Tiểu luận "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Thép & Biến động giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát"
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Thép
& Biến động giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Preview text:
lOMoAR cPSD| 19704494
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------- BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Thép
& Biến động giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Thị Việt
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Kim Linh MSSV : 18573403010335 Lớp :
Thị trường tài chính - 11
Nghệ An – 2021 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh | MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 4
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP ............................................................ 5
1. Sơ lược ngành Thép ................................................................................. 5
2. Một số thành tựu nổi bật ......................................................................... 6
3. Phân tích SWOT ngành Thép ................................................................. 6
II. LÝ DO LỰA CHỌN NGÀNH THÉP....................................................... 7
III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH THÉP .... 8
1. Chính sách vĩ mô và kinh tế quốc tế .................................................... 8
Kinh tế Mỹ đang dần phục hồi - FED giữ quan điểm nới lỏng chính
sách tiền tệ .................................................................................................. 8
Mỹ công bố Việt Nam không phải là quốc gia thao túng tiền tệ .......... 8
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung .................................................... 8
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, đồng NDT tăng giá ............... 9
ECB nới lỏng chính sách tiền tệ ........................................................... 9
2. Chính sách vĩ mô và tình hình kinh tế trong nước ............................. 9
Chính sách tiền tệ ................................................................................. 9
Chính sách tài khóa ............................................................................ 10
Luật đầu tư công ................................................................................. 10
Các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA .............................. 11
Các vụ kiện phòng vệ thương mại ...................................................... 11
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ......................................................... 11
Đại dịch Covid 19 ............................................................................... 12
Lạm phát ............................................................................................. 12
Thị trường vàng .................................................................................. 12
Thị trường bất động sản ..................................................................... 12
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU ................ 13
1. Tổng quan Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát ............................. 13
2. Tình hình biến động giá cổ phiếu ....................................................... 13
KẾT LUẬN .................................................................................................... 15 P a g e 2 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh | LỜI MỞ ĐẦU
Trong bức tranh ảm đạm của cả nền kinh tế Châu Á, Việt Nam hiện lên là
một trong những điểm sáng hiếm hoi về tăng trưởng kinh tế. Đi kèm với sự
tăng trưởng kinh tế cao là sự sôi động của thị trường tài chính. Là hạt nhân
trung tâm của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai
trò tạo vốn và luân chuyển vốn một cách linh hoạt trong nền kinh tế. Có thể nói
rằng, Việt Nam là một trong các nước có thị trường chứng khoán mới nổi vô
cùng hấp dẫn đối các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mang lại lợi nhuận rất
cao nếu biết xác định cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, để xác định các cơ hội đầu tư một cách hiệu quả là điều không
hề dễ dàng. Nhà đầu tư nổi tiếng Benjamin Graham từng nói: “ Nhà đầu tư
thông minh không bao giờ đọc thông tin khuyến nghị từ các dịch vụ tài chính
mà quyết định đầu tư. Công việc này đòi hỏi phải có một quá trình tự thân ”.
Trong quy trình đánh giá và lựa chọn cổ phiếu, phân tích ngành là một trong
những bước đầu tiên và quan trọng do nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cơ hội
tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh cũng như rủi ro kinh doanh của ngành... Hiểu
được tầm quan trọng của phân tích ngành trong phân tích đầu tư chứng khoán
cùng với những kiến thức đã được học, em quyết định lựa chọn và thực hiện đề
tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Thép & Biến động giá cổ
phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát ”.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng có thể còn tồn tại những thiếu
sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến từ Thầy/Cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! P a g e 3 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu chữ STT
Chữ viết đầy đủ viết tắt 1 NDT Nhân dân tệ 2 NHNN Ngân hàng Nhà nước 3 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 4 GDP
Tổng sản phẩm quốc nội 5 HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 6 UBCK Ủy ban Chứng khoán P a g e 4 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP
1. Sơ lược ngành Thép
Ngành Thép ra đời đã làm thay đổi cục diện thế giới, góp phần lớn vào
quá trình phát triển nhân loại.
Thép và các sản phẩm thép là những loại vật liệu chiến lược không thể
thiếu không chỉ của ngành công nghiệp, xây dựng mà của cả lĩnh vực dân dụng
và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Do vậy ngành Thép luôn được Nhà nước xác định là
ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển
nền kinh tế đất nước. Sự tăng trưởng của ngành Thép luôn đi đôi với sự tăng
trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Lịch sử hình thành và phát triển ngành Thép Thế giới
Thép đã được biết đến và sử dụng từ hơn 4000 năm trước nhưng ngành
công nghiệp kim loại và thép thế giới mới chỉ thực sự phát triển trong thập niên 80. Việt Nam
Ngành Công nghiệp sản xuất thép Việt Nam được bắt đầu hình thành từ
những năm 60 của thế kỷ XX.
Giai đoạn 1976 – 1989: ngành Thép phát triển không đáng kể (40.000 –
85.000 tấn/năm) do kinh tế suy thoái lại thêm được hưởng giá nhập khẩu thép
rẻ từ Liên Xô và Trung Quốc, nên chủ trương nhập khẩu là chính.
Giai đoạn 1989 – 1995: ngành Thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể
do chủ trương đổi mới (450.000 tấn/năm).
Giai đoạn 1996 – 2000: ngành Thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao
và có nhiều dự án đầu tư mới theo chiều sâu (1,57 triệu tấn/năm). Đây là giai
đoạn có tốc độ phát triển cao nhất.
Giai đoạn 2000 – nay: giai đoạn nở rộ của các doanh nghiệp thép với sự
đa dạng của các doanh nghiệp thép thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Các P a g e 5 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam cũng góp phần thu hút mạnh mẽ
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Thép trong nước. Năm 2020, xuất
khẩu thép các loại đạt gần 8 triệu tấn với trị giá đạt 4,19 tỷ USD đến hơn 30
quốc gia và khu vực trên thế giới.
Một số chỉ tiêu tài chính của ngành P/E P/B ROA ROE 12,3 2,85 5,12% 13,24%
2. Một số thành tựu nổi bật
Ngành Thép trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về công
suất, sản lượng cũng như chủng loại thép. Sự bứt phá của ngành Thép Việt Nam
luôn nằm trong tầm ngắm của các thị trường xuất khẩu. Đến nay, các doanh
nghiệp đã có bước tiến rất dài cả về quy mô và công nghệ đều tương đương tầm
cỡ thế giới. Trong đó có thể kể đến là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh , Tập đoàn Hòa Phát...
Năm 2020, ngành Thép Việt Nam đã có bước tiến dài và lọt vào Top 20
quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới (đạt 19,5 triệu tấn). Đây là bước tiến
đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trên bản đồ ngành Thép thế giới.
3. Phân tích SWOT ngành Thép ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Có nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, - Vốn đầu tư cho sản xuất thép lớn, trong
giá rẻ nếu biết cách khai thác;
khi đó doanh nghiệp Việt Nam hạn chế
- Lợi thế chi phí thấp;
về vốn dẫn đến khó khăn thực hiện mở
rộng sản xuất kinh doanh;
- Phụ thuộc nhiều vào phôi thép thế giới; P a g e 6 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
- Có tốc độ phát triển cao, đạt tỉ lệ - Chưa có điều kiện đầu tư về mặt công
11%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng nghệ làm giảm khả năng sản xuất và chất
trưởng GDP hàng năm của Việt Nam. lượng sản phẩm;
- Chưa thể phân tích dự đoán được nhu
cầu tiêu thụ thép để có thể chủ động hoạt
động sản xuất kinh doanh và tránh rủi ro. CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh - Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng;
tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự - Nguy cơ khủng hoảng thừa ngành Thép
quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài. nếu không có hoạch định về chiến lược
- Ngành xây dựng sẽ tiếp tục tăng phát triển, không biết tận dụng các cơ hội
trưởng thông qua kế hoạch đầu tư công xuất khẩu lớn đang mở ra;
để phục hồi nền kinh tế;
- Chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào
- Thị trường bất động sản nóng trở lại;
kỹ thuật, nguy cơ hàng lậu với giá thành
thấp tràn vào thị trường lớn;
- Hứng chịu liên tiếp các vụ kiện phòng vệ thương mại.
II. LÝ DO LỰA CHỌN NGÀNH THÉP
Là một ngành hàng trong nhóm xuất khẩu tỷ đô, thép và sản phẩm
thép luôn giữ vững mức tăng trưởng ổn định ngay cả trong bối cảnh nền kinh
tế toàn cầu có nhiều khó khăn.
Trước các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Thép là một trong
những ngành được kỳ vọng có thêm điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất,
xuất khẩu ra các thị trường mới.
Tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công
cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. P a g e 7 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
Các doanh nghiệp trong ngành hưởng lợi khi giá thép tăng phi mã
trong thời gian gần đây. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có chính sách chia cổ
tức hấp dẫn cho nhà đầu tư...
III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH THÉP
1. Chính sách vĩ mô và kinh tế quốc tế
Kinh tế Mỹ đang dần phục hồi - FED giữ quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ
Mỹ hiện nay là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau ASEAN. Việt
Nam cũng đứng thứ 12 trong số 20 nguồn thép nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Vì
vậy, việc kinh tế Mỹ dần phục hồi, FED giữ quan điểm nới lỏng chính sách tiền
tệ làm cho các nhu cầu của Mỹ ngày càng tăng cao. Hơn nữa, tình trạng thiếu
hụt thép cuộn trầm trọng tại Mỹ đang diễn ra, Mỹ kỳ vọng hoạt động nhập khẩu
sẽ bắt đầu tăng mạnh thời gian tới và nhờ đó có thể giải tỏa áp lực về nguồn
cung. Đây chính là cơ hội cho ngành Thép xuất khẩu hàng hóa.
Mỹ công bố Việt Nam không phải là quốc gia thao túng tiền tệ
Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định không có đủ bằng chứng
để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lẫn thương
mại như đã nêu trong " Báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các
đối tác thương mại lớn của Mỹ " vào cuối năm 2020. Điều này cho thấy NHNN
có thể kiểm soát tỷ giá hối đoái để phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị
trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Nhờ đó mà việc xuất khẩu thép sang Mỹ
không bị gặp nhiều cản trở.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Mỹ hiện là nước nhập khẩu thép lớn nhất và Trung Quốc là một trong
những nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới. Việt Nam có quan hệ thương mại
sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc. Khi chiến tranh thương mại xảy ra, cả Mỹ
và Trung Quốc đều phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. P a g e 8 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
Về mặt tích cực, việc đối đầu giữa hai cường quốc sẽ làm giảm nhu cầu
thép giữa các nước, và như vậy, giá cả nguyên vật liệu sẽ giảm theo. Trong khi
đó, ngành Thép Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu như
quặng sắt, than mỡ để luyện cốc, sắt thép vụn... Nếu giá nguyên vật liệu đi
xuống, chúng ta có thể nắm bắt lấy thời cơ để thúc đẩy sản xuất.
Mặt ngược lại, hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư
thừa và có thể lan tràn sang thị trường Việt Nam gây sức ép cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, một phần nào đó sẽ "đội lốt" hàng
Việt để lẩn tránh thuế và xuất khẩu sang các nước thứ ba. Ngoài ra, hàng hóa
xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn bởi Trung Quốc phải
tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, đồng NDT tăng giá
Điều này có tác động hai chiều đến ngành Thép Việt Nam. Về tích cực,
Trung Quốc là một trong bốn thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt
Nam, vì vậy việc xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có lợi khi đồng NDT tăng giá.
Tuy nhiên cũng gây ra bất lợi khi sắt thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc
chiếm 50% tổng lượng nhập khẩu của cả nước.
ECB nới lỏng chính sách tiền tệ
ECB nới lỏng chính sách tiền tệ dẫn tới EUR bị mất giá làm cho hàng nhập
khẩu vào thị trường EU trở nên đắt đỏ hơn khi giá bán bằng USD không đổi,
dẫn tới các nhà nhập khẩu EU yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá bán
nếu không họ sẽ ngưng mua hàng. Gây sức ép lớn cho xuất khẩu thép vì EU là
một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng (giữ mức 119,4 triệu USD/năm).
2. Chính sách vĩ mô và tình hình kinh tế trong nước
Chính sách tiền tệ
Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền
kinh tế, giảm từ 1-1,5% lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này có ảnh
hưởng hết sức tích cực cho ngành Thép Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ có xu P a g e 9 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
hướng không gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển hướng sang các kênh đầu tư
khác mang lại hiệu suất cao hơn, trong đó có đầu tư chứng khoán. Với xu hướng
này, ngành Thép sẽ dễ dàng huy động nguồn vốn để phục vụ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, chính sách tiền tệ nới lỏng với chi phí lãi vay thấp cũng rất thuận
lợi cho ngành sản xuất thép, chi phí đầu vào thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí
dẫn đến doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan hơn.
Chính sách tài khóa
Chính phủ đã gia tăng và quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, ngành Vật
liệu xây dựng nói chung và ngành Thép nói riêng là ngành được hưởng lợi lớn
nhất. Trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai như
cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc
tế Long Thành; hàng loạt doanh nghiệp trúng thầu dưới hình thức đầu tư hợp
tác công tư...Với làn sóng đầu tư công mạnh mẽ sẽ huy động được nguồn cầu
lớn về nguyên nhiên vật liệu, thúc đẩy giá thép tăng lên làm doanh thu các
doanh nghiệp trong ngành tăng.
Nhà nước đã quy định mức thuế suất ưu đãi đối với nguyên liệu sản xuất
thép ở mức thấp là 0% (nhóm 72.03), 3% (nhóm 72.04) và 1% đối với phôi
thép (nhóm 72.06) nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép trong
nước hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh với thép nhập khẩu,
đưa đến cho doanh nghiệp kết quả kinh doanh tiềm năng hơn, dễ dàng thu hút
vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Luật đầu tư công
Luật đầu tư công năm 2021 có sự chặt chẽ hơn trong việc đẩy nhanh tiến
độ thực hiện của các dự án đầu tư. Cụ thể đối với các bộ ngành hay các địa
phương khi thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, trong vòng một năm phải thực
hiện công việc đó. Nếu không giải ngân hết theo kế hoạch thì năm tiếp theo sẽ
bị cắt vốn giảm kế hoạch, tránh tình trạng có kế hoạch vốn nhưng không triển P a g e 10 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
khai thực hiện. Điều này góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành Thép khi tiêu thụ
được số lượng thép lớn.
Các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA
Đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) có hiệu lực từ 14/1/2019, theo đó, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp
các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng
thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế về quặng sắt như Australia.
Đối với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)
có hiệu lực từ 1/8/2020 mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt đa dạng
thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn vào EU bởi ngoài lộ trình giảm
thuế, ngành thép của EU và Việt Nam có các mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ
sung và không cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, một trong những ngành sẽ phải chịu áp lực lớn khi các Hiệp
định Thương mại tự do có hiệu lực cũng chính là ngành Thép. Ngoài việc phải
căng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ, ngành thép còn “đau đầu” đối
phó với những vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại
Tính từ năm 2004 đến năm 2020, ngành thép đã phải đối diện với 62 cuộc
điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp... Nguyên nhân chính do thép là
nguyên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp xây dựng và là vật liệu chiến
lược. Hơn nữa, giá thành thép Việt hiện nay đang ở mức tương đối cạnh tranh,
thương hiệu thép Việt tạo uy tín trên nhiều thị trường khác nhau với việc tăng
trưởng dương hàng năm. Điều này đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó Mỹ và EU là hai thị trường sử
dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhiều nhất. Điều này đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần cũng như kim
ngạch xuất khẩu của ngành Thép Việt.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) P a g e 11 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2021 tăng 4,48% so với cùng kỳ
năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Khi GDP tăng, nhu cầu
đầu tư sẽ tăng. Mặt khác, khi GDP tăng cũng khiến cho tỷ giá hối đoái tăng lên,
điều này rất có lợi cho ngành Thép khi xuất khẩu hàng hóa, làm lợi nhuận sẽ tăng cao hơn trước.
Đại dịch Covid 19
Nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài
FDI do Việt nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, chi phí thuê
nhân công rẻ hơn nhiều nước trong khu vực. Doanh nghiệp nước ngoài chuyển
dịch đầu tư vào Việt Nam dẫn tới nhu cầu xây dựng nhà xưởng tại các khu công
nghiệp sẽ tăng lên góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của toàn ngành thép,
ảnh hưởng tích cực đến cổ phiểu của ngành. Lạm phát
CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29% - mức tăng thấp nhất trong vòng 20
năm (từ 2002). Khi lạm phát tăng sẽ làm cho kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp trong ngành Thép kém khả quan hơn. Mặt khác, với sự tăng giá quá
nóng của các sản phẩm thép trên thị trường, thông thường Chính phủ sẽ can
thiệp bằng việc tăng lãi suất. Với chính sách này, nhà đầu tư sẽ chuyển hưởng
sang bỏ tiền vào ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao hơn, làm ảnh hưởng tiêu
cực đến giá cổ phiếu của ngành Thép. Thị trường vàng
Thị trường vàng đang nóng lên làm giá vàng tăng cao khiến nhà đầu tư
không muốn mạo hiểm với chứng khoán nên họ chọn đầu tư vàng, dẫn đến thị
trường chứng khoán kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Điều này làm cho giá cổ
phiểu ngành Thép bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí có thể bị giảm.
Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản, nhà ở được dự báo sẽ "nóng" trở lại trong thời
gian tới cũng là yếu tố giúp ngành Thép tăng trưởng mạnh do tiêu thụ được số
lượng thép lớn, đưa lại kết quả kinh doanh khả quan hơn cho các doanh nghiệp P a g e 12 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
trong ngành. Tuy nhiên, thị trường bất động sản có xu hướng nóng lên cũng
phần nào thu hút vốn đầu tư vào thị trường này nhiều hơn, làm thị trường chứng
khoán trở nên sôi động hơn nhưng chính điều này lại làm giảm giá chứng khoán
ngành Thép do việc bị hút vốn đầu tư.
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU
1. Tổng quan Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất
công nghiệp đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên
buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng
sang các lĩnh vực khác như Nội thất, Ống thép, Thép xây dựng, Điện lạnh,...
Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc
gia, nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam,..
Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức được niêm yết và giao dịch cổ
phiếu tại sàn HOSE với mã chứng khoán HPG.
Một số chỉ tiêu tài chính của công ty EPS PEG P/E P/B ROA ROE 3,846 0,49 13,36 3,47 11,53% 25,14%
2. Tình hình biến động giá cổ phiếu KL khớp lệnh Giá đóng cửa 56 55.5 70,000,000 55 54.5 60,000,000 54 54.3 53 54 53.1 50,000,000 52.7 52.7 51.6 52 40,000,000 51 30,000,000 50 50.3 50 20,000,000 49 48 10,000,000 47 0
Biểu đồ biến động giá cổ phiếu HPG (từ 31/5/2021 đến 11/6/2021) P a g e 13 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh |
Trong khoảng thời gian trên, nhìn chung giá cổ phiếu HPG biến động liên
tục với biên độ khá lớn. Cụ thể như sau:
Giá cổ phiếu có xu hướng tăng từ ngày 31/05 - 01/06. Đặc biệt phiên
ngày 31/05 HPG ghi nhận giá đóng cửa tại mức giá trần tăng 7% với thanh
khoản khớp lệnh kỷ lục hơn 60 triệu cổ phiếu. Điều này được lý giải do ngày
31/05 là ngày giao dịch không hưởng quyền, thông tin HPG chia cổ tức năm
2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%. Đây là thông
tin tốt mà trước đây giới đầu tư cho rằng HPG khó có thể làm được do siêu dự
án nhà máy Dung Quất được đưa vào hoạt động trước đó không lâu. Trong
ngày này cũng đưa thông tin về việc Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt
tại Úc với trữ lượng 320 triệu tấn, góp phần thúc đẩy giá cổ phiếu tăng phi mã.
