-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt Loại hình ngôn ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt Loại hình ngôn ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Dẫn luận ngôn ngữ 22 tài liệu
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 249 tài liệu
Tóm tắt Loại hình ngôn ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt Loại hình ngôn ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ 22 tài liệu
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 249 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ (tóm tắt cả bài)
A. Trình bày kết quả phân loại ngôn ngữ theo loại hình. I. Khái niệm: 1) Ngôn ngữ là gì? -
Hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người -
Phản ánh trong ý thức tập thể -
Độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể cá nhân
→ Ngôn ngữ có tính khái quát.
→ Ngôn ngữ + giao tiếp = lời nói (mang tính cụ thể, riêng biệt).
2) Loại hình ngôn ngữ: -
Tổng thể đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng của một nhóm ngôn ngữ -
Phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác.
→ Mỗi loại hình có thể được xây dựng từ các dấu hiệu về ngữ âm, từ pháp và cú pháp
giống nhau hoặc khác nhau. II.
Cơ sở phân loại: - Căn cứ vào: Cấu trúc Chức năng
→ Kết quả phân loại cho ta những loại hình. -
Trong mỗi ngôn ngữ có thể thấy ba nhóm thuộc tính:
Thuộc tính phổ quát (thuộc tính chung): vốn có với tất cả các ngôn ngữ thế giới.
Ví dụ: sự đối lập nguyên âm và phụ âm.
TV: “ờ, ừ, à” hoặc TA: “I, a”
TV: “ào ạt, oái oăm” hoặc TA: “ah, oh”
TV: “nhà, xe” hoặc TA: “no, go” → Nguyên âm
Phụ âm + nguyên âm = tiếng
Thuộc tính riêng biệt: chỉ có ở ngôn ngữ đó.
Ví dụ: trong Tiếng Việt có sáu thanh điệu
Ví dụ: sự khác biệt về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và Tiếng Anh
Thuộc tính loại hình: đặc trưng cho từng nhóm ngôn ngữ nhất định
Ví dụ: có hay không có thanh điệu
Ví dụ: từ biến đổi hình thái hay không biến đổi hình thái.
Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong TV:
“Tôi tặng anh ấy cuốn sách.”
“Anh ấy tặng tôi cuốn sách.” Trong TA: “I give him a book.” “He give s me a book.” III.
Phương pháp so sánh: -
Hướng vào hoạt động và kết cấu của một ngôn ngữ. -
So sánh loại hình là gì ? Tìm cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
Thứ nhất: tìm ra những đặc trưng riêng biệt của từng loại hình ngôn ngữ.
Ví dụ: trong các ngôn ngữ đơn lập ranh giới âm tiết trùng với hình vị. TV: “xa” : /să / 1 TA: “creativity” : / kri ˌ .e ː t ɪˈ v.ə.ti/ ɪ
Thứ hai: lựa chọn các đơn vị để miêu tả các đặc điểm loại hình.
Thứ ba, tìm hiểu cách thức biểu hiện những quan hệ ngữ pháp của từ và câu.
→ Rút ra thuộc tính phổ quát, thuộc tính riêng biệt và thuộc tính loại hình.
→ Quan trọng nhất: thuộc tính loại hình. IV.
Các loại hình ngôn ngữ: -
Có thể chia tất cả các ngôn ngữ trên thế giới thành hai nhóm loại hình chính:
Các ngôn ngữ đơn lập
Các ngôn ngữ không đơn lập
1) Các ngôn ngữ đơn lập: -
Một số ngôn ngữ tiêu biểu như: tiếng Hán, tiếng Việt, Mường, Khơ – me, ngôn ngữ Đông
Nam Á, tiếng Araniba ở Ả Rập,…v.v - Đặc điểm:
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,…v.v Đặc điểm
Từ không biến đổi hình thái.
Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi loại hình này là “đơn lập”
Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ.
Ví dụ: + Dùng hư từ: cuốn sách – những cuốn sách
Đọc – đã đọc / sẽ đọc / đang đọc
+ Dùng trật tự từ: nhà trước – trước nhà
Uống nước – nước uống
Tính phân tiết: các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần lớn những
đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các đơn tiết này.
Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,… không phân biệt với nhau về mặt
cấu trúc. Tất cả đều được diễn tả bằng các từ không biến đổi.
Ví dụ: “cưa” – là danh từ, chỉ dụng cụ để xẻ gỗ.
“cưa” – là động từ, chỉ hành động xẻ gỗ.
2) Các ngôn ngữ không đơn lập:
a) Các ngôn ngữ niêm kết (chắp dính): -
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Ugo-Phần Lan, tiếng Bantu,…v.v - Đặc điểm:
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Ugo – Phần Lan, tiếng
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng Hàn, tiếng
Thổ Nhĩ Kì, tiếng Ugo – Phần Lan, tiếng Đặc điểm:
Sử dụng rỗng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và
những mối liên hệ khác nhau. biểu thị
* Tuy nhiên, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và mối liên giữa các hệ
hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập.
Ví dụ: Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì: Adam : người đàn ông – Adamlar : những người đàn ông
Kadin : người đàn bà – Kadinlar : những người đàn bà
Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chủ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại,
mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố.
Ví dụ: Trong tiếng Tacta: kul : bàn tay (cách I, số ít)
kul – lar : những bàn tay ( - lar chỉ số nhiều)
kul – da (- da chỉ vị trí cách)
kul – lar – da (- lar chỉ số nhiều, - da chỉ vị trí cách) b) Hòa kết -
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập,…v.v -
Đặc điểm: Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ ân ở trong hình vị, sự biến đổi
này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố bên trong”.
Ví dụ: trong tiếng A Rập: balad "làng" — biläd "những làng"
*Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch
phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
→ Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ “hòa kết”. -
Ngôn ngữ hòa kết cũng có cả những phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể mang đồng thời
nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau. -
Sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ
ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình. c) Hỗn nhập -
Đặc điểm: Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. -
Nghĩa là: đối tượng hành động, trạng thái hành động không được thể hiện bằng các thành
phần câu đặc biệt (tân ngữ, trạng ngữ, định ngữ,…v.v) Nhưng được thể hiện bằng các
phụ tố khác nhau trong hình thái động từ. Đôi khi chủ ngữ cũng nằm trong vị ngữ động từ.
Ví dụ: trong tiếng Tschinuk ở Bắc Mỹ, tương ứng với câu: “Tôi đã đến để cho cô cái
này” là từ “i-n-i-a-l-u-d-am”, trong đó:
Gốc của động từ cho chỉ đại diện bằng một phụ âm “-d”.
Tiền tố “-i” ở đầu biểu hiện thời quá khứ.
“-n” biểu hiện ngôi thứ nhất, số ít.
“-i-“ thứ hai biểu hiện tân ngữ giới từ (cái này)
“-a” biểu hiện tân ngữ giới từ (cô)
-l- cho biết tân ngữ giới từ trên (cô) không phải trực tiếp mà là gián tiếp.
“-u” chỉ ra rằng hành động xảy ra từ người nói.
Phụ tố “-am” cuối cùng biểu hiện khái niệm về sự chuyển động có mục đích.
→ Chính do đặc điểm các bộ phận tương ứng với các thành phần câu khác nhau được chứa đựng
trong một từ mà người ta gọi các ngôn ngữ trên là “ hỗn nhập” hay “đa tổng hợp”.
B. Phân tích tính đơn lập của Tiếng Việt. I.
Các phương thức ngữ pháp chủ yếu
1) Phương thức ngữ pháp: -
Là cách thức tạo ra các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, giữa các câu trong đoạn
văn hoặc các đoạn văn trong văn bản đối với nhau .
2) Các phương thức ngữ pháp -
Có 3 phương thức ngữ pháp chủ yếu a) Trật tự từ -
Là việc thay đổi trật từ từ trong tiếng Việt có thể dẫn đến việc thay đổi ý nghĩa của chúng. -
Ví dụ 1: “ Tôi cho bạn mượn bút” khác với “ Bạn cho tôi mượn bút”
Thay đổi trật tự → thay đổi nghĩa → phương diện ngữ pháp cũng thay đổi theo.
Chỉ trong điều kiện nhất định thì trật tự từ có thể thay đổi mà không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu. b) Hư từ -
Là những từ không có khả năng độc lập để trở thành thành phần câu nhưng có thể làm
thay đổi nghĩa của câu. - Thể hiện ý nghĩa
→ Số nhiều cho danh từ (những, mỗi, mọi, từng...)
→ Thời gian cho động từ (đã, sẽ, đang, vừa, mới...)
→ Mức độ cho tính từ (rất, hơi, lắm...)
→ Quan hệ (và , của, mà, là...)
Ví dụ: “ Chẳng những chích bông là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân” (Tô Hoài) c) Ngữ điệu -
Góp phần thể hiện mục đích nói năng, ý nghĩa tình thái của câu và quan hệ ngữ pháp
khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Cùng một câu “ Đêm hôm qua, cầu gãy” và “ Đêm hôm, qua cầu gãy”
→ Ngữ điệu khác nhau làm cho chúng ta hiểu theo cách khác nhau. II.
Đặc điểm loại hình Tiếng Việt -
Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:
1) Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp (Tính phân tiết) -
Trong tiếng Việt, tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng
để tạo câu. Trong Tiếng Việt, tiếng có thể là từ đơn và còn là yếu tố cấu tạo từ phức, từ ghép, từ láy…
Ví dụ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
→ Câu thơ trên có 7 tiếng, hay có 7 âm tiết, có 7 từ đơn, đọc và viết đều tách rời nhau.
Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ: trở về, sân chơi, thôn xóm,…
Ví dụ 2: Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu thơ có: 8 tiếng
7 từ (có một từ ghép – mặt trời) Ta thấy:
Về mặt ngữ âm: Tiếng là âm tiết Về mặt sử dụng: - Tiếng là từ (từ đơn) -
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ (từ láy, từ ghép – từ có 2 tiếng trở lên)
Ví dụ: mặt trời, học sinh, phụ nữ,…
→ Đó là những đặc điểm đầu tiên để chúng ta chứng minh: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Ví dụ 3: Chẳng hạn như so sánh giữa: Tiếng Việt & tiếng Anh. Tiếng Việt:
"Các anh" không được phát âm thành "cá canh".
"Một ổ" không thể phát âm thành "mộ tổ".
→ Lí do: Hiện tượng nối âm như vậy sẽ làm thay đổi về nghĩa của từ trong tiếng Việt.
→ Tiếng Việt có thể tách bạch ra thành từng đơn vị tiếng cụ thể và rõ ràng
mà không xảy ra hiện tượng nối âm giống các ngôn ngữ như tiếng Anh. Tiếng Anh:
“I want it” → “I wan tit” ‿
“Thank you” → “thank kyou” ‿
→ Trong tiếng Anh, sau khi nối âm không làm thay đổi về nghĩa của từ. -
Nhận xét: Các tiếng trong tiếng Việt tách rời nhau cả về cách đọc và cách viết, không có
hiện tượng nối âm giữa các tiếng.
Tính đơn lập của tiếng Việt.
2) Từ không biến đổi hình thái -
Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi ở
nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết. So sánh: Ví dụ 1:
Con ngựa đá1 con ngựa đá2, con ngựa đá3 không đá4 con ngựa.
Ta có thể ngắt theo chủ ngữ, vị ngữ thành: Con ngựa/ đá con ngựa đá, con
ngựa đá/ không đá con ngựa.
→ Từ đá1 và đá4 là động từ. Từ đá2 và đá3 là danh từ, bổ nghĩa cho từ "ngựa" kề trước.
→ Chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức thì giống nhau. Ví dụ 2:
Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở.
Tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho.
Xét về mặt ngữ âm và thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác
biệt nào giữa tôi1 và tôi2.
So sánh anh ấy1 và anh ấy2 chúng ta cũng thấy như vậy.
Tuy nhiên nếu đem câu này dịch ra Tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt:
Tôi1 cho anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở.
I give him a book, he gives me a notebook.
tôi1 phải dịch thành I (vì là chủ ngữ)
tôi2 phải dịch thành me (vì là phụ ngữ)
anh ấy1 phải dịch thành him (vì là phụ ngữ)
anh ấy2 phải dịch thành he (vì là chủ ngữ)
→ Các từ tôi, anh ấy làm chủ ngữ hay bổ ngữ đều không biến đổi hình thái, động
từ cũng không biến đổi theo ngôi, số của chủ ngữ… Trong khi đó, ở tiếng Anh
chắc chắn phải có sự biến đổi I - me, he – him.
→ Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
Chính từ đặc điểm này mà tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập.
3) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư và trật tự từ - Dùng trật tự từ Ví dụ 1:
cửa trước - trước cửa cá nước - nước cá nhà nước - nước nhà tôi yêu - yêu tôi Ví dụ 2: <1> Lan cao hơn tôi. → Tôi cao hơn Lan.
<2> Mẹ đi chợ rồi nấu cơm.
→ Mẹ nấu cơm rồi đi chợ.
Trật tự sắp đặt từ ngữ thay đổi thì quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa của câu cũng thay đổi. - Dùng hư từ Ví dụ 3:
Tôi học bài: câu biểu thị hành động
→ Thay đổi vị trí của từ ở trong câu thì ý nghĩa của câu trở nên vô nghĩa.
Tôi sắp học bài/ Tôi sẽ học bài/ Tôi vừa học bài/ Tôi mới học bài/ Tôi đã học bài/ Tôi đang học bài
Dùng với các hư từ khác nhau thì ý nghĩa ngữ pháp thay đổi -
Dùng ngữ điệu (cách ngắt nhịp khi nói và viết) Ví dụ:
Trâu cày không được thịt.
→ Trâu cày/ không được thịt/.
→ Trâu cày không được/, (thì) thịt. Bún chả ngon. → Bún/ chả ngon. → Bún chả/ ngon. Hổ mang bò lên núi. → Hổ mang/ bò lên núi. → Hổ/ mang bò/ lên núi.
Với ngữ điệu khác nhau thì ý nghĩa ngữ pháp cũng khác nhau.
Tiếng Việt có tính đơn lập.
4) Là ngôn ngữ không có các từ loại -
Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động… không phân biệt với nhau về mặt
cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi. Ví dụ 1:
Cưa "dụng cụ để xẻ gỗ" và cưa "hành động xẻ gỗ". Đẽo cày - cày ruộng.
→ Từ “cưa” và “cày” vừa đứng ở vị trí danh từ lại vừa đứng được ở vị trí điển hình của động từ.
→ Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng trong các ngôn ngữ đơn lập không có cái gọi là "các từ loại".
Tiếng Việt có tính đơn lập.