Tìm hiểu khái quát và nội dung Dinh độc Lập - Lịch sử đảng | Đại học Văn Lang

Tìm hiểu về Dinh độc Lập - Lịch sử đảng | Đại học Văn Lang  giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

DINH ĐỘC LẬP
I. Giới thiệu
- Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ và sôi động nhưng cũng không kém phần trầm tĩnh
với chiều dài lịch sửnhững di tích văn hóa, những công trình đã đi qua bao tháng năm. Dinh
độc lập là một công trình như vậy, vừa có những nét hiện đại của khu phồn hoa nhưng cũng đắm
mình với những ngày lịch sử của dân tộc. Dinh Độc Lập thường được sử dụng cho các sự kiện
quan trọng của quốc gia như tiếp đón các nhà lãnh đạo quốc tế, hội nghị, lễ kỷ niệm, và các hoạt
động văn hóa. Đây nơi gặp gỡ quan trọng cho các quan chức nhà lãnh đạo trong ngoài
nước.
- Dinh Độc Lập hiện đang toạ lạc tại số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Được mở cửa từ 7:30 sáng đến 11:00 sáng và từ 1:00 chiều
đến 4:00 chiều hàng ngày, trừ thứ hai và những ngày lễ.
- Như chúng ta đã biết Dinh Độc Lập, hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, là một trong những biểu
tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam. Dinh được xây dựng từm 1962 đến 1966 từng
nơi làm việc của Tổng thống miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước 1975. Dinh Độc Lập đã
chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và hiện nay nó đã trở thành một điểm du lịch lịch sử
nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của dinh thự,
khám phá lịch sử qua các hiện vật trưng bày và tìm hiểu về vai trò của dinh trong cuộc chiến đấu
cho độc lập và thống nhất đất nước.
- Đến với nơi đây ta thể thấy được Dinh Độc Lập một di tích lịch sử quan trọng, thu hút
đông đảo du khách người dân địa phương đến tham quan để hiểu về lịch sử văn hóa của
Việt Nam. Du khách hiểu được bề dày lịch sử về các cuộc đấu tranh cho độc lập của Việt Nam và
để chiêm ngưỡng kiến trúc văn hoá độc đáo của dinh thự này.
II. Nội dung
Kiến trúc bên ngoài
- Dinh sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại thời bấy giờ với kiến trúc truyền thống của người
phương Đông. Kiến trúc Dinh có ý nghĩa may mắn, tốt lành, sự tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.
Bất kể một công trình kiến nào cũng sẽ đều mang đến trong mình một yếu tố phong thủy. Điểm
đặc biệt đó là các công trình lớn, Dinh Độc Lập cũng chính là một phần không hề ngoại lệ.
- Việc xây dựng Dinh Độc Lập một biểu tượng cho sự tự chủ độc lập của Việt Nam, đồng
thời cũng biểuợng cho sự kiên định quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh cho tự do và độc lập.
- Dinh Độc Lập đã được thiết kế và xây dựng dựa trên khuôn viên với diện tích 120.000m2. Xung
quanh sẽ là 4 trục đường chính sầm uất ngay khu vực ở trung tâm của thành phố.
- Dinh Độc Lập đã được Nguyễn Văn Thiều mời thầy phong thủy để về xem thế đất. Thầy phong
thủy đã khẳng định Dinh đã được xây dựng trên long mạch, đầu rồng là Dinh, đuôi rồng chính là
vị trí của Hồ Con Rùa. Do đuôi rồng đã được đánh giá hay vùng vẫy nên vị trí Con Rùa
được trấn yểm bằng một con rùa lớn.
- Kiến trúc Ngô Viết Thụ đã thiết kế dựa trên quan điểm vương đạo, làm sao để cho cộng
đồng thể phát triển thịnh vượng. Ngay cổng chính sẽ một trục đường đâm thẳng vào,
nhưng nay đã được xây dựng hồ nước để thể hóa giải. Tóm lại một điều rằng kiến trúc Dinh
Độc Lập mang phong cách kiến trúc Á Đông kết hợp cùng với kiến trúc cổ điển của Pháp.
- Phía trước sân chính một sân cỏ được thiết kế theo hình oval rất rộng với đường kính
102m. Thảm cỏ xanh xung quanh giúp cho mang lại sự sảng khoái mát mẻ cho khách ngay
lúc bước vào. Hồ nước được thiết kế theo hình bán nguyệt có thả sen cùng với hoa súng, tạo nên
sự cổ kính và yên tĩnh gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính
của Việt Nam.
Về mặt tổng thể thì Dinh được thiết kế với hình chữ “Cát” có ý nghĩa là mang đến sự may
mắn, tốt lành. Ngoài ra:
Trung tâm của Dinh đã được dùng làm phòng trình quốc thư.
Lầu Thương được thiết kế theo hình chữ Khẩu nhằm đề cao được stự do ngôn luận. Đề cao
giáo dục.
Trong chữ khẩu sẽ thêm nét dọc chính giữa (cột cờ) để tạo thành chữ Trung, nhằm để cao
sự trung kiên trong dân chủ.
● Mái hiên trên lầu tứ phương được tạo thành nét gạch ngang kết hợp cùng với mái hiên ở lối vào
sảnh tạo thành chữ Tam. Ý muốn nói là con người đủ Nhân – Minh –Võ, sẽ giúp cho đất nước hưng
thịnh. Nét số dọc nối liền với chữ Tam tạo thành chữ Vương, phía trên có kỳ đài sẽ tạo nên chữ Chủ
với nét chấm.
Mặt trước của lầu 2 và lầu 3 kết hợp cùng với mái hiên ngay lối vào chính, cùng 2 cột bọc gỗ
phía dưới sẽ tạo thành chữ Hưng. Kiến trúcthiết kế nên Dinh Độc Lập sẽ còn thể hiện
vẻ đẹp của Dinh bức rèm hoa đào. Rèm này sẽ được sáng tạo từ bức cửa bàn khoa từ cố đô
Huế.
- Tại nơi đây đã diễn ra hai cuộc hất đổ cổng dinh độc lập và hành động đó đã được lưu giữ thể
hiện sự hào hùng mạnh mẽ giành lấy độc lập của quân dân Việt Nam . Chiếc xe tăng T54B mang
số hiệu “843”, đây một trong hai chiếc xe tăng đầu tiên húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập vào
trưa 30-4-1975. Tuy nhiên nó đã bị kẹt lại cổng phụ và không thể di chuyển
- Tiếp theo Chiếc xe tăng T54B mang số hiệu “390", đây chiếc xe tăng thứ hai húc tung
cổng chính Dinh Độc Lập ngay sau khi T54B mang số hiệu “843” bị mắc kẹt tại cổng phụ.
Xe tăng T54B mang số hiệu “390"
Kiến trúc bên trong
Lối kiến trúc độc đáo, Dinh Độc Lập là nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng cũng
nơi sinh sống và làm việc của gia đình tổng thống.
Tầng Hầm
- Đường hầm chiều dài 72,5m; rộng 0,8 22,5m sâu 0,6 2,5m. Hầm được chia làm
hai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500 cân.
Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6m có thể chịu được bom 2.000 cân
.Các phòng hầm liên kết với nhau bằng lối đi nhỏ và được trang bị hệ thống thông gió
- Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng
hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế.
*Căn phòng đầu tiên khi khách tham quan xuống tầng hầm Tham mưu tác chiến. Đây
phòng thu nhân tin tức từ 4 vùng chiến thuật, thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phân
tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạch quân sự.
Phòng tham mưu tác chiến
*Phòng trực chiến :của Tống thống, nơi Tổng thống làm việc khi xảy ra biến cố nghiêm
trọng. Hệ thống điện đài vô tuyến đặc biệt để Tổng thống điều hành tác chiến, liên lạc trực tiếp
đến Đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ tổng tham mưu, tướng lĩnh ở các vùng chiến thuật…
*Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2. Trong trường hợp khẩn cấp,
ông ta sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng 2.
*Phòng thông tin liên lạc: gồm nhiều phòng nơi để nhận, chuyển, hoá các công điện, thay
thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra. Bộ phận này đảm bảo thông tin xuyên suốt
các chiến trường, các lực lượng và đại sứ quán của Nam Việt Nam ở Đông Nam Á.
Tầng trệt: bao gồm Phòng chiếu phim tư liệu, phòng bếp và phòng tập bắn.
- Những món hiện vật trong Dinh bị đem ra “thanh lý”, một số thì bị mất hoặc bị di chuyển
sang nơi khác trong khoảng thời gian trước. Cho đến năm 1990, khi Dinh chính thức mở cửa
đón du khách tham quan thì mọi thứ mới dần được ổn định.
- Xe Jeep M151A2, đây phiên bản của xe Jeep đã đưa Dương Văn Minh -Tổng thống ngụy
Sài Gòn Văn Mẫu - Thủ tướng chính quyền ngụy Sài Gòn từ Dinh Độc Lập sang Đài
phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện lúc 11giờ30 phút ngày
30/4/1975.
- Chiếc xe Mercedes-Benz 200 W110 một mẫu xe hơi cao cấp được sản xuất tại Cộng hòa
Liên bang Đức vào cuối thập kỷ 60. Chiếc xe nằm trong đội xe phục vụ Tổng thống Thiệu
trong thời gian ông còn nắm quyền. Đây chiến lợi phẩm của Trung đoàn 48, đoàn 390,
Quân đoàn I, quân Giải phóng khi đánh vào căn cứ Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam
Cộng hòa lúc 9 giờ 10 ngày 30/4.
- Trực thăng UH-1, đây là loại trực thăng chiến đấu do hãng Bell của Mỹ chế tạo, bắt đầu trang
bị cho quân đội Mỹ năm 1959, sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1962.
*Phòng chiếu phim liệu: Căn phòng này cung cấp thêm thông tin về Dinh hay lịch sử đất
nước, du khách thể vào phòng chiếu phim liệu để xem các đoạn băng nhiều thứ tiếng
khác nhau.
*Phòng bếp: Bên trong đường hầm còn lưu lại được nhiều hiện vật từng được sử dụng hoặc sản
xuất cùng thời kỳ đó. Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng
thể trong Dinh Độc Lập như lễ Quốc khánh, Lễ tuyên thệ nhận chức, hay chiêu đãi các nguyên
thủ quốc gia. Bếp được trang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó.
*Phòng tập bắn: Đây nơi tổng thống, phó tổng thống hay những người các tầng lớp thượng
lưu có thể bắn súng an toàn. Nơi này thể được dùng để luyện năng bắn súng hoặc cũng
thể được dùng để giải trí.
Tiếp theo đây chúng ta cùng lên tầng 1 , đó tầng gồm những phòng diễn ra các cuộc họp
hội nghị
Lầu 1 :bao gồm: phòng khánh tiết, phòng nội các, phòng đại yến
*Phòng khánh tiết: phòng diện tích lớn nhất tại Dinh Độc Lập. Gam màu chủ đạo của căn
phòng này là màu đỏ với ý nghĩa đem lại may mắn và quyền lực, làm tăng thêm tính trang trọng
cho cả không gian. Đây là nơi diễn ra các cuộc nhậm chức, từ chức, các cuộc họp hội nghị cũng
như sự kiện quan trọng của chính quyền Sài Gòn.
+Hội nghị hiệp thương đã được tổ chức tại đây để thống nhất 2 miền Nam Bắc chính thời
khắc đó Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập không còn bị chia cắt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, trong phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập một bức tranh
lớn, Bức tranh tên “Quốc Tổ Hùng Vương”. Đây i tên thường dùng, tuy nhiên lúc
đầu, tác giả đặt tên cho tranh “Việt Nam Quốc Tổ”. Người sáng tác bức tranh này họa
Trọng Nội.
*Phòng nội các: nơi tổ chức các cuộc họp cho nội các chính quyền Sài Gòn vào thứ hàng
tuần bao gồm: thủ tướng, phó thủ tướng, thủ trưởng các bộ, ban ngành,... Đây cũng nơi diễn
ra các cuộc họp quan trọng do Tổng thống chủ trì. Trong căn phòng này sự đặc biệt màu
chủ đạo của căn phòng hình dáng của bàn họp. Từ màn cửa cho đến thảm lót nền da bọc
ghế đều màu xanh lá cây tạo không khí thoải mái, giảm đi sự căng thẳng cho các thành viên ban
nội các trong những cuộc họp kéo dài. Không phải tròn, vuông hay chữ nhật màhình oval là
hình dáng của bàn họp đem lại sự gần gũi tăng cường thấu hiểu giữa các thành viên với
nhau.
*Phòng đại yến: Đối diện Phòng Nội Các Phòng Đại Yến nơi diễn ra những buổi yến tiệc
sang trọng để chiêu đãi những vị khách đặc biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Với màu
vàng chủ đạo theo quan niệm phương Đông có ý nghĩamàu của vua chúa, là màu của hoàng
gia và làm cho không gian phòng tiệc sang trọng hơn, thực khách cảm giác ngon miệng hơn.
+ Trong Phòng Đại Yến còn được treo 1 bức tranh lớn tên “Sơn cẩm tú” của kiến trúc
Ngô Viết Thụ. Bức tranh hoàn thành năm 1966 được treo trước khi khánh thành dinh. Với
phong cách sơn thủy, thể hiện phong cảnh đất nước Việt Nam đồng hiện trong bức tranh các sắc
thái riêng biệt của ba miền Bắc Trung Nam. Phía bên trái phong cảnh miền Bắc với núi non
trùng điệp, ở giữa là cảnh Ngọ môn Huế của đại diện cho miền Trung và bên phải là miền Nam
với đồng bằng và sông ngòi.
*Thảm tròncầu thang trung tâm (cầu thang nghi lễ): cầu thang bài trí vải nhung đỏ nơi diễn
ra các cuộc họp, các phái đoàn quốc tế. Tấm thảm hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Vòng
ngoài thể hiện 4 con rồng chầu mặt trời. Ở giữa là cặp phượng hoàng và trung tâm thảm có chữ
” THỌ” viết theo kiểu Trung Hoa, biểu tượng cho sự trường tồn. Tấm thảm này được đặt tại đây
trước năm 1975.
Lầu 2:
Lầu 2 của Dinh Độc Lập bao gồm 5 phòng khu gia đình Tổng thống. Trong đó khu gia đình
Tổng thống chiếm phần lớn diện tích hậu tầng . Còn lại 5 phòng bao gồm : phòng làm việc
của Tổng thống, phòng hội đồng an ninh Quốc gia, phòng khách của Tổng thống, phòng khách
của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư.
Phòng làm việc của Tổng thống trong phòng làm việc này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bức tranh của
họa Phạm Cơ. Tranh vẽ về cảnh cầu Tri Thủy, quê hương của tổng thống Thiệu. góc phải
phòng còn một bức tranh thêu tay nền nhung khác. Đó tranh chim hạc, thể hiện sự chúc
thọ. Bạn còn có thể thấy bên trái phòng là cánh cửa màu nâu dẫn ra một lối khác khi có chiến sự
xảy ra.
*Phòng Hội Đồng An ninh Quốc gia: nằm kế bên được thiết kế nối liền với Phòng làm việc của
Tổng thống, căn phòng dành cho Tổng thống các tướng lĩnh của chính quyền Miền Nam
Cộng Hòa, Hoa Kỳ. Căn phòng này dùng để bàn bạc kế hoạch quân sự tại Việt Nam. Trên tường
của căn phòng hệ thống các bản đồ quân sự để Tổng thống có những kế hoạch điều quân tác
chiến ở khu vực phía Nam
*Phòng khách của Tổng thống và phòng khách của Phó Tổng thống được thiết kế nằm đối diện
nhau ở trung tâm của tầng thể hiện sự trang trọng và uy nghiêm.
*Phòng trình quốc thư: Căn phòng nổi bật với nội thất Dinh Độc Lập cùng bức tranh “Bình Ngô
đại cáo” miêu tả cuộc sống của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV từ 40 mảnh ghép nhỏ hợp lại. Năm
1975, nơi này dùng để ủy nhiệm thư cho Tổng Thống từ các Đại sứ quán Năm 1975 nhiều
nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn.
*Cuối cùng khu gia đình Tổng thống nằm hậu tầng nối liền sau phòng trình quốc thư với
thiết kế “ngoài trời” thoáng mát mang lại cảm giác thoải mái khi ở.
Lầu 3:
Thiên về giải trí vui chơi với các phòng chiếu phim, thư viện,... *Thư viện: Nơi này rất
nhiều tủ kệ sách, đây là nơi để Tổng thống có thể nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu. Ở đây gồm
nhiều các sách tài liệu cách mạng,tưởng chính trị thế giới lúc bấy giờ trong ba ngôn ngữ
chính là Việt, Anh và Pháp.
*Phòng chiếu phim: Những công nghệ tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ đã được mang đến
Dinh Độc Lập nhằm đáp ứng những nhu cầu giải trí của gia đình Tổng thống.
*Phòng giải trí: Nơi đây được trang bị nhiều loại trò chơi, thể kể đến như mạt chược hay
đánh bài. Bên ngoài căn phòng này một bàn bida một cây đàn dương cầm cổ. Khu vực
này có đầy đủ đa dạng nhiều hình thức giải trí, sẵn sàng phục vụ đời sống “ăn chơi hưởng lạc”
của các tầng lớp thượng lưu uy quyền.
Ngoài ra, tầng này còn một phòng ăn lớn (thuộc phòng khách phu nhân tổng thống), tiện
cho các khách hay Phu nhân Tổng thống (Bà Nguyễn Thị Mai) chơi xong có thể tạt qua để dùng
bữa.
Bên mặt đối diện giữa phòng ăn phòng giải trí, bên ngoài sẽ cái sân dùng để đáp trực
thăng ngay trên lầu 3 của tòa nhà.
• Sân thượng (Lầu 4)
Trên tầng thượng hay còn gọi Tứ Phương Sự Lầu ”, sở được gọi cái tên như vậy
xưa kia trên đây có sảnh lớn có đầy đủ các loại nhạc cụ, máy đĩa nhạc và dàn âm thanh dùng để
nhảy đầm và một quầy bar rượu lớn. Trên tầng này chủ yếu là nơi cho Tổng thống, phu nhân và
bạn bè quan khách đến đây tụ hội cùng nhau uống rượu và nhảy múa với nhau.
Nơi đây được thiết kế chuyên dụng dùng làm bãi đáp cho máy bay trực thăng của Tổng thống
và các lãnh đạo cấp cao chính quyền Việt Nam cộng hòa (VNCH) trước năm 1975.Và hiện nay,
tầng thượng có đặt chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959
và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962, bên cạnh là hai khoanh tròn đỏ cùng mảnh bom
còn sót lại để ghi nhớ vụ m bom ngày 08/04/1975 của Trung Nguyễn Thành Trung vào
Dinh Độc Lập, thời điểm còn là Dinh Tổng thống của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Khi
ta từ sân thượng nhìn xuống ta sẽ thấy phía sau công viên Tao Đàn công viên 30/4
trước đây hai công viên lúc trước thuộc sự quản của Tổng thống, luôn lính gác đi
tuần mỗi ngày để đảm bảo an ninh và trật tự cho Dinh thự.
Giá trị học tập của chuyến tham quan
Liên hệ tới môn học:
Chuyến tham quan đến Dinh Độc Lập mang lại nhiều giá trị học tập quan trọng. Đây
không chỉ là một cơ hội để hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của Việt Nam mà còn là dịp
để phát triển các kỹ năng nhận thức. Tham quan di tích này giúp mọi người khám phá
sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp truyền thống kiến trúc Việt Nam, từ đó hiểu hơn về
nghệ thuật kiến trúc của thời kỳ đó. Ngoài ra, việc tìm hiểu về lịch sử các sự kiện
quan trọng tại địa điểm này cũng khuyến khích sự năng lượng sáng tạo. Tham
quan Dinh Độc Lập không chỉ là một trải nghiệm cá nhân mà còn là cơ hội để tương tác và
giao lưu với những người có cùng đam mê và quan tâm. Quan trọng hơn, nó làm tăng nhận
thức về giá trị của việc bảo tồn bảo vệ di sản văn hóa, từ đó khơi dậy ý thức về trách
nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và truyền đạt lại những giá trị này cho thế hệ sau.
Liên hệ tới bản thân:
Tham quan Dinh Độc Lập không chỉ giúp bản thân hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của
Việt Nam, còn khám phá sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Pháp truyền thống Việt.
cũng khuyến khích sự năng lượng sáng tạo, cùng tạo cơ hội giao lưu với
những người có cùng đam mê và quan tâm. Quan trọng hơn, trải nghiệm này làm tăng nhận
thức về trách nhiệm bảo tồn và truyền đạt giá trị văn hóa cho thế hệ sau.
| 1/9

Preview text:

DINH ĐỘC LẬP I. Giới thiệu
- Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ và sôi động nhưng cũng không kém phần trầm tĩnh
với chiều dài lịch sử và những di tích văn hóa, những công trình đã đi qua bao tháng năm. Dinh
độc lập là một công trình như vậy, vừa có những nét hiện đại của khu phồn hoa nhưng cũng đắm
mình với những ngày lịch sử của dân tộc. Dinh Độc Lập thường được sử dụng cho các sự kiện
quan trọng của quốc gia như tiếp đón các nhà lãnh đạo quốc tế, hội nghị, lễ kỷ niệm, và các hoạt
động văn hóa. Đây là nơi gặp gỡ quan trọng cho các quan chức và nhà lãnh đạo trong và ngoài nước.
- Dinh Độc Lập hiện đang toạ lạc tại số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Được mở cửa từ 7:30 sáng đến 11:00 sáng và từ 1:00 chiều
đến 4:00 chiều hàng ngày, trừ thứ hai và những ngày lễ.
- Như chúng ta đã biết Dinh Độc Lập, hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, là một trong những biểu
tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam. Dinh được xây dựng từ năm 1962 đến 1966 và từng là
nơi làm việc của Tổng thống miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước 1975. Dinh Độc Lập đã
chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và hiện nay nó đã trở thành một điểm du lịch lịch sử
nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của dinh thự,
khám phá lịch sử qua các hiện vật trưng bày và tìm hiểu về vai trò của dinh trong cuộc chiến đấu
cho độc lập và thống nhất đất nước.
- Đến với nơi đây ta có thể thấy được Dinh Độc Lập là một di tích lịch sử quan trọng, thu hút
đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham quan để hiểu về lịch sử và văn hóa của
Việt Nam. Du khách hiểu được bề dày lịch sử về các cuộc đấu tranh cho độc lập của Việt Nam và
để chiêm ngưỡng kiến trúc văn hoá độc đáo của dinh thự này. II. Nội dung
Kiến trúc bên ngoài

- Dinh là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại thời bấy giờ với kiến trúc truyền thống của người
phương Đông. Kiến trúc Dinh có ý nghĩa may mắn, tốt lành, sự tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.
Bất kể một công trình kiến nào cũng sẽ đều mang đến trong mình một yếu tố phong thủy. Điểm
đặc biệt đó là các công trình lớn, Dinh Độc Lập cũng chính là một phần không hề ngoại lệ.
- Việc xây dựng Dinh Độc Lập là một biểu tượng cho sự tự chủ và độc lập của Việt Nam, đồng
thời cũng là biểu tượng cho sự kiên định và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh cho tự do và độc lập.
- Dinh Độc Lập đã được thiết kế và xây dựng dựa trên khuôn viên với diện tích 120.000m2. Xung
quanh sẽ là 4 trục đường chính sầm uất ngay khu vực ở trung tâm của thành phố.
- Dinh Độc Lập đã được Nguyễn Văn Thiều mời thầy phong thủy để về xem thế đất. Thầy phong
thủy đã khẳng định Dinh đã được xây dựng trên long mạch, đầu rồng là Dinh, đuôi rồng chính là
vị trí của Hồ Con Rùa. Do đuôi rồng đã được đánh giá là hay vùng vẫy nên là ở vị trí Con Rùa
được trấn yểm bằng một con rùa lớn.
- Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế dựa trên quan điểm vương đạo, làm sao để cho cộng
đồng có thể phát triển thịnh vượng. Ngay cổng chính sẽ có một trục đường đâm thẳng vào,
nhưng nay đã được xây dựng hồ nước để có thể hóa giải. Tóm lại một điều rằng kiến trúc Dinh
Độc Lập mang phong cách kiến trúc Á Đông kết hợp cùng với kiến trúc cổ điển của Pháp.
- Phía trước sân chính là một sân cỏ được thiết kế theo hình oval rất rộng với đường kính là
102m. Thảm cỏ xanh xung quanh giúp cho mang lại sự sảng khoái và mát mẻ cho khách ở ngay
lúc bước vào. Hồ nước được thiết kế theo hình bán nguyệt có thả sen cùng với hoa súng, tạo nên
sự cổ kính và yên tĩnh gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Về mặt tổng thể thì Dinh được thiết kế với hình chữ “Cát” có ý nghĩa là mang đến sự may
mắn, tốt lành. Ngoài ra:
● Trung tâm của Dinh đã được dùng làm phòng trình quốc thư.
● Lầu Thương được thiết kế theo hình chữ Khẩu nhằm đề cao được sự tự do ngôn luận. Đề cao giáo dục.
● Trong chữ khẩu sẽ có thêm nét dọc ở chính giữa (cột cờ) để tạo thành chữ Trung, nhằm để cao
sự trung kiên trong dân chủ.
● Mái hiên trên lầu tứ phương được tạo thành nét gạch ngang kết hợp cùng với mái hiên ở lối vào
sảnh tạo thành chữ Tam. Ý muốn nói là con người đủ Nhân – Minh –Võ, sẽ giúp cho đất nước hưng
thịnh. Nét số dọc nối liền với chữ Tam tạo thành chữ Vương, phía trên có kỳ đài sẽ tạo nên chữ Chủ với nét chấm. 
Mặt trước của lầu 2 và lầu 3 kết hợp cùng với mái hiên ngay lối vào chính, cùng 2 cột bọc gỗ
phía dưới sẽ tạo thành chữ Hưng. Kiến trúc sư thiết kế nên Dinh Độc Lập sẽ còn có thể hiện
vẻ đẹp của Dinh ở bức rèm hoa đào. Rèm này sẽ được sáng tạo từ bức cửa bàn khoa từ cố đô Huế.
- Tại nơi đây đã diễn ra hai cuộc hất đổ cổng dinh độc lập và hành động đó đã được lưu giữ thể
hiện sự hào hùng mạnh mẽ giành lấy độc lập của quân dân Việt Nam . Chiếc xe tăng T54B mang
số hiệu “843”, đây là một trong hai chiếc xe tăng đầu tiên húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập vào
trưa 30-4-1975. Tuy nhiên nó đã bị kẹt lại cổng phụ và không thể di chuyển
- Tiếp theo là Chiếc xe tăng T54B mang số hiệu “390", đây là chiếc xe tăng thứ hai húc tung
cổng chính Dinh Độc Lập ngay sau khi T54B mang số hiệu “843” bị mắc kẹt tại cổng phụ.
Xe tăng T54B mang số hiệu “390" Kiến
trúc bên trong
Lối kiến trúc độc đáo, Dinh Độc Lập là nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng cũng là
nơi sinh sống và làm việc của gia đình tổng thống. • Tầng Hầm
- Đường hầm có chiều dài 72,5m; rộng 0,8 – 22,5m và sâu 0,6 – 2,5m. Hầm được chia làm
hai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500 cân.
Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6m có thể chịu được bom 2.000 cân
.Các phòng hầm liên kết với nhau bằng lối đi nhỏ và được trang bị hệ thống thông gió
- Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng
hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế.
*Căn phòng đầu tiên khi khách tham quan xuống tầng hầm là Tham mưu tác chiến. Đây là
phòng thu nhân tin tức từ 4 vùng chiến thuật, thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phân
tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạch quân sự. Phòng tham mưu tác chiến
*Phòng trực chiến :của Tống thống, là nơi Tổng thống làm việc khi xảy ra biến cố nghiêm
trọng. Hệ thống điện đài vô tuyến đặc biệt để Tổng thống điều hành tác chiến, liên lạc trực tiếp
đến Đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ tổng tham mưu, tướng lĩnh ở các vùng chiến thuật…
*Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2. Trong trường hợp khẩn cấp,
ông ta sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng 2.
*Phòng thông tin liên lạc: gồm nhiều phòng là nơi để nhận, chuyển, mã hoá các công điện, thay
thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra. Bộ phận này đảm bảo thông tin xuyên suốt
các chiến trường, các lực lượng và đại sứ quán của Nam Việt Nam ở Đông Nam Á.
Tầng trệt: bao gồm Phòng chiếu phim tư liệu, phòng bếp và phòng tập bắn.
- Những món hiện vật trong Dinh bị đem ra “thanh lý”, một số thì bị mất hoặc bị di chuyển
sang nơi khác trong khoảng thời gian trước. Cho đến năm 1990, khi Dinh chính thức mở cửa
đón du khách tham quan thì mọi thứ mới dần được ổn định.
- Xe Jeep M151A2, đây là phiên bản của xe Jeep đã đưa Dương Văn Minh -Tổng thống ngụy
Sài Gòn và Vũ Văn Mẫu - Thủ tướng chính quyền ngụy Sài Gòn từ Dinh Độc Lập sang Đài
phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện lúc 11giờ30 phút ngày 30/4/1975.
- Chiếc xe Mercedes-Benz 200 W110 là một mẫu xe hơi cao cấp được sản xuất tại Cộng hòa
Liên bang Đức vào cuối thập kỷ 60. Chiếc xe nằm trong đội xe phục vụ Tổng thống Thiệu
trong thời gian ông còn nắm quyền. Đây là chiến lợi phẩm của Trung đoàn 48, Sư đoàn 390,
Quân đoàn I, quân Giải phóng khi đánh vào căn cứ Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam
Cộng hòa lúc 9 giờ 10 ngày 30/4.
- Trực thăng UH-1, đây là loại trực thăng chiến đấu do hãng Bell của Mỹ chế tạo, bắt đầu trang
bị cho quân đội Mỹ năm 1959, sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1962.
*Phòng chiếu phim tư liệu: Căn phòng này cung cấp thêm thông tin về Dinh hay lịch sử đất
nước, du khách có thể vào phòng chiếu phim tư liệu để xem các đoạn băng có nhiều thứ tiếng khác nhau.
*Phòng bếp: Bên trong đường hầm còn lưu lại được nhiều hiện vật từng được sử dụng hoặc sản
xuất cùng thời kỳ đó. Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng
thể trong Dinh Độc Lập như lễ Quốc khánh, Lễ tuyên thệ nhận chức, hay chiêu đãi các nguyên
thủ quốc gia. Bếp được trang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó.
*Phòng tập bắn: Đây là nơi tổng thống, phó tổng thống hay những người ở các tầng lớp thượng
lưu có thể bắn súng an toàn. Nơi này có thể được dùng để luyện kĩ năng bắn súng hoặc cũng có
thể được dùng để giải trí.
Tiếp theo đây chúng ta cùng lên tầng 1 , đó là tầng gồm những phòng diễn ra các cuộc họp và hội nghị
Lầu 1 :bao gồm: phòng khánh tiết, phòng nội các, phòng đại yến
*Phòng khánh tiết: phòng có diện tích lớn nhất tại Dinh Độc Lập. Gam màu chủ đạo của căn
phòng này là màu đỏ với ý nghĩa đem lại may mắn và quyền lực, làm tăng thêm tính trang trọng
cho cả không gian. Đây là nơi diễn ra các cuộc nhậm chức, từ chức, các cuộc họp hội nghị cũng
như sự kiện quan trọng của chính quyền Sài Gòn.
+Hội nghị hiệp thương đã được tổ chức tại đây để thống nhất 2 miền Nam Bắc và chính thời
khắc đó Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập không còn bị chia cắt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, trong phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập có một bức tranh
lớn, Bức tranh có tên là “Quốc Tổ Hùng Vương”. Đây là cái tên thường dùng, tuy nhiên lúc
đầu, tác giả đặt tên cho tranh là “Việt Nam Quốc Tổ”. Người sáng tác bức tranh này là họa sĩ Trọng Nội.
*Phòng nội các: nơi tổ chức các cuộc họp cho nội các chính quyền Sài Gòn vào thứ tư hàng
tuần bao gồm: thủ tướng, phó thủ tướng, thủ trưởng các bộ, ban ngành,... Đây cũng là nơi diễn
ra các cuộc họp quan trọng do Tổng thống chủ trì. Trong căn phòng này có sự đặc biệt ở màu
chủ đạo của căn phòng và hình dáng của bàn họp. Từ màn cửa cho đến thảm lót nền và da bọc
ghế đều màu xanh lá cây tạo không khí thoải mái, giảm đi sự căng thẳng cho các thành viên ban
nội các trong những cuộc họp kéo dài. Không phải tròn, vuông hay chữ nhật mà là hình oval là
hình dáng của bàn họp đem lại sự gần gũi và tăng cường thấu hiểu giữa các thành viên với nhau.
*Phòng đại yến: Đối diện Phòng Nội Các là Phòng Đại Yến – nơi diễn ra những buổi yến tiệc
sang trọng để chiêu đãi những vị khách đặc biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Với màu
vàng chủ đạo theo quan niệm phương Đông có ý nghĩa là màu của vua chúa, là màu của hoàng
gia và làm cho không gian phòng tiệc sang trọng hơn, thực khách cảm giác ngon miệng hơn.
+ Trong Phòng Đại Yến còn được treo 1 bức tranh lớn có tên là “Sơn hà cẩm tú” của kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ. Bức tranh hoàn thành năm 1966 được treo trước khi khánh thành dinh. Với
phong cách sơn thủy, thể hiện phong cảnh đất nước Việt Nam đồng hiện trong bức tranh các sắc
thái riêng biệt của ba miền Bắc Trung Nam. Phía bên trái là phong cảnh miền Bắc với núi non
trùng điệp, ở giữa là cảnh Ngọ môn Huế của đại diện cho miền Trung và bên phải là miền Nam
với đồng bằng và sông ngòi.
*Thảm tròn và cầu thang trung tâm (cầu thang nghi lễ): cầu thang bài trí vải nhung đỏ nơi diễn
ra các cuộc họp, các phái đoàn quốc tế. Tấm thảm hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Vòng
ngoài thể hiện 4 con rồng chầu mặt trời. Ở giữa là cặp phượng hoàng và trung tâm thảm có chữ
” THỌ” viết theo kiểu Trung Hoa, biểu tượng cho sự trường tồn. Tấm thảm này được đặt tại đây trước năm 1975. • Lầu 2:
Lầu 2 của Dinh Độc Lập bao gồm 5 phòng và khu gia đình Tổng thống. Trong đó khu gia đình
Tổng thống chiếm phần lớn diện tích ở hậu tầng . Còn lại 5 phòng bao gồm : phòng làm việc
của Tổng thống, phòng hội đồng an ninh Quốc gia, phòng khách của Tổng thống, phòng khách
của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư.
Phòng làm việc của Tổng thống trong phòng làm việc này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bức tranh của
họa sĩ Phạm Cơ. Tranh vẽ về cảnh cầu Tri Thủy, quê hương của tổng thống Thiệu. Ở góc phải
phòng còn có một bức tranh thêu tay nền nhung khác. Đó là tranh chim hạc, thể hiện sự chúc
thọ. Bạn còn có thể thấy bên trái phòng là cánh cửa màu nâu dẫn ra một lối khác khi có chiến sự xảy ra.
*Phòng Hội Đồng An ninh Quốc gia: nằm kế bên được thiết kế nối liền với Phòng làm việc của
Tổng thống, căn phòng dành cho Tổng thống và các tướng lĩnh của chính quyền Miền Nam
Cộng Hòa, Hoa Kỳ. Căn phòng này dùng để bàn bạc kế hoạch quân sự tại Việt Nam. Trên tường
của căn phòng là hệ thống các bản đồ quân sự để Tổng thống có những kế hoạch điều quân tác
chiến ở khu vực phía Nam
*Phòng khách của Tổng thống và phòng khách của Phó Tổng thống được thiết kế nằm đối diện
nhau ở trung tâm của tầng thể hiện sự trang trọng và uy nghiêm.
*Phòng trình quốc thư: Căn phòng nổi bật với nội thất Dinh Độc Lập cùng bức tranh “Bình Ngô
đại cáo” miêu tả cuộc sống của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV từ 40 mảnh ghép nhỏ hợp lại. Năm
1975, nơi này dùng để ủy nhiệm thư cho Tổng Thống từ các Đại sứ quán Năm 1975 có nhiều
nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn.
*Cuối cùng là khu gia đình Tổng thống nằm ở hậu tầng nối liền sau phòng trình quốc thư với
thiết kế “ngoài trời” thoáng mát mang lại cảm giác thoải mái khi ở. • Lầu 3:
Thiên về giải trí và vui chơi với các phòng chiếu phim, thư viện,... *Thư viện: Nơi này có rất
nhiều tủ kệ sách, đây là nơi để Tổng thống có thể nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu. Ở đây gồm
nhiều các sách và tài liệu cách mạng, tư tưởng chính trị thế giới lúc bấy giờ trong ba ngôn ngữ
chính là Việt, Anh và Pháp.
*Phòng chiếu phim: Những công nghệ tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ đã được mang đến
Dinh Độc Lập nhằm đáp ứng những nhu cầu giải trí của gia đình Tổng thống.
*Phòng giải trí: Nơi đây được trang bị nhiều loại trò chơi, có thể kể đến như là mạt chược hay
đánh bài. Bên ngoài căn phòng này có một bàn bida và một cây đàn dương cầm cổ. Khu vực
này có đầy đủ đa dạng nhiều hình thức giải trí, sẵn sàng phục vụ đời sống “ăn chơi hưởng lạc”
của các tầng lớp thượng lưu uy quyền.
Ngoài ra, ở tầng này còn có một phòng ăn lớn (thuộc phòng khách phu nhân tổng thống), tiện
cho các khách hay Phu nhân Tổng thống (Bà Nguyễn Thị Mai) chơi xong có thể tạt qua để dùng bữa.
Bên mặt đối diện giữa phòng ăn và phòng giải trí, bên ngoài sẽ có cái sân dùng để đáp trực
thăng ngay trên lầu 3 của tòa nhà.
• Sân thượng (Lầu 4)
Trên tầng thượng hay còn gọi là “ Tứ Phương Vô Sự Lầu ”, sở dĩ được gọi cái tên như vậy vì
xưa kia trên đây có sảnh lớn có đầy đủ các loại nhạc cụ, máy đĩa nhạc và dàn âm thanh dùng để
nhảy đầm và một quầy bar rượu lớn. Trên tầng này chủ yếu là nơi cho Tổng thống, phu nhân và
bạn bè quan khách đến đây tụ hội cùng nhau uống rượu và nhảy múa với nhau.
Nơi đây được thiết kế chuyên dụng dùng làm bãi đáp cho máy bay trực thăng của Tổng thống
và các lãnh đạo cấp cao chính quyền Việt Nam cộng hòa (VNCH) trước năm 1975.Và hiện nay,
tầng thượng có đặt chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959
và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962, bên cạnh là hai khoanh tròn đỏ cùng mảnh bom
còn sót lại để ghi nhớ vụ ném bom ngày 08/04/1975 của Trung uý Nguyễn Thành Trung vào
Dinh Độc Lập, thời điểm nó còn là Dinh Tổng thống của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Khi
ta từ sân thượng nhìn xuống ta sẽ thấy ở phía sau là công viên Tao Đàn và công viên 30/4 ở
trước đây là hai công viên lúc trước thuộc sự quản lý của Tổng thống, luôn có lính gác và đi
tuần mỗi ngày để đảm bảo an ninh và trật tự cho Dinh thự.
Giá trị học tập của chuyến tham quan
Liên hệ tới môn học:
Chuyến tham quan đến Dinh Độc Lập mang lại nhiều giá trị học tập quan trọng. Đây
không chỉ là một cơ hội để hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của Việt Nam mà còn là dịp
để phát triển các kỹ năng và nhận thức. Tham quan di tích này giúp mọi người khám phá
sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp và truyền thống kiến trúc Việt Nam, từ đó hiểu rõ hơn về
nghệ thuật và kiến trúc của thời kỳ đó. Ngoài ra, việc tìm hiểu về lịch sử và các sự kiện
quan trọng tại địa điểm này cũng khuyến khích sự tò mò và năng lượng sáng tạo. Tham
quan Dinh Độc Lập không chỉ là một trải nghiệm cá nhân mà còn là cơ hội để tương tác và
giao lưu với những người có cùng đam mê và quan tâm. Quan trọng hơn, nó làm tăng nhận
thức về giá trị của việc bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa, từ đó khơi dậy ý thức về trách
nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và truyền đạt lại những giá trị này cho thế hệ sau.
Liên hệ tới bản thân:
Tham quan Dinh Độc Lập không chỉ giúp bản thân hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của
Việt Nam, mà còn khám phá sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Pháp và truyền thống Việt.
Nó cũng khuyến khích sự tò mò và năng lượng sáng tạo, cùng tạo cơ hội giao lưu với
những người có cùng đam mê và quan tâm. Quan trọng hơn, trải nghiệm này làm tăng nhận
thức về trách nhiệm bảo tồn và truyền đạt giá trị văn hóa cho thế hệ sau.