Tiểu luận "Thiết kế cảnh quan công viên văn hóa thể thao thị trấn Cần Giuộc mở rộng"
Đề cương "Thiết kế cảnh quan công viên văn hóa thể thao thị trấn Cần Giuộc mở rộng"
Tiểu luận môn "Nguyên lý kiến trúc nhà ở" với đề tài: "Thiết kế cảnh quan công viên văn hóa thể thao thị trấn Cần Giuộc mở rộng" của Võ Nhật Minh giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Nguyên lý kiến trúc nhà ở
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUY HOẠCH
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VĂN HÓA
THỂ THAO THỊ TRẤN CẦN GIUỘC MỞ RỘNG,
HUYỆN CẦN GIUỘC, LONG AN
GVHD: Cô Đỗ Thùy Linh
SVTH: Võ Nhật Minh LỚP: KTCQ8A2 MỤC LỤC
PHẦN 1: DẪN NHẬP ĐỀ TÀI I.
TỒNG QUAN ĐỀ TÀI II.
TẲM NHÌN - ĐỔI TƯỢNG - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1) Tầm nhìn nghiên cứu
2) Đối tượng nghiên cứu
3) Mục tiêu và chương trình hành động III.
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1) Giới hạn không gian - thòi gian 2) Tính chất 3) Chức năng khu vực IV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU V.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔ ÁN
PHẰN 2: NỘI DUNG ĐỒ ÁN I.
THÔNG TIN CHUNG - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ
1) Thông tin chung huyện cần giờ 2) Điều kiện tự nhiên
3) Hiện trạng rừng ngập mận cần giờ II.
THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU THUỘC XẴ LONG HÒA, HUYỆN CẲN GIỜ
1) Thông tin chung xã long hòa thuộc huyện cằn giờ, thành phố hồ chí minh
2) Thông tin về khu vực nghiẻn cứu trên địa bàn xã long hòa, huyện cần giờ, thảnh phó hồ chí minh III.
ĐÁNH GIÁ KHU VỰC THIẾT KẾ CỤ THỂ THEO MỤC TIÊU
1) Mục tiêu 1: khôi phục tính lên kết giữa rừng ngập mận và khu đô thị phát triển mới trong tương lai,
đồng thời két nối, phát huy và đa dạng hóa hệ sinh thái:
2) Mục tiẽu 2: xảy dựng mô hình công viên bền vững vã ứng phó với biển đồi khí hậu
3) Mục tiêu 3: tạo môi trường nghiên cứu, học tập và trài nghiệm thúc đẩy sự giao tiếp cùng thiên Nhiên. I.
CƠ SỞ KHOA HỌC 1) Cơ sở pháp lý 2) Cơ sờ lý thuyết
a. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết dựa trên các lý luận về sinh thái và thiết kế cảnh quan
b. Nghiên cửu cơ sở lý thuyết dựa trên mục tiêu 3) Cơ sở thực tiễn 4) Cơ sở tính toán II.
LẬP PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
1) Hạng mục công trình đề xuất:
2) Ứng dụng cơ sở khoa học vào thiết kế
3) Thành phần thề hiện đồ án vả layout I. PHỤ LỤC P a g e 2 | 44
PHẦN 1: DẪN NHẬP ĐỀ TÀI
I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Mô hình định hướng văn hóa thể thao không phù hợp với bối cảnh
Theo quy hoạch định hướng của huyện, thị trấn Cần Giuộc được mở rộng và phát
triển với các hệ thống khối dân cư và mảng xanh công viên phân bố đều phục vụ
nhu cầu ở và nghỉ ngơi của người dân. Trong định hướng, công viên được đề xuất
thành Công viên Văn hóa Thể dục Thể thao. Tuy nhiên theo bối cảnh hiện tại của
huyện và trung tâm thị trấn nói riêng, việc phát triển hệ thống các phân khu thể thao
tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân chưa phù hợp. Đa số dân cư và
người đến với thị trấn, hơn 80% là người lao động và mức lao động của họ trên
tổng thời gian trong ngày khác lớn. Việc tiếp xúc với văn hóa thể thao tương đối khó khăn Có thể nói, phát triển loại hình văn hóa thể thao dựa trên nhu cầu thể thao của cả tỉnh,
huyện và khu vực. Xây dựng trung tâm hội thao, tập trung hoạt động văn hóa thể
thao của tỉnh để liên kết với thành phố và các khu lân cận P a g e 3 | 44
Tuy nhiên, vấn đề là công viên mục đích xây dựng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
- xã hội nhưng vẫn đảm bảo cho mọi đối tượng, trong đó có trẻ em. Vì vậy việc chọn
mô hình Văn hóa Giải Trí có thể đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi và quy mô
2. Nhu cầu du lịch, thư giản
Sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống ngày càng tạo ra nhu cầu nghỉ dưỡng biệt
lập. Thông qua đó, họ có thể kết nối và cân bằng nội tâm. Sản phẩm du lịch “mở
mang đầu óc” phổ biến. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng và du lịch thân thiện
với môi trường cũng đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Số người lựa chọn hình
thức du lịch này gần như tương đương với du lịch chăm sóc sức khỏe.
