TOD được áp dụng ở đâu và như thế nào?
Tài liệu học tập môn "Nguyên lý kiến trúc nhà ở" tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Môn: Nguyên lý kiến trúc nhà ở
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TOD được áp dụng ở đâu và như thế nào
Nhiều thành phố tại Nhật Bản cũng trải qua giai đoạn đô thị hóa nhanh, tăng trưởng kinh tế ở
mức cao dẫn tới ùn tắc giao thông do tăng dân số, tăng sở hữu xe và tập trung dân cư ở khu vực
nội thị. Áp lực lên hệ thống hạ tầng, giao thông đô thị ngày càng lớn. Để giải quyết vấn đề này
Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống GTCC hiện đại (chủ yếu là metro). Đồng thời, Nhật Bản
còn áp dụng chính sách “tái phát triển đô thị” bằng cách “điều chỉnh đất” quanh các nhà ga
đường sắt. Thông qua hợp tác “công – tư” (PPP) giữa nhà nước và tư nhân, Nhật Bản đã huy
động được một nguồn vốn rất lớn để xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị.
Mô hình TOD được nhiều thành phố tại Nhật Bản áp dụng, điển hình là thủ đô Tokyo. Với quy
mô dân số trên 30 triệu người, Tokyo được biết đến là một trong những đô thị có sức cạnh tranh,
sống tốt và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới. Đạt được điều đó chủ yếu là nhờ
Tokyo có được mạng lưới ĐSĐT trải rộng, được xây dựng trong quá trình đô thị hóa. Mạng lưới
đường sắt bao phủ với mật độ cao cho phép người dân tới ga trong vòng (5-10) phút đi bộ với chi
phí phải chăng. Việc chuyển đổi giữa các loại hình phương tiện giao thông dẽ dàng do xung
quanh nhà ga thường bố trí các cơ sở hạ tầng liên hợp như bãi đỗ xe, bến xe buýt…
Hình 4: Mô hình tái phát triển đô thị (Nguồn: [2])
Trong nhiều cuộc điều tra khác nhau của các tổ chức lớn trên thế giới, Singapore đã liên tục
được xếp hạng là đô thị năng động, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu. Với quan điểm
“Xây dựng đô thị phải tập trung vào yếu tố con người”, Singapore đã tạo nên những đô thị đa
dạng, phát triển toàn diện, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân (tối ưu hóa GTCC)… Chính
phủ Singapore đã xây dựng và phát triển hệ thống MRT (Mass Rapid Transit) nhằm giải quyết
các khó khăn về khan hiếm đất đai và phát triển dân cư tập trung với mật độ cao. Một đô thị có
mật độ dân số cao thường không có nhiều sự lựa chọn cho một quy hoạch hoàn hảo nhưng cũng
chính vì thế mà các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng cho việc sử dụng từng tấc đất
khan hiếm một cách hiệu quả nhất. Đó chính là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất
đai phù hợp, có sự kiểm soát trong phát triển đã giúp Singapore có được thành tựu như hôm nay.
Singapore đã thay đổi mô hình đô thị để trở thành một thành phố khuyến khích GTCC, phát triển
năng động. Singapore có thể coi là trường hợp thành công về phát triển ĐSĐT gắn với mô hình
TOD mở rộng. Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh, phát triển bền vững là thông điệp và bài
học thực tiễn quý giá của Singapore muốn gửi tới các đô thị trên toàn thế giới.
Hình 5: Cấu trúc đô thị cơ bản của Singapore (Nguồn: [2])
Với hơn 7 triệu dân, Hồng Kông là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Sự phát
triển nhanh chóng của Hồng Kông trong suốt 50 năm qua dựa trên mô hình đô thị phát triển với
mật độ cao, bị chi phối bởi mạng lưới tàu điện ngầm. Phát triển ĐSĐT và bất động sản quanh ga
(Rail + Property) tạo nên những khu đô thị hiện đại, văn minh được cung cấp đầy đủ các dịch vụ
thiết yếu. Ở Hồng Kông, các trung tâm bán lẻ, các văn phòng thường được phát triển ở bên trên
các trạm trung chuyển lớn, tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp đồng thời tăng lượng hành
khách sử dụng tàu điện ngầm.
Hình 6: Phát triển ĐSĐT kết hợp với bất động sản tại Hồng Kông (Nguồn: [4])
Curitiba luôn được nhắc tới như một thành phố đã rất thành công trong phát triển bền vững trên
cơ sở kết hợp hiệu quả quản lý sử dụng đất và hệ thống BRT chất lượng cao theo mô hình TOD.
Curitiba có hệ thống giao thông độc đáo do thành phố này phát triển và được sự quan tâm trên
khắp thế giới. Sự thuận tiện của BRT tại thành phố này đã kích thích việc chuyển từ xe con sang
đi xe buýt. Đặc biệt có tới 28% hành khách sử dụng BRT trước kia sử dụng xe ô-tô. Quy hoạch
tổng thể của Curitiba đã gắn kết giao thông với quy hoạch sử dụng đất, kích thích sự biến đổi về
tập quán, kinh tế - xã hội tại thành phố này. Quy hoạch này tập trung phát triển vào khu vực
trung tâm, khuyến khích phát triển thương mại dọc các trục giao thông huyết mạch. Khu vực dân
sinh quy mô vừa và lớn dựa vào trục cơ cấu của thành phố và lan tỏa ra các khu vực xung quanh.
Những quyết định sáng suốt về mặt thể chế là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công của Curitiba
khi áp dụng mô hình TOD để phát triển đô thị.
Hình 7: Phát triển đô thị dọc theo các trục gắn với hệ thống BRT tại Curitiba (Nguồn: [4])