Tình hình thế giới - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SSH1141) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
Ảnh hưởng đến Việt nam
Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời
cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 28/4/2022, Việt Nam đã ghi nhận 43.041 ca tử vong do mắc COVID-19.
ảnh hưởng đến nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức dương, song có sự sụt giảm đáng kể
Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép
“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam
vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng GDP năm 2021 dương,
song đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2021.
Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thấp
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt
Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục. Sang năm 2020, do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn
đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD,
giảm 25% so với năm 2019.
Hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, làm cho tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp rất nhiều
khó khăn, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm, trong khi số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể có xu hướng tăng lên.
Cụ thể, năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với
năm 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt
động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn
các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường nhiều hơn. lOMoAR cPSD| 39651089
Số liệu của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động trong năm 2020 và năm 2021, đặc biệt là năm 2021 chiếm cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ hội
dịch COVID-19 khiến nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành nghề trong lĩnh vực công
nghệ thông 琀椀 n, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa tăng mạnh
trong thời gian tới. Điều này cho thấy nếu người lao động, doanh nghiệp biết đổi
mới, ứng dụng công nghệ thông 琀椀 n thì có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu của
xã hội cũng như 琀 nh hình dịch bệnh. Giải pháp
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để
phát hiện những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp
với thực tiễn, qua đó khẩn trương xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu khai
thông điểm nghẽn, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh;
Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, các
quy định không cần thiết, không hợp lý, cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh
của các tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, cải thiện môi trường kinh doanh thúc đẩy phục hồi kinh tế và gia tăng sức chống chịu sau đại dịch Covid-19.
Thứ ba, chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành thu chi ngân sách. Thứ tư, đẩy mạnh hoàn thiện
thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ năm, tăng chi cho an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm cho người lao động. Cần rà soát và có
chính sách hỗ trợ phù hợp với người có hoàn cảnh khó khăn do tác động của
dịch bệnh, đặc biệt tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm dễ bị tổn thương
như lao động phi chính thức và đối tượng thất nghiệp; Hỗ trợ chi phí thuê nhà
cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; Cho người lao động vay ưu đãi thông qua
Ngân hàng Chính sách xã hội;... Việc triển khai các hỗ trợ cần phải linh hoạt
hơn để đảm bảo tiền hỗ trợ được chuyển nhanh chóng và kịp thời đến các
nhóm đối tượng được thụ hưởng.
Thứ sáu, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. lOMoAR cPSD| 39651089
Hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp (đặc
biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ), hợp tác xã, hộ kinh doanh bằng cách
tiếp tục thực hiện các chính sách miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thuế, phí, lệ
phí, các chính sách cơ cấu lại nợ; Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp,
tiếp tục cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ; Tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động
của các ngân hàng thương mại để có dư địa giảm mặt bằng lãi suất cho vay,
nhất là trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên; Có chính sách hỗ trợ phù hợp cho
một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như sản xuất và chế biến nông, lâm nghiệp, thủy
sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ vận tải, du lịch, thúc đẩy khởi nghiệp,
sáng tạo, phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, xuất khẩu bền vững.
Ảnh hưởng của Chiến tranh
Khủng hoảng Nga-Ukraine làm kinh tế Việt Nam không tránh khỏi hệ lụy. Bởi cả Nga và
Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu
vực Á-Âu. Về kim ngạch thương mại, Nga xếp thứ nhất, Ukraine xếp thứ 6. Thiếu hụt nguồn cung
- Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra chưa được khắc phục
thì khủng hoảng Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn gây ảnh hưởng nặng nề tới
nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong nước, tác động trực tiếp
đến lạm phát và tăng trưởng.
- Bên cạnh cạnh đó, khủng hoảng Nga-Ukraine còn làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị
gián đoạn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhất là đối với kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử vì cả Nga và Ukraine là 2 nhà cung cấp
lớn những vật liệu quan trọng
đ ऀ sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử như nickel, palladium
nên bất k 礃 hạn chế hay gián đoạn nào về nguồn cung hàng hóa Nga có th ऀ gây
gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử.
- Trong những năm gần đây, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt hàng xăng
dầu. Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này c 甃̀ng s 攃̀ tăng. lOMoAR cPSD| 39651089
- Mặt khác, khủng hoảng Nga-Ukraine cùng với cấm vận s 攃̀ khiến việc giao nhận
hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nga bị chậm, chi phí vận chuy ऀ n tăng cao,
làm tăng chi phí. Ngoài ra, khi đồng rub mất giá c 甃̀ng s 攃̀ ảnh hưởng đến nguồn
thu và ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- Bên cạnh đó, việc Nga bị loại khỏi hệ thống của SWIFT đã và đang có các tác động
nhất định tới hoạt động kinh tế và giao thương của Việt Nam. Trước mắt s 攃̀ không
ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch xuất khẩu nhưng về lâu dài, điều này s 攃̀ tác động
tới tâm lý và giao dịch thương mại của doanh nghiệp, các khách hàng có hoạt động
đầu tư, giao thương với Nga, trong đó có cả Việt Nam s 攃̀ chịu tác động nhất định.
Gia tăng áp lực lạm phát
- Khủng hoảng Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng
thêm giá hàng hóa trên thị trường thế giới. Sản lượng sản xuất và thị phần xuất
khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và 琀椀 êu
dùng như: Xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, nickel, ngô… của Nga và Ukraine rất lớn.
- Vì vậy nếu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine kéo dài có th ऀ gây khó khăn về nguồn
cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời gian tới, ảnh hưởng tới quá trình
phục hồi và phát tri ऀ n kinh tế nước ta.
- Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: Lương thực, bông; thức ăn chăn
nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao s 攃̀ tạo áp lực rất
lớn đến mục tiêu ki ऀ m soát lạm phát năm nay của nước ta.
Du lịch quốc tế phục hồi chậm
- Hiện nay, do đồng rub mất giá, lạm phát tăng cao, kinh tế Nga đang đối mặt với
khủng hoảng nghiêm trọng s 攃̀ ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của người Nga,
bên cạnh đó các hãng hàng không Nga không được phép đưa công dân của họ ra
nước ngoài đ ऀ đi nghỉ. Chỉ riêng khách Nga đã làm thất thu cho lĩnh vực du lịch lOMoAR cPSD| 39651089
nước ta khoảng trên 7 tỷ USD. Con số này cho thấy Nga là thị trường m 甃̀i nhọn, đầy
tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam.
- Do khủng hoảng Nga-Ukraine, đ ऀ đảm bảo an ninh, an toàn hàng không các hãng
hàng không phải bay vòng khiến thời gian bay và giá vé tăng cao c 甃̀ng là trở ngại và
ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch Việt Nam.
Nhìn chung, kinh tế nước ta không tránh khỏi những hệ luỵ từ khủng hoảng Nga- Ukraine. Cơ hội
Thứ nhất, cơ hội xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu
Do lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây cũng như do người dân tự động tẩy chay hàng
hóa Nga, các nước châu Âu (EU) đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông phẩm thay thế. Vì vậy,
Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như nông phẩm, lương thực
để thay thế hàng từ Nga và Ukraine.
Thứ hai, cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuyển đổi, tìm kiếm các thị trường mới. Việt Nam nhập khẩu nhiều
từ Nga các mặt hàng như lúa mì, ngô, đây cũng là những mặt hàng mà Mỹ sản xuất nhiều. Do đó, Việt
Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng này từ thị trường Mỹ, cũng là giải pháp góp phần
làm cân bằng hơn cán cân thanh toán, đa dạng hóa thị trường.
Thứ ba, tạo điều kiện gia tăng quan hệ kinh tế với Nga
Nhiều tập đoàn lớn đã rời bỏ nước Nga. Đây là cơ hội để Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư này, tiến
sâu vào thị trường Nga, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nga.
Thứ tư, giá dầu tăng giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng
Mặc dù xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng đã tạo sức ép lớn đến lạm phát và mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng cũng có lợi cho ngành Dầu khí Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính, giá dầu tăng đã giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng hơn 57% (tháng
02/2022) và đóng góp gần 29% vào dự toán thu ngân sách của Nhà nước. CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?
Nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế
Trong bối cảnh những bất định trên thế giới diễn ra với tần suất dày hơn và khó lường, Việt
Nam cần có chiến lược xây dựng th ऀ chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế.
Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán lOMoAR cPSD| 39651089
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập
khẩu các hình thức thanh toán và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi ký kết
hợp đồng đ ऀ tháo gỡ khó khăn về thanh toán do các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống
thanh toán quốc tế SWIFT.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hình thành các kênh chi trả thanh toán
với các ngân hàng và doanh nghiệp Nga, c 甃̀ng như qua các phương tiện chưa bị cấm vận
đ ऀ giúp doanh nghiệp trong nước có th ऀ tiếp tục giao dịch với đối tác Nga một cách hợp pháp.
Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung và đồng tiền thanh toán
Đ ऀ ứng phó với khủng hoảng Nga-Ukraine, cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị
trường và nguồn cung, đồng tiền thanh toán; chủ động đàm phán với các đối tác về phương
án vận chuy ऀ n hàng hóa, phương thức kinh doanh.
Đồng thời các doanh nghiệp cần rà soát lại hợp đồng và hồ sơ pháp lý bảo đảm chủ động
trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi ký kết và thực hiện hợp đồng.
Tác động của biến đổi tôn giáo Tích cực
- nhiều phong tục, tập quán chứa đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được
phục hồi trở lại và được thực hành sống động trong đời sống xã hội.
- Với đạo Tin lành, sự hiện diện của tôn giáo này cùng với những giáo lý, luật lệ,
lễ nghi của nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử
trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo đạo. Khi
theo đạo, đồng bào DTTS được giải phóng khỏi những ràng buộc của các lễ
nghi phiền toái, tốn kém và những kiêng cữ lạc hậu, dần dần hình thành trong
cộng đồng một nếp sống mới. lOMoAR cPSD| 39651089 Tiêu cực
- Cùng với sự sôi động của đời sống tôn giáo, nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu cũng có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ.
- Với Phật giáo, sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu thế thế tục hóa đã làm cho nhiều phong
tục, tập quán truyền thống được dung chứa trong sinh hoạt Phật giáo dần trở nên biến dạng, sai lệch.
- Bên cạnh đó, sự biến động tôn giáo đã hình thành thị trường tôn giáo với các loại hình dịch vụ tâm linh.
- Tác động tiêu cực nhất của sự biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập quán truyền thống của người Việt
Nam là sự phát triển và tác động của đạo Tin lành đối với phong tục tập quán truyền thống của đồng bào
DTTS. Nhiều giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán truyền thống của đồng bào đã bị ảnh hưởng thậm
chí bị loại bỏ hoàn toàn. Chẳng hạn, với người Mông, thờ cúng tổ tiên, thờ thần bản mệnh cộng đồng,
dòng họ,... là một trong những tín ngưỡng truyền thống, là chất keo cố kết mọi thành viên trong gia đình,
dòng họ và cộng đồng thông qua việc thực hành các nghi lễ cúng tế. Tuy nhiên, với bộ phận người Mông
theo đạo Tin lành, do sự khác biệt trong đức tin nên các nghi lễ nói trên đều bị xóa bỏ và được thay thế
hoàn toàn bằng các nghi lễ tôn giáo. Giải pháp
- Một là, các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục quán triệt, triển
khai trong cán bộ, Nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo nói riêng về việc
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo.
- Hai là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống
chính trị và toàn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo.
- Ba là, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là các vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư và tăng cường thực hiện các chương
trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường củng cố hệ
thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các
phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị
chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc
phức tạp liên quan đến tôn giáo. Chính trị
trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét cho phép Việt Nam có điều kiện để thực
hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế và lựa chọn những kế sách phù hợp
để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.
cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, diễn ra ngày
càng gay gắt, phức tạp, tác động đến hòa bình, ổn định và quan hệ quốc tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tóm lại, tình hình thế giới và khu vực hiện nay và dự báo trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI có
những biến đổi phức tạp, nhanh chóng và khó lường. Tình hình trên tiếp tục tác động trực tiếp đến lOMoAR cPSD| 39651089
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi mới, vừa mang đến
những khó khăn, thách thức lớn đối với nước ta, đòi hỏi cần phải luôn theo dõi, bám sát tình hình,
vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng bối cảnh quốc tế. Đặc biệt, phải nắm bắt, dự
báo được các xu hướng trong quan hệ quốc tế, khu vực cũng như mục tiêu, lợi ích, ý đồ chiến
lược của các nước, nhất là các nước lớn, đối với khu vực và Việt Nam để đề ra đường lối, chính
sách, sách lược kịp thời, trong đó phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc
lập, tự chủ, đồng thời tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng cần tìm phương cách để tránh rơi vào thế kẹt giữa các bên./. Thiên tai
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Thiên tai trong 9 tháng đầu năm 2022 đã làm 136 người chết, mất tích; 210 người bị thương; 639
nhà đổ sập, hơn 15.000 nhà bị hư hỏng, tốc mái; hơn 20.000 con gia súc và hơn 435.000 con gia
cầm bị chết, cuốn trôi. Ngoài ra, thiên tai còn làm hơn 246.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, nhiều
tuyến đường giao thông bị hư hại, ách tắc. Ước tính giá trị thiệt hại do thiên tai khoảng 8.915 tỉ đồng.
Thiên tai trong tháng 5-2022 đã làm 35 người chết, mất tích, 15 người bị thương, 24 nhà
sập, 738 nhà hư hỏng, tốc mái, 3.078 nhà ngập,
55.725ha lúa, hoa màu, 2.375ha cây trồng khác thiệt hại. Ngoài ra, thiên tai còn làm nhiều
kè, kênh mương, bờ sông, bờ biển sạt lở... Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 483 tỉ đồng.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, 琀 nh đến ngày 31-5-2022,
Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 49 trận mưa lớn, 15 trận mưa dông, lốc, sét, 13 vụ sạt lở bờ sông, 17 trận động đất. Khắc phục
- Một là, chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa thiên tai, nhằm giảm thiểu
thiệt hại về người và tài sản.
- Hai là, chủ động rà soát, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kiểm soát an toàn thiên tai; điều chỉnh cơ cấu sản
xuất phù hợp với khả năng, xu thế diễn biến thiên tai và điều kiện của từng vùng, địa phương.
- Ba là, nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là của chính quyền các cấp, cộng đồng
doanh nghiệp, người dân. Người dân chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai với
sự hỗ trợ về thông tin cảnh báo, chỉ dẫn phòng, tránh của chính quyền các cấp. lOMoAR cPSD| 39651089
- Bốn là, chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai trên cơ sở chuẩn bị sẵn sàng
phương án ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, trong đó có phương án ứng phó
với lũ lớn đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung, kiểm soát lũ đồng bằng sông
Cửu Long, ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Năm là, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, bảo đảm tính
chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật.