Tiểu luận quản lý hành chính về tài nguyên biển của thành phố Hải Phòng

Tiểu luận quản lý hành chính về tài nguyên biển của thành phố Hải Phòng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|10435767
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC …………………... 4
1.1 Khái niệm tài nguyên biển ……………………………………………… 4
1.1.1 Các khái niệm 1.1.2 Phân bố tài nguyên biển 1.1.3 Vai trò của biển
1.2 Hiện trạng tài nguyên biển ở Việt Nam ……………………………….. 5
1.2.1 Nguồn tài nguyên dồi dào phong phú 1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài
nguyên biển 1.2.3 Nguyên nhân gây tác động xấu tới tài nguyên biển
1.3 Công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển ……………………... 9
1.3.1 Quản lý tài nguyên biển 1.3.2 Thực trạng quản lý tài nguyên biển hiện
nay 1.3.3 Các luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính
tài nguyên biển
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN BIỂN CỦA
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ………………………………….
2.1 Tổng quan tài nguyên biển của Hải phòng …………………………….. 11
2.1.1 Tổng quan
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển
2.2 Hiện trạng tài nguyên biển tại Hải Phòng ………………………………. 13
2.2.1 Những biến động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng
2.2.2 Hiện trạng và biến động chất lượng nguồn tài nguyên biển
2.3 Thực trạng quản lý hành chính tài nguyên biển ở Hải Phòng ………... 15
2.3.1 Xu thế tài nguyên biển ở Hải Phòng
lOMoARcPSD|10435767
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hành chính
tài nguyên biển ở Hải Phòng
2.3.3 Phân tích quản lý tài nguyên biển tại Hải Phòng
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ……………………………… 19
3.1 Giải pháp về pháp luật
3.2 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
3.3 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật
3.4. Dề xuất chính sách chiến lược
KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………. 22
MỞ ĐẦU
Biển không chỉ là một phần của hệ thống thủy lực toàn cầu, biển còn là nguồn
tài nguyên quan trọng với nhiều giá trị kinh tế, hội môi trường. đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đóng góp không ngừng trong việc đi
lại, giao thương, du lịch, và cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn.
Biển đóng vai trò quan trọng trong giao thông thương mại quốc tế thông qua
các tuyến đường biển và địa điểm du lịch phổ biến. nguồn cung thực phẩm
quan trọng từ ngành công nghiệp thủy sản kho tài nguyên vô tận với hàng ngàn
loài động vật và thực vật.
Với vị trí địa nằm phía Tây Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên có giá trị khai thác, lại có giá trị bảo tồn và bảo vệ. Cùng với đó
các ngư trường truyền thống lâu đời dồi dào như Bạch Long Vỹ, Cát
Long Châu. Hơn nữa, còn nguồn năng lượng gió, mặt trời, tiềm năng dầu khí. Nói
lOMoARcPSD|10435767
chung, tài nguyên biển Hải Phòng đã và đang được khai thác với ngày một quy mô
càng lớn.
Trong quá trình khai thác và sdụng tài nguyên biển Hải Phòng, xuất hiện
nhiều vấn đề bất cập. Sự suy giảm không gian của các hệ sinh thái như rừng ngập
mặn, bãi triều, cỏ biển và mất mát đa dạng sinh học kết quả của việc thiếu quy
hoạch khoa học liên kết vùng. Sự lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường
những thách thức đáng chú ý. Cảnh quan bờ biển bị biến dạng ô nhiễm do khai
thác vật liệu xây dựng, cũng như tác động tiêu cực từ du lịch biển.
Hệ lụy của phát triển kinh tế ở vùng biển đảo gây nên ô nhiễm môi trường, với
nồng độ chất ô nhiễm vượt quy chuẩn, đặc biệt các chất gây ô nhiễm bền vững.
Các vùng cửa sông trở thành điểm ng ô nhiễm, đặc biệt cửa sông Bạch Đằng.
Xuất phát từ vấn đề trên, nên đề tài “Quản hành chính nhà nước về tài nguyên
biển ở thành phố Hải Phòng hiện nay” cần được quan tâm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Khái niệm tài nguyên biển
1.1.1 Các khái niệm
Theo khái niệm hiện hành, “Biển hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa
nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương,
Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương.”
Tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật vàn loại hải sản với số lượng
lớn như tôm, cua, cá, rong, tảo, ngọc trai, san hô, đồi mồi, …) vài nguyên phi sinh
vật thuộc khối nước biển (sinh vật dưới biển, khoáng sản, nước, năng lượng thủy
triều, cảnh đẹp, bãi cát, gió…,
lOMoARcPSD|10435767
1.1.2 Phân bố tài nguyên biển
Tài nguyên biển trên thế giới rất đa dạng phong phú. Các tài nguyên này bao
gồm tài nguyên sinh học, khoáng sản, dầu khí, năng lượng gió, nhiều loại tài
nguyên khác. Tuy nhiên, phân bố tài nguyên biển không đồng đều trên toàn cầu. Một
số vùng biển có nhiều tài nguyên hơn so với các vùng khác. Các vùng biển có nhiều
tài nguyên bao gồm Biển Đông, Biển Địa Trung Hải, Biển Caribê, Biển Bering
Biển Ả Rập
1.1.3 Vai trò của biển
Bển vai trò trong giao thông vận tải và thương mại quốc tế. Các tuyến đường
biển là phương tiện quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa và người qua các quốc
gia và lục địa khác nhau. Hơn 80% thương mại quốc tế diễn ra thông qua các tuyến
đường biển, đóng vai trò là cột mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Biển trở thành điểm du lịch phổ biến, vạn người mê, với bờ biển dẫn đầu trong
số những địa điểm thu hút du khách. Bên cạnh đó, biển là nguồn sinh để tạo ra mây
và mưa, nhằm duy trì cuộc sống.
Ngoài ra, biển là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng thông qua ngành công
nghiệp thủy sản. kho tài nguyên tận với hơn 160 nghìn loài động vật 10
nghìn loài thực vật.
1.2 Hiện trạng tài nguyên biển ở Việt Nam
1.2.1 Tài nguyên biển Việt Nam
Việt Nam, với địa lý đặc trưng của mình cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa và
hệ thống bờ biển trải dài từ phía Bắc vào phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển quản tài nguyên biển. Điều này tạo nên một nguồn lực quan trọng
trong lĩnh vực biển, với nguồn tài nguyên đa dạng phong phú. Cụ thể các đặc điểm
của tài nguyên biển nước ta trong từng loại tài nguyên biển cụ thể như sau:
lOMoARcPSD|10435767
1.2.1.1 Tài nguyên sinh vật
Biển nước ta không chỉ là môi trường sống cho nhiều loại động vật quý giá mà
còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho con người thông qua cá, động vật thân mềm,
chim biển rong biển. Việc bảo vệ quản bền vững nguồn lợi biển quan
trọng để đảm bảo sự đa dạng sinh học và nguồn thực phẩm cho tương lai.
Tài nguyên
Mô tả
Các loài cá
Tổng số loài cá: Hơn 2.458 loài cá.
Loài có giá trị kinh tế cao: Khoảng 110 loài.
Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam: 5 triệu tấn/năm.
Sản lượng cá đánh bắt hàng năm: Khoảng 2,3 triệu tấn.
Động vật thân
mềm
Số loài động vật thân mềm ở Biển Đông: Hơn 1.800 loài.
Loài thực phẩm có giá trị kinh tế cao: Mực, hải sâm, ...
Chim biển
Vô cùng đa dạnh và phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim
rẽ, hải yến, ...
Ronng biển
Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển
Là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong
phú rất tốt cho sức khỏe.
1.2.1.2 Tài nguyên phi sinh vật
Trong phát triển kinh tế của Việt Nam, dầu khí được xem một trong nhng
tài nguyên lớn nhất trên thềm lục địa của quốc gia. Một số tiềm năng dầu khí tại các
bể trầm tích quan trọng như Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã
Lai Thổ Chu, Tư Chính Vũng Mây. Trlượng dầu khí dự kiến trên toàn thềm lục
địa Việt Nam ước tính khoảng 10 tỷ tấn. Các con số đã được xác minh cho thấy trữ
lượng dầu là gần 550 triệu tấn và khí là trên 610 tỷ m3.
