Tiểu luận triết học về lượng và chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài Tiểu Luận
Môn học: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này
vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. Lớp học:
Giảng viên: Phạm Thị Kiên
Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản: quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật
mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định.
1. Quy luật chuyển hóa từ những sự vật thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
Khái niệm chất, lượng:
Chất dùng tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác.
Chất mang tính khách quan: chất là cái vốn có, nằm bên trong sự vật hiện tượng
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chẳng hạn nước biển mặn
tồn tại ở bên trong chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên, ý muốn chủ quan
của con người mà có thể áp đặt được nó.
Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083đvC, nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất
riêng của đồng để phân biệt nó với các kim loại khác.
Khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng
có nhiều thuộc tính. Tùy vào góc độ khác nhau mà thuộc tính này hay thuộc tính
khác nổi lên là đặc trưng về chất của sự vật, hiện tượng. Do đó, mỗi sự vật hiện
tượng có nhiều chất. Mặt khác, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ
bản và không cơ bản. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi
nên chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm
non -> nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất.
Cũng cần lưu ý rằng, chất của sự vật, hiện tượng còn được xác định bởi cấu trúc và
phương thức liên kết giữa các thuộc tính cấu thành của sự vật đó.
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Chẳng hạn
như, trạng thái của nước rắn, lỏng, khí( chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ
40-50đvC chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
Lượng biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc
độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.Bên cạnh đó lượng
còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay
nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay
nhạt. Ví dụ như đối với phân tử Carbon dioxide (CO2). Lượng là số nguyên tử tạo
thành nó, tức hai nguyên tử cacbon (C) và một nguyên tử oxi (O)
Lượng có thể được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận thức
bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa. Trên thực tế lượng của sự vật thường
được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng hay một
phân tử bao gồm những nguyên tử nào. Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể
biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức của một người, ý
thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,..
Lượng dùng là tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số
lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật.
Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau, phù hợp với từng sự vật cụ thể. Sự vật càng ở trình độ cao
thông số về lượng càng phức tạp. Có những lượng có thể đo đếm bằng con số
chính xác nhưng có những lượng chỉ có thể cảm nhận bằng phương pháp trừu tượng hóa.
Lượng thường xuyên biến đổi: Bản thân lượng không nói lên sự vật đó (số lượng
nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội hoặc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật) là gì, các thông số về lượng
không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật
, đó là mặt không ổn định của sự vật.
Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối; có cái trong mối
quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. chất
và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một
quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó điều tồn tại khách quan.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Trong cùng sự vật, hiện tượng nếu không tồn tại tính quy định về chất thì sẽ
không tồn tại tính quy định về lượng và ngược lại. Sự thống nhất giữa hai mặt chất
và lượng diễn ra trong một khoảng nhất định. Khoảng giới hạn này được gọi là độ.
Khái niệm độ dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng,
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
chất của sự vật, hiện tượng. Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là
nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Khi lượng thay đổi vượt quá khoảng giới hạn (độ) của nó, đến một giới hạn nhất
định, với những điều kiện nhất định, thì sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất, làm
cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Điểm nút là khái niệm chỉ giới hạn mà tại đó,
sự thay đổi về lượng đã dẫn tới sự thay đổi về chất.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ
dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật. Khái niệm bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất
trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự chuyển hóa về chất diễn ra với
nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và
điều kiện của mỗi sự vật. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát
triển; đồng thời đó cũng là thời điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián
đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động
tới lượng làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Tóm lại, bất kỳ sự vật nào cũng có sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi
dần dần về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy;