Tiểu luận Phân tích nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh mức sinh lời trong doanh nghiệp môn Phân tích kinh doanh - Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tiểu luận Phân tích nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh mức sinh lời trong doanh nghiệp môn Phân tích kinh doanh - Học viện nông nghiệp Việt Nam được tổng hợp chi tiết giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phân tích kinh doanh (HVNN)
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------***----------- PHÂN TÍCH KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH
MỨC SINH LỜI TRONG DOANH NGHIỆP
Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên MSV Công việc Đánh giá Chu Thị Linh Chi 633914
Tổng hợp, bổ sung và chỉnh sửa word Phạm Thị Ly Trang 634173 Bổ sung word và làm powerpoint Nguyễn Thị Tuyết 633971
Tìm hiểu các nhóm chỉ tiêu và thuyết trình
Nguyễn Thị Thùy Trang 634171
Lấy ví dụ về nhóm chỉ tiêu tài chính phân tích Nguyễn Phương Mai 634143
Tìm các nhóm chỉ tiêu nhà đầu tư quan tâm Phạm Giang
Làm rõ chỉ tiêu tài chính phản ánh mức sinh lời Phan Thị Thoa 633962
Tìm hiểu các nhóm chỉ tiêu và thuyết trình
Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Thùy Dung Mục lục Mục lục
Mục lục ................................................................................................................................................. 3
I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 3
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 3
1.2 Các nhóm chỉ tiêu nhà đầu tư sẽ quan tâm khi phân tích tài chính trong
doanh nghiệp: ....................................................................................................... 4
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ ngắn hạn .................................................................... 4
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn ....................................................................... 4
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp ......................................... 5
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời ......................................................................................... 5
1.2.5 Các chỉ tiêu Phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp ..................................................... 6
II, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 6
2.1 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động .......................... 7
2.2 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán ........................ 8
2.3 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời ........................................................ 9
2.3.1 Lợi nhuận cận biên hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ....................................................... 9
2.3.2.Tỉ suất lợi nhuận trên vốn ( ROA ) ....................................................................................... 10
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) ..................................................................... 12
III. KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 14
Tài liệu tham khảo: ............................................................................................ 14 I. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Mỗi chỉ tiêu tài chính đặc trưng sẽ vẽ nên bức tranh tổng thể của doanh nghiệp về
tài chính – kế toán, giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn trong
bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
1.2 Các nhóm chỉ tiêu nhà đầu tư sẽ quan tâm khi phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ ngắn hạn
a, Khả năng thanh toán hiện thời ổ
ị ố ư ộ ồ ả ệ ờ ị
ổ ị ợ ắ ạ
b, Khả năng thanh toán nhanh
ả ư ộ ả ổ ị ợ ắ ạ
Hệ số thanh toán nhanh sẽ đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao
hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn. Nếu hệ số này trên 0,5 lần : an toàn
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn a, Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ = (Tổng tài sản – Tổng nguồn vốn)/ Tổng tài sản b, Các chỉ số khác
- Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả /Tổng vốn chủ sở hữu
- Thừa số vốn tự có = Tổng tài sản/ Tổng vốn chủ sở hữu
Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn
của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay
thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Vì lý do
đó, chỉ tiêu tài chính sau đây thường được tính:
- Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ (Nợ dài hạn + Tổng vốn chủ sở hữu)
- Khả năng chi trả lãi = Thu nhập trước thuế và lãi / Tiền lãi
- Tỷ lệ chi tiền mặt = (Thu nhập trước thuế và lãi + khấu hao)/ Tiền lãi
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp
a, Số vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng vốn
Tổng doanh thu tài sản = Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong
một giai đoạn nhất định / Tổng giá trị tài sản trung bình
b, Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong một
giai đoạn nhất định / giá trị trung bình các khoản phải thu trong giai đoạn đó
Lưu ý là các khoản phải thu phải trừ đi phần dự tính không có khả năng thu nợ.
Cùng với chỉ tiêu này, chỉ tiêu Thời gian thu nợ trung bình cũng được tính:
Thời gian thu nợ trung bình = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay các khoản phải thu
c, Số vòng quay hàng tồn kho hay tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/ Hàng tồn
Để biết thời gian tồn kho trung bình của các hàng hoá, ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Thời gian tồn kho trung bình = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay hàng tồn kho
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời
a, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.
b, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
b, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS)
Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí
thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
c, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế /
Vốn chủ sở hữu bình quân
1.2.5 Các chỉ tiêu Phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp
a, Chỉ số PER ( Price – to – Earnings (P/E) Ratio)
Chỉ số PER hoặc P/E cho biết cái giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để nhận được
một đồng tiền lãi cố tức. Chỉ số PER càng cao chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá
cao về triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
PER = Giá trên mỗi cố phiếu / Thu nhập trên b, Các chỉ số khác
Lợi nhuận cổ tức = Cổ tức trên mỗi cố phiếu / Giá trị thị trường trên mỗi
cổ phiếu phổ thông
II, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Dựa vào các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp đã được nêu ra ở trên nhóm đã
đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp.
Khả năng sinh lời là một nội dung phân tích được nhiều đối tượng quan tâm, từ
các nhà quản trị tài chính, các nhà đầu tư cho tới các tổ chức cho vay, vì nó gắn
liền với lợi ích của họ ở hiện tại và tương lai, đồng thời là một trong những cơ sở
tham khảo để ra quyết định đầu tư, cho vay hay các quyết định tài chính khác sao
cho phù hợp. Khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực hoạt động
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời, nhà
phân tích có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau mà phổ biến nhất là các tỷ suất
sinh lời trên doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu. Vậy khả năng sinh lời là gì ?
Khả năng sinh lời là một con số đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh
nghiệp trong thời gian dài, giả sử tất cả các điều kiện hoạt động hiện tại nói chung
là không đổi. Khả năng sinh lời phản ánh mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận
của một doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Mức lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị
đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao
và ngược lại, mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp.
Nhóm đã tìm hiểu về 2 mối quan hệ của khả năng sinh lời và các chỉ tiêu phân
tích khả năng sinh lời : Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động,
mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tỉ
suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS), tỉ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) và tỉ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
2.1 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động
Khả năng sinh lợi có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp
không thể có hiệu quả kinh doanh cao nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
thấp và ngược lại. Vì thế, có thể khẳng định khả năng sinh lợi là biểu hiện cao
nhất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả hoạt động được thể hiện ở khả năng quản lý các chi phí phát sinh trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp như khả năng giảm thiểu các chi phí tới
mức tối đa mà không ảnh hưởng đến thu nhập và mức độ, tần suất khai thác cần
thiết các tài sản để doanh nghiệp tạo ra một đơn vị thu nhập. Do đó, hiệu quả hoạt
động là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với các
yếu tố khác không đổi, nếu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao dẫn đến khả
năng sinh lời cũng cao hơn và ngược lại.
Bên cạnh đó, trong một chừng mực nhất định, khả năng sinh lời là thước đo thể
hiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ: nếu hai doanh nghiệp cùng ngành
nghề với quy mô và cơ cấu tài chính như nhau với các thuộc tính khác tương đồng
nhưng doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao hơn thì doanh nghiệp đó có hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Vì thế, có thể nói, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khả năng sinh lợi cao khi và
chỉ khi các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý, có hiệu
quả. Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích nhân
tố phản ánh điều kiện kinh doanh tác động tới khả năng sinh lợi. Trên cơ sở đó,
xác định những biện pháp hữu hiệu để phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán
Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có khả năng
sinh lợi cao hơn thì thông thường lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi
dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn, và ngược lại. Tuy nhiên, cần lưu ý
trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng phần lớn lợi nhuận lại nằm dưới
dạng các khoản phải thu khách hàng. Khi đó, tuy doanh nghiệp có lợi nhuận kế
toán cao, khả năng sinh lời được đánh giá thông qua các chỉ tiêu trên sổ sách là
tốt, nhưng thực tế vẫn chưa thu được tiền, ngân quỹ vẫn có thể bị thiếu hụt và
không đảm bảo khả năng thanh toán.
Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp đang lạm dụng chính sách tín dụng
thương mại và bán chịu quá mức cho cả những đối tượng khách hàng không đáng
tin cậy, không có khả năng chi trả, dẫn tới nguy cơ không thu được tiền từ những
đối tượng này trong tương lai, làm phát sinh nợ khó đòi. Điều này thật sự đe dọa
tới khả năng thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Do đó, không thể cho
rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao, khả năng sinh lời trên sổ sách tốt thì chắc
chắn khả năng thanh toán cũng tốt. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không nên vì
mục đích tạo ra lợi nhuận mà xem nhẹ việc đảm bảo khả năng thanh toán của
mình. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng thanh toán cũng có thể
tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh
nghiệp cần phải duy trì ngân quỹ ở mức độ nhất định, đảm bảo khả năng thanh
toán thì mới có thể mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho sản xuất –
kinh doanh, giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì
thường xuyên, từ đó có thể tạo ra thu nhập ổn định hơn cho doanh nghiệp.
Trường hợp ngân quỹ bị thiếu hụt, hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng tới thu nhập, hoặc doanh nghiệp sẽ phải
tăng cường ngân quỹ bằng cách huy động thêm vốn (một biện pháp tiềm ẩn nhiều
vấn đề phức tạp) và điều này sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí vốn trong tương
lai. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp doanh nghiệp có
thể sẽ phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh toán với khả năng sinh lợi.
Chẳng hạn nếu doanh nghiệp có dự trữ tiền mặt dồi dào thì có thể đảm bảo khả
năng thanh toán, nhưng nếu duy trì mức dự trữ tiền mặt quá cao thì lại làm giảm
khả năng sinh lợi bởi tiền không được sử dụng để đầu tư thì không tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Việc duy trì dự trữ tiền mặt và xử lý biến động ngân quỹ như
thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán, vừa đảm bảo khả năng sinh lời là một
câu hỏi được đặt ra với tất cả các doanh nghiệp, đòi hỏi sự nghiên cứu và áp dụng
của các mô hình quản lý ngân quỹ như mô hình Baumol (EOQ), mô hình Miller- Orr,…
2.3 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
Một số các chỉ tiêu dưới đây thường được sử dụng
2.3.1 Lợi nhuận cận biên hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
a, Phân tích chỉ tiêu và công thức
Chỉ số ROS (Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) – thể hiện 1 đồng
doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế).
Lợi nhuận ròng biên = Thu nhập ròng / Tổng doanh thu
Lợi nhuận gộp biên = Thu nhập trước thuế và lãi / Tổng doanh thu hoạt động
Lợi nhuận cận biên phản ánh khả năng của doanh nghiệp sản xuất ra các hàng hoá
hoặc dịch vụ với chi phí thấp hoặc bán được với giá cao.
Lợi nhuận cận biên không phải là thước đo lợi nhuận trực tiếp bởi nó dựa trên
tổng doanh thu chính chứ không dựa trên sự đầu tư tổng vốn của doanh nghiệp
hoặc vốn cổ phần của cổ đông vào tài sản. Doanh nghiệp thương mại thường có
lợi nhuận cận biên thấp còn các doanh nghiệp dịch vụ thì có lợi nhuận cận biên cao.
Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS dương (+), tức doanh nghiệp làm ăn có
lãi (lợi nhuận sau thuế >0). Đặc biệt nếu ROS càng lớn thì càng thể hiện
công ty đang hoạt động tốt.
Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS âm (-), cho thấy doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ (lợi nhuận sau thuế <0).
Vì vậy, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì phải nhìn vào chỉ số ROS.
ROS càng cao thì cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu càng lớn (hay nói cách
khác 1 đồng doanh thu càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận)
Mặt khác, khi ROS tăng sẽ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả chi phí, trong
đó có chi phí được tạo ra từ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích ROS
cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về khả năng sinh lời của doanh
nghiệp khác đó là ROE, ROA.
Để đánh giá được xu hướng của chỉ số ROS của doanh nghiệp tốt thì cần phân
tích trong khoảng thời gian đủ dài (so sánh các kỳ với nhau, từ 3 đến 5 năm), cũng
như so sánh với ROS của trung bình ngành, so sánh với chỉ tiêu ROS kế hoạch của doanh nghiệp.
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có thước đo của ROS khác nhau (Các ngành dịch
vụ thường có ROS lớn hơn các ngành nghề sản xuất, xây dựng, thương mại.)
Chúng ta chỉ có thể đánh giá qua chỉ số tốt hơn mức trung bình của ngành.
Nếu đánh giá chỉ số ROS độc lập thì ROS > 10% ⇒ Công ty vững mạnh.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiến lược của công ty: Khi thấy ROS âm, chúng ta
luôn mặc định là công ty làm ăn thua lỗ và đó thường là điều không tốt nhưng có
nhiều trường hợp ngoại lệ do chiến lược của doanh nghiệp. b, Ví dụ
Doanh nghiệp A trong năm 2014 có doanh thu thuần là 100 tỷ VNS, lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND.
ROS= 20 tỷ/100 tỷ= 0,2 (20%)
Tức là với mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp kiếm được trung bình sẽ
tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu hệ số ROS trung bình năm 2014 của ngành
là 30% thì hệ số ROS của công ty A đang thấp hơn trung bình ngành, thì công ty
A đang bị tụt hậu về khả năng sinh lời và cần cải thiện hệ số này.
Vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì lợi nhuận
thu được sẽ cao hơn và tỷ suất sinh lời ROS cũng được cải thiện. Trong trường
hợp ROS thấp là doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả. Dựa vào Báo cáo
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà nghiên cứu có thể xác định
những mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn và nguyên nhân dẫn đến tỷ suất ROS thấp
từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
2.3.2.Tỉ suất lợi nhuận trên vốn ( ROA )
a, Phân tích chỉ tiêu và công thức
Một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỷ
lệ giữa thu nhập trên giá trị trung bình của tổng tài sản (cả trước thuế và sau thuế).
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ròng = Thu nhập ròng / Tổng tài sản trung bình
Tông lợi nhuận trên tài sản = Thu nhập trước thuế và lãi / Tổng tài sản trung bình
Có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác để tính ra ROA
ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Doanh thu tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này
mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi Nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh
chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của
toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận
trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có
nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty
đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất
cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
Công ty có thể tăng ROA thông qua tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc doanh thu tài sản.
Cạnh tranh không cho phép doanh nghiệp có thể tăng cả hai tỷ lệ này đồng thời.
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi nhuận cận biên và tốc độ quay vòng
Các doanh nghiệp bán lẻ thường chấp nhận lợi nhuận cận biên thấp và lấy tốc độ
quay vòng cao. Còn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ như trang
sức thì lấy lợi nhuận cận biên cao đổi cho tốc độ quay vòng thấp. Về mặt chiến
lược tài chính cũng có hai hướng: lợi nhuận cận biên hoặc tốc độ quay vòng. b, Ví dụ
Doanh nghiệp A có tổng tài sản đầu năm 2014 là 160 tỷ VNĐ, tổng tài sản cuối
kỳ cùng năm là 240 tỷ VNĐ và lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND.
ROA= 20 tỷ/ [(160 tỷ + 240 tỷ)/2] = 0,1 (10%)
Tức là trong năm 2014, với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp A
tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Giả sử, nếu ROA trung bình ngành 2014 là
20%. Như vậy, ROA năm 2014 của doanh nghiệp A thấp hơn mức trung bình của
các doanh nghiệp khác cùng ngành này, tức là công ty A chưa khai thác các tài
sản của mình một cách hiệu quả hoặc tần suất sử dụng tài sản quá thấp không
xứng với tiềm năng sinh lợi của tài sản mà doanh nghiệp có hoặc tần suất sử dụng
các tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi. Tóm lại, tỷ suất
ROA càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác
các tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp tỷ
suất ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản hiệu quả mà là vì sự thiếu hụt đầu
tư vào tài sản, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lâu dài
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
a, Phân tích chỉ tiêu và công thức
ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
ROE thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng
vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu
ROE = Tỷ suất lợi nhuận * Doanh thu tài sản* Hệ số vốn tự có =
ROA* Hệ số vốn tự có
Chỉ số ROE được biểu thị bằng %, thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ
ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc tính toán chỉ số ROE mang lại nhiều ý nghĩa như: •
Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu. •
Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu
khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
Một số hạn chế nhỏ đối với ROE :
Trong quá trình tính toán, đánh giá chỉ số ROE cũng có thể xảy ra các trường hợp
sai lệch bởi việc mua lại cổ phần. Nếu trong trường hợp các công ty tự thu mua
lại lượng cổ phiếu của mình từ thị trường thì sẽ khiến lượng cổ phiếu lưu hành
trên thị trường giảm xuống. Điều này là sẽ khiến chỉ số ROE sẽ tăng lên và việc
đánh giá chỉ số này cũng sẽ có những sai lệch.
Bên cạnh đó, ROE không bao gồm tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu,
bản quyền,… Nên việc tính toán và so sánh với các công ty khác cũng không hoàn toàn chính xác.
Có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ số quan
trọng mà mỗi công ty cần chú ý và đánh giá thường xuyên. b, Ví dụ
Doanh nghiệp A có VCSH đầu năm 2014 là 120 tỷ VND, VCSH cuối năm là 200
tỷ VND, lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ VND.
ROE= 20 tỷ / [(120 tỷ + 200 tỷ)/2] = 0,125 (12,5%)
Tức là trong năm 2014, với mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư, doanh nghiệp
đã tạo ra được 0,125 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu giả sử ROE trung bình ngành
năm 2014 là 16%. Tức là ROE của công ty A năm 2014 thấp hơn mức trung bình
ngành. Vậy doanh nghiệp A chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, các nhà quản
cần cần điều tra nguyên nhân khiến dẫn đến ROE thấp để từ đó xây dựng biện
pháp giải quyết phù hợp.
Tỷ suất ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên VCSH của doanh nghiệp
càng tốt. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp ROE của doanh nghiệp cao không
hẳn do khai thác vốn chủ sở hữu hiệu quả mà vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay,
khiến mất cân bằng cơ cấu tài chính và hàm chứa rủi ro cho doanh nghiệp. III. KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có hiệu quả
hoạt động cao hơn thì khả năng sinh lời cũng cao hơn. Ngược lại, trong một chừng
mực nào đó, khả năng sinh lời lại là thước đo cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có khả năng
sinh lợi cao hơn thì lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả
năng thanh toán cũng tốt hơn. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng
thanh toán cũng có thể tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm:
Tỷ suất sinh lợi doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA) và tỷ suất sinh
lợi VCSH (ROE). Các tỷ suất này lần lượt cho biết quy mô lợi nhuận mà doanh
nghiệp tạo ra từ mỗi đồng doanh thu, mỗi đồng đầu tư vào tài sản và mỗi đồng
vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. 5+ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP doanhnghiep.html>
2. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, 26/06/2019<
https://amis.misa.vn/4825/cac-chi-tieu-tai-chinh-dac-trung-cua-doanh- nghiep/>
3. Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp< https://phantichtaichinh.com/cacchi-
tieu-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/>
4. tựnline miễn phí