Tiểu luận: "Quyền con người về nhóm quyền chính trị trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế"
Tiểu luận: "Quyền con người về nhóm quyền chính trị trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế"
Môn: Lý luận và pháp luật về quyền con người
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TIỂU LUẬN
Môn: Lý luận và pháp luật về quyền con người
Đề tài: QUYỀN CON NGƯỜI VỀ NHÓM QUYỀN CHÍNH TRỊ
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Sinh viên: Nguyễn Hà Giang
Lớp: Quản lý Hành chính Nhà Nước
Mã số sinh viên: 2155370022 Hà Nội, 2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TIỂU LUẬN
Môn: Lý luận và pháp luật về quyền con người
Đề tài: QUYỀN CON NGƯỜI VỀ NHÓM QUYỀN CHÍNH TRỊ
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Sinh viên: Nguyễn Hà Giang
Lớp: Quản lý Hành chính Nhà Nước
Mã số sinh viên: 2155370022 Hà Nội, 2022 Mục lục
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................... 5
Xác định tên đề tài ....................................................................................................................................... 6
Mở đầu ......................................................................................................................................................... 7 1.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 7 2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 8
3. Đốối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 9
PHẦẦN NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÈ QUYỀẦN CON NGƯỜI VÀ BẢO ĐẢM QUYỀẦN CHÍNH TRỊ (QCT) ....................... 10
1. Khái niệm quyêền con người ............................................................................................................ 10
2. Các yêốu t ố ố cơ bản của khái niệm quyêền con người ........................................................................ 11
3. Phân loại ......................................................................................................................................... 12
a. Từ góc độ triếết học ...................................................................................................................... 12
b. Từ góc độ khoa học pháp lý ....................................................................................................... 12 c.
Từ góc độ của yếu cầầu phá chếế ................................................................................................. 12
4. Khái niệm quyêền chính trị ............................................................................................................... 13
5. Bảo đảm quyêền chính trị ................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀẦN CHÍNH TRỊ Ở PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐỐC T Ề Ố HIỆN
NAY .............................................................................................................................................................. 13
1. Quyêền chính tri ở pháp luật Việt Nam ........................................................................................... 13
a. Quyếần bầầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước .................................................................. 13
b. Quyếần tự do ngôn luận, báo chí và tự do lập hội ...................................................................... 14
2. Quyêền của các đốềng bào, dân tộc ít người ..................................................................................... 14
3. Quyêền chính tri ở pháp luật quốốc t ê ố ............................................................................................. 15
4. Nhận xét và đánh giá chung v ê ề quyêền con người trong chính trị của pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốốc t ê ố ............................................................................................................................................ 15
a. Nhận xét và đánh giá chung vếầ quyếần con người trong chính trị của pháp luật Việt Nam ..... 15
b. Nhận xét và đánh giá chung vếầ quyếần con người trong chính trị của pháp luật quôếc tếế ....... 16
CHƯƠNG III: CƠ C H Ề Ố
ĐẢM BẢO VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀẦN CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ QUỐỐ
C TỀỐ. ..................................................................................................................................... 16
1. Cơ c hêố đảm bảo các quyêền chính trị ở Việt Nam (6) ..................................................................... 17
a. Nội luật hóa các điếầu ước quôếc tếế ............................................................................................ 17
b. Tham gia các tổ chức nhần quyếần thếế giới và khu vực .............................................................. 17 c.
Hiện thực hóa Điếầu 119 Hiếến pháp 2013 ..................................................................................... 17
2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyêền chính trị ở Việt Nam (8) ................................................... 17
KỀỐT LUẬN .................................................................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 20
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU/VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH/TÊN ĐẦY ĐỦ QCT Quyền chính trị HĐND Hội đồng nhân dân LHQ Liên hợp quốc ICCPR
Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị
(Tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights) ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Tiếng Anh: Association of South East Asian Nations) AICHR
Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền
(Tiếng Anh: ASEAN International Commission on Human Rights)
Xác định tên đề tài
Quyền con người là nền tảng mà dựa trên đó xã hội loài người được xây dụng và cuộc
sống của các nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểu tượng đặc trưng phân biệt của
loài người, cũng như những dấu hiệu cụ thể được xác định nhân loại chung của chúng ta.
