Tiểu phẩm trong phát thanh | Nhập môn phát thanh | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Nhập môn phát thanh
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Lợi thế của tiểu phẩm phát thanh trong tuyên truyền thông tin
• “Thay đổi nhận thức, hành vi xã hội qua tiểu phẩm phát thanh” Hội Thảo tổ
chức tại LHPT lần thứ XIV, các diễn giả quốc tế và Việt Nam đã cùng nhau
phân tích các yếu tố tạo nên một tiểu phẩm phát thanh hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm của công chúng, mang thông điệp xã hội hiệu quả.
• Tính thuyết phục thể hiện trong các tác phẩm khác cùng chủ đề ở sự chính
xác, khoa học của thông tin, trình độ nhận thức của người tiếp nhận (người
nghe) thì với tiểu phẩm phát thanh, thuyết phục nằm ở các diễn đạt, hình
thức chuyển tải càng phong phú, hấp dẫn càng tăng tính thuyết phục
• Nó phù hợp với 1 số đối tượng thính giả đặc thù: tài xế, người lao động
cần tiếp nhận thông điệp theo hướng nhẹ nhàng, giải trí, vui vẻ…
2. Yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho tiếu phẩm phát thanh
• tính hài hước trong câu chuyện, trong diễn xuất, trong đài từ, trong âm nhạc.
Ngôn ngữ trong tiểu phẩm nên lồng ghép, khai thác những câu nói, cách nói
đang thịnh hành, gần gũi với đời sống, các câu từ đang là “hot trend”.
Nhân vật trong tiểu phẩm phải có tính điển hình về giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, các mâu thuẫn nhỏ, dễ giải quyết. Các tình huống bất ngờ cũng tạo
nên yếu tố hấp dẫn cho tiểu phẩm
• Ngắn gọn, súc tích: lời thoại đi thẳng vào vấn đề, tránh lòng vòng khiến
thính giả mất tập trung
• Chủ đề lựa chọn càng thời sự, càng đời, càng thiết thực càng thu hút.
• Nội dung không kiên cưỡng, lời thoại tự nhiên.
• Diễn xuất tốt: tự nhiên như cuộc nói chuyện trong cuộc sống đời thường
• Dàn dựng hấp dẫn bởi hệ thống âm thanh, tiếng động, âm nhạc.
3. Khi xây dựng tiểu phẩm phát thanh lưu ý:
• Xác định số lượng nhân vật
• Tình huống đặt ra và cách giải quyết vấn đề sao hợp lý, không kiên cưỡng
• Thông điệp truyền thông không quá ôm đồm nhiều vấn đề, mà chia nhỏ,
nhấn mạnh vào điểm quan trọng nhất.