Tiểu luận "Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống tình trạng sạt lở tại bờ sông Tiền"

Tiểu luận với đề tài "Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống tình trạng sạt lở tại bờ sông Tiền"của nhóm 2 giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

Thông tin:
31 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận "Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống tình trạng sạt lở tại bờ sông Tiền"

Tiểu luận với đề tài "Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống tình trạng sạt lở tại bờ sông Tiền"của nhóm 2 giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.

87 44 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
* KHOA XÂY DỰNG *
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
TÌNH TRẠNG SẠT LỞ TẠI BỜ SÔNG
TIỀN
GVHD : PHAN ANH TÚ
NHÓM : 2
TÊN HP : ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
MÃ LỚP HP : 050010008
1
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………3
B. NỘI DUNG
1. Hiện tượng sạt lở bờ sông ………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm hiện tượng…………………………………………………………....4+
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng………………………………………………….4
1.3. Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng……………………………………….……6
1.4. Vùng phân bố ảnh hưởng ở Việt nam…………………………………………….7
2. Thực trạng sạt lỡ bờ sông Tiền Giang ……………………………………………..7
3. Nguyên nhân ,nguy cơ, rủi ro và giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Tiền …..9
3.1.Nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro của sạt lở bờ sông Tiền……………………………9
3.1.1. Nguyên nhân…………………………………………………….…………9
3.1.2. Nguy cơ……………………………………………………………………10
3.1.3. Rủi ro………………………………………………………………………10
3.2. Giải pháp chống sạt lở bờ sông Tiền……………………………………………..10
3.2.1. Khảo sát tình trạng sạt lở…………………………………………………..10
3.2.2. Quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng……………………………….11
3.2.3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông………………………………………12
3.2.4. Xây dựng mô hình đê chắn kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông…………….12
3.2.5. Quản lý xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại kết hợp với tuyên
truyền ……………………………………………………………………………………….14
3.2.6. Công tác khi xảy ra sự cố sạt lở……………………………………………15
3.2.7. Các nhóm giải pháp khác…………………………………………………..15
3.2.8. Những lợi ích và thách thức của việc thực hiện các giải pháp chống xói lở
bờ sông. ……………………………………………………………………………………..16
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..17
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….18
CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ……………………………………….19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ……………………………………25
2
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thiên tai là một vấn đề lớn trên toàn cầu, không chỉ gây thiệt hại về tài
sản, mà còn đe dọa tính mạng của con người và ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, đất sét, sạt
lở, động đất, sóng thần... đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng
và khó khăn trong việc duy trì cuộc sống của con người trên khắp thế giới.
Và sạt lở tại bờ sông là một hiện tượng phổ biến trên thế giới nói chung và
đặt biệt là Việt nam nói riêng, khi mà Việt Nam là một nước có hệ thống
sông ngòi dày đặc. Nó đe dọa tính mạng và tài sản của con người, đồng
thời ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng.
Do đó mỗi người dân chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn,
khai thác đánh bắt tài nguyên khoáng sản hợp lý để bảo vệ dòng sông của
chúng ta. Bên cạnh đó nhà nước cần có nhiều chủ trương chính sách bảo
vệ dòng sông đã và đang bị sạt lở. bảo vệ cho dòng sông chính là bảo vệ
cho tính mạng cho người dân. Việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế
hoạt động của sạt lở tại bờ sông là rất cần thiết để đưa ra các biện pháp
phòng và chống sạt lở hiệu quả. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này
không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán
chặt chẽ và áp dụng các biện pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc tăng
cường hệ thống quản lý và thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở
cũng là yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho
cuộc sống của con người và phát triển bền vững của khu vực. Trong bài
thuyết trình này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sạt lở tại bờ sông,
nguyên nhân, ảnh hưởng và từ đó đưa ra nhiều mô hình công tác phòng
chống giải pháp cụ thể để phòng chống sạt lở bờ sông một cách kịp thời
và hiệu quả.
3
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
B. NỘI DUNG
1. Hiện tượng sạt lở bờ sông
1.1. Khái niệm hiện tượng
- Sạt lở tại bờ sông là hiện tượng giảm độ bám dính của đất, đá, sỏi hay các tảng đá, đất
trên bờ sông dẫn đến việc chúng bị tuột dốc xuống dòng nước, tạo thành các rãnh sâu và lớp
móng của bờ sông bị di chuyển. Đây là một hiện tượng tác động rất lớn đến khu vực bờ sông
và vùng lân cận, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt tài sản, đời sống, sản xuất và ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái của vùng. Sạt lở tại bờ sông thường xảy ra do nhiều nguyên
nhân, bao gồm sự thay đổi địa hình, tác động của thời tiết, chất lượng đất, hoạt động con
người, thời gian và lực lượng của dòng nước. Cùng với lũ lụt, bão lốc; sạt lở bờ sông
đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là
một qui lụât tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân
sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông nghiệp, hư hỏng nhà
cửa, chết người, thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô thị.
4
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng
Ở nước ta, sạt lở bờ diễn ra ở hầu hết các triền sông và ở hầu hết các
địa phương có sông. Ở vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình,
hệ thống sông ngòi miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, vì dòng
sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên
quá trình xói lở - bồ đọng diễn ra liên tục theo thời gian và không gian. Xói
lở và bồi đọng không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa kiệt. Sạt lở
bờ sông là hiện tượng chuyển động trượt của các khối đất đá ở bờ sông di
chuyển sụp đổ xuống sông. Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở bờ sông:
- Nguyên nhân nội sinh:
+ Cấu tạo địa chất và thành phần thạch học đất đá bờ sông: ở khu vực
bờ sông các sườn dốc được cấu tạo chủ yếu từ đất phong hóa loại sét, sét
pha là chủ yếu, dễ tạo nên các mặt và đới yếu, đây là điều kiện phát sinh,
phát triển trượt. Đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực
dòng chảy, mạch nước ngầm, làm thay đổi đường bảo hòa thấm, áp lực
thẩm, trọng lượng khối đất mép bờ sông; chế độ thủy văn, thủy lực có sự
thay đổi tạo nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng, khu vực có
nền đất yếu, hình thành những hàm ếch và gây sạt lở.
+ Hoạt động kiến tạo: khu vực có hoạt động kiến tạo làm đất đá bị vụn
nát, các tính chất cơ lý, đặc biệt là góc nội ma sát và lực dính kết giảm đột
ngột, là nơi tàng trữ nước, làm giảm sức kháng cắt của đất đá làm phát
5
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
sinh các quá trình địa chất động lực khác và nó có tác dụng gây trượt.
- Nguyên nhân ngoại sinh:
+ Cấu tạo vùng bờ: vùng bờ có thảm thực vật thưa thớt hoặc không có
thảm thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước thường xuyên (hiện
tượng hạn hán) chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở
nên khô xốp và khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra.
+ Đặc điểm thủy văn: trong phạm vi của vùng hợp lưu, các dòng chảy
thúc đẩy lẫn nhau tạo nên các dòng chảy rối xoắn ốc rất phức tạp. Khi các
vòng xoáy áp sát bờ thường gây xói lở dẫn đến sạt lở, sụp đổ bờ nhanh
chóng. Các hoạt động lên xuống của thủy triều cũng gia tăng áp lực thủy
động vào nền mái bờ gây sạt lở. mực nước sông lên xuống theo chế độ
bán nhật triều trong mùa kiệt và mùa lũ làm cho đất bờ sông bị khô- ướt
liên tục. Quá trình này kéo dài làm suy giảm liên kết giữa các hạt đất và
ảnh hưởng đến ổn định bờ.
+ Hoạt động của dòng chảy: khi dòng chảy có vận tốc lớn (lũ lụt) hơn
vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sẽ làm cho lòng dẫn bị đào xói,
khối đất của mái bờ bị suy giảm dần. Đến một thời gian nhất định mái bờ
sẽ bị mất ổn định và sạt lở sẽ xảy ra. Các đợt sạt lở xảy ra ngắt quãng và
có chu kỳ dài hơn so với dạng sạt lở do sóng thuyền bè gây ra. Tuy nhiên
khối đất mỗi một đợt sạt lở thường lớn hơn và nguy hiểm hơn. Tại các
đoạn sông có các cù lao chắn dòng thì dòng chủ lưu thường ép sát bờ, đặc
biệt vào những mùa lũ hướng vào bờ với một góc nhất định, có vận tốc
dòng chảy khá lớn làm xói mòn đất đường bờ và bùn cát lòng sông.
+ Hoạt động sóng: sóng vỗ vào bờ tạo áp lực, tạo dòng chảy ven bờ gây
sạt lở có thể nhận thấy ở hầu hết các vùng cửa sông và ven biển.
- Nguyên nhân nhân sinh:
+ Khai thác đất cát trái phép: Khi con người khai thác đất cát một cách
không bảo vệ và quản lý tốt, đặc biệt là trên các sườn đồi, dốc đất dốc
đứng bên bờ sông, sẽ gây ra tác động xấu đến độ bền của bờ sông, khiến
cho chúng dễ bị xói mòn và sạt lỡ.
+ Khai thác gỗ: quá mức, làm cho rừng đầu nguồn ngày càng cạn kiệt,
không còn tác dụng ngăn nước và tích nước..., cho nên mỗi khi có mưa
lớn, thì gần như có lũ.
6
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
+ Giao thông thủy phát triển nhanh: nhất là các phương tiện có tốc độ
lớn, gây nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát khỏi
sườn bờ hoặc phần chân sườn bờ, gây nên sạt lở.
+ Việc sử dụng nước một cách không hợp lý: Việc sử dụng nước một
cách không hợp lý cũng ảnh hưởng đến sự sạt lỡ tại bờ sông. Các hoạt
động như đào giếng, tưới tiêu nước, khai thác tài nguyên nước trên thượng
nguồn sông hoặc sông chảy giữa, có thể gây ra hiện tượng khô hạn, ảnh
hưởng đến sức sống của các loài cây cối trong khu vực và gây mất độ ẩm
cho bờ sông, khiến cho bờ sông dễ bị sạt lỡ.
