-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về Đồng bằng Sông Hồng duyên hải Đông Bắc | Lý thuyết kỹ năng mềm | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là vùng được bồi đắp phù sa bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, là cái nôi sinh trưởng và phát triển của người Việt. Do đó, vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo
đồng quê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
kỹ năng mềm (knm) 11 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Tìm hiểu về Đồng bằng Sông Hồng duyên hải Đông Bắc | Lý thuyết kỹ năng mềm | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là vùng được bồi đắp phù sa bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, là cái nôi sinh trưởng và phát triển của người Việt. Do đó, vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo
đồng quê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: kỹ năng mềm (knm) 11 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 1. Giới thiệu chung Diện tích: 21.060,0 km2.
Dân tộc: Đa số là người Việt (Kinh),số còn lại thuộc Mường, Dao, Sán Dìu, Tày, Hoa…
Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi.
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là vùng được bồi đắp phù sa bồi
đắp bởi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên
một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, là cái nôi sinh trưởng và phát triển
của người Việt. Do đó, vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại
hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa – tâm
linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo
đồng quê. Ở đây có nhiều quần thể danh thắng nổi tiếng: Tràng An, Vịnh Hạ
Long, Hoành thành Thăng Long.
https://info.topwebviet.com/category/du-lich-viet-nam/dong-bang-song- hongva-duyen-dai-dong-bac/ 2. Vị trí địa lý ĐBSH:
Là khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, phía Bắc và Đông Bắc là
vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Tây và Tây Nam là vùng Tây Bắc, phía Đông là Vịnh
Bắc Bộ, phía Nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. DHĐB:
Nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam
Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ, phía Tây tựa lưng vào núi rừng
trùng điệp. biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc có cửa khẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai.
ĐBSH và vùng duyên hải ĐB ● Về mặt tài nguyên: + Tự nhiên: - Cánh rừng già nguyên sinh: VQG Cúc Phương (Ninh Bình), đảo Cát Bà (Hải Phòng)
- Nổi tiếng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình
- Nguồn nước khoáng mạch suối tự nhiên nhằm giải khát và chữa bệnh
như : Kênh Gà (Ninh Bình); Quanh Hanh ( Quảng Ninh)
- Các hang động bí hiểm như : Hương Sơn (Hà Nội); Động Vân Trình,
Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình) - Động Thiên Cung ( Quảng Ninh)
- Các bãi biển đẹp và nổi tiếng như:
Trà Cổ ( Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng), Vịnh Hạ Long
● Về mặt văn hóa- lịch sử: +
Có các công trình kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh),
chùa Keo(Thái Bình), cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Cổ Lễ ( Nam Định),
Chùa Tây Phương và chùa Một Cột (Hà Nội) chứa đựng bề dày lịch sử Việt Nam
+ Các di tích khảo cổ: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình có giá trị không chỉ
về khó học mà còn có giá trị về truyền thống, kiến thức
+ Các lễ hội truyền thống: Đền Trần, hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Hương
=> Nơi đây cũng là quê hương hương của những làn điệu như chèo, hát văn, quan họ,
nghệ thuật tuồng, múa rối nước
+ Có các bảo tàng lớn và có giá trị nhất Việt Nam -> Du khách có thể tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu
+ Có các làng nghề truyền thống như: Gốm, luyện kim, đúc đồng,..
- Đồng bằng sông Hồng cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như:
- Gắn với nền văn minh sông Hồng gắn với các giá trị làng xã để xây dựng san
sản phẩm đặc thù “Du lịch về với nền văn minh sông Hồng”
+ Du lịch sinh thái nông nghiệp
+ Tham quan nghiên cứu làng cổ, phố cổ, đình đền, chùa
- Dựa vào giá trị di sản thế giới: Hoàng thành Thăng Long, Tràng An, dân ca
quan họ, lễ hội Gióng, ca trù,..hình thành “Du lich- nơi hội tụ các di sản thế giới” + Du lịch sinh thái
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu trải nghiệm: ví dụ như Lễ hội Gióng
- Dựa vào giá trị Làng văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng sản
phẩm “Về với ngôi nhà chung của các dân tộc Việt Nam”: tham quan, nghiên
cứu giá trị văn hóa dân dân tộc (kiến trúc nhà ở, trang phục ẩm thực, truyền thống, phong tục)
+ Du lịch ẩm thưc, mua sắm + Du lịch sự kiện
- Dựa vào giá trị vị thế của thủ đô Hà Nội để xây dựng san sản phẩm du lịch MICE
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu
+ Du lịch ẩm thực, mua sắm
- Du lịch văn hóa, tâm linh: chùa Hương, Tây Thiên, đền Trần phù hợp để
+ Xây dựng sản phẩm du lịch hành hương
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu + Du lịch “thiền”
+ Du lịch sự kiện “Lễ hội Phật Đản”
- Dựa vào giá trị hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng: Khu di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh xây dựng các sản phẩm du lịch tham tham quan, nghiên cứu,
du lịch giáo dục truyền thống yêu nước, du lịch tưởng niệm, tri ân. ● Giá Cả:
Nhìn chung, các điểm tuyến du lịch tại khu vực ĐBSH&DHĐB không quá cao. Giá
vé các điểm tham quan tín ngưỡng - tâm linh có thể chỉ dao động từ 20-50 nghìn đồng
cho đến ~ 100 nghìn đồng.
Các điểm tuyến du lịch nổi tiếng ở khu vực cũng nằm trong mức giá dễ tiếp cận với cả
khách nước ngoài và khách quốc tế.
VD: Tour du lịch 2n1đ Ninh Bình, khởi hành từ Hà Nội có giá từ 1tr8- 3tr đồng. Quảng Bá
Việc truyền thông quảng bá cho du lịch vùng ĐBSH vẫn chưa tạo được dấu ấn đột phá
( Đặc biệt là với du khách nước ngoài)
Trên thực tế, khách du lịch đến với vùng ĐBSH hầu hết là khách du lịch nội địa, nội
thành TP Hà Nội, các tỉnh lân cận và chỉ đi ngắn ngày.
ĐBSH&DHĐB đã và đang đẩy mạnh việc liên kết các điểm du lịch trong vùng.
Theo đó, nhiệm vụ quảng bá - truyền thông cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Phó
Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho rằng, báo chí
không thể phát triển nếu không có sự hỗ trợ, quan tâm của các địa phương; liên
kết vùng trong phát triển du lịch trước hết phải liên kết báo chí. Ngày 19/8, Hội
Nhà báo Hải Phòng tổ chức Tọa đàm “Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối phát
triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng” với sự tham gia của lãnh đạo Hội Nhà báo
Việt Nam, đại diện Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và các đơn vị liên quan.
Tọa đàm x Xác định đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm của đội ngũ
các nhà báo trong công tác tuyên truyền, nhằm quảng bá tiềm năng thế mạnh về du
lịch của các địa phương, qua đó góp phần tạo sự kết nối trong hợp tác phát triển du
lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ.
Các định hướng phát triển chủ yếu
- Phát triển thị trường khách du lịch
Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
- Phát triển sản phẩm du lịch: Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính:+ Nhóm
sản phẩm du lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; + Nhóm sản
phẩm du lịch gắn với tự nhiên gồm: Du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái trong đó
du lịch biển, đảo được ưu tiên để phát triển sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới;
+ Phát triển các sản phẩm du lịch khác gắn với đô thị như: MICE, tham quan, mua sắm;
+ Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các tiểu vùng và tăng cường liên kết vùng
để tạo thành các sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn cao.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng của các đối
tượng khách như: Du lịch giáo dục, du lịch thể thao, du lịch dưỡng bệnh, du lịch
du thuyền, du lịch làm đẹp... - Phát triển du lịch theo lãnh thổ Các chính sách phát triển:
Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng theo dự báo, cân đối về cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu phát triển du lịch cao và bền vững của vùng.
- Cụ thể hóa Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng
bằng các kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực phù hợp với nhu cầu phát
triển du lịch từng địa phương.
- Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, thẩm định viên nghề du lịch;
chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công
tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa
phương và phù hợp với hội nhập quốc tế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về Du
lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Đánh giá chung :
Sự phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB trong thời gian qua ngoài các yếu tố
về cơ chế chính sách, về sự cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ
thuật và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động ngành, luôn gắn liền với
việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và phong phú của vùng.
Ngoài việc khai thác tài nguyên tại các điểm du lịch truyền thống như Hạ Long, Đồ
Sơn, Ba Vì, Tam Đảo... nhiều tiềm năng du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB đang được
tiếp tục mở rộng khai thác như vườn quốc gia Cát Bà, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc, Bích
Động, cụm di tích thắng cảnh Tràng An, hồ Đồng Mô, Ao Vua, Ba Vì - Suối Hai, hồ
Đại Lải, hồ Tam Chúc.v.v... Có thể nói, trong những năm gần đây tiềm năng tài
nguyên du lịch của vùng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà du lịch mà
còn của các nhà hoạch định kinh tế nói chung. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của
vùng ĐBSH&DHĐB, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Ngoài ra, nhiều điểm tài nguyên có giá trị khác của vùng ĐBSH&DHĐB như hệ
thống các di tích lịch sử - văn hóa đời Trần ở Nam Định, di tích Cổ Loa, hệ thống các
làng Việt cổ, các làng nghề, v.v... vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Đây là một vấn đề
cần được quan tâm nghiên cứu để sớm làm thức dậy những tiềm năng hết sức to lớn
của vùng ĐBSH&DHĐB, nhanh chóng đưa vào khai thác, giúp phần tích cực vào sự
nghiệp phát triển du lịch của vùng và của các địa phương. Hiện nay ngành du lịch của
cả nước nói chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng đang đứng trước khó khăn hết
sức lớn là sự thống nhất giữa hai mặt: khai thác và bảo tồn phát triển tài nguyên du
lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi trình độ dân trí còn thấp, khi sự phát triển
kinh tế - xã hội chưa cao.