Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới | Kinh tế chính trị | Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Môn:
Trường:

Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu

Thông tin:
30 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới | Kinh tế chính trị | Đại học Ngoại thương

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

41 21 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|40651217
lOMoARcPSD|40651217
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN: Kinh tế học
Đề tài: Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Hải Nam Lớp :
20DLQB2 (Nhóm 7)
lOMoARcPSD|40651217
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
Danh sách thành viên
STT Họ và tên MSSV Mã Lớp KPI
1 Lê Chí Quốc Hùng 2088500378 20DLQB1 100%
2 Nguyễn Phước Huân 208850007320DLQB2 90%
3 Ngô Thị Thanh Huệ 2088500074 20DLQB2 90% 4 Trần Ngọc Diễm
Hương 2088500216 20DLQB2 90%
5 Hồ Quốc Huy 2011857992 20DLQB1 90%
6 Võ Hoàng Huy 2088500076 20DLQB2 90%
lOMoARcPSD|40651217
Mục lụ
1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................1
1.4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
1.5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................1
2. Nội dung..................................................................................................................2
2.1. Tìm hiểu tác động là gì?...................................................................................2
2.2. Sơ lược về đại dịch và diễn biến COVID – 19.................................................2
2.2.1. Nguồn gốc của 2019-nCoV.......................................................................3
2.2.2. Cơ chế lây lan của 2019-nCoV như thế nào?.........................................4
2.2.3. 2019-nCoV có giống virus MERS – CoV hoặc SARS không?...............4
2.2.4. Diễn biến của Đại dịch COVID – 19 trên toàn thế giới.........................5
2.3. Phân tích các tác động của COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới....................7
2.3.1. Tác động đến GDP thế giới?....................................................................7
2.3.2. Về phía cung và cầu bị ảnh hưởng như thế nào?...................................8
2.3.3. Tác động đến kinh tế thế giới như thế nào?...........................................9
2.4. Tác động tích cực...........................................................................................19
2.5. Tác động của đại dịch đến nền kinh tế VN....................................................20
2.6. Giải pháp của các quốc gia trước đại dịch COVID........................................22
2.7. Một số ngành bị dịch bệnh tác động..............................................................22
2.7.1. Ngành hàng không.................................................................................22
2.7.2. Ngành du lịch..........................................................................................23
3. Kết luận.................................................................................................................24
Danh mục viết tắt
STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 TTCK Thị trường chứng khoán
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều hoạt động kinh tế của các nước trên toàn thế giới bị ngưng
trệ hoặc sụt giảm trong khi đó thì nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng chống, khắc phục hậu
quả của bệnh dịch lại tăng cao. Dẫn đến tình trạng một số nước bị thâm hụt ngân sách kéo dài
trong nhiều năm rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng về kinh tế thương mại. do
chọn đề tài “Tác động của đại dịch COVID 19 đến nền kinh tế thế giới” nhằm tìm hiểu hơn
những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và gián tiếpđại dịch COVID – 19 đã gây ra đối
với nền kinh tế trên toàn cầu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đại dịch COVID - 19 sốc mạnh đối với thị trường kinh tế lao động, gây ảnh hưởng
trầm trọng đến nguồn cung sản xuất hàng hóa dịch vụ, gây ra những tác động mạnh tới nhu
cầu tiêu dùng đầu tư. Mục đích của việc nghiên cứu tác động của đại dịch COVID 19 gây
nên nhằm tìm hiểu ràng, tường tận về những tác hại đại dịch COVID 19 gây ra để từ đó
đề ra những phương án, chính sách sự phối hợp đồng bộ nhanh chóng cấp quốc gia
toàn cầu để hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của COVID 19 tới sức khỏe người lao động, giảm
thiểu thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận.
- Tìm hiểu rõ ràng, sâu rộng hơn về sự tác động của đại dịch COVID – 19 đến các nền kinh
tế trên toàn thế giới.
- Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu sâu hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế như kinh
tế, xã hội, quan hệ chính trị ngoại giao giữa các nước, nguồn lực lao động, thị trường
chứng khoán trên thế giới đã bị ảnh hưởng như thế nào?
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được một số ngành có hướng phát triển tích
cực từ khi dịch bệnh diễn ra.
- Từ đó, có thể đưa ra được kết luận, khuyến cáo và đề ra các giải pháp để phục hồi nền
kinh tế trong thời kỳ “hậu COVID – 19”
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận hướng tới đối tượng là tất cả những doanh nghiệp, những người tham gia vào các
hoạt động sản xuất kinh tế trên toàn thế giới (công nhân, người kinh doanh, người lao động, …)
đang bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch COVID – 19.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ khi đại dịch COVID – 19 bùng nổ ra (12-2019) cho đến hiện tại.
lOMoARcPSD|40651217
- Không gian: nền kinh tế trên toàn cầu (ngoài nước nói chung và trong nước nói riêng)
2. Nội dung
2.1. Tìm hiểu tác động là gì?
Tác động là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định có thể tiêu cực hoặc
tích cực.
Ví dụ:
- Về kinh tế: COVID – 19 có tác động sâu rộng đến thị trường lao động. Khi đại dịch bùng
nổ các hoạt động kinh tế phải tạm ngưng, làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ. Do đó nó s
tác động mạnh mẽ đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trên toàn cầu.
- Về chính trị: Đại dịch COVID – 19 đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế và làm ảnh
hưởng đến hệ thống chính trị của nhiều quốc gia, gây ra việc đình chỉ các hoạt động như:
dời lại các cuộc bầu cử do lo ngại virus lây lan.
- Về khoa học công nghệ: Khi đại dịch COVID 19 diễn ra đã tác động cực mạnh
mẽ đến khoa học, công nghệ như là: việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học
và ứng dụng công nghệ để đề ra các giải pháp phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID –
19 trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất
vắc xin.
2.2. Sơ lược về đại dịch và diễn biến COVID – 19
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) virus đường hấp mới gây bệnh người thể lây
lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra dịch bắt nguồn từ
khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ởHán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV
chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có
nhiều chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay khả năng lây nhiễm người với nhiều
biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và kháng vaccine cao hơn.
COVID – 19 tác động mạnh mẽ đến hệ hô hấp của con người. Nguồn: VinMec.
2.2.1. Nguồn gốc của 2019-nCoV
Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV là một
beta coronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus
corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và
dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus.
SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương,
trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.
Virus CORONA là một họ Virus lớn. Nguồn: Tâm Anh Hospital.
lOMoARcPSD|40651217
2.2.2. Cơ chế lây lan của 2019-nCoV như thế nào?
Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng khả năng lây lan từ người sang
người. Điều quan trọng cần lưu ý sự lây lan từ người sang người thể xảy ra liên tục.
người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch thể của người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay thể khiến người
xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó
đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng thể bị phơi nhiễm virus
khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Các con đường lây bệnh của Virus CORONA. Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2.2.3. 2019-nCoV có giống virus MERS – CoV hoặc SARS không?
Coronavirus là một họ virus lớn, một số virus gây bệnh ở người và virus lây truyền giữa các
loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với
coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra. Tuy nhiên,
các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Hiện
nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm.
Hình ảnh virus 2019 – nCoV. Nguồn: VinMec.
2.2.4. Diễn biến của Đại dịch COVID – 19 trên toàn thế giới
Tính đến 08/10/2021 trên Thế giới hiện có:
- Tổng cộng có 236.599.025 ca nhiễm.
- Số ca tử vong: 4.831.486 ca
Tình hình đại dịch COVID – 19 trên thế giới (tính đến ngày 08/10/2021). Nguồn: WHO.
- Tổng kết theo từng khu vực hiện nay:
Tình hình đại dịch COVID – 19 theo từng khu vực trên thế giới (tính đến ngày 08/10/2021).
lOMoARcPSD|40651217
Nguồn: WHO.
Châu Mỹ Châu Âu Đông Nam Á Đông Địa
Trung Hải
Phía tây Thái
Bình Dương
Châu Phi
91.014.944 71.486.376 43.300.384 15.934.629 8.787.304 6.074.624
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID 19 hiện nay bao gồm: thiệt hại
sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế hội, tình trạng bài ngoại phân biệt
chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc Đông Á, việc truyền thông tin sai lệch
trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
2.3. Phân tích các tác động của COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới
2.3.1. Tác động đến GDP thế giới?
Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu sáng trong
bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại dịch COVID – 19 xuất
hiện. Sức tàn phá ghê gớm của dịch COVID -19 là đòn giáng “chí mạng” vào nền kinh tế thế
giới. Vì vậy kinh tế thế giới bỗng chốc “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo không ít thành
quả gây dựng nhiều năm qua bị tiêu tan.
