Tóm tắt chương 5 - Kinh tế chính trị | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt chương 5 - Kinh tế chính trị | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (SS008)
Trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM I.
Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là niền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của
nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo .
2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với tính quy luật phát triển khách quan.
- Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển.
- Ba là, kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong
muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3.1 Mục tiêu:
- Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
3.2 Về quan hệ sở hữu và các thành phần kinh tế:
- Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất.
- Có nhiều quan hệ sở hữu, có nhiều thành phần kinh tế -
Một là, Kinh tế nhà nước. -
Hai là, Kinh tế tập thể. -
Ba là, Kinh tế tư nhân. -
Bốn là, Kinh tế có yếu tố nước ngoài
3.3 Về quan hệ phân phối:
- Một là, thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử
dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế.
- Hai là, phân phối kết quả làm ra theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo
mức đóng góp thông qua hệ thống an sinh xã hội.
3.4 Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Một là, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Hai là, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa- xã hội.
- Ba là, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách, chiến lược,
quy hoạc , kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Thể chế và thể chế kinh tế trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Khái niệm thể chế kinh tế:
- Là hệ thống quy tắc, pháp luật, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
* Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Là đường lối, chủ trương chiến lược hệ thống luật pháp,chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành.
- Điều chỉnh chức năng, các mục tiêu, các phương thức hoạt động, các quan hệ lợi
ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm xác lập đồng bộ các yếu tố thị
trường, các loại thị trường theo hướng hiện đại.
Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Thứ nhất: do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đồng bộ.
- Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ.
- Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầu đủ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường.
Đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số hạn chế trong thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
- Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
còn chậm một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu
thuẩn, thiếu ổn định, chưa tạo ra đột phá trong huy động , phân bổ, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển.
- Hai là, Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế , các loại hình doanh
nghiệp còn hạn chế.
- Ba là, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa được thông thoáng, mức độ
minh bạch, ổn định chưa cao.
- Bốn là, một số thị trường chậm hình thành và phát triển, còn nhiều vướng
mắc, kém hiệu quả.
- Năm là, thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều
bất cập, bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu- nghèo có xu hướng gia tăng.
- Sáu là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với việc thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội òn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới về kinh tế.
Cơ chế kiểm soát quyền lực phân công, phân cấp còn nhiếu bất cập...vv
Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, NQ số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017
2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở Việt Nam.
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.
- Để hoàn thiện thể chế về sở hữu cần thực hiện các nội dung sau:
- Một là: Thể chế hóa đầu đủ quyền tài sản ( quyền sở hữu, quyền sử dụng)
- Hai là, tiếp tục hoàn thiện về pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng có hiệu
quả, khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí,
- Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên,
- Bốn là, Hoàn thiện pháp luật về vốn đầu tư nhà nước, sử dụng hiệu quả tài sản
công, phân biệt rõ ràng tài sản kinh doanh và tài sản để phục vụ xã hội.
- Năm là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng đổi mới, sáng tạo.
- Sáu là, hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng theo hướng thống nhất, đồng bộ.
- Bảy là, hoàn thiện thể chế cho sự phát triển nhiều thành phần kinh tế. Hoàn thiện
thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
- Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
- Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế.
Khái niệm lợi ích kinh tế:
- Lợi ích kinh tế là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu
này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.
Bản chất của lợi ích kinh tế: - Về bản chất - Về biểu hiện
Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế- xã hội.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
3.2 QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ:
1. Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con
người và con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế,
giữa con người và tổ chức kinh tế.
- Quan hệ lợi ích kinh tế biểu hiện hết sức phong phú.
- Sự thống nhất và mâu thuẩn trong các quan hệ lợi ích kinh tế. * Sự thống nhất:
- Một chủ thể này có thể trở thành bộ phận cấu thành một chủ thể khác. * Sự mâu thuẩn:
- Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
- Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lương sản xuất.
- Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
- Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
- Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc.
*Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường. -
Thứ nhất, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. -
Thứ hai, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động. -
Thứ ba, quan hệ lợi ích giữa những người lao động. -
Thứ tư, quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
* Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu.
- Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
- Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò
của các tổ chức xã hội.
3.2 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH.
- Nhà nước đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế .
- Nhà nước can thiệp bằng những công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu.
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội.
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.
- Giải quyết những mâu thuẩn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
……………………………………………………………………………………