Giá cổ phiếu ngày 02/06 giảm 2,7% từ 55.500 xuống 54.000 chủ yếu
là do áp lực chốt lời của nhà đầu tư khi hàng T3 ngày 28/05 về tài khoản và áp
lực bán ròng rất mạnh của nhà đầu tư nước ngoài (hơn 17 triệu cổ phiếu).
Từ ngày 03/06 - 04/06 giá cổ phiếu có tăng không đáng kể trong các
phiên giao dịch (0,37%). Điều này được cho là do thông tin tiêu cực từ con trai
chủ tịch Trần Đình Long bị UBCK yêu cầu dừng giao dịch mua vào 5.000.000
cổ phiếu HPG, ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường.
Từ ngày 07/06 - 08/06, giá cổ phiếu HPG giảm mạnh 5,12% từ 52.700
đồng xuống còn 50.000 đồng do áp lực bán mạnh lan rộng trên thị trường, đặc
biệt tập trung vào những nhóm ngành đang tăng trưởng mạnh thời gian trước
đó là Ngân hàng, Chứng khoán. Ngành Thép do lo ngại về hệ thống giao dịch
không ổn định của HOSE cùng với việc tỷ lệ Margin hiện ở mức rất cao trên toàn thị trường.
Từ ngày 09/06 - 11/06 HPG ghi nhận đà phục hồi từ 50.300 đồng lên
51.600 và 53.100 đồng tương ứng tăng lần lượt là 2,58% và 2,91%. Điều này
có được là do thông tin về việc bỏ quy định cấm hủy sửa lệnh trong phiên của
HOSE cùng với đó là dòng tiền bắt đáy chờ đợi HPG giảm sâu đã nhập cuộc,
thúc đẩy giá cổ phiếu hồi phục. P a g e 14 | 15 lOMoAR cPSD| 19704494
Thị trường tài chính l Đoàn Thị Kim Linh | KẾT LUẬN
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ chính sách vĩ mô và kinh tế quốc
tế cũng như chính sách vĩ mô và kinh tế trong nước đến ngành Thép Việt Nam,
ta nhận thấy rằng thị trường Thép trong nước đã và đang có nhiều những cơ hội
được mở ra. Đặc biệt là sẽ tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh
đầu tư công cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại, nắm
bớt thời cơ từ các Hiệp định thương mại được ký kết. Đây là một trong những
chất xúc tác mạnh mẽ giúp ngành Thép đạt mức tăng trưởng hai con số trong thời gian tới.
Cùng với những tín hiệu tích cực từ hệ thống pháp lý về chứng khoán được
hoàn thiện và thực thi đầu năm nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng mã cổ
phiếu ngành Thép vẫn sẽ tiếp tục tràn ngập một màu xanh hy vọng và đầy hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư, là một điểm sáng trên thị trường chứng khoán. Đây
cũng chính là lý do mà bản thân em quyết định lựa chọn ngành Thép để nghiên cứu và đầu tư. P a g e 15 | 15
Document Outline
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
- MỤC LỤC
- LỜI MỞ ĐẦU
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP
- 1. Sơ lược ngành Thép
- 2. Một số thành tựu nổi bật
- 3. Phân tích SWOT ngành Thép
- II. LÝ DO LỰA CHỌN NGÀNH THÉP
- III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH THÉP
- 1. Chính sách vĩ mô và kinh tế quốc tế
- 2. Chính sách vĩ mô và tình hình kinh tế trong nước
- IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU
- 1. Tổng quan Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
- 2. Tình hình biến động giá cổ phiếu
- KẾT LUẬN