Trước cú sốc mang tên COVID – 19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh
tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức,
Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái
Lan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và Châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và
cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. Và
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong quý II/2020 suy giảm 31,4% chủ yếu do chi tiêu tiêu
dùng sụt giảm mạnh mẽ tới 34% và trước đó nước này đã giảm 5% trong quý I/2020 và chính
thức rơi vào suy thoái do dịch COVID – 19, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài 11 năm liên tiếp
- giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tại Châu Âu thì cũng không kém phần ảm đạm so với nước Mỹ khi trong quý II/2020, kinh
tế Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đã bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng
COVID – 19 với GDP giảm 12,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1995, sau khi giảm 3,8%
trong quý I/2020 do hoạt động kinh doanh đình trệ khi các doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm
ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID – 19. Và một số nền kinh tế lớn thuộc Eurozone như Đức,
Pháp, Italy và Tây Ban Nha đều thông báo GDP sụt giảm mạnh trong quý II/2020. Riêng đối với
Đức, nước luôn đóng vai trò “đầu tàu” kinh tế của châu u, mức sụt giảm GDP trong quý II/2020
là 10,1%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê GDP theo quý từ năm
1970. Tây Ban Nha - một trong số quốc gia châu u chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh -
ghi nhận GDP giảm tới 18,5%. Trong khi đó, GDP của Pháp và Italy giảm lần lượt là 13,8% và
12,4%.
lOMoARcPSD|40651217
Khối lượng thương mại hàng hoá thế giới và tăng trưởng GDP thực tế từ năm 2014 đến 2020. Nguồn:
World Trade Statistical Review 2021.
Còn ở Châu Á, kinh tế Nhật Bản cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015 do nền
kinh tế lớn thứ ba thế giới này tăng trưởng âm hai quý liên tiếp trước tác động của đại dịch
COVID – 19. So với cùng kỳ năm 2019, GDP của Nhật Bản giảm tới 3,4% trong quý II/2020,
khi cả tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều sụt giảm. Trong quý II, kinh tế nước này
giảm 28,8%. Trước đó, trong quý IV/2019, kinh tế Nhật Bản đã giảm 7,3%. Trong khi đó, Trung
Quốc lại có triển vọng sáng hơn, khi việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã giúp nền kinh tế nước này
tăng trưởng 3,2% trong quý II/2020, sau khi giảm 6,8% trong quý I/2020. Tuy vậy, nhu cầu toàn
cầu yếu và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc là những rủi ro chính đối với sự
phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
2.3.2. Về phía cung và cầu bị ảnh hưởng như thế nào?
a. Về phía nguồn cung
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID
- 19 tác động đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành
nghề.
Dịch COVID – 19 đã dẫn đến những biến đổi lớn trên thị trường chất dẻo toàn cầu, khiến
cho các nhà sản xuất polyme phải vất vả chuyển hướng và điều chỉnh trong thời gian ngắn. Các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa xuất khẩu Việt Nam cũng điều chỉnh với xu hướng mới
của thế giới.
Dịch bệnh COVID – 19 đã làm bộc lộ những khó khăn khi cung ứng các sản phẩm nhựa bị
gián đoạn, không kịp thời do mạng lưới chuỗi cung ứng trải rộng toàn cầu cũng như nhiều chuỗi
cung ứng quá phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn, nhất là Trung Quốc.
Bên cạnh việc tối ưu hóa sản xuất và chi phí, việc dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng còn
nhằm để phân tán và giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học -
công nghệ và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng quyết liệt, xu hướng dịch
chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu đang thể hiện mạnh mẽ, đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ
hội và thách thức đan xen.
Có thể thấy, dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc thực chất là một xu
hướng khách quan đã diễn ra trong nhiều năm nay với động lực chính được thúc đẩy bởi mục
tiêu lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất, chi phí và sự phát triển của khoa học - công nghệ. Dưới tác
động của dịch bệnh COVID – 19, xu hướng này được đẩy mạnh hơn, bởi ngoài các động lực nói
trên này có thêm động lực phân tán và giảm thiểu rủi ro.
b. Về phía nguồn cầu:
Bức tranh tổng thể của thương mại toàn cầu - gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng và dòng
vốn FDI toàn cầu - cũng đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID – 19. Vào ngày 4-
82020, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu giảm 13% trong năm
2020. Cấu trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới
cung ứng đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu. Vì thế,
cú sốc COVID – 19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia chuyển sang “tự cung tự
cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch COVID – 19 sẽ càng
làm cho thương mại toàn cầu thêm tồi tệ
Ta có thể thấy theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại
trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó,
doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những
mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị
gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo
dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm.
Nhìn chúng ta thấy do ảnh hưởng đại dịch COVID – 19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu
tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế.
Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và
phục hồi sản xuất
2.3.3. Tác động đến kinh tế thế giới như thế nào?
a. Tác động đến kinh tế
Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được công bố vào ngày
27/9 cho rằng đại dịch COVID – 19 là một cuộc khủng hoảng y tế mà hệ lụy nó gây ra là sự thiệt
hại to lớn về mạng sống của con người. Cuộc khủng hoảng cũng là thách thức to lớn đến ngành
kinh tế, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù không có cách nào để nói chính xác thiệt
lOMoARcPSD|40651217
hại kinh tế đến từ đại dịch COVID – 19 nhưng nó đã có những tác động tiêu cực nghiêm trọng
đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008-2009.
Hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh, … trên thế giới bị đình trệ.
Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) vào tháng 10/2020 dự
báo rằng kinh tế giới năm 2020 bị suy giảm (từ -5,2% đến -4,4%). Bên cạnh đó Hội nghị Liên
Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40% so với
FDI năm 2019 và sẽ tiếp tục giảm từ 5-10% vào năm 2021. Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2020
ở mức thấp (1,2 – 2%) do sức cầu còn yếu, giá dầu quốc tế giảm mạnh và đứng ở mức thấp nhất.
Khối lượng thương mại hàng hoá thế giới từ năm 2015 đến 2021. Nguồn: World Trade Statistical
Review 2021.
Các quốc gia đều thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch dẫn đến
nhiều hoạt động sản xuất phải tạm dừng. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn làm ảnh hưởng đến các
hoạt động thương mại toàn cầu, đầu tư kinh tế khiến cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
thế giới bị suy giảm.
EU, Mỹ, Trung Quốc là 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng trong giai đoạn dịch bệnh này
EU và Mỹ dự báo mức GDP giảm lần lượt là -7,5% và -5,9%, còn Trung Quốc tăng 1,2%. Nhằm
ngăn chặn sự ảnh hưởng của COVID – 19 đến nền kinh tế các quốc gia đều tung ra những gói
cứu trợ cho người dân kịp thời: Chính phủ Mỹ đã cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền
kinh tế, Hạ viện Mỹ cũng đã chấp thuận gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ USD; Ngày 28/5/2020 tại
Trung Quốc, kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã cam kết chi 4.000 nhân dân tệ
(tương đương 559 tỉ USD) cho gói kích thích kinh tế; Bên cạnh đó EU cũng mạnh tay chi 826 tỷ
USD cho gói cứu trợ.
Tại các quốc gia lệ thuộc nhiều vào du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do việc hạn chế đi lại để
kiểm soát dịch bệnh. Trong năm 2020 các nhà sản xuất nhiên liệu dầu mỏ, khí đốt và than đá
phải chịu thời gian giảm giá kéo dài mặc dù giá xuất khẩu khoáng sản và lương thực, thực phẩm
tăng nếu tính trên bình diện cả năm. Việc đầu tư tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là
ngành dịch vụ và xây dựng.
b. Tác động xã hội - Tác động đến môi trường
COVID – 19 đã có những ảnh hưởng nhất định, mang tính tích cực và tiêu cực đến môi
trường sống của chúng ta.
Tích cực: Chính sách phong tỏa chống dịch của chính phủ các nước đã khiến nhiều hoạt
động của các khu công nghiệp, các hoạt động giao thông phải tạm dừng, từ đó hiệu ứng
nhà kính giảm một cách mạnh mẽ nhất từ trước đến nay (khoảng 7%), môi trường không
khí được cải thiện đáng kể. Các hoạt động du lịch bị ngưng lại, các bãi biển trở nên vắng
người, lượng rác thải ở các điểm du lịch cũng giảm mạnh. Hoạt động buôn bán bị dừng
lại, xe cô hạn chế lưu thông cũng khiến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn được cải thiện.
Tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường. Do người dân thời gian này chủ yếu ở nhà nên lượng rác thải gia đình tăng mạnh
hơn; Chất thải y tế cũng tăng lên rất nhiều, tại các bệnh viện lượng rác tăng lên gấp 2-4
lần do trang phục bảo hộ, găng tay cùng với các trang thiết bị y tế, bơm kim tiêm, thuốc
men, …
- Tác động đến các dịch vụ y tế
Theo cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5 và 7/2020 tại hơn 100 quốc gia, các dịch vụ
y tế quan trọng ở hầu hết các nước đều bị gián đoạn, đe dọa đến người nhiễm và không nhiễm
virus COVID. Ảnh hưởng nặng nề nhất hầu như xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình. Ở các nước khảo sát, 70% dịch vụ tiêm chủng định kỳ bị tác động từ dịch bệnh COVID, kế
hoạch hóa gia đình (68%), chẩn đoán và điều trị ung thư (55%), dịch vụ cấp cứu (25%). Trong
quá trình nỗ lực phòng chống dịch bệnh, nguồn nhân lực về các y bác sĩ cũng thiếu hụt trầm
trọng, dẫn đến việc hoạt động khám chữa bệnh trở nên quá tải. Cùng với đó là tình trạng khan
hiếm vật tư y tế như đồ bảo hộ, khẩu trang, máy thở, kit xét nghiệm và hóa chất dùng để xét
nghiệm. Khi dịch bệnh bùng nổ, các quốc gia trên thế giới tranh nhau mua kit xét nghiệm và nỗ
lực sản xuất vaccine để chặn đứng đại dịch.
- Tác động đến giáo dục
Theo báo cáo công bố ngày 8/4/2020 của Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên
Hợp Quốc (UNESCO), trên thế giới hiện có gần 1,6 tỷ học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng học
tập do các trường học ở 188 quốc gia đóng cửa để phòng chống dịch khiến cho học sinh và sinh
viên phải học tập qua hình thức trực tuyến. Sự bất bình đẳng trong giáo dục hiện nay được thể
lOMoARcPSD|40651217
hiện qua báo cáo “Học tập từ xa và khả năng tiếp cận” được công bố vào tháng 9/2020 của
UNICEF, có ít nhất 1/3 trẻ em trên thế giới (khoảng 463 triệu trẻ em) không thể học tập từ xa vì
không có máy tính và thiết bị học tập, các trường học không được trang bị đầy đủ công nghệ và
các thiết bị để giảng dạy trực tuyến.
- Tác động đến văn hóa
Trong khi thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ đại dịch COVID – 19 thì
các sự kiện văn hóa trên thế giới phải hủy bỏ, cơ sở văn hóa phải đóng cửa, các hoạt động văn
hóa cộng đồng bị tạm dừng, các di sản văn hóa thế giới đứng trước nguy cơ bị cướp bóc, …
Thống kê của UNESCO cho thấy, 167 quốc gia có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có tới
119 quốc gia đã đóng cửa hoàn toàn. 30 quốc gia đã đóng cửa một phần và chỉ có 18 quốc gia
tiếp tục mở cửa các di sản. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội đối với những
người dân sinh sống trong phạm vi di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể, sinh hoạt tôn giáo, tín
ngưỡng, các buổi lễ đã bị hoãn lại hoặc hủy bỏ, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân
khắp mọi nơi.
- Tác động đến an sinh xã hội
Đại dịch COVID – 19 hiện nay đã, đang và sẽ gây ra hàng loạt trường hợp phá sản ở mỗi
quốc gia cũng như trên toàn cầu. Kéo theo đó là việc giảm lượng cầu xã hội và gia tăng thất
nghiệp, điều này làm tăng áp lực lên việc đảm bảo an sinh xã hội theo quy mô lớn. Trong bối
cảnh trên nhiều quốc gia đã tung ra những gói cứu trợ an sinh trị giá hàng tỷ USD để hỗ trợ các
doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước mắt.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động
do dịch COVID – 19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên thế giới so với
số người thất nghiệp trong năm 2019 là 188 triệu người. Đại dịch COVID – 19 hiện nay đã, đang
và sẽ gây ra hàng loạt trường hợp phá sản ở mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Kéo theo đó là
việc giảm lượng cầu xã hội và gia tăng thất nghiệp, điều này làm tăng áp lực lên việc đảm bảo an
sinh xã hội theo quy mô lớn. Trong bối cảnh trên nhiều quốc gia đã tung ra những gói cứu trợ an
sinh trị giá hàng tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước
mắt. Việc hạn chế việc di chuyển đối với con người và hàng hóa, giảm số lượng việc làm dẫn đến
việc mất đi nguồn thu nhập cho người lao động, con số ước tính lên đến 3,4 nghìn tỷ USD trong
năm 2020. Ngoài ra khủng hoảng việc làm còn dẫn đến việc gia tăng bất bình đẳng của người lao
động vì mức lương được chi trả không đồng đều, không được hưởng đầy đủ quyền lao động và
an sinh xã hội.
c. Tác động đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước từ đó ảnh hưởng đến
nền kinh tế giữa các quốc gia
Sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng cao, ví dụ điển hình như Tổng thống
D. Trump cáo buộc Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc của virus Corona, hoặc là việc ông D.
Trump cắt giảm trợ cấp cho tổ chức y tế thế giới WHO vì lý do WHO phản ứng chậm chạp và
đưa ra các khuyến cáo sai lệch sau khi đến Trung Quốc.
Ngoài ra, số liệu thống kê số người chết ở Trung Quốc chưa thật sự rõ ràng và cụ thể, nhất là
khi các số liệu này được sửa đổi liên tục. Việc điều chỉnh và thay đổi liên tục như vậy gây ra một
mối quan ngại rất lớn đối với các nước phương Tây, đặc biệt là các nước thuộc G7 khi các nước
đó đang bị dịch bùng phát nghiêm trọng và khiến nền kinh tế của họ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm
trọng.
Sự căng thẳng được đẩy lên đỉnh điểm thì các động thái của các quốc gia trên lĩnh vực kinh
tế cũng xuất hiện, ví dụ như Trung Quốc đã cấm xuất khẩu các loại khẩu trang sang Mỹ. Và cũng
“nhờ đại dịch” mà Trung Quốc có lí do để thất hứa với Mỹ khi không thể mua được nông sản của
Mỹ trị gái lên đến 50 tỷ đô, hay phá vỡ thỏa thuận thương mại khi mua tích trữ đậu tương của
Brazil. Nên vì những lý do như thế, nên nếu ông D. Trump có thể tái đắc cử lần thứ 2 thì rất có
thể chiến tranh thương mại sẽ nổ ra và không chỉ có Mỹ - Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các
nước khác như Anh, Pháp. Vì có rất nhiều các ngành hàng như sắt, thép hay da giày của Trung
Quốc được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ngoài Mỹ và một số nước phương Tây, Nhật Bản cũng có động thái không vừa lòng khi hỗ
trợ một số tiền khổng lồ để các công ty có thể chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Có
thể là vì họ đã nhìn ra được sau dịch kinh tế của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất ổn và sẽ không còn
an toàn nếu đặt các nhà máy sản xuất tại đó.
Trích dẫn từ một bài báo có tựa đề là “Mỹ - Trung đang “manh nha” một cuộc chiến tranh
lạnh về công nghệ và cái giá phải trả?”. Mỹ đã áp dụng những chính sách và làm ảnh hưởng đến
4 phương diện của Trung Quốc, gồm: thương mại, tiền tệ, công nghệ và các vấn đề liên quan Đài
Loan (Trung Quốc).
Thứ nhất, về thương mại, Mỹ tiếp tục đánh thuế lên các mặt hàng hóa của Trung Quốc.
Hành động này làm nền kinh tế của Trung Quốc cũng chịu nhiều tổn thất.
Thứ hai, về tiền tệ, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã có một cuộc họp và thảo luận
về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc xoá các khoản nợ 1.1 nghìn tỷ USD để bồi thường cho những
thiệt hại mà Đại dịch COVID - 19 gây ra. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ đồng thời gây hậu quả
nghiêm trọng cho tình hình tín dụng của Mỹ, đe doạ vai trò dự trữ tiền tệ của đồng USD. Ngược
lại, đối với Trung Quốc thì đây là cái giá không quá cao.
Thứ ba, đó là về công nghệ, Mỹ hạn chế chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc. Điều
này chắc chắn làm ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, xét về lâu về
dài thì điều này cũng không làm ảnh hưởng đến Trung Quốc quá nhiều.
Thứ tư, vấn đề về Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ tăng cường trong việc bán vũ khí cho Đài
Loan, thậm chí là còn công khai cổ xuý Đài Loan độc lập.
lOMoARcPSD|40651217
Tuy là sự xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đã có từ trước khi việc dịch bệnh bùng phát, thế
nhưng dịch bệnh giống như một nguồn dầu đổ thêm vào cuộc chiến vậy. Và cũng chính dịch
bệnh nổi lên đã làm cho tỉ lệ tái đắc cử của tổng thống D. Trump giảm từ 80% xuống còn 60%.
d. Dịch bệnh COVID tác động trực tiếp đến nguồn lao động
Dịch bệnh bắt đầu bùng nổ đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối tháng 12
năm 2019, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch lây
nhiễm dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sản phẩm làm ra không có thị trường để tiêu
thụ, không có nguồn nguyên vật liệu do bị cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến các mắt xích quan
trọng trong chuỗi cung ứng. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và duy trì, nhiều doanh nghiệp đã
phải cắt giảm lao động. Chính vì vậy mà trên thế giới hiện nay có rất nhiều lao động đang phải
chịu cảnh mất việc làm.
COVID – 19 làm nhức nhối vấn nạn thất nghiệp tại nhiều quốc gia. Nguồn: Báo Quốc Tế.
Theo báo cáo tháng 4 của Hiệp hội Liên Hợp Quốc, trong quý II năm 2020 đã có hơn 195
triệu người lao động bị mất việc làm trên thế giới. Nền kinh tế thế giới bị suy thoái toàn cầu với
tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ đói cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Theo báo cáo của Liên Hợp
Quốc, lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch lần này sẽ là công nhân, công dân tự làm
chủ, người tị nạn và người di cư.
Mới đây, các chuyên gia tại Viện Chính sách xã hội thuộc trường Đại học HSE (Nga) đã cho
biết, số người thất nghiệp đã đăng Nga khả năng tăng lên thêm gấp 6 lần 0 - lên đến 5,3
triệu người.
Vào ngày 15/04, một trợ lý của Tổng thống Nga đã gọi đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất
kể từ thời Thế chiến thứ II và cho rằng, tình trạng thất nghiệp này sẽ ngày càng nghiêm trọng và
tăng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và
ổn định của nền kinh tế.
Theo một dự báo khác được đưa ra vào tháng 3 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp năm nay ở Italy có
thể lên tới 11,2 % do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, sau đó sẽ giảm xuống 9,6 % vào
năm 2021. Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy bắt đầu tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, đạt đỉnh điểm là 12,7 % vào năm 2014 và sau đó giảm xuống còn 9,9 % vào năm 2019.
Đến năm 2020, dịch bệnh COVID - 19 lại có nhiều tác động tiêu cực đến một số lĩnh vực phát
triển ở Italy. Đặc biệt, ngành khách sạn du lịch và dịch vụ ăn uống sẽ phải đối mặt với sự giảm
sút doanh thu lớn nhất từ trước đến nay.
Theo như kênh CNBC trích dẫn từ dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ (DOL) cho biết, số lượng
đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này là 4,4 triệu đơn, nâng tổng số lượng đơn xin trợ cấp vượt
quá 26 triệu tính từ giữa tháng 3. JP Morgan cũng dự đoán tổng cộng 25 triệu việc làm ở Mỹ sẽ
bị biến mất trong đại dịch lần này, gần gấp 3 lần số người thất nghiệp trong cuộc Đại suy thoái
(1929 - 1933). Đồng thời, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, tỷ lệ thất nghiệp này ngoài đời thật
thậm chí còn cao hơn so với dự đoán, vì khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát thì trước đó ở Mỹ đã có
7,1 triệu lượng người thất nghiệp.
Như vậy, với tổng số người thất nghiệp, tính đến cả các đơn xin trợ cấp, con số này đã vượt
quá 33 triệu, có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới khoảng 20,6 % - đây là con số cao nhất
kể từ năm 1934 đến thời điểm hiện tại. Một số nhà kinh tế dự đoán rằng, tổng sản phẩm quốc nội
của Mỹ trong năm nay có thể sẽ giảm hơn cả thời điểm năm 2008. Vào ngày 8/05 tới, khi Chính
phủ Mỹ công bố số liệu thất nghiệp của tháng 4, các nhà kinh tế học có dự đoán rằng các con số
này có thể tiếp tục tăng cao.
Theo dữ liệu ban đầu công bố về các tiểu bang của DOL, trong tuần kết thúc vào ngày 4/04,
tỷ lệ thất nghiệp được bảo hiểm cao nhất là ở Michigan (17,4 %), Rhode Island (15 %) và
Nevada (13,7 %). Trong khi đó, một số thành viên đảng Cộng hòa, đã đưa ra các quan ngại về
các chính sách hỗ trợ liên quan đến đại dịch COVID - 19 có thể làm tăng nợ quốc gia, dự kiến sẽ
tăng vọt lên 101 % trên tổng sản phẩm quốc nội vào tháng 10 tới.
Ngoài ra, theo cố vấn của Tổng thống Donald Trump về các vấn đề kinh tế - ông Kevin
Hasselt, tỷ lệ thất nghiệp tiến gần đến mực của cuộc Đại khủng hoảng. Khi đó, vào những năm
1933, trong cuộc Đại khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 24, 9 %; từ năm 1931 đến năm
1940, tỷ lệ này là trên 14 %. Kể từ lần đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ 2 lần vượt quá 10 % - đó là
vào năm 1982 và 2009.
lOMoARcPSD|40651217
Theo một nguồn thông tin khác đến từ đài RFI, COVID - 19 đã đẩy thế giới vào cuộc
“khủng hoảng chưa từng thấy” từ sau Thế chiến thứ II cho đến nay và nó còn có tác động “sâu
rộng đến thị trường lao động toàn cầu”. Dưới hình thức này hoặc một hình thức khác, SARS -
COV - 2 ảnh hưởng đến 80 % người trong độ tuổi lao động trên thế giới. Điều nghiêm trọng hơn
là, 1,25 tỷ người lao động trên toàn cầu đang bị đe dọa mất việc hoặc giảm lương. Ngày 22/04,
số liệu thống kê có hơn 40 % người dân nước Mỹ thừa nhận rằng họ đã hoàn toàn mất việc hoặc
phải đối mặt với việc giảm lương do đại dịch COVID - 19 gây ra.
e. Dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Trong kinh tế, thị trường chứng khoán là một thành phần cực kỳ quan trọng. Bởi chỉ khi thị
trường chứng khoán ổn định, dòng tiền nhàn rỗi trong thị trường mới thu hút được các nhà đầu tư
tham gia góp vốn. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì thị trường chứng khoán
cũng dần không mấy yên ổn.
Theo một bài báo, em xin trích dẫn thống kê như sau:
Giới đầu tư “tháo chạy” khỏi thị trường chứng khoán (TTCK) và tìm đến các tài sản an toàn
hơn. Trong khi lãi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ kỳ hạn là 10 năm sụt giảm xuống mức dưới
0,5 %. Lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 30 năm cũng lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống mức kỷ
lục là dưới 1 %. Đó là những thông tin được các nhà thống kê phản ánh về nền kinh tế số 1 thế
giới những ngày qua trong cơn bão của đại dịch COVID - 19.
Ngày thứ 2 đen tối đối với các thị trường chứng khoán toàn cầu
Từ tháng 1 năm 2020, chỉ số các TTCK lớn ở Châu Âu bị sụt giảm nghiêm trọng, khoảng
20% do các tác động của dịch bệnh, đồng thời giá dầu xuống dốc cũng phần nào làm ảnh hưởng
đến chỉ số chứng khoán của Châu Âu. Do lo ngại dịch bệnh sẽ còn gây ra nhiều tác hại lâu dài
đối với nền kinh tế thế giới, thế nên ngày 09/03/2020 đã trở thành ngày thứ 2 đen tối đối với các
TTCK trên toàn cầu.
Chỉ số các TTCK lớn tại Châu Á đang giảm sút mạnh bởi các tác động của đại dịch COVID – 19.
Nguồn: Tạp Chí Tài Chính.
Ngoài ra, chỉ số thị trường Frankfort cũng đã sụt giảm đến 7,94 %, đây được xem là mức sụt
giảm mạnh mẽ nhất kể từ đợt tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, thị
trường Luân Đôn cũng bị mất trắng 7,69 %, thị trường Paris mất đến 8,39 %, nặng nề nhất kể từ
năm 2008 đến nay, tức là kể từ năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong phiên giao dịch ngày 12/03, sắc đỏ ngập tràn trên thị trường chứng khoán Châu Á, sau
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành lệnh cấm đi lại từ các nước Châu Âu sang Mỹ trong
vòng một tháng để có thời gian đối phó với đại dịch COVID - 19, qua đó điều này cũng đã làm
dấy lên sự lo ngại về kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức “gắn mác” đại dịch toàn cầu đối với dịch COVID - 19,
điều này đã khiến cho TTCK Châu Á vốn đã phải chịu tác động trước thông báo của WHO, nay
lại còn giảm sâu hơn sau sự phát biểu của Tổng thống D. Trump.
Đối với TTCK ở Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 đã giảm 4,4 % xuống còn 18.559,63
điểm. Ngoài ra, ở Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong cũng hạ 3,5 % xuống
24.344,13 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite đã giảm mất 1,5 % xuống còn 2.923,49 điểm.
Chứng khoán Sydney cũng đã để mất 7,4 %, đây được xem là phiên giao dịch tồi tệ nhất kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. Ngoài ra thì chứng khoán Seoul, Singapore
| 1/30