3. Tầm nhìn là không gian xanh lớn của huyện
Tính đến nay, huyện Cần Giuộc có 2 đô thị (1 đô thị loại IV - thị trấn Cần Giuộc
được công nhận vào năm 2015 và 1 đô thị loại V - đô thị Long Đức Đông được công
nhận vào năm 2021). Với lợi thế về vị trí địa lý và kinh tế, từ năm 2017, huyện được
xác định quy hoạch trở thành khu đô thị vệ tinh phía Nam (đô thị loại III) của TP.HCM
Theo đó, tỉnh Long An đặt mục tiêu năm 2025, Cần Giuộc sẽ hình thành đô thị loại
III trên phạm vi toàn huyện. Năm 2030, địa phương trở thành thành phố trực thuộc
tỉnh với 10 phường, 5 xã. Đồ án quy hoạch đô thị đang được hoàn thiện, dự kiến
trình Thủ tướng phê duyệt vào quý 4 năm nay
Thông qua đó, dựa trên tinh thần phát triển của huyện, cần có các không gian xanh
lớn. Thứ nhất, nhằm tạo ra giá trị du lịch về mặt vĩ mô. Thứ hai, tạo ra không gian
xanh điểm nhấn cho toàn khu vực Cần Giuộc. Cuối cùng, hình thành cột mốc cho
lịch sử phát triển và lịch sử hình thành không gian xanh đô thị
B. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. Về văn hóa
Với sự đô thị hóa ngày càng tăng , trong đó các địa điểm thu hút con người dần trở
nên xa xỉ, phân tầng người dân theo mức sống. Giữa thành thị và nông thôn chưa
có sự liên kết về tính rỏ rang. Hình thành sự suy thoái và tụt hậu của người dân ở
một số xã, dần mất đi sự tự tin do có sự phân biệt. Văn hóa và giải trí phục vụ cho P a g e 4 | 44
toàn thể các tầng lớp trong xã hội, tự đó nối kết và phát triển về mặt nhận thức và mức sống con người 2. Về du lịch
Đa phần các địa điểm vui chơi giải trí, du lịch đối với huyện và cả thị trấn thường
phân bố ở xa. Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút các gia đình và các
nhân vào cuối tuần cho việc vui chơi tại các công viên lớn. Ngoài ra, về khía cạnh
du lịch, những địa điểm khác thu hút người dân Cần Giuộc đến tham quan, khu vực
Cần Giuộc có rất ít các địa điểm du lịch dành cho giới trẻ 3. Về kinh tế
Để hình thành và đầu tư phát triển một mô hình mới, địa phương có nhiều kinh
nghiệm hơn trong việc phát triển các mô hình lớn hơn , từ đó gia tăng vấn đề về
kinh tế. Đồng thời, việc phát triển loại hình văn hóa cộng đồng, thu hút khách du lịch
và làm tăng giá trị kinh tế huyện P a g e 5 | 44
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ranh giới khu đất nghiên cứu thuộc địa phận huyện Cần Giuộc ( bao gồm toàn bộ
Thị trấn Cần Giuộc hiện tại, một phần diện tích xã Tân Kim, một phần diện tích xã
Mỹ Lộc, một phần diện tích xã Trường Bình) có tứ cận như sau: -
Phía Bắc : giáp phần còn lại xã Tân Kim; -
Phía Đông : giáp sông Cần Giuộc và xã Phước Lại; -
Phía Tây : giáp phần còn lại xã Mỹ Lộc; -
Phía Nam : giáp phần còn lại xã Trường Bình.
Tổng diện tích cần lập quy hoạch
khoảng 1.385,18 ha. Cụ thể như sau: -
Phần diện tích xã Tân Kim 496,27 ha; -
Phần diện tích xã Mỹ Lộc 190,85 ha; -
Phần diện tích xã Trường Bình 557,54 ha; -
Diện tích thị trấn Cần Giuộc 140,52 ha.
(Tổng diện tích các khu vực đã lập
quy hoạch chi tiết khoảng 242,29 ha)
Sơ đồ ranh hành chánh khu quy hoạch
Khu vực có vị trí đầu mối giao thông quan trọng về đường thủy và đường bộ,
có điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên thuận lợi, là khu vực cửa ngõ từ biển Đông vào
thành phố Hồ Chí Minh qua sông Cần Giuộc;
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Mỹ Lộc, liên kết kinh tế và giao thông chủ yếu
thông qua tỉnh lộ 935. Ngoài việc quan hệ trực tiếp với thành phố Tân An, trung tâm
hành chính, kinh tế, văn hoá của Tỉnh, bên cạnh còn có các huyện như: Cần Đước,
Bến Lức, thành phố Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và giao lưu văn hóa. P a g e 6 | 44
Tổng mặt bằng sử dụng đất TT. Cần
Sơ đồ phân khu Thị trấn Giuộc
Đô thị thị trấn Cần Giuộc là đô thị nằm trên hành lang đô thị dọc Quốc lộ 50 đi
ngang tỉnh Long An và đi dọc suốt các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc
chuổi hành lang đô thị phát triển kinh tế biển, là cửa ngỏ vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long đi theo trục Quốc lộ 50, có điều kiện phát triển kinh tế đô thị trong tương lai.
Sông Cần Giuộc có nhánh sông đi ra cửa sông Soài Rạp, rất thuận tiện cho
giao thông đường thủy tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
B. RANH THIẾT KẾ
B.1. Quy mô khu đất: khoảng 28 ha là phạm vi ranh nghiên cứu đồ án công viên.
B.2. Giới hạn khu đất khu đất -
Phía Bắc : giáp đường Mỹ Lộc - Trường Bình -
Phía Đông : giáp sông Cần Giuộc và xã Phước Lại; -
Phía Tây : giáp đường chùa Tôn Thạnh P a g e 7 | 44
Khu đất nghiên cứu ( trích tổng mặt
Ảnh minh họa ( nguồn : internet )
bằng sử dụng đất Thị trấn Cần Giuộc )
III. TÍNH CHẤT - MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU A. Tính chất: -
Xã Mỹ Lộc là vùng ngoại của thị trấn Cần Giuộc, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp của thị trấn và toàn huyện. Đa số các hoạt động nông nghiệp và
sản xuất nông nghiệp đều được tổ chức đều trong khu vực -
Thị trấn Cần Giuộc mở rộng là khu dân cư đô thị hiện hữu kết hợp với các
khu dân cư xây dựng mới. Khu dân cư hiện hữu gồm thị trấn Cần Giuộc và các khu
dân cư mở rộng của các xã lân cận như xã Tân Kim ở phía Bắc, xã Mỹ Lộc ở phía
Tây và xã Trường Bình ở Phía Nam. Khu đô thị với các chức năng là các khu dân
cư, khu công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh,…. và các khu chức năng khác của đô thị. B. Mục tiêu: -
Phủ kín quy hoạch không gian xanh khu nội thị, phục vụ tính chất công cộng
đô thị, khai thác sử dụng đất theo đúng quy hoạch, hạn chế phát triển công viên tự
phát, không theo quy hoạch. -
Đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung -
Xác định nhu cầu thực tế và đưa ra định hướng chi tiết về kế hoạch sử dụng
đất cũng như công năng cho khu quy hoạch. -
Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với khu vực xung quanh. -
Định hướng hệ thống kĩ thuật đảm bảo kết nối với các khu vực xung quanh,
phù hợp phù hợp với bối cảnh hiện tại và xử lí các vấn đề môi trường đô thị. P a g e 8 | 44 -
Cụ thể hóa phân tầng khu vực nhằm xác định rõ từng loại đối tượng được
đảm bảo khả năng phát triển và hoạt động độc lập, liên kết với các khu vực xung
quanh tạo thành một tổng thể hài hòa, thống nhất. -
Là cơ sở để phát triển ngành du lịch tại địa phương, tiền đề cho các dự án
đầu tư phát triển trong đô thị Cần Giuộc và huyện nói chung. -
Sử dụng đất, phân khu chức năng, bố trí các vùng cảnh quan đặc biệt trên
cơ sở khớp nối với định hướng Quy hoạch chung. -
Khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của khu vực; Phát triển không gian
kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung, cơ cấu phân khu chức năng trong phạm vi
nghiên cứu, kết hợp các yếu tố hiện trạng và mối quan hệ lân cận để cải tạo, chỉnh
trang và xây dựng không gian sống của người dân cho phù hợp với sự phát triển
của đô thị đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
hướng tới phát triển bền vững. -
Thiết kế cảnh quan mới gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu vực hiện có,
kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, nâng cao điều kiện môi trường sống và không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị. C. Nhiệm vụ: -
Nghiên cứu các nhu cầu thực tế xã hội đang cần, nghiên cứu các vấn đề
khác đang còn thiếu trong khu vực, chẳng hạn về cảnh quan, kinh tế hay xã hội từ
đó đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được. Đưa ra phương hướng và giải pháp về đưa ra
giải pháp cảnh quan, phát triển mô hình kiến trúc, giải pháp không gian cụ thể cho từng khu vực cụ thể. -
Xác định các mô hình không gian công viên hiện hữu trong huyện Cần Giuộc
và các khu vực lận cận; hệ thống và đánh giá để phát triển và làm cơ sở cho các
quy hoạch công viên khác tại khu vực -
Nghiên cứu các vấn đề về tự nhiên tại khu vực, đưa ra các giải pháp giải
quyết vấn đề của tự nhiên, đồng thời phát triển môi trường chung cho cả huyện. -
Xác định các chỉ tiêu về cảnh quan dựa trên các cơ sở như dân số, điều
kiện tự nhiên và bối cảnh để phát triển định hướng cảnh quan cho quy hoạch chung
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết
Bao gồm nghiên cứu tài liệu, lý. thuyết và cơ sở thực tiễn khác nhau về loại hình
giải trí, về tâm lý liên quan đến giải trí, các lý thuyết về giao tiếp xã hội hay liên quan về văn hóa
B. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại và hệ thống các lý thuyết theo từng cấp độ cụ thể, liên quan, phù hợp để
áp dụng cho các quy trình xử lý vấn đề xã hội, văn hóa với việc tạo không gian mở cho khu vực
C. Phương pháp thống kê, tổng,hợp và so sánh
Thống kê về số liệu đã điều tra bên trên, tổng hợp thông tin từ các nguồn chính và
tiến hành so sánh về nhiều mặt để đưa ra giai pháp thiết kế hiệu quả nhất.
D. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng dữ liệu nghiên cứu, và tham khảo cách đánh giá của những người có
chuyển môn về lĩnh vực nghiên cứu. P a g e 9 | 44
phỏng vấn và thu thập số liệu
E. Phương pháp điều tra
Tiến hành điều tra các khu dân cư lân cận về vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của họ, các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, cách người dân tạo ra sự
giải trí trong môi trường sống và mong muốn của họ cho khu vực. Thu thập thông tin
về một số biện pháp và mô hình không gian giải trí hiện hữu
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TUẦN MỤC TIÊU NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Xác định Lý do chọn đề tài
Lựa chọn : xem xét các đồ án từ
được đề tài Đối tượng nghiên
trước đến giờ để chọn ra đề tài phù nghiên cứu cứu
hợp và sự yêu thích của bản than Quy mô
Liệt kê: các lí do để chọn đề tài và tìm
khu vực phù hợp với đề tài Xác định vị
Các sơ đồ đánh giá Liên hệ xin tài liệu tại các cơ quan có trí và liên
mối liên hệ khu vực thẩm quyền và có liên quan trách hệ vùng thị trấn Cần giuộc nhiệm đến khu đất và khu vực lân cận
Gồm các tài liệu :sơ đồ định hướng
phát triển không gian thị trấn Cần
Giuộc mở rộng tỉ lệ 1/2000, sơ đồ quy
hoạch chung huyện Cần Giuộc, Tổng
mặt bằng sử dụng đất năm 2023,… Đánh giá Sử dụng các
Bảng đánh giá về bối cảnh khu vực đối tượng phương pháp thu
thông qua bảng định hướng quy
nghiên cứu nhập, thống kê và
hoạch và các sơ đồ hiện trạng khu
xử lí dữ liệu từ các vực đồ án thuyết minh khu vực cũng như các tài liệu liên quan
Đưa ra tầm Sử dụng các tài
Rút ra kết luận cho các cơ sở thu nhìn và đề liệu tham khảo về thập xuất các phương pháp
Đưa ra mục tiêu cho từng vấn đề mục tiêu nghiên cứu song
Lập bảng phương pháp nghiên cứu, song với bối cảnh
dự kiến phương pháp và thu nhập dữ để chọn phương
liệu để thực hiện nghiên cứu pháp nghiên cứu hợp lí
Chọn cơ sở Lựa chọn các cơ
- Chọn lọc lại cái hồ sơ gồm bản đồ, khoa học sở khoa học bao
thuyết minh và các quyết định của gồm :
chính phủ đã ban hành đã tìm Cơ sở lý thuyết
- Tìm các cơ sở lý thuyết Cơ sở pháp lí
– Lý luận phù hợp với để tài tổ chức Cơ sở thực tiễn
kiến trúc cảnh quan khu vực
- Tìm các cơ sở thực tiễn trong, ngoài
nước về hình thành cảnh quan các P a g e 10 |
khu vực từng là khu dân cư và được
hình thành không gian công viên để
đáp ứng nhu cầu xã hội Hình thành Đề xuất giải pháp
Dựa vào các cơ sở khoa học ý tưởng và phương án thiết
Dựa vào vấn đề con người, tự nhiên cho các kế cho từng mục mục tiêu tiêu chính Phân khu chức năng Đưa ra thiết kế tổng thể Lựa chọn
Lựa chọn hình thức Màu sắc chủ đạo, chính phụ layout layout tổng thể
Layout theo tỉ lệ vàng Fibonacci nhiều tờ Lựa chọn layout cho mục tiêu chủ đạo Thống nhất
Thống nhất layout cho bài layout Đưa ra
Lựa chọn phân khu Lựa chọ phân khu các điểm đặc biệt phương án phù hợp để khai
cần làm rỏ để khai triển chi tiết triển khai triển bản vẽ chi tiết
Bổ sung và Xem xét các thành
Kiểm tra tính mạch lạc về nội dung và cải thiện phần trong layout
tính thị giác trong layout trên giấy bài Hoàn thiện Kiểm tra lần cuối
Hoàn thiện đầy đủ layout bài và hoàn thiện bài P a g e 11 |
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
CƠ SỞ PHÁP LÝ: •
Quyết định số 4666/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 •
Định hướng quy hoạch chung huyện Cần Giuộc •
Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 17/07/2015 của UBND tỉnh Long An •
Định hướng điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giuộc đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại quyết định số 2908/QĐ-UBND ngày 29/08/2014 của UBND tỉnh Long •
Phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Thị trấn cần giuộc mở rộng, huyện cần giuộc, tỉnh long an
Tiêu chuẩn xây dựng việt nam 276:2003 về công trình công cộng và các nguyên tắc cơ bản để thiết kế •
Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 •
Quyết định số 9706/QĐ-UBND ngày 21/11/2016
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị P a g e 12 | P a g e 13 |
CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Đối tượng trong Kiến trúc cảnh quan Điểm
Được tượng trưng bởi một cụm tiểu cảnh nếu so với toàn bộ không gian, là 1 cây độc lập
hoặc 1 điểm nhấn trang trí Đường
Khi một điểm di chuyển sẽ tạo ra đường trong không gian là các đường dạo, dãy cây xanh Mảng
Khi một đường chuyển động tịnh tiến trong không gian sẽ tạo ra mảng, mảng ở đây là mảng
hoa, sân, thảm cỏ, phông nền cho điểm và đường, kết nối thành phần trong thiết kế. Hình Khối
Khi một mặt di chuyển sẽ tạp ra khối 3 chiều, có thể là khối đặc hoặc rỗng. Hình khối có thể
tạo thành từ cây cắt xén, tượng điêu khắc, hồ nước. Hình khối làm điểm nhấn không gian
Sự chuyển động
Việc thiết kế phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và khoảng cách người xem đến đối tượng Màu sắc
Màu sắc ảnh hưởng đến cảm giác gần xa. Ảnh hưởng đến tâm lý con người: buồn, trầm, sôi
động. Ảnh hưởng tới không gian: chật hẹp
Kết cấu bề mặt
Kết cấu bề mặt từ mịn đến thô tạo cho người thưởng ngoạn cảm xúc khác nhau về sự bóng
mịn, thô mộc của cảnh quan Thính giác
Âm thanh có ảnh hưởng làm thay đổi cảm xúc của người đi dạo. Âm thanh từ thiên nhiên
như tiếng nước chảy, chim hót, lá rụng, tiếng chuông gió,.. Khứu giác
Mùi hương có ảnh hưởng làm thay đổi cảm xúc của người đi dạo. Mùi hương từ thiên nhiên
như hương hoa phảng phất,... Xúc giác
Bằng sự tiếp xúc qua da, chúng ta tiếp nhận được nhiều cảm giác: nóng và lạnh, trơn và
nhám, sắc và cùn, mềm và cứng, ẩm và khô. P a g e 14 |
Mối liên hệ và tương quan giữa các yếu tố cảnh quan
Nguồn: sinh viên nghiên cứu
Điềm nhìn – tầm nhìn góc nhìn
Nếu vật thể có chiều ngang = L, chiều cao = H thì khoảng cách D=2H ( hay D=2L`) sẽ cho phép
nhìn rõ toàn bộ vật thể
+ D + D=H( L ): cảm giác thân mật, gần gũi
+ D = 1H -> 2H: Cảm giác cân xứng
+ D = 2H (2L): Nhìn rõ vật thể và cả không gian bầu trời, cây cối xung quanh
+ D >2H(2L): Không gian trống chếch, kém thu hút. P a g e 15 |
Bố cục cây xanh Theo mảng Theo tuyến Theo màu sắc Theo cụm Theo chủng loại Theo tầng cao
Tầm quan trọng của công viên đa chức năng trong đô thị
Trong lĩnh vực đô thị học và quy hoạch thiết kế đô thị có khái niệm cơ bản về 3 nơi chốn hay
địa điểm (place trong tiếng Anh) quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nơi chốn đầu tiên (First
Place) là Nhà, nơi chúng ta “OFF” (tắt nguồn) để nghỉ ngơi. Nơi chốn thứ hai (Second Place) là
Công sở hoặc Trường học, nơi chúng ta “ON” (bật nguồn) để làm việc hay học tập. Còn lại là
các Nơi chốn thứ ba (Third Place) khác nhau và đều là các không gian công cộng như quảng
trường, công viên, đường dạo bên bờ nước, chợ búa, vỉa hè, quán cà phê, câu lạc bộ, thư
viện… nơi chúng ta lại “OFF” để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi, giao lưu xã hội, hay rèn luyện sức
khỏe. Các “Nơi chốn thứ ba” đặc biệt đáp ứng các nhu cầu tối quan trọng trong việc kết
nối với các yếu tố cốt lõi như thiên nhiên, văn hóa và cộng đồng xã hội. Trong số các loại hình
“Nơi chốn thứ ba” rất đa dạng thì công viên chính là loại hình có tầm quan quan trọng nhất, vì
nó không chỉ mang đến thiên nhiên cho việc thư giãn và rèn luyện sức khỏe mà còn là nơi cho
các hoạt động văn hóa, giao lưu xã hội, tức là có thể đóng vai trò đa năng nhất. Nguồn : tapchikientruc.com
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cả thế giới, buộc các thành phố phải phong tỏa và
thực hành giãn cách xã hội, đẩy vô vàn các hoạt động sống và làm việc lên thế giới
mạng. Trong số này có những thay đổi cơ bản đang được chứng minh và dự báo là những
xu hướng lối sống thay đổi quan trọng nhất thời kỳ trong và hậu đại dịch (tức là thời kỳ “bình P a g e 16 |
thường mới” (new normal) được truyền thông nhắc tới rộng rãi). Các đặc trưng của thời kỳ
đại dịch làm tăng vai trò của công viên có thể kể đến:
Nhu cầu giãn cách xã hội và sinh hoạt trong các không giãn thoáng đãng ngoài trời;
Nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường thể lực khi ý thức về sức khỏe tăng mạnh;
Nhu cầu tăng cường sức khỏe tinh thần để giảm stress, giúp cân bằng cuộc sống, dẫn tới
nhu cầu thưởng thức các chương trình văn hóa văn nghệ, sự kiện tăng lên.
Nhu cầu làm việc từ nhà và từ xa tăng lên, dẫn tới việc con người dành thời gian nhiều hơn (và
cũng quan tâm nhiều hơn) đến các không gian quanh khu ở của mình, đặc biệt là các công viên
hay cảnh quan sinh thái gần nhà.
Do sự phát triển bùng nổ của hạ tầng mạng dẫn tới hạ tầng mạng wifi miễn phí tại các
không gian công cộng như công viên được tăng cường đáng kể, qua đó có thể có thêm lựa chọn
làm việc ngay trong công viên. Làm việc theo kiểu này được đánh giá là có lợi thế tuyệt
vời, chẳng hạn như khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa chế độ làm việc “ON” và chế độ
nghỉ ngơi “OFF”, thúc đẩy khả năng sáng tạo và năng suất lao động tăng lên so với môi trường
văn phòng công sở thuần túy.
Ngoài ra, tuy không liên quan trực tiếp tới đại dịch, nhưng công viên ngày một đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm khí thải hiệu ứng nhà kính cũng như phòng chống ngập lụt
(thông qua việc thấm nước mặt, tích hợp hồ cảnh với hồ điều hòa và trữ nước, áp dụng mặt
cắt thoát lũ cho các dòng kênh, hay hệ thống kênh sinh học (bioswale)…
Tầm quan trọng của công viên là như vậy, nhưng rất tiếc là thực trạng khan hiếm không
gian công viên cây xanh tại các thành phố lớn ở Việt Nam là rất đáng báo động. Chẳng hạn
như ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, hiện tỉ lệ cây xanh trên đầu người mới chỉ đạt gần
2m2/người, trong khi mức chuẩn tối thiểu mà WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đề xuất cho các đô thị là 9m2/người
Thiết kế công viên cho đô thị bền vững và xu hướng mới sau đại dịch
1. Tiêu chí thiết kế bền vững
Mười tiêu chí cốt lõi cho việc thiết kế công viên hướng tới đô thị bền vững – Nguồn: Dizdaroglu, 2022
2. Một số xu hướng mới trong thiết kế công viên
Có rất nhiều nghiên cứu có tính dự đoán cho thấy, sau đại dịch Covid-19 sẽ có nhiều thay
đổi quan trọng trong lối sống và làm việc ở các đô thị trên thế giới, và vai trò của các công viên
ngày càng trở nên quan trọng. Sau đây là một số xu hướng mới trong quy hoạch thiết kế công viên:
Phát triển các công viên tích hợp gắn với các khu ở mới với thiên nhiên phong phú P a g e 17 |
Đây là xu hướng thiết kế nhiều hơn các công viên bên trong hoặc kế bên các khu đô thị mới với
tiện ích phong phú vượt trội hơn tiêu chuẩn xưa nay, đặc biệt là các tiện ích thể thao hay vui
chơi đi liền với các yếu tố thiên nhiên như mảng xanh, mặt nước, khu sinh thái hoang dã.
Xu hướng tuyệt vời này giúp tăng cường cả chất lượng sống lẫn giá trị bất động sản của khu
vực đó. Thay vì chỉ quan tâm tới việc tối đa hóa sử dụng đất đai một cách lãng phí theo hướng
phân lô bán nền như trước đây, chất lượng sống kém, đô thị manh mún, thì các khu đô thị
mới ngày nay được quy hoạch thiết kế đồng bộ hơn, chú trọng các không gian Nơi chốn Thứ
ba như công viên cây xanh, không gian văn hóa sự kiện và giao lưu cộng đồng.
Thiết kế công viên kết hợp với khu thể thao lớn
Khi đại dịch xảy ra, do yêu cầu giãn cách xã hội và khuyến cáo hạn chế tập luyện trong không
gian kín trong công trình dẫn tới việc sử dụng các khu thể dục thể thao ngoài trời với các thiết
bị tập tân tiến hơn tăng mạnh. Tập luyện ngoài trời giúp tinh thần sảng khoái, giảm stress và
tăng cường thể lực để vượt qua đại dịch.
Phát triển mạng lưới công viên và tuyến kết nối công viên
Việc thiết kế một hệ thống hay mạng lưới công viên là rất quan trọng, trong đó có các công viên
với quy mô và bán kính phục vụ lớn nhỏ khác nhau. Sau đó phát triển hệ thống tuyến kết
nối công viên (park connector) bằng đường đạp xe, chạy bộ hoặc đi bộ để tạo sự liên kết liền
mạch thành một hệ thống sinh thái xanh và “sống khỏe”. Hệ thống park connector có thể đi
trên mặt đất hoặc cả trên cốt cao để tránh giao cắt với giao thông cơ giới. Singapore là một
mô hình tốt về phát triển hệ thống này.
Thiết kế công viên đa lứa tuổi và phục vụ mọi thành phần P a g e 18 |
Đây là xu hướng gắn liền với những tiêu chí thiết kế đô thị đáng sống đang ngày một nổi
lên. Xu hướng thiết kế kiểu chuyên biệt chức năng, chuyên biệt đối tượng xưa kia đang dần
được thay thế bởi trào lưu tích hợp, đa năng, phục vụ được mọi thành phần và lứa tuổi, qua
đó giúp tăng cường gắn kết xã hội. Ngoài ra, với việc ngày càng nhiều người lớn làm việc
tại nhà, xu hướng cả gia đình tham gia các hoạt động cùng nhau đã gia tăng. Từ trẻ nhỏ, thanh
thiếu niên, các cặp vợ chồng trẻ, ông bà và thậm chí cả thú cưng cùng nhau vui chơi trong các
công viên vào các ngày trong tuần không còn là cảnh hiếm. Các khu tập thể dục phục vụ cho
cả người lớn và người cao tuổi bên cạnh các sân chơi trẻ em, sân thể thao, vườn cộng
đồng, đường dạo và thư giãn, vv. đều là những tiện ích ngày càng thịnh hành. Thêm vào đó,
nhu cầu giao lưu xã hội và cộng đồng thông qua các sự kiện ngày một tăng lên. Điều này đặc
biệt trọng trong giáo dưỡng trẻ nhỏ để giúp trẻ có nhận thức tốt và kí ức tuổi thơ tươi đẹp và
hài hòa. Điều này dẫn tới nhu cầu tăng cường và tích hợp tiện ích được nâng lên. Thí dụ, các
sân khấu ngoài trời ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến để phục vụ cho các sự kiện,
sinh hoạt văn nghệ-văn hóa, chiếu phim ảnh, lễ hội… Không gian
thường được thiết kế linh động và đa năng để đáp ứng được các nhu cầu và quy mô khác nhau.
Ứng dụng công nghệ mới trong các thiết kế
Đây là một xu hướng rất mới. Thí dụ, những công nghệ mới như thực tế ảo (VR) hoặc thực P a g e 19 |
tế ảo tăng cường (AR) hay drone đã trở thành những công nghệ gây chú ý trong lĩnh vực
thiết kế đô thị và cảnh quan. Thí du, những cơn sốt có tính hiện tượng toàn cầu như trò chơi
Pokemon Go (dựa trên công nghệ VR) và cuộc truy tìm các nhân vật ảo trong các không
gian công cộng trong đô thị ở khắp nơi trên thế giới vào cuối năm 2016 và kéo dài vài năm
sau này là một minh chứng thú vị. Ngoài ra, công nghệ máy bay không người lái drone cũng
ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế, quản lý công viên và truyền thông sự kiện.
Nhìn chung, công nghệ giúp chúng ta thích ứng tốt hơn với những biến động lớn trong xã
hội, và giúp chúng ta có cơ hội đuổi kịp các nước tiên tiến nhanh hơn. KẾT LUẬN
Công viên đóng vai trò quan trọng trong đời sống giải trí của mỗi con người. Khi tiến hành quy
hoạch chung xây dựng cho mỗi đô thị cần xác định số lượng, vị trí, hình thức, quy mô của
công viên. Quy hoạch và thiết kế công viên cần chú trọng đến các tiêu chí thiết kế bền vững để
góp phần tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh hơn về kiến trúc cảnh quan đô thị
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Sân vận động Cù Châu – Trung Quốc • Giới thiệu chung •
Kiến trúc sư: MAD Architects •
Diện tích : 58565 mét vuông •
Địa điểm: TP Cù Châu, Trung Quốc • Năm hoàn thành: 2022
Phân tích dự án P a g e 20 |
Sân vận động Cù Châu được thiết kế để trô sân vận động không chỉ là một không gian công
viên năng động liền kề với trung tâm đô thị của thành phố, phù hợp với hoạt động thể thao
và giải trí nhàn nhã mà còn là cơ hội để kết nối tinh thần giữa con người và thiên nhiên. Sân
vận động Cù Châu phá vỡ kiến trúc thể thao thông thường. Nơi đây được hình thành như
một tác phẩm đất nghệ hòa mình vào thiên nhiên và chào đón mọi người cùng hội tụ, chia
sẻ tinh thần thể thao giống như một sự tiếp nối của cảnh quan xung quanh hơn là một vật
thể nổi bật so với nó.