+ Xây dựng không bảo vệ: Xây dựng các công trình bên dưới bờ sông,
không bảo vệ cho bờ sông bằng các cấu trúc kiên cố như tường chắn đất,
bức tường che chắn, dẫn đến việc nước mưa hoặc lũ lớn không thể đàn hồi
được, kéo theo việc bờ sông bị sạt lỡ.
+ Giao thông thủy phát triển nhanh: nhất là các phương tiện có tốc độ
lớn, gây nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát khỏi
sườn bờ hoặc phần chân sườn bờ, gây nên sạt lở.
+ Nạo vét luồng lạch: làm thay đổi chế độ dòng chảy, tăng độ dốc mái
bờ, nhất là vùng đất yếu, làm thay đổi hướng và cường độ dòng chảy,
cũng có khả năng gây nên sạt lở.
1.3. Tác động ảnh hưởng của hiện tượng
- Thời gian qua , do ảnh hưởng của khí hậu, sự khai thác tài nguyên nước và cát quá
mức , cùng với sự tác động của con người đang khiến Đồng Bằng sông Cửu Long đối mặt với
nhiều nguy cơ , trong đó có tình trạng sạc lỡ bờ sông , xói mòn bờ biển .
- Hiện tượng này đang diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống ,tính mạng của người
dân , tài sản của người dân , ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và canh tác nông nghiệp ,ảnh
hưởng đến kinh tế của bản thân các hộ gia đình và địa phương ,tác động tới các cơ sở hạ tầng
vùng ven biển , ven sông cũng như gây ô nhiễm môi trường nước, gây mất cân bằng sinh thái
vùng sông, ven biển , ảnh hưởng đến nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, …
- Những năm gần đây , tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL ngày càng diễn
biến phức tạp , gia tăng về cả phạm vi và mức độ sạt lở .Tình trạng sạt lở không chỉ gây mất
đất sản xuất ,các công trình ven sông , biển , cũng như các tuyến đường giao thông gần
7
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
sông ,và ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên ven sông, biển, ….
1.4. Vùng phân bố ảnh hưởng ở Việt Nam
- Việt Nam có 2 con sông chính là sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng
hiện nay hai con sông này đang bị sạt lở nghiêm trong ảnh hưởng đến an
toàn và lợi ích kinh tế của người dân. Sông Cửu Long: 68 vị trí sạt lở bờ
trên toàn tuyến sông Cửu Long. Sông Cửu Long là tên gọi phần chảy qua
lãnh thổ Việt Nam của sông
- Mê Kông. Đây là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam, với chiều dài
khoảng 250 km tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới Biển Đông.
Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính: Sông Tiền và sông Hậu. Dòng chảy
sông Tiền đổ ra Biển Đông qua sáu cửa: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa
Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Dòng chảy sông Hậu đổ ra
Biển Đông qua ba cửa: Cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Ba Thắc(cửa Ba
Thắc nay đã bị bồi lấp). Nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho dân sinh,
nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp.
- Hiện tượng sạc lỡ bờ sông ở nước ta xảy ra chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long và các tỉnh ven biển . Từ đầu tháng 9/2019 đến nay các địa phương ảnh
hưởng do sạc lỡ bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang , Cà Mau , Kiên
Giang ,Sóc Trăng , Bến Tre ,Long An …
2. Thực trạng sạt lở bờ sông Tiền Giang
- Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của Sông
Mê Kông (nhánh bên phải là Sông Hậu) chảy từ đất Campuchia vào đồng
bằng châu thổ sông cửa long .Sông Tiền chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long , Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra Biển Đông,
Sông Tiền có tổng chiều dài chính thức là hơn 234 km, sông chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tình trạng sạt lở bờ sông ở bờ sông Tiền diễn
biến rất phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Cụ
thể tại tỉnh Tiền Giang , thời gian qua tình hình sạt lỡ bờ sông , kênh rạch
trên địa bàn diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô , mức độ sạt lỡ
mỗi ngày thêm phức tạp , gia tăng về số lượng và trên diện rộng đáng lo
ngại , đòi hỏi kinh phí lớn để khắc phục.
- Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2019, địa phương đã phải đầu tư
gần 232 tỷ đồng xử lý , khắc phục 415 điểm sạt lỡ bờ sông , cờ kênh rạch ,
8
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
với tổng chiều dài 42.600m .Còn riêng từ đầu năm đến nay , trên địa bàn
tỉnh đã xảy ra 92 điểm sạc lỡ bờ sông , bờ kênh rạch , gần bằng số điểm
sạc lở cả năm 2019, với tổng chiều dài trên 3.600m.Tình trạng sạt lở diễn
ra tại hầu hết các tuyến sông rạch , kênh , mương lớn nhỏ trên địa bàn
với quy mô và mức độ ngày càng lớn , phức tạp , kéo theo làm hư hỏng
các công trình giao thông , cơ sở hạ tầng , nhà cửa nhân dân …
- Thống kê theo đơn vị hành chính: Tỉnh Đồng Tháp có 16 điểm, tỉnh An
Giang - 20 điểm, tỉnh Tiền Giang - 4 điểm, tỉnh Vĩnh Long – 10 điểm, tỉnh
Bến Tre - 4 điểm, tỉnh Trà Vinh - 7 điểm sạt lở. Thống kê theo tốc độ sạt lở
trung bình hàng năm: Tốc độ sạt lở mạnh (trên 10 m/năm) có 11 điểm, tốc
độ sạt lở trung bình (từ 5 đến 10 m/năm) - 32 điểm, tốc độ sạt lở yếu (dưới
5 m/năm) - 25 điểm sạt lở. Ngoài ra nếu xét về mức độ thiệt hai do sạt lở
gây ra thì trên toàn tuyến sông Cửu Long hiện có 6 khu vực sạt lở nghiêm
trọng là: Khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn Thường Phước, huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn Tân Châu,
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn
Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền
đoạn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông.
( sạt lở tại tỉnh Đồng Tháp )
9
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
( sạt lở tại tỉnh Tiền Giang )
3. Nguyên nhân ,nguy cơ, rủi ro và giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Tiền.
3.1. Nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro của sạt lở bờ sông Tiền.
3.1.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân sạt lở chủ yếu là do:
- Đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực dòng chảy, đặc
biệt là đặc điểm thủy triều biển Đông (sông cong, biên độ triều lớn, chân
triều rút sâu…) làm thay đổi đường bảo hòa thấm, áp lực thấm, trọng
lượng khối đất mép bờ sông; chế độ thủy văn, thủy lực có sự thay đổi tạo
nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng, khu vực có nền đất yếu,
hình thành những hàm ếch và gây sạt lở.
- Những dòng chảy bị thay đổi do ảnh hưởng của những cồn cát nổi lên ở lòng sông và biến
đổi khí hậu thời tiết, thủy triều dâng. Mật độ thuyền bè qua lại quá đông tạo ra sóng gió lớn
thay đổi dòng chảy tác động gây sạt lở.
- Do các hoạt động của con người như xây dựng các công trình trái phép; neo đậu bè cá và
nuôi, khai thác thủy sản. Xây dựng nhà cửa, nhà máy, đường giao thông sát bờ sát mép hoặc
lấn chiếm bờ sông làm tăng tải trọng lên bờ sông gây sạt lở.
- Việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi ở
lòng sông, ven biển, xây dựng nhà cửa ven sông thiếu chặt chẽ và quyết liệt. Quy định về sử
dụng đất ở ven bờ sông, kênh rạch còn thiếu cụ thể.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống sạt lở bờ sông,
chưa được thực hiện thường xuyên, hoặc mang tính hình thức. Công tác quy hoạch phòng,
chống xói lở bờ sông, chưa được quan tâm đúng mức.
10
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
- Xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung,
không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Ảnh hưởng của các mố, trụ cầu giao thông làm thay đổi, cản trở dòng
chảy;
- Ảnh hưởng của việc nạo vét sâu lòng sông, kênh, rạch, luồng chạy tàu đã
làm hư hại các cây chắn sóng, giữ đất hai bên bờ và không tuân thủ theo
quy trình, theo lưu vực thoát nước (sông Soài Rạp đang được tiếp tục nạo
vét sâu để các tàu, thuyền có tải trọng lớn ra vào);
- Một số phương tiện giao thông thủy, tàu biển lưu thông tạo sóng,neo đậu
tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ;
- Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ do
nhiều nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi... Rừng đầu
nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thay
đổi chế độ dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động
xấu đến diễn biến lòng sông. Mặt khác, do cấu tạo lòng sông, nhất là sông
Hồng và hệ thống sông Cửu Long, chủ yếu là lớp cát mịn nên rất dễ bị xói
lở. Vì vậy, chỉ cần một tác động hay một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự
biến động thủy lực gây biến động mạnh lòng sông, bờ sông.
3.1.2. Nguy cơ
Hiện nay dọc theo trên bờ sông Tiền, còn tồn tại rất nhiều hộ dân sinh sống trên vành đai
bờ sông có nguy cơ bị sạt lở, nhiều công trình xây dựng trong khu vực cảnh báo có dấu hiệu
bị xói lở, gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đến người dân đang sinh sống và làm việc. Nạn rút
11
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
cát, sỏi trái phép vẫn còn tiếp diễn làm cho đất yếu nay ngày càng yếu hơn. Nếu không có
biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường, nguy cơ sạt lở với số lượng
nhiều tăng lên, chi phí hỗ trợ tăng lên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh.
3.1.3. Rủi ro
Đã có những trường hợp sạt lở gây chết người trên bờ sông Tiền, thiệt hại về tính mạng
và tài sản là rất lớn. Nếu tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn thì sẽ gây thất
thoát rất lớn về kinh tế, thiệt hại về tính mạng có thể sẽ có nếu như không biện pháp thích
hợp ngăn chặn.
3.2. Giải pháp chống sạt lở bờ sông Tiền
3.2.1. Khảo sát tình trạng sạt lở
- Để có thể phòng chống sạt lở tại bờ sông Tiền, trước hết cần phải tổ chức rà soát, khảo sát
những địa điểm nguy hiểm và có nguy cơ sạt lở để có thể đánh giá, và có các biện pháp xử lý
phù hợp. Về vấn đề này, tại các địa phương có thể thành lập các đoàn nghiên cứu để xem xét
và đánh giá, phân loại các khu vực sạc lở trên địa bàn. Cũng có thể tổ chức các cuộc hội thảo
để đánh giá tình hình sạt lở và đề xuất giải pháp khắc phục, có giải pháp kịp thời, nhanh
chóng để giải quyết trước mắt đồng thời cũng cần có biện pháp thích hợp lâu dài phòng tránh
sự cố bất ngờ.
