Tìm hiểu những sai lầm thường gặp phải trong cách quản lý của nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tại nước ngoài | Tiểu luận quản trị học
Tìm hiểu những sai lầm thường gặp phải trong cách quản lý của nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tại nước ngoài | Tiểu luận quản trị học
Môn: Quản trị - đại cương
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG CÁCH
QUẢN LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI NƯỚC NGOÀI
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ NGÔ NGỌC THU Nhóm số: 7
Học ca 1 thứ 2 - 4
Danh sách nhóm: Mã số SV
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023 MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, một tổ chức doanh nghiệp, công ty muốn tồn tại
và phát triển mạnh trên thị trường thì nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng và
không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải là một lãnh đạo giỏi,
xuất sắc trong việc quản lý doanh nghiệp của mình, việc này sẽ mang đến được
nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Họ chính là những con người sẽ đưa ra những
quyết định quan trọng trong việc định hướng cũng như sự phát triển cho doanh
nghiệp sau này. Tuy nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng hoàn hảo và
không ai là không mắc phải một sai lầm và đặc biệt là những quyết định sai lầm
trong việc quản lý dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu các tổn thất, hậu quả
nặng nề. Và đặc biệt, điều này sẽ thường thấy và xuất hiện tại các doạnh nghiệp
vừa và nhỏ. Khi mà các lãnh đạo lúc này vẫn chưa có đủ kinh nghiệm về mặt
quản lý doanh nghiệp cũng như chưa có kinh nghiệm chinh chiến trên thị
trường. Chính điều này, dẫn đến những sai lầm mà nhà lãnh đạo thường gặp
phải trong cách quản lý của mình.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài:
“TÌM HIỂU NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG CÁCH QUẢN
LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐƯỢC
THÀNH LẬP TẠI NƯỚC NGOÀI”
II/ Mục tiêu đề tài
Thông qua đề này sẽ giúp các bạn hiểu rõ được những sai lầm mà nhà
lãnh đạo đang gặp phải trong cách quản lý của mình tại doanh nghiệp. Từ đó,
cho thấy việc quản lý được một doanh nghiệp đưa đến phát triển là việc rất
quan trọng và qua những sai lầm đó giúp chúng ta rút ra những bài học, kinh
nghiệm cho bản thân mình sau này. Trang 1/9
III/ Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng những phương pháp sau:
• Phương pháp phân tích tài liệu
• Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin trên các trang mạng,
website, sách báo liên quan
CHƯƠNG II: NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG CÁCH
QUẢN LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TẠI DOANH NGHIỆP UBER I/ Khái niệm
1/ Quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp được xem là một quá trình phức tạp và quan trọng
ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn
giản Quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá
nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được
những mục tiêu của doanh nghiệp.
2/ Người quản lý doanh nghiệp là gì?
Khái niệm về người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ mà
chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, cụ thể tương ứng với mỗi loại hình, vị trí
người quản lý doanh nghiệp quy định như sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Công ty trách nhiệm hữu hàn một thành viên: Chủ tịch công ty
+ Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
Ngoài ra, người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được
quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn Trang 2/9 )
3/ Những sai lầm thường mắc phải trong cách quản lý của lãnh đạo
Không phản hồi thông tin
Không dành thời gian cho nhân viên Không theo sát nhân viên Quá thân thiện
Không xác định được mục tiêu Không gương mẫu Tuyển dụng nóng vội
Hiểu sai về động lực cho nhân viên
Hiểu sai vai trò lãnh đạo Không ủy quyền
II/ Giới thiệu sơ lược về công ty Uber
III/ Những sai lầm trong cách quản lý của lãnh đạo Uber
1/ Khái quát về Travis Kalanick
Travis Kalanick (6/8/1976) sinh ra tại Los Angeles, California,
Hoa kỳ trong một gia đình không mấy khá giả. Với bản chất tự tin vào
khả năng thuyết phục của mình cùng với bản tính không thích thỏa hiệp
thì vào năm 10 tuổi, ông đã bắt tay vào khởi nghiệp bằng việc gõ cửa
từng nhà để bán dao cho hãng Cutco.
Năm 1998, Kalanick cùng 6 người bạn của mình bắt đầu thành lập
công ty Scour.com. Đến năm 2000, Scour.com phá sản nhưng không
dừng lại đó Kalanick cùng Todd thành lập một công ty chia sẻ dữ liệu
mới với tên gọi là Red Swoosh. Năm 2007, ông đành phải bán đứa con
thứ hai của mình cho Akamai với giá 19 triệu USD. Năm 2008, ông và
Garrett Camp thành lập nên Uber - một công ty vận tải cho phép người Trang 3/9
dùng đặt dịch vụ tài xế bằng ứng dụng trên điện thoại và biến Uber trở
nên thành công. Và ông trở thành nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Uber
2/ Những sai lầm của Travis Kalanick trong cách quản lý
Không dồn toàn bộ thời gian, công sức vào Uber khi mới ra mắt: bằng
việc đưa một nhân viên mới vào làm vị trí CEO mà không phải bản thân
ông đã dẫn đến việc công ty không kêu gọi được vốn và phải chật vật khó
khăn tìm kiếm các nhà đầu tư. Qua vụ việc này, Kalanick đã bắt đầu tập trung lo vào Uber
Không quản lý được nhân sự và không phản hồi thông tin:
Vào năm 2017, sự việc Susan đã ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của
Kalanick cũng như là Uber. Vụ việc xảy ra khi Susan là 1 nhân viên của Uber
đầy tài năng nhưng tài năng của cô ấy không được một nhà quản lý ở một chi
nhánh công nhận mà còn phải chịu những lần phân biệt giới tính hay quấy rối
tình dục tại Uber. Dẫn đến việc cô ấy bức xúc và kể lại mọi chuyện xảy ra của
mình ở Uber. Trong bài đăng – có tựa đề “Suy ngẫm về một năm rất, rất kỳ lạ
tại Uber” – Fowler đã kể lại việc cô đã bị sếp mới quấy rầy như thế nào trong
ngày chính thức đầu tiên làm việc tại công ty. cô ấy nhớ lại: “Anh ấy đang có
một mối quan hệ cởi mở, và bạn gái của anh ấy rất dễ tìm được đối tác mới
nhưng anh ấy thì không. Rõ ràng là anh ta đang cố dụ tôi quan hệ tình dục với
anh ta.” Và Fowler ngay lập tức báo cáo cuộc trò chuyện với HR và lãnh đạo.
Nhưng mọi việc không có sự phản hồi đến từ phía lãnh đạo và người quản lý
kia đã không bị sa thải vì anh ta là “người có thành tích cao”. Đó mới chỉ là
khởi đầu của sự phân biệt giới tính mà Fowler sẽ phải đối mặt ở Uber. Trong
suốt một năm làm việc tại Uber, cô đã bị một ông chủ khác đưa ra những đánh
giá tiêu cực về hiệu suất làm việc, người muốn ngăn cô thăng chức và giữ cô
và những phụ nữ khác trong đội của anh ta, cô ấy đã báo cáo với lãnh đạo về Trang 4/9 )
những bình luận phân biệt giới tính nhưng cũng giống với lần trước thì vẫn có
phản hồi. Và đặc biệt, trong một sự cố kỳ lạ, 120 kỹ sư nam đã được thưởng
áo khoác da chính thức, trong khi sáu kỹ sư nữ được thông báo rằng áo khoác
dành cho họ quá đắt và công ty không thể chi trả khoảng tiền cho 6 chiếc
khoắc da đó. Điều này thật là điên rồ. Cô đã giành 1 năm thời gian ở lại công
ty để thuyết phục Uber quan tâm đến vấn đề phân biệt giới tính và bắt nạt
nhưng những lời nói của cô đều bị bỏ ngoài tai. Cuối cùng cô ấy quyết định
rời khỏi công ty, những người bạn của cô cũng quyết định rời đi cùng cô. Vụ
việc này trở thành một vết nhơ cho Uber cũng như với Kalanick khi cái cách
bỏ bê việc quản lý nhân sự, không màn tới việc phản hồi của nhân viên. Vụ
việc này đã dẫn đến việc khiến vị trí lãnh đạo của Kalanick bị lung lay và ông
được cho là bị “nghỉ phép vô thời hạn”.
Không gương mẫu và tôn trọng nhân viên
Và đây là đỉnh điểm trong sai lầm của Kalanick, là khi một đoạn video
về việc ông mất bình tĩnh khi tranh cãi với một tài xế xe Uber về giá cước
cũng như những đối đãi với người ký hợp đồng bị tung ra trên khắp mạng xã
hội đã phải khiến ông lên tiếng xin lỗi. Và đây cũng chính là lúc giọt nước
tràn ly khiến cho ông phải mất đi vị trị lãnh đạo của mình sau khi mắc phải
liên tiếp nhiều sai lầm sảy ra
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
I/ Ưu điểm trong cách lãnh đạo của Travics Kalanick
Sự quyết tâm tham vọng: chính nhờ tham vọng của ông mang đến thành công cho Uber
Kinh nghiệm: ông có nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến trên thị
trường điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển trước của Uber Trang 5/9
Triết lý kinh doanh: ông đã tạo một triết lý mạnh mẽ và một một
tư tưởng sẵn sàng phá bỏ mọi luật lệ và không bao giờ chùn bước.
Chính triết lý này đã mang đến thành công đến Uber
II/ Nhược điểm trong cách lãnh đạo của Travics Kalanick
Tính kiêu ngạo, ngông cuồng: dẫn đến việc quan hệ của ông với
các nhà đầu tư và hội đồng quản trị không mấy tốt đẹp
Tính hiếu thắng: Với tính hiếu thắng của mình đã khiến ông mắc
phải những sai lầm trong chính công việc của mình cũng như trong cách quản lý của mình
Thiếu sự giải quyết vấn đề: qua vụ việc Susan cho thấy ông rất
rất yếu kém về mặt chuyện này khi làm ảnh hưởng đến công ty
cũng như đến bản thân ông.
III/ Bài học rút ra IV/ Kết luận Trang 6/9 )
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nhung-ai-duoc-goi-la-nguoi-quan-
lydoanh-nghiep-giam-doc-cong-ty-trach-nhiem-huu-han-co-duoc-lam-ng- 929162-4986.html
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cuoc-doi-thang-tram-cua-ty-phu-
traviskalanick-10237.html https://www.brandsvietnam.com/12791-Ba-van-de- cua-Travis-Kalanick Trang 7/9