Sân vận động có sức chứa lên đến 30.000 chỗ ngồi, mái vòm bao gồm một khung thép hoành
tráng, nhưng nó có vẻ nhẹ nhờ màng PTFE polyme tổng hợp truyền ánh sáng bao quanh nửa
dưới của cấu trúc bao gồm các lỗ siêu nhỏ để cải thiện hiệu suất âm thanh trong toàn bộ sân
vận động. Mặt trên của mái che được cấu tạo bởi một lớp màng PTFE chắc chắn hơn để
ngăn mưa hắt vào chỗ ngồi.
Hình: Du khách tiếp cận sân vận động bằng cách đi bộ qua tán cây từ một trong tám lối vào
Phần lớn cơ sở vật chất của Sân vận động Cù Châu đều nằm bên dưới mặt đất. Các lỗ mở lớn
trong cảnh quan cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà để xe và lối vào của sân vận
động. Trên toàn bộ cấu trúc, sân vận động được thiết kế để hấp thụ, lưu trữ và thấm nước
mưa, điều này sẽ có thêm tác dụng bảo vệ tòa nhà khỏi tác hại của mưa quá mức và dẫn đến
giảm đáng kể biến động nhiệt độ và tiêu thụ năng lượng.
MAD đã chọn các loại cây cụ thể theo vùng cần bảo dưỡng ít để thúc đẩy việc bảo tồn
nước, trong khi bảng chỉ dẫn ngoài trời cho sân vận động được làm bằng đá và kim loại và được
gắn vào mặt đất để hòa vào cảnh quan. Hơn nữa, tất cả các vật liệu bê tông được tìm thấy trên
khắp địa điểm đều được sản xuất tại địa phương nên đã góp phần giảm thiểu được lượng
khí thải carbon liên quan đến việc vận chuyển vật liệu trong suốt quá trình xây dựng. P a g e 21 |
Bài học kinh nghiệm •
Thiết kế sân vận động được đặt khắp bãi đậu xe đã phá vỡ cách truyền thống làm
nổi bật sức mạnh cấu trúc mới của các cơ sở và truyền tải vẻ đẹp tinh tế bên trong của công trình. •
Sử dụng vật liệu mới tăng cường bảo vệ môi trường •
Thiết kế hấp thụ, lưu trữ và thấm nước mưa thích nghi với những biến động của môi trường
Vườn ven hồ, Singapore
Giới thiệu chung •
Vị trí dự án: Henning Larsen • Năm thiết kế: 2014-2015 • Năm xây dựng: 2016-2019
Phân tích dự án
Đầm lầy nước ngọt, rừng cây và đồng cỏ là những vùng sinh thái chính tạo nên khu vườn. Các
tông màu sinh thái sau đó được chia nhỏ thành các không gian môi trường sống chính, mỗi
không gian có những đặc điểm riêng và loại thực vật phù hợp với hệ động vật tương ứng.
Hơn 3000 cây hiện có được bảo tồn trong khu vực, với 200 cây được cấy ghép. Những
cây lớn hiện có như cây đa và cây lửa vàng được bảo tồn cẩn thận, tạo hành lang kết nối
cho động vật hoang dã và đa dạng sinh học. Những cây và bụi cây thu hút chim, bướm và
chuồn chuồn được lựa chọn đặc biệt để cung cấp nguồn thức ăn và cơ hội làm tổ, đảm bảo môi
trường sống sôi động với đa dạng sinh học phong phú. Các loài quý hiếm như chim mỏ sừng,
cú cá trâu và rái cá được phát hiện là cư dân thường xuyên của khu vườn. P a g e 22 |
Đồng cỏ đẹp như tranh vẽ nằm giữa dòng suối Garden và khu vực nhiều cây cối rậm rạp.
Nó tạo thành một phần của môi trường sống thủy triều, chuyển từ đồng cỏ khô của khu vực nội
địa sang đồng cỏ ẩm ướt ở rìa bờ biển. Với quy mô hơn 3,5 ha, nó nhằm mục đích tạo ra
một quá trình chuyển đổi cung cấp các khu vực trú ẩn cho cả quần thể chim di cư và cư trú,
cũng như nguồn thức ăn và nơi làm tổ. Một loạt các gò đất nằm ở ngoại vi của vùng đồng
cỏ rộng lớn, nơi có 3 nơi trú ẩn của các loài chim để phục vụ các hoạt động ngắm chim.
Vào lúc hoàng hôn, người ta thấy những chú chim đồng cỏ ẩn náu giữa những đám cỏ cao
gợn sóng, nhảy từ cụm này sang cụm khác hoặc bay thành đàn trên bầu trời trên đồng cỏ rộng
lớn. Bên cạnh việc là điểm nóng về đa dạng sinh học, màu vàng dịu của Grassland còn trở
thành địa điểm nổi tiếng nhất cho những bức ảnh đáng đăng trên Instagram. Không gian quyến
rũ, lôi cuốn là một trong những địa điểm hiếm hoi ở đô thị hóa Singapore được cả con người và
động vật hoang dã chia sẻ theo cách không xâm phạm.