Ngoài ra, nguồn thiếc này kết hợp với tiềm năng lớn về quặng sa khoáng chứa
các nguyên tố hiếm, tạo nên triển vọng lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp
quặng và kim loại quý trong khu vực này.
lOMoARcPSD|10435767
1.2.1.3 Các nguồn tài nguyên đặc biệt
a. Tài nguyên giao thông vận tải
Với địa hình thuận lợi như bờ biể chạy dàu từ Bắc vô Nam, cùng với các tuyến
đường thương mại quốc tế chạy ngang. Sự ưu ái của cái vụng kín gió. Làm cho giao
thông vận tải biển mang tiềm năng lớn.
b. Tài nguyên du lịch
Mang nhiều nét đẹp như nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, đó được
coi tiềm năng về du lịch lớn của nước ta, phân bố ngay vùng ven biển. Mặt khác,
Hạ Long, Hải Phòng, là những trung tâm kinh tế lớn nằm ven biển hay gần
vùng ven biển.
1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên biển
1.2.2.1 Hiện thực ở mức báo động
Nghiên cứu từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường chỉ ra
rằng, tình trạng khai thác tài nguyên biển tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ q
mức, đồng thời thiếu sự bền vững. Những tổn thương như: giảm đa dạng sinh học và
sinh thái, phá hủy các tài nguyên biển, đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi
trường biển, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản, và sinh kế của cộng đồng
vùng ven biển.
Ngoài ra, hệ sinh thái quan trọng như thảm cỏ biển đang đối diện với nguy
tổn thương và suy thoái ngày càng trầm trọng.
Khu vực tự nhiên nơi các loài sinh vật sống bị suy giảm đáng kể do hoạt động
phá hủy, gây tổn thất lớn đối với đa dạng sinh học của vùng bờ. Năng suất khai thác
hải sản giảm đáng kể, tình trạng sử dụng các phương tiện đánh bắt tính chất
phá hủy, nsử dụng xung điện, chất nổ, ánh sáng cao áp quá mức cho phép,
đang diễn ra phổ biến. Những hoạt động này đang làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản
lOMoARcPSD|10435767
ven bờ, khiến cho trữ lượng, sản lượng, và kích thước của các loài cá bắt được giảm
dần theo thời gian.
1.2.2.2 Những con số biết nói
Các ước tính của các nhà khoa học cho biết, thảm cỏ biển trong khu vực từ
Quảng Ninh đến Tiên đã giảm khoảng 40 - 60%, trong khi rừng ngập mặn mất
tới 70%. Đáng chú ý, khoảng 11% các rạn san đã bị phá hủy không khả
năng tự phục hồi.
Việt Nam đã mất 12% diện tích rạn san hô cùng với 48% rạn san hô khác đang
suy thoái nghiêm trọng trong hơn 20 năm qua. Sự suy giảm tập trung ở các khu vực
dân đông đúc như Vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung quần đảo
Trường Sa, nơi độ phủ giảm trên 30%.
Do khai thác đánh bắt quá mức, hơn 100 loài sinh vật biển nước Việt Nam
đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Các loài này, được liệt kê trong Sách đỏ Việt
Nam và Danh mục đỏ IUCN, bao gồm 37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4
loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ và 3 loài mực.
80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai
thác, trong đó đến 25% lượng bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt
(theo nghiên cứu của FAO). Sản lượng đánh bắt giảm đáng kểchứng minh cho tình
trạng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
1.2.3 Nguyên nhân gây tác động xấu tới tài nguyên biển
Cạn kiệt tài nguyên biển một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng do nhiều
nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến sinh quyển biển sự cân bằng tự nhiên. Một
số nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên biển như:
Thứ nhất, đánh bắt quá mức: Hoạt động đánh bắt cá và các loại tài nguyên biển
khác vượt quá khả năng tái tạo của sinh quyển biển. Sự quá mức khai thác không chỉ
lOMoARcPSD|10435767
ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học còn làm giảm sản lượng số lượng của
nhiều loài cá quan trọng.
Thứ hai, ô nhiễm môi trường: Sự ô nhiễm từ các nguồn khác nhau như dầu mỏ,
chất thải công nghiệp, rác thải nhựa đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống của
sinh quyển biển.
Thứ ba, biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu đang tác động đáng kể đến môi
trường biển. Tăng nhiệt độ biển, sự thay đổi trong mức độ pH, và thay đổi trong mô
hình lưu thông biển thể gây tổn thương đáng kể cho sinh quyển biển làm suy
giảm tài nguyên biển.
Thứ tư, phá hủy môi trường sống: Sự p hủy môi trường sống tự nhiên của
sinh quyển biển thông qua việc phá rừng ven biển, san lấp đất ngập, và xây dựng các
công trình hạ tầng ven biển đã làm giảm diện tích môi trường sống tự nhiên và làm
thay đổi đáng kể cấu trúc của sinh quyển.
Tất cả nhng nguyên nhân này làm cho tình trạng cạn kiệt tài nguyên biển ngày
càng khẩn thiết. Điều này đe dọa đến sự sống của sinh quyển biển và ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn lợi kinh tế.
1.3 Công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển
1.3.1 Quản lý tài nguyên biển
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển được hiểu là việc hoạch định và tổ chức thực
hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài
nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hiệu quả và hợp
lý nhất (Theo khoản 2 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015)
Theo đó, quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo được thực hiện dựa trên
ba nguyên tắc trong Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
lOMoARcPSD|10435767
1.3.2 Thực trạng quản lý tài nguyên biển hiện nay
Thực tế cho thấy các hệ sinh thái biển mang sứu mệnh cung cấp tài nguyên cho
sự phát triển kinh tế biểnTuy nhiên, các hệ sinh thái biển và các tài nguyên biển đang
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Ô nhiễm môi trường, khai thác đánh bắt
cá quá mức, đa dạng sinh học biển bị đe dọa...
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ưu tiên và chú trọng hoạt động bảo tồn thiên
nhiên biển và xem nó như một trong những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế
biển đất nước trong tương lai.
Qua nhiều lần lên kế hoạch, quy chế, thì tại Quyết định 742/QĐ-TTg, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hthống khu bảo tồn biển Việt Nam đến
năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển (chứa gần 70 nghìn ha rạn san hô, 20
nghìn ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn, theo Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam).
1.3.3 Các luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính
tài nguyên biển
1.3.3.1 Luật Tài nguyên và Môi trường Biển năm 2020
Nội dung quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó
có về tài nguyên biển. Được quy định trong luật này.
1.3.3.2 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP
Nội dung nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định từ đường
mép nước biển thấp nhất cho các tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên
biển.
1.3.3.3 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
lOMoARcPSD|10435767
Nội dung nghị định bao gồm quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên
và môi trường biển, quản lý tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển, tài
nguyên năng lượng biển, tài nguyên nước biển, tài nguyên đất liền thuộc vùng ven
biển và các khu vực có liên quan khác.
1.3.3.4 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Biển năm 2012, bao gồm
quản lý, sdụng, bảo vệ phát triển tài nguyên môi trường biển, quản tài
nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên năng lượng biển, tài
nguyên nước biển, tài nguyên đất liền thuộc vùng ven biển các khu vực liên
quan khác
lOMoARcPSD|10435767
Chương 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN BIỂN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan tài nguyên biển của Hải phòng
2.1.1 Tổng quan
Hải Phòng có bờ biển dài hơn một trăm hai ơi năm km, bao gồm cả các đảo
khơi, cấu tạo kiểu cong lõm về phía vịnh Bắc Bộ, phẳng thấp, cùng với điểm
nổi bật với đồi núi đá cát kết cao 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Vị trí chiến lược này tạo điều kiện cho Đồ Sơn trở thành một điểm du
lịch nổi tiếng với bãi tắm khu nghỉ mát. Ngoài ra, Hải Phòng còn nhiều đảo,
trong đó quần đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vỹ là những điểm đáng chú ý.
Với sự đa dạng của các loài tôm, cá hàng chục loài rong biển giá trị cao
như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư.
Biển Hải Phòng có nhiều khu vực đánh cá, trong đó bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ
lớn nhất, với diện tích trên 10 nghìn hải vuông, trữ lượng lớn ổn định. Các
khu vực triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các cửa sông có diện tích rộng
tới hơn 12 nghìn ha không chỉ có khả năng khai thác mà còn thích hợp cho việc nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn nước lợ, đem lại giá trị kinh tế cao. Chính thế, tài
nguyên viển đóng vai trò trong phát triển kinh tế Hải Phòng
.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
Trong giai đoạn 2021-2030, thành phố Hải Phòng dkiến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GRDP) khoảng 13,5%/năm. Cụ thể, ngành Công nghiệp - xây dựng sẽ đóng
góp nhiều nhất với tăng trưởng 15,3%/năm. Dịch vụ dự kiến tăng 12,5%/năm, trong
khi nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,9%/năm.
lOMoARcPSD|10435767
cấu kinh tế của thành phố scó ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7%
(công nghiệp chiếm 46,8%), dịch vụ chiếm 43,2%, và nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 1,0%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm sẽ chiếm 4,1%.
