-
Thông tin
-
Quiz
Tòa án công lý quốc tế - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tòa án công lý quốc tế - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tòa án công lý quốc tế - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tòa án công lý quốc tế - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ
1. Chức năng của ICJ (Điều 92 HC, 34 QCT)
(2 chức năng chính): Chức năng là 1 hoạt động cơ bản của một tổ chức. Dựa trên những chức năng thì có những thẩm quyền? - các quyết
định có liên quan trong quá trình hoạt động của mình. Thẩm quyền được xác định trực tiếp từ những chức năng.
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: không bao giờ là thẩm quyền độc lập mà phải phái sinh từ thẩm quyền giải quyết
tranh chấp. Điều kiện thỏa mãn : Điều 41 QCT
(1) Phải có yêu cầu của một bên, bên đó thấy rằng quyền lợi của mình bị xâm hại và cần bảo vệ. Và yêu cầu này phải có cơ sở (phải có sự
bị thiệt hại về quyền lợi).
(2) Tình thế phải mang tính cấp thiết (đã kéo dài đến hiện tại/đang xảy ra).
(3) Mối liên hệ giữa quyền được yêu cầu và biện pháp được thực hiện
(4) Phải có nguy cơ hoặc thiệt hại đã xảy ra rồi gây ra những tổn hại không thể khắc phục được cho một bên nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(5) Tòa phải có thẩm quyền ngay từ đầu, sơ bộ ngay từ đầu.
- Chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (K1 Điều 34 QCT) Điều 35 QCT
+ QG thành viên của QCT: là QG thành viên của LHQ. (Điều 35 Khoản 1). ICJ là một bộ phận của HC, và là thành viên của LHQ thì
khi phê chuẩn, thông qua HC trở thành thành viên chính thức -> QCT là 1 bộ phận k thể tách rời của LHQ - ý chí, kết quả chung ấy được
thể hiện trong HC tại Điều 93 Khoản 1 quy định tất cả thành viên của LHQ đương nhiên là thành viên của QCT,
+ Các QG không phải thành viên của LHQ nhưng thỏa mãn những điều kiện do ĐHĐ quy định (Khoản 2 Điều 35): có nghĩa là sẽ
phải bằng ý chí của họ là có đơn xin gia nhập QCT và khi thỏa mãn những điều kiện do ĐHĐ đưa ra thì họ sẽ trở thành thành viên của QCT.
+ Các QG khác không phải là thành viên của LHQ: (Điều 35 Khoản 2 QCT quy định: điều kiện tòa mở cho nước khác thì do
HĐBA quy định). Điều kiện này được quy định trong NQ 09/1946 của HĐBA: các QG không phải thành viên của QCT đó gửi lên một
văn kiện, tuyên bố chấp nhận một cách ngay lập tức thẩm quyền của tòa, cam kết tuân theo quy định, phán quyết,.. của Tòa, HC. Nộp lệ phí…
- Chức năng tư vấn pháp lý (Điều 96 HC).
+ Một QG muốn làm rõ một vấn đề pháp lý nào đó phải thông qua cơ quan có quyền hỏi: ĐHĐ, HĐBA, cơ quan chuyên môn.
+ Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý: không phải thẩm quyền đương nhiên. Dựa vào cơ sở nào: Điều 65 -> 68 QCT, 96 HC
(1) Chủ thể xin tư vấn phải là cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến tư vấn hoặc là được ủy quyền xin ý kiến tư vấn (Theo Điều 96 HC
đó là: ĐHĐ, HĐBA - hai cơ quan này có quyền độc lập xin, các cơ quan khác/ chuyên môn của LHQ muốn xin thì phải có ĐHĐ cho phép).
(2) Nội dung, vấn đề xin ý kiến tư vấn phải thuộc phạm vi của cơ quan xin ý kiến tư vấn. Điều 96 HC: ĐHĐ, HĐBA: được xin tất cả
về mọi lĩnh vực; cơ quan chuyên môn: chỉ được xin về lĩnh vực hoạt động của mình.
(3) Vấn đề được hỏi phải được đạt dưới dạng câu hỏi pháp lý
=> Nếu ĐHĐ, HĐBA xin thì chỉ cần 2 điều kiện (1) và (3).
ĐỀ CƯƠNG PHẦN ICJ
a. Điều kiện/cơ sở thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- (1): Tranh chấp được đưa lên Tòa phải là tranh chấp của các QG với nhau. QG đó phải là QG thành viên của QCT. (điều kiện cần) + Đó phải là QG
+ QG đó phải là thành viên của QCT.
- (2): Các bên chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa - tức là các vụ việc được đưa ra Tòa bao giờ cũng phải thể hiện
rõ ý chí của các bên là muốn đưa vụ việc ra Tòa, Tòa sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp này. (Điều 36 Khoản 1) + Tuyên
bố đơn phương đưa vụ việc ra Tòa (từng bên đưa ra tuyên bố): khi có tranh chấp xảy ra thường thì chỉ một bên đơn phương
đưa vụ việc ra Tòa. Mà điều kiện để Tòa giải quyết là các bên phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa, suy ra một bên đưa ra đơn phương thì
chắc chắn có cơ sở bên còn lại cũng đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa -> tìm ra xem cái chấp nhận đấy là như thế nào.
+ Cùng nhau đưa vụ việc ra Tòa và yêu cầu Tòa giải quyết vụ việc này (thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa).
+ Trong các điều ước quốc tế nếu các bên của điều ước này là thành viên mà các bên dự liệu trước một điều khoản giải quyết tranh chấp
-> phạm vi tranh chấp chỉ là tại điều ước đó: phạm vi lĩnh vực mà điều ước đó điều chỉnh và các bên dự liệu trước nếu có tranh chấp xảy ra
liên quand dến giải thích và áp dụng điều ước đó thì sẽ chọn ICJ để giải quyết tranh chấp. => một bên đơn phương kiện thì coi như tất cả đã chấp nhận.
- (3): Tranh chấp đưa ra Tòa phải là tranh chấp pháp lý - Điều 36 QCT Khoản 2:
+ Tranh chấp pháp lý là các quy định của PLQT dù cho nó ở trong văn bản hoặc không phải văn bản miễn là có quy định điều chỉnh thì
tranh chấp đó được coi là tranh chấp pháp lý. ( mọi lĩnh vực được PLQT điều chỉnh).
(193 thành viên: có 74 tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa ICJ (phải xem QG có giới hạn hành vi, nội dung, giới hạn loại
tranh chấp cụ thể, thời gian không?)).
b. Các phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- (1): Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo vụ việc: khi có tranh chấp xảy ra các bên cùng nhau thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa. Cũng là chấp nhận sau nhưng là CÙNG.
- (2): Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa
- (3): Trong các điều ước quốc tế
- (4): Phương thức chấp nhận sau thẩm quyền của Tòa: nhưng không CÙNG - tức là tại thời điểm xảy ra tranh chấp thì chỉ có 1 bên chấp
nhận thẩm quyền của Tòa còn bên bị kiện chưa chấp nhận. Nhưng sau khi đưa ra Tòa rồi thì bên kia có thể suy nghĩ, cân nhắc và chấp
nhận thẩm quyền của Tòa. (thách kiện).
c. Các quy định về Thẩm phán (Thường trực và ad - hoc)
- Thành phần của Tòa (tức nói đến thành viên tham gia vào việc thực hiện xét xử).
- Thành phần và tổ chức của Tòa bao gồm tất cả những thành viên tham gia xét xử và các bộ phận còn lại của Tòa để thực hiện chức năng chung của Tòa
(1) Thẩm phán thường trực/được bầu
- Tòa gồm một hội đồng xét xử gồm 15 thẩm phán độc lập, có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại 3 năm/lần (Điều 3, Khoản 1 Điều 13 QCT).
- Các thẩm phán này sẽ do ĐHĐ và HĐBA bầu độc lập (Điều 8 QCT), kết quả phiếu bầu phải đảm bảo được tuyệt đại đa số phiếu bầu ở cả
2 cơ quan và sau đó lấy từ trên cao xuống.
- Thành phần thẩm phán: Điều 8, 9 QCT.
- Bao giờ 5 nước thường trực trong HĐBA cũng có thẩm phán mang quốc tịch của họ ở trong 15 thẩm phán nhưng điều này đã không đúng kể từ cuối năm 2017.
(2) Thẩm phán ad - học/theo vụ việc (Điều 31 khoản 2, 3 QCT).
d. Đặc điểm về phán quyết: giá trị, hiệu lực pháp lý; biện pháp bảo đảm thực thi phán quyết; giải thích và sửa đổi (thay đổi nội dung) phán quyết.
(Điều 55 -> Điều 64 QCT: chú ý Điều
- Giái trị pháp lý của phán quyết: Điều 59, 60 QCT
+ Điều 59 quy định: phán quyết của Tòa chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp và chỉ liên quan đến vụ việc đó.
+ Điều 60 quy định: phán quyết có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo (có giá trị thi hành ngay).
+ Một bên thứ 3, giá trị phán quyết có mang tính bắt buộc đối với bên thứ 3 không. Bên thứ 3 ở đây là bên không phải trong tranh chấp.
Điều 63 quy định: trường hợp tranh chấp 2 bên đưa lên mà nó có liên quan đến việc giải quyết một điều ước quốc tế, còn có các
thành viên khác của điều ước quốc tế mà được yêu cầu giải thích đó. Tuy nhiên bên thứ 3 tham gia hay không thì là quyền của họ (khoản 2).
+ Đối với các chủ thể khác: phán quyết không có giá trị pháp lý nhưng có giá trị tham khảo, để nghiên cứu áp dụng
- Biện pháp đảm bảo thực thi phán quyết:
+ Tận tâm thiện chí thực hiện phán quyết: Điều 94 Khoản 1 HC: cam kết thực thi phán quyết.
+ Điều 94 Khoản 2 HC: trong trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ mà họ phải chấp hành trong phán quyết thì bên kia có
thể khiếu nại với HĐBA. HĐBA nếu thấy cần có thể kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để cho phán quyết được thực hiện.
(Để ra nghị quyết thì phải dự thảo nghị quyết, và để có phán quyết thì phải thông qua).
+ Nghị quyết của ĐHĐ: chỉ kiến nghị thôi. Nhưng nó mang giá trị dư luận quốc tế.
- Giải thích phán quyết: Điều 60 QCT: khi có yêu cầu thì Tòa mới đi giải thích; có tranh cãi về phán quyết. (cơ sở thực tiễn)
- Sửa đổi phán quyết: Điều 61 QCT:
+ Tòa sẽ xem xét yêu cầu sửa đổi phán quyết khi nào?
(1) Có yêu cầu của 1 bên và yêu cầu phải có cơ sở (cơ sở 1: có tình tiết mới - tức là tình tiết chưa được ghi nhận trong bản án trước đây,
nhưng nó chỉ được coi là mới nếu tại thời điểm Tòa tuyên án thì cả Tòa và bên yêu cầu đều không biết đến và sự không biết đến này không
phải là hậu quả của việc thiếu thận trọng - bằng cách nào tại thời điểm đó cũng không tìm ra được thì đó mới là tình tiết mới) Khoản 4, 5 Điều 60 QCT:
- Khoản 5: không được quá 10 năm kể từ lúc ra phán quyết
- Khoản 4: yêu cầu sửa đổi phải được công bố chậm nhất trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới. (căn cứ vào ngày yêu
cầu Tòa xin sửa đổi). Vụ Sing May liên quan khoản 4 này.
- Mỹ: 1946: loại trừ một số loại tranh chấp thì theo Mỹ rơi vào vụ Ni kiện -> Tòa không có thẩm quyền. Bác thẩm quyền của Tòa -> đủ cơ
sở không loại trừ được thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa. - Thái Lan:
Tranh chấp về phân định biển: Việt Nam - TQ: ngoài cửa VBB. VN - CPC: trong vịnh Thái Lan
Vụ Nicaragua kiện Mỹ : “Hoạt động quân sự và bán quân sự của Mỹ chống lại Nicaragua”
I. Khái quát vụ Nicaragua kiện Mỹ về hành động quân sự và bán quân sự của Mỹ chống lại Nicaragua.
- Sau khi giành chính quyền ở Nicaragua vào năm 1979, chế độ Sandinista mở chiến dịch giải phóng Honduras, El Salvador và
Costa Rica. Tổng thống Mỹ trao quyền cho CIA thành lập lực lượng đối lập Contras để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua, đồng thời Mỹ
viện trợ quân sự cho Honduras và El Salvador, kích hoạt trạng thái tự vệ tập thể chống lại các động thái của Nicaragua.
- Ngày 9/4/1984, Nicaragoa đơn kiện Mỹ. Ngày 10/05/1984 ICJ ra quyết định: Yêu cầu Mỹ ngưng phá hoại cảng Nicaragua, tôn
trọng chủ quyền cũng như độc lập của Nicaragua. Cả hai có nghĩa vụ không làm trầm trọng thêm tranh chấp.
II. Cơ sở của Tòa ICJ trong vụ kiện.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế ICJ được thể hiện ra như sau:
Khoản 1 Điều 35: “Tòa giải quyết tranh chấp giữa quốc gia là thành viên của Quy chế chế này” Điều 36:
“1. Tòa tiến hành xét xử tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên
hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành,
2. Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận bắt buộc (ifso facto) và không
cần một thỏa thuận được biệt nào, đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ cũng đã chấp nhận nghĩa vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là
nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:
a- giải thích điều ước
b- vấn đề bất kỳ có liên quan đến Luật quốc tế
c- Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế
d- Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế”
Trong vụ nicaragua Kiện Mỹ, 03 điều kiện này được thể hiện dưới đây
1. Các bên tranh chấp là quốc gia và quốc gia đó phải là thành viên của QCT.
Căn cứ (1) theo Điều 93 Hiến chương: “Tất cả những thành viên Liên hợp quốc đương nhiên tham gia quy chế TA quốc tế”
Căn cứ (2) theo khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa “Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này” → N
icaragua và M ỹ đều là chủ thể của Luật quốc tế, là thành viên của LHQ (Mỹ: 24/10/945; Nicaragua: 2
4/10/1945); là quốc gia thành viên của quy chế Tòa
2. Các bên chấp nhận thẩm quyền của tòa (Điều 36 Khoản 1 QCT) a) Về phía Mỹ:
Tuyên bố đơn phương của Mỹ năm 1946 cho ta thấy Mỹ đã
chấp nhận thẩm quyền của Toà án Công lý Quốc tế.
Tuy nhiên khi bị Nicaragoa kiện thì Mỹ lại đưa ra những lí lẽ để cho rằng ICJ thiếu quyền tài phán trong việc giải quyết vụ việc này và
cho rằng Nicaragua đã không gửi bất kì một tuyên bố nào về chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án.
Nguyên tắc bảo lưu Vandenberg, nằm trong tuyên bố năm 1946 của Thượng nghị sĩ Arthur H Vandenberg. Tuyên bố này sẽ bác
bỏ thẩm quyền của Toà đối với các tranh chấp phát sinh tranh chấp từ một điều ước đa phương, trừ khi (1) tất cả các bên tham gia điều ước
bị ảnh hưởng bởi quyết định này cũng là các bên tham gia vụ kiện, hoặc (2) Mỹ đồng ý với thẩm quyền của mình.
- Căn cứ để Mỹ cho rằng Tòa không có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp:
(1) Nguyên tắc bảo lưu Vandenberg, nằm trong tuyên bố năm 1946 của Thượng nghị sĩ Arthur H Vandenberg. Tuyên bố này sẽ bác
bỏ thẩm quyền của Toà đối với các tranh chấp phát sinh tranh chấp từ một điều ước đa phương, trừ khi (1) tất cả các bên tham gia điều
ước bị ảnh hưởng bởi quyết định này cũng là các bên tham gia vụ kiện, hoặc (2) Mỹ đồng ý với thẩm quyền của mình. Trong khi đó
các vấn đề Nicaragua đưa ra lại thuộc Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương của các quốc gia châu Mỹ.
(2) Ngày 6 tháng 4 năm 1984, Ngoại trưởng Mỹ gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc 1 lá thư Tuyên bố của Mỹ theo Điều 36 (khoản 2) của
Quy chế, theo đó bức thư này sẽ trực tiếp thông báo việc bác bỏ thẩm quyền của Tòa. “Sẽ không áp dụng đối với các tranh chấp với
bất kỳ quốc gia miền Trung Mỹ hoặc phát sinh hay liên quan đến các sự kiện ở Trung Mỹ, bất kỳ tranh chấp nào sẽ được giải quyết
bằng cách mà các bên tham gia đồng ý … Bất chấp các nội dung nêu ra trong Tuyên bố trước đây, điều khoản này sẽ có hiệu lực ngay
lập tức và sẽ có hiệu lực trong hai năm, để phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp khu vực.”
(3) Tuyên bố thứ nhất của Nicaragua 1929 về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa về bản chất là chưa có hiệu lực, vì văn bản chấp
nhận Quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực (PCIJ) chưa bao giờ được gửi đến Toà. -Những lý do
thẩm quyền của Toà vẫn được xác lập : (1) Tuyên bố thứ hai của Nicaragua trở t
hành thành viên của LHQ theo Điều 92 của Hiến chương vẫn có hiệu l ực. Theo như Điều 36 (khoản
5) Quy chế ICJ: “Các tuyên bố dựa trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì
trong quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là
nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.”
Điều khoản này cho phép việc chuyển các tuyên bố không bắt buộc (công
nhận thẩm quyền) của PCIJ sang ICJ.
(2) Tuyên bố nhân quyền năm 1946 của Mỹ vẫn còn hiệu lực, bởi vì các vấn đề đưa ra còn được quy định trong loại nguồn Tập quán quốc tế. (3)
Lá thư 6/4/1984 không có giá trị, theo đó mục đích chính của bức thư chỉ nhằm né tránh các vụ kiện nhằm vào Hoa Kỳ. Nó được gửi khi Hoa
Kỳ nhận thức được rằng Nicaragua sẽ gửi đơn kiện mình ra Tòa mặc dù nó được gửi trước hành vi này của Nicaragua. Đồng thời, nó
trái với Tuyên bố năm 1946 của Hoa Kỳ mà theo đó Hoa Kỳ đã tự ràng buộc mình vào quy định rằng bất cứ sự thay đổi nào liên quan
đến thẩm quyền của Tòa Hoa Kỳ phải thông báo trong vòng 6 tháng.
b) Về phía Nicaragoa.
Tuyên bố thứ nhất của Nicaragua 1929 về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa về bản chất là chưa có hiệu lực, vì văn bản chấp
nhận Quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực (PCIJ) chưa bao giờ được gửi đến Toà.Tuy nhiên, Nicaragua đã tuyên bố tuân thủ
hình thức đó, theo quy định của PCIJ cho phép ký thác một tuyên bố không bắt buộc trước khi thông qua Quy chế. Do đó, tuyên bố có khả
năng có hiệu lực, được hoàn thiện bởi sự phê chuẩn theo đúng các thủ tục đương nhiệm
Tuyên bố thứ hai xuất hiện khi Nicaragua trở thành thành viên của LHQ theo Điều 92 của Hiến chương.. Theo như Điều 36 (khoản
5) Quy chế ICJ: “Các tuyên bố dựa trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì
trong quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là
nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.” Điều khoản này
cho phép việc chuyển các tuyên bố không bắt buộc (công nhận thẩm
quyền) của PCIJ sang ICJ. Hơn nữa, Tòa lưu
ý rằng Nicaragua luôn tự coi
mình bị ràng buộc bởi tuyên bố này và được đề cập như một quốc gia thành viên trong hệ thống (của ICJ) theo Niên
giám của Tòa, mặc dù có chú thích nhắc lại việc không nhận được
văn kiện thông qua. Điều này đủ để chỉ ra rằng Nicaragua bị ràng buộc với quyền tài
phán của Tòa bằng sự chấp thuận ngầm. Điều
khoản này cho phép việc chuyển công nhận thẩm quyền của PCIJ sang ICJ
3. Tranh chấp các bên là tranh chấp pháp lý: (Điều 36 khoản 2 QCT)
Tranh chấp giữa Nicaragua và Mỹ đưa ra trong vụ kiện là Hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải (Hiệp ước FCN) . Các vấn
đề tranh chấp thuộc sự điều chỉnh của Luật Quốc tế
bao gồm các cáo buộc củ Nicaragua trong đơn kiện đối với Mỹ: Vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
, Vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc không can t
hiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác .
CƠ SỞ TẠO NÊN THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ICJ TRONG VỤ CAMPUCHIA KIỆN THÁI
LAN VỀ CHỦ QUYỀN NGÔI ĐỀN CỔ PREAH VIHEAR
- Thời điểm Campuchia khởi kiện: sách 6/10/1969 - viết sai, Tòa ra phán quyết vụ này: 15/6/1962. Sửa thành 6/10/1959.
- Trang 241 mục số 2: trong phán quyết của Tòa về thẩm quyền: 22/7/1952 sửa thành 26/5/1961 - ngày Tòa ra quyết định mình có thẩm quyền. Tóm tắt vụ việc:
Ngày 6/10/1959, Chính phủ Campuchia đệ trình lên Tòa đơn khởi kiện chống lại phía Thái Lan về vấn đề chủ quyền Đến Preah -
Vihear. Phía Campuchia cho rằng phía Thái Lan đã có hành động vi phạm chủ quyền của Campuchia tại Đền Preah - Vihear. Ngược lại,
phía Thái Lan cho rằng lãnh thổ này hoàn toàn thuộc chủ quyền của mình.
Đền Preah Vihear là nơi tế thần và địa điểm tín ngưỡng có từ lâu đời nằm trong khu vực biên giới của hai nước. Tranh chấp ngôi đền
này có nguồn gốc từ việc giải quyết chưa rõ ràng vấn đề biên giới giữa Pháp (bên bảo hộ Campuchia cho đến khi nước này giành độc lập
vào năm 1953) và Xiêm (tên gọi Thái Lan lúc bấy giờ) tiến hành trong khoảng thời gian 1904 - 1908. (1)
: Tranh chấp được đưa lên Tòa phải là tranh chấp của các QG với nhau. QG đó phải là QG thành viên của QCT.
- Campuchia và Thái Lan đều là hai quốc gia độc lập
- Campuchia là thành viên của LHQ ngày 14/12/1955
- Thái Lan là thành viên của LHQ ngày 16/12/1946
-> Như vậy cả hai quốc gia đều là thành viên của QCT ICJ vởi theo Điều 93 Khoản 1 HC quy định tất cả quốc gia thành viên của
LHQ thì đương nhiên là thành viên của QCT ICJ.
=> Thỏa mãn điều kiện (1) (2)
: Các bên chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa - tức là các vụ việc được đưa ra Tòa bao giờ cũng
phải thể hiện rõ ý chí của các bên là muốn đưa vụ việc ra Tòa, Tòa sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp này. (Điều 36 Khoản 1)
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ĐƯỢC CHẤP NHẬN BẰNG HAI TUYÊN BỐ ĐƠN PHƯƠNG.
- Tuyên bố của Campuchia 1957: không vấn đề bàn cãi
+ Phía Campuchia đã viện dẫn Điều 36 QCT ICJ, các tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền bắt buộc của tòa từ phía Thái Lan ngay
20/5/1950 và từ phía Campuchia ngày 19/9/1957 cũng như Hiệp định chung ngày 26/9/1928 về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế mà Pháp và Xiêm đều là các bên ký kết.
- Tuyên bố của Thái Lan 1950: nhưng Thái Lan đã bác tuyên bố này vì cho rằng tuyên bố này không phải là tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Thái Lan.
Chứng minh tuyên bố này là tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ:
Nguồn gốc của tuyên bố 1950 này là bắt nguồn từ tuyên bố năm 1929, mà tuyên bố 1929 không phải là tuyên bố chấp nhận thẩm
quyền của ICJ mà là tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện trước đó (tiền thân của ICJ) và đến năm 1940 Thái Lan lại ra hạn tiếp
10 năm cái tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Pháp Viện. Và giả dụ như Pháp viện vẫn tồn tại thì Pháp viện sẽ có thẩm quyền gqtc liên
quan đến Thái Lan đến thười điểm 20/5/1950. Nhưng trên thực tế không cần đợi hết 10 năm tuyên bố này đã chấm dứt tại thời điểm Pháp
viện chấm dứt 18/4/1946. Đến năm 1950, Thái Lan lại tiếp tục ra hạn tuyên bố 1950 tới 10 năm nữa và gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc,
câu chữ thì vẫn là chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực công lý quốc tế trước đây. Vì vậy với tuyên bố như vậy, Thái Lan cho
rằng đó là chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện chứ không phải của ICJ cho nên tòa không có thẩm quyền.
