Tìm hiểu hoạt động của Công ty Toyota Việt Nam | Bài tiểu luận môn học Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng | Trường Đại học Phenikaa
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực hầu như được chào đón ở tất cả các nước trên thế giới, đất nước càng phát triển nhu cầu về nhân lực ngành logistics càng nhiều. Vì vậy, lúc này các bạn có thể làm việc tại nước ngoài hay trong công ty đa quốc gia chỉ cần ngoại ngữ bạn giỏi và đáp ứng yêu cầu công việc. Khác với những chuyên ngành khác, các chuyên gia Logistics có cơ hội được thăng tiến và tiếp cận các cơ hội việc làm tốt mà ít gặp các rào cản về bằng cấp. Mặc dù một số công việc có thể yêu cầu các chứng chỉ riêng biệt, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc trong ngành Logistics và Chuỗi cung ứng mà không cần học thêm chứng chỉ hay văn bằng nào khác ngoài yêu cầu về ngoại ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
KHOA LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
----⸎⸎⸎⸎⸎----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
HỌC PHẦN : NHẬP MÔN L&QLCCU
Đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện : 08
Thành viên nhóm : Hoàng Trung Đông - 23013499
Phan Hồng Anh - 23012860
Phạm Lê Nhật Ánh - 23013065
Trịnh Khánh Duy - 23012901
Lớp : Nhập môn L&QLCCU (N01)
Ngành : Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng Khóa : 17
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đồng Thị Vân Hồng Hà Nội, 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA 1 KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
KHOA LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
----⸎⸎⸎⸎⸎----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
HỌC PHẦN : NHẬP MÔN L&QLCCU
Đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM
Bảng đánh giá mức độ hoàn thành của sinh viên STT MSV Họ và tên Mức độ tham gia 1 23013499 Hoàng Trung Đông 100% 2 23012860 Phan Hồng Anh 100% 3 23013065 Phạm Lê Nhật Ánh 100% 4 23012901 Trịnh Khánh Duy 100% 2 MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN MỞ
ĐẦU…………………………………………………………….............................. ................5 1.
Giới thiệu ngành logistics và quản lý chuỗi cungứng………………………….................5 2.
Lý do học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của bạn làgì?.....................6
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM ….......... …………….........8 1.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty…………………………….. …....................8 1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Công
ty………………………………..................8 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công
ty………………………………..................8 1.3. Lĩnh vực kinh
doanh…………………………………………………………............................... 12 1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt
lõi…………………………………….............................13 1.5. Định hướng phát triển của Công ty……….
…………………………………........................14 2. Cơ cấu tổ chức………....
………………………………………………………..................................14 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ
chức…………………………………………………………...............................1 4 2.2.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban/bộ phận trong công ty.…………….........15 2.2.1. Phòng kinh doanh.
…………………………………………………………................................15 2.2.2. Phòng hành chính….
………………………………………………………................................15 2.2.3. Phòng nhân
sự……………………..….......
………………………………….............................15 2.2.4.
Phòng kế toán-tài chính…………..……………………………………....
…..........................15 3 2.2.5.
Phòng Marketing…………..……………………………………..............
…..........................15 2.2.6.
Phòng quản lý chất lượng…………..…………………………….........
…..........................16 2.2.7.
Phòng sản xuất…………..…………………..…….........
…...............................................16 2.2.8. Phòng quan hệ khách hàng…………..
……………………............................................16 2.3.
Mô tả các hoạt động logistics/chuỗi cung ứng của Công ty………. ………..............16 3.
Các vị trí việc làm trong các Công ty trong chuỗi cung ứng/ Công ty logistics/
Cơ quan quản lý nhà nước về logistics……………….…………..
…………….............................29
3.3.1. Nhân viên/ Giám đốc chứng từ…….
………………………………………........................29 - Mô tả vị trí việc làm..................
………………………………………….................................29 - Yêu cầu
chung……………………………………………………………............................. ....… …..30 - Yêu cầu cụ thể (Kiến thức và Kỹ năng).
…………………………………….........................30 - Yêu cầu đặc biệt khác (Nếu có)….........
…………………………………............................30 3.3.2. Nhân viên/Giám hiện trường............
……………………………………….........................31 - Mô tả vị trí việc làm……………..........
…………………………………….................................31 - Yêu cầu
chung…………………………………………………………………...................... .............31 -
Yêu cầu cụ thể (Kiến thức và Kỹ năng)…....
……………………………….........................31 4 - Yêu cầu đặc biệt khác (Nếu có)……...
………………………………………...........................31 3.3.3. Nhân viên/ Giám đốc Sales ………....
…………………………………….............................32 - Mô tả vị trí việc làm……………….......
…………………………………….................................32 - Yêu cầu
chung……………………………………………………………….......................... ........….32 -
Yêu cầu cụ thể (Kiến thức và Kỹ năng) …………...
……………….......................………..32 - Yêu cầu đặc biệt khác (Nếu có) ……..........
…………………………….........................…...32
3.3.4. Nhân viên/ Giám đốc làm dịch vụ khách hàng…………........................... …………..33 - Mô tả vị trí việc
làm………………………..
…………………………................................……….33 - Yêu cầu
chung…………………………………………………………………...................... .............33 - Yêu cầu cụ thể (Kiến thức và Kỹ năng)
……………………………….......................……..33 - Yêu cầu đặc biệt khác (Nếu có)
……………………………………….........................………..33 3.3.5. Nhân viên/ Giám đốc điều vận /
điều phối.........................................................34 - Mô tả vị trí việc
làm.………………………………..
………………................................…………34 - Yêu cầu chung
…………………………………………………………….................................. …….34 -
Yêu cầu cụ thể (Kiến thức và Kỹ năng)………………………...................... ………………..34 - Yêu cầu đặc biệt khác (Nếu có). 5
……………………………….........................………………..34
Phần 2: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…….……………………...................... ….......…………..36 TÀI LIỆU THAM
KHẢO.............................................................................................37 6 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng : -
Logistics và quản lí chuỗi cung ứng (Logistics and Supply
ChainManagement) là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận
chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. -
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilap-logistikos: phản ánh
mônkhoa học nghiên cứu quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các
yếu tố tổ chức vật chất và kĩ thuật (hậu cần để quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu).
CUNG CẤP-> SẢN XUẤT->PHÂN PHỐI->KHÁCH HÀNG
gồm các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng
chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát các luồng nguyên nhiên liệu vật tư (đầu
vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Là
khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Hoạt động Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lí đội tàu kho
bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.
Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định
sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng. -
Quản lí chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) xuất hiện đầu những
năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước và trở nên phổ biến vào những năm
1990. Từ khi ra đời đến nay đã có nhiều học giả đưa ra khái niệm về quản trị
chuỗi cung ứng. Sau đó, các học giả chuyên môn đã đưa ra nhiều quan điểm
khác nhau về khái niệm này.
+ “Quản trị chuỗi cung ứng là sự thống nhất các quá trình kinh doanh then chốt
từ người tiêu dùng cuối cùng với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin
để tạo ra giá trị gia tăng tới khách hàng và các người hưởng lợi khác” - (Douglas M.Lambert, 2004)
+ “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các
chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức
năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong
một chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn
bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn”– (Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia, 2001) 7
+ “Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp được sử dụng để kết
hợp một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, các kho hàng và
các cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa
điểm và đúng thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thống và thỏa mãn các
yêu cầu về mức độ dịch vụ” – (David Simchi-Levi, Philip Kaminsky và Edith Simchi-Levi, 2008) -
Theo quan điểm của người viết: Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp
hoạtđộng sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi
cung ứng nhằm mang đến thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích
và hiệu quả tốt nhất.
2. Lý do học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của bạn là gì?
Học ngành Logistics ra trường có nhiều lựa chọn trong ngành nghề.
Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao
nhận. Cụ thể có các hoạt động khác nhau như: – Dịch vụ cho thuê kho
bãi và lưu trữ hàng hóa. –
Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container… –
Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận
chuyển, bốc dỡ hàng hóa. –
Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển,
đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống. –
Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên
quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng
bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho… –
Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra
và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ
Logistics không đòi hỏi nhiều bằng cấp để thăng tiến
- Khác với những chuyên ngành khác, các chuyên gia Logistics có cơ hội
được thăng tiến và tiếp cận các cơ hội việc làm tốt mà ít gặp các rào cản về
bằng cấp. Mặc dù một số công việc có thể yêu cầu các chứng chỉ riêng biệt, hầu
hết các sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc trong ngành Logistics 8
và Chuỗi cung ứng mà không cần học thêm chứng chỉ hay văn bằng nào khác
ngoài yêu cầu về ngoại ngữ.
Có thể làm việc trong công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia
- Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực hầu như được
chào đón ở tất cả các nước trên thế giới, đất nước càng phát triển nhu cầu về
nhân lực ngành logistics càng nhiều. Vì vậy, lúc này các bạn có thể làm việc tại
nước ngoài hay trong công ty đa quốc gia chỉ cần ngoại ngữ bạn giỏi và đáp ứng yêu cầu công việc.
Nhiều cơ hội thực tập
- Các bạn sinh viên ngành Logistics và Supply chain hiện nay không phải lo
ngại khi tìm kiếm các công việc thực tập. Hiện ngành Logistics đã ngày càng
phát triển và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một chỗ thực tập.
Logistics giúp bạn ổn định trong vấn đề tài chính -
Theo báo cáo của Jobstreet – một trong những công việc làm trực tuyến
lớn nhất tại Châu Á: với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức
lương ngành Logistics nằm trong khoảng từ 5-9 triệu/tháng. Khi bạn đã có kinh
nghiệm làm trong ngành thì mức lương có thể tăng lên ngưỡng từ 8.5 – 13 triệu
đồng/tháng. Ngoài ra, khi bạn đã lên đến cấp quản lý thì mức lương có thể lên
đến 23 triệu đồng/tháng. -
Đây là một nghề nghiệp thú vị mang đến cho bạn cơ hội phát triển. Chọn
Logistics là chuyên ngành của bạn đặt ra cho bạn một thách thức lớn. Đó là một
thách thức đáng đối mặt.
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Công ty - Tên: Công ty Toyota - Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
+ Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, tòa nhà Viglacera, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội 9
+ Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 9, tòa nhà CentrePoint, số 106 Nguyễn
Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trung tâm Toyota miền nam: Số 32A, Đường Hữu Nghị, Khu Công
Nghiệp Việt Nam-Singapore, Huyện Thuận An-Tỉnh Bình Dương -
Quy mô hoạt động của công ty:
+ Hiện nay, công ty ô tô Toyota Việt Nam có 1.600 nhân sự, hơn 80 đại lí
chính thức trên toàn quốc.
+ Sản lượng sản xuất qua các năm (xe) nhà máy của Toyota Việt Nam được
đánh giá là một trong những nhà máy Toyota có chất lượng xuất xưởng xe tốt
nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhờ việc áp dụng những tinh
hoa của hệ thống sản xuất Toyota (TPS), tinh thần Kaizen (Liên tục cải tiến) vào
hoạt động sản xuất và đặc biệt là kỹ năng tay nghề cao của công nhân viên. với
quy mô sản xuất 70 nghìn xe/năm.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty
• 9-1995: Công ty Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập ngày 5 tháng 9 năm
1995 là liên doanh của Công ty Toyota Nhật Bản (TMC), tổng công ty Máy
Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và Công ty KUO (Châu Á).
• 8-1996: Xây dựng nhà máy tạm thời cho hoạt động sản xuất thử. • 10-1996:
+ Bắt đầu hoạt động
+ Bắt đầu sản xuất và bán xe Hiace và xe Corolla
• 1-1997: Khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
• 7-1997: Bắt đầu sản xuất tại nhà máy ở Mê Linh và khai trương trung tâm đào tạo tại Mê Linh.
• 9-1997: Khai trương tổng kho phụ tùng tại Mê Linh.
• 10-1997: Khai trương nhà máy chính tại Mê Linh.
• 1-1998: Giới thiệu xe Camry thế hệ đầu tiên.
• 10-1998: Khai trương chi nhánh Hà Nội.
• 5-1999: Là nhà sản xuất ô tô đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001 về hệ
thốngQuản lý Môi trường. 10
• 9-1999: Giới thiệu xe Zace đời mới, mở ra xu hướng xe đa dụng trên thị trường ô tô Việt Nam.
• 2-2000: Chính thức phân phối mẫu xe LAND CRUISER dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc. • 9-2000:
+ Kỷ niệm 5 năm thành lập công ty
+ Mở rộng trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vỏ và sơn tại trụ sở chính
• 12-2000: Giới thiệu xe Camry V6 Grande.
• 8-2001: Tung mẫu xe Corolla Altis mới.
• 8-2002: Giới thiệu xe Camry mới.
• 3-2003: Nhà máy sản xuất chi tiết thân xe đi vào hoạt động góp phần tích cực
cho việc gia tăng nội địa hóa.
• 8-2003: Giới thiệu xe Vios thế hệ đầu tiên.
• 1-2004: Tăng gấp đôi mức bảo hành từ 1 năm hoặc 20.000 km lên 2 năm hoặc 50.000 km. • 4-2004:
+ Giới thiệu xe Corolla mới
+ Giới thiệu Dịch vụ Bảo dưỡng Nhanh (EM) • 7-2004:
+ Giới thiệu xe Camry mới
+ Khai trương Trung tâm Xuất khẩu Phụ tùng • 8-2004:
+ Giới thiệu Vios Limo, Zace Limited
+ Đạt kỷ lúc bán hàng 40.000 xe • 1-2005:
+ Nhận giải thưởng Rồng Vàng 2004
+ Giới thiệu Phụ kiện Chính hiệu Toyota
• 5-2005: Giới thiệu Zace Surf. 11
• 7-2005: Kỷ niệm 10 năm thành lập công ty và thành lập Quỹ Toyota Việt
Nam (TVF). Xuất xưởng chiếc xe thứ 50.000 • 8-2005:
+ Giới thiệu Hiace hoàn toàn mới
+ Giới thiệu Land Cruiser mới • 1-2006: + Giới thiệu xe Innova
+ Nhận giải thưởng Rồng Vàng 2005 và Giải Đặc biệt cho công ty 5 lần đoạt giải
• 8-2006: Ra mắt mẫu xe Camry hoàn toàn mới. • 2007:
+ Ra mắt mẫu xe Corolla Altis hoàn toàn mới
+ Giới thiệu xe Innova mới
+ Khai trương xưởng sản xuất khung gầm xe
+ Giới thiệu Dich vụ Sửa chữa Vết xước trong 4h lần đầu tiên tại Việt Nam • 2009:
+ Ra mắt mẫu xe Funiture mới
+ Ra mắt mẫu xe Corolla Altis 2.0
+ Khai trương trung tâm Toyota miền Nam
+ Ra mắt mẫu xe Camry mới • 2010:
+ Ra mắt mẫu xe Innova GSR mới
+ Ra mắt mẫu xe Corolla Altis mới • 2011:
+ Ra mắt mẫu xe Innova GRS 2011
+ Đạt doanh số bán cộng dồn 200.000 xe
+ Chính thức phân phối mẫu xe YARIS & LAND CRUISER PRADO dưới
dạng nhập khẩu nguyên chiếc • 2013: 12
+ Đạt doanh số bán hàng kỷ lục với 33,288 xe và giá trị xuất khẩu kỷ lục với 39,2 triệu đô la Mỹ
+ Xuất xưởng chiếc xe thứ 250.000 tại nhà máy
+ Chính thức ra mắt thương hiệu Lexus tại Việt Nam với những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp • 2014:
+ Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 41.205 chiếc, kim ngạch xuất khẩu cũng
đạt kỷ lục với 40 triệu Đô la Mỹ
+ Kỷ lục mới trong hoạt động dịch vụ với 590,000 lượt xe làm dịch vụ
+ Ra mắt các mẫu xe thế hệ đột phá mới và cả 5 mẫu xe Toyota được sản
xuất tại Việt Nam đều nằm trong TOP 10 xe bán chạy nhất thị trường 2014 • 2015:
+ Xuất xưởng chiếc xe thứ 300.000 tại nhà máy
+ Kỷ niệm 20 năm thành lập
+ Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 50.285 • 2016:
+ Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 57,036 xe
+ Xuất xưởng chiếc xe thứ 350.000 tại nhà máy • 2017:
+ Giữ vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách hàng trong lĩnh vực bán hàng và dịch vụ hậu mãi
+ Xếp thứ hạng cao trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 (Vietnam Report) • 2018:
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì thành tích trong hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam trong 30 năm
+ Giữ vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ hậu mãi • 2019:
+ Doanh nghiệp dẫn đầu Phong trào thi đua trao tặng bởi UBND tỉnh Vĩnh Phúc
+ Doanh nghiệp tiêu biểu trong định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ trao tặng bởi Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam 13 • 2020:
+ “Giải thưởng xuất sắc” dành cho thương hiệu có số lượng mẫu xe đạt tiêu
chuẩn 5 sao nhiều nhất tại ASEAN NCAP GRAND PRIX lần thứ 4
+ Toyota được vinh danh tại "Lễ tôn vinh người nộp thuế tiêu biểu" do Tổng cục Thuế tổ chức • 2021
+ Đứng đầu thị trường xe du lịch trong năm 2021
+ Khai trương 10 đại lí mới • 2022
+ Toyota đã mở rộng mạng lưới đại lý với việc khai trương 7 đại lý mới,
nâng tổng số đại lý Toyota lên con số 85 đặt tại 46 tỉnh thành trên cả nước
+ Toyota đã xuất xưởng 36.602 xe, tăng 20% so với năm 2021, đưa sản
lượng sản xuất tích lũy đạt 660.702 xe
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại
- Sửa chữa bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam
- Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam
1.4 Sứ mệnh tầm nhìn và giá trị cốt lõi • SỨ MỆNH
- Tạo ra hạnh phúc cho tất cả
- Đặt hạnh phúc của người khác làm ưu tiên hàng đầu
- Tạo ra sản phẩm tốt hơn với giá cả phải chăng hơn
- Trân trọng từng giây và từng đồng
- Nỗ lực và cống hiến tất cả sự khéo léo của mình
- Luôn hướng về phía trước, không lùi bước
- Tin tưởng điều không thể là có thể • TẦM NHÌN 14
- Toyota sẽ dẫn đầu tương lai của chuyển động, nâng tầm cuộc sống trên toàn
thế giới với những cách thức di chuyển an toàn và tin cậy nhất. Bằng những
cam kết về chất lượng, cải tiến không ngừng và gìn giữ hành tinh Trái Đất,
chúng tôi nỗ lực vượt qua mọi sự mong đợi để được tặng thưởng bằng nụ cười
của khách hàng. Chúng tôi sẽ đạt được những mục tiêu đầy thách thức của mình
bằng cách quy tụ tài năng và đam mê của những con người tin tưởng rằng sẽ luôn có cách tốt hơn: + Tiên phong
+ Tương lai của chuyển động
+ Nâng tầm cuộc sống trên toàn thế giới
+ Những cách thức di chuyển an toàn và đáng tin cậy nhất cho con người + Cam kết chất lượng
+ Cải tiến không ngừng
+ Gìn giữ hành tinh trái đất
+ Vượt qua mọi sự mong đợi
+ Quy tụ tài năng và đam mê của con người
+ Những mục tiêu đầy thách thức + Nụ cười khách hàng
+ Luôn có cách thức tốt hơn nữa
• GIÁ TRỊ CỐT LÕI
- Tinh thần phục vụ khách hàng
- Đổi mới liên tục để hướng đến sự xuất sắc
- Tôn trọng mỗi cá nhân - Triết lý kinh doanh
1.5 Định hướng phát triển của công ty -
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, Toyota sẽ tiếp tục
phấn đấu trở thành công ty đáng tin cậy và nỗ lực mang lại cuộc sống tốt đẹp
hơn đến cho mọi người dân Việt Nam. 15 -
Toyota vẫn cố gắng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì
phong thái của một “ông lớn” với những chiến lược bán hàng bài bản, biến
những khó khăn thành động lực vươn lên, trở thành nhà sản xuất xe du lịch hàng đầu Việt Nam. -
Hiện Toyota đang trong quá trình chuyển đổi từ công ty sản xuất ô tô sang
công ty cung cấp giải pháp chuyển động nhằm giúp tất cả mọi người có thể tự
do di chuyển. Vì vậy, không chỉ tạo ra những chiếc xe và dịch vụ tốt hơn bao
giờ hết mà Toyota còn hướng tới sự an tâm trọn vẹn và nụ cười khách hàng. -
Toyota lựa chọn cách tiếp cận đa chiều trong nỗ lực hướng đến mục
tiêutrung hòa carbon. Toyota cho rằng, cách tiếp cận đa chiều là giải pháp toàn
diện và hiệu quả hơn khi hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050
thay vì chỉ tập trung hoàn toàn vào xe điện. Hãng áp dụng linh hoạt cách tiếp
cận tổng thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành ô tô và đặc tính
của mỗi thị trường mà hãng xe hướng đến, không rập khuôn theo mô hình nào cả.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của công ty ô tô TOYOTA VIÊT NAM được bố trí theo hình ̣
thức trực tuyến chức năng. Trong đó đứng đầu công ty là Tổng Giám Đốc. Tiếp
theo là phó tổng giám đốc, dưới phó tổng giám đốc là các giám đốc phụ trách
các bộ phân chức năng gồm: Giám đốc hành chính tài chính, giám đốc sản xuất
và giám đốc Marketing. Tiếp theo là các phó giám đốc phụ trách các phòng ban
chức năng theo sơ đồ tổ chức của công ty. 16 Hình 2.1
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban/bộ phận trong công ty
2.2.1. Phòng kinh doanh:
Làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh, tham mưu và giúp
Ban giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán theo đúng các thủ
tục và quy định của Công ty. Tổ chức công tác tiếp thị mở rộng thị trường hoạt động.
2.2.2. Phòng hành chính:
Tổ chức tham mưu Ban giám đốc về công tác tổ chức tuyển dụng, quản lý,
đào tạo và sử dụng cán bộ nhân viên, thực hiện chính sách đối với người lao
động, quản lý hồ sơ, tài liệu và con dấu của công ty.
2.2.3. Phòng nhân sự:
Có nhiệm vụ nắm vững tình hình nhân lực như trình độ, năng lực của cán bộ,
tuyển chọn lao động, làm các thủ tục liên quan đến chế độ của công nhân viên
trong Công ty để tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác sắp xếp, bố trí
nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
2.2.4. Phòng kế toán-tài chính:
Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để Giám đốc có các quyết định về
hoạt động kinh doanh và sản xuất của Công ty, cung cấp các thông tin về tình
hình tài chính, doanh thu, lợi nhuận...
2.2.5. Phòng Marketing: 17
Có chức năng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tổ chức các
kênh phân phối, nghiên cứu nhu cầu trong và ngoài nước. Tổ chức các dịch vụ
phục vụ khách hàng nhằm thu hút khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2.6. Phòng quản lý chất lượng:
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản
phẩm trong quá trình sản xuất.
2.2.7. Phòng sản xuất:
Trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất của các xưởng sơn, xưởng lắp ráp,
xưởng hàn, xưởng dập.
2.2.8. Phòng quan hệ khách hàng:
Trung tâm quan hệ khách hàng chính là cầu nối gắn kết giữa TOYOTA với
khách hàng. Tại đây khách hàng có thể nhận được sự tư vấn toàn diện bởi các
nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về ô tô, dịch vụ sau bán hàng, thường
xuyên nhắc nhở khách hàng bảo trì, bảo dưỡng xe và các chính sách của Công ty.
2.3 Mô tả các hoạt động logistics/chuỗi cung ứng của Công ty
- Một vài quy trình vận hành phải được thực hiện trên cơ sở chu kì để đảm bảo
chuỗi cung ứng vật chất vận hành năng suất và hiệu quả. Các quy trình này
liên kết và đồng bộ các quy trình vận hành với các quy trình vật chất để đảm
bảo cho một chuỗi cung ứng tinh gọn (lean supply chain). Các quy trình chủ yếu như sau:
+ Lập kế hoạch tổng hợp
+ Lập kế hoạch bán hàng và sản xuất
+ Lập lịch vận hành sản xuất
+ Đặt hàng nguyên vật liệu + Quản lý nhà cung cấp + Hậu cần (Logistics)
+ Phân bổ xe ở đại lý và đáp ứng nhu cầu
Lên kế hoạch tổng hợp
- Việc lên kế hoạch tổng hợp của Toyota nhằm giải quyết việc lựa chọn tổ hợp
các mẫu xe đặc biệt để chào bán ở các vùng trong một quốc gia và để quản lý 18
mức độ nhu cầu sản phẩm của nhà đại lý nhằm tạo điều kiện cho nhà máy sản
xuất và đặt hàng cho các nhà cung ứng một cách ổn định. Chủng loại xe mà
Toyota lên kế hoạch chào bán được lựa chọn cẩn thận từ 20% dãy sản phẩm
chủ yếu đại diện cho 80% lượng cầu ở vùng đó. Vì thế, mẫu xe trong các kế
hoạch chào bán ở một vùng thường là được lấy từ tất cả các dòng sản phẩm có
sẵn hoặc các sản phẩm được chào bán ở thị trường quốc gia. Việc lên kế hoạch
tổng hợp cho phép đồng bộ hóa tất cả các hoạt động trong một khu vực, từ
những chương trình quảng cáo trên tivi đề cập đến màu sắc đặc biệt và các sự
lựa chọn có sẵn ở vùng đến các tờ báo và các ấn phẩm định kì, tất cả các chào
hàng đi cùng với sản phẩm hiện có của các đại lý. Tính sẵn có của những bộ
sản phẩm cùng loại giữa các đại lý làm gia tăng khả năng bán lẻ của họ mà
không cần dự trữ ở mức cao.
- Trước khi lên kế hoạch tổng hợp, độ phức tạp của sản phẩm cần được giảm
xuống, điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa việc thiết kế, marketing và
bán hàng, và các nhóm sản xuất. Ví dụ như: giảm sự phức tạp trong thiết kế,
tiêu chuẩn hóa một số bộ phận thông thường, loại bỏ những lựa chọn được ít
khách hàng yêu cầu, thuê các nhà cung cấp ở địa phương gia công các bộ phận
thông thường để giảm lưu kho… Tiếp theo bộ phận bán hàng sẽ làm việc với
vùng bán hàng để tìm ra nhóm xe nào bán chạy nhất ở vùng đó. Bước này hết
sức cần thiết bởi vì mỗi vùng bán hàng có những đặc điểm riêng về lượng cầu.
Kế hoạch bán hàng và sản xuất
- Lên kế hoạch bán hàng và sản xuất là một phần then chốt của quá trình lập kế
hoạch cho chuỗi cung ứng. Mục đích của việc lên kế hoạch bán hàng và sản
xuất là để lên kế hoạch sản xuất nhằm cân bằng lượng cung và cầu một cách
hiệu quả. Để hiểu được cách Toyota tiếp cận vấn đề này chúng ta cần phải hiểu
được chủ thể nào trong chuỗi cung ứng xác nhận lượng đặt hàng. Đối với
Toyota, các văn phòng đại diện ở mỗi vùng sẽ xác nhận lượng đơn đặt mua xe
hàng tháng rồi gửi thông báo về công ty để lên kế hoạch sản xuất.
- Các quy trình lên kế hoạch và kinh doanh ở Toyota được thực hiện thành 2
cấp: Lên kế hoạch hàng năm và thực hiện đơn đặt hàng từng tháng.
- Mục đích của quy trình lập kế hoạch hàng năm là để thiết lập một dự báo
vềsản xuất và bán hàng trong ba năm. Quá trình được lặp lại nửa năm một lần
để dự báo được cập nhật dựa trên các điều kiện kinh tế thị trường trong thời
gian gần nhất. Dự báo hàng năm được sử dụng trong toàn bộ các phòng ban
của công ty để lên kế hoạch lợi nhuận, xây dựng ngân sách chi phí và vốn,
đánh giá các yêu cầu về quy mô nhà máy sản xuất và nhà cung cấp, xem xét
giá cả theo năm với các nhà cung cấp, và tác động đến các chiến lược
marketing. Việc tiến hành kế hoạch hàng năm là một quá trình hợp tác giữa bộ 19
phận bán hàng và bộ phận sản xuất. Trách nhiệm của việc bán hàng là để nắm
bắt thị trường và các điều kiện kinh tế, dự đoán chiến lược và kế hoạch của sản
phẩm cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong công tác bán hàng, doanh nghiệp cần
phải nắm rõ về việc tung ra thị trường các sản phẩm mới và các kế hoạch
marketing nhằm tạo ra một doanh số dự báo cho mỗi sản phẩm cho mỗi tháng
và mỗi năm. Trách nhiệm của sản xuất là để xác định công suất sản xuất cho
mỗi sản phẩm và cho mỗi nhà máy, đánh giá các mô hình hỗn hợp khác nhau,
xác định điểm cực đại và cực tiểu trong lịch sản xuất được tạo ra bởi mô hình
thay đổi tiến độ làm việc.
- Sau khi lên kế hoạch sản xuất hàng năm Toyota lên kế hoạch cho việc thực
hiện đơn đặt hàng từng tháng. Toyota nhận đơn đặt hàng từng tháng từ các
quốc gia trên toàn cầu. Khi mỗi vùng đã lập xong đơn đặt hàng, thì đơn hàng
đó được chuyển đến các trụ sở bán hàng, và được tập hợp lại để tạo nên một
đơn đặt hàng toàn quốc trước khi được gửi đến tập đoàn Toyota (Toyota Motor
Corporation). Đơn hàng được Toyota kiểm tra lại để đảm bảo rằng mỗi vùng
đã đặt đúng số lượng của mỗi mẫu xe. Quy trình này được chuyển vào để
thống nhất với kế hoạch sản xuất của mỗi nhà máy lắp ráp. Sau khi máy tính
phân tích số liệu và cho ra các kết quả, chúng lại được đội ngũ các nhà quản lý
sản xuất và kinh doanh thảo luận và xem xét kĩ lưỡng. Đây là quá trình tác
động qua lại để xây dựng việc kế hoạch sản xuất trong vòng 3 tháng của các
nhà lắp ráp và nhà máy đơn vị của Toyota trên toàn thế giới. Mỗi đại lý nhận
được một phần lượng hàng sản xuất cho một mẫu xe từ mỗi nhà máy lắp ráp
của Toyota cho mỗi một kì 3 tháng. Vì thế, mỗi đại lý phải báo cáo lượng đặt
hàng mỗi tháng và dự báo nhu cầu 2 tháng kế tiếp. Để đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất và kinh doanh không bị ngắt quãng, các cuộc họp cấp cao được
tổ chức bởi bên sản xuất và bên kinh doanh để giải quyết những sự khác nhau
giữa nhu cầu đơn hàng và kế hoạch vận hành sản xuất. Kết quả cuộc họp sẽ
quyết định mức sản xuất tối ưu cho đơn đặt hàng. Khung thời gian cho việc
thảo luận mức sản xuất tối ưu này chỉ được cho phép trong vòng một hoặc hai ngày.
Lên lịch trình sản xuất
- Việc lên lịch trình sản xuất đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán
hàng và bộ phận sản xuất. Bước đầu tiên trong việc lên lịch trình sản xuất là
dùng đơn đặt hàng và các dữ liệu dự báo để tạo ra các bản ghi nhớ riêng lẻ cho
mỗi loại xe và ấn định một số tham chiếu đặc biệt. B ớc này thực sự cần thiết
ƣ bởi vì mỗi loại xe cần phải được chỉ định một thời gian sản xuất. Số xác
định xe (Vehicle Identification Number – VIN) được ấn định khi xe được bắt 20