Trong thực tế, không có một định nghĩa duy nhất, toàn diện và đạt được sự đồng thuận
tuyệt đối về quyền con người thường xuyên bị thách thức và gây tranh luận. Thực sự nhìn từ
nhiều phía, có lẽ phù hợp hơn cả là coi công việc định nghĩa quyền con người như một quá
trình không có hồi kết, một quá trình khám phá về mặt triết học và tự lý giải bản thân. Mặc
dù đã có những tiến bộ đáng kê trong nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển hóa các quyền con
người trong các lĩnh vực pháp luật, chính trị, xã hội học và triết học, nhưng vẫn còn nhiều
điều cần làm trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Những loại quyền bao hàm
trong phạm trù “quyền con người” bao trùm một diện rộng các vấn đề khác nhau. Dù sao
chúng ta cũng cần đưa ra một quan niệm chung về quyền con người. Cụ thể hiểu quyền con
người là quyền của tất cả mọi người, là những đòi hỏi xuất phát từ nhân phẩm được chế định
trng pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
Khái niệm quyền con người là một khái niệm năng động và được thay đổi, mở rông. Tuy
nhiên, cần phải duy trì bản chất ủa khái niệm này, đó là mỗi cá nhân đều có những quyền
nhất định không thể chuyển nhượng và có thể thi hành một cách hợp pháp, nhằm bảo vệ
người đó trước sự can thiệp của quốc gia và sự lạm dụng quyền lực của chính phủ.
Ba văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban hành, đólà Tuyên
ngôn toàn cầu về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về quyền dân sự- chính trị
(ICCDR), và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa dã liệt kê một loạt các
quyền được xem là quyền con người. Bao gồm các quyền như: quyền tự do tư tưởng, tự do
ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội,…; các quyền về sức khỏe, quyền giáo
dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội,… Mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã
hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở
phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại.
Ai sinh ra đều có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc. Mỗi cá nhân
được nhận sự bảo đảm bằng các quy định và các thiết chế trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.
Quyền con người luôn là mục tiêu hướng tới của nhân loại, nhưng quyền con người chỉ
thực sự được áp dụng vào thực tiễn, có giá trị pháp lý và được quốc tế hóa sau khi Liên hợp
quốc ra đời. Thông qua nỗ lực của Liên hợp quốc, Luật quốc tế về quyền con người đã ra đời
và trở thành một ngành luật độc lập của công pháp quốc tế. Các văn kiện quyền con người
luôn nhấn mạnh:” Quyền con người phải được bảo vệ bằng luật pháp”, theo các nguyên tắc
pháp quyền, chế độ pháp quyền.
Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhận các
quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật, hoàn thiện các bộ máy nhằm
bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người. Đó cũng là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta nhấn
mạnh vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người. Từ Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam đến Hiến pháp
năm 1992 đều ghi nhận các quyền con người về chính trịm dân sự, văn hóa và xã hội. Đến
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm các quyền
con người, cụ thể là: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi hết
sức quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Bên cạnh đó, luật quốc tế về quyền con người là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển các
quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia
có nghĩa vụ tôn trong các quyền cơ bản của con người và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ,
phát triển quyền con người trên cơ sở nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Luật pháp quốc tế cũng có nhũng chế định nghiêm khắc để bảo vệ quyền con người cà khi
có sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại một quốc gia thì LHQ thông qua Hội đồng Bảo
an có quyền sử dụng vũ lực quân sự để can thiệp vào quốc gia. Đây là quy định có tính “thiện
chí, tích cực” trong pháp luật quốc tế.
Tình hình quốc tế hiệ nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Có rất nhiều cuộc xung đột vũ
trang, xung đột sắc tộc ở phạm vi các quốc gia, khu vực. Đặc biệt là sự tồn tại và bành
chướng của các tổ chức khủng bố thế giới với rất nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng đến
quyền con người, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại. Từ một nhóm thuộc
Al-Qaede, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chứng tỏ là lực lượng khủng bố đáng sợ
nhất hiện nay với những tội ác và hình phạt man rợ vi phạm nghiêm trọng các quyền con
người hiện nay như hành quyết các con tin nước ngoài với hình thức man rợ như chặt đầu,
thiêu sống, dìm xuống hồ rồi quay video, tiến hành thảm sát hàng loạt binh sỹ bại trận, xử
bắn tất cả đàn ông, bắt phụ nữ và bé gái trở thành nô lệ tình dục,…
Từ đó đặt ra một nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế nằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng
bố để bảo vệ quyền con người khỏi những xâm hại nghiêm trọng đó.
Bên cạnh đó, theo các văn kiện quốc tế, quyền con người là bình đẳng, phổ quát và không
thể chuyển giao của mỗi cá nhân. Ngược lại, luật tục dựa trên các giá trị truyền thống và
thường thể hiện sự phân chia đẳng cấp trong xã hội. Do đó, hiến pháp là một cơ chế dung hòa
hai quan niệm khác nhau này. Các nhà lập hiến có thể đưa ra chỉ dẫn cho việc cân nhắc giữa
Hiến pháp và các nguồn luật khác. Nhiều hiến pháp đã thực hiện điều này bằng cách ghi nhận
rõ ràng rằng hiến pháp là luật tối cao. Ngoài ra, các hiến pháp này còn có các điều khoản quy
định các quy phạm pháp luật mâu thuẫn với hiến pháp sẽ bị tuyên vô hiệu. Mặt khác, có thể
các điều khoản khác của hiến pháp ghi nhận các nguồn pháp lý khác dưới dạng ngoại lệ.
Bài tiểu luận này tập trung khái quát những vấn đề lý luận về quyền chính trị- là một bộ
phận cơ bản, thiết yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể quyền con người, bảo đảm
quyền dân sự, chính trị thông qua phân tích các quy định của Hiến pháp, pháp luật và thực
tiễn bảo đảm quyền chính trị ở Việt Nam cũng như quốc tế; đồng thời, đưa ra một số giải
pháp góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền chính trị Việt Nam cũng như quốc tế. Vì vậy, em
xin chọn đề tài: “Quyền con người về nhóm quyền chính trị trong pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng bảo đảm quyền con
người trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìn ra
sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về quyền con người trong các nhóm quyền chính trị.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, tổng hợp tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến bảo đảm
quyền con người trong các vấn đề thuộc nhóm quyền chính trị, từ đó rút ra những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong đề tài.
Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận nhàm xây dựng khái niệm quyền con người trong
các nhóm quyền chính trị, khái niệm bảo đảm quyền con người trong các nhóm quyền chính
trị, nội dung bảo đảm quyền con người trong các nhóm quyền chính trị, cơ chế bảo đảm
quyền con người trong các nhóm quyền chính trị.
Ba là, phân tích các quy trình, khảo sát thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về bảo
đảm quyền con người trong các nhóm quyền chính trị ở Việt Nam và quốc tế, nêu những kết
quả đạt được, đánh giá và chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu.
Bốn là, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền con người trong các nhóm
quyền chính trị ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo
đảm quyền con người trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong các nhóm quyền
chính trị. Cụ thể hơn, đó là những quy đinh của pháp luật về quyền con người mà người dân
được hưởng trong các nhóm quyền chính trị và các hoạt động chính trị thể hiện để các quyền
con người của người dân được thực hiện.
Có nhiều hình thức bảo đảm quyền con người, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài, đề tài
giới hạn nghiên cứu lý luận về các nhóm quyền chính trị. Nghiên cứu thực tiễn quy định
pháp luật, có nghiên cứu số liệu tổng quát về thực trạn thực hiện các quy định của pháp luật
Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế hiện hành về bảo đảm quyền con người trong các nhóm quyền chính trị.
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam cũng
như quốc tế hiện hành về bảo đảm quyền con người về các nhóm quyền chính trị.
Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VÈ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN CHÍNH TRỊ (QCT)
1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc
trên thế giới. Đây là tiếng nói chung, mục tiêu chug và phương tiện chung của toàn nhân loại
để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm, hạnh phúc của mọi người.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, cộng đồng quốc tế và các lực lượng tiến bộ đã
cùng nhau ký kết Hiến chương thành lập nên Liên hợp quốc với mục đích thực hiện sự hợp
tác quốc tế… trong sự phát triển và sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản
cho tất cả mọi người. Quyền con người đã trở thành một hệ thống có tiêu chuẩn pháp luật
quốc tế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia. Quyền con người là khái niệm chính trị- pháp
lý rất quan trọng không chỉ trong luật quốc gia mà còn trong luật quốc tế.
Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người ở cả cấp độ quốc tế và quốc gia. Mỗi định
nghĩa nghiên cứu quyền con người một gốc độ nhất định. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định
nghĩa quyền con người của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường
được trích dẫn vởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những đảm
bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
Về mặt pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của
con người được thể chế bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Những đặc tính quan trọng
nhất của quyền con người được tất cả các văn kiện của Liên hợp quốc công nhận gồm:
Một là, quyền con người là bất khả xâm phạm không thể phân chia, liên quan với nhau và
phụ thuộc lẫn nhau. Tính không thể phân chia của nhân quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng
xá quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau trên về nguyên tắc không có quyền nào
được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người
nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người.
Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con người đều cần
phải được chú ý và quan tâm ở mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong từng bối
cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên
những yêu cần thực tế của các quyền đó. Ví dụ trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với
những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế. Còn
trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm. Ở góc
độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ
bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác.