Dự kiến đến năm 2030, đóng góp của Hải Phòng vào tổng sản phẩm quốc gia
(GDP) sẽ đạt khoảng 6,8%. Điều này phản ánh cam kết tích cực của thành phố trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
b. Xã hội
Một là, dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2022 của thành phố Hải Phòng ước đạt 2.090 nghìn
người, tăng 0,89% so với năm 2021. Phân theo giới tính sđồng đều, không bị
chênh lệch quá cao, tạo điều kiện tham gia cân bằng trong bảo vệ tài nguyên.
Hai là, lao động việc làm
Năm 2022, nhìn chung đã giải quyết việc làm được gần 57 nghìn lượt lao động,
vượt 0,51% kế hoạch năm bằng 101,54% so với cùng kỳ năm 2021. Tình trạng
thất nghiệp đang có chiều hướng tích cực.
2.1.2.2 Các quy hoạch phát triển
Đến năm 2030, Hải Phòng đặt ra mục tiêu quyết liệt trở thành trung tâm cảng
biển hàng đầu, dẫn đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển đổi
số trên toàn quốc. Thành phố này sẽ đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển
của khu vực Bắc Bộ và cả đất nước.
Đồng thời, cuộc sống vật chất tinh thần của cộng đồng địa phương đang
không ngừng được nâng cao, thể hiện hướng đi thành một trung tâm quốc tế giáo
dục, xứng đáng với các thành phố tiêu biểu Châu Á. Thành công này không chỉ đặt
ra mục tiêu về kinh tế mà còn tập trung đảm bảo trật tự và an toàn hội, giữ vững
quốc phòng và an ninh.
lOMoARcPSD|10435767
Thứ nhất, để đặt được các mục tiêu đề ra, kế hoạch 5 năm xác định hơn 100
nhiệm vụ, trong đó 49 nhiệm vụ về phát triển kinh tế biển, hàng hải, nuôi trồng
thủy sản, phát triển du lịch biển, …
Thứ hai, Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả
nước
Thành phố đặt nhấn mạnh vào đa dạng hóa sản phẩm du lịch, từ du lịch biển
đảo, văn hoá-lịch sử, đến trải nghiệm ng nghiệp và chăm sóc sức khoẻ. Mục tiêu
là phát triển ngành kinh tế biển, đưa thành phố thành trung tâm kinh tế biển hiện đại,
đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm sự phát triển của các ngành kinh tế
hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo, cùng
với các ngành kinh tế biển mới. Đây những bước quan trọng để thúc đẩy sự phát
triển bền vững của Hải Phòng.
Thứ ba, xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế,
dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng
cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số trong tất
cả lĩnh vực. Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên
cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được
áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
2.2 Hiện trạng tài nguyên biển tại Hải Png
2.2.1 Những biến động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng
Tài nguyên biển tại Hải Phòng đang phải đối mặt với nhiều biến động và thách
thức do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên con người. Dưới đây một số biến
động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng:
Đầu tiên thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ các hiện tượng khí hậu khác
thể ảnh hưởng đến sinh thái biển, gây biến động đến môi trường sống sinh sản của
các loại cá, tảo và các động vật biển khác.
lOMoARcPSD|10435767
Thứ hai là hành động khai thác quá mức tài nguyên. Việc khai thác quá mức
các nguồn lợi từ biển như cá, mực, và các loại tôm có thể dẫn đến suy thoái nguồn
lực và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng ngư dân và ngành công nghiệp chế biến thủy
sản.
Thứ ba là ô nhiễm môi trường từ các nguồn như chất thải công nghiệp, dầu mỏ,
chất thải từ đô thị thể gây hại cho môi trường biển, ảnh hưởng đến sức khỏe
của sinh vật biển và cả người tiêu dùng.
Thứ việc quản tài nguyên kém hiệu thể dẫn đến mất mát nguồn lực
quan trọng và làm suy giảm chất lượng môi trường biển.
2.2.2 Hiện trạng và biến động chất lượng nguồn tài nguyên biển
Chất lượng tài nguyên sinh vật biển:
Tài nguyên sinh vật biển đóng vai trò quan trọng trong sự sống và kinh tế. Tuy
nhiên, chất lượng tài nguyên này đang gặp nhiều thách thức như ô nhiễm từ chất thải
và nhựa, quá khai thác, biến đổi khí hậu và mất môi trường sống đều ảnh hưởng đến
chất lượng tài nguyên sinh vật biển. Để bảo vệ chúng, cần thiết lập các biện pháp bảo
vệ môi trường, quản bền vững và tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Các nỗ lực
toàn cầu như khu bảo tồn biển, quản lý nguồn lợi thủy sản giảm ô nhiễm đóng vai
trò quan trọng trong bảo vệ chất lượng tài nguyên sinh vật biển cho tương lai.
Chất lượng tài nguyên phi sinh vật
Khai thác sử dụng tài nguyên phi sinh vật một phần quan trọng của sphát
triển kinh tế, nhưng cũng mang theo nhiều thách thức môi trường và xã hội.
Quá trình này thường đi kèm với vấn đề ô nhiễm môi trường, khi chất thải khí thải
gây hại đến hệ sinh thái sức khỏe con người. Đồng thời, khai thác tài nguyên
thể gây suy thoái môi trường, mất mát đa dạng sinh học và làm giảm chất lượng đất
đai.
lOMoARcPSD|10435767
Chất lượng các nguồn tài nguyên khác
Về tài nguyên giao thông vận tải biển: Chất lượng tài nguyên giao thông vận tải
biển, bao gồm cả cảng biển đường biển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả an
toàn của hệ thống vận tải biển. Các cảng biển cần được xây dựng quản một
cách bền vững, đảm bảo cung cấp dịch vụ vận tải hiệu quả đồng thời giảm tác
động tiêu cực đến môi trường biển, bao gồm ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí từ
các phương tiện vận chuyển.
Về tài nguyên du lịch biển: Chất lượng tài nguyên du lịch biển đóng vai trò quan
trọng trong việc thu hút du khách và bảo vệ môi trường biển. Đối với các khu du lịch
biển, việc bảo vệ môi trường biển duy trì chất lượng nước biển, bãi biển sinh
quyển rất quan trọng. Đồng thời, cần xây dựng các sở hạ tầng du lịch bền vững,
như hthống xử nước thải quản lý chất thải, để giảm tác động tiêu cực đến môi
trường biển và duy trì sự hài hòa giữa du lịch và bảo tồn môi trường.
2.3 Thực trạng quản lý hành chính tài nguyên biển ở Hải Phòng
2.3.1 Xu thế tài nguyên biển ở Hải Phòng
Thực tế, các tài nguyên biển đang bị sut giảm nghiêm trọng, thiếu bền vững.
Do các hoạt động khai thác, vấn đề xả thải từ công nghiệp, giao thông, du lịch,…
Vấn đề suy giẩm này, làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế. Hoạt động kinh tế ở
vùng biển đảo đang gây nên tình trạng ô nhiễm nước, đặc biệt là trong việc tăng
nhanh các chất gây ô nhiễm như chất hữu cơ, nitrate, dầu mỡ và kim loại nặng. Ô
nhiễm cục bộ đang trở thành vấn đề phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực ngư dân và cảng biển.
lOMoARcPSD|10435767
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hành cnh tài nguyên biển ở Hải Phòng
Đơn vị chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản hành chính về tài nguyên biển
trên địa bàn thành phố là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trách nhiệm của Phòng
tài nguyên Môi trường tham mưu cho UBND các quận huyện, ban hành các văn
bản hướng dẫn chú trọng đến các tài nguyên.
Bên cạnh những văn bản tham mưu cho các chiến lược quản tài nguyên
biển, thì các hoạt động điều tra, thống kê, vấn và giải quyết trong công tác quản
hành chính về tài nguyên biển luôn được qua tâm.
Mặt khác, công tác quản tài nguyên biển Hải Phòng luôn thực hiện theo
Thông số 10/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Tài nguyên Môi trường,
cụ thể:
Các cấp trong công tác quản tài nguyên biển luôn thực hiện theo Công văn
số 2537/BTNMT-TCBHĐVN ngày 12/5/2020 để chuẩn bị cho việc xây dựng Chiến
lược giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về Chương tnh quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ Việc triển khai chương
trình quản lý tổng hợp vùng bờ hiện tại các địa phương đang gặp khó khăn, chậm so
với yêu cầu đặt ra, do thiếu một trong các căn cứ pháp quan trọng để phê duyệt
tổ chức thực hiện chương trình.
