TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

Thông tin:
19 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

66 33 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN
DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Phương
Mã SV: 2313520054
Lớp: K62-ANH01-VJCC
Lớp tín chỉ: TRIH114.JIB.K62.1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Huy Quang
Hà Nội – 14/11/2023
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU………………………………….................................................................. 3
I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến....................................................................... 4
1. Phép biện chứng là gì?................................................................................................... 4
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.................................................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................................7
II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.......................8
1. Tăng trưởng kinh tế là gì?............................................................................................. 8
2. Bảo vệ môi trường sinh thái là gì................................................................................ 10
3. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái........................................................................................................................................ 11
4. Arnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường sinh thái Việt Nam................. 12
4.1 Trong công nghiệp................................................................................................13
4.2 Trong nông nghiệp................................................................................................14
4.3 Trong dịch vụ........................................................................................................14
5. Hậu quả của ô nhiễm môi trường..................................................................................15
6. Một số giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường...................................................................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................19
2
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có những mối liên hệ qua lại lẫn
nhau, không có một sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách độc lập riêng rẽ. Ngay trong
bản chất của mỗi sự vật hiện tượng cũng có sự liên kết giữa các bộ phận cấu thành nên sự
vật,hiện tượng ấy. Và con người chúng ta không phải là một ngoại lệ.
Như chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và
phát triển được nếu không có sự hỗ trợ của môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng
nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân; nhưng mặt khác, nó đang gây một sức
ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Một thập kỉ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, cũng
như nhiều quốc gia khác đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất, nước và quan trọng hơn là gia
tăng mức tiêu thụ và phân hóa giàu, nghèo,... Đã đến lúc chúng ta cần nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi trường
sinh thái. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài “
để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, em viết bài tiểu luận này với
mong muốn mọi người sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ, toàn diện hơn về mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Từ đó, có những giải pháp để có thể phần nào
giải quyết được vấn đề về môi trường – vấn đề cấp thiết của nước ta hiện nay.
Nghiên cứu “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”, em muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm con đường phát triển của Việt Nam trong những
năm tới, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
3
PHẦN NỘI DUNG
I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Khái quát về phép biện chứng
1.1. Sự ra đời của phép biện chứng
Ra đời từ thời kì cổ đại, triết học có một bề dày lịch sử đồ sộ cùng quá trình phát triển
thăng trầm: phồn vinh có, suy vong có. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện
rõ nét trong thuyết âm dương của Trung Quốc hay trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại.
Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết
học nhân loại và hình thành hệ thống lớn là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là
Hêghen- người được coi là tiền đề của biện pháp duy vật biện chứng sau này. Ngày nay phép
biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy
vật được tạo thành từ hàng loạt các phạm trù, những nguyên lí những quy luật được khái quát
từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Vì vậy, nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn
có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các
bộ phận của nó có tính qua lại, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận
cấu thành thế giới không ngừng vận động và phát triển.
Hêghen cho rằng sự phát triển của thế giới biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự
sao chép lại sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng
minh rằng: những ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh của các sự vật hiện tượng khách quan,
do đó bản thân biện chứng của các sự vật hiện tượng khách quan, do đó bản thân biện chứng
của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới
hiện thực khách quan. Như vậy, phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn
những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy, P Ăngen đã định
nghĩa: “ Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
1.2. Phép biện chứng là gì?
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng ở trong các mối liên
hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Và nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động
biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các
mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Như vậy, phương pháp biện chứng thể
4
hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh
cái “hoặc là...hoặc là”, còn có cả cái “vừa là... vừa là...” nữa, thừa nhận một chỉnh thể trong
lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó, thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ
nhau lại vừa gắn bó nhau. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại.
Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới.
2. Nguyên lí mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để
chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng.
Ta hiểu khái niệm trên như thế nào?
, liên hệ là một phạm trù triết học. Như vậy chúng ta phải hiểu liên hệ một
cách khái quát nhất bao gồm tất cả các mối liên hệ trong cả tự nhiên, xã hội và trong tư duy.