( Công tác khảo sát và đánh giá tình trạng sạt lở )
3.2.2. Quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng
- Tập quán sinh sống của người dân ở miền sông nước chủ yếu là dọc theo
12
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
các tuyến đường giao thông như đường thủy, đường bộ. Đó cũng là
nguyên nhân gây sạt lở bờ sông trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ
yếu là do sự phát triển kinh tế -xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cùng với quá
trình thay đổi của khí hậu. Bởi lẽ đó mà các dòng sông đang phải gánh
chịu một mối đe dọa rất lớn đó là sạt lở bờ sông. Trước tình hình sạt lở bờ
sông ngày càng diễn biến nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân, nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần phải thực
hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài.
- Các địa phương có hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần phải
khẩn trương có phương án sắp xếp dân cư để ổn định cuộc sống cho người
dân khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn cho người dân. Hỗ trợ tích cực trong công cuộc di
dời trong công cuộc tái định cư cho dân chúng, không được chậm trễ và hạn chế tối đa những
rủi ro không đáng có., ưu tiên các hộ hiện chưa có chỗ ở ổn định. Quy hoạch
dân cư sống vào vùng an toàn như cụm hay tuyến dân cư. Địa phương
cần phải tạo điều kiện để các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn và
tiếp tục làm việc và sản xuất nhanh nhất không phải lo khi chuyển
nơi ở sẽ ảnh hưởng đến công ăn, việc làm khi đó mới có thể quy động
được người dân rời khỏi khu vực nguy hiểm.
- Tiến hành xây dựng khu dân cư quy hoạch mới, xác nhận đất nơi xây dựng không có tranh
chấp, phù hợp với quy hoạch, hoàn thành một cách nhanh chóng để người dân có nơi cư trú.
Các cơ quan các cấp có nhiệm vụ xác nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được
cơ quan nhà nước phê duyệt cho các hộ gia đình, cá nhân có nhà bị sạt lở.
- Đồng thời, các địa phương tiếp tục chủ động cấm phương tiện tải
trọng lớn đi qua các đoạn sạt lở, cắm biển báo sạt lở, hướng dẫn tuyến
giao thông thay thế đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước
và nhân dân. Các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu về mặt lợi và hại, để người
dân có ý thức bảo vệ, phòng chống sạt lở, không xây cất nhà cửa lấn
chiếm bờ sông, không khai thác đất cát ven sông, di dời nhà ở đến nơi an
toàn.
3.2.3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông
- Tiếp theo, cần quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông một cách hợp lí, nhất là ở những khu vực
có nguy cơ sạt lở cao. Phải làm sao để cho dù có xảy ra sạc lở thì giao thông cũng không bị
13
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
gián đoạn để có thể đảm bảo cho việc di dời con người, tài sản, nhà cửa nhân dân có thể
thuận lợi, đảm bảo công tác cứu trợ. Đồng thời đảm bảo sẵn sàng các phương án di dời nhà ở,
công trình,... để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ,
định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt là chấn chỉnh công tác
quản lý nhà nước, đề xuất giải pháp quản lý về giao thông, xây dựng trên
khu vực bờ sông, kênh, rạch và khu vực cảnh báo sạt lở. Bên cạnh đó, các
địa phương cần bám sát các dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn,
thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân, thông báo ngay
khi phát hiện dấu hiệu sạt lở, có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu
vực đoạn cua cong; cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở; quản lý chặt
chẽ việc xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở.
- Đối với dòng chảy phía bờ Vĩnh Trường, An Phú có biện pháp nạo vét mở
rộng, sâu lòng sông. Đây là phương án sẽ giải quyết được ba mục tiêu
chính là giảm áp lực dòng chảy giảm vận tốc tác động vào bờ lõm, suy
giảm dòng chảy xoáy vòng tại khúc sông cong do đó sẽ làm giảm được sạt
lở bờ.
- Đầu tư xây dựng kè Châu Phong với mục tiêu chính là đảm bảo ổn định
lâu dài bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ, đời sống
sinh hoạt của nhân dân trong vùng, các công trình hạ tầng của khu vực xã
Châu Phong. Song song đó, kết hợp chỉnh trang, tạo tuyến đường giao
thông ven sông, cải tạo môi trường, sinh thái, cảnh quan khu vực, góp
phần nâng cấp cơ sở hạt tầng nông thôn, phát triển kinh tế xã hội và đời
sống của nhân dân sinh sống trong vùng. Đối với các điểm thường xuyên
có tình trạng khai thác cát trái phép, có đề xuất và xã lập các chốt kiểm
soát để ngăn chặn.
3.2.4. Xây dựng mô hình đê chắn kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông
- Với thực trạng như trên, khu vực sạt lở đã làm đất liền bị xói lở khiến nhiều nơi mất đất cư
trú, đất chuyên dụng và đất sản xuất, đồng thời gây nhiều thiệt hại kinh tế-cơ sở hạ tầng, hệ
sinh thái đa dạng sinh học và tạo bất an xã hội.
-Đặc điểm địa chất chủ yếu vùng bờ sông Tiền là rất rời rạc về cấu trúc đất, cường độ chịu
lực yếu, tính chịu nén lún của các lớp đất rất kém. Khi dao động mực nước lớn, nước chảy
14
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
xiết, sóng vỗ mạnh thì đất trở nên mềm nhão, hóa lỏng và dễ dịch chuyển gây sạt lở, trượt đổ
làm mất ổn định bờ sông. Cộng tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nạn khai
thác cát, hút nước ngầm quá mức và phát triển nhiều phương tiện giao thông đường thủy.
Sạt lở xảy ra nhiều ở những đoạn hợp lưu các nhánh sông, các đoạn sông cong, uốn khúc
lớn, hoặc nơi tập trung nhiều dân cư, có công trình lớn, giao thông thủy tấp nập mà ít có các
rặng cây to kiềm giữ.
- Vì vậy cần xây dựng những mô hình đê chắn sóng kết hợp với trồng cây bảo vệ bờ sông. Có
thể xây dựng kè chắn sóng, thả túi cát,...Tùy vào từng địa phương mà cần có những biện pháp
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế để có những biện pháp riêng.
- Tuy nhiên việc phòng chống sạt lở hiện nay thường khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không
cao. Ước tính chi phí làm 1 ki lô mét đê bê tông kiên cố ở vùng ven bờ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có thể lên tới 30 tỉ đồng, với chi phí qua cao như vậy thì các địa phương
không thể nào thực hiện được trong thời ngắn. Nên tôi đề xuất giải pháp xây dựng mô hình
làm đê chắn sóng kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông. Đê bằng vỏ xe phế liệu để chống sạt lở
do lũ trên sông được thiết kế bởi các vỏ xe được kết thành những khối vuông có kích thước
1,5 mét x 1,25 mét x 0,75 mét, có trọng lượng xấp xỉ1 tấn, được lắp đặt theo dạng bậc thang
dọc theo hai bên bờ sông. Thuận lợi lớn nhất là có thể tận dụng phế liệu vỏ xe như một
vật liệu xây dựng bền chắc, rẻ tiền, hiệu quả, giảm chi phí xử lý chất thải; việc thi
công, lắp ráp cũng khá nhanh và gần như rất ít chi phí bảo dưỡng, quản lý. Ngoài ra vẫn còn
có rất nhiêu mô hình xây dựng đê chắn sóng khác như xây dựng bờ kè kiên cố, bờ kè
mềm……
( Tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng kè mềm tại xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh
Phú)
15
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
(Tiền Giang đầu tư xây dựng tuyến đê biển Gò Công nhằm chống xói mòn và bảo vệ môi
trường.trạng sạt lở tại các tuyến sông)
-Bên cạnh đó, chúng ta còn trồng các loại cây như bần, đước, mắn các loại cây có rễ chùm
hoặc rể thở sẽ giúp bồi tụ và chống sạt lở bờ sông rất hiệu quả. Khi tận dụng trồng các loại
cây như cây bần thì người dân có thể dung trái bần sản xuất các loại thực phẩm mang
lại hiệu quả kinh tế cho gia đình thay vì trước kia vùng đất sạt lở sẽ bị bỏ trống lãng phí nay
nhờ có đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông đã tăng thêm thu nhập cho các hộ dân
trong địa phương.
(Trồng lục bình ven bờ sông Tiền thuộc cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang)
3.2.5. Quản lý, xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại kết hợp với tuyên truyền.
- Cần quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại, nạo vét lòng sông như khai
16
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
thác cát, sỏi, trái phép, nghiêm cấm khai thác cát dưới lòng sông. Ngăn chặn và xử lý kịp thời
những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình không phép, sai phép ở bờ hoặc lòng sông,
kênh, rạch... Tăng cường tuần tra dọc ven bờ sông và ở một cách thường xuyên. Đồng thời
tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sạc lở,
tuân thủ pháp luật. Lồng ghép thông tin có ích vào những bài học ở trường học, giúp trẻ em
có nhận thức hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm sạt lở và cách phòng chống.
3.2.6. Công tác khi xảy ra sự cố sạt lở.
- Khi xảy ra sạt lở, lập tức huy động toàn bộ sức người, sức của cho công tác cứu trợ trong
thời gian ngắn nhất. Tính mạng con người phải được ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến di
dời tài sản, nhà ở của công dân, công trình nhà nước. Cần nhanh chóng tìm chỗ ở mới cho
những hộ dân có nhà nằm trong phạm vị sạt lở để họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Huy động các phương tiện vận chuyển như tàu bè, xe cộ để có thể vận chuyển hàng hóa cứu
trợ, các mạnh thường quân hỗ trợ.
- Đồng thời triển khai các thông tin dự báo sạt lở (đo đạc, đánh giá, dự báo tình hình sạc
lở) để xác định vành đai sạt lở cụ thể nhằm đưa ra những khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho
người dân. Khoanh vùng khu vực nguy hiểm, giăng dây, đặt biển cảnh báo nguy hiểm xung
quanh khu vực sạc lở, sử dụng các cọc thông báo đặt ở những nơi gần bờ sông để thông báo
để người dân có thể phòng tránh. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý sạt lở tùy theo
từng địa phương.
