-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt bài giảng về kỹ năng lãnh đạo và kết nối của thầy DAVID LAPETINA | Bài giảng kỹ năng mềm | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Để hiểu rõ hơn về sự lãnh đạo, thầy David đã đưa ra một định nghĩa cụ thể như sau : “Việc lãnh đạo chính là đi cùng hoặc đi trước một nhóm người, với tư cách của người đứng đầu thì ta cần cùng đồng hành với họ hoặc chỉ cho họ hướng đi đúng đắn nhất.”Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
kỹ năng mềm (knm) 11 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Tóm tắt bài giảng về kỹ năng lãnh đạo và kết nối của thầy DAVID LAPETINA | Bài giảng kỹ năng mềm | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Để hiểu rõ hơn về sự lãnh đạo, thầy David đã đưa ra một định nghĩa cụ thể như sau : “Việc lãnh đạo chính là đi cùng hoặc đi trước một nhóm người, với tư cách của người đứng đầu thì ta cần cùng đồng hành với họ hoặc chỉ cho họ hướng đi đúng đắn nhất.”Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: kỹ năng mềm (knm) 11 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
TÓM TẮT BÀI GIẢNG VỀ KĨ NĂNG
LÃNH ĐẠO VÀ KẾT NỐI CỦA THẦY DAVID LAPETINA
1. Mở đầu bài giảng, thầy David đã giới thiệu về một con người
với khả năng lãnh đạo xuất chúng, đó chính là Walt Disney.
Những đóng góp rất quan trọng của ông dành cho ngành công
nghiệp phim hoạt hình của Mỹ và toàn thế giới thể hiện khả năng
lãnh đạo xuất chúng của ông, và cũng theo thầy David thì những
phẩm chất nổi bật của Walt Disney có thể kể tới như :
- Tầm nhìn xa trông rộng
- Làm việc hiệu quả với tập thể - Trách nhiệm - Cam kết
- Biết lắng nghe và ủy thác
Đó là những phẩm chất mà bất kì nhà lãnh đạo nào cũng phải có.
Để hiểu rõ hơn về sự lãnh đạo, thầy David đã đưa ra một định
nghĩa cụ thể như sau : “Việc lãnh đạo chính là đi cùng hoặc đi
trước một nhóm người, với tư cách của người đứng đầu thì ta cần
cùng đồng hành với họ hoặc chỉ cho họ hướng đi đúng đắn nhất.”
Lãnh đạo không phải là đứng sau và thúc ép mọi người, đó
thực chất là lạm dụng quyền hạn, điều không được phép thấy ở
bất kì nhà lãnh đạo nào.
Sau đó thầy David đã đưa ra câu hỏi: Có phải tất cả các giám
đốc hay quản lý đều là nhà lãnh đạo?
Hai khái niệm tuy không hoàn toàn khác nhau nhưng giữa
chúng cũng có một sự khác biệt. Giám đốc hay người quản lý
thường chỉ xuất hiện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp,
còn người lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi nơi trải dài trong nhiều
lĩnh vực. Và đó cũng là một lý do mà hiện nay không nhiều người
có thể đảm nhận vị trí này, con người đang theo một cái gọi là xu
hướng bất động, tức họ luôn giữ nguyên trạng thái bất động khi
không có sự tác động, họ chưa muốn tiến xa, họ vẫn chưa sẵn
sàng để đảm đương trách nhiệm làm giám đốc hay quản lý.
Sự thiếu kinh nghiệm không phải nguyên nhân duy nhất khiến
người lao động không muốn thăng tiến quá xa trong thời điểm
này. Thầy David sau đó đã chỉ ra những phẩm chất cần có khác
của một nhà lãnh đạo như :
- Sự chính xác: Một quyết định chuẩn xác sẽ giúp công ty phát
triển, nhưng ngược lại nếu thất bại, trách nhiệm sẽ phải đổ hết
về phía giám đốc hay quản lý.
- Sự tin tưởng : Một người lãnh đạo thực thụ phải nhận được
sự tín nhiệm từ tất cả mọi người trong tổ chức, chỉ có sự tin
tưởng lẫn nhau mới giúp cả tập thể đi lên được. Sự tin tưởng
nhau là thứ quyết định đến sự thành công của tập thể.
- Đưa ra quyết định: Đây là một phẩm chất cực kỳ quan trọng,
vì một khi đã đưa ra quyết định thì cấp dưới phải tuân theo,
nó có ảnh hưởng rất lớn tới thành công của tổ chức, sự chính xác là cần thiết.
- Trách nhiệm giải trình : Những công việc chức càng cao thì
sự minh bạch được đòi hỏi càng nhiều, sẽ có người lãnh đạo
cũng phải thật trung thực với những người đứng dưới như về
các chính sách thu nhập, đối đãi cấp dưới, v.v. Nó cũng là yếu
tố then chốt cho sự tin tưởng.
- Rộng lượng: Dù là ai cũng có đôi khi mắc sai lầm, cấp dưới
cũng vậy. Lúc đó, phẩm chất của một nhà lãnh đạo vị tha lại
rạng ngời lên trong mắt cấp dưới, tuy nhiên cần phân biệt rạch
ròi với thiên vị bởi có những lỗi rất nghiêm trọng cần xử thật
nghiêm minh để lấy làm điều răn cho những người còn lại.
- Tư tưởng : Sẵn sàng tiếp thu điều mới mẻ, tránh sự thụt lùi,
lạc hậu; áp dụng chúng vào công việc tạo hiệu quả trong công việc.
- Không lùi bước : Chẳng ai là muốn thụt lùi cả và các nhà lãnh
đạo phải có những nước đi hợp lí để phát triển tập thể theo
hướng đi lên, tất nhiên sẽ có những khó khăn và chính những
khoảnh khắc ấy chúng ta mới cần thấy bản lĩnh của những người đi đầu.
- Cuối cùng, thầy David đưa ra một khái niệm khá mới lạ, ít
nhất là về cái tên – Prophylactic Thinking hay tư duy dự
phòng : Luôn nghĩ tới những kịch bản xấu có thể xảy ra và
phương án dự phòng cho nó. Những nhà lãnh đạo luôn cần
phải tính tới những hệ quả, nhất là những thất bại, chúng có
thể phá hỏng thành quả mà mất rất lâu có tập thể mới đạt được.
Vậy nên, phương án dự phòng là rất cần thiết
Phần hai và cũng là phần cuối của buổi nói chuyện, thầy David
đã nói về sự kết nối giữa các thành viên. Đầu tiên là về sự hòa
đồng, giả sử như khi đi ăn tiệc thì những việc cần tránh như
chúi mũi vào điện thoại, ngồi một mình và tự xa lánh, cố tình
ngắt hay giảm thời lượng cuộc nói chuyện, v.v. Nếu thực sự
muốn hòa đồng với cả tập thể, hãy tương tác nhiều hơn. Thứ
hai, hãy sẵn sàng cho đi, tất nhiên không phải là làm hộ mà chỉ
dừng lại ở những góp ý vừa phải. Cuối cùng, hãy luôn thúc đẩy,
động viên những người xung quanh, sự đóng góp cống hiến của
mỗi người sẽ tạo nên những thành quả tốt đẹp
2. Theo tôi, sự tín nhiệm và kĩ năng lắng nghe là quan trọng nhất
đối với một nhà lãnh đạo.
Chỉ có sự tin tưởng lẫn nhau mới giúp cả tập thể đi lên được.
Sự tin tưởng nhau là tối quan trọng, là nền tảng dẫn tới sự thành
công của một tập thể, một khi đã chung chí hướng thì làm gì cũng
thuận buồm xuôi gió hết, công việc sẽ rất trơn tru, nhưng ngược
lại nếu các thành viên mà chẳng thể nào tin tưởng lẫn nhau thì rất
khó để hoàn thành công việc.
Tiếp đến là sự lắng nghe và tiếp thu, ngay cả khi được lên làm
lãnh đạo và tài năng của mình được công nhận, ta cũng rất cần
những lời khuyên chân thành để thay đổi và trách nhiệm của bạn
là phải lắng nghe tuyệt đối, những lúc như thế này thì khoảng cách
cấp trên cấp dưới dường như được thu hẹp lại và mọi người cũng tin tưởng nhau hơn.
Trong trường hợp được lên làm nhóm trưởng của một bài báo
cáo hết môn kĩ năng mềm, trước hết tôi cùng mọi người sẽ bàn
bạc, phân công công việc phù hợp với mỗi người. Khi các bạn
hoàn thành phần của mình, chúng tôi tiếp tục bàn xem ý này có
hợp không, ý nào nói trước ý nào nói sau,…sau đó tổng hợp lại
vào bản thuyết trình. Sau khi hoàn thành bản thuyết trình, chúng
tôi sẽ mở một cuộc họp, từng người sẽ thử báo cáo, sau đó sẽ nghe
những lời góp ý từ các thành viên để sửa về giọng điệu, cách căn
thời gian sao cho chuẩn,.... Cuối cùng là chờ đợi đến lượt của
mình và hoàn thành nhiệm vụ.