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Nước mặt và thủy văn
2.1.2.2. Nước kênh rạch nội thành
2.1.2.3. Nước dưới đất
2.1.2.4. Nước biển ven bờ
2.1.2.5. Ý thức con người
2.1.2.6. Chính sách quản lý Nhà nước 12
2.1.2.7. Điều kiện tự nhiên
2.1.3. Các nguồn cung cấp môi trường nước cho Thành Phố Hồ Chí Minh 2.1.3.1. Sông Sài Gòn 2.1.3.2. Sông Đồng Nai
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng môi trường nước ở Thành Phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy
2.2.2. Trong đời sống sinh hoạt con người
2.2.3. Ở các kênh rạch, hệ thống sông ngòi
2.2.4. Ở các tầng nước ngầm
2.3. Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Chỉ tiêu vật lý 2.3.2. Chỉ tiêu hóa học 2.3.3. Chỉ tiêu vi sinh .
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
3.1. Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Mục tiêu của các giải pháp
3.1.2. Quan điểm của các giải pháp
3.1.3. Cơ sở thực tiễn trong nước 13
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
3.2.1. Thực hiện thí điểm mô hình xanh ở trường học, bệnh viện, quận huyện
3.2.2. Triển khai các chương trình cải tạo hệ thống thoát nước
3.2.3. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải
3.2.4. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý
3.3. Những kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương
3.3.3 Kiến nghị về chính sách phối hợp giữa Nhà nước, chính quyền địa phương với
người dân, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS.Đặng Thanh Lâm (2015), Xây dựng mô hình thích hợp cho tính toán hệ thống
công trình tổng hợp tiêu thoát nước đô thị vùng ảnh hưởng triều, Luận án tiến sĩ.
http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=2 609&lang=1&menu=dao-
tao&mid=1090&parentmid=1028&pid=1&storeid=0&title=trich-yeu-luan-an-
tien-sy-ky-thuat-cua-ncs-dang-thanh-lam
2.NCS Lê Việt Thắng (2013), Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước
sông Sài Gòn, luận án tiến sĩ.
http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/16817/15075
3.NCS Huỳnh Chức (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá và quản lý chất
lượng nước các điểm nguồn cấp nước sinh hoạt trên sông Sài Gòn thuộc hệ thống
sông Đồng Nai, luận án Tiến sĩ.
http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=1
602&lang=1&menu=&mid=-131&parentmid=0&pid=1&title=ban-trich-yeu-
luan-an-tien-sy-ky-thuat-cua-ncs-huynh-chuc 14
4. Bùi Thị Tý (2010), Tổng quan quy trình xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn >2500mg/l, đồ án
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/5531/1/BUITHITY-08MT.pdf
5. Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly (2014), Thiết kệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
ở khu nhà Thu Tâm Quận 9 với Q=500m3, đồ án tốt nghiệp.
http://text.123doc.org/document/2670178-do-an-tot-nghiep-thiet-ke-he-thong-xu-ly-
nuoc-thai-khu-nha-o-thu-tam-quan-9-thanh-pho-ho-chi-minh-cong-suat-500m3- ngay-dem.htm
6. PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn (2008), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự
động chất lượng nước thải tại các KCX-KCN ở TPHCM”, báo cáo nghiệm thu.
http://123doc.org/document/2534650-nghien-cuu-xay-dung-he-thong-quan-trac-tu-
dong-chat-luong-nuoc-thai-tai-cac-khu-che-xuat-khu-cong-nghiep-tp-hcm.htm
7. Nhóm tác giả Nguyễn Xuân Quỳnh Như và cộng sự thuộc Đại học Hoa Sen
(2016), Nghiên cứu xử lí nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO với sợi vật liệu
đệm, báo cáo đồ án chuyên ngành
http://www.hoasen.edu.vn/vi/15741/nghien-cuu-khoa-hoc/de-tai-nghien-cuu-xu-ly-
nuoc-thai-sinh-hoat-bang-cong-nghe-aao-voi-soi-vat
8. Khưu Thị Kim Thoa (2014), Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa
bàn huyện Bình Chánh, khóa luận tốt nghiệp
https://nguyenkimchung.wikispaces.com/file/view/KHOA+LUAN+TOT+NGHIEP+
-+KHUU+THI+KIM+THOA.pdf
9. NCS. Võ Anh Tuấn(2015), Nghiên cứu xác nhận nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu thất thoát nước sạch cho hệ thống cấp nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh, luận án.
http://www.vnuhcm.edu.vn/?ArticleId=b8d42ddd-8e0c-4efb-b4b3-68cab457bfb1
10. TS Bùi Xuân Khoa, Lý Thành Tài(số 55, 11/2016), Nghiên cứu các giải pháp
phân phối nước đều nhằm cải thiện dịch vụ cấp nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh, bài báo khoa học. 15
http://tapchivatuyentap.tlu.edu.vn/Portals/10/So%2055/So%205500003.pdf
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở TPHCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Xin chào, chúng tôi là sinh viên của trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí
Minh. Chúng tôi đang thực hiện đề tài Nâng cao chất lượng môi trường nước ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2020.
Chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu ông/bà dành ít phút trả lời một vài câu hỏi dưới
đây. Tất cả câu trả lời của ông/bà đều là những thông tin quý giá và có ý nghĩa quan
trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Ngoài phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi
cam kết sẽ không sử dụng ý kiến vào mục đích khác, đảm bảo bí mật thông tin của ông/bà.
I. Thông tin cá nhân: 1. Giới tính: Nam Nữ
2. Độ tuổi của ông/bà trong khoảng nào? Dưới 20 tuổi Từ 20 đến 40 tuổi Từ 40 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi
3. Ông/bà hiện đang sinh sống (quận/huyện)?
………………………..
4. Nghề nghiệp của ông/bà: Công viên chức 16 Nội trợ Học sinh/sinh viên Khác………….
5. Số thành viên trong gia đình ông/bà: 2 3 4 5 Khác
II.Thông tin về hiện trạng sử dụng nguồn nước:
1. Ông/bà hiện đang sinh sống gần khu vực nào?
Khu công nghiệp/chế xuất Khu nghĩa địa Sông, kênh rạch Khu chăn nuôi Khác….
2. Hằng ngày, ông/bà đang sử dụng nguồn nước nào? Nước cấp Nước giếng Nước mưa Nước sông Khác….
3. Theo ông/bà chất lượng nguồn nước có màu: Trong Đục 17 Vàng Khác
4. Theo ông/bà chất lượng nguồn nước: Không có mùi Hơi có mùi Mùi nặng Khác
5. Ông/bà có hài lòng với chất lượng đang dùng không? Có Không
6. Ông/bà thường sử dụng nước cho mục đích gì? Sinh hoạt Sản xuất Môi trường
7. Ông/bà thường sử dụng bao nhiêu m3 nước/tháng? Dưới 10 m3 Từ 10-30m3 Từ 30-60 m3 Trên 60 m3
8. Ảnh hường của nguồn nước tới sức khỏe ông/bà như thế nào? Ngứa, dị ứng Đau mắt Đau bụng Không ảnh hưởng
9. Ông/bà thường sử dụng nguồn nước: 18 Không lọc Lọc Ý kiến khác…….
10. Ở địa phương ông/bà đã có cống thoát nước chưa? Có Chưa Không biết
Nếu có, ông/bà có sử dụng cống thoát nước này chưa? Có Không, lý do……
11. Lượng nước sau khi sử dụng được thải bỏ như thế nào?
Đổ trực tiếp ra sông rạch Đổ vào hố gom
Đổ vào cống thoát nước Khác…………
12. Ông/bà có quan tâm đến việc xử lý nước thải ở gần khu vực nơi đang sinh
sống của mình không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không quan tâm
III. Thông tin đánh giá cảm nhận của ông/bà về môi trường nước:
1. Theo ông/bà vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay có quan trọng và cần
giải quyết kịp thời không?
Rất quan trọng và cần được giải quyết Bình thường 19
Không quan trọng và không cần giải quyết
2. Ông/bà đánh giá về công tác vệ sinh môi trường nơi sinh sống/nơi làm việc như thế nào? Tốt Đạt Chưa đạt
3. Mọi người nơi bạn sống có được tuyên truyền bảo vệ môi trường nước: Thường xuyên Thỉnhthoảng
Không được tuyên truyền
4. Chính quyền địa phương có thường xuyên quan tâm và có các biện pháp
bảo vệ môi trường nước ở địa phương này không? Có Không
5. Ý thức của người dân nơi ông/bà sinh sống về việc bảo vệ môi trường nước: Rất tốt Tốt Bình thường Kém
6. Theo Anh/Chị ảnh hưởng tác động trực tiếp nào đến môi trường nước? Do giao thông Do sản xuất
Do sinh hoạt của người dân
Do ý thức người dân kém
Do quản lý của cơ quan chức năng kém