(Đặt biển cảnh báo khu vực sạc lở để người dân biết và tránh né)
3.2.7. Các nhóm giải pháp khác
- Nhóm giải pháp giảm tốc, nắn chuyển dòng :kè mỏ hàn, đập hướng dòng
bằng rọ, thảm đá lưới thép, bằng hàng cọc bê tông cốt thép.
17
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
- Nhóm giải pháp gia cường mái bờ và chân bờ: ngoài việc bố trí các lớp
phủ, các kết cấu công trình để bảo vệ chân, mái bờ thì việc gia cường mái
bờ, xử lý đất nền bờ, lòng sông tăng cường khả năng chịu tải, đặc biệt là
cho nền đất yếu rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nhiều công
nghệ gia cố mái bờ như lưới địa kỹ thuật, hệ thống NeoWeb..., xử lý nền
đất yếu như bấc thấm ngang, cọc xi măng đất khoan sâu trộn khô, trộn
ướt... đã được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng có thể ứng dụng cho các
công trình bảo vệ bờ sông chống lũ.
3.2.8. Những lợi ích và thách thức của việc thực hiện các giải pháp chóng xói
lở bờ sông
Lợi ích:
Giải quyết các vấn đề về xói lở bờ sông, ngăn chặn phần nào thiệt hại về tính mạng và
tài sản.
Đời sống xã hội và tinh thần của người dân được cải thiện về nhiều mặt, không cần
phải lo lắng, bất an, không biết khi nào thì nơi mình ở bị sạt lở. Thoải mái hơn, tự do sinh
hoạt, đời sống ổn định hơn.
Cơ quan các cấp, lãnh đạo ngành giải quyết phần nào được vấn nạn sạt lở tồn tại đã lâu
bằng các phương pháp, tập trung vào các vấn đề khác hơn khi mà tình hình chung đã được
giải quyết ổn thỏa.
Tiết kiệm rất nhiều chi phí thiệt hại hằng năm của sự sạt lở, xói mòn gây ra. Dùng số
tiền tiết kiệm đó để phát triển các kỹ thuật hiện đại hơn để ngăn chặn nguy cơ sạt lở một cách
tối ưu nhất.
Thách Thức:
Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong công tác tổ chức ngăn chặn sạt lở:
Người dân vẫn chưa ý thức được mức độ quan trọng của thiệt hại do sạt lở gây ra, dửng
dưng, vô tâm trước những cảnh báo, biện pháp phòng chống. Vẫn cố gắng hoặc lén lút xây
dựng nhà cửa trên các bờ ven sông. Họ cần phải được trang bị kỹ hơn về ý thức lẫn trách
nhiệm, các cơ quan cấp cao cần triển khai biện pháp và bắt buộc người dân tuân thủ, xử lý
nghiêm những đối tượng không chấp hành.
Các cấp chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm đến mối lo, cho rằng nếu chưa có thiệt
hại về tính mạng thì vẫn chưa cần thiết chuẩn bị các biện pháp. Chỉ chuẩn bị sơ sài, cho có,
18
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
qua loa khi xảy ra sự cố sạt lở xói đất. Cần chấn chỉnh lại và tập trung chuyên môn, xử lý các
hình thức lơ đểnh đến mối an nguy của người dân.
Chính sách hỗ trợ bố trí ổn định dân cư khu vực sạt lở, xói lở bờ sông Tiền, thực hiện
các biện pháp phòng chống như trồng cây, đắp đê còn thấp, gây khó khăn không nhỏ trong
quá trình công tác hỗ trợ. Việc đầu từ kinh phí để xử lý sạt lở bờ sông còn nhiều hạn chế.
Việc lồng ghép cái nội dung, thông tin về thiên tai nói chung và sạt lở bờ sông nói riêng vào
các kế hoạch quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập, chưa được
quan tâm đúng mức.
Khí hậu thời tiết thay đổi, gây thay đổi lưu lượng dòng chảy thất thường gây ảnh hưởng lớn
đến lượng bồi phù sa có trong đất, góp phần làm đẩy nhanh quá trình xòi món lở đất.
C. KẾT LUẬN
Nhìn chung, ta có thể thấy vấn đề sạt lở ở bờ sông Tiền là rất đáng quan tâm, con
số thiệt hại mà nó gây ra cho người dân là rất lớn. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
của những hộ dân trên bờ sông, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, ảnh hưởng đến các kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Con số thiệt hại báo động nói lên rằng không được làm ngơ nữa, phải tìm các biện pháp
ngăn chặn thiên tai, khắc phục hậu quả mà sạt lở bờ sông gây ra. Các cơ quan lãnh đạo chính
quyền cần có một kế hoạch quy hoạch cụ thể, kế hoạch để trấn an, di dời các hộ dân gặp nạn,
có kế hoạch lâu dài để ngăn chặn sạt lở, giảm thiểu thiệt hại. Cho xây dựng các đê chắn, tích
cực trồng nhiều cây chống sạt lở. Tuyên truyền, thông báo cho người dân về mối nguy hiểm
của sạt lở có thể gây ra. Người dân cũng cần phải có trách nhiệm về thực hiện đúng, tuân thủ
theo quy định pháp luật, không xây dựng nhà ở công trình trên bờ sông, không khai thác cát
sỏi trái phép, không sử dụng phương tiện giao thông đường thủy để lấn chiếm vào bờ sông,
không chăn nuôi thủy sản khi chưa được cho phép. Phải có hình phạt răn đe thích đáng những
hành vi cố tình vi phạm. Phải có sự kết hợp giữa chính quyền và người dân thì vấn đề mới có
thể giải quyết được, cùng nhau tìm ra phương án phù hợp, cùng nhau thực hiện để đạt được
kết quả tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn nạn sạt lở xói mòn ở bờ sông Tiền.
19
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. THs. Phan Anh Tú(chủ biên), KS. Vũ Đình Lưu, TS. Nguyễn Ngọc Phúc,
KS. Lý Ngọc Phi Vân (2007). Giáo trình Địa chất công trình . Nhà xuất bản
xây dựng
2. Cổng thông tin địa tử tỉnh An Giang ( 2020). Sạt lở diễn biến phức tạp
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân,
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/sat-lo-dien-bien-phuc-tap-anh-huong-
en-san-xuat-va-oi-song-cua-nguoi-dan/23732379
3. Sạt lở bờ “ bủa vây” Đồng bằng Sông Cửu Long,
https://special.vietnamplus.vn/2019/09/29/sat_lo_dbscl/
4. Hạnh Châu ( 21/03/2020 ). Giải pháp chống sạt lở và bồi lắng cho Đồng Bằng Sông
Cửu Long, https://baoangiang.com.vn/giai-phap-chong-sat-lo-va-boi-lang-cho-dbscl-ky-
cuoi-giai-phap-cap-bach-chong-sat-lo-a267564.html
5. Hạnh Lê ( 22/03/2021). - Vĩnh Long chú trọng phòng, chống sạt lở bờ sông, -
https://baocantho.com.vn/vinh-long-chu-trong-phong-chong-sat-lo-bo-song-a131430.html
6. Minh Nhật (21/07/2019). T Vinh chủ động xử lý sạt lở bờ sông, đê biển, -
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tra-vinh-chu-dong-xu-ly-sat-lo-bo-song-de-bien-529221.html
7. Thanh Nhàn ( 10/12/2019). Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, https://tuoitrethudo.com.vn/nhieu-giai-phap-phong-chong-sat-
lo-bo-song-bo-bien-vung-dong-bang-song-cuu-long-40860.html
8. Hoàng Trung, Nguyễn Sự (12/10/2022). Khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển tại
20
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
Bến Tre, Tiền Giang, https://nhandan.vn/khan-truong-khac-phuc-sat-lo-bo-song-bo-bien-tai-
ben-tre-tien-giang-post719517.html
SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
21
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
22
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
23
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
24
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
25
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
26
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
27
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
28
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
ST
T
Họ và tên Công việc Điể
m
Đánh giá
1 Nguyễn Đình T
( Nhóm trưởng)
Làm Sơ đồ tư duy tóm tắt
nội dung các hiện tượng
Địa chất công trình , làm
powerpoint , tóm gọn, tổng
kết lại bài tiểu luận.
10 Thực hiện
tốt nội
dung
được
giao.
2 Nguyễn Thanh Đảm nhận phần thuyết 10 Thực hiện
29
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
Phong trình, phụ trách nội dung
giải pháp Quy hoạch cơ sở
hạ tầng giao thông, Xây
dựng mô hình đê chắn kết
hợp trồng cây bảo vệ bờ
sông, Và tìm thêm các giải
pháp phòng chống sạt lở
khác ( tìm thêm hình ảnh
minh họa )
tốt nội
dung
được
giao.
3 Lê Tấn Phúc Phụ trách Lời mở đầu, Khái
niệm hiện tượng sạt lở bờ
sông, Nguyên nhân gây ra
hiện tượng ( tìm thêm hình
ảnh minh họa…)
10 Thực hiện
tốt nội
dung
được
giao.
4 Huỳnh Minh Cảnh Phụ trách nội dung Tác
động, ảnh hưởng của hiện
tượng sạt lở xói mòn bờ
sông, Vùng phân bố ảnh
hưởng ở Việt nam và tòan
thế giới , Thực trạng sạt lỡ
bờ sông Tiền Giang ( tìm
thêm hình ảnh minh họa..)
10 Thực hiện
tốt nội
dung
được
giao.
5 Lê Khắc Bình Đảm nhận phần thuyết
trình, Phụ trách nội dung
Nguyên nhân, nguy cơ, rủi
ro của sạt lở bờ sông Tiền,
giải pháp Quy hoạch dân
cư thích hợp với hiện trạng.
( Tìm thêm hình ảnh minh
họa)
10 Thực hiện
tốt nội
dung
được
giao.
6 Nguyễn Thị Ái Trân Cùng với Phong tìm thêm
các giải pháp phòng chống
sạt lở khác, Phụ trách nội
dung Những lợi ích và
10 Thực hiện
tốt nội
dung
được
30
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
thách thức của việc thực
hiện các giải pháp chống
xói lở bờ sông., Kết luận
( Tìm thêm hình ảnh minh
họa )
giao.
31
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)
lOMoARcPSD|36212343
| 1/31

Preview text:

lOMoARcPSD|36212343
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * KHOA XÂY DỰNG *
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
TÌNH TRẠNG SẠT LỞ TẠI BỜ SÔNG TIỀN GVHD : PHAN ANH TÚ NHÓM : 2
TÊN HP : ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
MÃ LỚP HP : 050010008 1
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………3 B. NỘI DUNG
1. Hiện tượng sạt lở bờ sông ………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm hiện tượng…………………………………………………………....4+
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng………………………………………………….4
1.3. Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng……………………………………….……6
1.4. Vùng phân bố ảnh hưởng ở Việt nam…………………………………………….7
2. Thực trạng sạt lỡ bờ sông Tiền Giang ……………………………………………..7
3. Nguyên nhân ,nguy cơ, rủi ro và giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Tiền …..9
3.1.Nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro của sạt lở bờ sông Tiền……………………………9
3.1.1. Nguyên nhân…………………………………………………….…………9
3.1.2. Nguy cơ……………………………………………………………………10
3.1.3. Rủi ro………………………………………………………………………10
3.2. Giải pháp chống sạt lở bờ sông Tiền……………………………………………..10
3.2.1. Khảo sát tình trạng sạt lở…………………………………………………..10
3.2.2. Quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng……………………………….11
3.2.3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông………………………………………12
3.2.4. Xây dựng mô hình đê chắn kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông…………….12
3.2.5. Quản lý xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại kết hợp với tuyên
truyền ……………………………………………………………………………………….14
3.2.6. Công tác khi xảy ra sự cố sạt lở……………………………………………15
3.2.7. Các nhóm giải pháp khác…………………………………………………..15
3.2.8. Những lợi ích và thách thức của việc thực hiện các giải pháp chống xói lở
bờ sông. ……………………………………………………………………………………..16
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..17
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….18
CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ……………………………………….19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ……………………………………25 2
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 A. LỜI MỞ ĐẦU
Thiên tai là một vấn đề lớn trên toàn cầu, không chỉ gây thiệt hại về tài
sản, mà còn đe dọa tính mạng của con người và ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, đất sét, sạt
lở, động đất, sóng thần... đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng
và khó khăn trong việc duy trì cuộc sống của con người trên khắp thế giới.
Và sạt lở tại bờ sông là một hiện tượng phổ biến trên thế giới nói chung và
đặt biệt là Việt nam nói riêng, khi mà Việt Nam là một nước có hệ thống
sông ngòi dày đặc. Nó đe dọa tính mạng và tài sản của con người, đồng
thời ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng.
Do đó mỗi người dân chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn,
khai thác đánh bắt tài nguyên khoáng sản hợp lý để bảo vệ dòng sông của
chúng ta. Bên cạnh đó nhà nước cần có nhiều chủ trương chính sách bảo
vệ dòng sông đã và đang bị sạt lở. bảo vệ cho dòng sông chính là bảo vệ
cho tính mạng cho người dân. Việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế
hoạt động của sạt lở tại bờ sông là rất cần thiết để đưa ra các biện pháp
phòng và chống sạt lở hiệu quả. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này
không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán
chặt chẽ và áp dụng các biện pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc tăng
cường hệ thống quản lý và thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở
cũng là yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho
cuộc sống của con người và phát triển bền vững của khu vực. Trong bài
thuyết trình này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sạt lở tại bờ sông,
nguyên nhân, ảnh hưởng và từ đó đưa ra nhiều mô hình công tác phòng
chống giải pháp cụ thể để phòng chống sạt lở bờ sông một cách kịp thời và hiệu quả. 3
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 B. NỘI DUNG
1. Hiện tượng sạt lở bờ sông
1.1. Khái niệm hiện tượng
- Sạt lở tại bờ sông là hiện tượng giảm độ bám dính của đất, đá, sỏi hay các tảng đá, đất
trên bờ sông dẫn đến việc chúng bị tuột dốc xuống dòng nước, tạo thành các rãnh sâu và lớp
móng của bờ sông bị di chuyển. Đây là một hiện tượng tác động rất lớn đến khu vực bờ sông
và vùng lân cận, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt tài sản, đời sống, sản xuất và ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái của vùng. Sạt lở tại bờ sông thường xảy ra do nhiều nguyên
nhân, bao gồm sự thay đổi địa hình, tác động của thời tiết, chất lượng đất, hoạt động con
người, thời gian và lực lượng của dòng nước. Cùng với lũ lụt, bão lốc; sạt lở bờ sông
đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là
một qui lụât tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân
sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông nghiệp, hư hỏng nhà
cửa, chết người, thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô thị. 4
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng
Ở nước ta, sạt lở bờ diễn ra ở hầu hết các triền sông và ở hầu hết các
địa phương có sông. Ở vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình,
hệ thống sông ngòi miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, vì dòng
sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên
quá trình xói lở - bồ đọng diễn ra liên tục theo thời gian và không gian. Xói
lở và bồi đọng không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa kiệt. Sạt lở
bờ sông là hiện tượng chuyển động trượt của các khối đất đá ở bờ sông di
chuyển sụp đổ xuống sông. Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở bờ sông: - Nguyên nhân nội sinh:
+ Cấu tạo địa chất và thành phần thạch học đất đá bờ sông: ở khu vực
bờ sông các sườn dốc được cấu tạo chủ yếu từ đất phong hóa loại sét, sét
pha là chủ yếu, dễ tạo nên các mặt và đới yếu, đây là điều kiện phát sinh,
phát triển trượt. Đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực
dòng chảy, mạch nước ngầm, làm thay đổi đường bảo hòa thấm, áp lực
thẩm, trọng lượng khối đất mép bờ sông; chế độ thủy văn, thủy lực có sự
thay đổi tạo nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng, khu vực có
nền đất yếu, hình thành những hàm ếch và gây sạt lở.
+ Hoạt động kiến tạo: khu vực có hoạt động kiến tạo làm đất đá bị vụn
nát, các tính chất cơ lý, đặc biệt là góc nội ma sát và lực dính kết giảm đột
ngột, là nơi tàng trữ nước, làm giảm sức kháng cắt của đất đá làm phát 5
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
sinh các quá trình địa chất động lực khác và nó có tác dụng gây trượt. - Nguyên nhân ngoại sinh:
+ Cấu tạo vùng bờ: vùng bờ có thảm thực vật thưa thớt hoặc không có
thảm thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước thường xuyên (hiện
tượng hạn hán) chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở
nên khô xốp và khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra.
+ Đặc điểm thủy văn: trong phạm vi của vùng hợp lưu, các dòng chảy
thúc đẩy lẫn nhau tạo nên các dòng chảy rối xoắn ốc rất phức tạp. Khi các
vòng xoáy áp sát bờ thường gây xói lở dẫn đến sạt lở, sụp đổ bờ nhanh
chóng. Các hoạt động lên xuống của thủy triều cũng gia tăng áp lực thủy
động vào nền mái bờ gây sạt lở. mực nước sông lên xuống theo chế độ
bán nhật triều trong mùa kiệt và mùa lũ làm cho đất bờ sông bị khô- ướt
liên tục. Quá trình này kéo dài làm suy giảm liên kết giữa các hạt đất và
ảnh hưởng đến ổn định bờ.
+ Hoạt động của dòng chảy: khi dòng chảy có vận tốc lớn (lũ lụt) hơn
vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sẽ làm cho lòng dẫn bị đào xói,
khối đất của mái bờ bị suy giảm dần. Đến một thời gian nhất định mái bờ
sẽ bị mất ổn định và sạt lở sẽ xảy ra. Các đợt sạt lở xảy ra ngắt quãng và
có chu kỳ dài hơn so với dạng sạt lở do sóng thuyền bè gây ra. Tuy nhiên
khối đất mỗi một đợt sạt lở thường lớn hơn và nguy hiểm hơn. Tại các
đoạn sông có các cù lao chắn dòng thì dòng chủ lưu thường ép sát bờ, đặc
biệt vào những mùa lũ hướng vào bờ với một góc nhất định, có vận tốc
dòng chảy khá lớn làm xói mòn đất đường bờ và bùn cát lòng sông.
+ Hoạt động sóng: sóng vỗ vào bờ tạo áp lực, tạo dòng chảy ven bờ gây
sạt lở có thể nhận thấy ở hầu hết các vùng cửa sông và ven biển. - Nguyên nhân nhân sinh:
+ Khai thác đất cát trái phép: Khi con người khai thác đất cát một cách
không bảo vệ và quản lý tốt, đặc biệt là trên các sườn đồi, dốc đất dốc
đứng bên bờ sông, sẽ gây ra tác động xấu đến độ bền của bờ sông, khiến
cho chúng dễ bị xói mòn và sạt lỡ.
+ Khai thác gỗ: quá mức, làm cho rừng đầu nguồn ngày càng cạn kiệt,
không còn tác dụng ngăn nước và tích nước..., cho nên mỗi khi có mưa
lớn, thì gần như có lũ. 6
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
+ Giao thông thủy phát triển nhanh: nhất là các phương tiện có tốc độ
lớn, gây nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát khỏi
sườn bờ hoặc phần chân sườn bờ, gây nên sạt lở.
+ Việc sử dụng nước một cách không hợp lý: Việc sử dụng nước một
cách không hợp lý cũng ảnh hưởng đến sự sạt lỡ tại bờ sông. Các hoạt
động như đào giếng, tưới tiêu nước, khai thác tài nguyên nước trên thượng
nguồn sông hoặc sông chảy giữa, có thể gây ra hiện tượng khô hạn, ảnh
hưởng đến sức sống của các loài cây cối trong khu vực và gây mất độ ẩm
cho bờ sông, khiến cho bờ sông dễ bị sạt lỡ.
+ Xây dựng không bảo vệ: Xây dựng các công trình bên dưới bờ sông,
không bảo vệ cho bờ sông bằng các cấu trúc kiên cố như tường chắn đất,
bức tường che chắn, dẫn đến việc nước mưa hoặc lũ lớn không thể đàn hồi
được, kéo theo việc bờ sông bị sạt lỡ.