Đến nay, công tác quản lý hành chính tài nguyên biển ở Thành phố Hải Phòng
đẫ giải quyết được một số vấn đề của thực trạng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khắc phục
được hoàn toàn những mối nguy hiểm về tài nguyên biển.
Một số văn bản quy hoạch chi tiết kế hoạch phát triển tài nguyên biển như
sau của thành phố Hải Phòng: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Kiến Thụy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, “quy hoạch cảng biển Hải Phòng
(2021 - 2030)”, “quy hoạch thành phố Hải Phòng thời k 2021 – 2030, tầm nhìn đến
năm 2050”
lOMoARcPSD|10435767
2.3.3 Phân tích việc quản lý tài nguyên biển tại Hải Phòng
2.3.3.1 Mặt tích cực
Nhìn chung, hệ thống quản tài nguyên biển Thành phố Hải Phòng đã đạt
được sự hoàn thiện và phát triển đáng kể. Sự tuân thủ nghiêm túc đối với pháp luật,
nghị quyết, và công văn liên quan đã tăng cường quyền lực hiệu suất của hệ thống.
Đồng thời, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp cải thiện quy trình quản và thu
thập dữ liệu.
Công tác quản hành chính không chỉ chú trọng vào tuân thủ mà còn sự đổi
mới nâng cấp. Sự thừa kế thống nhất được duy tthông qua việc truyền đạt
kiến thức kinh nghiệm giữa các thế hệ. Sự liên kết giữa quan quản lý, doanh
nghiệp, và cộng đồng địa phương cũng được đặt lên hàng đầu để đối mặt với thách
thức cạn kiệt tài nguyên biển và biến đổi khí hậu.
2.3.3.2 Những tồn tại.
Thứ nhất công tác điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên biển. Điều tra
bản, dự báo, kiểm kê, đánh giá và thông tin, dữ liệu về tài nguyên sườn cốt của
công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển. Tuy nhiên, nội dung quy định chưa
bám sát thực tế. Điều này là trở ngại cho việc triển khai các hoạt động điều tra, thống
kê, đánh giá, dẫn tới thông tin, số liệu về tài nguyên biển không được cập nhật mới
kịp thời, không dự báo sớm được tình hình tài nguyên để những biện pháp ứng
phó kịp thời.
Thứ hai công tác bảo vtài nguyên biển. Bảo vtài nguyên biển nên chú
trọng cả về số lượng chất lượng, cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tài nguyên. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý hành chính, kiểm
soát tài nguyên hầu như chỉ tập trung ở khu vực đô thị, những vấn đề về tài nguyên
biển ở các vùng nông thôn chưa được quan tâm nhiều.
lOMoARcPSD|10435767
Thứ ba hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên. Do thiếu các quy định cụ
thể, các chế tài, … nên trên thực tế hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên biển
chưa hợp lý. Đồng thời chưa có các kế hoạch điều hòa, phân btài nguyên hiệu quả.
Nhiều công trình khai thác và sử dụng được triển khai, song có ít công trình thực sự
đạt được mục tiêu và phát huy hiệu quả tài nguyên.
lOMoARcPSD|10435767
Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp về pháp luật
Hoàn thiện các bộ quy tắc quản hành chính dựa trên các văn bản pháp luật
hiện hành trong đó bao gồm về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, và quyền hạn
của Thanh tra về tài nguyên biển, Đồng thời, tuyên truyền các văn bản luật, nghị định
liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đến gần hơn với mọi người.
Đề cao việc xử mạnh mẽ các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác
sử dụng tài nguyên biển. Đặc biệt, đề xuất việc tăng cường sự phối hợp hiệu quả gia
các cấp, các ngành, với việc coi trọng ý kiến và thông tin từ cộng đồng dân cư.
Công bố kết quả thanh tra và kiểm tra một cách minh bạch và rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng dân được
thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình tài nguyên biển trong thành phố.
3.2 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
Tích cực tuyên truyền giáo dục cho tất cả các mọi người, mọi lứa tuổi trên mọi
phương diện, phương tiện; để nhận thức được việc khai thác sử dụng tài nguyên
đứng cách.
Một huy động toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên biển như bảo vchính sức
khỏe của bản. Nắm bắt hiểu sâu các tuyên truyền cuat Đảng Nhà nước, địa
phương và pháp luật.
Ba đẩy mạnh hơn nữa các phong trào về tài nguyên biển. Đồng thời, trong
các nhà trường đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa giáo dục về tài nguyên biển, lồng
ghét trong các chương trình sinh hoạt Đoàn – Hôi sinh viên.
lOMoARcPSD|10435767
3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Hiện nay, việc thu thập thông tin đánh giá tài nguyên biển cần được lập kế
hoạch khai thác hợp lý. Tuy nhiên, thông tin vẫn phân tán và chưa đồng nhất do các
cơ quan sử dụng kho dữ liệu riêng. Đề xuất xây dựng một ngân hàng dữ liệu chung
về tài nguyên biển để chuẩn hóa và chia sẻ thông tin.
Đánh giá trạng thái tài nguyên biển sở để phát triển chiến lược khai thác
sử dụng hiệu quả. Cần tổ chức đánh giá tình trạng nguồn tài nguyên sinh vật biển,
tài nguyên phi sinh vật, và các tài nguyên biển khác (giao thông, du lịch). Đồng thời,
cần chỉ đạo thúc đẩy sử dụng công nghệ mới đầu vào hạ tầng để bảo vệ tài
nguyên biển cho thành phố.
3.4 Đề xuất chính sách chiến lược quản lý hành chính môi trường
Chính sách tài chính nên được quan tâm và phát triển, với mục tiêu tối ưu hóa
huy động tất cả các nguồn vốn có sẵn từ địa phương và quoosc gia, nhằm hỗ trhiệu
quả cho công tác quản hành chính tài nguyên biển. Giống như các ngành khác,
ngân sách của Thành phố cần thiết lập tỷ lệ phân bổ phù hợp đối với việc khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển
Hơn nữa, cần thiết nâng cao tài trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu,
không chỉ của nhân còn của các tổ chức, trong các lĩnh vực chính như nuôi
trồng đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch, …
KẾT LUẬN
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú đa dạng, đúng như
câu nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Trong đó, tài nguyên biển của nước ta nói chung
Thành phố Hải phòng nói riêng nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế, đời
sống nhân dân.
lOMoARcPSD|10435767
Tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam Hải Phòng từ
nhiều khía cạnh. Nguồn lợi ngư nghiệp cung cấp thực phẩm thu nhập, trong khi
cảng biển Hải Phòng kết nối quốc tế đóng góp vào thương mại logistics. An
ninh quốc gia được bảo vệ thông qua việc duy trì an ninh biển và quản lý tài nguyên.
Xã hội hưởng lợi từ nguồn sống và du lịch biển, đồng thời giữ gìn và phát triển văn
hóa địa phương. Tóm lại, tài nguyên biển là trụ cột đa chiều đóng vai trò quyết định
trong sự phát triển và bền vững của khu vực.
Tuy nhiên, việc khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản, cùng với việc biến đổi
khí hậu, vấn đề rác thải từ công nghiệp, sinh hoạt, đang dần làm cho tài nguyên
biển của thành phố Hải Phòng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như mất cân bằng sinh
thái, mỹ quan du lịch, Trước tình hình đó các cấp lãnh đạo cùng các quan chức
năng cũng đã những giải pháp ngăn chặn và xlý ô nhiễm. Thế nhưng, còn nhiều
bất cập xảy ra chưa triệt để.
Để phát triển các ngành kinh tế lấy tài nguyên biển làm cốt, trong thời gian tới
cần quy hoạch bố trí các khu công nghiệp hay hệ thống bảo vệ tài nguyên chặt chẽ.
Vấn đề đặt raHải Phòng cần phải biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi
phá hoại tài nguyên biển. Xét về tính lâu dài, Hải Phòng cũng cần tính đến việc quy
hoạch và bảo tồn các tài nguyên biển một cách hợp lý. Hoặc mở rộng đầu công
nghệ vào việc khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Như vậy, vừa giữ gìn đuoực
tài nguyên biển, vừa đảm bảo phát triển đời sống nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Luật Tài nguyên, môi trường biển hải
đảo số 82/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2016, Hà Nội.
Cao Vương (24/9/2023), “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân.
lOMoARcPSD|10435767
Cổng thông tin điện tử chính phủ (4/12/2023), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch thành phố Hải Phòng.