, liên hệ dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với
nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng. Một sự vật hiện tượng luôn bao gồm các
mặt, các bộ phận, chúng vừa khác nhau, độc lập với nhau, lại vừa thống nhất với nhau, ràng
buộc, quy định nhau để cùng tạo nên một chỉnh thể sự vật, hiện tượng.
, liên hệ còn dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với
nhau giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thật vậy, một con người phát triển khoẻ mạnh là
nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau của các hệ, các cơ quan trong cơ thể, nhưng một con người
không thể tồn tại một mình trên thế giới này mà không có những mối liên hệ nào với tự
nhiên, với những người khác.
Như vậy ta có thể hiểu được phần nào nội dung cơ bản của nguyên lý mối liên hệ phổ
biến: giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng và giữa các sự vật hiện tượng với nhau luôn
tồn tại mối liên hệ độc lập mà thống nhất – đó là mối liên hệ phổ biến.
2.2. Nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát
triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Do vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của
5
phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong
những nguyên lí cơ bản có ý nghĩa khái quát nhất.
Trước hết, phải hiểu “mối liên hệ” là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới. Trong khi đó, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó mối liên hệ phổ
biến nhất chính là mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu
thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn
nhau. Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền tồn tại cho nhau, là sự
quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yếu tố,
các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người
theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự
vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà còn nêu rõ tính đa dạng của sự
liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động
và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối
liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các
mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác
nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối
liên hệ bên trong mà phát huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi
khi còn giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu.
Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực
hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ
không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự
vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng
vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên
hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
6
2.3. Các tính chất của mối liên hệ
Mối liên hệ giữa bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có những đặc điểm chung đó là
tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
2.3.1. Tính khách quan
Sự quy định lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự
vật, hiện tượng là cái vốn có của nó và tồn tại độc lập.
Không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn.
2.3.2. Tính phổ biến
Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống.
Hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến
đổi lẫn nhau.
2.3.3. Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau, vị trí và vai trò khác nhau
với sự tồn tại và phát triển của nó.
Ở điều kiện cụ thể khác nhau thì hình thành những mối liên hệ cụ thể khác nhau: mối
liên hệ bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…
3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nghiên cứu phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra một số ý nghĩa
phương pháp luận sau đây:
Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối
quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động
qua lại của sự vật đó với sự vật khác.
7
Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xét đến tính chất đặc thù
của đối tượng và tình huống khác nhau. Đồng thời xác định vai trò, vị trí khác nhau của mỗi
mối liên hệ cụ thể trong mỗi liên hệ cụ thể để có những giải pháp đúng đắn và hiệu quả.
II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh
tế. Tuy vậy, ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu
nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tinh trạng nghèo khổ.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ
hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Trong đó: - g là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thời kì t.
- Y là GDP thực tế tại thời kì tương ứng (Gross Domestic Product).
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực sau:
: Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào của lao động, kĩ năng kiến thức
của họ là yếu tố quan trong nhất làm cho năng suất tăng, nhờ đó tăng trưởng kinh tế.
8
: Tích lũy tư bản làm tăng tư bản hiện vât, tăng cường nguồn vốn đầu tư.
: là nhân tố quan trọng nhưng không nhất thiết phải là nguyên nhân
giữ vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế.
: đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thế giới khi muốn
phát triển kinh tế.
1.4. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế
giới, là một trong những vấn đề cốt lõi về lý luận và phát triển kinh tế, là thước đo về tình
hình kinh tế của một quốc gia. Vì vậy tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có ý
nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hiện nay và đối với sự vững mạnh, ổn định của một quốc
gia.
thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch
vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm
bớt tình trạng đói nghèo. Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người
dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.
làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng
như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…
tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm
đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những
người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những
nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng
kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm
9
tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh
quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối
với xã hội.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển
và phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các
quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
2. Bảo vệ môi trường sinh thái là gì?
2.1. Khái niệm môi trường sinh thái
một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa
đất, nước, không khí các thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng
giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn
định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã
hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và
hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con
người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người hội
dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng
có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy
sinh tình trạng tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Đầu nhằm
vào những lĩnh vực sinh lời nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho
thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển
thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng phòng”. tình hay hữu ý, con
người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
2.2. Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do tác động của con người
lên môi trường, đồng thời biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu
hạn.
10
| 1/19

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN =====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN
DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Phương Mã SV: 2313520054 Lớp: K62-ANH01-VJCC
Lớp tín chỉ: TRIH114.JIB.K62.1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Huy Quang
Hà Nội – 14/11/2023 1 MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU………………………………….................................................................. 3
I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến....................................................................... 4
1. Phép biện chứng là gì?................................................................................................... 4
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.................................................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................................7
II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.......................8
1. Tăng trưởng kinh tế là gì?............................................................................................. 8
2. Bảo vệ môi trường sinh thái là gì................................................................................ 10
3. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái........................................................................................................................................ 11
4. Arnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường sinh thái Việt Nam................. 12
4.1 Trong công nghiệp................................................................................................13
4.2 Trong nông nghiệp................................................................................................14
4.3 Trong dịch vụ........................................................................................................14
5. Hậu quả của ô nhiễm môi trường..................................................................................15
6. Một số giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường...................................................................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................19 2 LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có những mối liên hệ qua lại lẫn
nhau, không có một sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách độc lập riêng rẽ. Ngay trong
bản chất của mỗi sự vật hiện tượng cũng có sự liên kết giữa các bộ phận cấu thành nên sự
vật,hiện tượng ấy. Và con người chúng ta không phải là một ngoại lệ.
Như chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và
phát triển được nếu không có sự hỗ trợ của môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng
nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân; nhưng mặt khác, nó đang gây một sức
ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Một thập kỉ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, cũng
như nhiều quốc gia khác đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất, nước và quan trọng hơn là gia
tăng mức tiêu thụ và phân hóa giàu, nghèo,... Đã đến lúc chúng ta cần nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi trường
sinh thái. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài “ ” để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, em viết bài tiểu luận này với
mong muốn mọi người sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ, toàn diện hơn về mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Từ đó, có những giải pháp để có thể phần nào
giải quyết được vấn đề về môi trường – vấn đề cấp thiết của nước ta hiện nay.
Nghiên cứu “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”, em muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm con đường phát triển của Việt Nam trong những
năm tới, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. 3 PHẦN NỘI DUNG
I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Khái quát về phép biện chứng
1.1. Sự ra đời của phép biện chứng
Ra đời từ thời kì cổ đại, triết học có một bề dày lịch sử đồ sộ cùng quá trình phát triển
thăng trầm: phồn vinh có, suy vong có. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện
rõ nét trong thuyết âm dương của Trung Quốc hay trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại.
Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết
học nhân loại và hình thành hệ thống lớn là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là
Hêghen- người được coi là tiền đề của biện pháp duy vật biện chứng sau này. Ngày nay phép
biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy
vật được tạo thành từ hàng loạt các phạm trù, những nguyên lí những quy luật được khái quát
từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Vì vậy, nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn
có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các
bộ phận của nó có tính qua lại, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận
cấu thành thế giới không ngừng vận động và phát triển.
Hêghen cho rằng sự phát triển của thế giới biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự
sao chép lại sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng
minh rằng: những ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh của các sự vật hiện tượng khách quan,
do đó bản thân biện chứng của các sự vật hiện tượng khách quan, do đó bản thân biện chứng
của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới
hiện thực khách quan. Như vậy, phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn
những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy, P Ăngen đã định
nghĩa: “ Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
1.2. Phép biện chứng là gì?
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng ở trong các mối liên
hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Và nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động
biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các
mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Như vậy, phương pháp biện chứng thể 4
hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh
cái “hoặc là...hoặc là”, còn có cả cái “vừa là... vừa là...” nữa, thừa nhận một chỉnh thể trong
lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó, thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ
nhau lại vừa gắn bó nhau. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại.
Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới.
2. Nguyên lí mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để
chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng.
Ta hiểu khái niệm trên như thế nào?
, liên hệ là một phạm trù triết học. Như vậy chúng ta phải hiểu liên hệ một
cách khái quát nhất bao gồm tất cả các mối liên hệ trong cả tự nhiên, xã hội và trong tư duy.
, liên hệ dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với
nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng. Một sự vật hiện tượng luôn bao gồm các
mặt, các bộ phận, chúng vừa khác nhau, độc lập với nhau, lại vừa thống nhất với nhau, ràng
buộc, quy định nhau để cùng tạo nên một chỉnh thể sự vật, hiện tượng.