+ Giao thông thủy phát triển nhanh: nhất là các phương tiện có tốc độ
lớn, gây nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát khỏi
sườn bờ hoặc phần chân sườn bờ, gây nên sạt lở.
+ Nạo vét luồng lạch: làm thay đổi chế độ dòng chảy, tăng độ dốc mái
bờ, nhất là vùng đất yếu, làm thay đổi hướng và cường độ dòng chảy,
cũng có khả năng gây nên sạt lở.
1.3. Tác động ảnh hưởng của hiện tượng
- Thời gian qua , do ảnh hưởng của khí hậu, sự khai thác tài nguyên nước và cát quá
mức , cùng với sự tác động của con người đang khiến Đồng Bằng sông Cửu Long đối mặt với
nhiều nguy cơ , trong đó có tình trạng sạc lỡ bờ sông , xói mòn bờ biển .
- Hiện tượng này đang diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống ,tính mạng của người
dân , tài sản của người dân , ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và canh tác nông nghiệp ,ảnh
hưởng đến kinh tế của bản thân các hộ gia đình và địa phương ,tác động tới các cơ sở hạ tầng
vùng ven biển , ven sông cũng như gây ô nhiễm môi trường nước, gây mất cân bằng sinh thái
vùng sông, ven biển , ảnh hưởng đến nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, …
- Những năm gần đây , tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL ngày càng diễn
biến phức tạp , gia tăng về cả phạm vi và mức độ sạt lở .Tình trạng sạt lở không chỉ gây mất
đất sản xuất ,các công trình ven sông , biển , cũng như các tuyến đường giao thông gần 7
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
sông ,và ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên ven sông, biển, ….
1.4. Vùng phân bố ảnh hưởng ở Việt Nam
- Việt Nam có 2 con sông chính là sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng
hiện nay hai con sông này đang bị sạt lở nghiêm trong ảnh hưởng đến an
toàn và lợi ích kinh tế của người dân. Sông Cửu Long: 68 vị trí sạt lở bờ
trên toàn tuyến sông Cửu Long. Sông Cửu Long là tên gọi phần chảy qua
lãnh thổ Việt Nam của sông
- Mê Kông. Đây là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam, với chiều dài
khoảng 250 km tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới Biển Đông.
Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính: Sông Tiền và sông Hậu. Dòng chảy
sông Tiền đổ ra Biển Đông qua sáu cửa: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa
Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Dòng chảy sông Hậu đổ ra
Biển Đông qua ba cửa: Cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Ba Thắc(cửa Ba
Thắc nay đã bị bồi lấp). Nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho dân sinh,
nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp.
- Hiện tượng sạc lỡ bờ sông ở nước ta xảy ra chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long và các tỉnh ven biển . Từ đầu tháng 9/2019 đến nay các địa phương ảnh
hưởng do sạc lỡ bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang , Cà Mau , Kiên
Giang ,Sóc Trăng , Bến Tre ,Long An …
2. Thực trạng sạt lở bờ sông Tiền Giang
- Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của Sông
Mê Kông (nhánh bên phải là Sông Hậu) chảy từ đất Campuchia vào đồng
bằng châu thổ sông cửa long .Sông Tiền chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long , Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra Biển Đông,
Sông Tiền có tổng chiều dài chính thức là hơn 234 km, sông chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tình trạng sạt lở bờ sông ở bờ sông Tiền diễn
biến rất phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Cụ
thể tại tỉnh Tiền Giang , thời gian qua tình hình sạt lỡ bờ sông , kênh rạch
trên địa bàn diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô , mức độ sạt lỡ
mỗi ngày thêm phức tạp , gia tăng về số lượng và trên diện rộng đáng lo
ngại , đòi hỏi kinh phí lớn để khắc phục.
- Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2019, địa phương đã phải đầu tư
gần 232 tỷ đồng xử lý , khắc phục 415 điểm sạt lỡ bờ sông , cờ kênh rạch , 8
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
với tổng chiều dài 42.600m .Còn riêng từ đầu năm đến nay , trên địa bàn
tỉnh đã xảy ra 92 điểm sạc lỡ bờ sông , bờ kênh rạch , gần bằng số điểm
sạc lở cả năm 2019, với tổng chiều dài trên 3.600m.Tình trạng sạt lở diễn
ra tại hầu hết các tuyến sông rạch , kênh , mương lớn nhỏ trên địa bàn
với quy mô và mức độ ngày càng lớn , phức tạp , kéo theo làm hư hỏng
các công trình giao thông , cơ sở hạ tầng , nhà cửa nhân dân …
- Thống kê theo đơn vị hành chính: Tỉnh Đồng Tháp có 16 điểm, tỉnh An
Giang - 20 điểm, tỉnh Tiền Giang - 4 điểm, tỉnh Vĩnh Long – 10 điểm, tỉnh
Bến Tre - 4 điểm, tỉnh Trà Vinh - 7 điểm sạt lở. Thống kê theo tốc độ sạt lở
trung bình hàng năm: Tốc độ sạt lở mạnh (trên 10 m/năm) có 11 điểm, tốc
độ sạt lở trung bình (từ 5 đến 10 m/năm) - 32 điểm, tốc độ sạt lở yếu (dưới
5 m/năm) - 25 điểm sạt lở. Ngoài ra nếu xét về mức độ thiệt hai do sạt lở
gây ra thì trên toàn tuyến sông Cửu Long hiện có 6 khu vực sạt lở nghiêm
trọng là: Khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn Thường Phước, huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn Tân Châu,
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; khu vực sạt lở bờ sông Tiền đoạn thị trấn
Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông Tiền
đoạn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; khu vực sạt lở bờ sông.
( sạt lở tại tỉnh Đồng Tháp ) 9
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
( sạt lở tại tỉnh Tiền Giang )
3. Nguyên nhân ,nguy cơ, rủi ro và giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Tiền.
3.1. Nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro của sạt lở bờ sông Tiền. 3.1.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân sạt lở chủ yếu là do:
- Đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực dòng chảy, đặc
biệt là đặc điểm thủy triều biển Đông (sông cong, biên độ triều lớn, chân
triều rút sâu…) làm thay đổi đường bảo hòa thấm, áp lực thấm, trọng
lượng khối đất mép bờ sông; chế độ thủy văn, thủy lực có sự thay đổi tạo
nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng, khu vực có nền đất yếu,
hình thành những hàm ếch và gây sạt lở.
- Những dòng chảy bị thay đổi do ảnh hưởng của những cồn cát nổi lên ở lòng sông và biến
đổi khí hậu thời tiết, thủy triều dâng. Mật độ thuyền bè qua lại quá đông tạo ra sóng gió lớn
thay đổi dòng chảy tác động gây sạt lở.
- Do các hoạt động của con người như xây dựng các công trình trái phép; neo đậu bè cá và
nuôi, khai thác thủy sản. Xây dựng nhà cửa, nhà máy, đường giao thông sát bờ sát mép hoặc
lấn chiếm bờ sông làm tăng tải trọng lên bờ sông gây sạt lở.
- Việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi ở
lòng sông, ven biển, xây dựng nhà cửa ven sông thiếu chặt chẽ và quyết liệt. Quy định về sử
dụng đất ở ven bờ sông, kênh rạch còn thiếu cụ thể.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống sạt lở bờ sông,
chưa được thực hiện thường xuyên, hoặc mang tính hình thức. Công tác quy hoạch phòng,
chống xói lở bờ sông, chưa được quan tâm đúng mức. 10
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
- Xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung,
không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Ảnh hưởng của các mố, trụ cầu giao thông làm thay đổi, cản trở dòng chảy;
- Ảnh hưởng của việc nạo vét sâu lòng sông, kênh, rạch, luồng chạy tàu đã
làm hư hại các cây chắn sóng, giữ đất hai bên bờ và không tuân thủ theo
quy trình, theo lưu vực thoát nước (sông Soài Rạp đang được tiếp tục nạo
vét sâu để các tàu, thuyền có tải trọng lớn ra vào);
- Một số phương tiện giao thông thủy, tàu biển lưu thông tạo sóng,neo đậu
tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ;
- Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ do
nhiều nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi... Rừng đầu
nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thay
đổi chế độ dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động
xấu đến diễn biến lòng sông. Mặt khác, do cấu tạo lòng sông, nhất là sông
Hồng và hệ thống sông Cửu Long, chủ yếu là lớp cát mịn nên rất dễ bị xói
lở. Vì vậy, chỉ cần một tác động hay một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự
biến động thủy lực gây biến động mạnh lòng sông, bờ sông. 3.1.2. Nguy cơ
Hiện nay dọc theo trên bờ sông Tiền, còn tồn tại rất nhiều hộ dân sinh sống trên vành đai
bờ sông có nguy cơ bị sạt lở, nhiều công trình xây dựng trong khu vực cảnh báo có dấu hiệu
bị xói lở, gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đến người dân đang sinh sống và làm việc. Nạn rút 11
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
cát, sỏi trái phép vẫn còn tiếp diễn làm cho đất yếu nay ngày càng yếu hơn. Nếu không có
biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường, nguy cơ sạt lở với số lượng
nhiều tăng lên, chi phí hỗ trợ tăng lên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh. 3.1.3. Rủi ro
Đã có những trường hợp sạt lở gây chết người trên bờ sông Tiền, thiệt hại về tính mạng
và tài sản là rất lớn. Nếu tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn thì sẽ gây thất
thoát rất lớn về kinh tế, thiệt hại về tính mạng có thể sẽ có nếu như không biện pháp thích hợp ngăn chặn.
3.2. Giải pháp chống sạt lở bờ sông Tiền
3.2.1. Khảo sát tình trạng sạt lở
- Để có thể phòng chống sạt lở tại bờ sông Tiền, trước hết cần phải tổ chức rà soát, khảo sát
những địa điểm nguy hiểm và có nguy cơ sạt lở để có thể đánh giá, và có các biện pháp xử lý
phù hợp. Về vấn đề này, tại các địa phương có thể thành lập các đoàn nghiên cứu để xem xét
và đánh giá, phân loại các khu vực sạc lở trên địa bàn. Cũng có thể tổ chức các cuộc hội thảo
để đánh giá tình hình sạt lở và đề xuất giải pháp khắc phục, có giải pháp kịp thời, nhanh
chóng để giải quyết trước mắt đồng thời cũng cần có biện pháp thích hợp lâu dài phòng tránh sự cố bất ngờ.