Tính liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện ở chỗ việc đảm
bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác
động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc
đảm bảo các quyền khác.
Thực tế cho thấy để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản) thì cần
đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được
giáo dục, quyền được chăm sóc y tế,… vì nếu không thì các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý
nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật, hay mù chữ.
Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đều gắn liền với sự phát triển
của các quyền dân sự, chính trị. Bởi lẽ kết quả của việc bảo đảm các quyền chính trị chính là
sự ổn định, lành mạnh trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội…
Hai là, quyền con người có tính phổ quát tức là phải được thực hiện trên cơ sở bình đẳng
và không phân biệt đối xử với tất cả mọi người vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng
tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân…
Ba là, quyền con người được thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi
con người. Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc thúc đẩy và thực hiện quyền con người.
Việc nghiên cứu quyền con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi lẽ con người là tế
bào xã hội, là chủ nhân của nhân loại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quyền con người là nền
tảng để phát triển đầy đủ nhân cách năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ xã hội…
Hiện nay, quyền con người đã trở thành vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận thế
giới, một nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương trịnh nghị sự và văn kiện của
các hội nghĩ quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như các hiệp định song phương và đa phương.
2. Các yếu tố cơ bản của khái niệm quyền con người
Quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời, có nội dung rộng lớn. trong lịch sử nhân
loại đã có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề quyền con người. Đó
là những khuynh hướng “kinh tế”, khuynh hướng “nhân quyền quan niệm”, dặc biệt là
khuynh hướng “tự nhiên” theo thuyết pháp quyền tự nhiên và khuynh hướng “thực định”.
Trong quá trình nhận thức, các học thuyết nhân uyền đã tuyeeth đối hóa mặt nào đó của
quyền con người, do đó, khó tiệp cận chân lý.
Ngày nay, khoa học pháp luật phát triển đã cho chúng ta nhiều căn cứ để hiểu khái niệm
quyền con người được thiết lập bởi hai yếu tố cơ bản:
Trước hết, quyền con người được hiểu là những đặc quyền vốn có, tự nhiên của con người
và chỉ con người mới có. Đó là những khả năng hành động một cách có ý thức, né tránh, từ
chối hoặc yêu cầu giành lấy những cái gì đó, nhất là khả năng tự bảo vệ. Nhưng, bản thân
quyền vốn có, tự nhiên chưa phải đã là quyền.
Để đạt tới cái gọi là quyền, cần có yếu tố thứ hai thiết định, đó là quy chế pháp lý, các đặc
quyền (quyền tự nhiên) của cá nhân con người khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp
luật, được pháp luật chấp nhận, tổ chức, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành các quyền
con người, do đó có thể nói, không có pháp luật thì không có quyền.
Quyền con người có được là nhờ sự tiếp cận, thâm nhập của hai yếu tố đó và đạt đến sự
thống nhất giữa cái khách quan và chủ quan của quyền của quyền con người được ghi nhận
trong hiến pháp, pháp luật của mỗi quốc gia và các công ước quốc tế về nhân quyền. 3. Phân loại
Trong lịch sử có nhiều cách phân loại khác nhau, trong đó đáng chú ý có hai cách phân loại sau: 3.1.
Từ góc độ triết học
Người ta quan tâm về mặt nhân bản học (về sinh lý, thể chất con người) và mặt xã hội của
loài người như tư tưởng, tinh thần là những nhu cầu đặc biệt thể hiện tính người nhất.
Theo cách này quyền con người được quy vào hai dạng chủ yếu:
d Quyền được bảo đảm những điều kiện xã hội để con người tồn tại xứng đáng với con
người bao gồm quyền có việc làm, quyền cư trú, quyền đi lại, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, quyền được bảo đảm về chỗ ở, quyền an ninh, chính trị, quyền tự do kết hôn, quyền
sở hữu và thừa kế tài sản, quyền được nghỉ ngơi, chữa bệnh.
Quyền tự do lựa chọn các hoạt động sáng tạo, quyền được biểu hiện mình như một nhân
cách, nhóm này có quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền phát minh sáng chế, quyền tự do
ngôn luận, quyền phê bình chất vấn,… 3.2.
Từ góc độ khoa học pháp lý
Cách phân loại từ góc độ này có nhiều điểm hợp lý hơn, thể hiện trong hiến pháp, pháp
luật và cả trong các công ước quốc tế, có các nhóm:
Các quyền và tự do về dân chủ về chính trị bao gồm: quyền tham gia quản lý nhà nước và
xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng nam- nữ, quyền tự do ngôn luận, báo chí,
quyền được thông tin, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình, bãi công, tự do tín ngưỡng,…
Các quyền dân sự (tự do cá nhân) bao gồm: quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,
quyền được an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, quyền khiến nại, quyền tố cáo.
Các quyền kinh tế- xã hội bao gồm: quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở
hữu hợp pháp và thừa kế, quyền học tập, nghiên cứu, phát minh, sáng chế, quyền được bảo
vệ sức khỏe, quyền được bảo hộ hôn nhân gia đình, những quyền mang tính chất ưu tiên như
quyền trẻ em, quyền người già,…
4. Từ góc độ của yêu cầu phá chế
Người ta phân biệt: quyền phổ biến tuyệt đối và quyền phổ biến tương đối. Quyền phổ
biến tuyệt đối là quyền phải được thực hiện ngay, không điều kiện, không có hạn chế, vì đó là
giới hạn của sự có hay không quyền con người, ngưỡng tối thiểu của quyền con người (quyền
sống, quyền không bị tra tấn, đối xử độc ác- Điều 6 và 7 Công ước các quyền chính trị- dân
sự 1966). Các quyền phổ biến tương đối là quyền mà trên thực tế phụ thuộc nhiều vào trình
độ phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các quyền phổ biến tương đối phải đảm bảo ở mức
hợp lý so với điều kiện của mỗi quốc gia.
Như vậy, có thể thấy rằng dẫu chưa đạt được sự thống nhất chung về mặt quan niệm về
khái niệm về quyền con người; nhưng về cơ bản, những quyền này không chỉ bao gồm những
quyền về mặt tinh thân mà cả những quyền về mặt vật chất. Hơn nữa, để những quyền này
thật sự trở thành quyền cần có sự công nhận của pháp luật và đảm bảo được thực thi.
5. Khái niệm quyền chính trị
“Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp và gián
tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quản lý nhà nước”.
Để thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như
quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận,…
Hiện nay, do sự phát triển của dân chủ, nội hàm khái niệm quyền chính trị ngày càng được
mở rộng, bao gồm cả việc tham gia với Nhà nước quyết định các vấn đề chính trị, trọng đại
của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan tới quyền của người dân; quyết định
về thể chế chính trị, hình thức Chính phủ, sửa đổi Hiến pháp,…
6. Bảo đảm quyền chính trị
Bảo đảm quyền chính trị là việc các chủ thể (nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, xã
hội- nghề nghiệp, hiệp hội quần chúng, các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân) tạo ra các tiền
đề, điều kiện cần thiết để công dân (hoặc mọi người) thực hiện các QCT đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế.
Các điều kiện, tiền đề ở đây chính là điều kiện, tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã
hội, pháp luật… Theo đó, bảo đảm QCT bao hàm từ việc tiến hành xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật của nhà nước đến cả việc thực hiện chính sách, pháp luật đó trên thực tế.
Việc bảo đảm tốt quyền con người nói chung, các QCT nói riêng, sẽ giúp giảm thiểu, ngăn
ngừa những mâu thuẫn trong xã hội; đồng thời, củng cố tình đoàn kết, phát huy dân chủ và
thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CHÍNH TRỊ Ở PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ QUỐC TẾ HIỆN NAY.
1. Quyền chính tri ở pháp luật Việt Nam
Việc nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người nói chung, QCT nói riêng là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, thể hiện bản chất của Nhà nước ta; Nhà
nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp phát triển đất nước,
vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế- xã hội. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phấn đấu phục vụ cho con người, tất cả vì con người. 1.1.
Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước
Hiến pháp Việt Nam nêu rõ: nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và
hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; công dân có quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị
với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; công dân, không
phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo… đủ 18 tuổi trở lên đều
có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân.
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021-2026, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tổng số cử tri cả nước bao gồm
69.523.133 cử tri; tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 69.243.604 cử tri (đạt tỷ lệ 99,60%
cử tri đi bầu). So với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn 0,25% so với nhiệm kỳ trước. (Theo Hội
đồng Bầu cử Quốc gia). Tỷ lệ cử tri thực hiện quyền bầu cử ở mức cao như vậy là do người
dân ngày càng ý thức được quyền củ mình.
Trong mỗi kỳ họp Quốc hội, phần chất bấn các thành viên Chính phủ đã trở thành việc
làm thường xuyên, có tác dụng như diễn đàn để người dân thông qua đại biểu của mình chất
vấn một cách thức điều hành của Chính phủ, đặc biệt đối với các hiện tượng tiêu cực, tham
nhũng và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức. Việc truyền hình trực tiếp
các phiên chất vấn của Quốc hội tạo điều kiện cho người dân thực thi các quyền kiểm tra,
giám sát hoạt động của Chính phủ. 1.2.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do lập hội
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng, quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
Tính đến tháng 6-2018, cả nước có 60 nhà xuất bản, 857 cơ quan báo in, 195 cơ quan báo
và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, 01 hãng thông
tấn. Người dân Việt Nam được tiếp cận với 58 kênh truyền hình nước ngoài. (1)
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Công dân
có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều
25). Các phiên họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân, nhất là các buổi chất vấn được truyền
hình trực tiếp về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực
của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân chính là biểu hiện sinh động của tự do ngôn
luận trong thực tiễn đời sống của người dân Việt Nam. Các quyền tự do ngôn luận, báo chí
trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu, tích cực nhằm đẩy lùi nạn quan liêu, tham
nhũng, các biểu hiện tiêu cực khác trong xã hội.
Quyền tự do lập hội: quyền lập hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bộ luật
hình sự năm 2015 cũng quy định hình phạt với tội: “Xâm phạm quyền hội họp, lập hội của
công dân” (Điều 163). Đến năm 2017, Việt Nam có 68.125 hội, trong đó 5 tổ chức chính trị-
xã hội lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng là: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. (2)
2. Quyền của các đồng bào, dân tộc ít người
Bác viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay
Bana và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng
ta sống chết có nhau, sưởng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…” Thể hiện tinh thần đó, Nhà
nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 4/2019, quy mô của 53 đồng bào, dân
tộc thiểu số là 14.119.256 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước.
Các quyền chính trị của đồng bào dân tộc ít người được tôn trọng và bảo vệ. Công dân
Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ứng cử
vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác theo quy định tại Điều 53 và 54
Hiến pháp. Hiện nay, có nhiều đại biểu của dân tộc ít người giữa các vị lãnh đạo, kể cả cấp
cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam.
Tại Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, số lượng đại biểu người dân tộc thiểu số là
89 người, tương đương 17,84% và nhìn chung tăng so với nhiệm kỳ trước.
Hàng loạt các chính sách, chương trình được áp dụng nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh
tế- xã hội như: chương trình 135 về sự phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; chương trình 327 về sự phát
triển rừng, bảo vệ môi trường sống miền núi,… Văn hóa- giáo dục cũng được Nhà nước coi
là chính sách được quan tâm hàng đầu. (3)
Việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước đã và đang mang lại những kết quả to
lớn, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào
dân tộc ít người và miền núi đã mang lại kết quả rỏ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn Việt
Nam giảm liên tục từ 35% (năm 2011) xuống còn 16,8% (năm 2015). (4)
3. Quyền chính tri ở pháp luật quốc tế
Dấu mốc hình thành quyền con người trong pháp luật quốc tế là sự ra đòi của Tuyên ngôn
châu Mỹ về Quyền và Nghĩa vụ của con người năm 1948. Quyền con người cũng được ghi
nhạn trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 (Điều 29) cũng như một số Điều ước
quốc tế khác, nhưng hầu hết chỉ được quy định một cách chung chung, mờ nhạt. Từ thập niên
90 của thế kỷ XX, chính vì những hệ lụy của việc đề cao Quyền thái quá đã trở nên nghiêm
trọng, phong trào đấu tranh cho Nghĩa vụ con người đã nổi lên như một điều tất yếu của lịch
sử đưa đến sự ra đời của những bản tuyên ngôn này chưa đủ sức thuyết phục để được Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua.
Một số quyền con người được quy định trong các Tuyên ngôn, Điều ước quốc tế như
quyền học tập, quyền lao động (làm việc); quyền bảo vệ môi trường,…
4. Nhận xét và đánh giá chung về quyền con người trong chính trị của pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế
4.1.Nhận xét và đánh giá chung về quyền con người trong chính trị của pháp luật Việt Nam
Ưu điểm: Hiến pháp năm 2013 đã quy định được hầu hết những quyền cốt lõi của con
người và đã thể hiện rõ được nguyên tắc “Quyền và Nghĩa vụ đi đôi” với chủ thể là “công
dân”. Các văn bản luật hiện hành đã cụ thể hóa được nguyên tắc “Quyền không tách rời
Nghĩa vụ” trong Hiến pháp năm 2013.
Hạn chế: Một số quy định về quyền trong các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng
chéo, chưa thống nhất, chưa đủ sức răn đe và mức độ thi hành quyền con người của các cá nhân còn chưa cao.
Nguyên nhân khách quan: do cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm quyền con người tồn tại
nhiều hạn chế, và do ảnh hưởng từ cộng đồng kém ý thức thực thi quyền.
Nguyên nhân chủ quan: do nhận thức chưa đầy đủ của cs nhân về vấn đề quyền con
người; và do những tâm lý tiêu cực như tâm lý ích kỷ, tâm lý lười biếng, tâm lý thiếu tình thương.
Việt Nam chưa tham gia các nghị định thư bổ sung của Công ước quốc tế về các QCT,
ICCPR 1966. Do đó, công dân Việt Nam chưa thể gửi khiếu nại về QCT tới các cơ quan nhân
quyền Liên hiệp quốc, đồng thời việc khiếu nại theo cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người trong khu vực ASEAN về quyền con người (AICHR) chỉ là một “cơ quan tư vấn” chứ
không có thẩm quyền nhận các khiếu nại của các cá nhân là nạn nhân của vi phạm nhân quyền trong khu vực. (5)
4.2.Nhận xét và đánh giá chung về quyền con người trong chính trị của pháp luật quốc tế
Ưu điểm: Những quyền con người trong pháp luật quốc tế đã làm cơ sở để khuyến nghị
các quốc gia thừa nhậ, quy định và thực thi (nội luật hóa) ngày càng có hiệu quả.
Hạn chế: Pháp luật quốc tế đang bị tình trạng mất cân đối giữa quyền và nghĩa vụ. Pháp
luật quốc tế chưa có cơ chế thúc đẩy gám sát việc thực thi quyền con người. Những hạn chế
nêu trên đã dẫn đến thực trạng mất cân đối giữa các quy định về quyền và nghĩa vị trong hiến pháp các quốc gia.
Các nguyên nhâm: do yếu tố lịch sử ra đời của Luật Nhân quyền quốc tế; do tư duy, lối
sống của nền văn hóa chuộng Quyền con người tồn tại nhiều thập kỷ; do ý kiến chưa chính
xác của những học giả đã góp phần tác động vào hoạt động xây dựng pháp luật về quyền con người.
CHƯƠNG III: CƠ CHẾ ĐẢM BẢO VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN CHÍNH
TRỊ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ.
Bên cạnh việc khăng định các quyền con người, điều 119 Hiến pháp năm 2013 cũng xác
định sự cần thiết có cơ chế đảm bảo Hiến pháp. Quy định này không chỉ để bảo vệ Hiến pháp
mà còn mang ý nghĩa tăng cường cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam bởi bảo vệ
Hiến pháp là bảo vệ các quyền con người cơ bản được hiến định trong Hiến pháp bao gồm
chính trị của công dân.
Việc xác định cơ chế đảm bảo quyền nhằm xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc
thực thi các công ước quốc tế về quyền con người cũng như thực thi các quy tắc hiến định mà Nhà nước đã đưa ra.
Cơ chế pháp lý đảm bảo quyền con người là hoạt động của một hệ thống mà theo đó quy
trình đảm bảo quyền con người được thực hiện. Quy trình này nhằm thúc đẩy và khuyến
khích sự tôn trọng và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng
tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. (Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc 1945).
Dựa vào phạm vi bảo vệ quyền, có cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, cơ chế
dựa trên công ước, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia.
1. Cơ chế đảm bảo các quyền chính trị ở Việt Nam (6) 1.1.
Nội luật hóa các điều ước quốc tế
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế chủ chốt và các công ước
ấy đã được thể chế hóa trong pháp luật Việt Nam. Các văn bản pháp luật Việt Nam đã thể
hiện các quyền chính trị được thừa nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và trong các
điều ước khác như Công ước về quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Các đạo luật liên quan đến các quyền chính trị ở Việt Nam đều được sửa đổi sao cho phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân,… Cần tiếp tục soạn thảo và thông qua Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình,
Luật Trưng cầu ý dân,… 1.2.
Tham gia các tổ chức nhân quyền thế giới và khu vực
Các quốc gia khi tham gia vào các công ước quốc tế có trách nhiệm xây dựng hệ thống
pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương
Liên hợp quốc. Tùy theo chế độ chính trị, tình hình đất nước mà sự hợp tác và đối thoại trong
việc thúc đẩy quyền con người giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết.
Riêng ASEAN- Việt Nam là thành viên, đã thành lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về
nhân quyền. Ủy ban ASEAN về thức đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em.
2. Hiện thực hóa Điều 119 Hiến pháp 2013
Để thực hiện hóa Điều 119 Hiến pháp 2013, chúng ta có thông qua những cơ quan, tổ
chức cụ thể với những chức năng riêng nhưng mục đích chung vẫn là bảo đảm và nâng cao quyền con người.
Vì dụ như Uỷ ban Dân tộc là cơ quan có trách nhiệm chăm lo đến người các dân tộc thiểu
số, bảo đảm sự phát triển của các cộng đồng dan tộc thiểu số về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo
dục, đào tạo; đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của các cộng đồng này; Ban Tôn giáo Bộ Nội
vụ có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do theo hoặc không theo
tôn giáo của con người; bảo đảm sự hoạt động theo phương châm tốt đời, đẹp đạo của các tôn
giáo; Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội có nhiệm vụ
chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.
Ngoài ra, cần có các tổ chức độc lập giám sát việc thực thi trách nhiệm của Nhà nước đối
với việc thực hiện và bảo vệ quyền con người. Cơ quan thanh tra quyền con người, Ủy ban
quyền con người,… Các tổ chức này sẽ giúp giải quyết những khiếu nại về việc vi phạm
quyền tự do cơ bản của công dân, kiến nghị những chính sách về quyền con người cho Nhà
nước và góp phần xây dựng pháp luật về quyền con người sao cho phù hợp với chuẩn mực
của pháp luật quốc tế về quyền con người và sự phát triển của cộng đồng. (7)
3. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền chính trị ở Việt Nam (8)
Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của tất cả các tổ chức có liên quan bởi bảo đảm QCT
ở Việt Nam là công việc không chỉ của các tổ chức trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị- xã hội mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề
nghiệp, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, của toàn cộng đồng xã hội.
Thứ hai, không ngừng tạo điều kiện để bảo đảm tốt hơn các quyền công dân về bầu cử,
ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, hội họp,… Bên cạnh đó, cần nâng
cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt về các QCT,
đồng thời kết hợp bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin và ý thức trách
nhiệm đối với xã hội cho công dân.
Thứ ba, tăng cường đối thoại trong nước lẫn quốc tế. Đối thoại để tìm ra giải pháp tốt nhất
cho các vấn đề về nhân quyền, trong đó có các quyền về chính trị. Đồng thời đối thoại quốc
tế nhằm đưa ra đối sách hài hòa nhất, đảm bảo quyền cho tất cả các bên tham gia. KẾT LUẬN
Trong phạm vi quốc gia Việt Nam đã hoàn thành tốt việc đảm bảo quyền chính trị cho
nhân dân đồng thời tuân thủ đúng các nguyên tắc, điều ước về nhân quyền trên thế giới.
Trên cơ sở con người và quyền con người là chủ thể cho mọi thiết chế mà nền tảng là
Hiến pháp năm 2013, các Bộ luật, văn bản pháp luật, quy định của Việt Nam trong lĩnh vực
chính trị dần trở nên chặt chẽ, đúng đắn, đảm bảo quyền lợi cơ bản cho mọi công dân. Từ đó,
tạo được niềm tin cho nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước
ngày một văn minh. Điều đó cũng tạo nên uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung
và lĩnh vực nhân quyền nói riêng.
Tuy nhiên, các cơ quan và các giải pháp thực thi quyền con người cần được hoàn thiện
theo hướng toàn cầu hóa, là tiền đề cho sự hợp tác toàn diện của Việt Nam với bạn bè thế giới.
Bên cạnh đó, thông qua cả pháp luật quốc tế, ta có thể thấy được mục đích của quyền con
người là đưa đến cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người. Khi xã hội đã có nguồn lực,
khi con người đã có phẩm giá, đó là lúc con người xứng đáng được thụ hưởng quyền của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (1)- (4): (2018). Báo cáo Quốc gia về thực hiện Quyền con người ở Việt Nam theo cơ
chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III/
Cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người mang tính nhà nước. (2021)
2. Hiện, T. Đ. (2013). Những bước tiến trong bảo đảm quyền dân sự, chính trị ở nước ta hiện nay.
3. Minh, T. Â. (2021). Việt Nam thực hiện pháp luật quốc tế về quyền chính trị của công dân.
4. (5), (8): Nga, T. N. (2021): Về bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam hiện nay.
5. (6), (7): Thanh, T. P. (2014). Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
6. James T.H.TANG, Nhân quyền và quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
7. Janis Mark W, Luật nhân quyền Châu Âu- văn bản và tư liệu.
8. Kofi Annan (2001), Human Rights nd Humannitarian Interventiong in XXI Centery.
9. OHCHR, Freequenty Asked Question an a human rights based approach to
development cooperation, Newyork and Geneva, 2006.
10. Miriam Reidy Prost (2006). Intervention humanitaire, un problem esthique, université de Nanterre, Pais