, liên hệ còn dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với
nhau giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thật vậy, một con người phát triển khoẻ mạnh là
nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau của các hệ, các cơ quan trong cơ thể, nhưng một con người
không thể tồn tại một mình trên thế giới này mà không có những mối liên hệ nào với tự
nhiên, với những người khác.
Như vậy ta có thể hiểu được phần nào nội dung cơ bản của nguyên lý mối liên hệ phổ
biến: giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng và giữa các sự vật hiện tượng với nhau luôn
tồn tại mối liên hệ độc lập mà thống nhất – đó là mối liên hệ phổ biến.
2.2. Nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát
triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Do vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của 5
phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong
những nguyên lí cơ bản có ý nghĩa khái quát nhất.
Trước hết, phải hiểu “mối liên hệ” là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới. Trong khi đó, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó mối liên hệ phổ
biến nhất chính là mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu
thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn
nhau. Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền tồn tại cho nhau, là sự
quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yếu tố,
các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người
theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự
vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà còn nêu rõ tính đa dạng của sự
liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động
và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối
liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các
mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác
nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối
liên hệ bên trong mà phát huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi
khi còn giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu.
Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực
hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ
không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự
vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng
vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên
hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. 6
2.3. Các tính chất của mối liên hệ
Mối liên hệ giữa bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có những đặc điểm chung đó là
tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
2.3.1. Tính khách quan
Sự quy định lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự
vật, hiện tượng là cái vốn có của nó và tồn tại độc lập.
Không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn.
2.3.2. Tính phổ biến
Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống.
Hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
2.3.3. Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau, vị trí và vai trò khác nhau
với sự tồn tại và phát triển của nó.
Ở điều kiện cụ thể khác nhau thì hình thành những mối liên hệ cụ thể khác nhau: mối
liên hệ bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…
3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nghiên cứu phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra một số ý nghĩa
phương pháp luận sau đây:
Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối
quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động
qua lại của sự vật đó với sự vật khác. 7
Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xét đến tính chất đặc thù
của đối tượng và tình huống khác nhau. Đồng thời xác định vai trò, vị trí khác nhau của mỗi
mối liên hệ cụ thể trong mỗi liên hệ cụ thể để có những giải pháp đúng đắn và hiệu quả.
II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
1. Tăng trưởng kinh tế 1.1.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh
tế. Tuy vậy, ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu
nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tinh trạng nghèo khổ.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ
hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. 1.2.
Đo lường tăng trưởng kinh tế
Trong đó: - g là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thời kì t. -
Y là GDP thực tế tại thời kì tương ứng (Gross Domestic Product). 1.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực sau:
: Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào của lao động, kĩ năng kiến thức
của họ là yếu tố quan trong nhất làm cho năng suất tăng, nhờ đó tăng trưởng kinh tế. 8
: Tích lũy tư bản làm tăng tư bản hiện vât, tăng cường nguồn vốn đầu tư.
: là nhân tố quan trọng nhưng không nhất thiết phải là nguyên nhân
giữ vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế.
: đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thế giới khi muốn phát triển kinh tế. 1.4.
Vai trò của tăng trưởng kinh tế
luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế
giới, là một trong những vấn đề cốt lõi về lý luận và phát triển kinh tế, là thước đo về tình
hình kinh tế của một quốc gia. Vì vậy tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có ý
nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hiện nay và đối với sự vững mạnh, ổn định của một quốc gia.
thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch
vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm
bớt tình trạng đói nghèo. Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người
dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.
làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng
như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…
tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm
đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những
người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những
nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng
kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm 9
tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh
quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển
và phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các
quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
2. Bảo vệ môi trường sinh thái là gì? 2.1.
Khái niệm môi trường sinh thái
là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa
đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng
giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn
định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã
hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã
hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con
người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội
dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng
có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy
sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Đầu tư nhằm
vào những lĩnh vực sinh lời nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho
thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển
thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con
người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng. 2.2.
Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do tác động của con người
lên môi trường, đồng thời biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. 10