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (2021), Tài nguyên biển, Hải Phòng
Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2022), Tình hình kinh tế - hội năm 2022
của thành phố Hi Phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hoàng Nam (TTXVN) (2020), “Bảo tồn biển Việt Nam: Bài 1 Thực trạng và
những vấn đề cấp bách”, Báo Tin tức.
Thanh Bùi (11/2019), “Tài nguyên biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và lợi thế”,
Trang thông tin đối ngoại (TTĐN).
ThS.LS.Phạm Quang Thanh (4/2021), Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà
nước, I Luật Sư.
| 1/22

Preview text:

lOMoARcPSD| 10435767 MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC …………………... 4
1.1 Khái niệm tài nguyên biển ……………………………………………… 4
1.1.1 Các khái niệm 1.1.2 Phân bố tài nguyên biển 1.1.3 Vai trò của biển
1.2 Hiện trạng tài nguyên biển ở Việt Nam ……………………………….. 5
1.2.1 Nguồn tài nguyên dồi dào phong phú 1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài
nguyên biển 1.2.3 Nguyên nhân gây tác động xấu tới tài nguyên biển
1.3 Công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển ……………………... 9
1.3.1 Quản lý tài nguyên biển 1.3.2 Thực trạng quản lý tài nguyên biển hiện
nay 1.3.3 Các luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính tài nguyên biển
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN BIỂN CỦA
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ………………………………….
2.1 Tổng quan tài nguyên biển của Hải phòng …………………………….. 11
2.1.1 Tổng quan
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển
2.2 Hiện trạng tài nguyên biển tại Hải Phòng ………………………………. 13
2.2.1 Những biến động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng
2.2.2 Hiện trạng và biến động chất lượng nguồn tài nguyên biển
2.3 Thực trạng quản lý hành chính tài nguyên biển ở Hải Phòng ………... 15
2.3.1 Xu thế tài nguyên biển ở Hải Phòng lOMoARcPSD| 10435767
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hành chính
tài nguyên biển ở Hải Phòng
2.3.3 Phân tích quản lý tài nguyên biển tại Hải Phòng
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ……………………………… 19
3.1 Giải pháp về pháp luật
3.2 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
3.3 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật
3.4. Dề xuất chính sách chiến lược
KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………. 22 MỞ ĐẦU
Biển không chỉ là một phần của hệ thống thủy lực toàn cầu, biển còn là nguồn
tài nguyên quan trọng với nhiều giá trị kinh tế, xã hội và môi trường. Nó đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đóng góp không ngừng trong việc đi
lại, giao thương, du lịch, và cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn.
Biển đóng vai trò quan trọng trong giao thông và thương mại quốc tế thông qua
các tuyến đường biển và là địa điểm du lịch phổ biến. Là nguồn cung thực phẩm
quan trọng từ ngành công nghiệp thủy sản và là kho tài nguyên vô tận với hàng ngàn
loài động vật và thực vật.
Với vị trí địa lý nằm phía Tây Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng có nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên có giá trị khai thác, lại có giá trị bảo tồn và bảo vệ. Cùng với đó
là các ngư trường có truyền thống lâu đời mà dồi dào như Bạch Long Vỹ, Cát Bà
Long Châu. Hơn nữa, còn có nguồn năng lượng gió, mặt trời, tiềm năng dầu khí. Nói lOMoARcPSD| 10435767
chung, tài nguyên biển Hải Phòng đã và đang được khai thác với ngày một quy mô càng lớn.
Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên biển ở Hải Phòng, xuất hiện
nhiều vấn đề bất cập. Sự suy giảm không gian của các hệ sinh thái như rừng ngập
mặn, bãi triều, cỏ biển và mất mát đa dạng sinh học là kết quả của việc thiếu quy
hoạch khoa học và liên kết vùng. Sự lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường là
những thách thức đáng chú ý. Cảnh quan bờ biển bị biến dạng và ô nhiễm do khai
thác vật liệu xây dựng, cũng như tác động tiêu cực từ du lịch biển.
Hệ lụy của phát triển kinh tế ở vùng biển đảo gây nên ô nhiễm môi trường, với
nồng độ chất ô nhiễm vượt quy chuẩn, đặc biệt là các chất gây ô nhiễm bền vững.
Các vùng cửa sông trở thành điểm nóng ô nhiễm, đặc biệt là cửa sông Bạch Đằng.
Xuất phát từ vấn đề trên, nên đề tài “Quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên
biển ở thành phố Hải Phòng hiện nay” cần được quan tâm. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Khái niệm tài nguyên biển
1.1.1 Các khái niệm
Theo khái niệm hiện hành, “Biển là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa
nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương,
Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương.”
Tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật (ô vàn loại hải sản với số lượng
lớn như tôm, cua, cá, rong, tảo, ngọc trai, san hô, đồi mồi, …) và tài nguyên phi sinh
vật thuộc khối nước biển (sinh vật dưới biển, khoáng sản, nước, năng lượng thủy
triều, cảnh đẹp, bãi cát, gió…, lOMoARcPSD| 10435767
1.1.2 Phân bố tài nguyên biển
Tài nguyên biển trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Các tài nguyên này bao
gồm tài nguyên sinh học, khoáng sản, dầu khí, năng lượng gió, và nhiều loại tài
nguyên khác. Tuy nhiên, phân bố tài nguyên biển không đồng đều trên toàn cầu. Một
số vùng biển có nhiều tài nguyên hơn so với các vùng khác. Các vùng biển có nhiều
tài nguyên bao gồm Biển Đông, Biển Địa Trung Hải, Biển Caribê, Biển Bering và Biển Ả Rập
1.1.3 Vai trò của biển
Bển có vai trò trong giao thông vận tải và thương mại quốc tế. Các tuyến đường
biển là phương tiện quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa và người qua các quốc
gia và lục địa khác nhau. Hơn 80% thương mại quốc tế diễn ra thông qua các tuyến
đường biển, đóng vai trò là cột mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Biển trở thành điểm du lịch phổ biến, vạn người mê, với bờ biển dẫn đầu trong
số những địa điểm thu hút du khách. Bên cạnh đó, biển là nguồn sinh để tạo ra mây
và mưa, nhằm duy trì cuộc sống.
Ngoài ra, biển là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng thông qua ngành công
nghiệp thủy sản. Là kho tài nguyên vô tận với hơn 160 nghìn loài động vật và 10 nghìn loài thực vật.
1.2 Hiện trạng tài nguyên biển ở Việt Nam
1.2.1 Tài nguyên biển Việt Nam
Việt Nam, với địa lý đặc trưng của mình cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa và
hệ thống bờ biển trải dài từ phía Bắc vào phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển và quản lý tài nguyên biển. Điều này tạo nên một nguồn lực quan trọng
trong lĩnh vực biển, với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Cụ thể các đặc điểm
của tài nguyên biển nước ta trong từng loại tài nguyên biển cụ thể như sau: lOMoARcPSD| 10435767
1.2.1.1 Tài nguyên sinh vật
Biển nước ta không chỉ là môi trường sống cho nhiều loại động vật quý giá mà
còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho con người thông qua cá, động vật thân mềm,
chim biển và rong biển. Việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn lợi biển là quan
trọng để đảm bảo sự đa dạng sinh học và nguồn thực phẩm cho tương lai. Tài nguyên Mô tả Các loài cá
Tổng số loài cá: Hơn 2.458 loài cá.
Loài có giá trị kinh tế cao: Khoảng 110 loài.
Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam: 5 triệu tấn/năm.
Sản lượng cá đánh bắt hàng năm: Khoảng 2,3 triệu tấn. Động vật thân
Số loài động vật thân mềm ở Biển Đông: Hơn 1.800 loài. mềm
Loài thực phẩm có giá trị kinh tế cao: Mực, hải sâm, ... Chim biển
Vô cùng đa dạnh và phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến, ... Ronng biển
Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển
Là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong
phú rất tốt cho sức khỏe.
1.2.1.2 Tài nguyên phi sinh vật
Trong phát triển kinh tế của Việt Nam, dầu khí được xem là một trong những
tài nguyên lớn nhất trên thềm lục địa của quốc gia. Một số tiềm năng dầu khí tại các
bể trầm tích quan trọng như Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã
Lai – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự kiến trên toàn thềm lục
địa Việt Nam ước tính khoảng 10 tỷ tấn. Các con số đã được xác minh cho thấy trữ
lượng dầu là gần 550 triệu tấn và khí là trên 610 tỷ m3.
Ngoài ra, nguồn thiếc này kết hợp với tiềm năng lớn về quặng sa khoáng chứa
các nguyên tố hiếm, tạo nên triển vọng lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp
quặng và kim loại quý trong khu vực này. lOMoARcPSD| 10435767
1.2.1.3 Các nguồn tài nguyên đặc biệt
a. Tài nguyên giao thông vận tải
Với địa hình thuận lợi như bờ biể chạy dàu từ Bắc vô Nam, cùng với các tuyến
đường thương mại quốc tế chạy ngang. Sự ưu ái của cái vụng kín gió. Làm cho giao
thông vận tải biển mang tiềm năng lớn. b. Tài nguyên du lịch
Mang nhiều nét đẹp như nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, đó được
coi là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta, phân bố ngay ở vùng ven biển. Mặt khác,
có Hạ Long, Hải Phòng, … là những trung tâm kinh tế lớn nằm ven biển hay gần vùng ven biển.
1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên biển
1.2.2.1 Hiện thực ở mức báo động
Nghiên cứu từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường chỉ ra
rằng, tình trạng khai thác tài nguyên biển tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ quá
mức, đồng thời thiếu sự bền vững. Những tổn thương như: giảm đa dạng sinh học và
sinh thái, phá hủy các tài nguyên biển, đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi
trường biển, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản, và sinh kế của cộng đồng vùng ven biển.
Ngoài ra, hệ sinh thái quan trọng như thảm cỏ biển đang đối diện với nguy cơ
tổn thương và suy thoái ngày càng trầm trọng.
Khu vực tự nhiên nơi các loài sinh vật sống bị suy giảm đáng kể do hoạt động
phá hủy, gây tổn thất lớn đối với đa dạng sinh học của vùng bờ. Năng suất khai thác
hải sản giảm đáng kể, và tình trạng sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất
phá hủy, như sử dụng xung điện, chất nổ, và ánh sáng cao áp quá mức cho phép,
đang diễn ra phổ biến. Những hoạt động này đang làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản lOMoARcPSD| 10435767
ven bờ, khiến cho trữ lượng, sản lượng, và kích thước của các loài cá bắt được giảm dần theo thời gian.
1.2.2.2 Những con số biết nói
Các ước tính của các nhà khoa học cho biết, thảm cỏ biển trong khu vực từ
Quảng Ninh đến Hà Tiên đã giảm khoảng 40 - 60%, trong khi rừng ngập mặn mất
tới 70%. Đáng chú ý, khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy mà không có khả năng tự phục hồi.
Việt Nam đã mất 12% diện tích rạn san hô cùng với 48% rạn san hô khác đang
suy thoái nghiêm trọng trong hơn 20 năm qua. Sự suy giảm tập trung ở các khu vực
có dân cư đông đúc như Vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung và quần đảo
Trường Sa, nơi độ phủ giảm trên 30%.
Do khai thác và đánh bắt cá quá mức, hơn 100 loài sinh vật biển nước Việt Nam
đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Các loài này, được liệt kê trong Sách đỏ Việt
Nam và Danh mục đỏ IUCN, bao gồm 37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4
loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ và 3 loài mực.
80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai
thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt
(theo nghiên cứu của FAO). Sản lượng đánh bắt giảm đáng kểchứng minh cho tình
trạng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
1.2.3 Nguyên nhân gây tác động xấu tới tài nguyên biển
Cạn kiệt tài nguyên biển là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng do nhiều
nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến sinh quyển biển và sự cân bằng tự nhiên. Một
số nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên biển như:
Thứ nhất, đánh bắt quá mức: Hoạt động đánh bắt cá và các loại tài nguyên biển
khác vượt quá khả năng tái tạo của sinh quyển biển. Sự quá mức khai thác không chỉ lOMoARcPSD| 10435767
ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học mà còn làm giảm sản lượng và số lượng của
nhiều loài cá quan trọng.
Thứ hai, ô nhiễm môi trường: Sự ô nhiễm từ các nguồn khác nhau như dầu mỏ,
chất thải công nghiệp, và rác thải nhựa đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh quyển biển.
Thứ ba, biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu đang tác động đáng kể đến môi
trường biển. Tăng nhiệt độ biển, sự thay đổi trong mức độ pH, và thay đổi trong mô
hình lưu thông biển có thể gây tổn thương đáng kể cho sinh quyển biển và làm suy giảm tài nguyên biển.
Thứ tư, phá hủy môi trường sống: Sự phá hủy môi trường sống tự nhiên của
sinh quyển biển thông qua việc phá rừng ven biển, san lấp đất ngập, và xây dựng các
công trình hạ tầng ven biển đã làm giảm diện tích môi trường sống tự nhiên và làm
thay đổi đáng kể cấu trúc của sinh quyển.
Tất cả những nguyên nhân này làm cho tình trạng cạn kiệt tài nguyên biển ngày
càng khẩn thiết. Điều này đe dọa đến sự sống của sinh quyển biển và ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn lợi kinh tế.
1.3 Công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển
1.3.1 Quản lý tài nguyên biển
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển được hiểu là việc hoạch định và tổ chức thực
hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài
nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hiệu quả và hợp
lý nhất (Theo khoản 2 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015)
Theo đó, quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo được thực hiện dựa trên
ba nguyên tắc trong Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 lOMoARcPSD| 10435767
1.3.2 Thực trạng quản lý tài nguyên biển hiện nay
Thực tế cho thấy các hệ sinh thái biển mang sứu mệnh cung cấp tài nguyên cho
sự phát triển kinh tế biểnTuy nhiên, các hệ sinh thái biển và các tài nguyên biển đang
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Ô nhiễm môi trường, khai thác đánh bắt
cá quá mức, đa dạng sinh học biển bị đe dọa...
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ưu tiên và chú trọng hoạt động bảo tồn thiên
nhiên biển và xem nó như một trong những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế
biển đất nước trong tương lai.
Qua nhiều lần lên kế hoạch, quy chế, … thì tại Quyết định 742/QĐ-TTg, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến
năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển (chứa gần 70 nghìn ha rạn san hô, 20
nghìn ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn, theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam).
1.3.3 Các luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính
tài nguyên biển
1.3.3.1 Luật Tài nguyên và Môi trường Biển năm 2020
Nội dung quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó
có về tài nguyên biển. Được quy định trong luật này.
1.3.3.2 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP
Nội dung nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định từ đường
mép nước biển thấp nhất cho các tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
1.3.3.3 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP lOMoARcPSD| 10435767
Nội dung nghị định bao gồm quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên
và môi trường biển, quản lý tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển, tài
nguyên năng lượng biển, tài nguyên nước biển, tài nguyên đất liền thuộc vùng ven
biển và các khu vực có liên quan khác.
1.3.3.4 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Biển năm 2012, bao gồm
quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường biển, quản lý tài
nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên năng lượng biển, tài
nguyên nước biển, tài nguyên đất liền thuộc vùng ven biển và các khu vực có liên quan khác lOMoARcPSD| 10435767 Chương 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN BIỂN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan tài nguyên biển của Hải phòng
2.1.1 Tổng quan
Hải Phòng có bờ biển dài hơn một trăm hai mươi năm km, bao gồm cả các đảo
khơi, có cấu tạo kiểu cong lõm về phía vịnh Bắc Bộ, phẳng và thấp, cùng với điểm
nổi bật với đồi núi đá cát kết cao 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Vị trí chiến lược này tạo điều kiện cho Đồ Sơn trở thành một điểm du
lịch nổi tiếng với bãi tắm và khu nghỉ mát. Ngoài ra, Hải Phòng còn có nhiều đảo,
trong đó quần đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vỹ là những điểm đáng chú ý.
Với sự đa dạng của các loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị cao
như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư.
Biển Hải Phòng có nhiều khu vực đánh cá, trong đó bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ
là lớn nhất, với diện tích trên 10 nghìn hải lý vuông, trữ lượng lớn và ổn định. Các
khu vực triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các cửa sông có diện tích rộng
tới hơn 12 nghìn ha không chỉ có khả năng khai thác mà còn thích hợp cho việc nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ, đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì thế, tài
nguyên viển đóng vai trò trong phát triển kinh tế Hải Phòng
.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội a. Kinh tế
Trong giai đoạn 2021-2030, thành phố Hải Phòng dự kiến có tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GRDP) khoảng 13,5%/năm. Cụ thể, ngành Công nghiệp - xây dựng sẽ đóng
góp nhiều nhất với tăng trưởng 15,3%/năm. Dịch vụ dự kiến tăng 12,5%/năm, trong
khi nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,9%/năm. lOMoARcPSD| 10435767
Cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ có ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7%
(công nghiệp chiếm 46,8%), dịch vụ chiếm 43,2%, và nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 1,0%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm sẽ chiếm 4,1%.
Dự kiến đến năm 2030, đóng góp của Hải Phòng vào tổng sản phẩm quốc gia
(GDP) sẽ đạt khoảng 6,8%. Điều này phản ánh cam kết tích cực của thành phố trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. b. Xã hội
Một là, dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2022 của thành phố Hải Phòng ước đạt 2.090 nghìn
người, tăng 0,89% so với năm 2021. Phân theo giới tính có sự đồng đều, không bị
chênh lệch quá cao, tạo điều kiện tham gia cân bằng trong bảo vệ tài nguyên.
Hai là, lao động việc làm
Năm 2022, nhìn chung đã giải quyết việc làm được gần 57 nghìn lượt lao động,
vượt 0,51% kế hoạch năm và bằng 101,54% so với cùng kỳ năm 2021. Tình trạng
thất nghiệp đang có chiều hướng tích cực.
2.1.2.2 Các quy hoạch phát triển
Đến năm 2030, Hải Phòng đặt ra mục tiêu quyết liệt trở thành trung tâm cảng
biển hàng đầu, dẫn đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển đổi
số trên toàn quốc. Thành phố này sẽ đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển
của khu vực Bắc Bộ và cả đất nước.
Đồng thời, cuộc sống vật chất và tinh thần của cộng đồng địa phương đang
không ngừng được nâng cao, thể hiện hướng đi thành một trung tâm quốc tế giáo
dục, xứng đáng với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á. Thành công này không chỉ đặt
ra mục tiêu về kinh tế mà còn tập trung đảm bảo trật tự và an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh. lOMoARcPSD| 10435767
Thứ nhất, để đặt được các mục tiêu đề ra, kế hoạch 5 năm xác định hơn 100
nhiệm vụ, trong đó có 49 nhiệm vụ về phát triển kinh tế biển, hàng hải, nuôi trồng
thủy sản, phát triển du lịch biển, …
Thứ hai, Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước
Thành phố đặt nhấn mạnh vào đa dạng hóa sản phẩm du lịch, từ du lịch biển
đảo, văn hoá-lịch sử, đến trải nghiệm nông nghiệp và chăm sóc sức khoẻ. Mục tiêu
là phát triển ngành kinh tế biển, đưa thành phố thành trung tâm kinh tế biển hiện đại,
đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm sự phát triển của các ngành kinh tế
hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo, cùng
với các ngành kinh tế biển mới. Đây là những bước quan trọng để thúc đẩy sự phát
triển bền vững của Hải Phòng.
Thứ ba, xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, có
dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng
cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số trong tất
cả lĩnh vực. Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên
cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được
áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
2.2 Hiện trạng tài nguyên biển tại Hải Phòng
2.2.1 Những biến động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng
Tài nguyên biển tại Hải Phòng đang phải đối mặt với nhiều biến động và thách
thức do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và con người. Dưới đây là một số biến
động ảnh hưởng tới tài nguyên biển tại Hải Phòng:
Đầu tiên là thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ và các hiện tượng khí hậu khác có
thể ảnh hưởng đến sinh thái biển, gây biến động đến môi trường sống và sinh sản của
các loại cá, tảo và các động vật biển khác. lOMoARcPSD| 10435767
Thứ hai là hành động khai thác quá mức tài nguyên. Việc khai thác quá mức
các nguồn lợi từ biển như cá, mực, và các loại tôm có thể dẫn đến suy thoái nguồn
lực và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng ngư dân và ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Thứ ba là ô nhiễm môi trường từ các nguồn như chất thải công nghiệp, dầu mỏ,
và chất thải từ đô thị có thể gây hại cho môi trường biển, ảnh hưởng đến sức khỏe
của sinh vật biển và cả người tiêu dùng.
Thứ tư là việc quản lý tài nguyên kém hiệu có thể dẫn đến mất mát nguồn lực
quan trọng và làm suy giảm chất lượng môi trường biển.
2.2.2 Hiện trạng và biến động chất lượng nguồn tài nguyên biển
Chất lượng tài nguyên sinh vật biển:
Tài nguyên sinh vật biển đóng vai trò quan trọng trong sự sống và kinh tế. Tuy
nhiên, chất lượng tài nguyên này đang gặp nhiều thách thức như ô nhiễm từ chất thải
và nhựa, quá khai thác, biến đổi khí hậu và mất môi trường sống đều ảnh hưởng đến
chất lượng tài nguyên sinh vật biển. Để bảo vệ chúng, cần thiết lập các biện pháp bảo
vệ môi trường, quản lý bền vững và tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Các nỗ lực
toàn cầu như khu bảo tồn biển, quản lý nguồn lợi thủy sản và giảm ô nhiễm đóng vai
trò quan trọng trong bảo vệ chất lượng tài nguyên sinh vật biển cho tương lai.
Chất lượng tài nguyên phi sinh vật
Khai thác và sử dụng tài nguyên phi sinh vật là một phần quan trọng của sự phát
triển kinh tế, nhưng cũng mang theo nhiều thách thức môi trường và xã hội.
Quá trình này thường đi kèm với vấn đề ô nhiễm môi trường, khi chất thải và khí thải
gây hại đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đồng thời, khai thác tài nguyên có
thể gây suy thoái môi trường, mất mát đa dạng sinh học và làm giảm chất lượng đất đai. lOMoARcPSD| 10435767
Chất lượng các nguồn tài nguyên khác
Về tài nguyên giao thông vận tải biển: Chất lượng tài nguyên giao thông vận tải
biển, bao gồm cả cảng biển và đường biển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và an
toàn của hệ thống vận tải biển. Các cảng biển cần được xây dựng và quản lý một
cách bền vững, đảm bảo cung cấp dịch vụ vận tải hiệu quả và đồng thời giảm tác
động tiêu cực đến môi trường biển, bao gồm ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí từ
các phương tiện vận chuyển.
Về tài nguyên du lịch biển: Chất lượng tài nguyên du lịch biển đóng vai trò quan
trọng trong việc thu hút du khách và bảo vệ môi trường biển. Đối với các khu du lịch
biển, việc bảo vệ môi trường biển và duy trì chất lượng nước biển, bãi biển và sinh
quyển là rất quan trọng. Đồng thời, cần xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch bền vững,
như hệ thống xử lý nước thải và quản lý chất thải, để giảm tác động tiêu cực đến môi
trường biển và duy trì sự hài hòa giữa du lịch và bảo tồn môi trường.
2.3 Thực trạng quản lý hành chính tài nguyên biển ở Hải Phòng
2.3.1 Xu thế tài nguyên biển ở Hải Phòng
Thực tế, các tài nguyên biển đang bị sut giảm nghiêm trọng, thiếu bền vững.
Do các hoạt động khai thác, vấn đề xả thải từ công nghiệp, giao thông, du lịch,…
Vấn đề suy giẩm này, làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế. Hoạt động kinh tế ở
vùng biển đảo đang gây nên tình trạng ô nhiễm nước, đặc biệt là trong việc tăng
nhanh các chất gây ô nhiễm như chất hữu cơ, nitrate, dầu mỡ và kim loại nặng. Ô
nhiễm cục bộ đang trở thành vấn đề phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực ngư dân và cảng biển. lOMoARcPSD| 10435767
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hành chính tài nguyên biển ở Hải Phòng
Đơn vị chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính về tài nguyên biển
trên địa bàn thành phố là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trách nhiệm của Phòng
tài nguyên và Môi trường là tham mưu cho UBND các quận huyện, ban hành các văn
bản hướng dẫn chú trọng đến các tài nguyên.
Bên cạnh những văn bản tham mưu cho các chiến lược và quản lý tài nguyên
biển, thì các hoạt động điều tra, thống kê, tư vấn và giải quyết trong công tác quản lý
hành chính về tài nguyên biển luôn được qua tâm.
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên biển ở Hải Phòng luôn thực hiện theo
Thông tư số 10/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
Các cấp trong công tác quản lý tài nguyên biển luôn thực hiện theo Công văn
số 2537/BTNMT-TCBHĐVN ngày 12/5/2020 để chuẩn bị cho việc xây dựng Chiến
lược giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ Việc triển khai chương
trình quản lý tổng hợp vùng bờ hiện tại các địa phương đang gặp khó khăn, chậm so
với yêu cầu đặt ra, do thiếu một trong các căn cứ pháp lý quan trọng để phê duyệt và
tổ chức thực hiện chương trình.
Đến nay, công tác quản lý hành chính tài nguyên biển ở Thành phố Hải Phòng
đẫ giải quyết được một số vấn đề của thực trạng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khắc phục
được hoàn toàn những mối nguy hiểm về tài nguyên biển.
Một số văn bản quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển tài nguyên biển như
sau của thành phố Hải Phòng: “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Kiến Thụy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, “quy hoạch cảng biển Hải Phòng
(2021 - 2030)”, “quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” lOMoARcPSD| 10435767
2.3.3 Phân tích việc quản lý tài nguyên biển tại Hải Phòng
2.3.3.1 Mặt tích cực
Nhìn chung, hệ thống quản lý tài nguyên biển ở Thành phố Hải Phòng đã đạt
được sự hoàn thiện và phát triển đáng kể. Sự tuân thủ nghiêm túc đối với pháp luật,
nghị quyết, và công văn liên quan đã tăng cường quyền lực và hiệu suất của hệ thống.
Đồng thời, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp cải thiện quy trình quản lý và thu thập dữ liệu.
Công tác quản lý hành chính không chỉ chú trọng vào tuân thủ mà còn có sự đổi
mới và nâng cấp. Sự thừa kế và thống nhất được duy trì thông qua việc truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giữa các thế hệ. Sự liên kết giữa cơ quan quản lý, doanh
nghiệp, và cộng đồng địa phương cũng được đặt lên hàng đầu để đối mặt với thách
thức cạn kiệt tài nguyên biển và biến đổi khí hậu.
2.3.3.2 Những tồn tại.
Thứ nhất là công tác điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên biển. Điều tra cơ
bản, dự báo, kiểm kê, đánh giá và thông tin, dữ liệu về tài nguyên là sườn cốt của
công tác quản lý hành chính về tài nguyên biển. Tuy nhiên, nội dung quy định chưa
bám sát thực tế. Điều này là trở ngại cho việc triển khai các hoạt động điều tra, thống
kê, đánh giá, dẫn tới thông tin, số liệu về tài nguyên biển không được cập nhật mới
kịp thời, không dự báo sớm được tình hình tài nguyên để có những biện pháp ứng phó kịp thời.
Thứ hai là công tác bảo vệ tài nguyên biển. Bảo vệ tài nguyên biển nên chú
trọng cả về số lượng và chất lượng, cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tài nguyên. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý hành chính, kiểm
soát tài nguyên hầu như chỉ tập trung ở khu vực đô thị, những vấn đề về tài nguyên
biển ở các vùng nông thôn chưa được quan tâm nhiều. lOMoARcPSD| 10435767
Thứ ba là hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên. Do thiếu các quy định cụ
thể, các chế tài, … nên trên thực tế hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên biển
chưa hợp lý. Đồng thời chưa có các kế hoạch điều hòa, phân bố tài nguyên hiệu quả.
Nhiều công trình khai thác và sử dụng được triển khai, song có ít công trình thực sự
đạt được mục tiêu và phát huy hiệu quả tài nguyên. lOMoARcPSD| 10435767 Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp về pháp luật
Hoàn thiện các bộ quy tắc quản lý hành chính dựa trên các văn bản pháp luật
hiện hành trong đó bao gồm về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, và quyền hạn
của Thanh tra về tài nguyên biển, Đồng thời, tuyên truyền các văn bản luật, nghị định
liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đến gần hơn với mọi người.
Đề cao việc xử lý mạnh mẽ các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và
sử dụng tài nguyên biển. Đặc biệt, đề xuất việc tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa
các cấp, các ngành, với việc coi trọng ý kiến và thông tin từ cộng đồng dân cư.
Công bố kết quả thanh tra và kiểm tra một cách minh bạch và rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được
thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình tài nguyên biển trong thành phố.
3.2 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
Tích cực tuyên truyền giáo dục cho tất cả các mọi người, mọi lứa tuổi trên mọi
phương diện, phương tiện; để nhận thức được việc khai thác và sử dụng tài nguyên đứng cách.
Một là huy động toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên biển như bảo vệ chính sức
khỏe của bản. Nắm bắt và hiểu sâu các tuyên truyền cuat Đảng và Nhà nước, địa phương và pháp luật.
Ba là đẩy mạnh hơn nữa các phong trào về tài nguyên biển. Đồng thời, trong
các nhà trường đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa giáo dục về tài nguyên biển, lồng
ghét trong các chương trình sinh hoạt Đoàn – Hôi sinh viên. lOMoARcPSD| 10435767
3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Hiện nay, việc thu thập thông tin và đánh giá tài nguyên biển cần được lập kế
hoạch khai thác hợp lý. Tuy nhiên, thông tin vẫn phân tán và chưa đồng nhất do các
cơ quan sử dụng kho dữ liệu riêng. Đề xuất xây dựng một ngân hàng dữ liệu chung
về tài nguyên biển để chuẩn hóa và chia sẻ thông tin.
Đánh giá trạng thái tài nguyên biển là cơ sở để phát triển chiến lược khai thác
và sử dụng hiệu quả. Cần tổ chức đánh giá tình trạng nguồn tài nguyên sinh vật biển,
tài nguyên phi sinh vật, và các tài nguyên biển khác (giao thông, du lịch). Đồng thời,
cần chỉ đạo thúc đẩy sử dụng công nghệ mới và đầu tư vào hạ tầng để bảo vệ tài
nguyên biển cho thành phố.
3.4 Đề xuất chính sách chiến lược quản lý hành chính môi trường
Chính sách tài chính nên được quan tâm và phát triển, với mục tiêu tối ưu hóa
huy động tất cả các nguồn vốn có sẵn từ địa phương và quoosc gia, nhằm hỗ trợ hiệu
quả cho công tác quản lý hành chính tài nguyên biển. Giống như các ngành khác,
ngân sách của Thành phố cần thiết lập tỷ lệ phân bổ phù hợp đối với việc khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển
Hơn nữa, cần thiết nâng cao tài trợ và kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu,
không chỉ của cá nhân mà còn của các tổ chức, trong các lĩnh vực chính như nuôi
trồng đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch, … KẾT LUẬN
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, đúng như
câu nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Trong đó, tài nguyên biển của nước ta nói chung và
Thành phố Hải phòng nói riêng là nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế, đời sống nhân dân. lOMoARcPSD| 10435767
Tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam và Hải Phòng từ
nhiều khía cạnh. Nguồn lợi ngư nghiệp cung cấp thực phẩm và thu nhập, trong khi
cảng biển Hải Phòng kết nối quốc tế và đóng góp vào thương mại và logistics. An
ninh quốc gia được bảo vệ thông qua việc duy trì an ninh biển và quản lý tài nguyên.
Xã hội hưởng lợi từ nguồn sống và du lịch biển, đồng thời giữ gìn và phát triển văn
hóa địa phương. Tóm lại, tài nguyên biển là trụ cột đa chiều đóng vai trò quyết định
trong sự phát triển và bền vững của khu vực.
Tuy nhiên, việc khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản, cùng với việc biến đổi
khí hậu, vấn đề rác thải từ công nghiệp, sinh hoạt, … đang dần làm cho tài nguyên
biển của thành phố Hải Phòng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như mất cân bằng sinh
thái, mỹ quan du lịch, … Trước tình hình đó các cấp lãnh đạo cùng các cơ quan chức
năng cũng đã có những giải pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Thế nhưng, còn nhiều
bất cập xảy ra chưa triệt để.
Để phát triển các ngành kinh tế lấy tài nguyên biển làm cốt, trong thời gian tới
cần quy hoạch bố trí các khu công nghiệp hay hệ thống bảo vệ tài nguyên chặt chẽ.
Vấn đề đặt ra là Hải Phòng cần phải có biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi
phá hoại tài nguyên biển. Xét về tính lâu dài, Hải Phòng cũng cần tính đến việc quy
hoạch và bảo tồn các tài nguyên biển một cách hợp lý. Hoặc mở rộng đầu tư công
nghệ vào việc khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Như vậy, vừa giữ gìn đuoực
tài nguyên biển, vừa đảm bảo phát triển đời sống nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo số 82/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, Hà Nội.
Cao Vương (24/9/2023), “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. lOMoARcPSD| 10435767
Cổng thông tin điện tử chính phủ (4/12/2023), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch thành phố Hải Phòng.
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (2021), Tài nguyên biển, Hải Phòng
Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2022), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022
của thành phố Hải Phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hoàng Nam (TTXVN) (2020), “Bảo tồn biển Việt Nam: Bài 1 – Thực trạng và
những vấn đề cấp bách”, Báo Tin tức.
Thanh Bùi (11/2019), “Tài nguyên biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và lợi thế”,
Trang thông tin đối ngoại (TTĐN).
ThS.LS.Phạm Quang Thanh (4/2021), Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, I Luật Sư.