Bắt nguồn từ giữa đồng cỏ rộng mở giữa những đám cỏ cao là một tác phẩm điêu khắc có
hình dạng một cái cây trơ trụi được làm từ các thanh cốt thép tái chế được tận dụng từ cốt
thép đã bị phá hủy từ những con đường cũ của địa điểm. Được đặt tên là Cây cô đơn, nó
không chỉ là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Cây này nhằm mục đích phục vụ chức
năng sinh thái tương tự như cây khô hoặc cây chết trên đồng cỏ hoang dã. Hình dạng cây
trơ trụi này trở thành địa điểm nghỉ ngơi hoàn hảo cho một loài săn mồi đang lùng sục
đường chân trời để tìm bữa ăn hoặc là điểm nghỉ ngơi tạm thời cho một đàn chim di cư
trong hành trình của chúng. Với những ngọn cỏ dài tung bay ở tiền cảnh, Cây Dài với hình
dáng điêu khắc hoàn hảo cũng được coi là một trong những yếu tố ăn ảnh nhất trong khu
vườn.lập lại kết nối của chúng với vùng ngập lũ của hồ, quản lý nước mưa để giảm tác
động do lũ lụt, cải thiện môi trường sống ven sông và tăng cường kết nối với hồ cho cả con
người và động vật hoang dã.
Bài học kinh nghiệm
• Quy hoạch tổng thể giữ lại các các giá trị về tự nhiên hiện có từ đó phát triển
• Cung cấp các mô hình thể thao cộng đồng có tính thích ứng cao để phục vụ nhiều độ tuổi
• Thích ứng với môi trường mặt nước đồng thời tạo sự liên kết giữa mặt nước và con người P a g e 23 |
II. KỊCH BẢN TRIỂN KHAI PHƯƠNG ÁN THEO GIAI ĐOẠN
Giai đoạn 1: Giai đoạn mở cửa và định hình xây dựng
Trong giai đoạn này, công tác di dời, san lấp, bảo dưỡng được diễn ra
theo đúng trình tự kỹ thuật, áp dụng các phương pháp kỹ thuật lọc nước
tự nhiên và nhân tạo, kỹ thuật ủ dinh dưỡng cho đất. Nhiệm vụ thiết kế
cảnh quan trong giai đoạn này không có.
Các loài cây, hệ thực vật mang màu sắc bản địa được giữ lại và tôn tạo,
chăm sóc phục vụ cho giai đoạn thiết kế cảnh quan và vận hành sau này.
Giai đoạn 2: Mở lối liên kết các khu vực giao thông bên ngoài, xây
dựng các khu vực dịch vụ sơ bộ và các khu thể thao chức nămg
phục vụ bản địa.
Khi các công tác di dời, xây dựng được thực hiện xong, đến bước xây
dựng hạ tầng cảnh quan cơ bản như mở các lối tiếp cận từ bên ngoài,
các công trình kiến trúc dịch vụ và các nghệ thuật sắp đặt trong công
viên. Trong giai đoạn này, các hoạt động tĩnh sẽ được chú trọng như đi
dạp, đạp xe, và các khu đa chức năng sẽ hoạt động riêng biệt chưa có cảnh quan kết nối.
Các chức năng dịch vụ xây dựng trong giai đoạn này gồm: Khu cây xanh
cách ly, bãi đổ xe, các khu vực dạo bộ, đạp xe, khu vực quản lý và bảo
trì, không gian triển lãm nhỏ và hội chợ di động xanh.
Giao thông tạo trục chính tiếp cận mở đường từ quy hoạch vành đai
khu vực, lối đi. Khu sinh thái ngập nước tự nhiên gần rìa sông bắt
đầu được xây dựng và cải tạo lại đất. Các hoạt động dạo bộ và các
không gian thể thao ngoài trời đều liên kết với đường trục chính trong
công viên. Khu vực cây xanh cách ly sẽ dần giảm xuống.
Giai đoạn 3: Đẩy mạnh các hoạt động thể thao, giải trí và các loại hình dịch vụ khác.
Giai đoạn xây dựng các khu chức năng còn lại nhằm tạo sự gắn kết, liên
tục giữa các hoạt động trong công viên và liên kết giữa không gian
quảng trường nhạc nước và cung thiếu nhi. Đẩy mạnh thu hút các sự
kiện thể thao lớn của địa phương và tỉnh .Các khu chức năng trong khu
vực sẽ gia tăng thêm: Các loại hình khu hội thảo, khu chợ xanh, thư
viện, khu triển lãm bằng công nghệ chiếu sáng, nhà tiếp đón – trạm
thông tin, các loại hình dịch vụ như café, các loại hình vui chời giải trí
khác sẽ được phát triển trong khu đất.
Document Outline
- ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
- MỤC LỤC
- I. TỒNG QUAN ĐỀ TÀI
- III. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU
- II. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU THUỘC XẴ LONG HÒA, HUYỆN CẲN GIỜ
- II. LẬP PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
- I. PHỤ LỤC
- I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
- II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- B. RANH THIẾT KẾ
- A. Tính chất:
- B. Mục tiêu:
- C. Nhiệm vụ:
- IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- A. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết
- B. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- C. Phương pháp thống kê, tổng,hợp và so sánh
- D. Phương pháp chuyên gia
- E. Phương pháp điều tra
- V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
- Đường
- Mảng
- Hình Khối
- Sự chuyển động
- Màu sắc
- Thính giác
- Khứu giác
- Xúc giác
- Bố cục cây xanh
- Phát triển mạng lưới công viên và tuyến kết nối công viên
- Ứng dụng công nghệ mới trong các thiết kế
- KẾT LUẬN
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Phân tích dự án
- Bài học kinh nghiệm
- Vườn ven hồ, Singapore Giới thiệu chung
- Phân tích dự án (1)
- Bài học kinh nghiệm (1)
- II. KỊCH BẢN TRIỂN KHAI PHƯƠNG ÁN THEO GIAI ĐOẠN
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT: