-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về các chỉ số trí tuệ IQ EQ - Tiểu luận môn Trí tuệ văn hóa | Đại học Gia Định
Tìm hiểu về các chỉ số trí tuệ IQ EQ - Tiểu luận môn Trí tuệ văn hóa | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 38 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Trí tuệ văn hóa 1 tài liệu
Đại học Gia Định 112 tài liệu
Tìm hiểu về các chỉ số trí tuệ IQ EQ - Tiểu luận môn Trí tuệ văn hóa | Đại học Gia Định
Tìm hiểu về các chỉ số trí tuệ IQ EQ - Tiểu luận môn Trí tuệ văn hóa | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 38 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Trí tuệ văn hóa 1 tài liệu
Trường: Đại học Gia Định 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Gia Định
Preview text:
lOMoARcPSD| 25865958
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ BÀI TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ)
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Hải Lâm.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Anh Tuân.
Mã số sinh viên: 22110051. Lớp: 220103.
Tên học phần: Trí tuệ Văn hóa.
Năm học: 2023 – 2024.
Ho Chi Minh City, ngày 31 tháng 10 năm 2023. lOMoAR cPSD| 25865958 LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan tiểu luận “Tìm hiểu về các chỉ số trí tuệ (IQ - EQ)” là
công trình nghiên cứu của bản thân em. Các kết quả trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 10 năm 2023
Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Tuân LỜI CẢM ƠN lOMoAR cPSD| 25865958
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
của bộ môn Trí tuệ Văn hóa là thầy Phạm Hải Lâm đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức đặc biệt ý nghĩa và có tính ứng dụng tốt trong đời sống cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian học em đã có thêm cho mình
nhiều kiến thức và góc nhìn khác nhau trong cuộc sống, khiến em nhận ra được
nhiều văn hóa sống, ứng xử và nhìn nhận khác nhau. Bộ môn Trí tuệ Văn hóa đã
trở nên rất thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao qua sự truyền đạt nhiệt
huyết của thầy Lâm, gắn liền với nhu cầu thức tiễn của sinh viên chúng em. Vì
được nghe thầy giảng rất nhiều về những kinh nghiệm văn hóa sống thực tế, nên
em sẽ cố gắng hết sức để tiếp thu những kiến thức bổ ích và quý báu mà thầy đã
truyền đạt cho chúng em. Kính mong thầy cô xem xét và góp ý kiến để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Tuân
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… lOMoARcPSD| 25865958
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: STT
TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 lOMoAR cPSD| 25865958 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ).
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ):
1. Khái quát về chỉ số IQ:............................................................................2
2. Khái quát về chỉ số EQ:............................................................................5
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ):
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ và chỉ số
EQ:..............................11
2. Cách rèn luyện các chỉ số trí tuệ (IQ –
EQ):.........................................12
3. Sự tác động của văn hóa đối với IQ và
EQ:..........................................15
III. SO SÁNH CHỈ SỐ TRÍ TUỆ IQ VÀ EQ & TÌM RA CHỈ SỐ QUAN TRỌNG HƠN:
1. So sánh chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ:........................17
2. Tầm quan trọng của IQ và EQ:...........................................................19
3. Chỉ số nào quan trọng hơn – IQ hay là EQ?........................................20
IV. CÁCH CẢI THIỆN CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ):
1. Tầm quan trọng của việc cải thiện các chỉ số trí tuệ (IQ – EQ):........23
2. Cách cải thiện IQ và
EQ:........................................................................24
PHẦN II: CẢM NHẬN VỀ CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ
TUỆ (IQ – EQ)...................................................................................................30
ĐÚC KẾT, KẾT LUẬN.....................................................................................30 lOMoARcPSD| 25865958 LỜI MỞ ĐẦU: 1. Về TACOS:
Đây là món ăn truyền thống của người Mexico, có giá thành rẻ và có thể
chế biến đa dạng theo khẩu vị của từng người nên món ăn này đã trở thành nét
văn hóa lâu đời trong cuộc sống của người Mexico. Chính vì sự đa dạng trong
khâu làm bánh với nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt bò nướng, thịt gà
nướng, thịt lợn xào, hải sản (tôm, cá) hoặc các loại rau quả (nấm, cà chua, hành
tây, xà lách, và rau diếp),... Kết hợp cùng các gia vị như: salsa, guacamole, kem
tươi, bột ớt và nhiều loại gia vị khác để tạo ra hương vị đặc trưng. Sự kết hợp
này đã tạo nên một món ăn không những ngon mà còn rất ý nghĩa đối với người
dân nơi đây. Qua đó, nhóm tôi muốn mang tới cho mọi người thấy rằng, tuy
nhóm tôi là bốn người đến từ các thành phố khác nhau, với những tính cách, văn
hóa và cách sống khác nhau nhưng cũng như chiếc bánh Tacos vậy, chúng tôi sẽ
kết hợp cùng nhau mang tới bài tiểu luận tốt nhất, rõ ràng nhất để có thể truyền
đạt được nhiều điều nhất có thể cho mọi người. 2. Về nhóm TACOS:
Nhóm TACOS bao gồm 4 thành viên: • Phan Ngọc Đang. • Nguyễn Anh Tuân. • Lữ Thiên Ái. • Quách Bảo Nghĩa.
3. Vai trò cá nhân trong nhóm TACOS:
Bản thân tôi, với vai trò là thành viên nhóm Tacos, tôi đã tìm kiếm nhiều
tài liệu liên quan đến chủ, đốc thúc và cùng thảo luận với mọi người để sắp xếp
mỗi phần cho nhóm Từ đó tôi đã cùng nhóm hoàn thiện bài thuyết trình một cách tốt nhất. lOMoARcPSD| 25865958
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ).
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ): 1.
Khái quát về chỉ số IQ:
1.1. Định nghĩa chỉ số IQ:
IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligent Quotient” trong tiếng Anh, có nghĩa
là chỉ số thông minh. Là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis
Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary nius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau
đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred
Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực
logic của trẻ khi đi học. Đây là một phép đo tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá
trí thông minh của một người. Chỉ số IQ thường liên quan đến khả năng logic,
ngôn ngữ và không gian. Người có IQ cao thường có khả năng lập luận, phân
tích các vấn đề, thích tổng hợp và phân tích để tìm ra bản chất và quy luật của
các vấn đề. Nhạy bén trong các vấn đề liên quan về số học, suy diễn các trình tự
và tư duy theo phương hướng nguyên nhân – kết quả.
1.2. Các loại bài kiểm tra IQ phổ biến:
- WISC (Wechsler Intelligence Scale for Children): Đây là bài kiểm tra IQ dành
cho trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. WISC được chia thành nhiều phần khác nhau để
đánh giá khả năng về ngôn ngữ, thị giác, trí nhớ và khả năng suy luận ở trẻ em.
- WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale): Đây là bài kiểm tra IQ dành cho
người lớn từ 16 tuổi trở lên. WAIS cũng được chia thành nhiều phần để đánh
giá khả năng của người thử nghiệm về ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng suy luận,
khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thực hiện nhiệm vụ.
- Raven's Progressive Matrices Test: Đây là một bài kiểm tra IQ phi ngôn ngữ,
nghĩa là không yêu cầu người làm bài có kiến thức ngôn ngữ đặc biệt. Bài kiểm
tra này chỉ yêu cầu tìm ra quy luật trong các hình ảnh. lOMoARcPSD| 25865958
- Kaufman Assessment Battery for Children (KABC): Đây là bài kiểm tra được
phát triển để đánh giá trí thông minh cho trẻ em và thanh thiếu niên. KABC
cung cấp các thông tin về những mặt khác nhau của trí thông minh như kiến
thức bên ngoài, khả năng hình dung không gian, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng.
- Woodcock-Johnson Test of Cognitive Abilities: Được thiết kế để đánh giá trí
thông minh ở trẻ em và người lớn, bài kiểm tra này cung cấp thông tin về khả
năng ngôn ngữ, khả năng hình dung không gian, khả năng số học và nhiều khía
cạnh khác của trí thông minh.
- Cattell Culture Fair Intelligence Test: Được phát triển bởi nhà tâm lý học
Raymond Cattell, bài kiểm tra này không yêu cầu kiến thức văn hóa cụ thể.
Cattell Culture Fair Intelligence Test đo lường khả năng phân tích và giải
quyết vấn đề trừu tượng bằng cách sử dụng các mẫu hình học và không gian.
1.3. Phân loại IQ theo thang đo thông thường:
IQ được phân loại thông thường dựa trên các thang đo chuẩn được chấp
nhận bởi các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu. Các phân loại thông thường như sau: 40 – 55 Rất kém 0.13 % 55 – 70
Chậm phát triển tâm thần 2 ,14% 70 – 85 Kém thông minh 13 ,59% 85 – 115 Trí tuệ bình thường 68 ,26% 115 – 130 Thông minh ,59 13 % 130 – 145
Trí thông minh cao (có tài) 2 ,14% lOMoARcPSD| 25865958 145 – 160 Thiên tài 0 ,13% Qua đó ta có thể thấy:
- IQ dưới 70: Thấp hơn mức trung bình, được coi là có khả năng suy nghĩ hạn
chế và có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
- IQ từ 70 đến 85: Dưới mức trung bình, người có IQ trong khoảng này có thể
đạt được học vấn và kỹ năng cần thiết cho các công việc đơn giản.
- IQ từ 85 đến 115: Trung bình, người có IQ trong khoảng này có thể hoàn thành
tốt các tác vụ trong cuộc sống hàng ngày và có khả năng đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực.
- IQ từ 115 đến 130: Cao hơn trung bình, người có IQ trong khoảng này có khả
năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề tốt và có thể đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực.
- IQ từ 130 đến 145: Rất cao, người có IQ trong khoảng này có khả năng giải
quyết các vấn đề phức tạp và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, có thể là những nhà lãnh đạo và chuyên gia.
- IQ trên 145: Siêu thông minh, người có IQ trong khoảng này được coi là hiếm
và có khả năng giải quyết các vấn đề rất phức tạp và thách thức trong nhiều lĩnh vực.
Sau đây là chỉ số IQ của một số người nổi tiếng trên thế giới: - Newton: 190. - Napoleon: 145.
- Tổng thống Mỹ Bill Clinton: 182.
- Tổng thống Mỹ George H.W. Bush - Bố: 98.
- Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush - Con: 91. lOMoARcPSD| 25865958
Qua những thống kê trên, như chúng ta có thể thấy hai đời tổng thống George
Bush bố và George Bush con có chỉ số chỉ 98 và 91 nhưng cũng rất thành đạt và
được nhiều người biết đến. Đó là vì ngoài IQ thì còn một yếu tố khác cũng quan
trọng không kém là chỉ số EQ.
2. Khái quát về chỉ số EQ:
2.1. Định nghĩa EQ và phân loại chỉ số EQ: 2.1.1. Định nghĩa EQ:
Chỉ số EQ viết tắt của Emotional Quotient trong tiếng Anh, có nghĩa là
chỉ số cảm xúc hoặc là trí tuệ cảm xúc. Đây là khả năng nhận diện, kiểm soát
những suy nghĩ, cảm xúc. Nhưng sự nhận diện và kiểm soát này không chỉ riêng
bản thân mà còn ở những người xung quanh. Do đó, các nhà nghiên cứu tâm lý
học thường lý giải EQ là chỉ số dùng để đo lường khả năng trí tuệ về mặt cảm xúc.
2.1.2. Phân loại chỉ số EQ:
Chỉ số cảm xúc EQ được đánh giá cụ thể như sau: -
EQ < 84: thuộc nhóm có EQ thấp, thường chiếm khoảng 16% dân số của thế giới. -
EQ 85 – 115: thuộc nhóm EQ trung bình. Khoảng EQ này khá phổ
biến trên thế giới và chiếm khoảng 68%. -
EQ 116 – 130: thuộc nhóm EQ cao và chỉ chiếm khoảng 14% dân
số thế giới. - EQ > 131: thuộc nhóm EQ tối ưu và cực hiếm, chỉ khoảng 2% dân
số đạt được mức điểm này.
Qua đó, những người có EQ thấp thì sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, trong
công việc và trong giao tiếp hằng ngày. Còn những người có EQ cao thì có khả
năng tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, xây dựng mối quan hệ tốt với
đồng nghiệp và khách hàng, và giải quyết xung đột hiệu quả.
2.2. Các loại EQ: Có 5 loại trí tuệ cảm xúc: lOMoAR cPSD| 25865958 -
Self-awareness – Tự nhận thức: Tự nhận thức có nghĩa là khả năng
tự nhận ra một cảm xúc khi nó xuất hiện. Sự phát triển khả năng tự nhận thức đòi
hỏi bạn phải điều chỉnh theo cảm xúc thật. Khi bạn có thể tự đánh giá được cảm
xúc của mình, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được nó.
Hai yếu tố của sự tự nhận thức đó là:
• Nhận thức cảm xúc: khả năng nhận diện cảm xúc và tác động của nó.
• Sự tự tin: hiểu rõ giá trị và khả năng của bản thân. -
Self-regulation – Tự điều chỉnh: Một người bình thường ít sẽ có sự
kiểm soát khi trải nghiệm các cảm xúc. Song, cũng có trường hợp “thân chủ” sẽ
tự quyết định cảm xúc đó tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu. Nói một cách dễ
hiểu, nếu bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, bạn sẽ có thể tự biết cách làm
giảm bớt những cảm xúc tiêu cực (tức giận, buồn chán, tuyệt vọng, lo lắng,…).
Ngược lại, khi vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan,… bạn cũng có khả năng tự mình lưu
giữ những khoảnh khắc tích cực lâu hơn.
Các yếu tố hình thành nên sự tự điều chỉnh gồm:
• Tự kiểm soát: quản lý tốt các xung đột cảm xúc.
• Đáng tin cậy: duy trì các tiêu chuẩn trung thực và liêm chính..
• Sự tuân thủ: chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của bản thân.
• Khả năng thích ứng: có thể xử lý các thay đổi một cách linh hoạt..
• Sự đổi mới: cởi mở hơn với những ý tưởng mới. -
Motivation – Động lực: Động lực hiểu đơn giản là từ mục tiêu có
sẵn, kết hợp với thái độ tích cực, từ đó thúc đẩy bản thân phấn đấu để hoàn thành
mục tiêu một cách tốt nhất. Mặc dù khi thực hiện mục tiêu đều sẽ xuất hiện cảm
xúc tích cực lẫn tiêu cực, nhưng dần dần bạn đều có thể học được cách nỗ lực và
điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực sang tích cực – điều này sẽ giúp cho quá trình
đạt được mục tiêu nhanh hơn. lOMoARcPSD| 25865958
Động lực được cấu thành bởi:
• Sự thúc đẩy thành tích: không ngừng phấn đấu.
• Cam kết: phù hợp với các mục tiêu..
• Sáng kiến: sẵn sàng thực hiện khi có cơ hội.
• Lạc quan: kiên trì theo đuổi mục tiêu, không sợ khó khăn. -
Empathy – Sự đồng cảm: Sự đồng cảm là khả năng nhận ra cảm xúc
của người khác và chia sẻ các cảm xúc đó cùng với họ. Càng khéo léo trong việc
nhận ra cảm xúc từ những tín hiệu của người đối diện, bạn sẽ càng kiểm soát tốt
các tín hiệu mà mình đã gửi cho họ.
Một người có sự đồng cảm sẽ tồn tại những yếu tố sau:
• Định hướng dịch vụ: dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người khác.
• Tận dụng sự đa dạng: nhận dạng được nhiều loại cảm xúc hơn.
• Nhận thức về chính trị tốt hơn.
• Thấu hiểu người khác: trở thành một con người giàu tình cảm. -
Social skills – Kỹ năng xã hội: Giao tiếp chính là chìa khóa để bạn
mở rộng các mối quan hệ xã hội. Trong đó, nếu bạn sở hữu chỉ số EQ cao thì
cũng đồng nghĩa với việc bạn có khả năng cao để thấu hiểu, cảm thông và đàm
phán với người khác một cách dễ dàng.
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì còn một số các kỹ năng xã hội khác cũng rất quan trọng như:
• Sự ảnh hưởng: sử dụng chiến thuật thuyết phục.
• Khả năng lãnh đạo: truyền cảm hứng và dẫn dắt.
• Quản lý xung đột: thấu hiểu và giải quyết các bất đồng.
• Xây dựng kết nối: duy trì các mối quan hệ.
• Kỹ năng làm việc nhóm: kết hợp để tạo ra sức mạnh của tập thể vì mục đích chung. lOMoARcPSD| 25865958
• Hợp tác và cộng tác: làm việc chung để hướng đến mục tiêu chung.
2.4. Các cấp độ của EQ: Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng có bốn cấp độ khác
nhau của trí tuệ cảm xúc bao gồm: -
Nhận thức cảm xúc: Bước đầu tiên để hiểu cảm xúc thì bạn cần
nhận thức chúng một cách chính xác. Trong nhiều trường hợp, nhận thức cảm
xúc có thể liên quan đến việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ
thể và nét mặt, đây cũng là yếu tố giúp phát triển trí tuệ cảm xúc. -
Lý luận bằng cảm xúc: Bước tiếp theo là liên quan đến việc sử dụng
cảm xúc để thúc đẩy hoạt động tư duy và nhận thức tạo sức mạnh trí tuệ cảm
xúc. Cảm xúc giúp xác định được quyền ưu tiên cho chúng ta chú ý và phản ứng;
chúng ta phản ứng một cách cảm xúc với những thứ thu hút sự chú ý của chúng ta. -
Hiểu về cảm xúc: Những cảm xúc mà chúng ta nhận thức có thể có
nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu ai đó đang biểu lộ cảm xúc tức giận, người quan
sát phải giải thích nguyên nhân gây ra sự tức giận của người đó và ý nghĩa của nó. -
Quản lý cảm xúc: Khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả đóng vai trò
quan trọng của trí thông minh cảm xúc và mức độ cao nhất. Khi bạn thực hiện
điều tiết cảm xúc và phản ứng một cách thích hợp cũng như đáp lại cảm xúc của
người khác thì bạn đã quản lý cảm xúc tốt hơn.
Bốn nhánh của mô hình này được sắp xếp theo độ phức tạp với các quy
trình cơ bản hơn ở cấp thấp hơn và quy trình nâng cao hơn ở cấp cao hơn. Ví dụ,
các cấp độ thấp nhất liên quan đến nhận thức và thể hiện cảm xúc, trong khi các
cấp độ cao hơn đòi hỏi sự tham gia có ý thức nhiều hơn và liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc.
2.3. Các loại bài kiểm tra EQ phổ biến: lOMoARcPSD| 25865958 -
Trắc nghiệm tính cách DISC: DISC là một phương pháp dùng để
xác định tính cách của một người, tại một thời điểm nhất định, thông qua việc
quan sát hành vi của họ Theo đó, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều
nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi thuộc 4 nhóm: D (Dominance – Sự thống trị), I
(Influence – Sự ảnh hưởng), S (Steadiness – Sự kiên định), C – (Compliance –
Sự tuân thủ). Test DISC sẽ cho bạn khám phá tính cách chủ đạo bên trong bản
thân mình, từ đó hiểu hơn về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. -
Trắc nghiệm đa trí tuệ MI: Trắc nghiệm MI (Multiple Intelligences)
là bài trắc nghiệm được dùng để đánh giá và phân loại tố chất theo hệ phân loại
đa trí thông minh, được phát triển bởi Howard Gardner. Bài trắc nghiệm MI
cũng là công cụ được dùng để nhận diện điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi
cá nhân, phát hiện những tố chất riêng của mỗi người để có thể được phát triển
thành những năng lực tương ứng. Hiện tại MI đã được tiếp tục nghiên cứu và
phát triển đến 9 loại hình trí thông minh. -
Trắc nghiệm tính cách MBTI: Test tính cách MBTI (Myers-Briggs
Type Indication) là một phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm
lý, tính cách của một người trên cơ sở đáp án mà người đó chọn đối với vấn đề
được đặt ra. Trắc nghiệm tính cách MBTI sẽ cho chúng ta nhìn thấy được một
người có những điểm mạnh, điểm yếu gì. Từ đó, chúng ta sẽ lựa chọn được cách
ứng xử phù hợp, giúp họ khắc phục những điểm hạn chế và phát huy những thế
mạnh vượt trội của bản thân. KẾT LUẬN:
Tóm lại, chỉ số IQ có thể đánh giá khả năng học tập, tiếp thu kiến thức,
và hướng dẫn phát triển cá nhân. Còn chỉ số EQ đóng vai trò quan trọng trong
mối quan hệ cá nhân và công việc. Hai chỉ số này đều quan trọng và tác động
qua lại lẫn nhau để cải thiện cho mỗi con người trở nên tốt hơn. Chúng có thể có
bẩm sinh từ khi mỗi con người sinh ra, cũng có thể tự mình cải thiện để cho các lOMoARcPSD| 25865958
chỉ số cao hơn và cũng có thể bị một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chúng khiến
cho các chỉ số tuột dốc. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân
ảnh hưởng đến nó để từ đó có thể tìm cách cải thiện các chỉ số một cách hợp lý. lOMoARcPSD| 25865958
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ):
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ và chỉ số EQ:
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ: -
IQ có thể bị ảnh hưởng bởi sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng
tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh, toàn bộ các dưỡng chất phục vụ cho việc gia tăng
mật độ nơron não có trong sữa mẹ. Những trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
có điểm kiểm tra chỉ số IQ hơn ít nhất từ 5-10 điểm IQ so với những trẻ em bị hạn chế bú sữa mẹ. -
IQ có thể bị ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình: Khi nhóm người
sống trong gia đình thiên về khuynh hướng nghệ thuật, văn hoá thì sẽ có tư duy
tốt về những câu hỏi hình học. Còn nhóm những người sống trong gia đình có bề
dày kinh nghiệm kinh doanh sẽ có tư duy tốt về những câu hỏi toán học. -
IQ ảnh hưởng qua ăn uống: Trí thông minh được sinh ra từ bộ não
khoẻ mạnh, một bộ não khoẻ mạnh được hình thành từ quá trình cung cấp các
chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như: vitamin B6, B9 và B12: axit béo omega 3. -
IQ bị ảnh hưởng bởi quá trình học tập: Trí thông minh của các học
sinh có quá trình học tập không bị gián đoạn luôn tốt hơn rất nhiều so với những
học sinh có điều kiện học tập hạn chế. Các nhà nghiên cứu về trí thông minh ở
Nam Phi đã thống kê chỉ số IQ của các học sinh bị trì hoãn việc đi học bị sụt
giảm trung bình 5 điểm I. -
Gen di truyền: Nghiên cứu IQ của hai anh em sinh đôi giống nhau
vì chịu tác động từ gen di truyền ảnh hưởng đến trí thông minh của họ (sự tương
đồng gen của hai anh em là 50%).
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EQ: lOMoARcPSD| 25865958 -
Cảm xúc của mỗi người: Cảm xúc được hình thành từ trạng thái cơ
thể từ ánh mắt đến cử chỉ của tay chân, của hành động đến suy nghĩ bao gồm
hình ảnh và từ ngữ của bản thân. -
Cơ thể là nguồn gốc của cảm xúc: Khi ở trạng thái tích cực bạn sẽ
có những cảm xúc tích cực. Ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc của bạn sẽ tiêu cực. -
Suy nghĩ chi phối cảm xúc: Suy nghĩ chính là nguồn gốc sinh ra
cảm xúc và suy nghĩ. Suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ. -
Màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc con người: Màu của hoàng hôn
thường khiến cho con người ta cảm giác buồn man mác, gợi cảm giác nhớ nhung
da diết. Và ngày nay, xu hướng ánh sáng hiện đại cũng đang hướng đến chiếu
sáng cảm xúc. Sự thay đổi màu sắc từ lạnh sang ấm cũng sẽ khiến người ta thay đổi cung bậc cảm xúc. -
Môi trường giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển của EQ:
• Gia đình: Giúp cho con có được sự tự tin và thấu hiểu năng lực của
bản thân. Nuôi dưỡng những ước mơ và cùng con xây dựng tính kiên trì,
yêu thương, dũng cảm. Cha mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo, vì
vậy nên biết kiềm chế cảm xúc, không nên mất bình tĩnh trước mặt trẻ,...
thì sẽ tạo nên một môi trường sống lạc quan cho trẻ.
• Trường học: Đây chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi các bạn không
chỉ học hỏi kiến thức mà còn phải học cách ứng xử giao tiếp với thầy cô, tương tác với bạn bè.
2. Cách rèn luyện các chỉ số trí tuệ (IQ – EQ):
2.1. Cách để rèn luyện chỉ số IQ: Chúng ta nên rèn luyện bằng những cách: -
Ăn uống đúng giờ và đủ chất: Dinh dưỡng không những đóng vai
trò quan trọng đối với sức khỏe mà còn có khả năng hỗ trợ giúp tăng chỉ số IQ. lOMoAR cPSD| 25865958
Không những thế, không những ăn uống đúng giờ, bạn cần đảm bảo bữa ăn của
mình luôn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và duy trì thể lực. -
Luyện tập thể dục thể thao đúng cách và bổ sung vitamin D: Việc
thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao như: Đi bộ, chạy bộ, tập
yoga, tập gym... không chỉ giúp cơ thể cân đối, săn chắc, khỏe mạnh mà còn
giúp não bộ được giải tỏa áp lực và tăng IQ. -
Tập hít thở sau và ngủ đủ giấc: Giấc ngủ được đánh giá rất quan
trọng đối với sức khỏe não bộ. Khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ trở nên uể
oải, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo, từ đó dẫn đến bạn không đạt được hiệu quả cao
trong công việc. Vì vậy, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm bởi giấc
ngủ quan trọng hơn những gì bạn nghĩ. Không những thế, việc hít thở sâu là một
động tác đơn giản tốt cho não bộ của bạn. Chúng mang lại hiệu quả bất ngờ
trong việc giảm căng thẳng – stress và tăng chỉ số IQ. -
Tập chơi một loại nhạc cụ hoặc học một ngôn ngữ mới: Chúng cũng
có thể giúp chúng ta rèn luyện chỉ số IQ. Chơi nhạc cụ không đồng nghĩa với
việc bạn sẽ trở thành nhạc sĩ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, thường có trí nhớ tốt hơn những
người không chơi nhạc. Bạn có thể tập chơi một loại nhạc cụ như: Piano, organ
hoặc guitar... Điều này sẽ giúp cho não của bạn hoạt động một cách nhạy bén
hơn. Ngoài ra, việc chủ động tìm tòi học hỏi thêm một ngoại ngữ mới sẽ khiến
bạn thông minh hơn. Bởi khi tiếp xúc một ngoại ngữ mới, não bộ của bạn cần
phải hoạt động để ghi nhớ và đây là cách để não bộ của bạn được phát triển toàn
diện và tăng chỉ số IQ.
2.2. Cách để rèn luyện chỉ số EQ:
“Không giống như chỉ số thông minh (IQ), EQ rất dễ điều chỉnh. Khi
chúng ta rèn luyện trí não bằng cách lặp lại những hành vi mới để nâng cao
EQ, não bộ sẽ tạo ra các con đường cần thiết để biến chúng thành những thói lOMoAR cPSD| 25865958
quen. Không lâu sau đó, bạn sẽ bắt đầu tự động phản ứng lại môi trường
xung quanh với một trí thông minh cảm xúc mà không cần phải suy nghĩ gì
về nó. Và khi não tăng cường sử dụng những hành vi mới, những kết nối tạo
nên hành vi tiêu cực cũ sẽ dần chết đi”, theo TS. Bradberry. Đây cũng là một
cách để rèn luyện chỉ số EQ. Và không chỉ có một, sau đây sẽ bổ sung thêm một
vài cách để rèn luyện EQ: -
Kiểm soát ngôn ngữ trong đầu bạn: Một trong những cách rèn
luyện EQ phổ biến nhất đó là tập kiểm soát ngôn ngữ, suy nghĩ thật thấu đáo
trước khi nói ra. Theo một nghiên cứu, chúng ta tự nói với chính bản thân mình
hơn 50.000 câu nói trong một ngày. Nếu chúng ta kiểm soát và suy nghĩ sao cho
đấy chỉ là những điều tích cực thì chắc chắn chúng ta cũng chỉ nói ra những điều
tích cực. Và từ đó những mối quan hệ xung quanh ta sẽ dần tốt lên và chính bản
thân mình cũng tự cảm thấy vui vẻ hơn. Điều này mang lại cho chúng ta rất
nhiều lợi ích cả về tinh thần và sức khỏe. -
Học cách tha thứ cho người khác: Người có EQ cao thường tránh
những cảm xúc tiêu cực và hận thù_một trong những cảm xúc tiêu cực điển hình.
Vậy cho nên học cách tha thứ và yêu thương cho người khác chính là để bản
thân tránh những cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi tha thứ cho người khác sẽ không
có nghĩa là chúng ta cho phép người khác được quyền làm tổn thương mình.
Người có chỉ số EQ cao sẽ biết cách cư xử sao cho khéo léo và sẽ không để
người khác làm ảnh hưởng đến mình. -
Duy trì sự tự tin: Không rụt rè, lùi bước khi gặp sự cố, dám bảo vệ
và lên tiếng cho quyền lợi của bản thân. Tự tin ở đây không hoàn toàn chỉ là khả
năng dám thể hiện, dám phô diễn trước đám đông, mà là sự mạnh dạn trong tư
duy. Người có EQ cao dám thử dám làm, sẵn sàng bày tỏ quan điểm của mình và
tự tin với những điều mình chọn. lOMoARcPSD| 25865958 -
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền
đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và
những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng
bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể. -
Lạc quan: Những người lạc quan thường có cuộc sống hạnh phúc
và thành công. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp
của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, là
một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.
3. Sự tác động của văn hóa đối với IQ và EQ:
Sự tác động của văn hóa đối với các chỉ số trí tuệ được thể hiện điển hình qua
các kiểu dạy con của các quốc gia khác nhau như: -
Nhật Bản: Đối với kiểu dạy con kiểu Nhật, cha mẹ Nhật sẽ vỗ về,
yêu thương con, nhưng không phải trẻ muốn gì là có cái đó. Họ tôn trọng sở
thích, ghi nhận những ưu điểm đang có của con. Đứa trẻ nào cũng có ưu điểm
riêng, bố mẹ nhạy cảm sẽ nhận ra được một đứa trẻ học chưa tốt nhưng lại có
lòng nhân hậu, một đứa trẻ chậm chạp nhưng lại rất cẩn thận. Khi được khen
ngợi trẻ sẽ tự tin hơn. -
Mỹ: Người Mỹ giúp con độc lập, dũng cảm bằng cách cho bé ngủ
một mình, khi vấp ngã phải tự đứng lên, muốn làm gì phải dựa vào chính mình.
Trẻ được tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo như: có thể tự làm đồ chơi,
khi hư thì tự sửa,... Trẻ em có quyền tự do sắp xếp thời gian và quyết định thời
gian. Cha mẹ tôn trọng, yêu thương nhưng không chiều con. Trước khi quyết
định điều gì, họ hỏi ý kiến con. Trẻ em được học tự giác xếp hàng từ nhỏ, không ồn ào nơi công cộng. -
Việt Nam: Với việc đưa vào “khuôn khổ”, các con sẽ ngoan ngoãn,
vâng lời và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà ba mẹ giao phó. Bởi lẽ trẻ tin rằng lOMoARcPSD| 25865958
khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ nhận được lời khen, phần thưởng của ba mẹ. Bên
cạnh những ưu điểm trên, áp lực và sự ràng buộc chính là hạn chế lớn nhất của
cách dạy con này. Trẻ luôn luôn cố gắng làm theo những kỳ vọng của ba mẹ đặt
ra mà đánh mất chính mình. Các con chỉ muốn sống trong vùng an toàn của bản
thân, thiếu đi những kỹ năng sống và sự mạnh dạn. Bởi con sợ sai, sợ sự phán
xét từ ba mẹ và mọi người xung quanh.
Qua đó ta có thể thấy, tuỳ theo văn hoá ở các nước, cách sinh hoạt ở mỗi gia đình
mỗi nước khác nhau, thì sẽ có những cách dạy con khác nhau. Từ đó trẻ có được
nhận thức và phát triển chỉ số IQ, EQ cũng khác nhau. KẾT LUẬN:
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ và chỉ số EQ. Và
chúng ta cũng có thể thay đổi hai chỉ số đó bằng nhiều cách khác nhau, chỉ cần
bản thân muốn thay đổi và nỗ lực thì chúng ta sẽ làm được. Như vậy, cả EQ và
IQ đều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng văn hóa của đất nước. Sự kết
hợp thông minh giữa khả năng đồng cảm và tương tác xã hội (EQ) cùng với khả
năng phân tích, tư duy logic (IQ) giúp tạo ra môi trường đa dạng, linh hoạt. Đó
chính là những yếu tố góp phần làm nên bản sắc văn hóa cho đất nước ta . lOMoARcPSD| 25865958
III. SO SÁNH CHỈ SỐ TRÍ TUỆ IQ VÀ EQ & TÌM RA CHỈ SỐ QUAN
TRỌNG HƠN: 1. So sánh chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ:
Qua tìm hiểu khái quát về hai chỉ số này, ta có thể phân biệt nhanh sự
khác nhau giữa IQ và EQ như sau: Cơ sở so sánh
Chỉ số thông minh (IQ)
Chỉ số cảm xúc (EQ)
Ý nghĩa Là con số thu được từ Đề cập đến mức độ thông những bài test
tiêu chuẩn, minh cảm xúc, được thể hiện đại diện cho khả
năng suy bằng điểm số đạt được khi luận, logic kiểm tra EQ test quiz Biện pháp
Trí thông minh nói chung Trí tuệ cảm xúc
Thay đổi được Bẩm sinh Được rèn luyện và có thể cải hay không thiện
Có khả năng Học, hiểu, thực hiện kiến Nhận biết, kiểm soát và thể thức, tư
duy trừu tượng hiện cảm xúc của bản thân, nhận thức và đánh
giá cảm xúc của những người khác Đảm bảo
Thành công trong học tập Thành công trong cuộc sống
Như vậy, chỉ số thông minh IQ thường đề cập đến lối tư duy, khả năng nhận thức,
trí tuệ. Trong khi đó, chỉ số cảm xúc EQ thường đề cập đến khả năng tưởng tượng,
sáng tạo, sự điều tiết cảm xúc, kỹ năng giao tiếp xã hội… Do đó, nếu đem lên bàn
cân hai chỉ số IQ và EQ sẽ khó có thể tránh khỏi sự so sánh khập khiễng. Dưới
đây là một số dấu hiệu giúp chúng ta có thể hình dung và nhận biết một người,
hoặc chính bản thân mình có thuộc tuýp người có chỉ số IQ và EQ cao hay không:
1.1. Đặc trưng của người có chỉ số IQ cao: Dựa vào các kết quả nghiên cứu và
thực tế, những người có chỉ số IQ cao sẽ có các đặc trưng như sau: -
Suy nghĩ, tư duy rất logic khi giải quyết bất cứ vấn đề nào. lOMoARcPSD| 25865958 -
Khả năng lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng và đề ra chiến lược hiệu
quả,nhanh chóng đạt được mục tiêu. -
Có nhiều ý tưởng thú vị, sáng tạo cũng như khả năng cao hiểu
đượcnhững ý tưởng trừu tượng. -
Khả năng học hỏi và thích nghi với sự thay đổi trong mọi hoàn
cảnhmột cách nhanh chóng. -
Khả năng phản biện tốt và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, thông minh, hàihước.
1.2. Đặc trưng của những người có chỉ số thông minh EQ cao: Bạn sẽ dễ dàng
nhận thấy họ trong số đông nhờ vào các dấu hiệu sau: -
Có thể điều chỉnh/làm chủ cảm xúc của bản thân dù rơi vào bất kỳ hoàncảnh nào. -
Đối với những người khác và những tình huống bất ngờ (tiêu cực)
xảyra, họ sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc, điều khiển hành vi của bản thân, cư xử
phù hợp và đúng mực tránh tối đa các xung đột. -
Có khả năng thấu hiểu, cảm thông, đồng cảm với người khác. -
Khả năng giao tiếp xã hội tốt. -
Có khả năng vượt qua được những cám dỗ.
2. Tầm quan trọng của IQ và EQ:
IQ và EQ là hai yếu tố quan trọng của con người. Hai yếu tố này chính là
nguyên nhân chính để loài vượn cổ Dryopithecus africanus tiến hóa thành con lOMoAR cPSD| 25865958
người và nhờ hai yếu tố IQ và EQ mà con người đã phát triển vượt bật qua từng thế kỉ.
2.1. Tầm quan trọng của IQ: -
Học tập: IQ có tầm quan trọng rất lớn đối với học tập. Những người
có IQ cao sẽ tiếp thu bài giảng của thầy, cô nhanh hơn nhưng người có IQ thấp.
Điều này giúp cho họ học tập tốt hơn, đạt được thành tích cao trong học tập và mở
ra nhiều cơ hội thành công hơn. -
Công việc: IQ cũng ảnh hưởng rất lớn đến với sự nghiệp của một
người. Những người có IQ cao thường sẽ giải quyết những vấn đề, khó khăn trong
công việc một cách dễ dàng với tư duy logic chặt chẽ, rõ ràng. Họ cũng có khả
năng sáng tạo và đột phá trong công việc, sự nghiệp của họ. -
Sức khoẻ: Các nghiên cứu cho thấy người có IQ cao có thể có khuynh
hướng sống lâu hơn và có sức khoẻ tốt hơn so với người có IQ thấp. Bởi những
người có IQ cao thường có lối sống khoẻ mạnh, ít tham gia vào những thói quen
xấu và thường có những quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc sức khoẻ của bản thân. -
Định hướng tương lai: Những người có chỉ số IQ cao thì tư duy và
tầm nhìn của họ sẽ rộng hơn những người có chỉ số IQ thấp. Ngay từ nhỏ những
người có IQ cao họ sẽ tập trung vào những việc học tập, nâng caovà tìm tòi phát
triển bản thân xem rằng khi lớn lên mình sẽ làm gì, phù hợp với công việc nào
thay vì họ ham chơi và định hướng mơ hồ như những người có chỉ số IQ thấp hơn.
2.2. Tầm quam trọng của EQ: -
Hiệu quả trong công việc: Hẳn là bạn đã từng nghe nói không phải
người thông minh nhất mới là người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Chắc hẳn chúng ta đã gặp vài trường hợp một số người có học vấn xuất sắc nhưng
lại thất bại trong công việc, trong cuộc sống. Đó là tại vì họ yếu kém về mặt xã hội
và họ không cảm nhận được bên trong họ đang gặp phải vấn đề gì. Trong cuộc
sống của chúng ta, không ai có thể tự thành công nếu như không có những người lOMoARcPSD| 25865958
khác giúp đỡ họ bất kể cho dù là họ có giỏi giang, xuất sắc như thế nào đi chăng
nữa. EQ giúp con người phát triển khả năng giao tiếp, kết giao với bạn bè, đồng
nghiệp. Khi có EQ cao thì chúng ta sẽ hoà nhập trong một môi trường tập thể tốt
hơn, ta sẽ quen biết, mở rộng được nhiều mối quan hệ tốt cho sự nghiệp và cuộc
sống của mình. EQ còn giúp chúng ta có khả năng giao tiếp, phát biểu trước đám
đông,... Vì vậy những người có EQ cao rất dễ phát triển sự nghiệp, công việc của mình. -
Cuộc sống: Không chỉ có ý nghĩa về sự nghiệp, EQ giúp chúng ta
hoàn thiện nhân cách, quản lý cảm xúc và hành vi của bản thân, từ đó tránh xa các
thói hư, tệ nạn trong cuộc sống. -
Xã hội: Bên cạnh các yếu tố trên thì kỹ năng xã hội cũng là một phần
quan trọng của EQ. Các kỹ năng xã hội bao gồm như: sự nhạy bén, khả năng ngoại
giao, tố chất lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm,… Đây đều là những kỹ năng xã
hội cần thiết phải có ở những người lao động hiện đại và những người có EQ cao
sẽ dễ dàng học và có thể là từ bên trong họ có khả năng thiên bẩm về những kỹ
năng này. Nhưng vì EQ không phải là một chỉ số bất biến, nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau vậy nên những người có chỉ số EQ thấp
hoàn toàn có thể cải thiện những kỹ năng này bằng chính lối sống hằng ngày.
3. Chỉ số nào quan trọng hơn – IQ hay là EQ?
3.1. Tranh luận về việc chỉ số IQ hay EQ quan trọng hơn:
“Điều gì quan trọng hơn trong việc quyết định thành công trong cuộc sống
– là sự thông minh về trí tuệ hay sự nhạy bén trong thực tế?” Câu hỏi này trở thành
trọng tâm trong một cuộc bàn luận nhằm so sánh tầm quan trọng tương đương
nhau của chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ).
3.2. Hiểu về tranh luận giữa IQ và EQ: -
Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc của của nhà tâm lý học Daniel
Goleman năm 1996 từng đề cập đến EQ có thể thực sự còn quan trọng hơn IQ. lOMoAR cPSD| 25865958
Vậy thì tại sao? Một vài nhà tâm lý học tin rằng thước đo chuẩn mực của trí tuệ
(chỉ số IQ) là quá hẹp và không bao quát đủ tất cả những kiểu thông minh của con
người. Nhà tâm lý học Howard Gardner cho rằng sự thông minh không chỉ đơn
giản là một khả năng tổng quát đơn lẻ. Thay vào đó, ông cho rằng đó thực ra là
phức hợp nhiều kiểu trí thông minh và con người thì có thể có thế mạnh ở nhiều lĩnh vực. -
Thay vì tập trung vào một kiểu thông minh duy nhất thường được
coinhư là một nhân tố G, các chuyên gia tin rằng khả năng hiểu và bộc lộ cảm
xúc có thể đóng vai trò cân bằng nếu không muốn nói là quan trọng hơn trong
việc con người vận hành cuộc sống của mình như thế nào.
3.3. Chỉ ra chỉ số nào quan trọng hơn giữa IQ và EQ: -
IQ vẫn được xem là một nhân tố quan trọng quyết định thành công,
đặc biệt là khi nói đến những thành tựu học vấn. Những người có IQ cao nói
chung là thường học hành giỏi giang, thường kiếm được nhiều tiền hơn và có xu
hướng mạnh khỏe hơn. Nhưng ngày nay, đông đảo chuyên gia đều nhận ra rằng
nó không phải là kim chỉ nam quyết định thành công trong cuộc sống. Thay vào
đó, nó mà một phần trong một chuỗi tác động phức tạp bao gồm trí thông minh
cảm xúc và vô vàn các thứ khác. -
Khái niệm về trí thông minh cảm xúc đã có tác động mạnh mẽ lên
nhiềulĩnh vực, bao gồm cả trong kinh doanh. Nhiều công ty giờ đây đã bắt buộc
nhân viên phải tham gia các khóa đào tạo về thông minh cảm xúc và sử dụng bài
kiểm tra EQ làm một phần trong quá trình tuyển dụng. Nghiên cứu cũng phát
hiện ra rằng những người có tiềm năng lãnh đạo mạnh mẽ thường thông minh
hơn về cảm xúc, và rằng EQ cao là một phẩm chất quan trọng mà những nhà
lãnh đạo kinh doanh và quản lý phải có. lOMoARcPSD| 25865958 -
Ví dụ, một công ty bảo hiểm phát hiện ra rằng EQ có thể đóng một
vai trò sống còn trong thành công bán hàng. Những nhân viên bán hàng có thứ
hạng thông minh cảm xúc thấp, trong các khía cạnh như sự thấu cảm, sáng kiến,
và sự tự tin, bán được những hợp đồng có trị giá bảo hiểm ở mức $54,000. So
với nhóm đó thì những người có thứ hạng chỉ số EQ cao bán được các hợp đồng
có trị giá trung bình khoảng $114,000. KẾT LUẬN:
Cả hai chỉ số IQ và EQ đều rất quan trọng đối với mỗi cá thể, tuỳ tình
huống mà mỗi chỉ số sẽ đóng vai trò khác nhau. Tại sao phải chọn một trong hai
trong khi chúng ta có thể kết hợp cả hai yếu tố. Chúng nên bổ sung, cân bằng
nhau để vận dụng một cách tốt nhất trong mỗi tình huống, từ đó phát huy được
tối đa khả năng của mình.
IV. CÁCH CẢI THIỆN CÁC CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ): 1. Tầm quan
trọng của việc cải thiện các chỉ số trí tuệ (IQ – EQ):
Tìm hiểu IQ và EQ là gì, chúng ta không thể phủ nhận rằng hai chỉ số
này giữ vai trò quan trọng và góp phần lớn vào sự thành công trong sự nghiệp
của mỗi người. Chính vì thế, một số bạn thắc mắc không biết liệu có thể tăng IQ
và chỉ số EQ hay không? Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố tác động và làm tăng
chỉ số IQ cũng như EQ cho chúng ta. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bậc phụ huynh
nên quan tâm và thúc đẩy sự tăng trưởng IQ, EQ cho con. Đây là giai đoạn vàng
giúp cho các chỉ số này gia tăng nhanh chóng. Đến khi trẻ đã trưởng thành, việc
gia tăng IQ hay EQ sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi con còn bé, bạn nên cố gắng
để bé tham gia hoạt động vui chơi, cùng cha mẹ làm việc nhà. Tuy đó chỉ là hoạt
động vui chơi thường ngày cũng qua đó trẻ học được nhiều kỹ năng cần thiết và tăng IQ, EQ nhanh chóng. lOMoARcPSD| 25865958
Bên cạnh đó, việc tham gia các khóa học liên rèn luyện kỹ năng mềm
cũng góp phần cải thiện chỉ số cảm xúc và trí tuệ. Hình thức này phù hợp với
nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau chứ không riêng gì các em nhỏ. Các khóa
học này có thể bao gồm như sau: -
Nhận thức về cảm xúc trao dồi tốt nhất từ khi còn nhỏ bằng cách khuyến
khích trẻ em chia sẻ, thấu hiểu nỗi buồn hoặc niềm vui của người khác, đặt mình
vào vị trí của người khác, kiểm soát không gian riêng cho cá nhân và các nguyên
tắc làm việc nhóm. Có rất nhiều trò chơi trên thế giới giúp tăng trí thông minh
cảm xúc, tham gia vào các sự kiện xã hội có thể tăng cường trí tuệ sau khi học
tập chăm chỉ trên trường học. -
Chúng ta nên cố gắng để các đứa trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi
để được tiếp xúc với nhiều bạn bè với nhiều tính cách khác nhau, từ đó trẻ sẽ
được học những kỹ năng cần thiết. Tùy thuộc vào môi trường sống, môi trường
đi học và văn hóa dạy con của mỗi gia đình mà sẽ tác động đến đứa trẻ theo
nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó việc cho trẻ nhỏ được trải nghiệm
những khóa học vừa chơi vừa học để rèn luyện những kỹ năng mềm cũng rất
quan trọng, góp phần cải thiện các chỉ số cảm xúc và trí tuệ.
2. Cách cải thiện IQ và EQ: 2.1. Cách cải thiện IQ: -
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ không chỉ cần thiết cho quá trình tái tạo của
cơ thể mà còn là điều kiện để đầu óc luôn sảng khoái và có thể tìm ra những giải
pháp mới, sáng tạo cho những vấn đề cũ. Giấc ngủ giúp xóa bỏ những hạn chế
và giúp não “khởi động lại” để nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, điều này
rất cần thiết cho sự sáng tạo. Giấc ngủ còn được biết đến như một biện pháp tăng
cường trí nhớ, giúp bạn tập thể dục và cải thiện hiệu quả hoạt động của não bộ. lOMoAR cPSD| 25865958 -
Hít thở sâu: Hít thở sâu là một trong những cách đơn giản và hiệu
quả nhất để cải thiện khả năng hoạt động của não bộ. Nhờ hít sâu, lượng không
khí vào não nhiều hơn nên não sẽ hoạt động hiệu quả hơn. -
Ăn uống lành mạnh: Dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi): Hơn một nửa
khối lượng não của chúng ta được tạo thành từ chất béo và hơn 65% trong số này
là axit béo Omega. Những chất béo quan trọng này giúp sản xuất và phát triển
các tế bào não, duy trì tính linh hoạt của màng tế bào và đóng một vai trò rất lớn
trong chức năng của tế bào thần kinh. Ăn nhiều ngũ cốc giàu chất xơ kết hợp với
rau, trái cây, quả hạch, rượu vang và dầu ô liu có thể chống lại quá trình oxy hóa,
chống viêm và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Khiến cơ thể và bộ não chúng
ta khỏe và thông minh hơn. -
Học ngoại ngữ: Có nhiều nghiên cứu cho rằng học ngoại ngữ có thể
giúp con người thông minh hơn. Những đứa trẻ được dạy ngoại ngữ từ nhỏ tỏ ra
thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác. Học ngoại ngữ có thể tăng
cường trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, cảm xúc và phản xạ, đồng
thời nó cũng giúp bạn hiểu thêm về nền văn hóa của ngôn ngữ đất nước sở tại.
2.2. Cách cải thiện chỉ số EQ: -
Kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Có lẽ không có khía cạnh nào của EQ
quan trọng hơn khả năng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của chính mình để
những cảm xúc đó không áp đảo và ảnh hưởng đến sự phán xét của chúng ta. Có
hai cách cơ bản để đạt được điều này:
• Giảm cá nhân hóa tiêu cực: Khi bạn không đồng ý về hành vi của
một ai đó, tránh đi đến một kết luận tiêu cực ngay lập tức. Thay vào
đó, hãy nghĩ ra nhiều cách để phán xét tình hình trước khi đưa ra
phản ứng. Khi chúng ta tránh cá nhân hóa hành vi của người khác
theo ý kiến chủ quan, chúng ta có thể cảm nhận được những biểu
hiện của họ một cách khách quan hơn, giảm khả năng hiểu lầm. lOMoAR cPSD| 25865958
• Giảm nỗi sợ bị từ chối: Một cách hiệu quả để quản lý nỗi sợ bị từ
chối của bạn là đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau trong các tình
huống quan trọng, để nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn có các phương án
thay thế tương đương trong tương lai, và vì thế bạn sẽ không rơi vào tuyệt vọng. -
Quản lý những căng thẳng: Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều
trải qua một số áp lực trong cuộc sống, trong công việc. Khi chịu áp lực, điều
quan trọng nhất cần lưu ý là giữ cho chúng ta sự thăng bằng và thư giãn. Nếu
bạn cảm thấy sợ hãi, chán chường hoặc nản chí, hãy đọc sách. Hoặc đôi khi có
một vấn đề gì đó không thể giải quyết được, thấy rằng bản thân quá tiêu cực thì
hãy cố gắng bằng cách thư giãn và đi bộ khoảng 10 – 15 phút để trí óc được nghỉ
ngơi. Nếu quá căng thẳng, bạn có thể giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách đặt nước
lạnh lên mặt vì nhiệt độ mát có thể giúp giảm mức độ lo lắng của chúng ta. Đặc
biệt, tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích có thể gia tăng sự căng thẳng của bạn. -
Phát triển kỹ năng lắng nghe của bạn đối với người khác: Lắng
nghe là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp giúp chúng ta có được sự tôn trọng,
yêu mến của mọi nguời, đồng thời cũng cho chính bản thân chúng ta cơ hội được
học hỏi nhiều điều hơn từ những người ta gặp mỗi ngày, giúp chúng ta xây dựng
được những mối quan hệ chất lượng, có được lòng tin của mọi người, từ đó cũng
sẽ khiến chúng ta phát triển hơn trong cuộc sống. -
Bình tĩnh, chủ động khi đối mặt với một người bất đồng quan điểm:
Khi gặp một người bất đồng quan điểm, bạn dễ đánh mất sự bình tĩnh và làm
hỏng công việc cũng như mối quan hệ với người đó.
Khi bạn cảm thấy tức giận và khó chịu với ai đó, trước khi bạn nói điều gì đó dẫn
đến có thể hối hận sau này, hãy hít một hơi thật sâu và đếm chậm đến mười.
Trong hầu hết các trường hợp, vào thời điểm bạn đạt đến mười, bạn sẽ tìm ra lOMoAR cPSD| 25865958
một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề, để bạn có thể giảm thay vì làm phức tạp
vấn đề. Nếu bạn vẫn còn khó chịu sau khi đếm đến mười, hãy dành thời gian chờ
thêm nếu có thể và xem lại vấn đề sau khi bạn đã bình tĩnh trở lại.
Một cách khác để giảm phản ứng là cố gắng đặt mình vào vị trí của người đó,
ngay cả chỉ trong chốc lát để hiểu được cảm xúc và suy đoán hành động của họ.
Cuối cùng, thể hiện cảm xúc hòa nhã, thân mật. Khả năng thể hiện những cảm
xúc hòa nhã, thân mật là điều cần thiết để giảm sự căng thẳng đang diễn ra. Việc
chia sẻ cảm xúc hòa nhã, thân mật với ai đó trong một mối quan hệ thích hợp
cũng là cách thức hiệu quả để nuôi dưỡng và xây dựng mối quan hệ đó. -
Đúc rút kinh nghiệm từ những thử thách trong cuộc sống: Cuộc
sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cách chúng ta chọn cách chúng ta suy
nghĩ, chúng ta sống, cảm nhận và hành động liên quan đến những thử thách của
cuộc sống thường có thể tạo ra sự khác biệt giữa hy vọng và tuyệt vọng, lạc quan
so với thất vọng và chiến thắng so với thất bại. Với mọi tình huống khó khăn mà
chúng ta gặp phải, hãy đặt câu hỏi như “Bài học ở đây là gì?”, “Làm sao tôi có
thể học hỏi từ kinh nghiệm này?”, “Điều gì quan trọng nhất bây giờ?”. Chất
lượng câu hỏi càng cao thì chất lượng câu trả lời càng tốt. Trả lời các câu hỏi
mang tính xây dựng sẽ giúp chúng ta xây dựng được quan điểm thích hợp để giải
quyết những tình huống tương tự sau này từ đó giảm thiểu đi những áp lực khi
gặp những tình huống khó khăn khác trong đời sống. -
Suy nghĩ tích cực: Người có trí thông minh tốt thường không để bản
thân bị cuốn vào những điều không thể kiểm soát. Họ tập trung năng lượng để
điều hướng hai thứ mà họ hoàn toàn có thể kiểm soát: bản thân và cảm xúc của chính mình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người lạc quan có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt
hơn rất nhiều so với người bi khi đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống Đồng lOMoAR cPSD| 25865958
thời họ cũng có năng suất làm việc tốt hơn những người có suy nghĩ tiêu cực, bi quan. -
Sử dụng “kho” từ cảm xúc phong phú: Nghiên cứu của TalentSmart
cho thấy chỉ 36% người có thể định nghĩa chính xác là họ đang cảm thấy “cáu
kỉnh”, “thất vọng”, “lo âu”, hoặc “bị đè nén”… Từ ngữ bạn chọn càng cụ thể, thì
sẽ xác định chính xác được cảm xúc mình đang cảm thấy, biết được nó từ đâu
đến và nên làm gì với nó. -
Biết cách quản lý sự kỳ vọng của bản thân: Đôi khi kỳ vọng là thứ
thúc đẩy con người hướng tới một điều gì đó tốt đẹp, có ý nghĩa hoặc lớn lao
trong cuộc sống. Nhưng đôi lúc nếu không kiểm soát được sự kỳ vọng của bản
thân sẽ khiến con người rơi vào cảm xúc tiêu cực, đau khổ, nặng hơn thì có thể
khiến con người mất hết động lực sống. Vì vậy, chúng ta nên tìm cách kiểm soát
sự kỳ vọng của bản thân để khi mọi thứ xảy ra xung quanh mình dù tệ nhất cũng
sẽ luôn tìm được cách đối mặt. -
Lắng nghe bản thân mình nhiều hơn: Mỗi người sinh ra không ai
giống ai, điều có những suy nghĩ của riêng mình nên đừng dành quá nhiều thời
gian lo lắng bạn bè cùng trang lứa đang làm gì trong cuộc sống, thu nhập khổng
lồ bao nhiêu. Cũng đừng để ý kiến, giấc mơ, hoài bão của người khác làm ảnh
hưởng đến quyết định của bạn. Điều quan trọng là nhận ra bạn là ai và những gì
bạn muốn làm trên chặng đường đi đến thành công.
Mọi người đều phát triển, đúng, nhưng phát triển theo tốc độ của riêng
họ. Do đó, việc đưa ra quyết định vội vàng trong thời điểm quan trọng đôi khi sẽ
làm bạn đi chệch hướng. Tuy nhiên, đừng dùng nó như một cái cớ làm trễ nải
công việc học tập, nghiên cứu vì cho rằng bạn vẫn còn nhiều thời gian vì tới một
lúc nào đó khi nhìn lại, bạn sẽ hối hận vì đã không cố gắng hơn qua mỗi ngày. -
Tận hưởng cảm giác “small win”: Người có chỉ số cảm xúc cao sẽ
luôn cảm thấy tốt về việc gì đó mình đã làm, họ luôn tự tin và có tư duy mở, họ lOMoAR cPSD| 25865958
sẽ không để những thành tựu hay những ý kiến cá nhân của người khác ảnh
hưởng đến cảm xúc tích cực của bản thân lúc đó. Kể cả khi thất bại, họ vẫn sẽ
tìm được những khía cạnh tích cực để chiêm nghiệm cần làm gì tiếp theo. Bất kể
người khác nghĩ gì hoặc làm gì, giá trị của bạn xuất phát từ bên trong và chỉ có
bản thân bạn biết mình làm được tới đâu, vậy nên đừng quan tâm tới những ý
kiến tiêu cực của người khác khi nói về bạn. -
Bỏ qua những màn tự vấn tiêu cực: Hầu hết những suy nghĩ tiêu
cực của chúng ta tại thời điểm xảy ra vấn đề chỉ là những suy nghĩ tức thời,
không phải là những điều chúng ta thực sự muốn nói ra. Bạn thực sự có thể dừng
những “tiếng nói” tiêu cực, bi quan trong mình bằng cách viết chúng. Khi dành
thời gian để làm chậm đà tiêu cực của các suy nghĩ, bạn sẽ đánh giá tính xác
thực của những suy nghĩ ấy rõ ràng hơn. -
Thiền chánh niệm: Thiền là một hình thức được biết đến rộng rãi
hiện nay. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội và hậu đại dịch Covid-19.
Thiền giúp cho mọi người quay vào được bên trong nhiều hơn, giúp bạn đối phó
với cuộc sống bận rộn, giảm bớt những suy nghĩ, phiền não,... Qua đó làm dịu đi
tâm trí và tâm hồn của bạn, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. Không
giống như các hình thức thiền khác, thiền chánh niệm thường tập trung vào hơi
thở những không phải là cố gắng kiểm soát hay thay đổi hơi thở. Chúng ta có thể
thực tập thiền tại mọi nơi như nhà, trường học, công ty, bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu.
“Biết cách thở vào, biết cách thở ra, đó là bí quyết để giữ được sự bình an
trong tâm hồn”. - Thầy Minh Niệm - KẾT LUẬN: lOMoARcPSD| 25865958
Sau khi đã tìm hiểu các cách để cải thiện hai chỉ số trí tuệ quan trọng là
IQ và EQ, ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng phát triển IQ
lẫn EQ ở trẻ nhỏ và người lớn. Nó có thể ảnh hưởng từ gen di truyền, chế độ
dinh dưỡng, ngủ nghỉ, môi trường sống và văn hóa dạy con của mỗi gia đình.
Qua đó chúng ta có thể nghiên cứu, tìm hiểu để từ đó chọn lọc ra những phương
pháp phù hợp để phát triển IQ và EQ ở trẻ nhỏ. Đối với người lớn, việc tiếp thu,
nhận thức được cảm xúc của chính mình và những người xung quanh là yếu tố
đầu tiên giúp cải thiện chỉ số IQ và EQ. Việc nhận biết được khi bản thân cảm
thấy lo lắng, buồn bã, tức giận, sợ hãi sẽ giúp ích đáng kể trong việc xử lý và
truyền đạt cảm xúc đến người khác theo hướng tích cực. Việc biết cách điều
chỉnh thái độ, hành động, cảm xúc của bản thân dựa trên thái độ, hành động, cảm
xúc của người khác cho thấy bạn chính là yếu tố quan trọng để phát triển trí
thông minh cảm xúc. Vì vậy, hãy để tâm trạng tích cực chảy ở trong chúng ta ở mọi lúc mọi nơi.
PHẦN II: CẢM NHẬN VỀ CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ CÁC
CHỈ SỐ TRÍ TUỆ (IQ – EQ).
Qua nghiên cứu và thuyết trình về đề tài các chỉ số trí tuệ IQ và EQ, Tôi
nhận ra rằng chúng ta ai cũng đều mong muốn bản thân cũng như những người
thân yêu bên cạnh luôn là những người thông minh ưu tú nhất trong nhiều khía
cạnh trong cuộc. Và để sống một cuộc sống ý nghĩa, thành công thì các chỉ số trí
tuệ góp phần rất lớn, đặc biệt là các chỉ số trí tuệ như IQ và EQ. Không nên quá
ỷ lại nếu chúng ta có trí thông minh vượt trội hơn mọi người vì IQ không phải
yếu tố quyết định sự thành công duy nhất, bên cạnh đó ta luôn cần trau dồi thêm
chỉ số EQ, vì năng lực xúc cảm là yếu tố quyết định sự thành công trong giao
tiếp, trong mối quan hệ và khả năng lãnh đạo hơn nhiều so với năng lực trí tuệ.
Cần dung hòa cả hai chỉ số nói trên để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong cả
học tập và làm việc, bên cạnh đó còn là cách đối nhân xử thế với mọi người xung
quanh. Quan trọng hơn hết phát triển trí thông minh cảm xúc có thể giúp bạn biết
cách cách chuyển những cảm xúc mạnh mẽ thành những phản ứng hợp lý và
mang tính xây dựng. Khi trí tuệ cảm xúc phát triển, bạn sẽ dành ít thời gian để
ngẫm nghĩ hơn, điều này không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng mà còn giúp bạn
có nhiều thời gian hơn để kết nối, cải thiện hiệu quả và hạnh phúc trong mối lOMoARcPSD| 25865958
quan hệ với những người xung quanh vì vậy chúng ta nên tìm cách cải thiện phù
hợp với bản thân, kết hợp phát triển cả hai chỉ số IQ và EQ để có mang tới cho
chúng ta một cuộc sống chất lượng mỗi ngày
ĐÚC KẾT, KẾT LUẬN
Sau khi đã tìm hiểu các cách để cải thiện hai chỉ số trí tuệ quan trọng là IQ và
EQ, ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng phát triển IQ lẫn EQ
ở trẻ nhỏ và người lớn. Nó có thể ảnh hưởng từ gen di truyền, chế độ dinh
dưỡng, ngủ nghỉ, môi trường sống và văn hóa dạy con của mỗi gia đình. Qua đó
chúng ta có thể nghiên cứu, tìm hiểu để từ đó chọn lọc ra những phương pháp
phù hợp để phát triển IQ và EQ ở trẻ nhỏ. Đối với người lớn, việc tiếp thu, nhận
thức được cảm xúc của chính mình và những người xung quanh là yếu tố đầu
tiên giúp cải thiện chỉ số IQ và EQ. Việc nhận biết được khi bản thân cảm thấy lo
lắng, buồn bã, tức giận, sợ hãi sẽ giúp ích đáng kể trong việc xử lý và truyền đạt
cảm xúc đến người khác theo hướng tích cực. Việc biết cách điều chỉnh thái độ,
hành động, cảm xúc của bản thân dựa trên thái độ, hành động, cảm xúc của
người khác cho thấy bạn chính là yếu tố quan trọng để phát triển trí thông minh
cảm xúc. Vì vậy, hãy để tâm trạng tích cực chảy ở trong chúng ta ở mọi lúc mọi nơi. lOMoARcPSD| 25865958
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.
Những người đóng góp vào Wikipedia, Chỉ số thông minh. Wikipedia,
Bách khoa toàn thư mở. [trích dẫn ngày 19 tháng 9 năm 2023]. Tổ chức Quỹ Hỗ
trợ Wikimedia. Lấy từ: URL: Chỉ số thông minh – Wikipedia tiếng Việt. 2.
Th.S Trần Nguyên Hào (2017). Chỉ số IQ và EQ – nền tảng thành công và
hạnh phúc. NXB Đại học Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. [trích dẫn ngày 15 tháng 06 năm
2017]. Lấy từ URL: Chỉ số IQ và EQ - nền tảng thành công và hạnh phúc (htu.edu.vn). 3.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ly (2021), Lý giải ý nghĩa chỉ số EQ – Chỉ số cảm xúc
của con người. [trích dẫn ngày 07 tháng 01 năm 2021]. Lấy từ URL: Lý giải ý
nghĩa chỉ số EQ - chỉ số cảm xúc của con người (medlatec.vn). 4.
Hà Đinh (2023), IQ là gì? Tầm quan trọng của IQ trong việc lựa chọn
ngành nghề và học tập. [trích dẫn ngày 11 tháng 4 năm 2023]. Lấy từ URL: IQ
là gì? Tầm quan trọng của IQ trong lựa chọn ngành nghề và học tập (gitiho.com). 5.
VINMEC(2021), Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì và làm thế nào để áp dụng
vào cuộc sống? [trích dẫn ngày 27 tháng 10 năm 2021]. Lấy từ URL: Trí tuệ
cảm xúc (EQ) là gì và làm thế nào để áp dụng vào cuộc sống? | Vinmec. 6.
Testcenter (2021), EQ là gì? Tại sao ai cũng nên làm bài test một lần
trong đời? [trích dẫn ngày 04 tháng 01 năm 2021]. Lấy từ URL: EQ là gì? Tại
sao ai cũng nên làm bài test EQ một lần trong đời? - Testcenter. 7.
Hoàng Yến (2022), Cách tăng chỉ số IQ mà bạn nên biết. [trích dẫn ngày
22 tháng 11 năm 2022]. Lấy từ URL: Cách tăng chỉ số IQ mà bạn nên biết - Nhà
thuốc FPT Long Châu (nhathuoclongchau.com.vn). lOMoARcPSD| 25865958 8.
VnExpress (2014), Chọn dạy con theo cách của người Nhật, Mỹ hay Do
Thái? [trích dẫn ngày 20 tháng 10 năm 2014]. Lấy từ URL: Chọn dạy con theo
cách của người Nhật, Mỹ hay Do Thái? (chungta.vn). 9.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ly (2020), Bạn có biết những điểm khác biệt giữa IQ
và EQ là gì hay chưa? [trích dẫn ngày 29 tháng 12 năm 2020]. Lấy từ URL: Bạn
có biết những điểm khác biệt giữa IQ và EQ là gì hay chưa? (medlatec.vn). 10.
Nguyễn Thị Xuyến (2020). ĐỀ CƯƠNG CHỦ ĐỂ EQ-IQ NHÓM 8. NXB
studocu, Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. [trích dẫn 2020/2021].
Lấy từ URL: ĐỀ-CƯƠNG CHỦ-ĐỀ-EQ-IQ -NHÓM-8 - MỤC LỤC Lý do
nghiên cứu, mục đích nghiên - Studocu. 11.
GÓC CHA MẸ (2022), Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì? Tầm quan trọng của
EQ đối với bé. [trích dẫn ngày 09 tháng 01 năm 2022]. Lấy từ URL: IQ và EQ là gì?
Ý nghĩa và sự khác biệt giữ IQ và EQ (pops.vn). 12.
Đinh Thị Hồng Hoa (2022), Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì? Tầm quan trọng
của EQ đối với bé. [trích dẫn ngày 9 tháng 1 năm 2022]. Lấy từ: URL:
https://learn.pops.vn/blog/eq-la-gi/ 13.
Ths.BS Nguyễn Anh Duy Tùng (2022), Chỉ số EQ và IQ là gì? Làm sao
giúp trẻ tăng EQ và IQ? [trích dẫn ngày 6 tháng 5 năm 2022]. Lấy từ: URL:
https://nutrihome.vn/chi-so-eq-va-iq-la-gi/ 14.
NT (2022), IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? – Tham vấn – Trị liệu tâm
lý. [trích dẫn ngày 6 tháng 2 năm 2022]. Lấy từ: URL:
https://futurelink.edu.vn/iqva-eq-cai-nao-quan-trong-hon-1644166881/ 15.
Thầy Minh Niệm (2023). Nhiều người loay hoay trốn khổ đau , thành
“mồi ngon” của trầm cảm. NXB Báo VietNamNet, Hà Nội. [trích ngày 21 tháng
03 năm 2023]. Lấy từ URL: Thầy Minh Niệm: Nhiều người loay hoay trốn khổ
đau, thành mồi ngon của trầm cảm (vietnamnet.vn). 16.
Kendra Cherry, MSEd (2022), IQ và EQ: Chúng khác nhau như thế nào?
[trích dẫn ngày 7 tháng 12 năm 2022]. Lấy từ: URL: IQ vs. EQ: How Are They Different?(verywellmind.com).