( Công tác khảo sát và đánh giá tình trạng sạt lở )
3.2.2. Quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng
- Tập quán sinh sống của người dân ở miền sông nước chủ yếu là dọc theo 12
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
các tuyến đường giao thông như đường thủy, đường bộ. Đó cũng là
nguyên nhân gây sạt lở bờ sông trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ
yếu là do sự phát triển kinh tế -xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cùng với quá
trình thay đổi của khí hậu. Bởi lẽ đó mà các dòng sông đang phải gánh
chịu một mối đe dọa rất lớn đó là sạt lở bờ sông. Trước tình hình sạt lở bờ
sông ngày càng diễn biến nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân, nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần phải thực
hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài.
- Các địa phương có hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần phải
khẩn trương có phương án sắp xếp dân cư để ổn định cuộc sống cho người
dân khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn cho người dân. Hỗ trợ tích cực trong công cuộc di
dời trong công cuộc tái định cư cho dân chúng, không được chậm trễ và hạn chế tối đa những
rủi ro không đáng có., ưu tiên các hộ hiện chưa có chỗ ở ổn định. Quy hoạch
dân cư sống vào vùng an toàn như cụm hay tuyến dân cư. Địa phương
cần phải tạo điều kiện để các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn và
tiếp tục làm việc và sản xuất nhanh nhất không phải lo khi chuyển
nơi ở sẽ ảnh hưởng đến công ăn, việc làm khi đó mới có thể quy động
được người dân rời khỏi khu vực nguy hiểm.
- Tiến hành xây dựng khu dân cư quy hoạch mới, xác nhận đất nơi xây dựng không có tranh
chấp, phù hợp với quy hoạch, hoàn thành một cách nhanh chóng để người dân có nơi cư trú.
Các cơ quan các cấp có nhiệm vụ xác nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được
cơ quan nhà nước phê duyệt cho các hộ gia đình, cá nhân có nhà bị sạt lở.
- Đồng thời, các địa phương tiếp tục chủ động cấm phương tiện tải
trọng lớn đi qua các đoạn sạt lở, cắm biển báo sạt lở, hướng dẫn tuyến
giao thông thay thế đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước
và nhân dân. Các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu về mặt lợi và hại, để người
dân có ý thức bảo vệ, phòng chống sạt lở, không xây cất nhà cửa lấn
chiếm bờ sông, không khai thác đất cát ven sông, di dời nhà ở đến nơi an toàn.
3.2.3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông
- Tiếp theo, cần quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông một cách hợp lí, nhất là ở những khu vực
có nguy cơ sạt lở cao. Phải làm sao để cho dù có xảy ra sạc lở thì giao thông cũng không bị 13
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
gián đoạn để có thể đảm bảo cho việc di dời con người, tài sản, nhà cửa nhân dân có thể
thuận lợi, đảm bảo công tác cứu trợ. Đồng thời đảm bảo sẵn sàng các phương án di dời nhà ở,
công trình,... để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ,
định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt là chấn chỉnh công tác
quản lý nhà nước, đề xuất giải pháp quản lý về giao thông, xây dựng trên
khu vực bờ sông, kênh, rạch và khu vực cảnh báo sạt lở. Bên cạnh đó, các
địa phương cần bám sát các dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn,
thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân, thông báo ngay
khi phát hiện dấu hiệu sạt lở, có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu
vực đoạn cua cong; cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở; quản lý chặt
chẽ việc xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở.
- Đối với dòng chảy phía bờ Vĩnh Trường, An Phú có biện pháp nạo vét mở
rộng, sâu lòng sông. Đây là phương án sẽ giải quyết được ba mục tiêu
chính là giảm áp lực dòng chảy giảm vận tốc tác động vào bờ lõm, suy
giảm dòng chảy xoáy vòng tại khúc sông cong do đó sẽ làm giảm được sạt lở bờ.
- Đầu tư xây dựng kè Châu Phong với mục tiêu chính là đảm bảo ổn định
lâu dài bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ, đời sống
sinh hoạt của nhân dân trong vùng, các công trình hạ tầng của khu vực xã
Châu Phong. Song song đó, kết hợp chỉnh trang, tạo tuyến đường giao
thông ven sông, cải tạo môi trường, sinh thái, cảnh quan khu vực, góp
phần nâng cấp cơ sở hạt tầng nông thôn, phát triển kinh tế xã hội và đời
sống của nhân dân sinh sống trong vùng. Đối với các điểm thường xuyên
có tình trạng khai thác cát trái phép, có đề xuất và xã lập các chốt kiểm soát để ngăn chặn.
3.2.4. Xây dựng mô hình đê chắn kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông
- Với thực trạng như trên, khu vực sạt lở đã làm đất liền bị xói lở khiến nhiều nơi mất đất cư
trú, đất chuyên dụng và đất sản xuất, đồng thời gây nhiều thiệt hại kinh tế-cơ sở hạ tầng, hệ
sinh thái đa dạng sinh học và tạo bất an xã hội.
-Đặc điểm địa chất chủ yếu vùng bờ sông Tiền là rất rời rạc về cấu trúc đất, cường độ chịu
lực yếu, tính chịu nén lún của các lớp đất rất kém. Khi dao động mực nước lớn, nước chảy 14
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
xiết, sóng vỗ mạnh thì đất trở nên mềm nhão, hóa lỏng và dễ dịch chuyển gây sạt lở, trượt đổ
làm mất ổn định bờ sông. Cộng tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nạn khai
thác cát, hút nước ngầm quá mức và phát triển nhiều phương tiện giao thông đường thủy.
Sạt lở xảy ra nhiều ở những đoạn hợp lưu các nhánh sông, các đoạn sông cong, uốn khúc
lớn, hoặc nơi tập trung nhiều dân cư, có công trình lớn, giao thông thủy tấp nập mà ít có các rặng cây to kiềm giữ.
- Vì vậy cần xây dựng những mô hình đê chắn sóng kết hợp với trồng cây bảo vệ bờ sông. Có
thể xây dựng kè chắn sóng, thả túi cát,...Tùy vào từng địa phương mà cần có những biện pháp
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế để có những biện pháp riêng.
- Tuy nhiên việc phòng chống sạt lở hiện nay thường khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không
cao. Ước tính chi phí làm 1 ki lô mét đê bê tông kiên cố ở vùng ven bờ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có thể lên tới 30 tỉ đồng, với chi phí qua cao như vậy thì các địa phương
không thể nào thực hiện được trong thời ngắn. Nên tôi đề xuất giải pháp xây dựng mô hình
làm đê chắn sóng kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông. Đê bằng vỏ xe phế liệu để chống sạt lở
do lũ trên sông được thiết kế bởi các vỏ xe được kết thành những khối vuông có kích thước
1,5 mét x 1,25 mét x 0,75 mét, có trọng lượng xấp xỉ1 tấn, được lắp đặt theo dạng bậc thang
dọc theo hai bên bờ sông. Thuận lợi lớn nhất là có thể tận dụng phế liệu vỏ xe như một
vật liệu xây dựng bền chắc, rẻ tiền, hiệu quả, giảm chi phí xử lý chất thải; việc thi
công, lắp ráp cũng khá nhanh và gần như rất ít chi phí bảo dưỡng, quản lý. Ngoài ra vẫn còn
có rất nhiêu mô hình xây dựng đê chắn sóng khác như xây dựng bờ kè kiên cố, bờ kè mềm……
( Tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng kè mềm tại xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh Phú) 15
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
(Tiền Giang đầu tư xây dựng tuyến đê biển Gò Công nhằm chống xói mòn và bảo vệ môi
trường.trạng sạt lở tại các tuyến sông)
-Bên cạnh đó, chúng ta còn trồng các loại cây như bần, đước, mắn các loại cây có rễ chùm
hoặc rể thở sẽ giúp bồi tụ và chống sạt lở bờ sông rất hiệu quả. Khi tận dụng trồng các loại
cây như cây bần thì người dân có thể dung trái bần sản xuất các loại thực phẩm mang
lại hiệu quả kinh tế cho gia đình thay vì trước kia vùng đất sạt lở sẽ bị bỏ trống lãng phí nay
nhờ có đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông đã tăng thêm thu nhập cho các hộ dân trong địa phương.
(Trồng lục bình ven bờ sông Tiền thuộc cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang)
3.2.5. Quản lý, xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại kết hợp với tuyên truyền.
- Cần quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm với những hành vi phá hoại, nạo vét lòng sông như khai 16
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
thác cát, sỏi, trái phép, nghiêm cấm khai thác cát dưới lòng sông. Ngăn chặn và xử lý kịp thời
những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình không phép, sai phép ở bờ hoặc lòng sông,
kênh, rạch... Tăng cường tuần tra dọc ven bờ sông và ở một cách thường xuyên. Đồng thời
tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sạc lở,
tuân thủ pháp luật. Lồng ghép thông tin có ích vào những bài học ở trường học, giúp trẻ em
có nhận thức hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm sạt lở và cách phòng chống.
3.2.6. Công tác khi xảy ra sự cố sạt lở.
- Khi xảy ra sạt lở, lập tức huy động toàn bộ sức người, sức của cho công tác cứu trợ trong
thời gian ngắn nhất. Tính mạng con người phải được ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến di
dời tài sản, nhà ở của công dân, công trình nhà nước. Cần nhanh chóng tìm chỗ ở mới cho
những hộ dân có nhà nằm trong phạm vị sạt lở để họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Huy động các phương tiện vận chuyển như tàu bè, xe cộ để có thể vận chuyển hàng hóa cứu
trợ, các mạnh thường quân hỗ trợ.
- Đồng thời triển khai các thông tin dự báo sạt lở (đo đạc, đánh giá, dự báo tình hình sạc
lở) để xác định vành đai sạt lở cụ thể nhằm đưa ra những khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho
người dân. Khoanh vùng khu vực nguy hiểm, giăng dây, đặt biển cảnh báo nguy hiểm xung
quanh khu vực sạc lở, sử dụng các cọc thông báo đặt ở những nơi gần bờ sông để thông báo
để người dân có thể phòng tránh. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý sạt lở tùy theo từng địa phương.
(Đặt biển cảnh báo khu vực sạc lở để người dân biết và tránh né)
3.2.7. Các nhóm giải pháp khác
- Nhóm giải pháp giảm tốc, nắn chuyển dòng :kè mỏ hàn, đập hướng dòng
bằng rọ, thảm đá lưới thép, bằng hàng cọc bê tông cốt thép. 17
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
- Nhóm giải pháp gia cường mái bờ và chân bờ: ngoài việc bố trí các lớp
phủ, các kết cấu công trình để bảo vệ chân, mái bờ thì việc gia cường mái
bờ, xử lý đất nền bờ, lòng sông tăng cường khả năng chịu tải, đặc biệt là
cho nền đất yếu rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nhiều công
nghệ gia cố mái bờ như lưới địa kỹ thuật, hệ thống NeoWeb..., xử lý nền
đất yếu như bấc thấm ngang, cọc xi măng đất khoan sâu trộn khô, trộn
ướt... đã được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng có thể ứng dụng cho các
công trình bảo vệ bờ sông chống lũ.
3.2.8. Những lợi ích và thách thức của việc thực hiện các giải pháp chóng xói lở bờ sông Lợi ích:
Giải quyết các vấn đề về xói lở bờ sông, ngăn chặn phần nào thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Đời sống xã hội và tinh thần của người dân được cải thiện về nhiều mặt, không cần
phải lo lắng, bất an, không biết khi nào thì nơi mình ở bị sạt lở. Thoải mái hơn, tự do sinh
hoạt, đời sống ổn định hơn.
Cơ quan các cấp, lãnh đạo ngành giải quyết phần nào được vấn nạn sạt lở tồn tại đã lâu
bằng các phương pháp, tập trung vào các vấn đề khác hơn khi mà tình hình chung đã được giải quyết ổn thỏa.
Tiết kiệm rất nhiều chi phí thiệt hại hằng năm của sự sạt lở, xói mòn gây ra. Dùng số
tiền tiết kiệm đó để phát triển các kỹ thuật hiện đại hơn để ngăn chặn nguy cơ sạt lở một cách tối ưu nhất. Thách Thức:
Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong công tác tổ chức ngăn chặn sạt lở:
Người dân vẫn chưa ý thức được mức độ quan trọng của thiệt hại do sạt lở gây ra, dửng
dưng, vô tâm trước những cảnh báo, biện pháp phòng chống. Vẫn cố gắng hoặc lén lút xây
dựng nhà cửa trên các bờ ven sông. Họ cần phải được trang bị kỹ hơn về ý thức lẫn trách
nhiệm, các cơ quan cấp cao cần triển khai biện pháp và bắt buộc người dân tuân thủ, xử lý
nghiêm những đối tượng không chấp hành.
Các cấp chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm đến mối lo, cho rằng nếu chưa có thiệt
hại về tính mạng thì vẫn chưa cần thiết chuẩn bị các biện pháp. Chỉ chuẩn bị sơ sài, cho có, 18
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
qua loa khi xảy ra sự cố sạt lở xói đất. Cần chấn chỉnh lại và tập trung chuyên môn, xử lý các
hình thức lơ đểnh đến mối an nguy của người dân.
Chính sách hỗ trợ bố trí ổn định dân cư khu vực sạt lở, xói lở bờ sông Tiền, thực hiện
các biện pháp phòng chống như trồng cây, đắp đê còn thấp, gây khó khăn không nhỏ trong
quá trình công tác hỗ trợ. Việc đầu từ kinh phí để xử lý sạt lở bờ sông còn nhiều hạn chế.
Việc lồng ghép cái nội dung, thông tin về thiên tai nói chung và sạt lở bờ sông nói riêng vào
các kế hoạch quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức.
Khí hậu thời tiết thay đổi, gây thay đổi lưu lượng dòng chảy thất thường gây ảnh hưởng lớn
đến lượng bồi phù sa có trong đất, góp phần làm đẩy nhanh quá trình xòi món lở đất. C. KẾT LUẬN
Nhìn chung, ta có thể thấy vấn đề sạt lở ở bờ sông Tiền là rất đáng quan tâm, con
số thiệt hại mà nó gây ra cho người dân là rất lớn. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
của những hộ dân trên bờ sông, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, ảnh hưởng đến các kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Con số thiệt hại báo động nói lên rằng không được làm ngơ nữa, phải tìm các biện pháp
ngăn chặn thiên tai, khắc phục hậu quả mà sạt lở bờ sông gây ra. Các cơ quan lãnh đạo chính
quyền cần có một kế hoạch quy hoạch cụ thể, kế hoạch để trấn an, di dời các hộ dân gặp nạn,
có kế hoạch lâu dài để ngăn chặn sạt lở, giảm thiểu thiệt hại. Cho xây dựng các đê chắn, tích
cực trồng nhiều cây chống sạt lở. Tuyên truyền, thông báo cho người dân về mối nguy hiểm
của sạt lở có thể gây ra. Người dân cũng cần phải có trách nhiệm về thực hiện đúng, tuân thủ
theo quy định pháp luật, không xây dựng nhà ở công trình trên bờ sông, không khai thác cát
sỏi trái phép, không sử dụng phương tiện giao thông đường thủy để lấn chiếm vào bờ sông,
không chăn nuôi thủy sản khi chưa được cho phép. Phải có hình phạt răn đe thích đáng những
hành vi cố tình vi phạm. Phải có sự kết hợp giữa chính quyền và người dân thì vấn đề mới có
thể giải quyết được, cùng nhau tìm ra phương án phù hợp, cùng nhau thực hiện để đạt được
kết quả tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn nạn sạt lở xói mòn ở bờ sông Tiền. 19
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. THs. Phan Anh Tú(chủ biên), KS. Vũ Đình Lưu, TS. Nguyễn Ngọc Phúc,
KS. Lý Ngọc Phi Vân (2007). Giáo trình Địa chất công trình . Nhà xuất bản xây dựng
2. Cổng thông tin địa tử tỉnh An Giang ( 2020). Sạt lở diễn biến phức tạp
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân,
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/sat-lo-dien-bien-phuc-tap-anh-huong-
en-san-xuat-va-oi-song-cua-nguoi-dan/23732379
3. Sạt lở bờ “ bủa vây” Đồng bằng Sông Cửu Long,
https://special.vietnamplus.vn/2019/09/29/sat_lo_dbscl/
4. Hạnh Châu ( 21/03/2020 ). Giải pháp chống sạt lở và bồi lắng cho Đồng Bằng Sông
Cửu Long, https://baoangiang.com.vn/giai-phap-chong-sat-lo-va-boi-lang-cho-dbscl-ky-
cuoi-giai-phap-cap-bach-chong-sat-lo-a267564.html
5. Hạnh Lê ( 22/03/2021). - Vĩnh Long chú trọng phòng, chống sạt lở bờ sông, -
https://baocantho.com.vn/vinh-long-chu-trong-phong-chong-sat-lo-bo-song-a131430.html
6. Minh Nhật (21/07/2019). Trà Vinh chủ động xử lý sạt lở bờ sông, đê biển, -
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tra-vinh-chu-dong-xu-ly-sat-lo-bo-song-de-bien-529221.html
7. Thanh Nhàn ( 10/12/2019). Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, https://tuoitrethudo.com.vn/nhieu-giai-phap-phong-chong-sat-
lo-bo-song-bo-bien-vung-dong-bang-song-cuu-long-40860.html
8. Hoàng Trung, Nguyễn Sự (12/10/2022). Khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển tại 20
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Bến Tre, Tiền Giang, https://nhandan.vn/khan-truong-khac-phuc-sat-lo-bo-song-bo-bien-tai-
ben-tre-tien-giang-post719517.html
SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 21
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 22
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 23
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 24
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 25
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 26
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 27
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 28
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ST Họ và tên Công việc Điể Đánh giá T m 1 Nguyễn Đình Trí
Làm Sơ đồ tư duy tóm tắt 10 Thực hiện ( Nhóm trưởng)
nội dung các hiện tượng tốt nội
Địa chất công trình , làm dung
powerpoint , tóm gọn, tổng được
kết lại bài tiểu luận. giao. 2 Nguyễn Thanh Đảm nhận phần thuyết 10 Thực hiện 29
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 Phong
trình, phụ trách nội dung tốt nội
giải pháp Quy hoạch cơ sở dung hạ tầng giao thông, Xây được
dựng mô hình đê chắn kết giao.
hợp trồng cây bảo vệ bờ
sông, Và tìm thêm các giải
pháp phòng chống sạt lở
khác ( tìm thêm hình ảnh minh họa ) 3 Lê Tấn Phúc
Phụ trách Lời mở đầu, Khái 10 Thực hiện
niệm hiện tượng sạt lở bờ tốt nội sông, Nguyên nhân gây ra dung
hiện tượng ( tìm thêm hình được ảnh minh họa…) giao. 4 Huỳnh Minh Cảnh Phụ trách nội dung Tác 10 Thực hiện
động, ảnh hưởng của hiện tốt nội
tượng sạt lở xói mòn bờ dung sông, Vùng phân bố ảnh được
hưởng ở Việt nam và tòan giao.
thế giới , Thực trạng sạt lỡ
bờ sông Tiền Giang ( tìm
thêm hình ảnh minh họa..) 5 Lê Khắc Bình Đảm nhận phần thuyết 10 Thực hiện
trình, Phụ trách nội dung tốt nội
Nguyên nhân, nguy cơ, rủi dung
ro của sạt lở bờ sông Tiền, được giải pháp Quy hoạch dân giao.
cư thích hợp với hiện trạng. ( Tìm thêm hình ảnh minh họa) 6
Nguyễn Thị Ái Trân Cùng với Phong tìm thêm 10 Thực hiện
các giải pháp phòng chống tốt nội
sạt lở khác, Phụ trách nội dung dung Những lợi ích và được 30
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
thách thức của việc thực giao.
hiện các giải pháp chống
xói lở bờ sông., Kết luận ( Tìm thêm hình ảnh minh họa ) 31
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)