Khi Thái Lan ra hạn vào năm 1950, Thái Lan chắc chắn phải biết Pháp viện này đã chấm dứt và biết đã có một cơ quan tài phán mới ra
đời thay cho cơ quan tài phán cũ. Chắc chắn Thái Lan phải biết vì Thái Lan là thành viên của Liên Hợp Quốc vào cuối năm 1946. Thì nửa
năm sau Thái Lan đưa ra một tuyên bố này, suy ra Thái Lan biết tòa mới này tồn tại và mình là thành viên của quy chế tòa đó. Vì vậy,
tuyên bố năm 1950 mặc dù nhìn vào câu chữ thì không phải chấp nhận thẩm quyền của ICJ nhưng về giải thích các nguyên tắc quốc tế thì
nó có ý nghĩa, nó được hiểu là nó là một tuyên bố mới chấp nhận và khi Thái Lan đưa ra tuyên bố đó thì không có mục đích gì hơn là chấp
nhận thẩm quyền của ICJ. (3)
: Tranh chấp đưa ra Tòa phải là tranh chấp pháp lý (Điều 36 QCT Khoản 2).
- Việc xác định ranh giới khu vực đền Preah Vihear được quy định trong công ước ký ngày 13/2/1904 và việc phân định hoàn thành vào đầu năm 1907
- Tranh chấp chủ yếu về giải thích và áp dụng trong công ước ký ngày 13/02/1904 quy định về ranh giới trong khu vực đền và tấm bản đồ
hoạch định ranh giới năm 1907.
- Tranh chấp về chủ quyền ngôi đền thuộc về Campuchia hay Thái Lan - tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
-> Tranh chấp pháp lý => Thỏa mãn điều kiện (3).
GIẢI THÍCH VÀ SỬA ĐỔI PHÁN QUYẾT VỤ MAYLAYSIA VÀ SINGAPORE 1. Tóm tắt
Tranh chấp đảo Pedra Branca - theo cách gọi của Singapore hoặc Pulau Batu Puteh - theo cách gọi của Malaysia cùng các đảo đá
Midlle Rocks và bãi nổi South Ledge giữa Singapore và Malaysa diễn ra trong một thời gian dài và chỉ đến sau khi được Tòa án Công lý
quốc tế chính thức đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge vào ngày 23.5.2008 thì tranh chấp
mới được giải quyết. Theo phán quyết, Tòa đã trao chủ quyền đảo Pedra Branca thuộc về Singapore, trong khi đảo Middle Rocks thuộc về
Malaysia và đảo South Ledge thuộc về quố
Ngày 2.2.2017, Malaysia đã gửi đơn yêu cầu ICJ sửa đổi phán quyết năm 2008 về chủ quyền đối với Pedra Brancac gia có vùng
lãnh thổ trên biển bao trùm đảo này.
2. Căn cứ cho yêu cầu sửa đổi phán quyết
Điều 61 Quy chế Tòa quy định:
1. Yêu cầu phúc thẩm phán quyết có thể đưa ra trên cơ sở đó những tình tiết mới được phát hiện mà về tính chất của nó có ảnh
hưởng quyết định đến xuất phát điểm của vụ tranh chấp và những tình tiết đó cả Tòa án, cả bên yêu cầu xem xét lại để không biết, với điều
kiện tất yếu là việc không biết đó không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng.
2. Việc mở phúc thẩm là do quyết định của Tòa án khi xác nhận có tình tiết mới công nhận tính chất làm cơ sở cho việc phúc
thẩm vụ tranh chấp và do đó thông qua yêu cầu về phúc thẩm.
3. Tòa án có thể yêu cầu để các điều kiện của phán quyết được thi hành, trước khi Tòa án tiến hành phúc thẩm vụ án
4. Yêu cầu phúc thẩm vẫn phải được công bố thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra các tình tiết mới
5. Không một yêu cầu nào về phúc thẩm được xét sau 10 năm kể từ lúc ra phán quyết.
Ngày 2/2/2017, Malaysia đã gửi đơn yêu cầu ICJ sửa đổi phán quyết năm 2008 về chủ quyền đối với Pedra Branca.
Thứ nhất, về tài liệu mới được phát hiện có khả năng làm thay đổi tình tiết vụ án: Malaysia đã viện dẫn 3 tài liệu được Anh giải
mật gần đây để hỗ trợ cho việc nộp đơn yêu cầu xem xét lại phán quyết về Pedra Branca, đó là thư từ trao đổi nội bộ của giới chức
Singapore thời thuộc địa năm 1958, báo cáo tai nạn của Hải quân Anh năm 1958 và một bản đồ chú thích về các hoạt động hải quân từ thập
niên 1960. Những tài liệu này đã được tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ quốc gia Anh từ 4/8/2016 đến 30/1/2017. Malaysia cho rằng đây là
những tình tiết quan trọng, mới được phát hiện có thể ảnh hưởng đến quyết định của Tòa và cả tòa và Malaysia đều không biết tới tại thời
điểm phán quyết được đưa ra.
Thứ hai, đơn yêu cầu sửa đổi phán quyết đáp ứng điều kiện “không một yêu cầu nào về phúc thẩm được xét sau 10 năm kể từ lúc
ra phán quyết”. Phán quyết từ 2008, Malaysia yêu cầu phúc thẩm năm 2017.
Thứ ba, Malaysia cho rằng những tài liệu mới này đã được tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ quốc gia Anh từ 4/8/2016 đến
30/1/2017, nên đáp ứng điều kiện 6 tháng.
Thực tế tài liệu này đã được phát hiện/ nghiên cứu từ trước (trong bài đăng ngày 29/3/2015 trên Blog in defense of research của
GS. Shaharil có trích dẫn về lá thư 7/2/1958 và mô tả các sự kiện có liên quan đến sự cố Labuan Haji), do đó không đáp ứng yêu cầu 6
tháng như Khoản 4 Điều 61 QC quy định.
Cái blog của giáo sư này đã xuất hiện từ tháng 3/2015 và khẳng định Malay biết. Ông giáo sư này nếu làm việc cho Malay thì ảnh
hưởng đến việc Malay biết, còn nếu không làm thì không. Như vậy Sing đã chỉ ra Malay chắc chắn biết thông tin mới trước dù không cần
biết Malay có biết ông giáo sư kia không. Vì khi mà bài đăng đó xuất hiện trên blog của ông giáo sư thì quyền truy cập vào blog này bị
chặn (chính Malay đã chặn). Sing đã chứng minh được chính cơ quan chức năng của Malay đã chặn quyền truy cập vào blog của ông giáo
sư này. Suy ra Malay đã biết trước.
Bên cạnh đó Sing còn chỉ ra 3 tình tiết này không phải tình tiết mới vì Malay đã không cố gắng nỗ lực để tìm ra tình tiết mới. Có thể
vào thời điểm Tòa ra phán quyết Sing đã biết về tài liệu đó rồi nhưng Sing không cung cấp vì lý giải rằng: ba cái tài liệu này không có liên
quan gì cho việc xác định 3 chủ thể mà 2 bên yêu cầu (không có nghĩa vụ để cung cấp, không có lợi cho mình) -> không phải là tình tiết
mới. Và nếu là tình tiết mới thì Malay đã không nỗ lực tìm ra tại thời điểm đó. 3. Mục giả định
Như vậy kể cả khi không có việc rút đơn từ Malaysia và Singapore, Malaysia không có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để thuyết
phục tòa ra quyết định chấp nhận sửa đổi phán quyết 2008.
Đánh giá việc sử dụng tòa ICJ trong tranh chấp Việt Nam ở Trường Sa
Hiện nay, tranh chấp ở Trường Sa diễn ra giữa 6 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Đài Loan. (1)
: Tranh chấp được đưa lên Tòa phải là tranh chấp của các QG với nhau. QG đó phải là QG thành viên của QCT. (điều kiện cần).
- Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc 20/9/1977
- Trung Quốc trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc ngày 24/10/1945 - Brubei: 21/9/1984 - Malaysia:17/9/1957
- Philippines: 24/10/1945
- Đài Loan: chưa được công nhận là quốc gia nên chưa thể tham gia vào LHQ
-> Nếu muốn giải quyết tranh chấp mà có Đài Loan thì sẽ không thỏa mãn điều kiện này. (2)
: Các bên chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa - tức là các vụ việc được đưa ra Tòa bao giờ cũng
phải thể hiện rõ ý chí của các bên là muốn đưa vụ việc ra Tòa, Tòa sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp này. (Điều 36 Khoản 1).
- Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Brunei đều chưa chấp nhận thẩm quyền của Tòa
- Đài Loan chưa được công nhận là quốc gia nên không thể có quyền tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
- Philipines: chấp nhận thâm quyền của Tòa ngày 18/1/1972.
(3) Tranh chấp đưa ra Tòa phải là tranh chấp pháp lý - Điều 36 QCT Khoản 2:
- Đây là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, là lĩnh vực được LQT điều chính
-> Là tranh chấp pháp lý. I.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG CỦA ICJ TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI V ĐẢO TRƯỜNG SA HIỆN NAY 1.
Thực trạng tranh chấp về quần đảo Trường Sa hiện nay
Trong số những tranh chấp ở Biển Đông hiện nay thì tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa được đánh giá là tranh
chấp trọng yếu, dai dẳng và phức tạp nhất, luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực cũng như thế
giới. Các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp đối với chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Trung Quốc, Malaysia, Philippine,
Brunei và Đài Loan, thường được gọi là tranh chấp “năm nước sáu bên”. Mỗi bên trong các tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với một
phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa đều đưa ra các lập luận, căn cứ cũng như lập trường giải quyết vấn đề khác nhau.
Trung Quốc: Luận cứ của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa chủ yếu dựa trên “cơ sở lịch sử”,
“chiếm hữu trước tiên”, “đặt tên”, “khai phá”, “thực thi quyền tài phán”, “quản lý hữu hiệu trước khi ra đời luật quốc tế hiện đại” và
“trước khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền”. Trung Quốc tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và nhiều nước khác ở Biển Đông bằng tham vọng “đường lưỡi bò” chiếm
hơn 80% diện tích khu vực biển này. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra yêu sách “Tứ Sa” vào năm 2017, tái khẳng định chủ quyền đối với
bốn nhóm đảo Đông Sa, Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Về bản chất, yêu sách “Tứ Sa” vẫn phản ánh tham vọng không thay đổi của
Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông.
Đài Loan: Trên thực tế, Đài Loan đang chiếm đóng đảo Ba Bình - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Yêu sách của Đài Loan
dựa trên luận thuyết lịch sử và sự chuyển giao chủ quyền từ phía Nhật Bản.
Philippine: Philippine đưa ra yêu sách chủ quyền chính thức từ phái nhà nước trong cuộc họp báo ngày 17/5/1951 tại Manlia,
Tổng thống Quirino tuyên bố quần đảo Trường Sa nên thuộc về Philippine vì nó ở gần Philippine, dựa trên nguyên tắc kề cận về địa lý,
vùng đất vô chủ, Hiệp ước chuyển nhượng và viêc áp dụng UNCLOS. Thực tế, Philippine đang chiếm giữ một số đảo, đá trong khu vực
thuộc quần đảo Trường Sa mà quốc gia này gọi là Kalayaan.
Malaysia: Malaysia là quốc gia yêu sách quần đảo Trường Sa khá muộn dựa trên ba luận điểm là xuất phát từ các công ước về
luật biển, liên hệ đến thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế; từ “vấn đề địa lý”, “trong quá khứ” và thực tiễn quốc tế.
Brunei: Cũng như Malaysia, Brunei là quốc gia yêu sách muộn đối với thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Luận
thuyết của Brunei tương tự như Malaysia. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Brunei không chiếm đóng thực tế bất cứ vị trí nào tại quần đảo
này (kể cả đối với thực tể mà quốc gia này yêu sách), đồng thời thể hiện lập trường giải quyết các vấn đề dựa trên hòa bình, ổn định,
không làm phức tạp thêm tình hình.
Đánh giá khả năng sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp bằng tòa ICJ
Hiện tại, việc sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp bằng tòa ICJ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa có thể
rất khó khăn do sự phản đối của Trung quốc và khả năng họ không đồng ý tuân thủ quyết định của Tòa án. Trung Quốc luôn luôn kiên
quyết chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương chính trị, và tuyệt đối không chấp nhận biện pháp tài phán. Không có
sự đồng ý của Trung Quốc, không một cơ quan tài phán quốc tế nào sẽ có thẩm quyền xét xử với đơn kiện đơn phương của Việt Nam. Tuy
nhiên, nếu Việt Nam có đầy đủ chứng cứ và luật lệ hợp pháp để chứng minh chủ quyền của mình đối với Trường Sa, việc sử dụng chức
năng giải quyết tranh chấp bằng tòa ICJ có thể là một lựa chọn hợp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh thổ này.
Một phần là do tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc mới chỉ đáp ứng được 2/3 điều kiện cần thiết để tạo nên thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của Tòa ICJ. Còn thiếu điều kiện đó là cả 2 chưa chấp nhận thẩm quyền giải quyết của tòa.
Đối với tranh chấp giữa Việt Nam với Philippines, quốc gia này đã đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Toà, bên cạnh đó
Philippines cũng đã đưa ra các điều kiện về thời hạn, các trường hợp loại trừ thẩm quyền của Toà. Qua đó, nếu chủ động lựa chọn Tòa án
công lý quốc tế trong chiến lược giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề về Trường Sa, Việt Nam cần tính toán cân nhắc lựa chọn các
phương án tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo điều 36 quy chế của Tòa trong việc giải quyết tranh chấp với
Philippines. Tuy nhiên Việt Nam và Philippines cũng có thể đàm phán để ký thỏa thuận riêng để đưa tranh chấp ra trước Toà.
Tại khoản 1 điều 36 của Quy chế Tòa quy định “ Tòa có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả
các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc hoặc trong các Hiệp ước, các Công ước đang có hiệu lực”. Theo phương
thức chấp nhận trước thẩm quyền của Toà thì các quốc gia Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có thể ký kết các điều ước quốc tế
trong đó có điều khoản quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp để dữ liệu khi có tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực mà điều ước quốc
tế đã được ký kết, các bên tranh chấp sẽ đồng thuận chuyển vụ việc ra Tòa để giải quyết. Qua đó giữa Việt Nam với các nước có tranh
chấp, như với Philippines, Malaysia và Brunei, có thể cùng thỏa thuận đưa vụ tranh chấp chủ quyền Trường Sa ra giải quyết trước Toà.
Trong trường hợp được chấp nhận, trước tiên Việt Nam nên giới hạn yêu sách chủ quyền đối với những đảo, đá đã được chứng minh
bằng luận cứ khoa học tự nhiên và lịch sử. Và đây cũng là cách thức gián tiếp đòi hỏi các nước liên quan như Trung Quốc tham gia vụ kiện này.
3. Đánh giá khả năng sử dụng chức năng tư vấn của ICJ trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa hiện nay
Ngoài chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, Tòa án công lý quốc tế còn có chức năng đưa ra các ý kiến tư vấn pháp
lý theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an (về bất cứ vấn đề nào), các cơ quan khác hay Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp
quốc (về lĩnh vực hoạt động). Các ý kiến tư vấn của Tòa thông thường chỉ mang tính chất khuyến nghị, chứ không ràng buộc pháp lý. Nó
chỉ thể hiện quan điểm của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về các nguyên tắc pháp lý quốc tế có liên quan tới câu hỏi, chứ không ràng buộc
bất kỳ quốc gia hay cơ quan nào phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nhất định. Tuy nhiên, cũng có thể coi đây là một
cách thức để làm rõ những khúc mắc gặp phải của không chỉ các cơ quan trong Liên Hợp quốc mà còn cả quốc gia khi tiến hành hoạt động
của mình. Cụ thể, Việt Nam thông qua chức năng tư vấn pháp lý của Tòa về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa
thì sẽ có được kết luận tư vấn. Và chính kết luận đó có thể sẽ là cơ sở cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình.
Theo Điều 96 Hiến chương Liên Hợp quốc, Điều 65 Quy chế tòa án Công lý quốc tế thì các thành viên không phải là chủ thể có
quyền trực tiếp yêu cầu tòa tư vấn về các vấn đề pháp lý, mà muốn xin ý kiến tư vấn của tòa cần phải thông qua Đại hội đồng hay Hội
đồng Bảo an hoặc các cơ quan khác của Liên Hợp quốc và các tổ chức chuyên môn. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ phải gián tiếp sử dụng chức
năng tư vấn của tòa thông qua Đại hội đồng hoặc Hội đồng Bảo an hay các cơ quan khác của Liên Hợp quốc và các tổ chức chuyên môn.
Đầu tiên, Việt Nam cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa cơ quan để sử dụng chức năng tư vấn của Tòa. Nhìn nhận từ
thực tiễn, tranh chấp về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa hiện nay đang là tranh chấp với 5 chủ thể Luật quốc tế:
Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Brunei. Trong đó có tranh chấp với Trung Quốc là phức tạp nhất. Bởi lẽ, Trung Quốc là một
trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Mà Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực (Mỹ,
Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc). Trước mỗi nghị quyết, cần có phiếu thuận của 9 thành viên; Một phiếu chống, phiếu phủ quyết của một
thành viên thường trực sẽ ngăn cản việc thông qua dự thảo nghị quyết, ngay cả khi bản dự thảo này có đủ số phiếu thuận theo quy định.
Không tham gia bỏ phiếu không được xem là phủ quyết. Mặc dù Trung Quốc sẽ không tham gia bỏ phiếu nhưng với sức mạnh kinh tế hay
quân sự thì chắc chắn Trung Quốc sẽ gây khó dễ cho các thành viên không thường trực bỏ phiếu chống hay thậm chí liên kết với các nước
thành viên thường trực dùng quyền Veto. Vì vậy, nếu Việt Nam lựa chọn Hội đồng Bảo an để xin tư vấn của Tòa thì gần như kết quả bằng
con số không. Chính bởi bất lợi lớn này, nếu Việt Nam lựa chọn cơ chế thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an thì gần như không có kết quả.
Như vậy chỉ còn Đại hội đồng hoặc các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn để Việt Nam chọn lựa. Tuy
nhiên, hiện nay có lẽ chưa có một cơ quan khác của Liên hợp quốc hay các tổ chức chuyên môn phù hợp để Việt Nam có thể chọn lựa giải
quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất chính là Đại hội đồng. Bởi vì Đại hội đồng là cơ quan duy nhất của
Liên hợp quốc có sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên (193 thành viên) và mỗi quốc gia thành viên đều có quyền có một phiếu
bầu có giá trị pháp lý như nhau. Vì vậy nó có lợi hơn rất nhiều so với việc sử dụng chức năng tư vấn của Tòa thông qua Hội đồng Bảo an.
Tiếp theo, vấn đề được hỏi phải được đặt dưới dạng câu hỏi pháp lý. Hỏi như thế nào để Tòa ra câu trả lời có lợi cho chúng ta
về việc xác định chủ quyền lãnh thổ. Ví dụ, Việt Nam có thể hỏi: “Hành vi Trung Quốc sử dụng quân đội để chiếm đóng Trường Sa có phải
hay vi sử dụng vũ lực hay không? Hay chúng ta cũng có thể hỏi: “Quần đảo Trường Sa có phải vùng đất vô chủ tại thời điểm nhà Nguyễn
Việt Nam xác lập chủ quyền hay không?” I.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHỨC NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ICJ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC GI
VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN VỚI CAMPUCHIA TRONG VỊNH THÁI LAN
1. Khái quát thực trạng phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia trong Vịnh Thái Lan
Năm 1913, bắt đầu nảy sinh các tranh chấp về thẩm quyền đặc nhượng khai thác tài nguyên và quyền thu thuế, việc bảo vệ trị an
trên các đảo nằm dọc theo bờ biển Việt Nam – Campuchia. Năm 1939, Campuchia chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát các
đảo ở phía Bắc đường Brévié. Năm 1976, chính quyền Campuchia Dân chủ nêu yêu sách lấy đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước.
Trên thực tế Việt Nam khẳng định đường Brévié chưa bao giờ được công nhận là một đường biên giới trên biển giữa Việt Nam
và Campuchia. Thực tiễn cho thấy, từ sau ngày giải phóng đến nay, trong tiềm thức và ý chí của nhà cầm quyền cũng như nhân dân hai
nước đường Brévié không tồn tại như một đường biên giới trên biển.
Do điều kiện chưa phân định được đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia, ngày 07/7/1982, hai nước đã ký kết
Hiệp định về “Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia”, nhằm thỏa thuận, thống nhất chủ quyền pháp lý các đảo, phạm vi, quyền
hạn quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lợi trong Vùng nước lịch sử của mỗi quốc gia; đồng thời, chấm dứt việc tranh chấp chủ quyền
biển, đảo diễn ra phức tạp, lâu dài trong lịch sử quan hệ giữa hai nước trên khu vực Vịnh Thái Lan
Hiệp định đã xác định rõ phạm vi Vùng nước lịch sử chung của hai nước là: vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú
Quốc và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam với bờ biển tỉnh Kampot và nhóm đảo Poulowai của Campuchia. Theo đó, hai nước có quyền áp
dụng quy chế pháp lý trên vùng nước lịch sử như chế độ vùng nội thủy.
4. Cơ sở để sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp của ICJ (3 điều kiện)
Thứ nhất, các quốc gia là thành viên quy chế Tòa. Hiện nay, Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của Liên Hợp Quốc nên
đương nhiên là thành viên quy chế Tòa ICJ (Căn cứ theo Điều 93 Hiến chương và Điều 35 Quy chế Tòa).
Thứ hai, tranh chấp đưa ra Tòa là tranh chấp pháp lý. Khoản 2 Điều 36 Quy chế Tòa quy định: “ Các quốc gia thành viên của quy
chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện (ipso facto) đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm
vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến: Giải thích điều ước.
Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế.
Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.”
Tranh chấp giữa Việt Nam và Campuchia là tranh chấp về vấn đề phân định biển do Luật Biển Quốc tế điều chỉnh. Do đó, tranh
chấp này thuộc sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế và là tranh chấp pháp lý và có thể kết luận rằng Việt Nam và Campuchia đã đáp ứng
được điều kiện thứ hai này.
Thứ ba, các bên trong tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Về phía Campuchia, họ đã đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm
quyền của Tòa vào ngày 19/9/1957. Trong khi đó, Việt Nam cho đến hiện tại vẫn chưa có một văn bản chính thức nào chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Kết luận: Mặc dù đã đáp ứng được hai điều kiện, tuy nhiên Việt Nam không thể sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp của Tòa
ICJ trong việc giải quyết vấn đề phân định biển với Campuchia trong Vịnh Thái Lan do chưa đáp ứng được điều kiện thứ ba: chấp nhận
thẩm quyền của Tòa. Trong tương lai, nếu Việt Nam muốn sử dụng chức năng giải quyết tranh chấp của Tòa thì phải có tuyên bố chấp
nhận thẩm quyền của Tòa ICJ.
Trong tương lai, nếu muốn đưa vụ việc phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia ra Tòa ICJ để giải quyết thì Việt Nam cần
phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng về việc chọn thời điểm chấp nhận thẩm quyền của Tòa cũng như
giới hạn một số loại tranh chấp để tránh bị các nước khác đơn phương kiện Việt Nam ra Tòa ICJ.
ĐÁNH GIÁ VN SD GQTC HS
Phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện
(1) CT là qg, qg phải là tv của QCT (điều 34 k1, k1 điều 35) - Thỏa mãn
(2) Chấp nhận thẩm quyền ICJ (điều 36 khoản 1)
- Các bên chưa chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
(3) Tranh chấp pháp lý (khoản 2 điều 36)
- Tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ -> tranh chấp pháp lý
-> Chưa thể khởi kiện Trung Quốc ra Tòa.
Nếu muốn thì phải chuẩn bị (có thể là 1 tuyên bố đơn phương, hoặc một điều ước quốc tế: ví dụ như là đang trong quá trình đàm
phán thì sẽ đưa vào đó một điều khoản giải quyết tranh chấp bằng ICJ thì bất kỳ bên nào cũng có thể khởi kiện bên kia). Chỉ có 1
trong 3 cách: thỏa thuận, thách kiện, hoặc cả 2 bên đơn phương.
Nếu phán quyết rủi ro về Việt Nam thì TQ ngoài việc họ đnag kiểm soát trên thực tế và đầy đủ cơ sở, và như vậy thêm 1 phán quyết của tòa.
Nếu phán quyết xác định chủ quyền cho Việt Nam, thì phán quyết đó cũng không thể thực thi trên thực tế được. Bởi lẽ TQ sẽ
không bao giờ rời khỏi Hoàng Sa để cho Việt Nam vào. Giả dụ Việt Nam vận dụng Điều 94 HC nhờ HĐBA, kể cả Trung Quốc
không tham gia bỏ phiếu thì sẽ còn 4 nước còn lại trong HĐBA - TQ cũng rất dễ vận động, chỉ cần 1 trong 4 nước thường trực phủ
quyết thì nghị quyết này cũng không được thông qua. Cuối cùng vụ việc đi vào bế tắc.